1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ phương ngữ nam bộ trong truyện ngắn của nguyễn quang sáng

155 4K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Hơn nữa, trước khi chọn đề tài này, người viết đã có quá trình tìm hiểu và nhận thấy có khá nhiều công trình nghiên cứu về phương ngữ Nam bộ trong những tác phẩm của một số tác giả như N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA SƯ PHẠM

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRẦN THỊ BÍCH CHI

TỪ PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn

Cần Thơ, 4 - 2011

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU

2.1 Quan điểm phân thành hai vùng phương ngữ

2.2 Quan điểm phân thành ba vùng phương ngữ

2.3 Quan điểm phân thành bốn vùng phương ngữ

2.4 Quan điểm phân thành năm vùng phương ngữ

2.5 Quan điểm không phân vùng phương ngữ tiếng Việt

3 Phương ngữ Nam bộ

3.1 Khái niệm phương ngữ Nam bộ

3.2 Đặc điểm của phương ngữ Nam bộ

3.2.1 Đặc điểm về ngữ âm

3.2.2 Đặc điểm từ ngữ và phong cách

4 Từ phương ngữ Nam bộ

4.1 Khái niệm về từ phương ngữ

4.2 Quan điểm của một số tác giả về từ phương ngữ

4.2.1 Quan điểm của Nguyễn Văn Tu

4.2.2 Quan điểm của Đỗ Hữu Châu

4.2.3 Quan điểm của Bùi Tất Tươm

4.2.4 Quan điểm của Nguyễn Như Ý

4.2.5 Quan điểm của Đinh Trọng Lạc

4.2.6 Quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp

Trang 3

4.3 Từ phương ngữ Nam bộ

4.3.1 Khái niệm từ phương ngữ Nam bộ

4.3.2 Vấn đề phân loại từ phương ngữ Nam bộ

CHƯƠNG 2 THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI TỪ PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

1 Giới hạn ngữ liệu được khảo sát

2 Thống kê, phân loại

2.1 Thống kê từ phương ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng

2.2 Phân loại từ địa phương trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng

2.3 Bảng thống kê, phân loại từ phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỦA TỪ PHƯƠNG NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

1 Từ địa phương trong việc thể hiện thiên nhiên Nam bộ

2 Từ địa phương trong việc thể hiện sinh hoạt, phong tục tập quán của con người Nam

bộ

3 Từ phương ngữ trong việc miêu tả con người Nam bộ

PHẦN KẾT LUẬN

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ học là niềm đam mê của người viết từ năm thứ hai Đại học, và đề tài

“Từ phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng” là một đề tài

hay, mang lại cho người viết rất nhiều cảm hứng Người viết quyết định chọn đề tài này với nhiều nguyên do

Thứ nhất, tiếng Việt về cơ bản thống nhất nhưng vẫn còn tồn tại các phương ngữ

Chính vì vậy thường xảy ra tình trạng “ông nói gà bà tưởng vịt” gây khó khăn cho quá

trình giao tiếp Thực tế giao tiếp đòi hỏi người giao tiếp không chỉ chú ý phương ngữ của mình mà phải thông hiểu phương ngữ của đối tượng giao tiếp Vì vậy, hiện nay việc tìm hiểu từ phương ngữ là một điều tất yếu trong cuộc sống

Thứ hai, bản thân là một người con của quê hương Nam bộ, việc tìm hiểu phương ngữ Nam bộ cũng là một điều tất yếu, nên làm Hơn nữa, trước khi chọn đề tài này, người viết đã có quá trình tìm hiểu và nhận thấy có khá nhiều công trình nghiên cứu về phương ngữ Nam bộ trong những tác phẩm của một số tác giả như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh, Anh Đức, Sơn Nam…; đồng thời, cũng có vài công trình nghiên cứu về từ địa phương trong tiểu thuyết của Nguyễn Quang Sáng Thế nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về từ phương ngữ Nam bộ trong thể loại truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, thể loại rất thành công trong sự nghiệp sáng tác và làm nên tên tuổi của ông Chính điều này đã thôi thúc người viết quyết định chọn đề tài

“Từ phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng”

Thứ ba, khai thác đề tài này phần nào giúp người viết hiểu thêm về phong tục tập quán, bản sắc văn hóa cũng như những nét về tính cách, tâm hồn của người dân Nam

bộ Bên cạnh đó, bản thân được trau dồi thêm những kiến thức về ngôn ngữ địa phương, làm giàu thêm kho từ vựng toàn dân, từ đó tích lũy vốn sống cho bản thân Cuối cùng, người viết mong muốn bài nghiên cứu này sẽ góp một phần nào vào việc công nhận vai trò của từ phương ngữ Nam bộ trong sự thành công của những tác phẩm văn chương đồng thời khẳng định chỗ đứng của truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng trong dòng chảy văn học

2 Lịch sử vấn đề

Từ phương ngữ Nam bộ là một bộ phận của phương ngữ Nam bộ nói riêng và thuộc hệ thống phương ngữ nói chung Chình vì vậy trước khi đi vào nghiên cứu đề tài

Trang 5

“Từ phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng”, người viết xin

điểm qua một số công trình nghiên cứu trước đây về phương ngữ và phương ngữ Nam

bộ Không chỉ trước đây mà hiện nay,vấn đề này cũng khá thu hút sự quan tâm của giới ngôn ngữ Trong khi đó, những bài nghiên cứu, những bài viết về Nguyễn Quang Sáng cùng với ngôn ngữ nghệ thuật trong những sáng tác của ông nói chung và trong thể loại truyện ngắn nói riêng lại rất hiếm Có chăng chỉ nói qua một cách sơ lược mà chưa thật sự đi sâu vào ngôn từ nghệ thuật của tác giả

2.1 Về phương ngữ và phương ngữ Nam bộ

2.1.1 Về phương ngữ

Phương ngữ là đề tài từ lâu được các nhà ngôn ngữ học quan tâm Vì vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này Mỗi tác giả lại có một khuynh hướng và cách lý giải riêng tạo nên cách nhìn đa dạng nhưng không kém phần phức tạp về vấn đề này Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Trong quyển Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, tác giả Cù Đình Tú đã

khảo sát đặc điểm tu từ của những lớp từ ngữ theo phong cách và bình diện ngữ pháp học và từ vựng học Ở lớp từ ngữ theo phong cách, tác giả phân từ tiếng Việt ra thành các lớp từ: từ ngữ đa phong cách, từ khẩu ngữ, thuật ngữ khoa học tiếng Việt, từ ngữ chính trị tiếng Việt, từ ngữ hành chính tiếng Việt và từ ngữ văn chương tiếng Việt Còn ở lớp từ ngữ theo bình diện ngữ pháp học và từ vựng học, tác giả chia từ tiếng Việt thành ba loại: từ thuần Việt và từ Hán Việt có nghĩa tương đương, từ địa phương

và thành ngữ tiếng Việt

Năm 2004, Hoàng Thị Châu cho ra đời quyển Phương ngữ học tiếng Việt Trong

quyển này rác giả nghiên cứu sâu hơn tác giả Cù đình Tú về vấn đề phương ngữ Trước hết, tác giả đi định nghĩa phương ngữ, sau đó nêu các đặc trưng của phương ngữ; đặc biệt phần trọng tâm, tác giả đưa ra quan điểm phân vùng phương ngữ Hoàng Thị Châu chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ lớn: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam.Ngoài ra, tác giả còn đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các phương ngữ với tác phẩm văn học Khi nói về vấn này , tác giả đưa ra hai nhận định :

“Trường hợp thứ nhất, tác gải nói nhân danh mình, hay phần ngôn ngữ tác giả trong tác phẩm Khi tác giả nhân danh mìmh, chẳng hạn trong những đoạn lý luận,

Trang 6

phân tích nội tâm, miêu tả thì nhất thiết phải lấy ngôn ngữ toàn dân làm nền tảng”[6;

257]

“Trường hợp thứ hai là ngôn ngữ của chính nhân vât Về điểm này sử dụng ngôn ngữ không chỉ là cần thiết mà còn là thích hợp nữa Thiếu phương ngữ có khi tác phẩm mất tính hiện thực Có những tác phẩm dùng phương ngữ Nam bộ rất thành công Nếu thay thế phương ngữ Nam bộ ở đây bằng ngôn ngữ toàn dân thì sẽ khôn còn

gì là tính cách Nam bộ của tác phẩm nữa Nhưng cũng cần tránh lạm dụng”[6; 258]

Tập hợp những công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề phương ngữ, người viết nhận thấy các tác giả tiếp cận và lý giải phương ngữ theo phương diện cơ bản: những quan điểm xoay quanh vấn đề phân vùng phương ngữ, một nhóm nhà nghiên cứu thì lại đi vào mô tả cấu tạo, đặc điểm của các thổ ngữ hay vùng phương ngữ ( khía cạnh này, ngoài Hoàng Thị Châu còn có các tác giả khác như: Cao xuân Hạo, Võ xuân Trang…) và một hướng tiếp cận nữa là mặt văn hóa xã hội của phương ngữ

Bên cạnh đó, cũng còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác về vấn đề này, người viết có đề cập chi tiết ở phần lí luận chung

Sau đó phải kể đến quyển Phương ngữ Nam bộ của tác giả Trần Thị Ngọc Lang,

xuất bản năm 1995 Trong quyển này, tác giả chủ yếu làm nổi rõ các kiểu khác biệt từ vựng ngữ nghĩa giữa phương ngữ Nam bộ và phương ngữ Bắc bộ Dựa trên quan hệ về ngữ âm - ngữ nghĩa, tác giả chỉ ra tám kiểu khác biệt giữa hai phương ngữ và đi vào

Trang 7

phân tích rất cụ thể, đồng thời đưa ra những ví dụ minh chứng về các kiểu này Ngoài

ra, tác giả còn đi nghiên cứu riêng lẻ phương ngữ Nam bộ về cách xưng hô, nhóm từ

có liên quan đến sông nước, các yếu tố chỉ mức độ của tính từ, từ láy và ngữ khí từ Năm 2007, Huỳnh Công Tín cho ấn hành quyển Từ điển phương ngữ Nam bộ Trước khi đi vào nội dung chính, tác giả đưa ra một số vấn đề về phương ngữ Nam bộ Thứ nhất, công trình nêu sơ lược sự hình thành vùng đất và con người Nam bộ Thứ hai, tác giả cho rằng sự phân chia lãnh thổ chính trị - hành chính do lich sử để lại là nhân tố chính hình thành nên phương ngữ Nam bộ Ngoài ra, tác giả còn đưa ra quan điểm phân vùng phương ngữ, cụ thể có bốn vùng Thứ ba, Huỳnh Công Tính phân tích rất cụ thể đặc điểm phương ngữ Nam bộ trên bốn bình diện: ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp và phong cách diễn đạt Tiếp đó tác giả còn nêu một số hạn chế của phương ngữ Nam bộ

Ngoài ra, còn rất nhiều bài nghiên cứu và những bài viết rất giá trị về phương ngữ Nam bộ Song, với bài nghiên cứu này người viết không thể phân tích chi tiết từng quan điểm nên chỉ điểm qua một số công trình tiêu biểu

2.2 Về ngôn từ nghệ thuật của tác giả

Không phải tác phẩm văn chương nào cũng có giá trị và cũng không phải một quyển tiểu thuyết với khối lượng đố sộ thì mới mang giá trị nghệ thuật lớn lao, hãy nghe Phạm Văn Đồng tổng kết về truyện ngắn như sau:

“Đừng tưởng một chút nào rằng về nội dung tư tưởng, về trình độ nghệ thuật, thể loại truyện ngắn là thuộc loại thấp Đâu phải có dài mới là tốt là hay Đứng trước một cuộc chiến đang diễn ra ở nước ta, anh làm sao nhìn thấy, ghi được, tường thuật lại nhanh chóng bằng những tác phẩm ngắn Nhiếu tác phẩm nhỏ nhưng lại là tác phẩm lớn Không nhất tiền là một trường ca anh hùng thì mới có giá trị nghệ thuật cao”[18;

86]

Có thể nói, Nguyễn Quang Sáng với những tập truyện ngắn của mình đã tái hiện lại sống động hình ảnh con người Nam bộ anh dũng trong chiến đấu, đồng thời ghi lại những mất mát đau thương của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

ác liệt Sở dĩ, Nguyễn Quang Sáng thành công ở thể loại này là nhờ vai trò đắc lực của ngôn từ nghệ thuật Đương thời, tác giả được mệnh danh là nhà văn “đặc sệt” chất

Nam bộ Phong Lê trong Văn xuôi Việt Nam hiện đại từ sau 1945 nhận định:

Trang 8

“Đọc xong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, người đọc càng thêm tự hào

về con người đồng bằng sông Cửu Long Chỉ với truyện ngắn anh đã có thể phác vẽ cho ta hình thù, dáng nét con người miền Nam bình thường mà kiên trung bất khuất, lạc quan qua những anh Ba Hoành, Bảy Ngàn, vợ chồng ông già Sa Thét, chị Bảy, Thu, Nhung…Có thể nói thế giới nhân vật truyện ngắn của anh đã góp phần tạo nên một hình ảnh nhuần nhị nên thơ về chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam [19;

444]

Vân Thanh thì cho rằng truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng tuy đậm chất kịch tính nhưng vẫn mang nhiều yếu tố trữ tình, đồng thời có sự kết hợp giữa chất anh hùng cao

cả và chất thơ trong trẻo, giản đơn

Tuy những nhận định về ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng còn chung chung nhưng qua những nhận định này cho thấy một điều, tác phẩm có nội dung và tư tưởng được đánh giá cao như vậy cũng từ chất liệu ngôn từ mà

ra Bởi lẽ, chất liệu làm nên tác phẩm văn học chủ yếu là ngôn từ nghệ thuật Có nên chăng, vấn đề này cần được giới nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm để phát hiện ra được những giá trị văn học của ngôn từ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng và những tác phẩm văn chương nói chung

3 Mục đích nghiên cứu

Người viết tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích khảo sát, thống kê, phân loại từ phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng Sau đó, người viết phân tích hiệu quả nghệ thuật, giá trị văn học của từ phương ngữ Nam bộ trong ngữ liệu khảo sát Từ đây, hướng đọc giả đến với truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng nói riêng và các tác phẩm văn chương nói chung theo một hướng tiếp cận, cách nhìn, cách cảm nhận từ góc độ ngôn từ nghệ thuật

Bên cạnh đó, mục đích người viết nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm hiểu đời sống sinh hoạt, nét tính cách, tâm hồn của người dân Nam bộ qua lời ăn tiếng nói hằng ngày Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu giúp người viết có thêm vốn hiểu biết về đặc trưng của phương ngữ nơi đây, cũng như biết được những bước phát triển của phương ngữ Nam bộ qua các thời kì

4 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Từ phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng”, trước tiên người viết nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về phương ngữ, chủ yếu

Trang 9

là cách phân vùng phương ngữ Trên cơ sở đó, đi vào tìm hiểu phương ngữ Nam bộ cùng với những đặc điểm của chúng Thu hẹp dần phạm vi và đối tượng nghiên cứu lại

đó là từ phương ngữ Nam bộ, người viết làm rõ các kiểu từ phương ngữ trên cơ sở xem xét với từ toàn dân tương đương Cuối cùng trên cơ sở lý luận chung, người viết tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại từ phương ngữ Nam bộ trên ngữ liệu văn học

cụ thể trong 33 truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, mục đích là phân tích giá trị văn học của từ phương ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, người viết vận dụng kết hợp khá nhiều

phương pháp Trước tiên, hệ thống hóa và tổng hợp hóa các kiến thức cơ bản về

phương ngữ và từ phương ngữ Nam bộ để làm cơ sở lý luận cho những bước nghiên

cứu tiếp theo Sau đó, người viết sử dụng phương pháp khảo sát từ phương ngữ Nam

bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng Đến đây, người viết có sử dụng

phương pháp so sánh, đối chiếu với ngôn ngữ toàn dân để tiến thống kê, phân loại từ phương ngữ Nam bộ trong ngữ liệu văn học cụ thể Sử dụng phương pháp phân tích chỉ giá trị văn học của từ phương ngữ Nam bộ Cuối cùng, người viết hệ thống hóa và khái quát hóa lại kiến thức đưa ra những kết luận chung về việc sử dụng từ phương

ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG NGỮ

VÀ TỪ PHƯƠNG NGỮ

1 Khái niệm phương ngữ

Về khái niệm phương ngữ, có rất nhiều tác giả đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu

Theo Hoàng Thị Châu, tác giả quyển Phương ngữ học tiếng Việt cho rằng:

“Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác”[6; 29]

Trong quyển Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học giải thích: “biến dạng của một ngôn ngữ được sử dụng với tư cách là phương diện giao tiếp của những người gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng thống nhất về lãnh thổ, về hoàn cảnh

xã hội hay nghề nghiệp; còn gọi là tiếng địa phương Phương ngữ được chia ra phương ngữ lãnh thổ (hoặc vùng phương ngữ) và phương ngữ xã hội ”[10; 231] Các tác giả cuốn Ngôn ngữ học: khuynh hướng – lĩnh vực – khái niệm (tập hai) cho rằng “Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng , ngữ pháp và ngữ

âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là ngôn ngữ

Là một hệ thống ký hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác

được coi là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc) các phương ngữ (có người gọi là tiếng địa

phương, phương ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là ở vốn từ vựng”[17; 257]

Nguyễn Văn Khang thì đưa ra quan niệm rằng khi kết hợp với cách nhìn của ngôn ngữ học truyền thống về phương ngữ, có thể thấy phương ngữ được xem xét ở

hai mặt cấu trúc và chức năng Nếu nhìn từ góc độ cấu trúc “gọi là phương ngữ của một ngôn ngữ một khi các phương ngữ này tuy có hệ thống cấu trúc riêng, nhưng chứng minh được mối quan hệ cội nguồn của các phương ngữ đó với ngôn ngữ Hay nói một cách khác , giữa ngôn ngữ và các phương ngữ có quan hệ cội nguồn với nhau”[15; 109]

Trang 11

Nhìn từ góc độ chức năng thì “phương ngữ là một biến thể ngôn ngữ mà chức năng giao tiếp chịu sự hạn chế mang tính địa phương và sự phát triển của nó chưa đạt

đến mức tiêu chuẩn hóa” [15; 109]

Trần Thị Ngọc Lang thì đưa ra định nghĩa thật ngắn gọn “Phương ngữ là phương tiện diễn đạt và giao tiếp của một địa bàn (khu vực) dân cư”[19;10] Đồng thời tác giả còn giải thích thêm “hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có những biến dạng địa phương và được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ của các địa phương đó”[19; 10]

Trong quyển Từ điển đối chiếu từ địa phương, Nguyễn Như Ý(chủ biên) đã định nghĩa như sau: “Phương ngữ hay còn gọi là tiếng địa phương là hình thức ngôn ngứ được sử dụng trong cộng đồng dân cư tại một vùng, miền nhất định trên một lãnh thổ

một nước”[11; 3]

Còn Huỳnh Công Tín trong Cảm nhận bản sắc Nam Bộ cho rằng “phương ngữ là một chuỗi các nét biến dạng địa phương từ một ngôn ngữ toàn dân” Tác giả còn giải thích thêm các phương ngữ có sự khác nhau ở “giọng nói, cách phát âm, từ ngữ, phong cách, ngữ pháp…Các mặt khác nhau này không do sự khác nhau về nguồn gốc ngôn ngữ mà do điều kiện địa lí, điều kiện xã hội hình thành”[8; 243]

Tác giả Nguyễn Văn Ái trong Sổ tay phương ngữ Nam bộ thì cho rằng: “có thể nói một cách nôm na phương ngữ là một chuỗi các nét biến dạng địa phương của một ngôn ngữ chung toàn dân”[14; 9]

Hồ Lê định nghĩa phương ngữ theo hai nghĩa: nghĩa rộng, “phương ngữ là biến thể ngôn ngữ trong lòng một ngôn ngữ”; còn theo nghĩa hẹp, “phương ngữ là biến thể vùng của một ngôn ngữ”

Tổng hợp những ý kiến các tác giả đưa ra, chúng tôi xin đề xuất cách hiểu như sau: Phương ngữ là tiếng nói riêng của một cộng đồng dân cư tại một vùng hay khu

vực nhất định trong một nước, nó có sự khác biệt so với ngôn ngữ toàn dân

2 Vấn đề phân vùng phương ngữ

Đến thời điểm hiện tại vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề phân vùng phương ngữ và chưa đưa ra được một quan điểm thống nhất Có ý kiến phân chia phương ngữ thành hai vùng, ba vùng, bốn vùng, năm vùng Đồng thời cũng có ý kiến không phân vùng phương ngữ tiếng Việt Cụ thể có các quan điểm sau:

2.1 Quan điểm phân thành hai vùng phương ngữ

Trang 12

Trong Tham luận về vấn đề thống nhất và chuẩn hóa tiếng Việt”(1963), Hoàng Phê đưa ra ý kiến phân phương ngữ tiếng Việt thành hai vùng chủ yếu là “tiếng miền Bắc” và “tiếng miền Nam” của hai địa bàn nằm ở hai tuyến của dất nước: Hà Nội – Sài Gòn Còn tiếng nói nằm ở khu vực giữa hai vùng này được tác giả xem là có “tính

chất chuyển tiếp”

Học giả người Pháp H Maspero(1912) với công trình nghiên cứu Ngữ âm lịch sử tiếng Việt đã chia tiếng Việt ra thành hai vùng: phương ngữ Bắc bộ và phương ngữ Trung bộ Vì theo ông “người Việt ở miền Nam là gốc ở miền Bắc mới vào sinh sống không lâu, do đó tiếng Nam về cơ bản là giống phương ngữ Bắc cho nên có thể xếp chung với phương ngữ Bắc, còn phương ngữ Trung thì đối lập với phương ngữ Bắc ở

điểm xét giữ lại nét cổ xưa”[6;87]

Còn hai nhà Việt ngữ học Liên Xô: M.V Gordina và I.S Bystrôv (1970) chủ yếu dựa vào hệ thống âm cuối cũng chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ nhưng chưa có ranh giới chạy qua phía Nam tỉnh Quảng Trị, có thêm vùng thứ ba là phương ngữ Huế có tính cách như một vùng đệm

Quan điểm của các tác giả chủ yếu dựa trên tiêu chí lịch sử, xã hội của phương ngữ để phân chia Họ cũng đi từ hai nhân tố: nhân tố xã hội ngôn ngữ và nhân tố ngôn ngữ

2.2 Quan điểm phân thành ba vùng phương ngữ

Tuy năm 1970, hai nhà Việt ngữ học Liên Xô quan điểm phân chia tiếng Việt thành hai vùng phương ngữ Bắc và Nam, nhưng đến năm 1984 M.V Gordina và I.S

Bystrôv trong quyển Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt có sự thay đổi cách phân vùng phương ngữ thành ba vùng Song theo Hoàng Thị Châu, cách phân chia này “về cơ bản vẫn là hai vùng trên nhưng thêm một vùng thứ ba là phương ngữ Huế có tính cách như một vùng đệm”

Phan Kế Bính(1914) cũng chia tiếng Việt ra thành ba vùng phương ngữ ứng với

Bắc bộ, Trung bộ, và Nam bộ, nhưng ông cũng nhấn mạnh “tính chất trung gian” của

nhóm phương ngữ Trung bộ

Quan điểm phân chia của các tác giả trên cùng đồng nhất với tác giả Hoàng Thị

Châu Trong quyển Phương ngữ tiếng Việt, tác giả “chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ lớn: phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam là ý kiến chung của nhiều nhà nghiên cứu và phù hợp với quan niệm trong dân gian”[6;88] Vì

Trang 13

theo tác giả nhân dân ta dựa vào thanh điệu để nhận ra phương ngữ Tiếng Việt ta về

âm hưởng có thể phân biệt được “giọng Bắc”, “giọng Nam” và “giọng Trung” ngay

khi mới thoáng nghe

Tác giả không chỉ dựa vào thanh điệu mà còn căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau về ngữ âm, từ vựng để phân vùng phương ngữ Nhưng kết quả cũng trùng với ba vùng trên Chỉ có sự khác biệt nhau về vị trí của các phương ngữ Thanh Hóa Trong trường hợp này, tác giả (1963) quyết định sắp xếp phương ngữ Thanh Hóa vào nhóm phương ngữ miền Trung, cụ thể như sau:

“Phương ngữ Bắc: dùng trong giao tiếp ở Bắc bộ, cở sở hình thành nên ngôn ngữ văn học

Phương ngữ Trung: bao gồm các tỉnh Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đền đèo Hải Vân) Đây là phương ngữ bảo lưu nhiều yếu tố của tiếng Việt

Phương ngữ Nam: (trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực Nam của đất nước)

Đây là phương ngữ mới; được hình thành dần dần trong vòng năm thế kỷ gần đây”

Như vậy, cách chia này có sự kết hợp hài hòa giữa các nhân tố: tính chất địa lí –

xã hội, tính chất ngôn ngữ, ngữ âm – từ vựng Nhưng trong Nhận xét về các nguyên

âm của một phương ngữ Quảng Nam, theo Cao Xuân Hạo thì cách phân chia này “đã

có sự nhìn nhận đơn giản hóa một số đặc điểm ngữ âm ở phần vần” của một số

phương ngữ

2.3 Quan điểm phân thành bốn vùng phương ngữ

Các tác giả theo quan điểm này gồm có L.Cadiere, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu, Trần Thị Ngọc Lang, Huỳnh Công Tín, Nguyễn Văn Ái…

Nguyễn Kim Thản (1982) chia tiếng việt thành bốn vùng phương ngữ:

“Phương ngữ Bắc bộ: Bắc bộ và một phần Thanh Hóa

Phương ngữ Trung Bắc: phái Nam Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên Phương ngữ Trung Nam: từ Quảng Nam tới Phú Khánh

Phương ngữ Nam: từ Thuận Hải trở vào” [6; 88]

Sự phân chia này về cơ bản tương đồng với quan điểm của L.Cadiere trong hai

công trình nghiên cứu Ngữ âm tiếng Việt - Phương ngữ miền Thượng Trung Kỳ (1902)

và Phương ngữ miền Hạ Trung Kỳ (1911) Mặc dù L.Cadiere không đề cập đến vấn đề

phân vùng tiếng Việt nhưng thông qua các nhận xét về thổ ngữ từ Huế đến Nghệ An,

Trang 14

từ đèo Hải Vân đến phía Nam Bình Thuận, ta cũng thấy sự tương đồng về quan điểm của hai tác giả vừa nêu trên

Nguyễn Văn Ái trong Sổ tay phương ngữ Nam bộ(1987) thì cho rằng “tập hợp các nét biến dạng dịa phương của tiếng Việt lại chúng ta có thể có nhận xét chung là tiếng Việt gồm có bốn phương ngữ ở bốn vùng như sau:

Phương ngữ Bắc bộ: từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến Thanh Hóa

Phương ngữ Trung bộ: từ Nghệ Tĩnh đến Bình Trị Thiên

Phương ngữ Nam Trung bộ: từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Thuận Hải

Phương ngữ Nam bộ: từ Đồng Nai – Sông Bé đến mũi Cà Mau”

Đồng thời, tác giả còn giải thích thêm rằng theo dân gian thường nói “giọng Bắc,

giọng Trung, giọng Nam”, cảm giác chung là phương ngữ Nam Trung bộ gần gũi với

phương ngữ Nam bộ; càng đi dần về phía Nam giọng nói càng nhẹ và dịu dần, nhất là

ở cách phát âm các dấu giọng (thanh điệu)

Tác giả Nguyễn Văn Tu cho rằng, mặc dù tiếng Việt về cơ bản thống nhất nhưng căn cứ vào sự khác nhau về thanh điệu, về từ vựng, có thể chia thành bốn nhóm:

“Tiếng địa phương miền Bắc: Bắc bộ và Thanh Hóa

Tiếng địa phương Trung bộ: Nghệ An và Thừa Thiên

Tiếng địa phương miền Nam Trung bộ: Quảng Nam, Phú Yên

Tiếng địa phương Nam bộ: từ Bình Thuận trở vào”

Thuộc khuynh hướng này còn có tác giả Huỳnh Công Tín Ông đã dựa trên thực

tế ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; đặc biệt là bình diện ngữ âm, kết hợp với

nhân tố xã hội – ngôn ngữ, “hướng phân chia mà chúng tôi tán thành là hướng phân chia tiếng Việt với ít nhất bốn vùng phương ngữ Đó là phương ngữ Bắc bộ, phương ngữ Nam bộ và các vùng phương ngữ Trung bộ: Bắc Trung bộ, và Nam Trung bộ, là

do tính chất đa dạng trong phát âm và chất giọng của người địa phương này”[8; 32]

Bốn vùng phương ngữ ứng với các vùng lãnh thổ như sau:

“Phương ngữ Bắc bộ: bao gồm các tỉnh phía Bắc

Phương ngữ Bắc Trung bộ: bao gồm các tỉnh từ Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên Phương ngữ Nam Trung bộ: bao gồm các tỉnh từ Quảng Nam tới Phú Yên

Phương ngữ Nam bộ: bao gồm các tỉnh từ Nha Trang trở vào Minh Hải”

2.4 Quan điểm phân thành năm vùng phương ngữ

Trang 15

Nguyễn Bạt Tụy (1950) chia tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ, nhưng đến năm 1961lại chia ra thành năm phương ngữ

“Phương ngữ miền Bắc: Bắc bộ và Thanh Hóa

Phương ngữ Trung trên: từ Nghệ An đến Quảng Trị

Phương ngữ Trung giữa: từ Thừa Thiên đến Quảng Ngãi

Phương ngữ Trung dưới: từ Bình Định đến Bình Tụy

Phương ngữ Nam: từ Bình Tụy trở vào [6; 89]

2.5 Quan điểm không phân vùng phương ngữ tiếng Việt

Bên cạnh các ý kiến phân vùng phương ngữ như đã nêu trên, còn có ý kiến không phân vùng phương ngữ của L.C Thompson Năm 1965 tác giả này cho rằng không nên

phân chia tiếng Việt thành các vùng phương ngữ Lí do mà tác giả đưa ra là “tiếng Việt

có trạng thái chuyển tiếp từ vùng nọ sang vùng kia, với tính chất như một bán phương ngữ” Theo Huỳnh Công Tín thì ý kiến này ít được sự đồng tình của giới nghiên cứu

vì chính Thomspon cũng thừa nhận có sự khác biệt trong bản thân cộng đồng người

Việt Hay “nói cách khác tính chất đồng ngữ tuyến không diễn ra theo một chiều cố định”

Hiện nay, tiếng Việt ở các vùng đã có điều kiện tiếp xúc với nhau rộng rãi, nhanh chóng và có xu hướng đi vào chuẩn hóa Nhưng không vì thế mà tiếng Việt mất đi tính

hệ thống, chúng vẫn thống nhất trong sự đa dạng Để chúng ta thấy rằng, vấn đề phân vùng phương ngữ ở đây không có nghĩa là tạo ra ranh giới trong ngôn ngữ dân tộc mà

nó giữ vai trò quan trọng và thật sự có ý nghĩa trong việc nghiên cứu phương ngữ để

tìm ra nét đặc sản của từng vùng hay sâu xa hơn là nghiên cứu ngôn ngữ nói chung

Người viết tán đồng cách phân vùng phương ngữ của tác giả Huỳnh Công Tín Tuy nhiên, tác giả đã bỏ qua vùng phương ngữ Thanh Hóa Nếu xét về lãnh thổ thì Thanh Hóa thuộc các tỉnh miền Bắc Trung bộ Nhưng nếu xét về ngôn ngữ thì người vùng Thanh Hóa lại có lối phát âm và cách dung từ không khác nhiều so với các tỉnh ở

khu vực phía Bắc Chính vì lẽ đó, chúng tôi đề xuất ý kiến điều chỉnh lại bốn vùng lãnh thổ đó như sau:

Phương ngữ Bắc bộ: bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra phía Bắc

Phương ngữ Bắc Trung bộ: bao gồm các tỉnh từ Nghệ An trở vào đến Huế

Trang 16

Phương ngữ Nam Trung bộ: bao gồm cac tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

Phương ngữ Nam bộ: bao gồm các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào Minh Hải, Cà Mau

3 Phương ngữ Nam bộ

3.1 Khái niệm phương ngữ Nam bộ

Có thể định nghĩa phương ngữ Nam bộ như sau: Phương ngữ Nam bộ là ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng dân cư tại vùng Nam bộ trên lãnh thổ Việt Nam

Đó là ngôn ngữ mang những nét đặc trưng của vùng đất Nam bộ

3.2 Đặc điểm của phương ngữ Nam bộ

3.2.1 Đặc điểm về ngữ âm

Cách phát âm nhẹ nhàng, động tác phát âm tương đối đơn giản, không căng thẳng

các cơ thịt ở bộ máy phát âm nhiều như ở các phương ngữ phía Bắc, không rít, sít hay nghẹn nhiều (các nhà ngôn ngữ học gọi là sát, tắc và yết hầu hóa)

Trước hết có thể thấy ở các dấu giọng (thanh điệu): về số lượng, phương ngữ Nam bộ chỉ có 5 dấu là ngang, huyền, hỏi, sắc, nặng trong khi phương ngữ Bắc bộ có

6 dấu, thêm dấu ngã; về chất, phương ngữ Bắc bộ phát âm ba dấu hỏi, ngã, nặng đặc biệt gằn nặng, nghẹn và rung mạnh thanh đới, tạo nên màu sắc âm thanh khác với cách

phát âm nhẹ lướt của phương ngữ Nam bộ Ngoài ra, phương ngữ Nam bộ còn vận dụng 5 dấu giọng làm phương tiện tạo ra từ mới hoặc láy tư, ví dụ: tăn măn, tằn mằn, tẳn mẳn, tắn mắn, tặn mặn, cạn xếu cạn xệu, cạn xều cạn xểu, [14;10]

Phát âm phân biệt các âm đầu TR – CH – GI, R – D, NH – L,S – X và cặp vần

ăm – âm, ắp - ấp Theo tác giả, đó là điều hợp lý, phản ánh đúng chữ viết của tiếng Việt, và phù hợp với một vài phương ngữ khác

Ở phương ngữ Nam bộ, âm đầu V chỉ tồn tại trong chữ viết , không tồn tại trong phát âm, V – D – GI đều phát âm thành D: vì – gì = dì Hiện nay cách phát âm đúng V

đã tương đối phổ biến từ thành thị đến nông thôn Nam bộ

Phần vần có ba điều đáng lưu ý Một là, âm đệm O và U, như loan luyến vốn là

một âm lướt nhẹ, lơi do đó khi phát âm ở ngôn ngữ này, hoặc bị lướt bỏ, ví dụ : loan – lan, luyến – liến; hoặc được nhấn mạnh thành một âm chính (mất vai trò đệm), ví dụ: loan – lon Hai là âm đôi IÊ, ƯƠ, UÔ và các âm đơn O, Ô, Ơ khi đứng trước M và P thì “ở các âm đôi mất yếu tố sau”, ví dụ: tiêm – tim, tiếp – típ, lượm – lựm,cướp – cưp; luộm thuộm – lụm thụm ; “ở các âm đơn đều phát âm thành ôm, ốp, ví dụ: nom – nơm

= nôm, họp – hợp = hộp Ba là phát âm không phân biệt ba cặp âm cuối: n – ng, t – c,

Trang 17

y – i, ví dụ: tan – tang, tát – tác, tay – tai, [14; 10] Chính cách phát âm ba cặp âm

cuối nói trên và ba dấu giọng: hỏi, ngã, nặng tạo thành nét khác biệt tiêu biểu giữa giọng Bắc và giọng Nam Nếu như người nói phương ngữ Nam bộ dễ dàng trong việc phát âm đúng âm V và phát âm phân biệt oa – hoa – qua, thì lại khó phát âm đúng dấu ngã và các cặp âm cuối

Mặc dù trong phương ngữ Nam bộ, ở một số vùng miền Đông phát âm vần êm -

ếp thành im – íp: đêm – đim, nếp – níp; TH thành KH: thịt – khịt; hay phát âm R thành

G, TR thành T: cá rô – cá gô, cá trê – cá tê như ở một số vùng miền Tây Song nhìn chung, diện mạo ngữ âm ở đồng bằng Nam bộ mang tính thống nhất cao, ít có “thổ âm”, qua phát âm không thể phân biệt được người vùng nào hay tỉnh nào mà chỉ có

cảm giác chung là tiếng nói Nam bộ mà thôi

3.2.2 Đặc điểm từ ngữ và phong cách

Sức mạnh của một phương ngữ hay của một ngôn ngữ không phải ở cách phát

âm như thế này hay như thế khác, mà là ở vốn từ ngữ của nó Vốn tữ ngữ càng dồi dào

thì sức biểu hiện của ngôn ngữ hay phương ngữ đó càng mạnh “Ngôn ngữ phát triển chủ yếu ở mặt từ ngữ: tăng thêm từ mới và bổ sung, biến đổi nghĩa của từ cũ Còn ngữ

âm và ngữ pháp thì phát triển chậm chạp, ít ỏi Phương ngữ Nam bộ cũng nằm trong quy luật đó.”[14; 12]

Tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt phương ngữ này với phương ngữ khác là tính thông hiểu và tính quen dùng Thông hiểu hay không thông hiểu là tiêu chuẩn chủ yếu

giúp ta xác định đúng từ nào là từ địa phương chính cống và phạm vi tồn tại của nó

hẹp hay rộng Ví dụ: Tôi đụng bả hồi nẳm (tôi lấy (cưới, kết hôn) với bà ấy hồi năm ấy) thì “đụng” trong trường hợp này là từ có tính thông hiểu hẹp ở phương ngữ Nam

bộ, nhưng lại không thông hiểu ở phương ngữ Trung bộ Tuy nhiên tiêu chuẩn thông hiểu không phản ánh hết được bức tranh đa dạng của các phương ngữ và chỗ thiếu sót

đó sẽ được tiêu chuẩn quen dùng bổ sung Từ ngữ và phong cách của phương ngữ Nam bộ mang những đặc điểm cơ bản sau đây:

3.2.2.1 Giàu hình tượng, giàu tính sinh động và cụ thể

Người dân Nam bộ sống giữa thiên nhiên hài hoà và đa dạng, có đồng ruộng bao

la, có rừng sâu biển dài, có sông ngòi chằng chịt, có vườn cây trái xanh thẳm bốn mùa, muôn thú sinh sôi Chính vì lẽ đó mà con người mang đậm dấu ấn thiên nhiên Đặc biệt, trong ca dao – dân ca Nam bộ hình tượng thiên nhiên xuất hiện rất phổ biến như:

Trang 18

“cây chuối – con quạ, cây bần – con đom đóm, cây mù u – con bướm, lung đìa – con cá ”[14; 13] Không những thế mà trong lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng không vắng mặt hình tượng cụ thể: “uống mật gấu, dai như trâu đái, tức hơn bò đá, nhát như thỏ

đế, ăn như xáng múc làm như lục bình trôi, quá trời quá đất ”[14; 13] Đến việc dựng

vợ gả chồng là rất hệ trọng, bên cạnh bao nhiêu từ hoa mỹ như: kết duyên, kết bạn trăm năm hay nnữnh từ bình dân như: lấy, lấy nhau thì phương ngữ Nam bộ lại có

thêm từ “đụng” với ý nghĩa cụ thể, không hề dung tục mà ngược lại rất giàu hình

tượng:

“Chồng chèo thì vợ cũng chèo Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau”

(ca dao)

Trong tâm lý người dân bản địa, lời nói thiếu hình tượng và so sánh là lời nói thiếu sức mạnh, thiếu sắc thái, nghèo nàn Ngôn ngữ không thể tạo ra hình ảnh của thế giới và in lại dấu ấn của xã hội Phương ngữ làm nhiệm vụ này một cách tích cực và hiệu quả hơn ngôn ngữ phổ thông toàn dân hay ngôn ngữ văn học chuẩn mực

Vùng đất Nam bộ có hệ thống sông ngòi chằng chịt gắn bó với đời sống sinh hoạt của con người nơi đây, đấy cũng là đối tượng để con người phản ánh và sáng tạo ra vô

số từ ngữ Ngoài những tên gọi chung như: sông, mương, máng, kênh so, hồ phương ngữ Nam bộ còn có thêm rạch, xẻo, xép, ngọn, rọc, đớn, láng, lung, bung, búng, bưng, biền, đưng, đầm, đìa, trấp, vũng, trũng, rỏng, tắc, gành, xáng

Để chỉ sự chuyển động của dòng nước, phương ngữ Nam bộ không chỉ phân biệt

nước lớn, nuớc ròng mà còn thêm nhiều từ ngữ khác như: “nước rong, nước kém, nước trồi, nước dềnh, nước sụt, nước giựt, nước bò, nước nhảy, nước đứng, nước sát, nước rặc, nước quay ”[14; 14]

Những phương tiện đi lại trên sông nước cũng được phương ngữ Nam bộ thể hiện phong phú muôn màu muôn vẻ, hơn nữa diễn đạt những khái niệm cũng rất đa dạng,

nào là: “ghe bầu, ghe bầu nóc, ghe be, ghe cà vom, ghe chài, ghe cui, ghe cửa, ghe giàn, ghe hầu, ghe lồng, ghe lườn, ghe ngo, vỏ lải, tắc ráu, tam bản, ba lá ”[14; 14]

Động vật sống ở sông nước cũng thật nhiều loại, thẩm chí trong cùng một loại

cũng được nhôn ngữ phân biệt nhau rất tỉ mỉ Ví dụ loài tôm có: “tôm bạc, tôm càng, tôm chấu, tôm chì, tôm chông, tôm chục, tôm cỏ, tôm đất, tôm gậy, tôm gọng, tôm

Trang 19

hùm, tôm kẹt, tôm lóng, tôm lứa, tôm mắt tre, tôm quỵt, tôm rồng, tôm sắc, tôm sú, tôm thẻ, tôm tích, tôm tu, tôm vang ”[14; 14]

Chính vì giàu tính cụ thể mà phương ngữ Nam bộ phản ánh hiệu quả tri giác của con nguời đối với hiện thực khách quan Con người không chỉ dừng lại ở việc nhận thức thực tiển một cách sâu sắc với những khía cạnh đa dạng muôn màu muôn vẻ của

nó mà họ còn cảm thấy cần thiết phải phân biệt những ý nghĩa tinh tế đó bằng những

từ ngữ khác nhau Đặc điểm này tạo điều kiện cho phương ngữ phát triển thêm kho từ vựng tiếng Việt ngày thêm phong phú, đồng thời giúp cho tư duy của con người thêm chính xác hơn Nhìn chung lại phương ngữ Nam bộ có xu hướng vươn tới sử dụng tối

đa các hình thức cấu trúc của ngôn ngữ để biểu thị những khái niệm hay những sắc thái ý nghĩa được con người nhận thức

3.2.2.2 Giàu tính cường điệu và khuếch đại

Cường điệu và khuếch đại trong ngôn ngữ không phải bốc đồng, làm to chuyện một cách vô lý mà thể hiện nét tâm lý của người dân Nam bộ là luôn sống cởi mở, lạc quan và hướng về cái lớn, muốn nhấn mạnh những gì mình yêu thích hoặc chán ghét một cách rõ ràng, dứt khoát

Cường điệu trong phương ngữ Nam bộ mang tính hình tượng, do đó có những từ

ngữ được cấu tạo thật bất ngờ thú vị : cao trật ớt (cao ngất nghểu đến mức phải ngẩn

cổ nhìn thẳng lên làm cho gáy cổ như bị gập lại), no lòi bản họng (đã no tràn ra ngoài miệng rồi, có đâu ăn thêm vào được nữa), đói queo râu (đói mờ mắt là chuyên bình

thường có tính lô-gich, khi quá đói thì nơi thể hiện nhanh nhạy và rõ ràng sự thay đổi – con mắt – sẽ không còn tươi sáng hoạt bát, còn đói mà liên hệ đến bộ râu thì thật bất ngờ thú vị, người không có râu vẫn bị đói queo râu như thường, một lần nữa cái cụ thể nằm trong sự khái quát) Đặc biệt, khi nói về mức độ của cái nghèo, nghèo lắm lắm,

tiếng việt phổ thông có các từ như : nghèo xơ xác, nghèo rớt mồng tơi thì phương ngữ Nam bộ có thêm nghèo mạt rệp, đượm vẻ lạc quan và hóm hỉnh

Cường điệu khuếch đại là một biện pháp tu từ thường có trong ngôn ngữ nhằm làm tăng hiệu quả diển cảm Ở phương ngữ Nam bộ, tính cường điệu, khuếch đại được

sử dụng nhiều và độc đáo mang tính mộc mạc, chất phác, tạo nên nét đặc thù của phương ngữ Nam bộ

3.2.2.3 Giàu tính dí dỏm, hài hước, khỏe khoắn

Trang 20

Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, cũng là phương tiện để diễn đạt cảm xúc, cá tính của con người Lời nói mang tính trí tuệ nhưng lại càng mang màu sắc tình cảm Chỉ

có ngôn ngữ mới có đủ khả năng diễn đạt trọn vẹn mọi sắc thái ý nghĩa tình cảm Tính cách, cá tính của con người như thế nào thì lời ăn tiếng nói của họ cũng có phần như thế ấy Đặc biệt, người dân Nam bộ sống với một tâm hồn sâu lắng, kín đáo nhưng cũng rất lạc quan, sôi nổi, cởi mở, thích trẻ trung, dí dỏm Tính hài hước, dí dỏm của phương ngữ Nam bộ đi đôi với tính giản dị, mộc mạc gây nên cái cười, cái vui tự nhiên, thoải mái Trau chuốt bóng bẩy có cái đẹp riêng của sự gia công, gạn lọc, nhưng trong cuộc sống sinh động nó thường dễ bị khuôn sáo, gượng gạo và xa cách với người bình dân chất phác Thế nên trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân Nam bộ thì đâu đâu ta cũng thấy toát lên tính tươi vui, dí dỏm, vừa có cái bộc trực vừa có cái vui ngầm

3.2.2.4 Giàu biểu cảm, chú trọng mức độ tình cảm hơn tính logic nhiều thán từ và ngữ khí từ

Vần “ui” kết hợp với dấu nặng nghe có vẻ như vất vả nặng nề Người ta dùng nó trong nhiều ngữ cảnh khác nhau với nghĩa chính là “ì ạch” (ạch đụi, lụi đụi, lụi hụi, xịch đụi ) Không những vậy, lại còn nhấn mạnh bằng cách láy có thêm tiếng “cà” nghe càng trắc trở, chậm chạp: cà ạch cà đụi, cà xịch cà đụi; lúi húi lụi hụi, lúi đúi lụi đụi [14; 18]

Để chỉ mức độ cao có những từ như: rất, lắm, quá, vô cùng, hết chỗ nói , nhưng phương ngữ Nam bộ vẫn tạo thêm nhiều từ riêng của mình để lột tả hết ý mình muốn

nói: quá tay, quá sá, quá trời quá đất, quá cỡ thợ mộc, tản thần, tùm lum tùm la, tứ tung binh tàng Cách nói ấy vừa nhấn mạnh ý nghĩa, vừa là phương tiện để người dân

Nam bộ biểu đạt tâm lý Từ đó cũng tạo ra khá nhiều từ đồng nghĩa hay gần nghĩa

Tương đương với hai từ mềm xèo và mềm nhũn phương ngữ Nam bộ có thêm các từ: mềm èo, mềm xủm, mềm xụm ; những tính từ khác như trắng, giòn, ngay, thẳng

cũng đều có thêm nhiều phụ tố chỉ mức độ như trường hợp trên

Ở phương ngữ Nam bộ, để chỉ khái niệm “thấm thoát, mới đó mà ” số lượng

từ phương ngữ vô cùng phong phú; tạo ra rất nhiều từ đồng nghĩa như: lúi húi, lụi đụi, lụi hụi, lớ quớ, lầy quầy, lần quần, lẩm rẩm, léo téo, léo xéo, lẹt xẹt, lẽo đẽo, lẹo tẹo[14; 18]

Trang 21

Có những từ được dùng dưới dạng phong cách địa phương như từ “khỏi” tạo ra sức biểu cảm mạnh hơn so với “không cần”, “chả cần”

Đặc biệt, những từ cảm (thán từ, ngữ khí từ) mang rõ màu sắc địa phương Cụ thể

là ở đầu câu có các từ: Chèn ơi - chèn đét ơi, mèn ơi - mèn đét ơi, ác ôn, úy, ậy ; ở cuối câu thì có các từ: nghen – nghén, hen – hén, héo, é, á, mừ, đa, cà, nà, há, hà, lận [10; 19] Mỗi từ mang một sắc thái tình cảm riêng, chính vì vậy biết vận dụng từ

cảm cho đúng chỗ thì hiệu quả nhiều khi lại hơn các loại từ khác

3.2.2.5 Giàu tính bình dân, giản dị, mộc mạc

Phương ngữ Nam bộ ít dùng từ văn hoa, bóng bẩy, trau chuốt, mà ngược lại trong lời nói của người dân nơi đây ta dễ dàng cảm nhận được nét mộc mạc, giản dị, gần gũi

Ở phương ngữ Nam bộ không phân chia đẳng cấp sang hèn, mà hòa đồng chung chung mọi tầng lớp nhân dân Đấy là tiếng nói của người lao động chân chất, luôn lấy thực tế làm chất liệu, không hay phù phiếm chải chuốt, lời nói mộc mạc nhưng có sức diễn đạt

và biểu cảm vô cùng mạnh mẽ Lời nói của người lao động tuy đơn giản về cấu trúc, song đa dạng về hình thức và phong phú về mặt nội dung, không gò bó, khuôn sáo mà

được tự do bộc lộ, phát triển đến tận cùng Tác giả nhận định rằng “rời bỏ đặc điểm

bình dân, giản dị, mộc mạc, chưa cảm được cái đẹp, cái hay của tính cách đó trong lời

ăn tiếng nói của người lao động, chưa hài hòa được bản sắc chung và sắc thái riêng,

thì chỉ có thể có cách nhìn phiếm diện, hời hợt về màu sắc của các phương ngữ mà thôi”

Phương ngữ nói chung là một trạng thái ngôn ngữ toàn dân bi chia ra do hoàn cảnh lịch sử để lại, làm biến dạng đi ít nhiều, tạo ra những nét riêng biệt, đồng thời đây

là thứ tiếng nói sinh động của nhân dân lao động, được sử dụng chủ yếu trong khuôn khổ của một vùng địa phương nhất định Chính vì lẽ đó, phương ngữ Nam bộ cũng không tránh khỏi những quy luật phát triển riêng biệt, gắn liền với những đặc điểm xã hội và tâm lý của con người ở địa phương Trong buổi đầu hình thành, phương ngữ

Nam bộ khó tránh khỏi một số hiện tượng “tự nhiên và tự do” Một số khía cạnh tiêu cực cũng theo đó mà nảy sinh, cụ thể là hiện tượng “chưa định âm” và “chưa định hình” Chưa định âm là phát âm chưa cố định hay chưa chuẩn (chuẩn của phương ngữ), chưa định hình là cách viết chính tả chưa ổn định, nhất quán do phát âm gây ra Tuy nhiên, người Nam bộ cũng dựa vào “sự gần gũi về ngữ âm” mà phát âm biến

dạng hay trại bẹ đi một bộ phận nào đó trong âm tiết; miễn là âm hưởng chung của

Trang 22

toàn âm tiết không biến khác hoàn toàn, nhất là năm dấu giọng (ngang, huyền, hỏi, sắc, nặng) được khai hóa triệt để trong việc phát âm biến trại này Mặt tiêu cực của

phương ngữ Nam bộ là có hàng loạt những lớp từ “gần âm – đồng nghĩa” được tạo ra

do sự phát âm trại bẹ, lỏng lẻo và nhất thời, không mang một sắc thái ý nghĩa hay một

sắc thái tình cảm mới mẻ nào Trái lại từ “đồng nghĩa hay gần nghĩa” là một hiện

tượng phổ biến, tùy vào mức độ và cách thức sử dụng của chúng mà tạo nên mặt tích cực về sắc thái ý nghĩa và sắc thái tình cảm tế nhị so với từ gốc Ngoài ra, phương ngữ Nam bộ còn sử dụng phổ biến đối dấu giọng để tạo ra hàng loạt từ mang màu sắc ý

nghĩa mới, có tác dụng tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ Chẳng hạn như: ông - ổng, bà - bả, anh - ảnh, trong - trỏng, ngoài – ngoải

“Suy cho cùng, sức mạnh diễn đạt của ngôn ngữ một phần dựa vào phong cách thể hiện của nó, mà phong cách ngôn ngữ chẳng qua là sự thích nghi ngôn ngữ với môi trường tâm lý và hoàn cảnh xã hội nhất định, lời nói mang màu sắc phương ngữ cũng là một ngữ, có phần độc đáo nữa”

4 Từ phương ngữ Nam bộ

4.1 Khái niệm về từ phương ngữ

Trong quyển Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa “từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương Nói chung, từ

địa phương là bộ phận từ vựng của ngôn ngữ nói hằng ngày của bộ phận nào đó của

dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương mang sắc thái tu từ: diễn tả lại đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật…”[13; 257]

Mặt khác, Nguyễn Văn Tu cho rằng từ địa phương là “từ của một phương ngữ thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào đó và chỉ phổ biến trong phạm vi vùng lãnh thổ của

địa phương đó.” Tác giả còn giải thích thêm “từ địa phương không ở trong ngôn ngữ

văn học mà thuộc về tiếng nói của một vùng nhất định, chúng mang sắc thái địa phương Người của địa phương này không hiểu những từ của địa phương kia”[10;

Trang 23

phương pháp định nghĩa phù hợp của chúng Định nghĩa qua từ có tương đương (trong tiếng Việt văn hóa)”[10; 339]

Đỗ Hữu Châu thì đưa ra khái niệm “những đơn vị từ vựng địa phương là những đơn vị từ vựng có nghĩa khác nhau nhiều hay ít kèm theo sự khác nhau về ngữ âm

nhiều hay ít nhưng không nằm trong những sai dị ngữ âm đều đặn”[10; 339]

Theo các tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến thì

“Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó, thì được gọi là từ địa phương”[10; 340]

Tác giả Bùi Tất Tươm dựa trên tiêu chí về phạm vi sử dụng đã chia tiếng Việt thành các lớp từ: từ địa phương, tiếng lóng, từ nghề nghiệp, thuật ngữ Tác giả đưa ra

khái niệm từ địa phương như sau: “là những từ chỉ dùng trong một địa phương nhất định Chúng song song tồn tại với từ toàn dân, từ địa phương được dùng trong khẩu

ngữ tự nhiên”[10; 104]

Trong quyển Phong cách học tiếng Việt(1999), Đinh Trọng Lạc quan niệm “từ địa phương là những từ được dùng trong các phương ngữ, thổ ngữ”[4; 222] Nhưng đến quyển Phong cách học tiếng Việt (2006), viết chung với Nguyễn Thái Hòa, lại có cách định nghĩa khác về từ địa phương: “là lớp từ ngữ chuyên dùng ở một số địa phương, không dùng ở địa phương khác”

Chung quy lại, ta có thể hiểu từ phương ngữ là lớp từ được sử dụng rộng rãi trong một phương ngữ, chúng là đặc sản hay có quan hệ ngữ âm – ngữ nghĩa với

từ toàn dân

4.2 Quan điểm của một số tác giả về từ phương ngữ

4.2.1 Quan điểm của Nguyễn Văn Tu

Theo tác giả, tiếng địa phương khác ngôn ngữ dân tộc về ba mặt: ngữ âm, từ

vựng và ngữ pháp “Từ vựng của các tiếng địa phương không thuộc về vốn từ chung của toàn dân, những từ này không có trong ngôn ngữ văn học mà thuộc về tiếng nói của một vùng nhất định Chúng mang sắc thái địa phương, người của địa phương này không hiểu những từ của địa phương kia”[16; 234] Cuối cùng tác giả chia từ địa

phương thành ba loại:

Trang 24

4.2.1.1 Từ địa phương đồng nghĩa với từ của ngôn ngữ văn học

Đây là tất cả những từ không dùng ở trong ngôn ngữ văn học, để gọi những sự

vật mà ở ngôn ngữ chung thì người ta dùng những từ khác Những từ này có thể là những từ đồng nghĩa với những từ trong ngôn ngữ dân tộc Ví dụ như tiếng địa phương dùng cái tô thì trong ngôn ngữ văn học có từ bát Tương tự có những cặp từ khác: “cái cà ràng – cái bếp kiềng, cây viết – quản bút, ghe – thuyền, cái muỗng – cái thìa, ngái – xa ”[16; 234]

4.2.1.2 Những từ địa phương chỉ những hiện tượng chỉ có ở địa phương

đó thôi

Những từ này không được dùng trong đời sống hàng ngày của toàn dân Ví dụ

như: sầu riêng, cái phảng, cù ngoéo [12; 235]

4.2.1.3 Cùng một từ ở tiếng địa phương và tiếng Hà Nội nhưng chỉ hai vật khác nhau cùng l oại

Ví dụ như: (Bắc: mũ, nón – miền Nam: nón), tương tự (xấu hổ - mắc cỡ, mát –

râm mát, )[16; 235]

4.2.2 Quan điểm của Đỗ Hữu Châu

Theo Đỗ Hữu Châu “về phương thức cấu tạo, các từ địa phương đều dùng những phương thức như nhau Các kiểu nhỏ trong từng phương thức vẫn là một Chỉ trong khu vực từ láy, ở vùng Bình Trị Thiên các từ láy ba như tay lày lay, toe lòe looe, tênh tềnh tênh, tiến liền liện hoặc các từ láy tư trậm trầy trậm trật, tòe loe tòe loa, ba láp

ba lúa, thò le thóc lách…không gặp ở địa phương Bắc bộ”[3; 220]

Không những đề cập đến cấu tạo từ địa phương trong “khu vực từ láy”, tác giả còn chú ý đến các “từ tố” Tác giả cho rằng, các địa phương cũng dùng những từ tố có

đặc trưng tổng quát giống nhau Các từ tố cụ thể về đại thể cũng là một Tuy nhiên có những từ phức ở địa phương này thì dùng từ tố này, ở địa phương khác thì dùng từ tố khác

Tác giả còn đề cập đến hiện tượng “từ tố hóa” Ông cho rằng “có khả năng nhiều

từ tố được từ tố hóa trong địa phương này nhưng chỉ là từ tố cấu tạo trong địa phương kia”(5,199).Như trường hợp háy ở Nam bộ dùng độc lập như từ liếc, nguýt, ở Bắc bộ

chỉ là từ tố cơ sở trong từ láy hấp háy,…

Căn cứ về mặt ngữ nghĩa, tác giả chia từ địa phương thành 6 loại:

Trang 25

4.2.2.1 Những từ địa phương chỉ đặc sản của địa phương do đó không

có từ tương đương ở các tiếng địa phương khác

Ví dụ như sầu riêng, mù u, bánh xu xê…Cũng thuộc loại này những từ ghép phân

nghĩa riêng của từng địa phương tương ứng với các chủng loại phong phú ở địa

phương của những sự vật, hiện tượng chung, như xoài…xoài tượng, xoài thanh ca, xoài mật …[3; 221]

4.2.2.2 Những từ địa phương không có từ tương đương trong các tiếng địa phương khác nhưng chúng không chỉ những đặc sản mà chỉ những sự vật, hiện tượng khắp nơi đều biết, đều ý thức được

Để chỉ những sự vật hiện tượng đó, những tiếng địa phương không có từ phải dùng các cụm từ hay câu Ví dụ sạ là “gieo thẳng ở các ruộng nước”; ém là “giấu kín bằng cách ẩn , vùi xuống bùn, xuống cát cho khuất”; rộng là “thả cá trong vại để giữ cho sống”; nhà trệt, tầng trệt là “nhà một tầng, tầng dưới cùng trong một nhà nhiều tầng”[3; 221]

4.2.2.3 Các từ địa phương có nghĩa hoàn toàn giống nhau nhưng hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau

Ví dụ heo (lợn), mè (vừng), khạp (vại), chộ (Nghệ Tĩnh: thấy), ngái (Nghệ Tĩnh: xa),…[3; 221]

4.2.2.4 Các từ địa phương cò hình thức ngữ âm giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau

Ví dụ mận (Nam bộ: quả roi), đào (Thừa Thiên: quả roi), mũ (nón), té (ngã),…

4.2.2.5 Các từ địa phương có hình thức ngữ âm giống nhau (hay khác nhau do sự sai dị về phát âm), ý nghĩa có bộ phận giống nhau, có bộ phận khác nhau

Ví dụ từ ngon (Nam bộ) vừa có nghĩa là “ngon” vừa có nghĩa là “tốt, tiện lợi,

không gặp vấp váp hay hỏng hóc”; phóng là “chạy lao ra”; kiếm cũng có nghĩa là

“tìm”; ham, khoái là “thích”[3; 221] Theo tác giả có thể xem đây là một từ được phân

hóa thành hai nghĩa khác nhau về sắc thái ở những tiếng địa phương khác nhau

4.2.2.6 Các từ địa phương có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng nghĩa

có bộ phận giống nhau, có bộ phận khác nhau

Trang 26

Ví dụ từ om có nghĩa vỗ béo( Bắc bộ) nhưng khác với từ sau ở chỗ nó có thể

dùng cho người

Tác giả cho rằng những loại từ địa phương trên đây chính do đối chiếu từng từ địa phương riêng rẽ mà thấy Sự thật, nếu vận dụng những hiểu biết về từ vựng ngữ nghĩa học một cách toàn diện, có hệ thống thì phải đối chiếu các từ trong các trường nghĩa với nhau, phải nghiên cứu cả những hiện tượng ngữ nghĩa khác như nhiều nghĩa, đồng nghiĩa, trái nghĩa…trong các tiếng địa phương

4.2.3 Quan điểm của Bùi Tất Tươm

Xét về ngữ nghĩa tác giả chia từ địa phương thành hai loại:

4.2.3.1 Từ địa phương có từ đồng nghĩa trong từ vựng toàn dân

Loại này có hai loại nhỏ:

- Đồng nghĩa hoàn toàn: gồm các từ “khác chút ít về mặt ngữ âm” và các từ

“khác hẳn về mặt ngữ âm”

- Đồng nghĩa không hoàn toàn: gồm các từ “khác về biểu niệm” và các từ

“khác về dụng pháp” (biểu thái, phong cách) Vì theo tác giả xét ở góc độ dụng pháp, tất cả các từ địa phương đều có ý nghĩa dụng pháp khác với từ toàn dân về phong cách: dùng (Nam bộ: xài) không thể có cách dùng như “cách xài từ”[1; 104 -105]

4.2.3.2 Từ địa phương có từ đồng nghĩa trong từ vựng toàn dân

Những loại từ này là “những từ biểu thị các sự vật, các hoạt động chỉ có ở những

địa phương nhất định”: cái phảng, măng cụt, sầu riêng sạ (lúa) ở Nam bộ nhút,

chèo, các loại thức ăn như dưa muối, nước chấm được chế biến đặc biệt ở Nghệ Tĩnh

Ngoài ra chúng ta cần chú ý những trường hợp từ địa phương đồng âm với từ

toàn dân, gần nghĩa hoặc khác hẳn nghĩa với nó Ví dụ: nón (Nam bộ: mũ, nón); củ sắn (Nam bộ: củ đậu); khoai mì (Nam bộ: củ sắn);

4.2.4 Quan điểm của Nguyễn Như Ý

Đối chiếu giữa từ địa phương với từ toàn dân, dựa trên nét nghĩa hạn định của từ địa phương Nguyễn Như Ý chia từ địa phương thành 5 loại cơ bản như sau:

4.2.4.1 Từ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong tiếng phổ thông

Các từ địa phương loại này “tiềm tàng khả năng trở thành từ phổ thông” khi quá

trình giao lưu, văn hoá , kinh tế, xã hội giữa các vùng diễn ra mạnh mẽ Và phần lớn

Trang 27

các từ loại này rơi vào “các từ địa phương chỉ các loại cây cối, con vật hay sản vật riêng có ở từng địa phương”[10; 8]

4.2.4.2 Từ địa phương có từ phổ thông tương đương hoàn toàn về nghĩa

Ví dụ cà rá (Nam bộ: nhẫn)

4.2.4.3 Từ địa phương có từ phổ thông tương ứng nhưng không tương đương hoàn toàn về nghĩa

Loại này có ba trường hợp:

các nét nghĩa còn lại giữa chúng là khác biệt Ví dụ từ chén tương ứng với từ bát

trong tiếng phổ thông với nét nghĩa “đồ dùng để đựng cơm bưng trên tay khi ăn”,

nhưng chén trong phương ngữ Nam bộ và bát trong tiếng phổ thông còn có nét nghĩa

khác nữa

để trong tiếng địa phương Trung bộ là li dị, bỏ vợ, bỏ chồng Nghĩa này cũng có trong

từ bỏ của tiếng phổ thông Nhưng ngoài nghĩa li dị, bỏ nhau, từ bỏ trong tiếng phổ

thông còn nhiều nghĩa khác không có trong từ để của Trung bộ

thông Ví dụ từ ló ở Trung bộ vừa có nghĩa là cây lúa, vừa có nghĩa là hạt lúa Nghĩa

hạt lúa của từ này được diễn tả trọn vẹn trong từ thóc của Bắc bộ, còn nghĩa cây lúa tiếng phổ thông được biểu thị bằng từ lúa

4.2.5 Quan điểm của Đinh Trọng Lạc

Tác giả dựa trên cơ sở ngữ nghĩa và ngữ âm để phân loại từ địa phương Cụ thể

Ví dụ: từ ngữ địa phương Trung bộ: mô (đâu), rào (sông), chộ (thấy), ngái

(xa), từ ngữ địa phương Nam bộ: cái vịm (cái liễm), cái cà ràng (cái bếp kiềng), con

cò (cái tem), ăn hiếp (bắt nạt), [4; 223]

Trang 28

Ngoài hai loại này, tác giả còn đề cập đến “những từ ngữ địa phương có ý nghĩa khác hẳn với ý nghĩa của ngôn ngữ chung khiến cho những người không phải quê ở

địa phương đó cảm thấy khó hiểu, không hiểu mà muốn hiểu được những từ ngữ đó thì

phải học”

4.2 6 Quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp

4.2.6.1 Từ địa phương không có sự đối lập với từ toàn dân

Đó là những từ ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng, những hành động, cách sống địa phương chỉ có ở địa phương nào đó chứ không phổ biến đối với toàn dân, do

đó không có từ song song trong ngôn ngữ văn học toàn dân (từ địa phương dân tộc học)

Ví dụ chao, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng (Nam bộ); cối, khóc, thưng (Hải Hưng); chèo, nhút, quả tắt (Hương Sơn – Nghệ Tĩnh)…[13; 257]

4.2.6.2 Từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân

Kiểu từ vựng địa phương này có thể chia ra hai loại nhỏ căn cứ vào hai mặt ngữ

âm và ngữ nghĩa của chúng:

Thứ nhất là từ ngữ địa phương đối lập về mặt ý nghĩa (giống về ngữ âm so với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ văn học toàn dân, nhưng ý nghĩa khác nhau) Ví dụ từ

cào cào nghĩa ngôn ngữ toàn dân là loài sâu bọ cánh thẳng cùng họ với châu chấu nhưng nhọn đầu, còn nghĩa phương ngữ Thái Bình thì cào cào có nghĩa tương ứng với châu chấu

Ở các từ kiểu trên đây cần phân biệt hai trường hợp:

 Từ địa phương và từ toàn dân vốn cùng một nguồn gốc nhưng có sự biến

đổi về nghĩa Sự biến đổi này diễn ra theo hướng mở rộng (chẳng hạn, nón – mũ

+nón), hoặc chuyển đổi trong phạm vi một trường nghĩa (chén – bát, mận – doi)[13;

258]

 Từ địa phương và từ toàn dân đồng âm với nhau chứ không có quan hệ

nguồn gốc với nhau.Ví dụ: té (hắt nước) và té (ngã)[13; 258]

Thứ hai là từ địa phương có sự đối lập về ngữ âm Căn cứ sự khác biệt ngữ âm so với từ toàn dân tương ứng, chia ra làm hai loại:

 Các từ địa phương có hình thức ngữ âm khác khác hoàn toàn so với các từ

ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân Ví dụ từ toàn dân là cá quả, thì ở Nghệ Tĩnh

Trang 29

(cá tràu), Nam bộ (cá lóc) Hay từ toàn dân là lợn, Hải Hưng (ỉn), Nam bộ (heo)[13;

259]

 Các từ ngữ địa phương có hình thức ngữ âm khác bộ phận với các từ ngữ

tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân Ví dụ từ toàn dân là gà, Hải Hưng (kê), Thanh Hóa (kha); toàn dân(đĩa), Hải Hưng (đẽ), Nghệ Tĩnh (đĩa), Nam bộ (dĩa) ”[13; 260]

4 3 Từ phương ngữ Nam bộ

4.3.1 Khái niệm từ phương ngữ Nam bộ

Từ cách định nghĩa chung về từ phương ngữ, chúng tôi đưa ra cách hiểu về từ

phương ngữ Nam bộ như sau: Đó là lớp từ được sử dụng phổ biến trong phương ngữ Nam bộ, và chúng có quan hệ ngữ âm – ngữ nghĩa nào đó so với ngôn ngữ toàn dân

4.3.2 Vấn đề phân loại từ phương ngữ Nam bộ

Trước Trần Thị Ngọc Lang, các tác giả đi trước như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Quang Hồng… đã đưa ra một số quan điểm phân loại từ ngữ Nam Bộ, chủ yếu các tác giả dựa vào hai phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa Về mặt ngữ âm, có hai tiêu chí xem xét là đồng âm và khác âm Tương tự về mặt ngữ nghĩa có đồng nghĩa và khác nghĩa

Thế nhưng theo tác giả Trần Thị Ngọc Lang thì những công trình này bỏ qua tiêu chí “gần âm” và “gần nghĩa” Vì vậy, sau khi thêm vào hai tiêu chí này bỏ qua trường hợp hai từ đồng âm, đồng nghĩa hoàn toàn, còn lại tác giả phân từ phương ngữ thành 8 loại cơ bản Theo người viết đây là quan điểm phân chia chi tiết hóa cách phân chia của tác giả đỗ Hữu Châu

4.3.2.1 Kiểu I: Từ khác âm, khác nghĩa với từ toàn dân

Trước hết, đấy là những “từ ngữ miền Nam không có từ ngữ tương đương trong tiếng Việt văn hóa” Ví dụ như các từ dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, hoàn

cảnh…đặc biệt vốn chỉ bắt gặp trong thiên nhiên, trong sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội…ở Nam bộ Chẳng hạn như: “tràm, đước, tầm vông, thao lao, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, sa kê; vàm, giồng, bưng, trấp, lung, láng,; bánh tét, bánh ếch (ít), bánh da lợn…”[21; 37] Mặc dù số lượng không nhiều nhưng loại từ này góp phần

làm nên đặc trưng riêng cho phương ngữ Nam bộ và là một trong những nguồn bổ sung rất được ưa chuộng, làm cho vốn từ ngữ toàn dân càng thêm dồi dào, phong phú

Tiếp đó phải kể đến là “những từ và từ tố hoàn toàn chỉ có ở PNNB” như các yếu

tố chỉ mức độ của tính từ: (cao) nhòng, (nhẹ) hều, (dơ) hầy, (dơ) cảy, (láng) oong,

Trang 30

(sắc) lẻm, (tròn) ủm, (săn) cón, (lùn) bân, (thấp) chủm, (tỉnh) rụi; hoặc các từ láy: chồm hổm, chầu hẩu, chàm ngoàm; hay những trạng từ như: hườm, hà rầm, lơn tơn, sớn sác, bái xái, xính vính, xững vững… [21; 37] Những yếu tố từ vựng loại này còn

mang tính địa phương hoàn toàn

Đặc biệt là trong từ vựng phương ngữ Nam bộ có nhiều “từ ngữ mượn từ các dân

tộc khác cùng sinh sống ở Nam bộ, trong đó có một số lượng đáng kể các từ ngữ mượn

từ tiếng Khơ-me, tiếng Hoa (Quảng Đông, Triều Châu)” [21; 38]

Tuy nhiên tác giả cũng giải thích thêm “sự vay mượn này hầu như chỉ dừng lại trong một phạm vi nhất định, như những từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, phong tục tập quán, một số vật dụng hằng ngày, một só món ăn, một số trò chơi, hoặc một số địa danh…”

Về từ mượn gốc Khơ-me, một bộ phận nhỏ đã nhập vào tiếng phổ thông như: lâm thôn (một loại múa tập thể), cà ròn (bao bằng bàng), phum (xóm, làng), thốt nốt (một loại đường được làm ra từ cây thốt nốt), xà rông (váy), vàm (cửa sông),… [21; 39] Ngoài ra phần lớn còn dùng trong phạm vi phương ngữ như: “ên (một mình), cà tăng (cái phên đan bằng tre để làm bồ dựng lúa), nóp (vật dùng để ngủ), cà ràn (khuôn bếp làm bằng đất), cà om (cái nồi), lọp (dụng cụ đặt cá), bò hóc (mắm cá), bò ók (mắm tép), tá (ông), lục (ông sư), niêng (nàng), lục bòong (anh), dù kê (hát cải lương Khơ- me), tha la (ngôi nhà nhiều gian)”[21; 39]

Về từ mượn gốc Quảng Đông và Triều Châu Nguời Hoa sống xen kẽ với người Việt, tập trung ở những nơi đông người và nghề nghiệp chính của họ là thương mại Chính vì lẽ đó, mà ngoài những từ ngữ thông dụng hàng ngày trong sinh hoạt gia đình, người Hoa và người Việt thường sử dụng từ ngữ gốc Quảng Đông và Triều Châu chỉ các món ăn, các trò chơi cờ bạc hoặc những từ trong quan hệ thương mại

Lớp từ chỉ quan hệ gia đình như: chế(chị), hia(anh), củ(cậu), tía(cha), ý (ỷ) (dì)

[21; 40]

Lớp từ biểu hiện tên một số món ăn: có từ đã đi vào tiếng phổ thông: bánh bao, dầu chá quảy, hoành thánh (mì thánh), hủ tiếu, lạp xưởng, xá xíu, tàu hũ, mè xửng, xì dầu, lẩu [21; 40]; nhưng phần lớn chỉ dùng trong phương ngữ: xí muội (trái mơ ngâm muối rồi phơi khô), bánh bẻn (thứ bánh in làm bằng gạo rang), bò bía (một loại

bì cuốn), há cảo (bánh xếp nhân tôm và củ năng), chí mà phủ (chè mè đen), lục tàu xá (đậu xanh nấu đường), tàu thưng / chè thưng (chè đậu xanh nấu lỏng với bột khoai,

Trang 31

bột năng…), tàu xọn (đậu xanh lột vỏ nấu với đường), xương xáo (thức ăn giải khát), nhẩm xà (uống trà), phế nại (cà phê sữa), xây cá nại (ly cà phê nhỏ có thêm ít đường), xây chừng (ly cà phê đen), tàu vị ỉu (nước tương), tàu hủ ky (váng đậu nành được nấu chín vớt ra phơi khô, nấu với đồ chay), thịt phá lấu (thịt heo, ướp muối, gia vị, nấu nhừ), thịt khìa (thịt ướp rồi đem áp chảo cho vàng), xí quách (xương heo hay xương bò hầm nhừ), xíu mại (thịt heo băm rồi đem hấp thành viên), tả bín lù (món ăn thường dùng vào mùa lạnh gồm có rau cải và thịt, cá, tôm…nhúng voà nồi nước canh nóng

đặt ngay trên bàn ăn)[21; 40 – 41]

Lớp từ dùng trong quan hệ thương mại: “phổ ki (người giúp việc trong tiệm cơm hoặc hiệu buôn), xì thẩu (chủ tiệm), tài công (người lái tàu, ghe), tàu kê (người chủ nhà), hụi thảo (người tổ chức ra hội tiết kiệm), tằng khạo (chủ thầu) [21; 40 - 41] Lớp từ dùng chỉ các trò chơi cờ bạc: xí ngầu lắc (cục xí ngầu để đổ hay lắc), tài xỉu (đổ lúc lắc rồi tính điểm, trên 9 thì tài ăn, dưới 9 thì xỉu ăn), dì dách (bài hai lá), xập xám (bài chia 13 lá), chướng, thín cẩu (loại bài bằng gỗ sơn đen, nút tròn màu đỏ hay màu trắng) [21; 41]

Ngoài ra, phương ngữ Nam bộ còn có một số từ riêng thường được dùng ở nghĩa bóng Những từ này mang nhiều sắc thái đặc trưng của phương ngữ Nam bộ Ví dụ

“chồm hổm” từ nghĩa “ngồi xổm” cũng thường được dùng ở nghĩa bóng để nói về

“(chợ) nhóm tạm bợ, không chính thức, không có chỗ ngồi đàng hoàng”: chợ chồm hổm; hay nói về “việc làm ăn thất bại, bị phá sản, sạt nghiệp” phương ngữ Nam bộ dùng từ “sập tiệm” ở nghĩa bóng

4.3.2.2 Kiểu II: Từ khác âm nhưng gần nghĩa với từ toàn dân

Hai cặp yếu tố được so sánh khác âm và “chỉ chung nhau ở một số nét nghĩa nào đó” Ví dụ: “vào” và “vô” thoạt nhìn tưởng là hai từ đồng nghĩa hoàn toàn, nhưng thật

ra nghĩa của từ “vào” rộng hơn, khả năng kết hợp rộng hơn”[21; 42] Một ví dụ khác:

“van xin” và “năn nỉ”, trong phương ngữ Nam bộ, năn nỉ ngoài nghĩa phải khẩn khoản nói nhiều lần còn chỉ một động tác cụ thể Ngoài ra còn có các cặp từ như: “ngấy” và

“ngán” (phương ngữ Nam bộ: hai từ này ngoài nghĩa có cảm sợ đối với một loại thức

ăn nào đó, “ngán” còn được dùng với ý “ngại đến mức sợ”); “coi” và “xem” (coi chỉ tương ứng với xem trong trường hợp: coi hát, coi phim)

4.3.2.3 Kiểu III: Từ khác âm nhưng đồng nghĩa với từ toàn dân

Trang 32

Kiểu này có 4 tiểu loại nhưng đều giống nhau ở một điểm “khác âm nhưng đồng nghĩa”

“Nhiều khi hai từ đồng nghĩa của phương ngữ Bắc bộ và phương ngữ Nam bộ được ghép lại với nhau, tạo nên một từ ghép thường với ý nghĩa tổng quát hoặc trừu

tượng Chính ở loại này có nhiều bất ngờ thú vị giữa phương ngữ Bắc bộ và phương ngữ Nam bộ mà chùng ta chưa giải thích được” Điển hình là có hàng loạt các từ ghép

đồng nghĩa đẳng lập mà phương ngữ Nam bộ dùng yếu tố thứ nhất còn phương ngữ

Bắc bộ dùng yếu tố thứ hai như: dơ bẩn, đau ốm, lời lãi, bao bọc, mai mốt, hư hỏng,

dư thừa, kêu gọi, sợ hãi, chà xát, đường phố, hình ảnh, la mắng, bồng bế, hăm dọa…Đồng thời, cũng có hàng loạt từ mà phương ngữ Bắc bộ dùng yếu tố thứ nhất còn phương ngữ Nam bộ dùng yếu tố thứ hai như: thóc lúa, nông cạn, giẫm đạp, đón rước, lừa gạt, sắc bén, lau chùi, rượt đuổi, thứ hạng, chăn mền, chậm trễ, tìm kiếm, vâng dạ, đùa giỡn, thuê mướn, mau lẹ, hung dữ, trêu chọc, chế nhạo…”

Ngoài ra, một số trường hợp các từ dùng chung trong cả hai phương ngữ như:

đường (ngả đường, qua đường, con đường, nẻo đường, mặt đường, đưa đường, đi đường, bạn đường, chặng đường…), lộ (quốc lộ, chính lộ, mãi lộ, thượng lộ…)[21; 46]

Tác giả đi vào giải thích hiện tượng thú vị trên là do chúng chỉ là “những tư đồng nghĩa bộ phận” Chúng có sự khác nhau về các nét nghĩa hạn định lựa chọn (còn được gọi là điều kiện dùng hay tiền giả định) Ví dụ như trong từ ghép “nóng nực”, từ “nực” được dùng trong phương ngữ Nam bộ với nét nghĩa hạn định lựa chọn là “nói về khí

hậu, thời tiết”; cho nên những tổ hợp từ chứa từ “nóng” như nước nóng, nóng nảy, nóng tính, máu nóng…đều có thể được dùng trong phương ngữ Nam bộ Tuy nhiên, về hiện tượng này còn một quy tắc khái quát nữa là “mặc dù hai từ khác âm – đồng nghĩa nhưng vẫn dùng chung nghĩa phái sinh - cũng được gọi là nghĩa bóng của những từ này” Chẳng hạn nư phương ngữ Nam bộ dùng từ “bể” mà không dùng từ “vỡ”, nhưng vẫn dùng từ vỡ của phương ngữ Bắc bộ trong ý nghĩa trừu tượng (vỡ lở, tan vỡ, đổ vỡ, phá vỡ…)

Tác giả còn nhận định rằng khi xã hội càng phát triển, nhận thức con người càng gần với các quy luật của khách quan thì một mặt số lượng từ ngày càng phong phú,

mặt khác các từ được phân biệt nhau một cách tinh tế hơn, nghĩa là “các ý nghĩa hạn

Trang 33

định lựa chọn của mỗi từ càng tăng hơn, phạm vi sử dụng của mỗi từ càng hẹp đi”

[21; 48]

Tiểu loại thứ hai là “các yếu tố từ vựng khác biệt nhau ở chỗ mỗi phương ngữ có một lối nhìn riêng đối với tùng sự vật cụ thể, nên cùng một đối tượng lai được định danh bằng những phương tiện từ vựng khác nhau” Ví dụ như “quẹt” và “diêm” Ở

phương ngữ Bắc bộ gọi tên theo cách hoạt động khi sử dụng đối tượng thì phương ngữ Nam bộ lại gọi tên theo sản phẩm của hoạt động Như vậy, một bên dùng động từ một

bên dùng danh từ để định danh sự vật Tương tự, ta có các trường hợp khác như : sọc

và kẻ, bánh tráng và bánh đa, cổ tay và cườm tay, nước hoa và dầu thơm, kính râm và kiếng mát

Kế đến là những từ “khác biệt về nguồn gốc (ngữ nguyên)” Qua ví dụ thống kê được, tác giả kết luận phương ngữ Nam bộ “có khuynh hướng Việt hóa nhiều hơn”, cố

gắng diễn tả đối tượng mới bằng những từ thuần Việt Ví dụ : những từ có nguồn gốc

từ tiếng Pháp như : Ở phương ngữ Nam bộ (bông cải) – phương ngữ Bắc bộ (súp lơ) – tiếng Pháp (choufleur) Tương tự, cò – tem – timbre; muỗng – thìa, cùi dìa – cuillère; túi dết – tùi dết,sắc - cốt – sacoche

Cũng có trường hợp phương ngữ Nam bộ vay mượn còn phương ngữ Bắc bộ

dùng từ thuần Việt như: phương ngữ Nam bộ (banh – balle) thì phương ngữ Bắc bộ (bóng – từ thuần Việt) Tương tự, bóp(portefeuille) – ví; bắc(bac) – phà; sốp phơ(chauffeur) – bác tài [21; 53]

Cuối cùng là một số nét riêng trong việc dùng từ của phương ngữ Nam bộ Cùng

một từ nhưng phương ngữ Nam bộ “diễn đạt bằng từ” còn phương ngữ Bắc bộ “diễn đạt bằng tổ hợp hoặc từ ghép”; từ trong phương ngữ Nam bộ “ có xu thế đơn âm

hóa”(nghĩa là được dùng hoàng toàn tự do); và để diễn đạt, phương ngữ Nam bộ có thể

dùng “phương tiện nhỏ hơn tiếng” để diễn đạt nghĩa Chẳng hạn các yếu tố có dấu hỏi

“?” ở các từ xung hô kiểu “ông + ấy = ổng, bà +ấy = bả hay các từ chỉ vị trí như : ngoài + ấy = ngoải, trên + ấy = trển; hoặc từ chỉ thời gian như (bửa) hổm, hổm (rày), (hồi) nẳm ”; yếu tố “ch” kiểu các từ như chàu quạu, chồm hổm, chò hỏ, chèo queo, chù ụ, trù bự [21; 56]

Ngoài ra, tác giả còn đưa ra nhận xét khái quát về yếu tố “cà” Trừ các tổ hợp như cà phê, cà rem, cà rốt mượn từ gốc Pháp hoặc cà rá (nhẫn) mượn của tiếng Chăm, cà tăng (phên tre), cà ràng (một lọai bếp), cà ròn (bao bằng bàng), cà tong

Trang 34

(một loại hươu) vốn mượn của tiếng Khơ-me, có thể thấy rằng những tổ hợp do “cà” kết hợp với “những vị từ chỉ hoạt động có tính cách dao động đều có thêm một nghĩa thái (hoạt động) lặp đi lặp lại với một chu kì ngắn và không đều đặn” Tác giả nhận

thấy rằng những phương thức hoạt động này là bất thường, không thể gây thiện cảm

được : cà chớp, cà giựt, cà gật, cà hẩy, cà hước, cà nhắc, cà nhót, cà nhỏng, cà tưng,

cà tửng [21; 57] Nhìn chung phương ngữ Nam bộ tạo thêm kiểu kết hợp có yếu tố

“cà” làm yếu tố đệm ở đầu, tạo nghĩa từ vựng ỏ yếu tố thứ hai Chính vì vậy, kiểu kết

hợp này mang từ loại chủ yếu là tính từ

4.3.2.4 Kiểu IV :Từ gần âm nhưng khác nghĩa với từ toàn dân

Đó là trường hợp của các từ gần âm nhưng khác nghĩa ở hai phương ngữ Ví dụ

như “kính” và “kiếng” ở phương ngữ Nam bộ kiếng là biến âm của kính : tủ kiếng, cửa kiếng Nhưng kiếng cũng được dùng để chỉ cái gương : coi kiếng(= soi gương) Hoặc trường hợp cặp từ “cảnh” và “kiểng” Kiểng trong phương ngữ Nam bộ là

biến âm của cảnh (nhưng bị đọc trại đi để tránh tên gọi của Hoàng Tử Cảnh, con trai vua Gia Long), từ nghĩa gốc giống như cảnh trong phương ngữ Bắc bộ (vật nuôi, trồng

hoặc tạo ra để ngắm, để giải trí : trồng kiểng, chơi cây kiểng, kiểng được dùng rộng ra

ở nghĩa bóng : lính kiểng) Kiểng trong phương ngữ Nam bộ còn có nghĩa là kẻng : đánh kiểng Tương tự có các cặp từ : hủ hỉ và hú hí, hì hợm và lì lợm

4.3.2.5 Kiểu V : Từ gần âm và gần nghĩa với từ toàn dân

Ví dụ : bìa và rìa Cả Bắc và Nam đều có danh từ bìa, về căn bản giống nhau về nghĩa, phương ngữ Nam bộ có cách nói “bìa làng”, “bìa rừng”, “ngồi bìa”, “nằm bìa” nhưng không có trong phương ngữ Bắc bộ Cái nghĩa “ở mép ngoài” cũng là

nghĩa của từ rìa hiện vẫn còn được dùng chung ở cả hai phương ngữ trong một số lối

nói “ngồi chầu rìa”, “cho ra rìa” , còn từ rìa trong lối nói “ở ngoài rìa”, rìa nhà, rìa làng của phương ngữ Bắc bộ khi chuyển sang phương ngữ Nam bộ Ngoài ra, còn có các cặp từ “bệu và rệu”, “hoãn và hưỡn”

4.3.2.6 Kiểu VI : Một trong hai từ là biến thể ngữ âm của từ kia

Là trường hợp của các biến thể ngữ âm ở hai phương ngữ Các biến thể ngữ âm này do hệ thống ngữ âm của từng phương ngữ tạo nên hoặc do biến đổi lịch sử của từng vùng mà có sự sai khác Những sai khác này không đáng kể

Những sai khác ở âm đầu: d/đ (đĩa/dĩa,(cây)da/(cây) đa), l/nh(lạt/nhạt, lát/nhát, lầm/nhầm ), s/th(thẹo/sẹo,sớ (thịt)/thớ (thịt), thẫm/sẫm), nh/d (nhớn nhác/dớn dác,

Trang 35

nhút nhát/dút dát ), nh/r (nhuộm/ruộm, nhăn nheo/răn reo, nhỏ giọt/rỏ giọt ), ph/b (phỏng/bỏng), r/s (rờ/sờ, rởn/sởn, rành/sành), th/ch (thọc/chọc, thun/chun), tr/gi (trai/giai, trời/giời, trầu/giầu, trùn/giun, trăng/giăng, trồng trọt/giồng trọt, tro/gio, trối trăng/giối giăng), tr/nh (trụng/nhúng) [21; 59]

Những sai khác ở âm chính: a/i (chánh/chính, tánh tình/tính tình, lãnh/lĩnh, ngàn/nghìn, thạnh vượng/thịnh vượng, a/ô (bổn thân/bản thân, hột/hạt, nạp/nộp, ngột/ngạc, tư bổn/tư bản),ang/ênh (sanh mạng/sinh mệnh), âu/u (thâu/thu, châu vi/chu

vi, châu đáo/chu đáo, i/ê (bịnh/bệnh, lịnh/lệnh, kinh đào/kênh đào, binh vực/bênh vực, thinh thang/thênh thang, linh đinh/lênh đênh ), ư/â (nhứt/nhất, chúa nhựt/chủ nhật, giựt/giật, vừng trán/vần trán ), ơ/â (chơn/chân, hôn nhơn/hôn nhân), ơ/a (đờn/đàn,

đàm/đờm, hạp ý/hợp ý), ơ/ư (gởi/gửi, thơ/thư), ươ/a (đương/đang, đởm đương/đảm đang), ơ/ươ (cỡi ngựa/cưỡi ngựa), u/ô (gụt/gột, hun/hôn, mùng một/mồng một, nút

ruồi/nốt ruồi, rún/rốn), uê/oa (huề vốn/hòa vốn, huê mỹ/hoa mỹ), ây/ay (nầy/này, mầy/mày, xẩy/xảy, giầy dép/giày dép), âu/au (giàu giầu) [21; 60]

Những sai khác ở thanh điệu: sắc/nặng (nhái giọng/nhại giọng, chắn/chặn, thiệp (mời)/thiếp (mời)), sắc/hỏi (học lóm/học lỏm), ngã/sắc : (miễu/miếu), huyền/nặng (năm nhuần/năm nhuận) [21; 61]

Những biến thể ngữ âm này bị chi phối bởi một số quy luật như : quy luật chuyển đổi các phụ âm và nguyên âm có cùng vị trí cấu âm và có một số vần biến trại do kị húy

4.3.2.7 Kiểu VII : Từ đồng âm khác nghĩa với từ toàn dân

Là trường hợp của những từ đồng âm khác nghĩa ở hai phương ngữ Những từ

này không có quan hệ nguồn gốc gì với nhau Khi dùng thuật ngữ “đồng âm” thì có liên quan đến hiện tượng “đồng tự” Không ít trường hợp chữ viết giống nhau – cùng

chính tả - nhưng phát âm không đồng nhất giữa hai phương ngữ Chẳng hạn, cùng một thanh hỏi nhưng hai phương ngữ phát âm khác nhau Sự khác biệt này cũng gây ra sự khác biệt trên phạm vi từ ghép và cụm từ

4.3.2.8 Kiểu VIII : Từ giống nhau nhưng chỉ gần nghĩa với từ toàn dân

Có hiện tượng giống âm giữa những từ có những bộ phận nghĩa giống nhau, chúng chỉ khác nhau ở một bộ phận nghĩa nào đó

Những từ này phải coi là một từ, nhưng qua diễn biến lịch sử của từng vùng xuất hiện thêm một nghĩa phái sinh khác hay đã làm thay đổi ít nhiều về nghĩa Sự khác biệt

Trang 36

này có thể xảy ra ở tất cả các từ loại Ví dụ, động từ cãi, ngoài nghĩa chung giống nhau

là “dùng lời lẽ chống lại ý kiến người khác nhằm bảo vệ cho ý kiến hoặc việc làm của mình”, hoặc để “bào chữa cho một bên đương sự trước phiên tòa”, trong PNNB cãi còn được dùng để “chỉ hành động không nghe lời hoặc chống lại ý kiến người khác,

nghĩa là cãi không buộc chỉ dùng về lời nói

Mặt khác, cùng một từ nhưng phạm vi ý nghĩa ở hai phương ngữ lại khác nhau Cũng có thể nghĩa của từ này bao chứa nghĩa của từ kia, hoặc ngược lại Chẳng

hạn, phương ngữ Bắc bộ có cả hai yếu tố : màn/mùng, mủ/nhựa, thuốc xổ/thuốc tẩy Ngược lại, phương ngữ Nam bộ chỉ có một yếu tố thứ nhất : nón/mũ, bông/hoa, dư/thừa, thương/yêu, kêu/gọi, dạ/vâng, lạnh/rét , nhưng nghĩa của từng yếu tố trong

mỗi hệ thống từ vựng đều khác nhau, không đồng nhất mà thường bao chứa nhau Do

đó, giá trị ngôn ngữ của mỗi phương ngữ mỗi khác

Có thể nói rằng ở phương ngữ Nam bộ những yếu tố này đa nghĩa hơn những yếu

tố có cùng một võ âm Tác giả giải thích thêm “hễ càng có nhiều từ ngữ, thì ngôn ngữ càng phong phú càng phát triển”

Đặc biệt, ở kiểu này còn có sự khác biệt ở nghĩa phát sinh của từ ngữ Ví dụ :

bòng(cây cùng họ với bưởi, quả to, cùi dày, vị chua Đèo bòng ở phương ngữ Nam bộ lại dùng với nghĩa là “đua đòi, được cái này đòi cái khác cao hơn”

Tóm lại những từ ngữ thuộc loại này chỉ khác nhau ở một nét nghĩa : đó là nghĩa địa phương

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI TỪ PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG

3 Giới hạn ngữ liệu được khảo sát

Trong các thể loại sáng tác của Nguyễn Quang Sáng đều có sử dụng từ phương ngữ Nam bộ Tuy nhiên, do thời gian và năng lực còn hạn chế nên người viết chỉ tiến hành khảo sát ngữ liệu với số lượng có hạn Giới hạn ngữ liệu khảo sát gồm 33 truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, chủ yếu được in trong 3 quyển:

a Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng (Tập 1), NXB Văn học Hà Nội, 1996

b Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng (Tập 2), NXB Văn học Hà Nội, 1996

c Dân chơi - Tôi thích làm vua – Nguyễn Quang Sáng, NXB Hội nhà văn, 2005

26 Quán rượu người câm

27 Tạo hóa giữa trần gian

Trang 38

3 Thống kê, phân loại

2.1 Thống kê từ phương ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng

Tổng số lượng từ phương ngữ Nam bộ thống kê được trong tác phẩm là 353 từ và

từ tố

Danh sách các từ phương ngữ cụ thể thống kê được (Phần phụ lục : Bảng thống

kê từ phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng)

2.2 Phân loại từ địa phương trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng

Ở phần lí luận chung, người viết đã có đề cập tới cách phân loại từ phương ngữ của một số tác giả Song, xét trên bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa người viết nhận thấy cách phân loại của Trần Thị Ngọc Lang là tương đối chi tiết, đầy đủ các phương diện

và cụ thể hóa cách phân chia của tác giả Đỗ Hữu Châu Cũng chính vì quá chi tiết nên cách phân chia có thêm yếu tố “gần âm”, “gần nghĩa” nên thường lẫn lộn, thiếu chính xác trong thực tế phân loại

Xem xét từ phương ngữ Nam Bộ trong mối quan hệ tương đương với ngôn ngữ toàn dân về phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa, người viết dựa trên cách phân loại của hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Trần Thị Ngọc Lang và đề xuất cách phân loại như sau:

1 Từ phương ngữ khác âm, khác nghĩa với từ toàn dân

2 Từ phương ngữ khác âm (do biến âm), đồng nghĩa với từ toàn dân

3 Từ phương ngữ khác âm (không do biến âm), đồng nghĩa với từ toàn dân

4 Từ phương ngữ khác âm nhưng nghĩa có một nét nghĩa giống với từ toàn dân

5 Từ phương ngữ đồng âm nhưng chỉ có một nét nghĩa giống với từ toàn dân

6 Từ phương ngữ không có từ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân và các tiếng địa phương khác Để chỉ những sự vật hiện tượng ấy, phải dùng cả cụm từ hoặc

cả câu để diễn đạt

Sau khi tiến hành khảo sát từ phương ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, thống kê phân loại dựa vào cách phân loại đã đề xuất ở trên, người viết nhận thấy hiếm có trường hợp hai từ đồng âm nhưng nghĩa có bộ phận giống nhau, có

bộ phận khác nhau Cuối cùng, người viết phân từ phương ngữ Nam Bộ thành 5 loại

cơ bản sau:

1 Từ phương ngữ khác âm, khác nghĩa với từ toàn dân

2 Từ phương ngữ khác âm (do biến âm), đồng nghĩa với từ toàn dân

3 Từ phương ngữ khác âm (không do biến âm), đồng nghĩa với từ toàn dân

Trang 39

4 Từ phương ngữ khác âm nhưng có một nét nghĩa giống với từ toàn dân

5 Từ phương ngữ không có từ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân và các tiếng địa phương khác Để chỉ những sự vật hiện tượng ấy, phải dùng cả cụm từ hoặc

STT Từ phương

ngữ

Tần số xuất hện (lần /tác phẩm)

STT Từ phương

ngữ

Tần số xuất hện (lần /tác phẩm)

Trang 40

STT Từ phương

ngữ

Tần số xuất hện (lần /tác phẩm)

Ngày đăng: 15/12/2015, 18:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w