luận văn thạc sĩ triết học tư tưởng biện chứng trong một số tác phẩm của nguyễn bỉnh khiêm

102 235 0
luận văn thạc sĩ triết học tư tưởng biện chứng trong một số tác phẩm của nguyễn bỉnh khiêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tư tưởng triết học là tinh hoa của tư tưởng nhân loại. Nghiên cứu tư tưởng triết học cho ta cái nhìn sâu sắc về sự hình thành phát triển của thế giới nói chung và của xã hội loài người nói riêng. Song ở mỗi giai đoạn, mỗi thời đại và mỗi dân tộc có cách xây dựng và nhìn nhận khác nhau về triết học. Ở Việt Nam khi bàn luận về lịch sử tư tưởng triết học có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó có thể hiểu theo hai cách nhìn nhận. Thứ nhất, nhiều người cho rằng Việt Nam không có triết học, chẳng hạn như Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng trước đây cho rằng: Việt Nam chỉ bắt chước, Khổng Mạnh nói thế nào thì ta nói lại thế, thậm chí nói không đầy đủ, chỉ một phần nào đó thôi. Trần Quốc Vượng cũng cho rằng: Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam không có khả năng sáng tạo một hệ tư tưởng xứng đáng với nhân dân vĩ đại. Không có sáng tạo chỉ vay mượn, chỉ có áp dụng, chỉ có thích nghi, đó là tư tưởng Đại Việt. Song cũng có nhiều người khẳng định Việt Nam có triết học như Lê Hữu Tầng nhận định: Việt Nam có triết học. Còn Giáo sư Vũ Khiêu xem việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam thực chất là nghiên cứu lịch sử triết học Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam không phải là lịch sử tư tưởng nói chung càng không phải là lịch sử trong hệ ý thức, mà cơ bản là lịch sử tư tưởng triết học và những tư tưởng có quan hệ với tư tưởng triết học. Bản thân tôi cũng cho rằng Việt Nam có triết học. Nếu như triết học phương Tây thường gắn liền với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, triết học Ấn Độ gắn liền với tôn giáo, triết học Trung Quốc gắn liền với chính trị, đạo đức, thì triết học Việt Nam gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Khi phản ánh hiện thực đó, triết học Việt Nam hướng chủ yếu đến vấn đề nhân sinh, đạo lý làm người mà tư tưởng trung tâm là yêu nước. Nếu như triết học phương Tây có khuynh hướng trội là đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan (từ bản thể luận đến nhận thức luận, lô gíc học), thì triết học Việt Nam lại có khuynh hướng trội là đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan. ở Việt Nam, vấn đề trung tâm, hàng đầu là vấn đề con người, đạo lý làm người (nhân sinh quan), sau đó các nhà tư tưởng mới đi tìm cách lý giải , đặt cơ sở cho những vấn đề trên (thế giới quan). Điều này bị qui định bởi phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Tư tưởng triết học Việt Nam là sự thể hiện, phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng dân tộc; nó phát triển từ những ý niệm thô sơ, chất phác về nhân sinh, vũ trụ lên trình độ lý luận, song do khuynh hướng trội nêu trên nên nó thiếu tính hệ thống chặt chẽ và thường là cải biến nội dung các khái niệm trong các học thuyết được du nhập từ bên ngoài nhằm mục đích xây dựng và bảo vệ đất nước. Cũng chính vì khuynh hướng trội nêu trên mà vấn đề cơ bản của triết học, tức vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, trong triết học Việt Nam là rất mờ nhạt, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không trải ra trên khắp mọi vấn đề, nhưng nhìn chung, khuynh hướng duy tâm tôn giáo có vẻ nổi trội hơn khuynh hướng duy vật vô thần. Khi nghiên cứu tư tưởng triết học Việt Nam, ta không thể không kể đến những tên tuổi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn... Họ giống như những ngôi sao sáng trên bầu trời triết học nước nhà. Những tư tưởng của họ đã tạo nên tiền đề vững chắc cho nền triết học Việt Nam. Trong số đó phải kể đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm cây đại thụ tư tưởng tỏa bóng mát cho triết học nước ta đâm chồi. Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân đã nhận định “Trên trăm năm về trước, dưới trăm năm về sau không ai hơn được tiên sinh... khắp thiên hạ từ quân vương đến bậc hiền nhân kể cũng nhiều lắm. Nhưng đều vinh hiển lúc sống, chết đi là hết. Duy tiên sinh truyền đến nay 7, 8 đời rồi, mà sĩ thứ các nơi càng chiêm ngưỡng như núi Thái Sơn, sao Bắc đẩu, nghìn năm như một ngày vậy”. Không chỉ 7, 8 đời mà cho đến nay đã gần năm thế kỉ trôi qua những tư tưởng của ông vẫn còn nguyên giá trị cho các thế hệ mai sau. Tuy nhiên, xưa nay khi nói về ông người ta thường bàn nhiều đến giá trị văn học nghệ thuật và triết lý nhân sinh. Trong khi đằng sau những tư tưởng ấy là cả một thế giới quan triết học và những tư tưởng biện chứng tiến bộ. Đó là tư tưởng triết học duy vật về vũ trụ, về mối liên hệ lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và sự vận động biến đổi của tự nhiên, xã hội và tư duy được diễn đạt thông qua những cặp phạm trù biện chứng. Khác với triết học Phương Tây chỉ chuyên sâu vào giải thích thế giới. Triết học Việt Nam nói chung, triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng là sự đan xen những tư tưởng triết học sâu sắc với những tư tưởng về nhân tình thế thái và được thể hiện một cách độc đáo thông qua các tác phẩm văn thơ. Đây là nét đặc sắc của nền triết học Việt Nam mà chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển nó. Chính vì những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Tư tưởng biện chứng trong một số tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học.

... thống, luận giải, phân tích cách đắn khoa học tư tưởng biện chứng số tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm Đóng góp đề tài Tư tưởng biện chứng thành tựu vĩ đại tư tưởng nhân loại Ở phương Tây tư tưởng triết học. .. như: tư tưởng triết học tự nhiên Nguyễn Bỉnh Khiêm, vấn đề người tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm viết PGS TS Nguyễn Tài Thư yếu tố Kinh dịch, lý học tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm đăng tạp chí triết học. .. chọn vấn đề Tư tưởng biện chứng số tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học Tình hình nghiên cứu đề tài Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà tư tưởng lớn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn,

Ngày đăng: 21/09/2018, 13:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan