Tr-ờng đại học nông nghiệp hà nội --- tiêu quang an nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lí của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản prrs, Sử dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch để Phá
Trang 1Tr-ờng đại học nông nghiệp hà nội
-
tiêu quang an
nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lí của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (prrs),
Sử dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch để Phát HIệN VIRUS
Chuyờn ngành : Bệnh lí học và chữa bệnh vật nuôi
tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp
hà nội - 2012
Trang 2Công trình đ-ợc hoàn thành tại
Bộ môn bệnh lí khoa thú y Tr-ờng đại học nông nghiệp Hà Nội
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: 1 GS.TS đậu Ngọc Hào
2 Pgs ts nguyễn hữu nam
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Quang Tuyên
Tr-ờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên Phản biện 2: PGS TS Bùi Thị Tho
Tr-ờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội Phản biện 3: TS Phạm Văn Đông
Cục Thú y
Luận án đó đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận án cấp Tr-ờng, họp tại Tr-ờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Vào hồi 8 giờ 30 ngày tháng năm 2012
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Th- viện Quốc gia
- Th- viện Tr-ờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome – PRRS) hay còn gọi là dịch “tai xanh” ở lợn do một loại
ARN virus thuộc họ Arteriviridae gây ra Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở
Mỹ vào năm 1987 sau đó bệnh lây lan rất nhanh qua các châu lục khác, năm
1991 tại viện Thú y Trung ương của Hà Lan, các nhà khoa học đã phân lập được virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn, đặt tên là Lelystad
để kỷ niệm nơi mà người ta tìm ra nó Hiện nay có hai chủng virus đang lưu hành và tiếp tục gây ra cac vụ dịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đó là
chủng Châu Âu thường gọi là Lelystad-LV và chủng Bắc Mỹ với đại diện là
VR-2332
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS), đã trở thành vấn đề thời
sự trong những năm gần đây ở nước ta Dịch bệnh PRRS nổ ra lần đầu tiên vào ngày 12/3/2007 tại Hải Dương, sau đó dịch lây lan ra nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước Cho đến nay dịch vẫn thường xuyên lưu hành và gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là trong tình hình chăn nuôi còn phân tán như ở nước ta hiện nay
Đã có những nghiên cứu về PRRS; tập trung vào các vấn đề dịch tễ học, virus gây bệnh, đặc biệt là vai trò của các vi khuẩn thứ phát trong ổ dịch PRRS Tuy nhiên những nghiên cứu về bệnh lí lâm sàng, giải phẫu bệnh học, các chỉ tiêu huyết học của lợn mắc PRRS và những nghiên cứu về các phương pháp chẩn đoán, xác định virus để phân biệt với các bệnh truyền nhiễm khác gần như còn thiếu, không chỉ trong nước mà cả trên phạm vi thế giới
Trước thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lí của lợn mắc hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS), sử dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch để phát hiện virus”
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
+ Nghiên cứu có hệ thống đặc điểm bệnh lí của lợn mắc PRRS, với
trọng tâm là về triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lí đại thể, vi thể, sự thay
đổi chỉ tiêu huyết học khi lợn mắc PRRS nhằm phân biệt với các bệnh phổi khác ở lợn
+ Nghiên cứu sự bội nhiễm của một số vi khuẩn kế phát, gây bệnh tích cho lợn trong các ổ dịch PRRS; giúp cho công tác phòng chống dịch chính xác và hiệu quả
+ p dụng phương pháp hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry
-IHC) để chẩn đoán và xác định sự khu trú của PRRSV trong mô bào lợn bệnh
* Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
+ Đây là nghiên cứu khá đầy đủ về một số đặc điểm bệnh lí của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) Những biến đổi đại thể, vi thể
Trang 4ở các cơ của quan lợn bệnh, những thay đổi về chỉ tiêu huyết học, tình trạng
suy đa tạng của lợn mắc PRRS…
+ p dụng phương pháp hóa mô miễn dịch (IHC) chẩn đoán và xác định được
vị trí khu trú của virus trong nhiều mô bào lợn bệnh, điều đó có ý nghĩa rất lớn trong
nghiên cứu phân lập PRRSV và nghiên cứu cơ chế sinh bệnh của virus
+ Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham chiếu cho các nghiên
cứu chuyên sâu khác
+ Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà chuyên môn hoạch
định phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả
+ Luận án là tài liệu tham khảo có ý nghĩa phục vụ cho giảng dạy và nghiên
cứu khoa học
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
+ Đây là nghiên cứu bước đầu có hệ thống về triệu chứng lâm sàng, về những biến đổi đại thể, vi thể ở các cơ quan của lợn mắc PRRS, từ đó có thể
phân biệt với các bệnh phổi khác ở lợn
+ Đây là nghiên cứu bước đầu và đã công bố những kết quả về sự thay đổi một
số chỉ tiêu huyết học, tình trạng suy đa tạng của lợn mắc PRRS
+ Sử dụng thành công kỹ thuật hóa mô miễn dịch (IHC) để chẩn đoán PRRS và xác định được sự khu trú của virus trong mô bào lợn bệnh
BỐ CỤC CỦA LUẬN N: Luận án gồm 149 trang chia thành các phần như sau: Mở đầu (4 trang), Chương 1: tổng quan tài liệu (35 trang), Chương 2: Đối tượng, nội dung nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (13 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (74 trang), Chương 4: Kết luận tồn tại và đề nghị (3 trang), Tài liệu tham khảo (19 trang) Luận án gồm 38 bảng,
66 Hình ảnh minh họa Tổng số tài liệu tham khảo 132, bao gồm 35 tài liệu tiếng Việt, 97 Tài liệu tiếng Anh
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN Ở LỢN (PRRS)
1.1 Mầm bệnh
1.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn do một loại
virus thuộc họ Arteriviridae Họ Ateriviridae chỉ có một giống Aterivirus bao gồm
2 thành viên là: Equine Ateritis Virus (EAV) gây viêm động mạch, sẩy thai và viêm phổi ngựa non và Porcine Respiratory and Reproductive Syndrome Virus (PRRSV)
gây rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn
1.1.2 Hình thái cấu trúc của PRRSV
Virus có hình cầu, có vỏ bọc và có các gai nhô ra Kích thước của virus vào khoảng 45-80nm, nhân nucleocapsid có kích thước 25-35nm, bề ngoài của virus được bao bọc bởi lớp vỏ
Trang 5Vi rút PRRS
PRRSV là ARN virus với bộ gen là là một sợi ARN đơn dương có kích thước khoảng 15 kilobase với hai đầu 5´ và 3´ Đầu 5´ chứa đến 75% là ARN polymeraza, đầu 3´ chứa hầu hết các gen mã hóa protein cấu trúc (Meng và cs, 1994) Có 9 khung đọc mở ORFs (Open Reading Frame): ORF1a, ORF1b, ORF2a, ORF2b, ORF3, ORF4, ORF5, ORF6 và ORF7 Trong đó ORF1a và ORF1b (kích thước khoảng 12kb) mã hóa cho 12 protein phi cấu trúc (Nonstructural Protein- NSP) NSP1- NSP12 Các ORFs còn lại mã hóa cho 9 protein cấu trúc, trong đó có 6 protein chính có khả năng trung hòa kháng thể, gồm 4 phân tử glycoprotein, một phân tử protein màng (M) Một phân tử protein vỏ nhân virus (N)
Cấu trúc vi rút PRRS 1.3 Cơ chế gây bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể của lợn, virus PRRS tấn công các đại thực bào đặc biệt là đại thực bào phế nang Có tới 40% đại thực bào bị phá hủy làm cho sức đề kháng của lợn bị suy giảm nghiêm trọng và mở đường cho các bệnh truyền nhiễm kế phát gây chết lợn
Đại thực bào bình thường Đại thực bào bệnh lí do PRRSV
phá hủy
Trang 62 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH LÍ LỢN MẮC PRRS
2.1 Nghiên cứu PRRS trên thế giới
Dấu ấn đầu tiên có thể nói là kết quả nghiên cứu của Viện Thú y Lelystad ở Hà Lan, nơi tìm ra PRRSV năm 1991 Cấu trúc gen được Meng và
cs, (1995) công bố, và rồi trình tự gen của PRRSV cũng được giải mã mà không gặp nhiều khó khăn Gao Xiao-Lei và cs, (2009), đã so sánh những biến đổi bệnh lí ở lợn con trong trường hợp nhiễm tự nhiên chủng PRRSV độc lực cao và gây bệnh nhân tạo cho lợn con bằng chủng Bắc Mỹ VR-2332… Hiện nay PRRS vẫn đang được các nhà khoa học ở nhiều nơi trên thế giới tập trung nghiên cứu
2.2 Nghiên cứu PRRS ở Việt Nam
Mầm bệnh PRRSV được đề cập đến qua các báo cáo của Nguyễn Bá Hiên, (2007), Lê Văn Lãnh, (2007) Về triệu chứng bệnh tích của PRRS được thể hiện qua các báo cáo của Nguyễn Hữu Nam, (2007), Phạm Ngọc Thạch, (2007), Lê Văn Năm, (2007) Các tác giả Phạm Sỹ Lăng, (2007) đã thông báo
về tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn và các vi khuẩn thứ phát khi lợn mắc PRRS Theo Nguyễn Hữu Nam và cs, (2007); Bùi Quang Anh và cs, (2007) Trong ổ dịch thường gặp những loại vi khuẩn gây bệnh kế phát ở phổi khi lợn
mắc PRRS là: Mycoplasma hyopneumonia (suyễn lợn); Pasteurella multocida (tụ huyết trùng); Bordetella bronchiseptica (viêm teo mũi); Streptococcus suis
type 2 (liên cầu khuẩn) và Haemophilus parasuis (viêm đường hô hấp)
Hàng năm PRRS vẫn được các nhà khoa học Việt Nam không ngừng quan
tâm, nghiên cứu
Chương 2 NỘI DUNG NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Lợn các lứa tuổi mắc PRRS trong các ổ dịch
Phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này trong phạm vi các tỉnh thuộc vùng tả ngạn sông Hồng có dịch PRRS từ năm 2007 – 2010 (Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình)
Địa điểm nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi được thực hiện trên cơ sở theo dõi tình hình dịch PRRS xảy ra ở một số tỉnh thuộc vùng tả ngạn sông Hồng
Mẫu bệnh phẩm được lưu giữ và làm thí nghiệm tại Bộ môn Bệnh lí Khoa Thú y trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Các chỉ tiêu huyết học của lợn mắc PRRS được xét nghiệm tại Khoa Thú y, Khoa Huyết học và Hóa sinh của bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Các thí nghiệm phân lập và giám định vi khuẩn kế phát trong ổ dịch PRRS, được thực hiện tại Bộ môn Vi trùng của Viện Thú y Quốc gia
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trang 72.2.1 Nghiên cứu diễn biến dịch tại một số địa phương
- Xác định tỷ lệ mắc PRRS
- Xác định tỷ lệ chết khi lợn mắc PRRS
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm bệnh lí chủ yếu
- Nghiên cứu Triệu chứng lâm sàng khi lợn mắc PRRS
- Nghiên cứu Bệnh tích đại thể khi lợn mắc PRRS
- Xác định một số vi khuẩn kế phát khi lợn mắc PRRS
- Nghiên cứu bệnh tích vi thể của một số cơ quan khi lợn mắc PRRS
2.2.3 Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học khi lợn mắc PRRS
+ Thay đổi về hồng cầu
+ Thay đổi về bạch cầu
+ Thay đổi về GOT, GPT của máu lợn ốm
+ Thay đổi protein huyết tương
2.2.4 Áp dụng phương pháp hóa mô miễn dịch (IHC) để chẩn đoán PRRSV
2.4.2 Phương pháp mổ khám toàn diện
2.4.3 Phương pháp điều tra hồi cứu
2.4.4 Phương pháp lấy mẫu
2.4.5 Phương pháp phân lập virus trên môi trường tế bào Marc-145
2.4.6 Phương pháp RT-PCR
Để xác định chắc chắn lợn ốm có mắc PRRS hay không Chúng tôi tiến hành phản ứng RT- PCR, dùng kit QIAamp để tách chiết ARN, với cặp mồi ORF7; P08L220619,
P08L220620, (Mồi xuôi: GATTGCGGCAAATGATAACC; Mồi ngược:
TGCCATTCACCACACATTCT) cặp mồi này cho phép xác định đoạn gen có kích
thước 372bp mã hóa ra protein N của virus
2.4.7 Phương pháp làm tiêu bản vi thể
Thực hiện theo quy trình làm tiêu bản vi thể của Bộ môn Bệnh lí thú y
2.4.8 Phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch
Theo quy trình nhuộm hóa mô miễn dịch của Bộ môn Bệnh lí khoa thú
y trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
2.4.9 Phương pháp xét nghiệm các chỉ tiêu huyết học
+ Các chỉ tiêu hồng cầu, bạch cầu của lợn mắc PRRS được đo bằng máy phân tích chỉ tiêu huyết học Celldyn 3700 của Khoa Thú y Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Trang 8+ Các chỉ tiêu GOT, GPT, Protein huyết thanh được phân tích tại Khoa Hóa sinh của bệnh viện Trung ương Quân Đội 108
2.4.10 Phương pháp xét nghiệm một số vi khuẩn kế phát trong ổ dịch PRRS
Các vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (App), Pasteurella
multocida (P multocida), Streptococcus suis (St suis), Escherichia coli (E coli), Salmonella sp, Clostridium perfringens (Cl perfringens) Được xét
nghiệm theo qui trình phân lập vi khuẩn thường qui của Bộ môn vi trùng, Viện Thú Y Quốc gia
2.4.11 Phương pháp thống kê sinh học dùng để xử lý số liệu cần thiết
Sử dụng phương pháp thông kê sinh học, kiểm định giả thiết và test "t"
để xử lý số liệu cần thiết của đề tài
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN DỊCH PRRS TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
3.1.1 Diễn biến tình hình dịch PRRS ở một số tỉnh thuộc vùng tả ngạn sông Hồng từ năm 2007-2010
Bảng 3.1 Diễn biến tình hình dịch PRRS ở các tỉnh vùng tả ngạn sông
Chúng tôi nhận thấy rằng lợn ở các lứa tuổi khác nhau thì có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau Tỷ lệ mắc PRRS theo tuổi được biểu diễn qua hình 3.3
0 10 20 30 40 50
Lợn thịt Lợn con Đực giống Lợn nái
Hình 3.3 Biểu đồ tổng hợp tỷ lệ lợn mắc PRRS theo cơ cấu đàn trong địa
bàn nghiên cứu
Trang 9Qua biểu đồ ta thấy, lợn thịt có tỉ lệ mắc PRRS cao nhất, sau đó đến lợn con, do trong thực tế số lượng lợn nuôi thịt trong dân là rất lớn, nhưng thường
là chăn nuôi phân tán theo qui mô nhỏ lẻ
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng thấy trong vùng dịch PRRS, lợn ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ chết khác nhau Kết quả được biểu diễn qua hình 3.6
0 20 40 60
Loại lợn
Lợn t hịt Lợn con Đực giống Lợn nái
Hình 3.6 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ lợn chết do mắc PRRS theo cơ cấu đàn
trong địa bàn nghiên cứu
Qua biểu đồ chúng tôi thấy rằng trong số 45.959 con lợn chết do mắc PRRS, có tới 25.747 con lợn con chiếm tỷ lệ cao nhất 56,02%, trong khi lợn thịt có 18.043 con chết tương ứng với tỷ lệ là 39.26% Còn lợn nái chỉ chết 4.69%
3.1.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của qui mô chăn nuôi đến dịch bệnh PRRS
0 20
40
60
Trại lớn Trại vừa Trại nhỏ
Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của qui mô chăn
nuôi đến dịch bệnh PRRS
Chúng tôi nhận xét: Những trang trại có qui mô chăn nuôi lớn thì tỷ lệ nhiễm PRRS thấp hơn, ngược lại với qui mô trang trại nhỏ thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều Cụ thể là đối với những gia trại và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có tỷ
lệ nhiễm là 57,65%, trong khi tỷ lệ này là 35,45% ở trang trại vừa và nhỏ, là 14,47% ở trang trại lớn Trại lớn thường được đầu tư tốt hơn, ý thức và trình độ chăn nuôi tốt hơn, nên tỷ lệ mắc PRRS chắc chắn thấp hơn
Trang 103.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA LỢN MẮC PRRS
3.2.1 Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng đặc trưng của lợn mắc PRRS
Bảng 3.7 Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PRRS
(n=100 cho mỗi loại lợn theo dõi, Nái chửa và nái nuôi con n= 50)
T
T
Loại lợn Triệu chứng
Lợn theo
mẹ (%)
Lợn cai sữa (%)
Lợn choai (%)
Nái chửa (%)
Nái nuôi con (%)
8 Chảy nước mũi 55 59 67 54 50
9 Chảy máu mũi 33 29 18 34 44
10 Rỉ mắt, sưng mắt 44 37 15 46 48
12 Viêm bộ phận sinh dục - - - 38 46 Qua theo dõi các đàn lợn bệnh trong vùng dịch PRRS, chúng tôi thấy các triệu chứng điển hình như sau: Những ngày đầu lợn sốt, kém ăn, khi lợn bỏ
ăn thì thân chuyển sang đỏ dần, vài ngày sau bắt đầu tím tái vùng da mỏng, tím tai, sau đó lợn bệnh bị tiêu chảy nặng, phân sống, phân có màu nâu vàng Một
số lợn bệnh có triệu chứng nôn ra máu, mắt sưng, có dử mắt, mũi chẩy ra dịch nhầy đặc Trước khi chết lợn thường sốt rất cao, người run bần bật, sùi bọt mép
Qua bảng 3.7 chúng tôi thấy các tỷ lệ lợn bị tiêu chảy (64 – 94%), khó thở (85 – 95%) và triệu chứng chảy nước mũi (50-67%) Có thể thấy tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa cao hơn những đối tượng khác, đây
là lý do làm cho lợn con theo mẹ và lợn cai sữa có tỷ lệ chết cao nhất trong vùng dịch PRRS
3.2.2 Nghiên cứu sự biến đổi về thân nhiệt khi lợn mắc PRRS
Bằng cách dùng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ qua trực tràng Chúng tôi thấy thân nhiệt của lợn mắc PRRS tăng và đạt cao nhất vào ngày thứ bẩy (41,80C) trung bình là 41,60C Trong khi thân nhiệt của lợn khỏe không có biến đổi, chỉ dao động trong ngưỡng sinh lý
3.2.3 Ảnh hưởng của PRRSV đối với lợn nái sinh sản
Trang 11Bảng 3.9 Tỷ lệ nhiễm PRRSV trên đàn nái sinh sản
TT Đối tượng NC Số mẫu phân tích (con) Số mẫu dương tính (con) Tỷ lệ (%)
3.2.5 Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể của lợn mắc PRRS
3.2.5.1 Bệnh tích đại thể ở phổi lợn mắc PRRS
Quan sát qua mổ khám chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.11
Bảng 3.11 Bệnh tích đại thể ở phổi và hạch phổi của lợn mắc PRRS (n=100)
TT Bệnh tích Số con có biểu hiện Tỷ lệ%
Trang 12các mảng loang lổ đan xen màu đỏ sẫm, vàng nhạt hoặc trắng bệch Nhiều trường hợp viêm phổi dính sườn làm cho hình dạng phổi xẹp áp sát vào khung sườn, rìa phổi có dịch nhầy đặc giống như đờm, mặt cắt phổi thường có dịch nhớt màu hồng, thả miếng phổi xuống nước, thấy phổi chìm hoặc lơ lửng chứng tỏ phổi đã bị nhục hóa hoặc gan hóa do hậu quả của viêm kéo dài hoặc trong lòng các ống phổi và phế nang đang chứa đầy dịch rỉ viêm
3.2.5.2 Bệnh tích đại thể ở các cơ quan khác của lợn mắc PRRS
Bảng 3.12 Bệnh tích đại thể ở một số cơ quan khác của lợn mắc PRRS
4 Ruột non xuất huyết 3 3
5 Ruột già xuất huyết 10 10
3.2.6.1 Xác định một số vi khuẩn kế phát khi lợn mắc PRRS
Bảng 3.13 Kết quả phân lập vi khuẩn kế phát trên lợn trong vùng dịch PRRS
Tên vi khuẩn Số mẫu thí nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%)
Clostridium perfringens (Cl
perfringens)
Trang 13Qua bảng kết quả phân lập vi khuẩn chúng tôi thấy App dương tính với
tỷ lệ cao nhất 63.3%, có thể nói App là nguyên nhân chính trong số các vi khuẩn kế phát gây chết lợn Sau đó là E.coli dương tính với tỷ lệ 53.3% Bên cạnh E.coli và App thì P multocida, St suis, Salmonella sp, Cl perfringens
cũng góp phần làm cho dịch bệnh trầm trọng và phức tạp hơn, tuy nhiên tỷ lệ bội nhiễm các vi khuẩn này không cao chỉ chiếm 13,3%-36,7%
Khi có vi khuẩn bội nhiễm mà đặc biệt là các vi khuẩn đường hô hấp, sẽ làm cho bệnh tích đại thể ở phổi đa dạng hơn
Chúng tôi có sự so sánh về bệnh tích của lợn mắc PRRS với một số trường hợp bệnh phổi khác, kết quả được trình bày ở bảng 3.22
Bảng 3.22 So sánh bệnh tích ở phổi lợn mắc PRRS với một số bệnh phổi
thường gặp Loại bệnh Đặc điểm bệnh lí
chung
Đặc điểm bệnh lí riêng biệt
Đặc điểm bệnh lí xen kẽ do vi khuẩn kế phát
PRRS -Viêm phổi
-Phổi xuất huyết
Viêm kẽ phổi, viêm phổi hoại tử, phổi nhục hóa
- Viêm phổi dính sườn, viêm xoang bao tim,
- Hạch phổi sưng to, xuất huyết
Viêm phổi dính sườn Phế quản chứa dịch nhầy lẫn máu, hạch phổi sưng phù, tụ
Phổi viêm Bệnh tích đối xứng hai bên phổi
Phổi sưng to căng bóng rìa tù, mặt cắt có bọt màu trắng xám hoặc hơi hồng
Rìa phổi có các tổn thương màu
đỏ xám giống tuyến tụy, gọi là tụy tạng hóa
Tụ huyết
trùng lợn do
P multocida
-Viêm phổi -Phổi xuất huyết
Viêm phổi thùy,
thùy, phổi tụ huyết, trong khi App lại gây viêm phổi dính sườn, còn
Mycoplasma lại gây viêm phổi dạng đối xứng hai bên Điều này rất có ý nghĩa trong chẩn đoán phân biệt