1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển và sử dụng 2 cây họ đậu (keo giậu, stylosanthes) làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ

24 805 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 437,15 KB

Nội dung

1 MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết của ñề tài Trong những năm gần ñây, chất lượng giống của ñàn bò sữa, bò thịt nước ta ñã ñược cải thiện, song một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả chăn nuôi hiện nay còn thấp là do số lượng thức ăn thô xanh không ñảm bảo, thiếu cân ñối trong khẩu phần và chất lượng thức ăn còn quá thấp. Cây thức ăn xanh họ ñậu giầu nguồn nitơ hoà tan, giầu chất khoáng, dễ dàng phân giải trong quá trình tiêu hoá ở dạ cỏ của gia súc (Gutteridge and Shelton, 1994). Lá cây họ ñậu cũng cung cấp các khoáng chất và vitamin thiết yếu cho sinh trưởng của vật nuôi (Horne and Stür, 2000). Các cây thức ăn xanh họ ñậu cung cấp tính ña dạng trong khẩu phần của gia súc và rất dễ dàng ñược người nông dân chấp nhận, ñặc biệt là không cạnh tranh với thức ăn của con người (Devendra, 1991); (Maasdorp and Dzowela, 1998). Ngoài ra bộ rễ của cây họ ñậu còn có giá trị về mặt sinh học, rễ cây họ ñậu là nơi sống cộng sinh của hệ vi khuẩn Rhizobium, tạo thành các nốt sần. Các vi khuẩn trong nốt sần có khả năng cố ñịnh ñạm từ nitơ khí trời ñể cung cấp cho cây và cải tạo làm tăng ñộ phì cho ñất. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành ñề tài : Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển và sử dụng 2 cây họ ñậu (Keo giậu, Stylosanthes) làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài Phát triển và sử dụng 2 giống cây Keo giậu K636 và Stylosanthes CIAT 184 rộng rãi trong sản xuất nhằm cải thiện chất lượng thức ăn thô xanh trong chăn nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay, góp phần tăng năng suất, sản lượng vật nuôi, giảm chi phí thức ăn tinh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi. 3. Những ñóng góp mới về học thuật và lý luận - Nghiên cứu chỉ ra rằng bón phân hữu cơ cho cây họ ñậu Stylosanthes CIAT 184 ở mức 20 tấn/ha/năm và giống Keo giậu K636 ở mức 15 tấn/ha/năm trên nền phân vô cơ N:P:K (30:120:120) là thích hợp. Với mức phân bón này sẽ cho hiệu suất sử dụng phân bón cao nhất và chi phí sản xuất cho 1 kg chất xanh là thấp nhất. - Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tưới nước trong vụ ñông cho giống Stylosanthes CIAT 184 ở mức 30.000 lít/ha/lứa cắt và Keo giậu K636 ở mức 20.000 lít/ha/lứa cắt mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, làm tăng năng suất, chất lượng của 2 giống cỏ thí nghiệm. 2 - Phương pháp phát triển cây họ ñậu vào sản xuất thức ăn thô xanh cho thấy áp dụng phương thức trồng thuần 2 cây Stylosanthes CIAT 184 và Keo giậu K636 tách biệt với nhóm cỏ hòa thảo (Cỏ voi, Ghine TD58, B. Hybrid) là phương thức tối ưu trong sản xuất, dễ dàng chăm sóc, thu hoạch và giá chi phí cho sản xuất 1kg chất xanh là thấp nhất. - Phương thức trồng thuần với tỷ lệ diện tích 1:1 có nghĩa là giành 50% diện tích cho trồng cỏ họ ñậu và 50% diện tích trồng cỏ hòa thảo trong cơ cấu sản xuất cây thức ăn xanh ñã cho tỷ lệ cỏ họ ñậu trong khẩu phần thức ăn xanh ñạt 29 -35 % và giá trị protein trong khẩu phần thức ăn xanh ñạt 14-15% tùy theo giống và vùng trồng. - ðể ñảm bảo cả 2 yếu tố là: ñạt tỷ lệ thức ăn họ ñậu từ 16-25% trong khẩu phần thức ăn xanh cho gia súc và giảm ñược sự thiếu hụt về tổng lượng thức ăn xanh so với việc chỉ trồng cỏ hòa thảo trong cơ cấu sản xuất ñại trà của cơ sở chăn nuôi thì phương thức trồng xen với tỷ lệ diện tích 2:1 (2 phần diện tích trồng cỏ hòa thảo và 1 phần diện tích giành ra trồng cỏ họ ñậu trong tổng diện tích trồng cây thức ăn xanh) cũng ñã ñáp ứng ñược các chỉ tiêu trên. - Trong Phương pháp phát triển cây họ ñậu vào sản xuất ñại trà, việc lựa chọn phương thức trồng thuần 2 cây họ ñậu Stylosanthes CIAT 184 và Keo giậu K636 tách biệt với nhóm cỏ hòa thảo (cỏ voi, Ghine TD58, B.Hybrid) theo tỷ lệ diện tích 1:1 hoặc trồng xen theo tỷ lệ diện tích 2:1 ñối với cỏ Ghine TD58 và B.Hybrid kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật bón 20 tấn phân hữu cơ/ha và tưới nước trong vụ ñông (2 lần/tháng) sẽ thu ñược tỷ lệ cỏ ñậu trong thức ăn xanh ñạt ñược từ 16-35% và giảm sự thiếu hụt chất xanh thấp nhất so với chỉ trồng thuần cỏ hòa thảo trong cơ cấu trồng cây thức ăn. - ðể tính toán ñược diện tích cần giành ra trồng cỏ họ ñậu ñạt tỷ lệ cỏ ñậu trong khẩu phần thức ăn thô xanh cho gia súc như mong muốn, Công thức: Tỷ lệ cỏ ñậu (%) = (X1*Y1)/[(X1*Y1)+(X2*Y2)]*100 ñược sử dụng tính toán cho tất cả các giống cây họ ñậu, trên cơ sở ước tính năng suất bình quân của các giống cỏ hòa thảo và cỏ họ ñậu ñã và ñang trồng tại cơ sở sản xuất. - Cỏ Stylosanthes CIAT 184 và Keo giậu K636 có thể chế biến bằng cách phơi trực tiếp ngoài trời hoặc làm giàn có mái che bằng nilon. Khi ñóng bánh cỏ ở ẩm ñộ nguyên liệu là 15% và 20 % , bảo quản trong túi nilon, sau thời gian bảo quản 6 tháng thì tỷ lệ hao hụt VCK của sản phẩm khoảng 6%. Nếu bảo quản không có bao gói túi nilon, tỷ lệ hao hụt từ 13-14%. - Khi thay thế cỏ xanh bằng cỏ họ ñậu Stylosanthes CIAT 184 khô làm 3 tăng tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô, các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bò thịt trên nền cơ sở là rơm lúa và cám gạo. Với mức thay thế 25% và 50 % ñã tăng lượng thức ăn thu nhận, tăng khả năng tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm chi phí giá thành thức ăn so với không thay thế. Kết quả nghiên cứu của ñề tài có thể ứng dụng vào các cơ sở chăn nuôi, ñặc biệt là chăn nuôi bò sữa ñể sản xuất cỏ Stylosanthes CIAT 184 thay thế cỏ Alfalfa phải nhập khẩu hiện nay. 4. Cấu trúc của luận án Luận án ñược trình bày trong 134 trang, bao gồm các phần mở ñầu (6 trang); phần tổng quan tài liệu (41 trang); phần nội dung, nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (11 trang); phần kết quả và thảo luận (64 trang) ñược kết cấu bằng 33 bảng, 29 hình; phần kết luận và ñề nghị (2 trang); phần tài liệu tham khảo gồm 165 tài liệu, trong ñó có 65 tài liệu tiếng Việt, 100 tài liệu tiếng nước ngoài . Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Cây thức ăn xanh (forages) là chỉ tất cả các loài thực vật gồm cây họ hoà thảo (Grasses), cây họ ñậu (Legumes) và những cây khác mà có thể sử dụng ñược ñể làm thức ăn cho gia súc. Có 2 nhóm cây thức ăn xanh chủ yếu: - Cây thức ăn họ hoà thảo: ñặc ñiểm của nhóm này là có năng suất cao, ngon miệng ñối với gia súc, thông thường chúng chiếm một tỷ lệ cao trong toàn bộ khẩu phần ăn của ñộng vật nhai lại. Cây thức ăn họ hoà thảo là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho gia súc nhai lại. Tuy nhiên hầu hết các cây họ hoà thảo có chứa hàm lượng protein thấp chỉ vào khoảng 5 ñến 12% so với vật chất khô nên thường không ñáp ứng ñủ nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc. - Cây thức ăn họ ñậu: ñặc ñiểm quan trọng nhất của nhóm cây thức ăn xanh này là hàm lượng protein trong vật chất khô của lá khá cao (15 ñến trên 25 %). ðây là nguồn cung cấp ñạm vô cùng quan trọng cho gia súc nhai lại ñể thoả mãn nhu cầu của vi sinh vật dạ cỏ và gia súc. Gia súc thường ăn cây họ ñậu ít hơn cây hoà thảo. Một số lá cây họ ñậu có chứa ñộc tố thuộc nhóm glycoside, nếu ta bổ sung với tỷ lệ cao loại thức ăn này cho gia súc dạ dày ñơn có thể bị ngộ ñộc, tuy nhiên với ñộng vật nhai lại liều ñể gây ñộc rất cao, ngoài ra khu hệ vi sinh vật dạ cỏ có khả năng phân giải chúng (Leng , 1984) nên cỏ họ ñậu vấn là nguồn thức ăn có giá trị ñối với gia súc. Trong những năm gần ñây, công tác nghiên cứu ñồng cỏ và cây thức ăn 4 chăn nuôi ñã ñược chú ý. Nhiều giống cỏ và cây thức ăn gia súc ñã ñược nghiên cứu và chuyển giao cho sản xuất, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nguồn thức ăn thô xanh ñể phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ trên phạm vi cả nước. Các kết quả nghiên cứu ñã chỉ ra rằng: năng suất, chất lượng của cây thức ăn xanh ngoài quy ñịnh bởi yếu tố di truyền là giống còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tác ñộng của ñiều kiện tự nhiên (ánh sáng, nhiệt ñộ, lượng mưa, dinh dưỡng ñất) và các biện pháp kỹ thuật canh tác (bón phân, tưới nước, thời gian thu cắt, mùa vụ, kỹ thuật trồng…) Xi-Nen-Si-Cốp, 1963; Salisbury và Ross, 1992; Bùi Quang Tuấn, 2006c,d; Nguyễn ðức Quý và Nguyễn Văn Dung, 2006; Helmers và Lory, 2009; Girma và cs, 2003, Nguyễn Vi và Phạm Thị Lan, 2006; Winther, 2006, Vũ Chí Cương và cs, 2008; Từ Quang Hiển và cs, 2002; Nguyễn Khánh Quắc và cs, 1995; Nguyễn Thị Mùi và cs, 2002; Babayemi và Bamikole, 2006. Bên cạnh ñó, các nghiên cứu về chế biến cây thức ăn thô xanh cho gia súc và biện pháp kỹ thuật ñể bảo quản thức ăn thô xanh trong một thời gian nhất ñịnh mà không ảnh hưởng nhiều ñến chất lượng thức ăn cũng ñược tiến hành. ðây là một giải pháp nhằm ñảm bảo lượng thức ăn thô xanh cho gia súc ñủ và ñều quanh năm. Các kết quả nghiên cứu cho biết cỏ họ ñậu có hàm lượng protein cao dễ gây tổn thất protein nếu bảo quản không tốt ở ñộ ẩm cao, phơi ngoài trời ở nhiệt ñộ cao có thể sinh ra phản ứng giữa ñường và axit amin tạo ra sản phẩm Maillard làm giảm khả năng tiêu hóa của gia súc (Colin, 1995). Chất lượng cỏ khô phụ thuộc nhiều vào ñộ ẩm của nguyên liệu, nhiều nghiên cứu ở trong và nước ngoài cho biết nếu ñộ ẩm nhỏ hơn 15 % thì mất mát dinh dưỡng là rất thấp (không ñáng kể), nếu ñộ ẩm từ 15-20 % thì VCK hao hụt 5 -15 %, giảm tỷ lệ tiêu hoá và năng lượng giảm nhỏ hơn 5 %, ñộ ẩm cao hơn 20 % thì hao hụt VCK trên 15 % và giảm ñáng kể tỷ lệ tiêu hoá (Guerrero, 2006). Cây thức ăn xanh họ ñậu ñược sử dụng là nguồn thức ăn bổ sung có giá trị dinh dưỡng cao trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại ở các nước trong khu vực châu Á, châu Phi và Thái Bình Dương (Skerman, 1977; NAS , 1979, Lê Houerou 1980a). Các tác giả trong và ngoài nước cũng ñã nghiên cứu sử dụng cây thức ăn xanh họ ñậu cho các ñối tượng gia súc khác nhau. Theo Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1996 cho biết: bổ sung Keo giậu tươi và bột lá Keo giậu cho bò thịt và bò sữa là rất tốt. Tỷ lệ tiêu hoá chất khô và protein thô ở dạ cỏ bò là 51% và 42% ở 24 giờ; 61 và 57% ở 48 giờ. Thay thế 20% cỏ xanh bằng Keo giậu 5 tươi trong khẩu phần của bê F1 (Laisind x Holstein Frize) mười tháng tuổi ñạt mức tăng trọng 480g/con/ngày, tăng 12% so với ñối chứng; chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm 7,3%. Bổ sung 20% bột Keo giậu trong khẩu phần của bò Laisind vắt sữa, năng suất sữa tăng 16,6%, chi phí sản xuất cho 1 lít sữa giảm 14%. Bổ sung thêm vào khẩu phần cơ sở từ 10 - 30% VCK của Stylosanthes scabrra (trong tổng VCK của cỏ tự nhiên) ñã tăng năng suất sữa từ 29 ñến 54% so với bò sinh sản chỉ nuôi bằng cỏ tự nhiên. Trong chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở Việt Nam, sử dụng hỗn hợp cỏ mồm và ngọn lá cây ñiền thanh trong khẩu phần ñã cho tăng trọng của bò thịt cao hơn 20% (Nguyễn Thị Hồng Nhân và cs, 2009) . Tuy nhiên khi nuôi dưỡng khẩu phần 75 ñến 100% ngọn lá cây ñiền thanh tăng trọng của dê sẽ bị giảm hơn khi nuôi kết hợp với ngọn lá dây khoai lang (Vo Lam và Ledin Inger, 2004). Nguyễn Thị Mùi và cs, 2002 cho biết: ngọn lá Keo giậu có thể thay thế ñến 100% cho hỗn hợp ñậu tương (16% protein) trong khẩu phần thức ăn cho dê sinh trưởng. Năng suất sữa cao hơn và tiêu tốn thức ăn/1kg sữa thấp hơn khi thay thế 50% ngọn lá Keo giậu khô cho hỗn hợp ñậu tương trong khẩu phần của dê sữa. Sử dụng ngọn lá Keo giậu làm thức ăn bổ sung ñều tăng năng suất sữa của dê và bò trong hộ nông dân. Nguyễn Thị Liên, 2000 dùng hỗn hợp lá Keo giậu, D.rensoni và ñậu công theo tỷ lệ 55: 27: 18 ñể bổ sung thêm cho dê ngoài thời gian chăn thả cho kết quả tăng trọng cao hơn lô ñối chứng 14,6%. Bổ sung bột lá Keo giậu cho dê thịt trong vụ ñông ở mức 150 g/con/ngày cho tăng trọng cao hơn ñối chứng 46,66%. Giống cây họ ñậu Leucaena leucocephala K636 (Keo giậu K636) và Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylosanthes CIAT 184) ñã ñược nghiên cứu và xác ñịnh là có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng ñược ở nhiều vùng khác nhau, là nguồn thức ăn bổ sung protein cho gia súc rất có giá trị. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất hiện nay, 2 giống cây thức ăn họ ñậu này vẫn chưa ñược trồng mở rộng nhiều trong sản xuất. Một trong những nguyên nhân ñó là: quy trình kỹ thuật chưa ñược hoàn thiện, các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật tác ñộng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của 2 giống chưa ñồng bộ. ðặc biệt là phương pháp phát triển 2 giống cây họ ñậu này vào sản xuất và việc chế biến và sử dụng cho gia súc như thế nào ñể thuận tiện ñối với người chăn nuôi còn ít ñược chú ý, ñó là những vấn ñề rất cần ñược giải quyết. Với yêu cầu phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở qui mô tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá ñòi hỏi phải ñáp ứng ñược nguồn thức ăn chăn nuôi 6 dồi dào và phong phú, ñặc biệt là ñảm bảo ñủ nguồn thức ăn thô xanh, nguồn thức ăn giầu protein thực vật ñể nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi. Việc phát triển ñồng cỏ và cây thức ăn cần ñược triển khai trên qui mô rộng lớn với cơ cấu cây thức ăn giầu protein phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho ñàn gia súc. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ðối tượng, ñịa ñiểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. ðối tượng nghiên cứu: 2 giống cây thức ăn xanh họ ñậu 01- Leucaena leucocephala K636 (Keo giậu K636) 02- Stylosanthes guianensis CIAT184 (Stylosanthes CIAT 184) - Ngoài ra 3 giống cỏ hòa thảo cũng ñược sử dụng trồng kết hợp với 2 giống cỏ họ ñậu ñể xác ñịnh tỷ lệ thức ăn của họ ñậu với cỏ hòa thảo thích hợp gồm các giống: 01- Pennisetum pupureum (Cỏ voi) 02- Panicum maximum TD58 (Ghine TD58) 03- Brachiaria hybrid (B. hybrid) - Phân hữu cơ hoai mục, ñạm urê (46% N), Supe lân Lâm Thao (16 % P 2 0 5 ), Sunfat kali (56 % K 2 0). - Gia súc thí nghiệm : Bò Laisind nuôi thịt 18 tháng tuổi 2.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ và nước tưới trong vụ ñông ñối với 2 giống cây họ ñậu thí nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu Bò và ðồng cỏ Ba Vì – Hà Nội. - Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phát triển 2 giống cây thức ăn xanh họ ñậu vào sản xuất trong các cơ sở chăn nuôi bò sữa tại Ba vì - Hà Nội ; Phổ Yên - Thái Nguyên ; Lam Sơn - Thanh Hóa ; ðức Trọng - Lâm ðồng. - Nghiên cứu chế biến và sử dụng cây thức ăn xanh họ ñậu tại Trại thỏ giống Việt - Nhật Ninh Bình. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ðề tài ñược thực hiện từ năm 2005 ñến năm 2010 2.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1 : Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật (bón phân, tưới nước) 7 nâng cao năng suất, chất lượng 2 cây Keo giậu K636 và Stylosanthes CIAT184. Nội dung 2 : Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật (kỹ thuật trồng, tưới nước, bón phân) phát triển 2 giống cây Keo giậu K636 và Stylosanthes CIAT 184 vào sản xuất tại một số vùng sinh thái khác nhau. Nội dung 3 : Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chế biến và sử dụng 2 cây Keo giậu K636 và Stylosanthes CIAT 184 làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm 1 : Thí nghiệm ñược ñược bố trí theo phương pháp thiết kế phân lô chính và lô phụ (split-plot design) bao gồm 7 mức phân hữu cơ 0, 5, 10, 15, 20, 25, 30 (tấn/ha/năm) trên 2 nền phân vô cơ: N:P:K-1 (20:80:80 kg/ha) và N:P:K-2 (30:120:120 kg/ha). Trong ñó ô chính là các mức phân vô cơ và ô phụ là các mức phân hữu cơ cho mỗi giống. Thí nghiệm 2 : Thí nghiệm ñược ñược bố trí theo thiết kế phân lô chính và lô phụ (split-plot design) bao gồm 2 giống thí nghiệm ñược bố trí là nhân tố ô chính và 6 mức nước tưới 0, 10.000, 20.000, 30.000, 40.000, 50.000 lít nước/ha/lứa cắt ñược bố trí là nhân tố ô phụ . Nền phân bón như nhau trong các công thức bao gồm phân chuồng 20 tấn/ha, N:P:K = 30:120:120 kg/ha. Thí nghiệm 3 : Thí nghiệm ñược bố trí theo kiểu thiết kế phân lô chính và lô phụ (Split - plot design) và ñược sử dụng ñồng bộ cho cả 4 cơ sở chăn nuôi bò sữa tại 4 ñiểm nghiên cứu và cùng một thời ñiểm triển khai. Phương thức trồng thuần và trồng xen theo băng ở các tỷ lệ 1:1 và 2:1 ñược bố trí là nhân tố ô chính. Biện pháp kỹ thuật là tưới nước và bón phân hữu cơ ñược bố trí là nhân tố ô phụ. Thí nghiệm 4 : Thí nghiệm ñược bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 3 công thức và ñược lặp lại 3 lần vào tại 2 thời ñiểm là mùa mưa và mùa khô cho mỗi giống: Phơi trên giá có mái che bằng nilon; Phơi trên giá có mái che bằng bạt dứa; Phơi ngoài trời (phương pháp truyền thống - ðC). Thí nghiệm 5: Thí nghiệm ñược tiến hành với nguyên liệu ñóng bánh/kiện cỏ Stylosanthes CIAT 184 khô với 4 công thức thí nghiệm: Cỏ stylosanthes CIAT 184 khô có ẩm ñộ 15 %; 20% ñược ép bánh và bảo quản trong ñiều kiện có bao gói bằng túi nilon và không có bao gói nilon. Thí nghiệm 6 : Thí nghiệm nuôi dưỡng: 20 bò ñực giống Laisind 18 tháng tuổi có khối lượng tương ñối ñồng ñều (SD=15lg/lô) ñược lựa chọn trong 4 hộ chăn nuôi (5 con/hộ) ñược phân ngẫu nhiên thành 5 Lô thí nghiệm (4con/lô) theo phương pháp phân khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (randomized completely block design), mỗi hộ gia ñình là một block. Thí nghiệm gồm 5 công thức thay 8 thế cỏ xanh bằng cỏ khô Stylosanthes CIAT 184 trong khẩu phần của bò thí nghiệm theo các tỷ lệ là 0%, 25%, 50%, 75%, 100%. 2.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu - Theo dõi các chỉ tiêu như tốc ñộ sinh trưởng, tốc ñộ tái sinh, số nhánh, cao thảm, năng suất của các giống thí nghiệm và phương pháp lấy mẫu ñược tiến hành theo phương pháp nghiên cứu cỏ trồng của Viện chăn nuôi, 1977. - Phương pháp lấy mẫu và phân tích thức ăn ñược tiến hành theo TCVN (1986), phân tích tại Bộ môn phân tích thức ăn và sản phẩm chăn nuôi của Viện chăn nuôi. - ADF xác ñịnh theo phương pháp của Goering and Van Soest, 1970. NDF xác ñịnh theo phuơng pháp Van Soest và cộng sự (1991). Năng lượng thô (GE) xác ñịnh bằng cách ñốt mẫu thức ăn trên Bom Calorimeter tại Bộ môn Dinh dưỡng thức ăn Viện Chăn nuôi. - Khả năng tăng trọng của bò ñược xác ñịnh thông qua việc cân khối lượng bò vào buổi sáng trước khi cho ăn tại thời ñiểm bắt ñầu và kết thúc thí nghiệm, sau 4 và 8 tuần thí nghiệm bằng cân ñiện tử RudWeight, Australia. Hiệu quả kinh tế của việc vỗ béo bò ñược sơ bộ tính toán dựa trên giá cả thức ăn và giá gia súc tại thời ñiểm thí nghiệm. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu ñược xử lý theo phân tích phương sai GLM bằng chương trình Minitab 13.0 (các giá trị trung bình của các công thức ñược so sánh ở mức ý nghĩa P<0,05 bằng phương pháp so sánh cặp Tukey). Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng 2 cây Keo giậu K636 và Stylosanthes CIAT 184 3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón ñến năng suất, chất lượng 2 giống cây họ ñậu 3.1.1.1. Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ ñến khả năng sản xuất của 2 giống thí nghiệm 9 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các mức phân vô cơ ñến khả năng sản xuất của 2 giống thí nghiệm Stylo. CIAT 184 Keo giậu K636 Giá trị sai khác Giống thí nghiệm /Chỉ tiêu NPK- 1 NPK- 2 NPK- 1 NPK- 2 SE M P VC P HC Tg tác VC*HC BQ cao thảm,cm 43,13 47,58 136,8 145,8 1,41 *** *** ns Số nhánh 8,48 8,98 6,20 6,57 0,28 ns ns ns NS xanh, tấn/ha/năm 60,89 70,64 42,14 50,43 1,32 *** *** ns NSVCK (tấn/ha/năm) 16,92 19,86 12,23 14,64 0,64 *** *** ns Hàm lượng protein thô,%* 15,31 15,57 20,77 21,28 0,01 *** *** ns (*): Tỷ lệ % protein thô tính theo vật chất khô; BQ: Bình quân; NS: Năng suất; HL: hàm lượng; G: giống; VC: vô cơ; HC: hữu cơ(***): Sự sai khác giữa các số trung bình ở mức xác xuất P<0,001; (ns) Không sai khác ở mức xác xuất P>0,05. Với 2 mức bón phân vô cơ khác nhau ñã ảnh hưởng rõ rệt ñến chiều cao thảm, năng suất xanh và hàm lượng protein thô của hai giống cỏ thí nghiệm (P<0,001). Khi tăng lượng phân bón vô cơ thì các chỉ tiêu theo dõi của hai giống tăng lên và ở mức phân vô cơ N:P:K-2 luôn cao hơn mức N:P:K-1 nhưng không thấy ảnh hưởng ñến số nhánh của hai giống cỏ thí nghiệm (P>0,05). Không có sự ảnh hưởng của tương tác giữa các mức phân vô cơ và phân hữu cơ ñến các chỉ tiêu như cao thảm, số nhánh, năng suất xanh và hàm lượng protein thô của cả hai giống cỏ thí nghiệm (P>0,05). 3.1.1.2. Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ ñến khả năng sản xuất của 2 giống cỏ thí nghiệm Khi bón các mức phân hữu cơ khác nhau sẽ cho các chỉ tiêu cao thảm và năng suất xanh của hai giống thí nghiệm khác nhau, các công thức thí nghiệm ñều có sự sai khác với công thức ñối chứng (P<0,05). ðối với giống Stylosanthes CIAT 184, khi bón phân hữu cơ từ CT1 ñến CT5 (20 tấn/ha) thì chiều cao và năng suất tăng ñáng kể. Nhưng ở mức bón CT5 (20 tấn/ha); CT6 (25 tấn/ha) và CT7 (30 tấn/ha) thì các chỉ tiêu theo dõi tăng không ñáng kể, không có sự sai khác thống kê ở ba mức bón này (P>0,05). Ở mức bón CT5 (20 tấn/ha) cũng cho hiệu suất sử dụng phân là cao nhất và giá chi phí cho 1 kg thức ăn xanh ở mức bón này là thấp nhất. Tương tự như vậy, ñối với cây Keo giậu K636, ở mức bón CT4 (15 tấn/ha) ñạt các chỉ tiêu là cao nhất. Không có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu số nhánh ở các mức phân bón hữu cơ của 2 giống thí nghiệm (P>0,05). 10 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các mức phân hữu cơ ñến khả năng sản xuất của 2 giống cỏ thí nghiệm Các mức phân hữu cơ (tấn/ha) Giống thí nghiệm CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 SEM Cao thảm (cm) Stylo CIAT 184 39,83 c 41,54 c 42,94 c 44,12 bc 50,06 a 49,61 a 49,35 ab Keo giậu K636 112,33 d 121,88 c 132,32 b 156,55 a 154,57 a 155,78 a 155,60 a 1,38 2,64 Số nhánh (nhánh) Stylo CIAT 184 7,82 a 8,28 a 8,40 a 8,65 a 9,30 a 9,25 a 9,40 a Keo giậu K636 5,90 a 6,00 a 6,27 a 6,75 a 6,50 a 6,65 a 6,62 a 0,72 0,52 Năng suất xanh (tấn/ha/năm) Stylo CIAT 184 45,17 e 53,42 d 59,28 c 66,88 b 77,83 a 78,77 a 79,00 a Keo giậu K636 31,33 c 37,67 c 41,83 b 55,00 a 52,17 a 53,17 a 52,83 a 2,71 2,46 Hiệu suất sử dụng phân hữu cơ (kg chất xanh/kg phân) Stylo CIAT 184 0 1,65 a 1,41 a 1,45 a 1,63 a 1,34 a 1,13 a Keo giậu K636 0 1,27 ab 1,05 ab 1,58 a 1,04 ab 0,87 bc 0,72 c 0,15 0,31 Giá chi phí sản xuất 1 kg chất xanh (ñ/kg chất xanh) Stylo CIAT 184 609,64 538,89 506,71 467,82 418,06 428,94 443,51 - Keo giậu K636 741,70 650,05 615,29 490,68 541,26 554,59 581.82 - a,b,c,d,e Các chữ khác nhau trong cùng 1 hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05 3.1.1.3. Ảnh hưởng của chế ñộ bón phân ñến chất lượng các giống cỏ thí nghiệm Kết quả phân tích cho thấy: Khi tăng lượng phân vô cơ và hữu cơ thì hàm lượng protein thô tăng, lượng VCK giảm ñối với cả 2 giống thí nghiệm. Hàm lượng dinh dưỡng của cây Stylosanthes CIAT 184 dao ñộng từ 25,75 – 29,74 %VCK; 13,88 – 16,81 % protein thô; 24,86 – 28,84 % xơ thô; 3,22 – 4,94 % lipit; 40,75 – 42,26 % DXKN và 8,78 – 11,04 % KTS. Hàm lượng dinh dưỡng cây Keo giậu K636 dao ñộng 25,88 – 31,09 % VCK; 19,12 – 23,16 % Protein thô; 22,23 – 26,74 % xơ thô; 2,01 – 3,42 % lipit; 43,19 – 45,73 % DXKN và 5,29 – 5,89 % KTS. 3.1.1.4. Tương quan giữa các mức phân bón hữu cơ với năng suất, chất lượng của các giống thí nghiệm ðối với giống cỏ Stylosanthes CIAT 184 có mối tương quan khá chặt giữa năng suất xanh và các mức phân hữu cơ với r = 0,87. Còn ñối với cây Keo giậu K636 thì mức tương quan không ñược chặt chẽ như ñối với Stylo CIAT 184 với r = 0,74. Mối quan hệ giữa các mức phân hữu cơ với hàm lượng protein trong vật chất khô là khá chặt chẽ với r = 0,95 ñối với giống Stylosanthes CIAT 184 và r = 0,93 ñối với giống Keo giậu K636. 3.1.2. Ảnh hưởng của lượng nước tưới trong mùa khô ñến năng suất, chất lượng 2 giống cây họ ñậu. [...]... 3,94b 2, 57b 3 ,25 b 33,90a 40,63a 32, 92a 34,2a 3,90a 4,67a 2, 93a 3,67a 23 ,42e 24 ,80e 23 ,51d 25 ,08c 2, 44c 2, 58e 1,95c 2, 37c 28 ,25 c 31,33c 26 ,80c 30,03b 3 ,22 b 3,57c 2, 29c 3,18b 30,50b 36,14b 0,49 30,15b 33,84a 3,45c 4,09b 0,08 2, 63b 3,56a 29 ,51c 25 ,54c 2, 83c 2, 45c 2, 50c 36 ,25 b 31,73b 3,44b 3,01b 3,03a 38,70a 32, 62a 3,75a 3,51a 3,16a 28 ,24 c 23 ,40d 2, 68c 2, 25c 2, 31c 34,82ab 29 ,92b 3,37b 2, 84b 2, 66b 36,31b... Ba Vì 14,32b 11 ,24 c 12, 91c 12, 45c 3,03c 2, 30c 2, 77c 2, 25c 17,81a 13 ,26 b 14,84b 14,87b 3,97b 2, 93b 3,17b 3,32b 18,14a 14,82a 16,37a 15,62a 4,10a 3,33a 3,49a 3,48a 13,51b 10,53d 10,92d 11,64c 2, 83d 2, 10c 2, 35d 2, 18c 16,83a 12, 36ab 12, 26c 13,54b 3,67b 2, 70b 2, 62c 3,07b 17,05a 13,42b 0 ,24 12, 53c 15,07a 3,77b 3,00b 0,03 2, 69c 3 ,25 a 16,33c 14,71c 2, 70d 2, 50c 17,82b 17,84a 3,04c 3,03a 19 ,26 a 18,52a 3,31a 3,16a... 1 ,23 1,59 1 ,25 1,33 1,35 0,13 0 ,25 0, 12 0,14 0,16 Ph Yên Ba Vì ð c Tr ng Lam sơn TB Ph Yên Ba Vì ð c Tr ng Lam sơn TB 24 ,30 26 ,55 24 ,35 25 ,04 25 ,06c 2, 57 2, 81 2, 03 2, 47 2, 47c 29 ,45 33,40 28 ,15 30, 32 30,33a 3,31 3,74 2, 43 3,15 3,16a 32, 20 38,35 31,50 34,03 34,02a 3,67 4,38 2, 78 3,61 3,61a 1, 32 2,04 1 ,22 1,54 1,53 0,16 0 ,23 0,13 0,16 0,17 Ph Yên Ba Vì TB Ph Yên Ba Vì TB 28 ,85 24 ,48 26 ,66c 2, 75 2, 35 2, 55c... 45,92c 41,13c 4,12c 4,35d 4,87c 4,13c 51,60b 48,32b 55,84b 51,08b 5,42b 5,10b 5,93b 5,42b 56,90a 52, 05a 61,81a 56,12a 6,04a 5,66a 6,57a 5,97a 39,91c 40,02c 40,60d 39,86c 4,03c 4,04e 4,32d 4,08c 49,53b 45,42b 54,71b 50,17b 5 ,20 b 4,79c 5,82b 5 ,21 b 53,32a 50,54a 0, 52 57,90b 55,88a 5,65b 5,50a 0 ,24 5,89b 5,78a 25 ,24 d 28 ,31d 25 ,25 d 25 ,12c 2, 70c 3,03d 2, 12c 2, 49c 30,72b 35,52b 29 ,54b 30,17b 3,40b 3,94b 2, 57b... 86,70b 75,98c 92, 40a 64 ,28 b 44 ,27 c 71,14a 0,64 a b a b c a * * ns VCK 96 gi 92, 10 87,50 92, 80 71,13 55,17 85,13 0,51 Keo gi u K636 VCK 0 gi 24 ,57a 24 ,52a 23 ,87a 24 ,15a 23 ,76a 24 ,09a 0, 82 ns ns ns b c a b c a ** ** ns VCK 24 gi 50 ,26 39 ,25 57,17 31, 02 29,91 68,93 2, 34 VCK 48 gi 71,37b 64,16c 87 ,25 a 50,65b 46,07c 80,65a 1 ,25 ** ** ns b c a b c a * * ns VCK 72 gi 87 ,27 73,30 92, 42 72, 51 52, 78 88,13 0,56... 31 ,29 % t ng lư ng VCK th c ăn thô xanh thu ñư c trong năm và gi m ñư c s thi u h t th c ăn cho gia súc so v i tr ng thu n c Ghine TD58 3.3 Bi n pháp k thu t ch bi n và s d ng 2 cây h ñ u làm th c ăn cho gia súc ăn c 3.3.1 Nghiên c u các bi n pháp làm khô và xác ñ nh hao h t dinh dư ng trong các mùa v khác nhau B ng 3.11 nh hư ng c a phương pháp làm khô và mùa v ñ n t l VCK c a c Stylosanthes CIAT184 và. .. 9,33ab 4,73c 8,93b 4,80ab M cñ sai khác SEM Gi ng Pgi ng *Tư i 0 ,27 8 0,156 * * 53,87a 51 ,23 ab 50,97ab 1,803 103,7ab 104,4ab 103,0ab 2, 307 * ns 25 ,10a 22 ,65b 22 ,53b 12, 72b 13 ,20 ab 12, 5ab 0,9 12 0 ,21 7 * * 6,74a 3,59b 6,03ab 3,58b 5,96b 3,31bc 0 ,25 1 0,1 62 * * 1,02a 0,73ab 0,94b 0,77b 0,96b 0,73ab 0,045 0, 028 * * 125 ,66 139,31 140, 12 247,97 23 9,06 25 2,35 - - - a,b,c,d,e Các ch khác nhau trong cùng 1 hàng ch... 3,19a 3,42ac 2, 90b 4,81d 3,41a 2, 79b 2, 60d 2, 61bc 5,34a 2, 29c 2, 55d - 4,03e 1,91d 2, 47d 2, 48c 115,06 100 100 100 100 1,53 0,69 0,41 0, 32 0 ,22 0,10 0,11 0,04 0,10 0,03 a, b, c, d Các ch khác nhau trong 1 hàng ch s sai khác có ý nghĩa th ng kê P . thuật nhằm phát triển và sử dụng 2 cây họ ñậu (Keo giậu, Stylosanthes) làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài Phát triển và sử dụng 2 giống cây Keo giậu K636 và Stylosanthes. 184 vào sản xuất tại một số vùng sinh thái khác nhau. Nội dung 3 : Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chế biến và sử dụng 2 cây Keo giậu K636 và Stylosanthes CIAT 184 làm thức ăn cho gia súc. cs, 20 02; Nguyễn Khánh Quắc và cs, 1995; Nguyễn Thị Mùi và cs, 20 02; Babayemi và Bamikole, 20 06. Bên cạnh ñó, các nghiên cứu về chế biến cây thức ăn thô xanh cho gia súc và biện pháp kỹ thuật

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w