Bài viết “Dấu ấn văn hóa Tày qua Tản văn của Y Phương” của tác giả Trần Công Văn là bài viết không dài nhưng đã bao quát một vấn đề lớn: những biểu hiện của bản sắc văn hóa Tày trong Tản
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
SÙNG THỊ HƯƠNG
ĐẶC SẮC TẢN VĂN Y PHƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thái Nguyên, năm 2013
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
SÙNG THỊ HƯƠNG
ĐẶC SẮC TẢN VĂN Y PHƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh
Thái Nguyên, năm 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Đặc sắc tản văn Y Phương” dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được tác giả trích dẫn rõ ràng
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm Luận văn và Nhà trường về
sự cam đoan này
Thái Nguyên, tháng 8, năm 2013
Tác giả
Sùng Thị Hương
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh
Xác nhận của khoa chuyên môn
TS Cao Thị Hảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Ban chủ nhiệm Khoa Sau đại học
và các cán bộ Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học cũng như hoàn thành công trình nghiên cứu này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn
Tác giả luận văn
Sùng Thị Hương
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Mục đích nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Đóng góp của luận văn 6
8 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1 VÀI NÉT VỀ TẢN VĂN VÀ NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG TRONG TẢN VĂN CỦA Y PHƯƠNG 7
1.1 Vài nét về tản văn 7
1.1.1 Tản văn - một thể loại của văn xuôi hiện đại 7
1.1.2 Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Y Phương 15
1.2 Tản văn của Y Phương 19
1.21 Bản sắc văn hóa Tày - miền thương nhớ sâu thẳm nhất trong Tản văn của Y Phương 19
1.2.2 Những kỉ niệm thân thương với người thân, bạn bè gắn bó cùng quê hương miền núi 23
1.2.3 Những trải nghiệm trong cuộc đời của Y Phương 25
Chương 2 ĐẶC SẮC NỘI DUNG TẢN VĂN CỦA Y PHƯƠNG 28
2.1 Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người miền núi trong cái nhìn hoài niệm 28 2.1.1 Bức tranh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội trong tản văn của Y Phương 28
2.1.2 Hình ảnh con người miền núi trong tản văn của Y Phương 32
2.2 Cảm hứng chủ đạo trong tản văn của Y Phương 37
Trang 62.2.1 Cảm hứng ngợi ca và khát vọng bảo tồn bản sắc văn hóa Tày trước
“mặt trái” của cơ chế thị trường và quá trình đô thị hóa 372.2.2 Cảm hứng chiêm nghiệm - triết lí về lẽ sống ở đời, về mối quan hệ giữa văn hóa và nhân cách, về số phận của con người 41
Chương 3 ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TẢN VĂN CỦA Y PHƯƠNG 49
3.1 Kết cấu tự do, linh hoạt với sự kết hợp nhiều phương thức, phương tiện nghệ thuật 493.1.1 Kết cấu liên tưởng - đồng hiện trong dòng hoài niệm của nhân vật người trần thuật 503.1.2 Kết cấu “Vòng sóng đồng tâm” 533.2 Kiểu nhân vật người trần thuật ngẫm ngợi, chiêm nghiệm và tự biểu hiện 563.2.1 Kiểu nhân vật người trần thuật “tha hương – hồi cố” mà chiêm nghiệm
về quê hương 563.2.2 Kiểu nhân vật người trần thuật thi sĩ đi tìm chất thơ mang đặc trưng miền núi trong hồi ức 593.3 Bút pháp chấm phá trong tản văn của Y Phương 633.3.1 Bút pháp chấm phá khắc hoạ bức tranh thiên nhiên và xã hội miền núi hiện về trong hồi ức 643.3.2 Bút pháp chấm phá trong tản văn của Y Phương với chân dung con người miền núi hiện về trong hồi ức 653.4 Cấu trúc câu đặc biệt và hệ thống từ láy mới mẻ đầy sáng tạo trong tản văn của Y Phương 693.4.1 Cấu trúc câu đặc biệt trong tản văn của Y Phương 693.4.2 Hệ thống từ ghép, từ láy mới mẻ, đầy sáng tạo trong tản văn của Y Phương 77
KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, bộ phận văn học thiểu số có bản sắc văn hóa riêng và có đóng góp to lớn vào thành tựu chung của nền văn học nước nhà Trong bộ phận văn học thiểu số Việt Nam hiện đại, nhà thơ Y Phương có một vị trí đặc biệt Ông không chỉ là một nhà thơ tài năng từng đạt nhiều giải thưởng cao của thơ ca Việt Nam hiện đại mà còn là tác giả của những tản văn đặc sắc, chiếm được tình yêu và sự mến mộ của đông đảo độc giả Hai tập tản văn của Y Phương “Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm”, “Kungfu người Co Xàu” đã mang lại cho tên tuổi Y phương một vẻ đẹp mới từ những góc nhìn mới
Thể loại tản văn ở Việt Nam ngày càng có một vị trí đặc biệt trong hệ thống các thể loại văn học của nền văn học Việt Nam hiện đại Đã có rất nhiều tác giả thành công với thể loại văn học vừa mang đặc trưng của tác phẩm ký văn học vừa giầu chất thơ này Ví dụ như: Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Băng Sơn, Nguyễn Ngọc Tư và Y Phương với sự kết tinh bản sắc văn hóa Tày độc đáo, có sự giao thoa - tiếp biến với bản sắc văn hóa Việt đã mang lại một “hương sắc riêng” không thể lẫn với tản văn của các nhà văn khác
Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam hiện đại Việc nghiên cứu sáng tác của Y Phương nói chung, tản văn của Y Phương nói riêng không chỉ góp phần nhận diện thành tựu văn học, cá
học thiểu số Việt Nam hiện đại, mà còn qua đó chỉ ra hành trình vận động, phát triển ở phương diện cấu trúc thể loại của thể tản văn trong hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại
Nghiên cứu tản văn của Y Phương, chúng ta nhận ra bản sắc văn hóa Tày đặc sắc như một “tầng vỉa” nằm sâu thẳm trong mạch nguồn cảm hứng của Y Phương Bằng tác phẩm của mình, Y Phương không chỉ biểu hiện tình yêu và lòng tự hào, ý thức bảo lưu, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà còn gián tiếp chứng minh cho một chân lí: - Không có một nghệ sĩ lớn nào ở bất cứ
Trang 8loại hình nghệ thuật nào lại không được nuôi dưỡng và lớn lên từ “dòng sữa” ngọt ngào là truyền thống văn hóa mang tính dân tộc của anh ta Chính truyền thống văn hóa đặc sắc của từng dân tộc sẽ trở thành “hộ chiếu” văn hóa để mỗi nhà văn đi ra thế giới Đặc biệt trong bối cảnh “toàn cầu hóa” hôm nay, đứng trước cuộc “xâm lăng” văn hóa từ các quốc gia phát triển tràn vào các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển, chúng ta càng thấm thía và hiểu sâu sắc hơn một châm ngôn tưởng chừng rất giản dị mà hệ trọng, liên quan đến sự sống còn của mỗi dân tộc mất văn hóa là mất tất cả! Tản văn của Y Phương cũng đã góp một tiếng chuông báo động về tình trạng mai một về văn hóa dân tộc, đã và đang diễn ra trên khắp đất nước ta và từ sự tha hóa về văn hóa ấy sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự mất mát trong nhân cách con người Tản văn của Y Phương đã phản ảnh thực trạng ấy, và qua đó đã gửi gắm những thông điệp văn hóa khẩn khiết tới bạn đọc cả nước
Đã có một số bái báo giới thiệu và phân tích, đánh giá về tản văn Y Phương, nhưng đó mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu có tính sơ lược về tản văn của nhà thơ dân tộc Tày xuất sắc này Một công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về tản văn của Y Phương vẫn còn vắng bóng Đây là lí do khiến chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc sắc tản văn của Y Phương” Nếu công trình nghiên cứu được thực hiện thành công, chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo
bổ ích cho công tác dạy và học chuyên đề văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại trong trường đại học, hệ cử nhân và thạc sĩ văn học nói riêng, và cho những ai yêu mến muốn tìm hiểu nghiên cứu về sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung
2 Lịch sử vấn đề
Thơ của Y Phương sớm thu hút sự quan tâm của bạn đọc và đặc biệt của giới
lí luận phê bình, nghiên cứu văn học Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo, luận văn thạc sĩ tìm hiểu và đánh giá về thơ của Y Phương - nhà thơ được tôn vinh
là một trong những gương mặt thơ Tày sáng giá nhất của thơ Việt Nam hiện đại Nhưng với tản văn của Y Phương, do thời gian công bố tác phẩm còn rất mới mẻ,
số lượng các công trình nghiên cứu về nó còn rất khiêm tốn
Trang 9Bài viết “Dấu ấn văn hóa Tày qua Tản văn của Y Phương” của tác giả Trần Công Văn là bài viết không dài nhưng đã bao quát một vấn đề lớn: những biểu hiện của bản sắc văn hóa Tày trong Tản văn của Y Phương Tác giả đã triển khai ba vấn
đề trong bài viết của mình: Văn hóa ẩm thực của người Tày trong Tản văn của
Y Phương; văn hóa tâm linh của người Tày trong Tản văn của Y Phương; khát vọng bảo tồn văn hóa dân tộc trong Tản văn của Y Phương Trong từng tiểu mục kể trên, Trần Công Văn đã phân tích, chứng minh các ví dụ cụ thể trong Tản văn của Y Phương để đi tới một kết luận khoa học: “dấu ấn văn hóa Tày trong Tản văn Y Phương không chỉ biểu hiện ở ẩm thực, lễ tết, tâm linh mà còn
in đậm trong phương thức thể hiện, từ ngôn ngữ, giọng điệu cho đến hình ảnh đều mang dáng dấp, lối tư duy của người vùng cao ( ) Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm của Y Phương nhẹ nhàng mà tinh tế, giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện, cái rất thực, rất tự nhiên mang hồn cốt của người Tày [51]
Không bao quát một vấn đề lớn rồi luận giải kĩ lưỡng như bài viết của Trần Công Văn, tác giả Tuy Hòa trong bài viết “Một sự công nhận dành cho thể loại Tản văn” Nguồn: (tonvinhvanhoa.doc.vn), chỉ khái lược về Tản văn của Y Phương như một bài điểm sách được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn năm 2010 [52]
Tuy vậy, trong bài viết ngắn này, Tuy Hòa đã chỉ ra một vài nét đặc sắc của Tản văn Y Phương: có một không gian văn hóa Tày độc đáo của vùng núi Cao Bằng; mạch nguồn cảm hứng của Tản văn Y Phương là nỗi nhớ quê hương của một người con xa xứ “Chuyển về Hà Nội sinh sống, Y Phương như một cánh chim khắc khoải đêm ngày nhớ nhung gió chuyển, mây bay” [52]; chất thơ trong Tản văn Y Phương “Tản văn của Y Phương không chinh phục người đọc bằng ánh mắt sắc sảo,
mà bằng cái nhìn âu yếm Có lúc Y Phương cao hứng, tung tẩy ý tứ theo bút pháp nhà thơ” Điều đáng tiếc là trong bài viết này, tác giả khẳng định nhiều mà ít chứng minh cho các kết luận khoa học của mình
Trong bài viết “Tản văn - thể loại không dành cho người viết trẻ?” (Nguồn: phongdiep.net), tác giả Nguyễn Hồng Nga dành nhiều công sức để giới thuyết về thể loại tản văn, giới thiệu một số tác giả trẻ đã thành công với thể loại văn học này,
và trong đó tác giả đã dành cho tản văn của Y Phương lời chào đón trân trọng: “chỉ
Trang 10kể riêng trong một vài năm gần đây, người đọc đã đón nhận nhiều tập tản văn của thế hệ nhà văn đã định hình tên tuổi chào đời Đó là Y Phương, một nhà thơ Tày đã đến và chinh phục những người yêu tản văn với Tháng giêng - tháng giêng một vòng dao quắm”[53] Quả thực, nếu xét ở cương vị nhà thơ, Y Phương là một nhà thơ không còn trẻ và đã thành danh trên thi đàn Việt Nam hiện đại, nhưng ông lại là một nhà văn trẻ khi đột ngột xuất hiện bằng hai tập tản văn được người đọc yêu mến và tìm đọc
Tìm hiểu, đánh giá toàn diện cả hai tập Tản văn của Y Phương với cái nhìn sâu sắc, nhà phê bình Văn học Dân tộc Thiểu số Việt Nam hiện đại Lâm Tiến, với bài viết “Vẫn cứ xanh một màu rừng” đã mang lại cho chúng ta ấn tượng sâu đậm nhất Trong bài viết này, Lâm Tiến đã đề cập đến nhiều nét đặc sắc của Tản văn Y Phương, nhưng nổi bật nhất là: qua tản văn Y Phương đã vẽ
“chân dung tâm hồn” mình chân thật nhất: “ít ai viết tản văn mà lại thể hiện con người mình rõ ràng và thực đến vậy” [34] Đó là hình ảnh quê hương và con người vùng cao Co Xàu đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần Đó là chiều sâu văn hóa Tày trong tản văn Y Phương: “Mỗi tản văn của Y Phương như một lát cắt, một tầng vỉa làm lộ dần chiều sâu văn hóa của quê hương, của dân tộc ( ),
Y Phương viết tản văn với một tầm nhìn chủ động, áp đảo, với một màu xanh của rừng không thể nào pha lẫn” [34]
Như vậy, qua khảo sát, tìm tòi, chúng tôi mới chỉ thấy có một số bài viết bước đầu tìm hiểu, đánh giá về Tản văn của Y Phương, điều đó không tương xứng với giá trị đặc sắc của hai tập tản văn này Bởi vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc sắc tản văn của Y Phương” để thực hiện luận văn của mình Là một người con của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cực Bắc, chúng tôi đã tìm thấy bóng dáng quê hương và con người dân tộc mình ít nhiều qua Tản văn của Y Phương
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai tập tản văn của Y Phương “Kungfu người Co Xàu” – NXB Hội Nhà văn,
2010, “Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm” – NXB Phụ Nữ, 2009
Trang 113.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát, phân tích, đánh giá hai tập tản văn của Y Phương là
ra chúng tôi còn mở rộng so sánh tản văn Y Phương với tản văn của những nhà văn khác như tản văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Băng Sơn, Nguyễn Ngọc Tư
Những công trình nghiên cứu về văn hóa Tày cũng được sử dụng làm tư liệu nhằm góp phần làm nổi bật đối tượng nghiên cứu của luận văn
4 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá những đặc sắc ở một số phương diện nội dung và nghệ thuật của Tản văn Y Phương chúng tôi chỉ ra những mạch nguồn cảm hứng và bản sắc văn hóa Tày đậm nét trong từng trang viết của Y Phương, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo cùng đóng góp của Y Phương cho văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói riêng, và cho nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thống kê, phân tích, đánh giá lí thuyết về tản văn nói chung, từ đó “soi chiếu” vào tản văn của Y Phương Từ cơ sở lý thuyết ấy, chúng tôi khảo sát, đánh giá một số phương diện đặc sắc nhất như cảm hứng nghệ thuật, kết cấu, nhân vật người trần thuật, ngôn ngữ, bức tranh thiên nhiên xã hội và hình ảnh con người miền núi trong tản văn Y Phương, qua đó khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật đặc săc của mảng sáng tác độc đáo này
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn hóa học, dân tộc học )
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê – phân loại
- Phương pháp đối chiếu so sánh
Trang 127 Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính toàn diện về tản văn của
Y Phương Thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của tản văn Y Phương, chúng tôi không chỉ khẳng định tài năng, tâm huyết và cá tính sáng tạo của nhà văn mà còn từ đó khẳng định thành tựu của văn học thiểu số Việt Nam hiện đại Chúng tôi muốn góp phần làm sáng tỏ hơn những đặc trưng thể loại của tản văn trong đời sống thể loại văn học Việt Nam đương đại
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần thư mục tại liệu tham khảo, luận văn
có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về tản văn và những mạch nguồn cảm hứng trong tản văn của Y Phương
Chương 2: Đặc sắc nội dung tản văn của Y Phương
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật tản văn của Y Phương
Trang 13Chương 1 VÀI NÉT VỀ TẢN VĂN VÀ NHỮNG MẠCH NGUỒN
CẢM HỨNG TRONG TẢN VĂN CỦA Y PHƯƠNG
1.1 Vài nét về tản văn
1.1.1 Tản văn - một thể loại của văn xuôi hiện đại
1.1.1.1 Khái niệm tản văn
Ở Việt Nam cách gọi tản văn đến nay còn chưa được thống nhất về mặt nội hàm của khái niệm Còn nhiều ý kiến khác nhau khi định danh về thể loại văn học này Khái niệm tản văn ở Trung Quốc được dùng với ba cấp độ: tản văn theo nghĩa
là văn xuôi; tản văn theo nghĩa là những thể loại ngoài truyện, thơ và kịch; tản văn
Ở một số Từ điển, ngoài cách hiểu là “văn xuôi” thì tản văn còn được hiểu là các loại văn gồm các thể ký và các thể văn khác ngoài truyện, thơ và kịch [8]
Hiện nay ở Việt Nam, khái niệm tản văn được dùng để chỉ một thể loại văn học xác định Trong các cuốn Từ điển Thuật ngữ Văn học, Năm bài giảng thể loại tản văn được dùng như một thuật ngữ chỉ tên thể loại văn học
Xét thực tiễn sáng tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại, qua những tác phẩm được gọi tên là tản văn của những cây bút có tên tuổi như Tản Đà, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Mai Văn Tạo, Nguyễn Khắc Phê, Hoàng Minh Thắng, Thảo Hảo Chúng ta thấy khái niệm tản văn không chỉ được hiểu là văn xuôi như trước mà đã được dùng để chỉ những sáng tác văn xuôi ngắn, bộc bạch trực tiếp cảm xúc, tỉnh cảm, tư tưởng của người viết, trực tiếp bày tỏ
Trang 14chính kiến, bàn luận về vấn đề xã hội nhân sinh, có cốt truyện rõ ràng hoặc cốt truyện “mờ” nhưng xoay quanh tên gọi tản văn vẫn còn có những ý kiến khác nhau chưa phải đã thống nhất Bởi vậy, chúng tôi cố gắng đưa ra cách hiểu của mình về thể loại tản văn như sau: tản văn là những tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc có hoặc không có cốt truyện Tản văn biểu hiện rõ nét “cái tôi” tác giả bởi mỗi tản văn sẽ vẽ lên một chân dung tâm hồn tự họa của người viết Kết cấu của tản
cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ với những liên tưởng bất ngờ, hồi ức gần và xa cùng sự luận giải các vấn đề nhân sinh - xã hội đậm tính chủ quan của người cầm bút Với một nội dung như thế tản văn có phương thức biểu hiện tự do, giọng điệu đa thanh
và ngôn ngữ đa sắc thái, kết hợp linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau (tự sự, trữ tình, huyền ảo ), dung nạp cả chất thơ và chất văn xuôi Có thể nói tản văn là
chọn khái niệm về tản văn trong Từ điển Thuật ngữ Văn học để từ đó có cơ sở triển
khai đề tài của mình: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình,
tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả.”[49,293]
1.1.1.2 Một số đặc trưng cơ bản của tản văn
Thứ nhất Tản văn là những tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc có hoặc
không có cốt truyện
Tản văn là những tác phẩm văn xuôi thường có dung lượng không lớn, phổ biến là những bài văn ngắn ngọn, hàm xúc, có thể là những tiểu phẩm được trình bày dưới dạng một mẩu truyện nhỏ nhằm vẽ lại một vài nét chân dung của ai đó, hoặc kể lại một vài kỷ niệm từng ám ảnh trong ký ức, hay trở về theo dòng hoài niệm, hoặc miêu tả một ấn tượng sâu đậm nào đó dành cho một sự vật, sự kiện, con người có thực trong cuộc đời
Trang 15Sự ngắn gọn của tản văn trước hết có được là do tản văn thường xây dựng kết cấu xoay quanh một tín hiệu thẩm mĩ trung tâm nào đó (Ví dụ như một hình ảnh, sự kiện, một tình huống, một nhân vật ), trong tản văn “Ăn cháo Tiều” của Lý Lan, hình ảnh bát cháo trắng ăn với củ cải muối là một tập quán quen thuộc của người Hoa gốc Triều Châu đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ trung tâm, mọi cảm xúc và suy tư của người viết đều được khêu gợi từ tín hiệu này,
để cuối cùng nỗi thương nhớ cố hương là tư tưởng nghệ thuật, là cảm hứng chính của tản văn này Trong tản văn “Chim Huyền Hạc” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn đã chọn hình ảnh chim Huyền Hạc là tín hiệu thẩm mĩ trung tâm - là biểu tượng cho nhân cách cao đẹp và khát vọng không thành của người chí sĩ [28]
Như vậy, cấu trúc của tản văn thường chọn “hạt nhân” là một tín hiệu thẩm
mĩ trung tâm - một biểu tượng, một hình ảnh có tính tượng trưng để rồi xoay quanh
nó mà “dệt” những trường liên tưởng, đan cài cảm xúc và suy tư Chính lí do này khiến tản văn có quy mô nhỏ gọn, không dàn trải và thường đạt được sự hàm xúc Ở đặc trưng này, tản văn có nét tương đồng với thơ
Tản văn có thể có hoặc không có cốt truyện Ví dụ như: trong tập
“Kungfu người Co Xàu” của Y Phương, tản văn “Tiếng ve cay đắng”, “Trảy khu tư”, “Nhúng xuống thành phố” không có cốt truyện, nhưng tản văn “Bắt khách” lại có cốt truyện tương đối rõ ràng, tuy nhiên cốt truyện trong tản văn không có vai trò và ý nghĩa như cốt truyện trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nó chỉ là cái cớ để người viết trực tiếp bộc bạch tâm trạng và suy nghĩ của mình về một vấn đề nhân sinh nào đó Trong tản văn, hình ảnh và chi tiết nghệ thuật mới là yếu tố quan trọng nhất, là hạt nhân cơ bản nhất Người đọc có thể quên
đi cốt truyện nhưng sẽ còn ám ảnh mãi với những hình ảnh, những chi tiết nghệ thuật có giá trị như những “thi nhãn” trong thơ Đọc tản văn “Uống rượu trong lòng tháp Mỹ Sơn” của Thanh Thảo chúng ta bâng khuâng mãi với hình ảnh một viên gạch Chăm [28] Đọc tản văn “Tập hát Quan họ” của Nguyễn Phan Hách, người đọc không thể không bâng khuâng với sự âm vang, lan tỏa từ một câu hát “huê tình” xứ Kinh Bắc.[28]
Trang 16Thứ hai Tản văn bộc lộ rõ nét “cái tôi” của tác giả
Nếu như trong truyện ngắn hoặc tiểu thuyết, “cái tôi” của tác giả luôn “giấu mình” để cho câu chuyện tự nói lên tất cả, nếu như trong thơ “cái tôi” thường tự bộc
lộ rõ nét về mình nhưng chỉ là bộc lộ thế giới tâm trạng của anh ta (còn các yếu tố
về tiểu sử, nghề nghiệp, gia đình, tính cách của anh ta luôn bị xóa mờ), thì tản văn
là thể loại duy nhất cho ta biết tỉ mỉ, chân xác về “cái tôi” tác giả của nó, ở cả phương diện tâm hồn, tư tưởng, đến các chi tiết xác thực về đời tư của tác giả Nguyên tắc tự biểu hiện đã khiến tác giả của tản văn lấy ngay “cuộc sống của chính mình theo cách hiêu rộng nhất của từ này, làm “chất liệu” để xây dựng tác phẩm Đặc điểm này khiến tản văn vừa gần gũi với ký văn học, vừa gần gũi với thơ, chẳng hạn qua tản văn “Tờ hoa” của Nguyễn Tuân, chúng ta như nhìn thấy chính chân dung tự họa của nhà văn ở cả hai phương diện đời sống tâm hồn và đời sống sinh hoạt thường ngày của ông, hay trong tản văn “Tắc kè nhớ núi” của Y Phương, trước hết người đọc hiểu biết rõ quá trình đi học của nhà văn cùng số bạn bè và thày cô có
Tuấn, nhà thơ Trần Hùng v v
Thứ ba Tản văn viết về người thật, việc thật và sử dụng hư cấu có hạn chế
trong nhưng phạm vi và mức độ nhất định
của chính tác giả trong dòng hoài niệm về một quá khứ đã qua của chính cuộc đời mình: viết về quê hương, về người thân, về những nét đẹp văn hóa của dân tộc mà bản thân thường chiêm nghiệm Đặc biệt, tản văn miêu tả thế giới và con người qua “đôi mắt”, “trái tim”, “trí tuệ” đậm tính chủ quan của chính người viết - người viết trở thành nhân vật người trần thuật chiếm vị trí trung tâm trong tác phẩm, tham gia trực tiếp vào câu chuyện Đặc trưng này khiến tản văn rất gần gũi với tác phẩm
ký văn học ở nguyên tắc viết về người thật, việc thật, chẳng hạn như tản văn:
“Hương sắc ô môi” của Mai Văn Tạo đã khắc họa hình tượng trung tâm - cũng là tín hiệu thẩm mĩ trung tâm là cây ô môi, một loài cây không có gì đặc biệt: “Quả dài thậm thượt, sần sùi, gút mắc, cong cong, đen đúa, cứng đờ như thanh gỗ”[28], và đây cũng không phải là loại cây có giá trị kinh tế khiến người ta phải lo chăm bón nâng niu Nhưng hoa ô môi lại là hình ảnh có thật, là vẻ đẹp riêng của vùng sông
Trang 17nước An Giang khiến cho tác giả say mê, ám ảnh trước vẻ đẹp dân dã của loài hoa
nở vào dịp cuối xuân này: “Nở đỏ bờ kênh, gò đất, làm đẹp xóm làng, làm vui bờ kênh vắng vẻ”[28] So sánh vẻ đẹp của hoa ô môi với vẻ đẹp của hoa đào, người con của sông nước An Giang ấy bộc bạch tâm tư tình cảm của mình với bao kỷ niệm gắn bó cùng loài hoa thân thuộc của quê hương
Trong tản văn “Sử thi buồn” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nguyên tắc tôn trọng “người thật, việc thật” trong tản văn không phải là “chụp ảnh” nguyên xi hiện thực, mà là cái cớ để từ đó người viết mở rộng trường liên tưởng của mình về quá khứ mờ xa, đào sâu nhằm phát hiện nhưng ý nghĩa văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị từ những “người thật việc thật” ấy Trong “Sử thi buồn”, hình ảnh sông Hương trở thành tín hiệu thẩm mĩ trung tâm, để từ đó, nhà văn mở rộng trường liên tưởng tới sông Hoàng Hà trong thơ Lý Bạch, đến những người bạn văn chương của nhà thơ từng xao xuyến với sông Hương như Văn Cao, Trần Dần, Phùng Quán, để cuối cùng nhà văn mở rộng suy tư khi liên tưởng dòng sông Hương với dòng sông lịch
sử - dòng sông văn hóa đã chảy qua kinh thành Huế mà phù sa trầm tích lại là bao tác phẩm văn chương nghệ thuật đã ra đời trên mảnh đất đế đô này: “Có một chiều sương sa, sông Hương mịt mù như cả con sông Ngân Hà đang xuống trần và trôi qua trước mắt tôi Chợt hiện ra một vệt lửa lung linh tiến dần về phía tôi ( ) tôi giật mình kêu lên con thuyền Phan Bội Châu ”[54]
Nếu như truyện ngắn, tiểu thuyết sử dụng hư cấu tự do thì cả tản văn và ký văn học, dù vẫn tôn trọng nguyên tắc tái hiện “người thật việc thật”, nhưng vẫn sử dụng hư cấu có hạn chế trong những phạm vi và ở những mức độ nhất định Hư cấu
có hạn chế được sử dụng trong tản văn ở một số phương diện sau đây:
Sự thật trong đời sống như một tảng đá hoa cương xù xì thô nhám, người viết
tuyệt mĩ Cũng chỉ là đá hoa cương kia thôi, nhưng người viết tản văn đã phải “đục đẽo” loại bỏ những gì thừa thãi, không cần thiết, sửa sang, gọt rũa, để biến khối đã thành pho tượng Công việc ấy đã là hư cấu nghệ thuật rồi Trong tản văn “Ở Đà Tẻ tôi có một que tăm”, Y Phương kể chuyện về một người cháu gái gọi nhà văn là cậu ruột tên là Hoàng Thị Đăm nhà văn không kể lại toàn bộ số phận của người cháu gái này mà chỉ nhấn mạnh đến quãng đời xa xứ của người cháu gái và niềm vui gặp gỡ
Trang 18đến trào nước mắt: “Cháu tôi như một cây phong lá đỏ, ở gần nhà ông bà Cây phong hớn hở chạy như lao ra, ôm chầm lấy tôi Nó thì cười hết cỡ, còn tôi thì khóc Khóc mà không thành tiếng Khóc thầm trong ruột” [13]
Hư cấu có hạn chế trong tản văn còn được sử dụng để tái hiện lại những bức tranh thiên nhiên và bức tranh xã hội đã một đi không trở lại cùng thời gian Nhà văn chỉ có thể làm sống lại những hình ảnh chỉ còn trong kí ức bằng hư cấu Đây là
“Tết quê” hiện về trong hồi ức của Trọng Bảo và cũng nhờ bức tranh vẽ bằng hoài niệm ấy, thế hệ trẻ hôm nay mới biết tết quê ngày xưa có những gì mà làm bao người đọc lại nhói lòng đến vậy: “Ngày tết năm xưa có bao nhiêu trò chơi như bịt mắt đập niêu, đi xe đạp đốt pháo, kéo co, đánh vật, chơi cờ tướng Tiếng trống mùa xuân hội làng nghe náo nức Bây giờ về quê ”[55]
Hư cấu có hạn chế trong tản văn được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất so với kí văn học Ở đây, “người thật việc thật” được chọn làm “tâm điểm” để
từ đó mở ra bao nhiêu vòng sóng “đồng tâm” - Những dòng sóng liên tưởng, tưởng tượng có sự hòa nhuyễn của cả cảm xúc và suy tư, để từ hiện tại trở về quá khứ nghìn năm trước hay mơ tới tương lai trăm năm sau Từ một bát phở Việt mà Nguyễn Tuân suy ngẫm và tôn vinh giá trị của văn hóa ẩm thực Việt.[28] Từ một bát cháo ăn liền đựng trong một chiếc cốc giấy, tác giả Lưu Dung trong tản văn
“Bát cháo của cha” cũng trở về với quá khứ 57 năm trước, sử dụng hư cấu để tái hiện chân dung người cha cùng bát cháo nghèo [28]
Trong tản văn, hư cấu có hạn chế còn được sử dụng khi đặt sự vật, sự việc
và con người vào những trường liên tưởng có tính “lạ hóa”, nhằm tạo ra những vẻ đẹp mới, giá trị mới cho những đối tượng không mới, để sự vật, sự việc quen thuộc ấy vẫn là nó mà không chỉ là nó, độc đáo hấp dẫn và mới mẻ lạ thường Chúng ta hãy nghe Y Phương miêu tả nước mắt của người chị xa quê trong tản văn “Chị em”: “Không thấy bóng dáng người anh chị em ruột thịt Không biết nói tiếng Tày cùng ai Vậy nên nước mắt tan chảy dưới làn da mặt Nước mắt không sao thoát nổi ra ngoài Nước mắt ngấm qua từng chân tóc Làm cho chúng khô ròn như nướng”[13] Hoặc là hư cấu được sử dụng trong tản văn “Rơm” của
Tạ Duy Anh: nhân vật trần thuật xưng “tôi” nhớ lại một đêm nằm trong ổ rơm
mà nghe tiếng rơm thì thầm từ kiếp trước: “Tôi cuộn tròn trong ổ rơm nghe tiếng
Trang 19thì thầm từ kiếp trước: Rơm hy vọng cho tương lai” [ 55] Tiếng nói của rơm thật
kỳ diệu, có được nhờ hư cấu nghệ thuật (bởi nếu chỉ tả người thật, việc thật thì làm sao nghe được tiếng rơm thì thầm từ kiếp trước đã gợi liên tưởng đến những câu thơ có suy tư gần gũi với ý tưởng của Tạ Duy Anh:
“Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng hơi ấm nồng nàn như lửa
Từ những cọng rơm xơ xác gầy gò
Cái vị ngọt nên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người”
(Nguyễn Duy - Hơi ấm ổ rơm)
Đặc biệt hư cấu có hạn chế được người viết tản văn sử dụng để tái hiện tâm trạng vốn mơ hồ của nhân vật trong tác phẩm của mình Trong tản văn “Sử thi buồn”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng hư cấu có hạn chế để tái hiện chân dung
và tâm trạng bà Trần Thị Nữ - người chèo đò cho cụ Phan Bội Châu suốt 15 năm ở Huế: “Hơn 40 năm sau ngày cụ Phan qua đời, tôi được gặp bà Trần Thị Nữ, người
quên hết chuyện đời, chỉ giữ lại một tấm lòng cô trung với nhà yêu nước vĩ đại Bà
kể lại với mọi người đến thăm vô vàn những kỷ niệm về cụ Phan, và nhiều đêm như người mộng du bà quanh quẩn giữa cây lá trong vườn, ngâm vang “Hải ngoại huyết thư” trong tiếng đại bác dội vào thành phố”.[54]
Thứ tư Tản văn sử dụng phương thức nghệ thuật tự do linh hoạt - đa bút pháp
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, trong tản văn, chúng ta bắt gặp chất thơ cùng sự cô đọng hàm xúc, những hình ảnh mang tình biểu tượng rất giống với đặc trưng của tác phẩm trữ tình, sự dồn nén dung lượng hiện thực tối đa vào phạm vi câu chữ ngắn ngọn, cùng ý tứ, cốt truyện của truyện ngắn, viết về “người thật, việc thật” và nguyên tắc tự biểu hiện của cái “tôi” tác giả giống như tác phẩm ký văn học Với thế mạnh này, tản văn là thể loại có thể dung hòa mọi phương thức nghệ thuật như tự sự, trữ tình, ký, nghị luận chính trị xã hội Và tương ứng với phương thức nghệ thuật tự do linh hoạt này là sự đa dạng của các bút pháp nghệ thuật Đây
là một nhận định có tính khái quát chung cho thể loại tản văn Còn ở mỗi tản văn
Trang 20riêng lẻ thường chỉ sử dụng một bút pháp nghệ thuật, tô đậm một sắc thái thẩm mĩ
mà thôi Chẳng hạn như một số tản văn của Phùng Tất Đắc, nghèo chất thơ nhưng lại giàu chất văn xuôi, gắn với sự xù xì, thô nhám của đời thường đa tạp Ông dùng bút pháp của thể văn nghị luận chính trị, xã hội để mổ xẻ, phân tích, lí giải về những
“ung nhọt” của xã hội Việt Nam trước 1945 Trong tản văn “Lời người bán cám”, nhà văn tái hiện một cảnh tượng bi thảm xuất hiện ở một chợ thuộc tỉnh Nam:
“Nhân khi ngồi trong một hàng bán cám ở tỉnh Nam, tôi thấy mấy người nhà quê đang cúi lom khom trên mấy nong cám, lấy tay vốc một chút bỏ vào mồm, nếm ra
vẻ ngon lành lắm” Thì ra đó là những người đói ăn giả vờ đi mua cám, lấy cớ nếm cám để kiếm chút thức ăn cho qua cơn đói khát Từ việc nếm cám kể trên, nhà văn
đầy máu và nước mắt này: “Thời buổi văn mình vật chất mà có người cơ cực về vật chất còn hơn loài cầm thú”[28] Để rồi sau khi phân tích, luận giải về thảm cảnh trên, nhà văn kín đáo mỉa mai các chính sách hà khắc của thực dân phong kiên đã đẩy đồng bào ta đến bước đường cùng
Ngược lại với bút pháp hiện thực, cùng những yếu tố của thể văn nghị luận chính trị xã hội xuất hiện trong tản văn của Phùng Tất Đắc, chúng ta gặp chất thơ và bút pháp trữ tình trong tản văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
“Sương mù là một nét phong vận riêng của sông Hương, xuất hiện khoảng cuối xuân đến đầu hạ vào tinh mơ, cuối chiều và những đêm trăng lạnh; cũng nhiều khi ghé lại bất ngờ như một gã lãng du Nhiều tháng dài thành phố hư ảo trong sương, dòng sông mịt mù trôi trong cơn mê dại, chỉ còn ánh lửa thuyền chài lay động ý thức giữa cõi thực và cõi mộng”[54]
Còn đây là bút pháp tả thực với giọng điệu bông đùa, suồng sã rất gần gũi với thể ký “bám sát” người thật việc thật: “Truyện tranh vào Việt Nam từ năm
tình cờ đi công tác ở Nhật, bất ngờ “chộp” được một bộ Doremon, thế là chú đem
về Việt Nam in rồi bán thật thà hơn đếm Mà chú ấy là giám đốc nhà xuất bản Kim Đồng mới gớm, cũng may chú Thắng ngây thơ như thế, thì mình mới có Doremon
mà đọc, chứ chú mà đàm phán bản quyền thì chắc giá bản quyền sẽ làm chú ngất lên ngất xuống, mà mình sẽ chắng có đếch truyện gì mà đọc” [56]
Trang 21Nếu như hàng loạt tản văn của Băng Sơn đều giàu chất thơ và sử dụng bút pháp trữ tình như “Quả thu”, “Hoa xuân”, “Chim thành phố” thì tản văn của Nguyễn Ngọc
Tư lại gần gũi với truyện ngắn và ký: “Sư tử không ăn cỏ” có sự “pha trộn” trong bút pháp vừa tự sự vừa trữ tình, vừa có chút trào phúng: “Ờ, bản chất siêu nhân là đánh nhau, không thì năm anh em đó thành lập ban nhạc chớ làm siêu nhân chi? Mà kẻ xấu lộng hành vậy siêu nhân không đánh thì ai đánh???”[55] Như vậy, dù thể loại tản văn
ở nước ngoài và ở Việt Nam vẫn còn những định nghĩa khác nhau, và điều đó là tất yếu bởi thực tiến sáng tác của tản văn thì phong phú sinh động và đang biến đổi không ngừng trong sự giao thoa - tiếp biến với các thể loại văn học khác, mà lý thuyết được
sử dụng để định danh tản văn thì ít nhiều vẫn có sự hạn hẹp, tính quy phạm, cùng sự
“chậm chạp” của nó Tuy nhiên, qua khảo sát hàng loạt tản văn xuất hiện ở Việt Nam
từ đầu thế kỷ XX đến nay, qua một loạt tên tuổi tiêu biểu đã “vang bóng một thời” như Tản Đà, Nguyễn Tuân, Phùng Tất Đắc, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, đến những cây bút viết tản văn tiêu biểu gần đây như Băng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc
Tư, Y Phương Chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách hiểu còn hạn hẹp của mình về khái niệm tản văn và khắc họa một số đặc trưng cơ bản của thể loại văn học có cấu trúc thể loại chưa hoàn kết này Chúng ta sẽ bắt gặp một số đặc trưng của truyện ngắn, ký, thơ, văn nghị luận trong tản văn Bởi vậy mà có sự “chung sống hòa bình” của rất nhiều phương thức nghệ thuật khác nhau, bút pháp nghệ thuật khác nhau trong thể loại văn học tưởng chừng rất nhỏ bé và khiêm tốn này
1.1.2 Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Y Phương
Nhà thơ Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước Ông sinh 24/12/1948 tại Trùng Khánh - Cao Bằng hiện đang sinh sống tại Hà Nội Ông nhập ngũ năm 1968, sau đó ông học trường Điện Ảnh Việt Nam khóa 1976 - 1979 rồi chuyển ngành (1981) Y Phương theo học trường viết văn Nguyễn Du khóa 1983 - 1985 Ông từng đảm nhiệm chức Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cao Bằng, là chủ tịch hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng, từng là ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa 6, và hiện đang công tác tại Hội nhà văn Việt Nam
Y Phương bắt đầu làm thơ và có sáng tác đăng báo từ khi còn là một chiến sĩ bộ đội đặc công Ông đến với thơ, và gắn bó với thơ như một duyên nghiệp và lẽ sống
Trang 22Ông là một nhà thơ xuất sắc với sự nghiệp văn chương đáng khâm phục, là tác giả của sáu tập thơ và hai tập tản văn, và đã đạt nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật
Các tác phẩm tiêu biểu:
Tiếng hát tháng giêng (thơ, 1986)
Lời chúc (thơ, 1987)
Đàn then (thơ, 1996)
Thơ Y Phương (thơ, 2000)
Thất tàng lồm (Ngược sóng, thơ song ngữ Tày - Việt, 2006)
Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm (Tản văn), 2009
Kungfu người Co Xàu (chân dung và tản văn 2010)
Giải thưởng:
Giải A Hội nhà văn Việt Nam, 1987 (Tiếng hát tháng giêng - thơ)
Giải A Hội nhà văn Việt Nam, 1992 (Lời chúc - thơ)
Giải B (không có giải A) Bộ quốc phòng, 2000 (Chín tháng - Trường ca) Giải Nhất cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1984 (Chùm thơ: Phòng tuyến Khau Liêu, Tên Làng, Nói với con)
Và nhiều giải thưởng khác của Tuần báo Văn nghệ
Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật (3 tập thơ Tiếng hát tháng giêng, Chín tháng, Lời chúc)
Hồn thơ Y Phương là sự kết tinh từ khả năng nghệ thuật thiên phú, từ một quá trình lao động nghệ thuật gian khổ và đã trở thành lẽ sống, từ vốn văn hóa sâu rộng được khởi nguồn từ nền văn hóa Tày đặc sắc Và sâu thẳm hơn cả là một tình yêu lớn dành cho quê hương đất nước của Y Phương
* Vài nét về thơ của Y Phương
Y Phương là một gương mặt xuất sắc của nền thơ Tày hiện đại, bên cạnh Dương Thuấn, Mai Liễu Thơ ông đã có một vị trí danh dự trên thi đàn Việt Nam đương đại Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài báo, luận văn tìm hiểu về thơ của Y Phương Chúng tôi muốn khái lược một số nhận xét về thơ Y Phương của một số nhà nghiên cứu - phê bình văn học, nhà thơ, nhà văn nổi
Trang 23tiếng, để từ đó có thêm hiểu biết toàn diện về cá tính sáng tạo độc đáo của Y Phương - một “chìa khóa” quan trọng để “mở cánh cửa” ngôi nhà nghệ thuật gồm cả thơ và tản văn của nhà thơ này
Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã ví tập thơ “Tiếng hát tháng Giêng” của Y Phương như “đóa hoa đầu mùa” hứa hẹn một mùa hoa rực rỡ sẽ xuất hiện sau đó:
“câu thơ anh tự do phóng khoáng như một bản nhạc của núi rừng ( ) Y Phương là nhà thơ, một nhà thơ miền núi mới mẻ, thơ anh vừa dân tộc, nhưng có cái gì hiện đại, hôm nay và mai sau” [12,246] Sau nhận xét này của Tế Hanh, nhà thơ Phạm
Hổ cũng dành cho “Tiếng hát tháng Giêng” của Y Phương những tình cảm yêu mến, trân trọng: “đọc thơ hay tôi thường bàng hoàng và sửng sốt ( ) tôi đã trân trọng và yêu quý thơ anh ngay từ đầu” [12,248]
Nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn lại chỉ ra những triết lý nhân sinh không “đại ngôn” mà trầm lắng, ẩn kín vì được chắt lọc từ “những vị đời anh từng nếm trải trên những bước đường ấy” [12,259] Chu Văn Sơn còn phát hiện ra “chất suy tư” và giọng điệu trữ tình chủ đạo trong thơ của Y Phương: “cái điềm tĩnh của suy tư, không phải lối sôi nổi giãi bày cảm xúc, kể lể lại sự kiện cho đã, cho thỏa mãn cái tôi, tất cả đã lắng vào suy tư, suy tư lắng vào những câu gọn, chắc ngỡ chỉ thuần duy lí, ngỡ khước từ tất cả những vần nhạc thông thường” [15,268] Đặc biệt, Chu Văn Sơn nhấn mạnh sự kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố truyền thống và hiện đại trong thơ của Y Phương: “Yếu tố hiện đại đã tìm thấy một cơ chế kết hợp hợp lí nào
đó với yếu tố truyền thống, điều khiến cơ chế ấy không thể là gì khác hơn lòng thiết tha với quê hương xứ sở, dân tộc” [12,269]
Tập thơ “ Lời chúc”của Y Phương là tiếng hát mới của Y Phương, vẫn giọng điệu ấy nhưng ngân xa và trầm sâu hơn: “không bằng lòng với cách diễn đạt cũ, cố gắng tìm cách nhìn, cách nói mới với những chuyện vốn là muôn thuở, có được những bài, những câu như vậy trong tình hình thơ hiện nay thật quý” [12,201] Nhà thơ Trúc Thông lại phát hiện một năng lực văn hóa hiếm có của Y Phương: không chỉ tái hiện bản sắc văn hóa Tày của mình mà còn tiếp tục khám phá về văn hóa dân tộc mình: “Y Phương căng thẳng xuyên sâu vào những tầng vỉa vô hình của đời sống dân tộc anh ( ) Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm dụng chất
Trang 24dân tộc Qua tất cả những cảnh, hướng sinh hoạt vật chất và tinh thần hiện thực, những đam mê và đau khổ trần trụi, những chìm lặng không sao nói hết và sự thật cuộc đời Y Phương tiếp tục phát hiện về dân tộc mình” [12, 273]
Tập thơ “Đàn then” của Y Phương ra đời và tiếp tục nhận được sự yêu quý trân trọng của độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình văn học: “bằng bút pháp điêu luyện, ngôn ngữ chọn lọc, giữ được sự tinh tế của tình cảm pha lẫn cái dung dị mộc mạc đầy chất núi rừng” [12,287]
Nhà văn Tạ Duy Anh lại có cách ví von độc đáo để đánh giá về thơ Y Phương: “như rượu ngon, thơ ông càng để lâu càng ngấm thời gian, có điều kiện để thanh lọc những tạp chất, trở nên tinh khiết; ông biết nhấn xuống cái ồn
ào của bề mặt cuộc sống tìm đến cái tinh chất thơ ngọt ngào chắt ra từ tâm hồn
Y Phương, đúng hơn là nó tự trào ra khỏi tâm hồn ông, lại được nấu từ thứ men đắng của cuộc đời ông” [12,291]
Đánh giá trường ca “Chín tháng” của Y Phương, nhà thơ Đỗ Trung Lai viết: “Y phương là một giọng điệu riêng trộn lẫn hài hòa lối nghĩ, lối nói của dân tộc anh với khả năng biểu cảm của tiếng Việt không bị rơi vào cảnh “xếp hàng một phía sau” trong việc viết trường ca như nhiều người làm trường ca khác”[12, 302] PGS.TS Trần Thị Việt Trung đã đánh giá thơ Y Phương một cách toàn diện trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, đặc biệt khẳng định sự kết hợp cả tinh thần dân tộc và tinh thần hiện đại trong thơ ông: “Có thể khẳng định Y Phương đã vươn tới sự hài hòa giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong sáng tác của mình” [37,217] Có thể nói nhận định này không chỉ đúng với thơ mà còn đúng với tản văn của Y Phương
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã chỉ ra cái “thần” của thơ Y Phương – cũng là mặt mạnh nhất, đặc sắc nhất của thơ ông: “bình dị, chân chất, hồn nhiên, giấu cất
mà còn he hé lộ thiên, lặng lẽ mà bùng nổ, nhẩn nha như chính cuộc đời ông, con người ông Gặp thoáng qua bằng tay xã giao, đọc thoáng qua bằng cặp mắt xa lạ sẽ thấy anh này thơ nhàn nhạt, lạnh lẽo, tửng tưng, cứ nhấp nha nhấp nhổm những núi cùng non Nhưng nếu dùng tấm lòng để gặp, để đọc Y Phương và thơ anh sẽ không còn thấy nhàn nhạt, lành lạnh nữa mà lại âm ấm, mằn mặn, mặn mòi như thể những câu thơ của ông như thể cũng biết ứa nước mắt vậy” [12, 302]
Trang 25Những câu thơ “biết ứa nước mắt” là cách nói hình ảnh của Trần Mạnh Hảo nhằm khẳng định nét đặc sắc nhất của thơ Y Phương: tình yêu thương thành thực và mãnh liệt dành cho con người, cho quê hương, đất nước và dân tộc mình Nếu thiếu
đi tình yêu thương thành thực và mãnh liệt ấy, mọi kĩ xảo ngôn từ là vô nghĩa
Có thể nói những nhận định về thơ của Y Phương đã gợi ý rất nhiều cho chúng tôi khi tìm hiểu tản văn của Y Phương Có thể ví phong cách nghệ thuật Y Phương là một gốc cây vững chãi, đầy sức sống đã sinh ra hai nhánh cây mạnh khỏe là thơ và tản văn của ông Tuy mang đặc trưng thể loại khác nhau nhưng giọt máu nào chảy ra từ một trái tim chẳng đỏ thắm?! Những gì ông không nói hết được bằng thơ thì gửi vào tản văn (và ngược lại)
1.2 Tản văn của Y Phương
Với hai tập tản văn “Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm” (2009);
“Kungfu người Co Xàu” (2010), Y Phương đã in một dấu ấn mới, thành công mới trong sự nghiệp sáng tác của mình
Chúng tôi thấy có những “mạch nguồn” cảm hứng sau đây trong Tản văn của
đã đạt được hiệu quả nghệ thuật ấy Cảm hứng hoài niệm trong Tản văn của Y Phương được khơi nguồn từ nhiều đối tượng thẩm mĩ Nhưng đối tượng thẩm mĩ trung tâm nhất là bản sắc văn hóa Tày Nói bản sắc văn hóa Tày chứ không phải là
Trang 26truyền thống văn hóa Tày là bởi vì trong dòng văn hóa Tày mênh mông ấy, nhà văn chỉ chọn lựa những nét văn hóa đặc sắc nhất đã kết tinh thành bản sắc, đã trở thành đối tượng thẩm mĩ để mình thương nhớ không nguôi Trong bản sắc văn hóa ấy, tản văn của Y Phương là những tiếng gọi thầm tha thiết, vọng về quá khứ, tìm về một
số phương diện văn hóa sau đây
Thứ nhất: văn hóa ẩm thực của người Tày
Văn hóa ẩm thực của người Tày được tái hiện trong nhiều tản văn Trong tản văn “Tết về làng người trời”, Y Phương tự hào giới thiệu về một đặc sản trong nhiều văn hóa ẩm thực của quê hương Cao Bằng - vùng đất mà theo tác giả: “Tôi thấy người Cao Bằng sành ăn vào loại nhất nhì nước Nam mình Bởi nơi đây, từng tiếp thu hai luồng văn hóa ẩm thực lớn Đó là nguồn văn hóa của người Hán và người Việt Cộng với bản địa làm nên một vùng văn hóa lưỡng, tam hợp tiếp biến độc đáo” [13, 86] Để chứng minh cho nhận định ấy, nhà văn đã giới thiệu về “Giò Mục Mã” với bao vui sướng tự hào: các công đoạn làm giò, cách thức ăn giò của người sành ăn và thú vị nhất là cái ngon của giò Mục Mã - một sản phẩm văn hóa
ẩm thực của quê hương: “Bóc giò ra ta thấy có màu trắng pha màu hồng nhạt Mặt ngoài rỗ như tăm châm Giò có mùi thơm, vị ngọt Cắn ngập cả hai hàm răng nghe tiếng rốp chen tiếp rập Nước miếng tứa ra kẹp chặt lấy cùi giò” [13,86] Bên cạnh
đó, bằng thủ pháp so sánh liên tưởng độc đáo, nhà văn thương nhớ về rượu và hơi rượu nồng nàn của vùng đất biên thùy này: “Hơi rượu trong sương lan nhanh ra hai mép sông Nước sông len lén trôi chỉ sợ mùi rượu thức ( ) Hạt rượu lăn tới đâu, ta yêu người xưa người xa tới đấy” [13,88] Hình như đấy không chỉ là rượu nữa mà là một phần “hồn vía” của vùng quê này
Đặc biệt tản văn “Rau tập tàng quê ngoại” kể về chuyện ẩm thực mà không phải để nói về ẩm thực Bát canh rau tập tàng trong bữa ăn nghèo của một tuổi thơ
xa lắc lại mang một vẻ đẹp kì diệu, vẻ đẹp của tình yêu thương cha mẹ dành cho
nước con Bể nước lúc nào cũng nghi ngút bốc khói Khói bò lan ra miệng bát, rồi vòng vèo trèo lên mâm cơm Từ mâm cơm khói trèo lên đầu người ( ) Nhờ có hương thơm rau tập tàng bay ra lan tỏa, làm cho mâm cơm nhà tôi đẹp một cách lạ lùng Cha mẹ nhìn nhau qua làn khói trắng đục, mỏng như sữa và mỏng tang ”
Trang 27[13,141] Người đọc nghĩ nhà văn sẽ từ bát canh rau tập tàng ấy mà ôn nghèo kể khổ, mà ngợi ca tình yêu thương của cha mẹ dành cho con, sẽ biến bữa cơm nghèo thành bữa cơm tình nghĩa Nhưng không! Cấu tứ của tác phẩm đột ngột chuyển hướng bởi một liên tưởng bất ngờ: ăn nhiều rau thì người thiện, ăn nhiều thịt thì người dễ ác hơn: “Nhờ ăn cơm ăn rau nên trí tuệ con người thông mình sáng láng, tính tình người nhu mì hiền lành Còn loài thú chỉ biết ăn thịt Nên chúng ngu ngốc, dốt nát và cực kì hung ác ( ) hễ ai cả đời nghiện thịt, đôi khi họ cũng nổi khùng lên, tính ác gần như loài thú” [13,142 - 143]
Thứ hai: Nỗi thương nhớ những phong tập tập quán đặc sắc của người Tày như cưới hỏi, văn hóa chợ, lễ tết, ma chay
Y Phương thương nhớ về những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình đang mai một dần trước “cơn bão” của văn minh đô thị, mặt trái của cơ chế thị trường Tản văn “Áo tân thời bước vào cửa vóng” được cấu tứ từ tâm trạng vừa hoài niệm về cái đang phôi pha, vừa bứt rứt về cái mới hình như không hề ăn nhập với tâm hồn Tày - văn hóa Tày truyền thống - nó như cái áo tân thời của người Kinh đang bước qua cửa ngôi nhà sàn cổ kính của người Tày Để từ sự trớ trêu ấy, nhà văn như bay ngược thời gian, tìm về với lễ cưới hỏi truyền thống của người Tày:
“Vẫn còn đâu đó cảnh gồng gánh chăn hồng thêu thổ cẩm Vẫn còn đâu đó cảnh cho nồi nhôm vào tủ, chậu đồng dùng cho vào dậu Vẫn còn đâu đó cảnh khiêng vác hòm xiểng bằng gỗ thông Bảo Lạc Cả đám quá cưới cồng kềnh xanh xanh đỏ đỏ theo cô dâu về nhà chồng ( ) bóng dáng mẹ ta, chị ta, em gái ta trong sắc áo chàm
ở các lễ hội và cưới xin” [13,122-123] Và còn rất nhiều phong tục tập quán của người Tày đã được tác giả tái hiện với bao thương nhớ và có phần ngậm ngùi tiếc
nuối: Tết Anh cả, Thanh minh trong tiết tháng ba, Còn một cái tết vía trâu, Khai
pác Kin gò, Tết về làng người trời, Bản nhạc mùa thu Tất cả những phong tục tập
quán ấy như “Phù sa” ngọt lành bồi đắp cho tâm hồn tác giả
Thứ ba: Văn hóa tâm linh của người Tày
Trong hàng loạt tản văn của Y Phương, văn hóa tâm linh của người Tày đã trở thành “Điểm tựa giá trị”, thành cội nguồn cho cảm hứng sáng tạo Đó là các tản
văn “Ánh sáng đêm giao thừa”, “Nháo nhào ma xay thóc”, “Về làng Đá”
Trang 28Trong tản văn “Người bé nhỏ, hồn nó lớn”, Y Phương tái hiện quan niệm về
“Hồn” mà người Tày gọi là “Khoăn”, về mẹ Hoa và bàn thờ mẹ Hoa trong các gia đình người Tày, quan niệm “ Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” không chỉ của người Tày mà của cả cư dân ở châu Á (“Về làng Đá”) Đặc biệt, trong tản văn
“Nháo nhào ma xay thóc”, Y Phương miêu tả thật sinh động quan niệm về một loại
“ma” chỉ có trong văn hóa tâm linh của người Tày: “Ma xay thóc là linh hồn của những đứa trẻ chẳng may mà chết Chúng nó đùa nghịch hơn thuở còn trên dương thế Trời đất quay cuồng trong tiếng hét hú Trong guồng chân chạy trong vòng tay cấu véo Làm ma nên chúng chẳng coi ai ra gì” [13,81]
Thứ tư: Tiếng Tày và dân ca Tày
Ít có nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam nào viết về tiếng nói của dân tộc mình một cách ngưỡng mộ và thương mến như Y Phương Tiếng Tày không chỉ còn là ngôn ngữ - một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất mà là máu, nước mắt, sự sống của nhà văn: “Khi tới bến xe Mỹ Đình, xuống xe, bà cụ nháo nhào tìm gặp tôi ( ) cụ nói với tôi bằng tiếng Tày Quảng Nguyên rành rọt Tôi nghe thân thiết như mẹ đẻ, như chị gái Tiếng mẹ mình xuất hiện ở một nơi xa lạ, tự nhiên tôi nổi hết da gà” [13,39]
Với tản văn “Vẫn còn một nơi sạch sẽ”, tiếng Tày được ví với tiếng quê hương ngọt lành đang tha thiết gọi những đứa con xa trở về: “Chú Bình ( ) vồn vã chào hỏi tôi bằng tiếng mẹ đẻ Tôi nghe xúc động buốt nhói tận buồng tim lá gan
Vì đã khá lâu, anh em tôi mới được hàn huyên chuyện trò bằng tiếng Tày ( ) Nghe như có tiếng róc rách con suối dòng thác ven rừng Như tiếng đồng cỏ dưới chân núi Hoa ( ) Ôi! Thân thương da diết dâng lên mùi hương đồng quê ta” [13,182]
Chính tiếng Tày ấy là chất liệu để hình thành dân ca Tày - con thuyền mộc mạc mà tinh tế, chở tâm hồn Tày từ quá khứ, qua hiện tại và đến tương lai Tản văn
“Bản nhạc mùa thu” đã làm sống lại phong tục hát đối đáp bằng các điệu hát Lượn:
“Hôm nay đi chợ trời tối rồi
Khắp làng hỏi trọ mãi không thôi
Chủ nhà thương tình mới cho trọ
Giờ này chủ bản hỏi gì tôi
Trang 29Cuộc hát bén lên Họ cò cưa từ đầu hôm tới sáng” [13,107] Chính dân ca Tày nói riêng, văn học dân gian Tày nói chung đã trở thành chất liệu văn hóa cho sáng tác của nhà văn, là “dòng sông” ân tình để tâm hồn nhà văn đi về, “ngụp lặn” trong đó mà nhận lại cho mình bao tinh túy ngọt lành
Thứ năm: Văn hóa võ thuật và truyền thống anh hùng của người Tày
Tản văn “Kungfu người Co Xàu” là tản văn đặc sắc nhất Nó lôi cuốn người đọc trước hết bởi cái lạ: - người Tày có Kungfu?
Sau chút hoài nghi và bỡ ngỡ, chúng ta say mê cùng tác giả trở về với văn hóa võ thuật và truyền thống anh hùng của người Tày ở Co Xàu Đó là những thế võ – những vũ khí độc đáo chưa gặp ở bất cứ dân tộc nào: chiếc khăn mặt nhúng nước hoặc nhúng nước vôi, ớt bột thì sẽ trở thành một vũ khí đặc biệt: “Chiếc khăn cuộn chặt lấy vòng cổ, vòng tay, làm đối phương đánh rơi dao kiếm” [13,72] Đó còn là
“Miếng công lực bí truyền” đánh địch bằng khí công Nhưng kì lạ nhất là người Co Xàu huấn luyện trâu, bò, dê, ngựa hợp sức tấn công kẻ cướp, huấn luyện Hổ và thu phục chúng bằng thuốc phiện để chúng giết giặc Tiếp nối truyền thống cha ông đánh đuổi kẻ cướp, giặc Cờ Đen, Cờ Vàng, người Co Xàu trong chống Pháp cũng
đã lập một sự tích anh hùng: năm 1947, ông Hứa Văn Khả đã làm ra khẩu đại bác hoàn toàn bằng gỗ nghiến, đặt tên là Sàng Là: “Khẩu súng Sàng Là nện xuống đầu giặc Pháp khi chúng đang hành quân qua đèo” [13,76]
1.2.2 Những kỉ niệm thân thương với người thân, bạn bè gắn bó cùng quê hương miền núi
Có rất nhiều tản văn của Y Phương được khơi nguồn cảm hứng từ những kỉ
niệm máu thịt này: Thư gửi bạn chăn trâu, Chị em, Ở Đà Tẻ tôi có một que tăm,
Tắc Kè nhớ núi, Lớp vỡ lòng
Kỉ niệm với những người thân đã cách biệt cùng tác giả đã trở thành đối tượng thẩm mĩ để gợi thương gợi nhớ Điều đặc biệt để những người thân ấy trở thành nhân vật văn học trong Tản văn của Y Phương là họ đều gắn bó máu thịt với văn hóa Tày, trở thành một “sắc màu” đẹp đẽ trong bức tranh văn hóa Tày đa sắc thái Nhân vật người chị trong “Chị em” là một nhân vật như thế: “Quê hương tươi rói hiện lên nét mặt người kể Chiều đến góc nào cũng thấy người chị tôi rơn rớn
Trang 30xanh Một màu xanh cỏ cây, sông suối, núi non hiền hòa Một màu xanh non tươi tận tụy Một màu xanh chịu đựng và gắng gỏi Quê hương phập phồng lên hơi thở Thở càng sâu quê hương càng xa” [13,15] Người chị ấy đã hóa thành quê hương, thành biểu tượng cho vẻ đẹp tinh thần “hiền hòa”, “chịu đựng và gắng gỏi” của người phụ nữ Tày Chỉ kể một câu chuyện nhỏ về người chị của mình, tác giả cho người đọc thấy cả vẻ đẹp văn hóa của quê hương và vẻ đẹp ở cả ngoại hình cũng như trong tâm hồn người phụ nữ dân tộc mình Tài năng và tâm huyết của nhà văn được thể hiện qua từng chi tiết, con người tưởng chừng rất nhỏ bé ấy Thì ra một tác phẩm văn học hay không phụ thuộc vào dung lượng của nó lớn hay nhỏ, vài trang hay vài nghìn trang, kể về điều vĩ đại hay điều bình thường Tản văn đặt cạnh tiểu thuyết thì chỉ như một “giọt nước” đặt cạnh “đại dương” Nhưng qua “giọt nước” ấy
ta sẽ thấy cả “bầu trời”!
Viết về bạn bè thân thiết, Y Phương cũng đã có những trang việt thật xúc động “Thư gửi bạn chăn trâu” làm sống lại một thời thơ ấu thơ trong trẻo và lung linh Những kỉ niệm nghịch ngợm tuổi học trò, thủa chăn trâu đốt lửa nướng khoai trên đồng, được tái hiện gắn với những nét đặc trưng riêng của miền núi, được đặc
tả bằng bút pháp vừa tự sự vừa trữ tình, tạo ra một “hương vị” riêng chỉ có trong tản văn Y Phương: “Mùi khoai nướng đánh thức các cơ quan khứu giác, vị giác, đồng loạt lổm ngổm đòi ăn Trời ơi! Nhai cái thứ này ngọt từ kẽ răng ngọt xuống đến gót chân Thơm từ vải áo chàm đến chiếc móng tay ( ) Hai dái tai rung rinh sáng như hai nụ điện Ngon qua Ngon đến mức cắt hai màng tai rơi ra mà không biết đau” [13,12] Còn biết bao chân dung bạn bè, đặc biệt là bạn văn chương của nhà văn được tái hiện qua cái nhìn nghệ thuật vừa đằm thắm nghĩa tình, vừa có phần tinh nghịch, hài hước: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Pờ Sảo Mìn, Trần Đăng Khoa, Cao Duy Sơn, Hoàng Quảng Uyên, Trần Hùng Đọc những tản văn ấy, chúng ta không chỉ thấy các đối tượng trần thuật mà còn gặp nhân vật người trần thuật vừa nhân ái, tình nghĩa, vừa hóm hỉnh và có phần tinh quái: “Úi trời! Cái chỗ ý rắn đanh, nhọn hoắt như một con ốc núi Con ốc núi vừa ăn no phè lè Nó chình ình ra
cả ba chiều bốn mặt Con ốc núi bèn nghiêng bên này, lắc bên kia ( ) Giời ạ Thế
có phí của tôi không? Cho em xin tí thần đồng đi Khoa” [13,235]
Trang 311.2.3 Những trải nghiệm trong cuộc đời của Y Phương
Y Phương từng là một anh giải phóng quân vào miền Nam chiến đấu, làm nghề tự do, chủ tịch Hội Văn nghệ Cao Bằng, nhà thơ, nhà văn Những trải nghiệm có cả ngọt ngào và đắng cay đã trở thành “Nguồn sống” để từ đó dòng sông cảm hứng chảy say đắm theo hai nhánh: thơ và tản văn Trong tản văn, Y Phương nhớ về đồng đội và những gian khổ hi sinh ở chiến trường (“Trảy Khu Tư”), nhớ về những ngày tháng bao cấp đói khổ, làm đậu phụ và nấu rượu bán (“Tiếng ve cay đắng”), rồi nỗi xót xa ngậm ngùi khi chứng kiến mặt trái của cơ chế thị trường như cơn lũ cuốn phăng bao điều tốt đẹp trong truyền thống văn hóa của quê hương (“Bắt khách”, “Bơm kim tiêm rải trắng nương ngô”, “Áo tân thời bước vào cửa Vóng”, “ Giỏ nhà ai” )
Trong những trải nghiệm của một cuộc đời nhiều va đập, giàu vốn sống có một “mảng” đời sống được nhà văn dành nhiều tâm huyết nhất, nó đã trở thành “Cái nôi” để “ru” nguồn cảm hứng sáng tạo của nhà văn: đó là nỗi cô đơn, có phần bơ vơ lạc lõng của một con người miền núi tha hương đang từng giờ, từng ngày vọng cố
hương Hàng loạt tản văn của Y Phương đã ra đời từ “ngọn nguồn” này: Nhúng
xuống thành phố; Tiếng ve cay đắng; Núi non chất ngất; Những người đàn bà hút Sục Dín; Vẫn còn một nơi sạch sẽ vv
Ngay trong phong trào thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945, chúng ta đã bắt gặp nỗi nhớ “Nhà quê” của Nguyễn Bính:
“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê”
(Nguyễn Bính)
Gần đây, Đồng Đức Bốn dù đã “Ra tỉnh” khá nhiều mà vẫn không thôi thương nhớ cảnh quê, người quê, tình quê:
“Chăn trâu cắt cỏ trên đồng
Rạ rơm thì ít gió dông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai cháy để cả chiều thành tro”
(Đồng Đức Bốn)
Trang 32Và còn có rất nhiều truyện ngắn, ký văn học viết về nỗi thương nhớ đồng quê của những đứa con nông dân đã trở thành người của đô thị phồn hoa
Cũng nỗi nhớ thương ấy, nhưng trong tản văn của Y Phương, chúng ta gặp một cường độ mãnh liệt hơn của cảm xúc, tình cảm, một khát vọng trở về cháy bóng và thành thực hơn: “Hà Nội đây thực sự là một rừng buồn ( ) Bốn chục năm tôi nhưng cá xa sông, như ong xa rừng Nhớ về quê, lòng tôi như ngày mưa ám khói Đang từ một nơi vắng vẻ, tôi đến chốn thị thành nhộn nhịp Từ vách đá treo leo, tôi đến ở những tòa nhà đông đúc Bạn biết không, tôi như que thử Nhúng xuống thành phố mà tôi vẫn cứ xanh một màu rừng” [13,32] Có nhiều người con của nông thôn lên thành phố đã đổi thay, hoặc cố đổi thay để thích nghi với đời sống đô thị Họ vẫn ít nhiều thương nhớ bờ tre mái rạ, giếng nước, gốc đa, nhưng hỏi họ có trở về nơi ấy? Không thể! Vì nơi ấy không có nước máy và điều hòa nhiệt
độ Điều ấy cũng không xấu! Nhưng Y Phương không thể thay đổi để thích nghi, bởi sau cái “vỏ” con người thị thành là vẹn nguyên một tâm hồn miền núi mãi mãi
“Xanh một màu rừng” Bởi vậy, nhà văn mới có thể diễn tả nỗi cô đơn, lạc lõng của mình nơi thành phố qua một chi tiết nghệ thuật đắt giá: những củ khoai lang từ Cao Bằng xuống Hà Nội đang ngơ ngác, thui thủi trên nền đá hoa: “Những củ khoai lạ lẫm, ngơ ngác Củ nào cũng im thin thít không dám thở ( ) Tôi biết chúng đang nhớ đất, nhớ làng” [13,13]
* *
* Như vậy, các cảm hứng nghệ thuật trong tản văn của Y Phương có sự “cắm rễ” sâu xa vào các “mạch nguồn” cơ bản như đã trình bày ở trên: bản sắc văn hóa Tày là miền thương nhớ sâu thẳm nhất, những nét đẹp văn hóa ấy được biểu hiện qua các phương diện văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh, các phong tục tập quán tốt đẹp như cưới hỏi, lễ hội, lễ tết, văn hóa chợ của người Tày vừa có nét riêng vừa mang đặc điểm chung của văn hóa vùng cao, tiếng nói và dân ca Tày với các điệu hát Sli, hát Lượn , nhưng đẹp đẽ nhất là tâm hồn Tày với sự nhân hậu, tình nghĩa thủy chung, sóng đôi với sự dũng cảm, mưu trí, anh hùng
Trang 33Sau “mạch nguồn” bản sắc văn hóa Tày là những kỉ niệm thân thương với người thân và bạn bè Những kỉ niệm ấy vừa “lạ” vừa “quen” “Lạ” vì gắn với bản sắc văn hóa Tày độc đáo “Quen” vì người đọc ở dân tộc nào cũng sẽ tìm thấy bóng dáng cuộc đời và tâm hồn mình trong đó, để từ đấy muốn sống nhân nghĩa, thủy chung và dũng cảm hơn
Những trải nghiệm cá nhân trong cuộc đời của Y Phương cũng đã trở thành
“cội nguồn” của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật Để từ đó nhà văn lí giải một số hiện tượng xã hội, hoặc đúc rút những triết lí nhân sinh vừa đậm tính chủ quan vừa mang tính phổ quát cho mọi người
Trong chương 1, sau khi giới thiệu về thể loại tản văn, một thể loại có cấu trúc thể loại chưa hoàn kết, có sự giao thoa - tiếp biến về đặc trưng thể loại với nhiều thể loại văn học khác như: thơ, kí văn học, truyện siêu ngắn, văn nghị luận , chúng tôi mạnh dạn đưa ra khái niệm về tản văn và phân tích một số đặc trung cơ bản của tản văn theo cách hiểu còn nhiều hạn hẹp của mình Phần giới thiệu về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác gồm thơ và tản văn của Y Phương là tiền đề để chúng tôi đi sâu tìm hiểu những “mạch nguồn” cảm hứng trong tản văn của Y Phương - Những “mạch nguồn” này sẽ “chảy” thành những “dòng sông” cảm hứng nghệ thuật, một nội dung quan trọng mà chúng tôi sẽ đi sâu phân tích, đánh giá ở chương 2 Những đặc trưng cơ bản của tản văn được trình ở chương 1 cũng sẽ là cơ sở lí thuyết để chúng tôi thực hiện vấn đề nghiên cứu ở chương 3: - Những đặc sắc ở phương diện nghệ thuật trong tản văn của Y Phương
Trang 34Chương 2 ĐẶC SẮC NỘI DUNG TẢN VĂN CỦA Y PHƯƠNG
2.1 Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người miền núi trong cái nhìn hoài niệm
Truyện ngắn và tiểu thuyết, do sự quy định của đặc trưng thể loại, có thể mặc định “cái được kể là cái đang xảy ra”, để đặt đối tượng phản ánh vào thời hiện tại còn dang dở bề bộn, chưa hoàn kết Ngược lại với nguyên tắc nghệ thuật này, đối tượng phản ánh của tản văn bao giờ cũng ở thời quá khứ, từ đó cái nhìn hoài niệm xuất hiện Mà trong dòng chảy hồi ức, tản văn dù bám sát người thật việc thật bao giờ cũng chỉ chọn lọc, tái hiện những gì là máu thịt, từng ghi dấu ấn sâu đậm vào trái tim nhà văn Bút pháp “chấm phá” trở thành một đặc trưng của tản văn là bởi nguyên nhân sâu xa kể trên Cũng vì thế, hình ảnh thiên nhiên và con người miền núi xuất hiện trong tản văn của Y Phương cũng được miêu tả bằng bút pháp nghệ thuật ấy và đây là một trong những đối tượng thẩm mĩ trung tâm mà Y Phương phản ánh trong tản văn của mình
2.1.1 Bức tranh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội trong tản văn của Y Phương
Quê hương Cao Bằng của Y Phương là một vùng biên ải - nơi “đầu sóng ngọn gió” trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược trải dài suốt hàng ngàn năm Nhưng khi tái hiện vùng đất quê hương ấy, tản văn của Y Phương đã đặt đối tượng thẩm mĩ này vào trong phạm vi thế sự - đời tư, rất ít khi nhà văn miêu tả nó trong phạm vi lịch sử - dân tộc Với cái nhìn nghệ thuật bình dị ấy, bức tranh thiên nhiên vùng cao ấy xuất hiện với hai sắc thái thẩm mĩ trái ngược nhau, nhưng bổ sung cho nhau, để cuối cùng mang đến cho chúng ta một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn
2.1.1.1 Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp thơ mộng và đượm buồn
Thiên nhiên gắn bó máu thịt với con người miền núi Không thể miêu tả con người miền núi tách khỏi thiên nhiên vì đấy là “ngôi nhà” chung, là sự sống của họ Trong tản văn của Y Phương, khi dòng hoài niệm đưa nhà văn trở về quê hương, mọi kỉ niệm được tái hiện bao giờ cũng gắn bó với thiên nhiên Nhưng thiên nhiên
Trang 35miền núi ấy bao giờ cũng là bức tranh “tâm cảnh”, cũng thấm đẫm mọi vui buồn của nhà văn Nếu chỉ có vậy thì thiên nhiên trong tản văn của Y Phương sẽ chẳng khác gì thiên nhiên trong sáng tác của bao nhà văn khác? Đọc tản văn của Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cũng bắt gặp điều ấy Điều khác biệt lớn nhất là: thiên nhiên trong tản văn của Y Phương in đậm cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn Chỉ có Y Phương mới “nhìn” và “tả” thiên nhiên sống động, cựa quậy, có “linh hồn” như thế Một dấu ấn phong cách cá nhân “đóng dấu” vào bức tranh thiên nhiên này Ngay cả với truyện ngắn và tiểu thuyết của Cao Duy Sơn - nhà văn cùng quê
và là bạn thân của Y Phương, thiên nhiên vùng đất Co Xàu nói riêng, Cao Bằng nói chung cũng hiện lên với sắc thái và dáng vẻ hoàn toàn khác Chỉ có những tài năng đích thực mới làm được điều đó
Một điều độc đáo nữa: bức tranh thiên nhiên trong tản văn của Y Phương, thường không tìm đến những cảnh tượng kì vĩ và dữ dội Chúng ta chỉ gặp những
“tiểu cảnh” với một vài chi tiết vừa tạo hình, vừa biểu cảm tột cùng và thường phảng phất buồn
Rộng lớn nhất là hình ảnh quê hương trở về trong thương nhớ, xuất hiện hàng loạt động từ và tính từ để diễn tả sự sống xôn xao trong vẻ đẹp thanh bình: “ Quê hương Cao Bằng, Bắc Kạn hiện lên bằng người thật Nghe như có tiếng róc rách con suối dòng thác ven rừng Như tiếng đồng cỏ dưới chân núi Hoa Nơi có những bày chim sáo đen, chim ri nâu, chim sẻ xám đang ríu rít vui đùa nhảy nhót Lại nghe như tiếng út ò, tiếng nghé ọ của đàn trâu bò đang ung dung gặm cỏ Ôi! Thân thương da diết dâng lên mùi hương đồng quê ta” [13.182]
Còn đây là cảnh mùa đông hiu hắt vùng sơn cước lúc chiều tàn: “ Đó là một buổi chiều nằng nặng muà đông Sương rơi lộp độp ngoài mái gianh Ánh sáng hoàng hôn đang nhợt nhạt tím Hình ảnh núi non, cây rừng, nhà cửa, con người chìm vào bóng tôi Vài ngọn lửa le lói lọt qua khe cửa Còn gió thì nhiều vô kể Gió thổi nghiêng lắc cả núi Bạt cả rừng cây Há cả miệng hang trong lòng núi” [13,173]
Ngoài hai “tiểu cảnh” kể trên, hình ảnh thiên nhiên hiện lên trong cái nhìn khái quát, có một quy mô rộng lớn, chỉ xuất hiện một lần nữa trong tản văn “Về quê nghe người nói”, nhưng hình ảnh quê hương được so sánh với người già, càng ngày
Trang 36càng nhỏ bé đi và đáng buồn hơn: “Quê hương tôi bây giờ đã khác xưa Khác từng ngày Lần nào về cũng thấy nó khác trước Khác từ con đường đến con người Khác
từ cây lúa cây ngô đến con tôm con tép Con suối, ngọn núi, chân rừng cũng khác xưa Có vẻ như chúng héo mòn, nhỏ bé đi cùng năm tháng Chúng giống như người Càng về già thì người nhỏ bé lại”.[13,153]
Ngoài ba hình ảnh có quy mô rộng lớn hơn cả kể trên, chúng ta chỉ gặp trong tản văn những chi tiết của thiên nhiên miền núi được miêu tả bằng bút pháp “chấm phá” và nguyên tắc “thơ mộng hóa” Đó là hình ảnh “Mương nước” và “Trăng” [13,18], sông Hiến sông Bằng [13,57], gió [13,67], phố xá Cao Bằng [13,84], các loài hoa [13,166] Ấn tượng nhất là hình ảnh “Bùn” trong tản văn “Thư gửi bạn chăn trâu”: “đã một thời từng tắm cả một cánh đồng bùn Đấy mới là đại yến tiệc Bùn là quê hương, là gốc gác nông trang của loài người Tuy rằng bùn bốc mùi ngai ngái, nhưng trên mặt bùn, váng nổi đẹp như vân gỗ Cẩm Lai Váng bùn tự do bơi đi
đi, tự do xoay lại, lại tự do leo đậu, tự do kết dính Nên bùn có vẻ đẹp tự nhiên Đẹp như những đứa con hoang Da chúng nâu Tóc chúng đen Cơ bắp chúng chắc khỏe như dân cày” [13,11],
Không thể chỉ là người con của nông thôn mới viết được những câu văn như thế, người con ấy phải yêu quê hương, yêu đồng bãi quê mình sâu nặng đến nhường nào mới có thể đặc tả “Bùn” đẹp vẻ đẹp hoang dại, tự do đến vậy, mới có thể nhìn
ra “chất thơ” trong một đối tượng vốn không thơ ngoài đời thực
Cũng như thế, một mương nước ngoài đồng tắm ánh trăng vốn dĩ chẳng thơ mộng hay tuyệt mĩ, nay vào tản văn của Y Phương, người đọc thấy mương nước hóa thân thành một dòng thơ, còn ánh trăng thì ngọt ngào như mật: “Có con mương chảy qua sau lưng nhà Nó trườn đi như con trăn gió Mương nước chảy êm đềm như giọt sương trên lá non Con mương nước óng ánh trăng bàng bạc Trăng chảy mượt mà như nhung như lụa Nhưng khi nhúng ngón tay xuống làm trăng vỡ Ta đưa ngón tay lên mút Trăng ngọt ngào trên lưỡi ta Còn con mương kêu hù hù như hát” [13,18] Ví dụ này không chỉ góp phần làm sáng tỏ tình yêu quê hương và cá tính sáng tạo độc đáo của Y Phương, nó còn là một minh chứng cho đặc trưng “Hư cấu có hạn chế” của tản văn Dù viết về người thật việc thật, nhưng nếu không sử
Trang 37dụng hư cấu, Y Phương cũng sẽ không thể có được hình ảnh “Mương nước” và
“Trăng” độc đáo và ám ảnh đến như vậy
2.1.1.2 Bức tranh thiên nhiên miền núi có sắc thái dữ dội
Trong tản văn của Y Phương sắc thái thẩm mĩ thơ mộng được tô đậm hơn, sắc thái dữ dội có “nhạt” màu hơn Phải chăng với tư thế của một nhà thơ viết tản văn, Y Phương dành tình cảm yêu mến nhiều hơn cho những đối tượng giàu chất thơ?!
Bức tranh thiên nhiên miền núi có sắc thái dữ dội xuất hiện trong một số ít
tản văn của Y Phương: “Ở Đà Tẻ tôi có một que tăm”, “Kungfu người Co Xàu”,
“Ánh sáng đêm giao thừa”, “Lãng đãng ơi, nghiêng nghiêng đi đâu đấy” vv
Đây là hình ảnh đèo cao, vực sâu và con đường chênh vênh đi qua mây và cây, khiến nhiều người đi qua mà phải rùng mình, run rẩy: “Mây nằm nghỉ ở lưng chừng đèo Người và xe trôi đi trong miên man mây và cây Tiếng nói rơi ra khỏi miệng, nghe hẫng hụt như sắp sửa rơi xuống vực sâu Nhiều hành khách nắm chặt lấy thành ghế mà run” [13,54]
Còn đây là cảnh đất trời giao hoan kĩ vĩ trong khoảng khắc giao thừa kì diệu: “Ông trời ôm chặt lấy bà đất Bà đất ghì riết lấy lưng ông trời Hơi thở hai ông bà phả ra, làm mờ hết cả ba trăm sáu tư huyệt Trừ huyệt thông thiên địa Đấy là huyệt cấm Râu tóc ông Blời lòa xòa trộn lẫn với mái tóc xanh mượt của
bà đất” [13,136]
Cũng như ở bức tranh thiên nhiên thơ mộng và đượm buồn, ở sắc thái thẩm mĩ này, Y Phương ít vẽ “đại cảnh” mà thường vẽ “tiểu cảnh”, ít miểu tả cái toàn thể mà chỉ đi sâu vào cái bộ phận, chăm chút kí họa những chi tiết đắt giá làm “cái đinh” treo “bức họa” tản văn của mình Đây là hình ảnh “Gió mùa đông bắc” - một “đặc sản” dù không thích, người Cao Bằng cũng phải đón nhận đầu tiên, sau nữa mới đến các tỉnh khác ở miền Bắc: “Trời ơi!Cái gió mùa Đông Bắc khi nó tràn tời Gió thổi tới rạc cả đá núi, bạc cả nước sông, mốc meo cả da người Thổi mệt mỏi những đám lau lách Thổi đến nỗi bãi bờ khô xác Hai chữ khô xác ôm đủ, lãnh trọn một hiện thực thiên nhiên nơi đây nghiệt ngã đến chứng nào” [13,251]
Trang 38Trong tản văn của Y Phương, bức tranh xã hội cũng được khắc họa khá nhiều qua hình ảnh làng bản, nhà cửa, phố phường nhưng không thật đặc sắc, chưa
in đậm dấu ấn văn hóa Tày và cá tính sáng tạo của nhà văn Bức tranh ấy cũng phảng phất bức tranh xã hội ở vùng cao trong sáng tác của Cao Duy Sơn, Triệu Ân Nhưng tài năng và tấm lòng của nhà văn dành cho quê hương thể hiện rõ nhất ở bức tranh thiên nhiên mang hai sắc thái thẩm mĩ đối lập nhau, bổ sung cho nhau để tạo
ra sự hài hòa cho khung cảnh núi đá, rừng cây, sông suối chốn biên thùy này Phải chăng hai sắc thái thẩm mĩ ấy cũng tượng trưng cho hai phẩm chất của người Tày Cao Bằng nói riêng, của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao nói chung: vừa dịu dàng trầm lắng vừa dữ dội quyết liệt; dù dữ dội đến đâu thì ở “đáy sâu” tâm hồn vẫn là sự nhân hậu, giàu yêu thương?!
2.1.2 Hình ảnh con người miền núi trong tản văn của Y Phương
Trong hai tập tản văn của Y Phương, chúng ta đã bắt gặp biết bao gương mặt, bao số phận, bao tâm tư của con người miền núi và chính nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” cũng là một con người miền núi điển hình Họ khác nhau rất nhiều ở tính riêng - cá thể hóa sinh động Nhưng họ có sự tương đồng ở tính chung - khái quát hóa cao độ Chính bởi sự tương đồng ấy, vận dụng cái nhìn loại hình học, chúng tôi tạm phân chia theo tiêu chí phẩm chất xã hội một số loại hình con người miền núi sau đây
2.1.2.1 Những con người miền núi nhân hậu, giàu yêu thương, thủy chung, tình nghĩa
Trong tản văn “Chị em”, tình nghĩa chị em không được bộc lộ ồn ào như người miền xuôi mà lắng vào trong sự ít lời, nói bằng im lặng Sau phút mững
rỡ hỏi thăm ngắn ngủi, những con người miền núi sống nội tâm nên để tình cảm tha thiết của mình như mạch nước ngầm chảy trong lòng đá lạnh: “Ngoảnh lại nhìn không thấy bóng dáng núi non, sông suối nơi quê hương Không thấy bóng dáng người anh em ruột thịt Không biết nói tiếng Tày cùng ai Vậy nên, nước mắt chỉ lan chảy dưới làn da mặt Nước mắt không sao thoát nổi ra ngoài Nước mắt ngấm qua từng chân tóc, qua từng lỗ chân lông Làm cho chúng khô giòn như nương” [13,17]
Trang 39Trong tản văn, Y Phương đã nhiều lần viết về nước mắt Nhưng thật lạ lùng,
đó chỉ là nước mắt của những lần khóc thầm, hoặc khóc không thành tiếng Tình cảm càng dồn nén càng đằm sâu, nước mắt của những con người sống hướng nội hình như mặn hơn - như hạt muối kết tinh từ nước biển?
Bởi vậy, sau khi chia tay với người chị thân thương, nhà văn (qua nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”) đã độc thoại nội tâm rất dài, để rồi từ tình chị em mà đúc kết về tình cảm của con người miền núi “Thế đấy Cái tình người ở miền núi sao nó thắm thiết, sâu sắc đến cỏ cây cũng hôi hổi ấm tính người” [13,19]
Trong tản văn “Bắt khách”, sau khi bàn vệ sự sáng tạo ngôn ngữ sinh động của người Việt, nhà văn miêu tả hai cảnh “bắt khách” của lái xe và phụ xe trên các chuyến xe khách xuất phát từ Cao Bằng về Hà Nội Có xe “bắt khách” thật tàn nhẫn bởi những kẻ nhiều tiền ít chữ Nhưng xe đi từ Co Xàu thì “bắt khách” thật văn hóa và tình nghĩa Nơi ấy còn “sót” lại tình người vùng cao đẹp
đẽ, chưa bị tha hóa bởi đồng tiền: “Người dân quê tôi quen nếp sống chan hòa, thân ái Chả cứ quen biết thân sơ, hễ là người đang đứng trên đất Co Xàu, thì không còn là khách lạ nữa Họ tự nhiên cảm thông và chả bao giờ cáu gắt Họ cứ chân mộc mà xưng hô Chân mộc mà tiếp đãi” [13,35]
Nếu trong tản văn “Chị em”, nhân vật “tôi” đã khóc thầm thì trong “Ở Đà Tẻ tôi có một que tăm”, anh ta đã để nước mắt tuôn rơi trong in lặng, khi ôm đứa cháu vào miền Nam kiếm sống: “Nó thì cười hết cỡ Còn tôi khóc, khóc mà không thành tiếng Khóc thầm trong ruột ( ) Nước mắt không cầm được nữa, nó đã bục ra chảy vòng quanh, rớt xuống ướt hai bờ vai áo cậu cháu” [13,35]
Không chỉ với người ruột thịt, người miền núi thủy chung tình nghĩa với bạn
bè xiết bao: “Cách đây chưa lâu, tôi viết” “Bạn cũ quý hơn thuốc” Bạn đúng là viên thuốc quý Bạn chữa lành nỗi buồn xa xứ cho mình đấy Chính ạ” [13,15]
Y Phương còn khắc họa hàng loạt chân dung bạn bè là các văn nghệ sĩ với bao trân trọng, thương mến: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Bế Thành Long, Cao Duy Sơn Qua chân dung hàng loạt nhà văn, nhà thơ là người con của miền núi, ta không chỉ nhận ra bao yêu thương tình nghĩa, thủy chung mà họ dành cho Y Phương, cho cuộc đời mà còn thấy chính tâm hồn nhà văn Y Phương là “tấm gương” phản chiếu vẻ đẹp văn hóa của bạn bè – và tỏa sáng vẻ đẹp của chính Y Phương
Trang 402.1.2.2 Những con người miền núi dũng cảm, thượng võ, giàu lòng tự trọng và bất khuất
Không chỉ một lần, Y Phương trực tiếp “tuyên ngôn” về tính cách bất khuất, chính trực của con người miền núi: “Tôi thì cứ phải sống thẳng băng như đường mực Người làng dạy tôi như vậy Bà nội dạy tôi như vậy Mẹ dạy tôi như vậy Nhất định không bao giờ quỳ gối và nói lời cong để lấy lòng mọi người Trên đầu chỉ có một mặt trời duy nhất Trên trán mình chỉ có hồn ông bà cha mẹ trú ngụ Tôi chẳng thờ ai ngoài những người ruột thịt” [13,29]
Hay là: “Không chịu được cái cảnh cúi rạp mình xuống để xin cho con: Trên đầu người miền núi chỉ có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mặt trời Cúi mình trước người khác vì cái này cái nọ cho riêng mình thì quyết không bao giờ” [13,14]
Tản văn “Kungfu người Co Xàu” miêu tả con người miền núi dũng cảm, thượng võ, mưu trí, bất khuất trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp Người dân Co Xàu có kungfu của riêng mình với chiếc khăn mặt nhúng nước làm vũ khí,
có khí công khiến kẻ thì co rúm như bị điện giật, biết huấn luyện dê, bò, trâu, ngựa
và cả hổ dữ để đánh kẻ cướp Đặc biệt, có ông Hứa Văn Khải đã sáng tạo ra khẩu đại bác làm toàn bằng gỗ nghiến Năm 1947, khẩu đại bác kì lạ ấy đã lập công khi
nã đạn xuống đầu giặc Pháp
Truyền thống anh hùng của cha ông trong quá khứ đã được con em người miền núi hôm nay tiếp nối xứng đáng, trong đó có Y Phương Khi nhà văn còn là anh giải phóng quân cầm súng và làm thơ, Y Phương đã tự hào khẳng định bản thân mình và đồng đội đã trở thành biểu tượng cho một dân tộc Việt Nam vừa nghệ sĩ vừa anh hùng: “Hình ảnh người lính trẻ đột mũ sắt, vai đeo túi thơ, trở thành biểu tượng của cả dân tộc đi vào kháng chiến Kháng chiến và làm thơ Hai hình thái tuy đầy mâu thuẫn, nhưng vô cùng hồn nhiên và thống nhất Kháng chiến và thi ca Buộc nhân loại nhìn vào dân tộc mình, mà tỏ lòng kính phục và quý trọng” [13,45]
Y Phương vừa cầm súng vừa sáng tác và một trong những bài thơ đầu tiên ông viết ở chiến trường mang cảm hứng anh hùng của cả thời đại chống Mĩ: cuộc đời ông chính là minh chứng cho lời ông khẳng định kể trên về lẽ sống cao đẹp của con người miền núi, một lẽ sống được bộc lộ bằng hành động cụ thể nhiều hơn là bằng lời nói