1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ xưng hô trong một số truyện ngắn của nguyễn ngọc tư

90 998 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Theo ông đại từ xưng hô có thể chia thành hai lớp: đại từ xưng hô gốc đích thực và các yếu tố đã được đại từ hóa dùng để xưng hô như: những danh từ lâm thời đảm nhiệm chức năng đại từ, c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LƯƠNG THỊ HƯỜNG MSSV: 6075426

TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN

CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn – Khóa: 2007 – 2011

Cán bộ hướng dẫn: Th.S BÙI THỊ TÂM

Cần Thơ, tháng 05/2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Thông qua khóa luận này, tôi xin nói lên lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Th.S Bùi Thị Tâm, cảm ơn cô đã tin tưởng giao cho tôi đề tài này và luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua

Tôi xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè – những người luôn bên cạnh giúp

đỡ và động viên tôi trong thời gian thực hiện khóa luận

Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Cần Thơ, ngày 25 tháng 04 năm 2011

Lương Thị Hường

Trang 3

VÀ TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT

1.1 Khái niệm từ xưng hô trong tiếng việt

1.1.1 Các khái niệm khác nhau về từ tiếng việt

1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng viết

1.1.3 Các kiểu cấu tạo Từ Tiếng Việt

1.2.1 Khái niệm về từ xưng hô

1.2.2 Các từ để xưng hô trong tiếng Việt

1.2.2.1 Đại từ nhân xưng

1.2.2.2 Các từ chỉ tên riêng của người

1.2.2.3 Các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp 1.2.2.4 Các từ chỉ quan hệ thân tộc

1.2.2.5 Từ xưng hô dùng trong quan hệ xã hội

Trang 4

Chương 2 KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

2.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG

2.2.1.Từ xưng hô trong gia đình

2.2.1.1.Từ xưng hô trong mối quan hệ với ông bà – cháu

2.2.1.2 Từ xưng hô dùng trong mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái trong gia đình

2.2.1.3 Xưng hô trong mối quan hệ vợ chồng

2.2.1.4 Xưng hô trong mối quan hệ anh chị - em

2.2.2 Xưng hô trong mối quan hệ với xã hội

2.2.3 Xưng hô trong mối quan hệ tình yêu

Chương 3 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

3.1 Dùng từ xưng hô thể hiện tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của mỗi nhân vật 3.1.1 Dùng từ xưng hô thể hiện tình cảm yêu thương

3.1.2 Dùng từ xưng hô thể hiện sự giận dỗi

3.1.3 Dùng từ xưng hô thể hiện sự khinh miệt

3.1.4 Dùng từ xưng hô thể hiện tâm trạng

3.2 Dùng từ xưng hô thể hiện văn hóa Nam Bộ

3.2.1 Văn hóa ứng xử

3.2.2 Văn hóa vay mượn

3.2.3 Văn hóa xã giao

Trang 5

3.3 Dùng từ xưng hô thể hiện bản chất của con người Nam Bộ 3.3.1 Dùng từ xưng hô thể hiện tính cách hiền lành, chất phác 3.3.2 Dùng từ xưng hô thể hiện tâm hồn cao đẹp

C PHẦN KẾT LUẬN

DANH MỤC TÁC PHẨM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

A PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn chương Đồng Bằng Sông Cửu Long được khởi sắc và hòa mình trong sự phát triển chung của đất nước ngay từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp Với một số cây bút xuất sắc như: Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Quang Sáng… Họ đã để lại diện mạo văn học Đồng Bằng Sông Cửu Long một dấu ấn riêng Tiếp nối dấu chân của những người đi trước với lối viết văn đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, thì đội ngũ nhà văn sau 1975 cũng không kém phần sắc sảo và sâu sắc Đó là những cây bút như Dạ Ngân, Lê Đình Bích, Hồ Tĩnh Tâm… và đặc biệt là Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn trẻ đã khẳng định được tài năng của mình trên văn đàn nghệ thuật Với lối viết văn hồn nhiên, tự tin, đầy bản lĩnh và mạnh dạn, Nguyễn Ngọc Tư đã chiếm được tình cảm của độc giả ngay từ những trang viết đầu tay của chị Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, người đọc cảm nhận được nhà văn đang tái hiện lại cuộc sống của người dân Nam bộ với những vấn đề hiện thực còn nhiều bất cập vướng mắc

Với lối viết văn giản dị, mộc mạc, trơn tuột, … Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện được phong cách riêng của văn chương Nam Bộ Từng câu, từng chữ trong tác phẩm của chị như chính là lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân Nam Bộ Đó chính là nỗi lòng khát vọng của những con người nông dân hiền hòa, chất phác Sự thành công của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ về phương diện nội dung, mà cả về phương diện nghệ thuật Trong đó đáng chú ý là từ xưng hô chị đã sử dụng trong những trang viết của mình Qua việc sử dụng từ xưng hô người đọc có thể thấy được tính cách, tình cảm, văn hóa… của từng nhân vật trong tác phẩm của chị Bởi vì trong sinh hoạt hàng ngày con người luôn trao đổi, tâm sự với nhau dù bất cứ nơi đâu, môi trường nào thì giao tiếp vẫn diễn ra và đóng vai trò quan trọng

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, xưng hô là yếu tố đầu tiên mà các vai giao tiếp cần phải lựa chọn để xác nhập vị trí của mình Dựa vào xưng hô mà quan hệ giữa các vai giao tiếp được thiết lập Do đó, sử dụng từ xưng hô không chỉ giúp cuộc đối thoại

có thể tiến hành mà còn ảnh hưởng lớn đến chiến lược và hiệu quả giao tiếp Xưng hô đúng, hay sẽ góp phần thúc đẩy giao tiếp phát triển Ngược lại, xưng hô không hợp lý gây ra hậu quả không mong muốn trong giao tiếp Và từ xưng hô là gì? Nó được thể hiện ra sao? Nét đặc trưng của nó như thế nào trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư?

Trang 8

Đó là vấn đề đặt ra cho người đọc khi tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn

Ngọc Tư Vì vậy mà người viết chọn đề tài: “ Từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

Chính vì thế đã thu hút sự chú ý, quan tâm của các nhà ngôn ngữ học Họ nghiên cứu từ xưng hô ở nhiều góc độ khác nhau Nổi bật là các quan điểm Ngữ pháp học, quan điểm Phong cách học, quan điểm Ngữ dụng học

Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Châu

Trong quyển “Đại cương ngôn ngữ học”, Đỗ Hữu Châu đã có những nghiên cứu

khá sâu về từ xưng hô Tác giả đề cặp đến vấn đề chiếu vật và chỉ xuất Theo tác giả

“bằng việc lựa chọn từ dùng để tự xưng và để hô người giao tiếp, người nói định một khung quan hệ liên cá nhân cho mình và cho người đối thoại với mình”[5;75] Ông đã

nghiên cứu từ xưng hô trên các bình diện: hệ thống từ xưng hô, những nhân tố chi phối việc dùng từ xưng hô trong giao tiếp và một phần của sự khác nhau trong cách dùng từ xưng hô của tiếng Anh và tiếng Việt

Trong “Cơ sở ngữ dụng học”Đỗ Hữu Châu đã đánh giá như sau: “xưng hô là hành vi chiếu vật, ở đây là quy chiếu các đối ngôn trong ngữ cảnh, nó sẽ gắn diễn ngôn với người nói, người đối thoại Xưng hô thể hiện vai giao tiếp” [4;264] Đỗ Hữu

Châu đã đi vào phân tích khá tỉ mĩ và sâu sắc hệ thống từ xưng hô, ông đã nêu lên được những đặc điểm cũng như phạm vi, cách thức sử dụng các từ xưng hô trong tiếng Việt

Bên cạnh đó, các nhà ngữ pháp học nhìn nhận, xem xét từ xưng hô về mặt từ loại chủ yếu là về mặt đại từ Vì vậy mà có nhiều tác giả đồng nhất từ xưng hô với đại từ nhân xưng, hay còn gọi là đại từ xưng hô Đó là các tác giả như: Diệp Quang Ban, Lê Biên, Nguyễn Hữu Quỳnh, Đinh Văn Đức…

Trang 9

Trong “Ngữ pháp tiếng Việt” Diệp Quang Ban đã nhận xét: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp”[1;111] Ông đã chia

đại từ xưng hô ra thành đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định và đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt

Trong quyển “Ngữ pháp tiếng Việt” của Nguyễn Hữu Quỳnh Tác giả đã đặt các danh từ thân tộc vào nhóm các đại từ xưng hô lâm thời “đại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời”…[19;151] Các đại từ xưng hô lâm thời được hiểu là các danh từ thân tộc

Lê Biên trong “ Từ loại tiếng việt hiện đại” đã nhận định: “Xưng hô trong giao tiếp là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều nhân tố”[2;123] Trong quyển này, tác giả

đã có nghiên cứu khá sâu về đại từ xưng hô Theo ông đại từ xưng hô có thể chia thành hai lớp: đại từ xưng hô gốc đích thực và các yếu tố đã được đại từ hóa dùng để xưng

hô như: những danh từ lâm thời đảm nhiệm chức năng đại từ, các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp, các tên riêng của người… Ngoài ra ông còn chia từ xưng hô trong tiếng Việt thành hai lớp có phạm vi sử dụng khác nhau gồm: Từ xưng hô dùng trong gia tộc

và từ xưng hô ngoài xã hội

Tác giả Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt” ngoài quan điểm khá giống với các tác giả trên ông còn cho rằng các đại từ chỉ định như: “ đây, đấy, đó, kia, kìa, vậy, thế…nhiều khi cũng được dùng để chỉ người”[8;204]

Nhìn chung điểm đồng nhất giữa các tác giả trên là đã xem xét từ xưng hô ở góc

độ là đại từ xưng hô, với chức năng là giao tiếp

Tác giả Đinh Trọng Lạc đã phát biểu như sau: “phong cách học quan tâm chủ yếu đến các giá trị biểu đạt, biểu cảm-cảm xúc, cái giá trị phong cách của các phương tiện giao tiếp nhất định trong quá trình giao tiếp”[11;10] Lời phát biểu này cũng có thể

được xem là quan điểm tiêu biểu trong việc nghiên cứu từ xưng hô của các nhà phong cách học Theo quan điểm trên thì từ xưng hô cũng như các phương tiện ngôn ngữ khác, được phong cách học nhìn nhận và xem xét dưới những phương diện: phong cách chức năng ngôn ngữ và đặc điểm tu từ

Tác giả Cù Đình Tú trong “ Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” cho rằng: “ ngoài các đại từ nhân xưng và các đại từ chỉ quan hệ họ hàng thân tộc thì còn lấy cả tiếng đệm giữa họ và tên của nữ giới (thị) để làm từ xưng hô, thậm chí còn dùng

cả cách nói trống không để xưng hô” cuối cùng ông nhận xét: “trong tiếng Việt, từ

Trang 10

xưng hô, cách xưng hô, mô hình xưng hô là phương tiện biểu cảm, là phương tiện

phong cách” [27;168]

Qua đó, có thể thấy quan điểm của các nhà Phong cách học khá giống với các nhà

Ngữ dụng học, nhưng phạm vi nghiên cứu về các từ loại khác nhau dùng để xưng hô

thì ít so với các nhà Ngữ dụng học

Quan điểm của các nhà Ngữ dụng học và Phong cách học lại khác so với các nhà

Ngữ pháp học vì họ không đồng nhất từ xưng hô với đại từ xưng hô như các nhà Ngữ

pháp học đã từng làm

Với nhiều hướng tiếp nhận khác nhau, các công trình nghiên cứu về từ xưng hô

của các nhà ngôn ngữ học, dù sâu hay sơ lược thì cũng phần nào đã làm rõ vấn đề từ

xưng hô trong tiếng Việt Hơn thế nữa, đó còn là nguồn tư liệu quý báu của phần lí

thuyết cho luận văn này, giúp chúng tôi nhìn rộng hơn về từ xưng hô trong tiếng Việt

Nghiên cứu “Từ xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” là khá mới mẽ

hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu.Tuy nhiên có nhiều bài viết về

Nguyễn Ngọc Tư của các tác giả:

Từ khi xuất hiện trên văn đàn cho tới nay, Nguyễn Ngọc Tư đã gây sự chú ý của

đông đảo bạn đọc Trong bài viết nhan đề “ Còn nhiều người cầm bút có tư cách”,

Nguyên Ngọc đặt ra một vấn đề tồn tại trong đời sống văn học Việt Nam gần đây, đó

là văn học đã phản ánh được gì từ hiện thực cuộc sống Tác giả chỉ rõ: “Mấy năm

trước đây, thú thật, đã có đôi lúc tôi hơi bi quan Tôi sợ tình trạng làng nhàng kéo dài,

và trong văn học không gì chán bằng sự làng nhàng Và dòng chỉ đạo chính thống thì

dường như muốn duy trì sự làng nhàng đó, bởi nó đồng nghĩa với yên ổn Song hóa ra

những người cầm bút đã không chịu “yên ổn”, làng nhàng Họ cố gắng làm cái văn

học cần làm (và chính vì vậy mà xã hội cần có văn học): lên tiếng nói rằng cuộc sống

không hề đơn giản như ta tưởng và như ta được giải thích hằng ngày Họ soi mói

những góc lẫn khuất bất ngờ của cuộc sống, phơi nó ra ánh sáng, buộc ta nhìn thấy và

suy nghĩ, lay chuyển sự suy nghĩ của chúng ta”[15;2]

Văn học như chức năng của nó là đưa ra một cái nhìn về thế thái, nhân tình để soi

rọi cuộc sống dưới mọi góc độ và tác giả dẫn chứng trường hợp của Nguyễn Ngọc Tư

để thấy rõ văn học ngày nay có sự thay đổi tích cực tránh đi lối mòn của sự đơn điệu:

“Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư Cô ấy như một cái cây tự

nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem

Trang 11

đến cho văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ” một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước… Tuy nhiên, cơ bản thuộc một cái gì đó đã cũ, một thế giới tinh thần và giá trị ổn định Văn cô ấy thật trẻ, nhưng có lẽ nếu muốn xếp loại thì cũng không phải khó lắm Đã có một thứ thang bậc tương đối ổn định để xếp cây bút này vào đó…Nhưng đến Cánh đồng bất tận gần đây của Nguyễn Ngọc Tư thì bỗng là một cây bút khác hẳn Bỗng nhiên không thể xếp loại vào đâu nữa cả Đặt vào ô nào cũng thấy khiên cưỡng Nghe nói tác phẩm vừa ra đời, lập tức đã có mấy anh đạo diễn nhanh chân tìm xuống tận Cà Mau mua bản quyền làm phim ngay: Tác phẩm quá đậm chất tiểu thuyết! Nó trình bày ra đó một thế giới kì lạ, trong đó ai còn lẩn thẩn đi tìm,

đi nói chuyện chuẩn mực giá trị gọi là “đạo đức”, “đạo lý” này nọ, trở thành ngớ ngẩn vô duyên, thậm chí ngu độn”

Nguyên Ngọc với tư cách là nhà văn nói về văn nên ông có lời nhận xét chân tình, đúng mực về nguyễn Ngọc Tư Tuy nhiên, bài viết của tác giả thiên về tính chất lí luận, đọc một lần chưa chắc đã nắm được trọn vẹn vấn đề mà ông muốn chuyển tải, nhưng có một vấn đề có thể khẳng định rằng, tác giả đánh giá cao sự mạnh dạn vượt

mình của Nguyễn Ngọc Tư thông qua Cánh đồng bất tận, điều đó góp phần đưa văn của chị lên một tầm cao mới, một chỗ đứng mới Theo Nguyên Ngọc, đó là “những người cầm bút rất có tư cách”

Trong bài viết: “ May mà có Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên báo tuổi trẻ, số ra ngày

26.4.2006 Nhà văn Dạ Ngân cũng đưa ra nhận xét về cách viết của Nguyễn Ngọc Tư

như sau: “ Chính cái truyện lấy tên tập lại không thấy thích bằng những truyện về những cảnh ngộ, những thân phận, những mảnh người thường nhật, nó cho thấy tác giả có thể dài hơi về kiểu nhân vật này, tất cả được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ Nam Bộ lấp lánh và một giọng văn dung dị, đặc biệt ấm áp Cảm giác của người trong nghề, lại là dân biên tập, tôi nghĩ hình như mình đang tiếp cận một ngôi sao chưa biết nó sẽ tỏa sáng đến đâu Lại còn những tạp bút trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, già dặn, thâm thúy, nhiều bài rất hàn lâm mà vẫn nhuần nhụy Nam Bộ Tạp bút là thể loại mà nhà văn không thể giấu giếm kiến văn, chủ kiến và cái tầm ưu thời mẫn thế của mình Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục làm cho làng viết và độc giả ngạc nhiên” [Báo tuổi trẻ,

26.4.2006 ] Tuy nhiên, trong bài viết này Dạ Ngân chưa quan tâm đến từ xưng hô mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong truyện ngắn của mình Dạ Ngân chỉ quan tâm nhiều

Trang 12

đến truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư từ khả năng quan sát, xây dựng cốt truyện cho đến kiểu nhân vật, giọng văn,…

Thoạt tiên là giọng văn không lẫn vào ai giữa rất nhiều tác giả cũng như số lượng tác phẩm xuất bản Văn chương Nguyễn Ngọc Tư tự nhiên, gần gũi đến mức ta có thể nghĩ cái gì nhà văn cũng viết được và viết rất hay Đọc truyện của chị, người đọc sẽ bắt gặp những nhân vật, số phận, mảnh đời của những người dân Nam Bộ bình dị, dễ mến Chính vì thế, văn của chị có thể xem như một sứ giả khiến người đi xa da diết

nhớ quê Trong kí sự “Nhớ nhà” Huỳnh Kim viết: “Đến một chừng mực nào đó, ai cũng là xa quê hương làng xóm của mình, dù là chỉ từ Mỹ Tho lên Sài Gòn Ai cũng thấy lòng dịu lại khi hồi tưởng tới thời thơ ấu của mình, nhất là những người tỉnh nhỏ hay thôn quê Ai cũng thích nghe câu chuyện hay, đọc những nhận xét tinh tế Trong văn chương Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta ở khắp mọi phương trời tìm lại được cái quê hương đích thực trong tâm tưởng, những tình tự ngủ quên trong lòng mình, những kỉ niệm mà mình tưởng như không ai chia sẻ”

Trần Hữu Dũng cũng nhận định: “Trước hết, cô là một nhà văn có biệt tài trong văn phong cũng như trong nhận xét vô cùng tinh tế của cô, ai đọc cũng thấy điều đó Thứ nữa là sự chân thật, đôn hậu trong sáng tỏa ra từ những gì cô viết Nhưng có thể điều làm người miền Nam như tôi xúc động nhất là những phương ngữ, phương ngôn

mà cô dùng Tôi chưa bao giờ sống gần trọn vẹn lại thời thơ ấu, ở quê tôi như khi đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư [www.Viet-studies.org] Có thể thấy cũng như các

tác giả khác, Trần Hữu Dũng chưa thật sự quan tâm đến từ xưng hô trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư mà tác giả chỉ đề cập đến phương ngữ, phương ngôn mà Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng trong tác phẩm của mình

Nguyễn Ngọc Tư mới bước vào văn đàn chưa lâu và chỉ mới dừng lại ở địa hạt truyện ngắn, nhưng vấn đề mà chị đặt ra thường là những vấn đề gia đình xã hội đương thời, nhưng không cũ mòn, không nhàm chán bởi mạch văn liên kết chặt chẽ với vô số chi tiết thú vị Nói về phương diện nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn

Ngọc Tư, Huỳnh Công Tín chỉ rõ: “Nhìn từ phương diện nghệ thuật, chị đã sử dụng ngôn từ của ngôn ngữ Nam bộ khá thành công trong sáng tác của mình Điều này góp phần làm nên một văn phong riêng ở chị Tất nhiên có thể có người không đồng tình với nhận định này vì cho rằng trong tác phẩm văn chương mà sử dụng quá nhiều từ địa phương thì sẽ gây trở ngại cho người đọc, hạn chế độc giả Nhưng để có được

Trang 13

những sáng tác phản ánh sinh động thực tại, không gì tốt hơn là phải dùng chất liệu ngôn từ của thực tại cần phản ánh”[24;4]

Tiểu Hằng Ngôn cũng cho rằng: “Nhiều người nghĩ rằng, nói chung văn chương miền Nam không thể so được với sự chỉnh chu truyền thống của văn chương miền Trung, miền Bắc Nguyễn Ngọc Tư đã làm những người đó phải nghĩ lại Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, họ sẽ khám phá ra rằng nếu dùng đúng chỗ, trong tay một tác giả cẩn trọng, phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt nhưng chuẩn mực không kém những miền khác Mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo

hạng, tươi sống”[16;2] Nhìn chung, Tiểu Hằng Ngôn quan tâm nhiều về mặt nghệ

thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ góc độ ngôn ngữ học hơn, Tiểu Hằng Ngôn đặc biệt chú ý đến phương ngữ miền Nam mộc mạc, dân dã trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Song, Tiểu Hằng Ngôn không đi vào tìm hiểu từ xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có rất nhiều ý kiến về phía độc giả và các nhà phê bình Song đó chỉ là nhận xét, đánh giá trên phương diện tổng quát chưa đi sâu vào

nghiên cứu từng khía cạnh của từng vấn đề Do vậy, vấn đề từ xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư hầu như chưa có một bài viết hay công trình nào đề cập tới

Chính vì thế, trong quá trình nghiên cứu, người viết gặp không ít những khó khăn Tuy nhiên, người viết sẽ cố gắng tìm hiểu và làm rõ vấn đề đặt ra với hy vọng góp một phần nhỏ trong việc tiếp cận, nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư trên phương diện nội dung và nghệ thuật Từ đó có cái nhìn, sự đánh giá tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và văn chương Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung trong nền văn học của dân tộc

Cánh đồng bất tận, gió lẻ, khói trời lộng lẫy, giao thừa Thông qua việc tìm hiểu và

Trang 14

thống kê các lớp từ xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy được sự vận dụng tài tình của tác giả đối với một ngôn ngữ dân dã, mộc mạc và trong tác phẩm văn chương vốn mang phong cách gọt giũa, hoa mĩ Từ đó chúng ta sẽ có ý thức học hỏi và phát huy ngôn ngữ dân tộc

4 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài: “Từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, bởi vì đây là

cơ hội để người viết làm quen và thử sức mình với phong cách tác phong làm việc khoa học, độc lập và sáng tạo trong việc nghiên cứu văn học Bên cạnh đó, người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trên phương diện nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của chị Và đặc biệt người viết khảo sát từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư tìm hiểu thêm về cái nhìn của tác giả qua cuộc sống thực của con người Nam Bộ từ cách xưng hô trong gia đình, bạn bè và xã hội

5 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài “Từ xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư”.Trên

phương diện khảo sát và tìm hiểu chúng tôi sử dụng khá nhiều phương pháp nghiên cứu về ngôn ngữ:

Trước hết chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống, tổng hợp nhằm tìm các tư liệu có liên quan đến đề tài mà chúng tôi thực hiện và tổng hợp nó cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình

Tiếp đến chúng tôi sử dụng biện pháp phân tích để phân tích tư liệu đã tổng hợp nhằm làm sáng tỏa nội dung đề tài yêu cầu

Trong quá trình phân tích, chúng tôi cũng vận dụng phương pháp thống kê và phân loại để dễ dàng hơn trong việc phân tích tư liệu, ngữ liệu

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu giữa các tư liệu, ngữ liệu nhằm tìm ra đặc điểm chung, khái quát và những điều cốt yếu nhất của vấn đề mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu

Từ việc sử dụng các phương pháp nêu trên, tôi cũng đưa ra một vài ý kiến chủ quan của mình nhằm làm cụ thể, sáng tỏ nội dung của bài nghiên cứu

Trang 15

B PHẦN NỘI DUNG

Trang 16

B PHẦN NỘI DUNG

Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ

VÀ TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 1.1 Khái niệm từ tiếng Việt

Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với những kiểu nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu

Từ là những đơn vị mà với chúng, ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp và tư duy thông qua thao tác kết hợp chúng với nhau Những đơn vị như vậy là “từ” và có thể tạm thời đưa ra các quan niệm về từ như sau:

1.1.1 Các khái niệm khác nhau về từ tiếng Việt

Khái niệm về từ tiếng Việt khác nhau ở mỗi tác giả:

Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của tiếng việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa để

tạo ra câu nói; nó có hình thức, có một âm tiết, một khối viết liền [9;168]

Nguyễn Văn Tu: “Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất (vỏ âm

thanh là hình thức) và có ý nghĩa, có tính biện chứng và lịch sử ”[26;20]

Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến, có

ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu”[3;14]

Nguyễn Hữu Chỉnh – Nguyễn Thị Thu Thủy: “Từ là một đơn vị cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngữ, là đơn vị có sẵn có tính hiện thực cao nhất của ngôn

ngữ”[6;192]

Nguyễn Thị Thu Thủy: “Từ là một đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, mang tính có sẵn, cố định bắt buộc, nhỏ nhất trực tiếp tạo câu”[21;6]

Lưu Văn Lăng: “Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ Có thể nói từ

là đơn vị tách biệt nhỏ nhất Nói cách khác, từ là ngữ đoạn nhỏ nhất”[12;213] và từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng chỉ tự do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại không theo quan hệ thuần cú pháp tiếng Việt [12;214]

Trang 17

Hồ Lê: “Từ là ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết thực hiện, hoặc có khả năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa”[13;104]

Đái Xuân Ninh thì cho rằng: “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở những hành vị và cụm từ Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị hay hàng ngay sau nó từ là hành vị và lập thành một khối hoàn chỉnh”[17;24]

Dựa vào các quan hệ về từ đã khái quát lên phần nào về sự phức tạp tình hình nghiên cứu về từ trong tiếng Việt Do đứng từ góc độ đồng đại hay lịch đại khác nhau,

do cách hiểu về khái niệm hành vị trong ngôn ngữ học đại cương khác nhau, dẫn đến cách chọn đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt của các tác giả khác nhau

1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt

Qua các quan điểm về từ cho thấy đặc điểm chung của từ là: đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, mang tính cố định, sẵn có, bắt buộc, đơn vị nhỏ nhất tạo câu, được thể hiện ở các đặc điểm:

Từ tiếng Việt có thể đơn tiết hay đa tiết

Ví dụ: bàn, ghế, sách vở, đi, đứng…

Quốc gia, sơn hà, dễ dàng, cà phê, a xít… là những tiếng được vay mượn từ tiếng

Hán Trong nguyên ngữ, chúng được sử dụng như từ, nhưng khi được tiếp nhận vào tiếng Việt, với tinh thần độc lập dân tộc, với sự sáng tạo của người Việt, với đơn vị cấu tạo từ Có nghĩa là chúng kết hợp với một yếu tố khác mới hoạt động được tự do trong

câu như quốc gia, sơn thủy…những yếu tố như dàng, dãi, phê, xit…cũng vậy Như vậy, bên cạnh những từ đơn âm tiết như nhà, xe, tập,… trong tiếng Việt cũng còn những từ đa âm tiết như dễ dãi, dễ dàng, quốc gia, tổ quốc…

Từ tiếng Việt có thể có biến thể ngữ âm hoặc ngữ nghĩa nhưng không có biến thể hình thái học Trong ngôn ngữ tiếng Anh, từ có biến thể về mặt hình thái

Ví dụ: to go có thể biến đổi thành goes, going, gone, went theo các quan hệ ngữ

pháp khác nhau trong câu Nhưng trong tiếng Việt không có biến thể hình thái học

Khi người miền Bắc nói trăng, trời uốn lưỡi, trong khi người miền Nam nói giăng, giời, nhưng đó không phải là biến thể hình thái học mà chỉ là sự biến âm do thói quen

phát âm của địa phương

Trang 18

Nghĩa ngữ pháp của từ không được biểu hiện trong nội bộ từ, mà được thể hiện trong quan hệ giữa các từ trong câu Trong các ngôn ngữ biến hình, nhìn vào hình thái của từ, người ta xác định được nghĩa ngữ pháp của chúng

Trong tiếng Anh danh từ dựa vào hậu tố như -ion, -er, -or,…tính từ dựa vào –ive, -fid, -al,…còn trong tiếng Việt phải dựa vào các loại từ hay phó từ như con, cái, chiếc… (đối với danh từ), đã, đang, sẽ,… (đối với động từ và tính từ)

1.1.3 Các kiểu cấu tạo Từ Tiếng Việt

1.1.3.1.Từ đơn: là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập Thí dụ: Nhà,

xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím

- Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,

- Xét về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội, các số đếm,

- Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những

từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt

1.1.3.2 Từ ghép: là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau

dựa trên quan hệ ý nghĩa

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

1.1.3.2.1.Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng

- Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:

+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:

* Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt Ví dụ: bạn hữu, bụng

dạ, máu huyết,

* Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi, cốt nhục,

* Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,

Trang 19

* Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vốn là từ địa phương Ví dụ: Chân cẳng, bát đọi, chợ búa,

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,

- Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi

sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát)

- Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập

- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của

từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa,

từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa

+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa

AB = A+B Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố Ví dụ, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn, thầy trò, vợ con + Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,

Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo (tre pheo) chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, heo cúi, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách,

Trang 20

+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình ngữ nghĩa AB > A+B Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ Do đó nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố Thí dụ, đất nước không phải chỉ đất và nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia trong đó có những nét tiêu biểu là đất và nước Trường hợp non sông, sông núi, sơn hà cũng vậy Một ví dụ khác, ruột thịt không phải chỉ ruột hay thịt nói chung

mà cả hai hợp lại hợp lại để chỉ quan hệ máu mủ, huyết thống Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự

Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập

Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau:

+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu

tố Hán - Việt Thí dụ: quần áo - áo quần, rủi may - may rủi, tươi tốt - tốt tươi,

+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa

+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:

* Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu Ví dụ: đi lại - lại đi; cơm nước - nước cơm khác nghĩa

* Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc Ví dụ: nam nữ - nữ nam; ông bà - bà ông, anh em - em anh, vua quan - quan vua, không hoán vị được

* Không tạo nên những trật tự khó đọc Ví dụ: sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa

1.1.3.2.2 Từ ghép chính phụ :

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính

và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp Loại này có những đặc điểm sau:

- Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể

Trang 21

- Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó

- Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại:

+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật, hoạt động, đặc trưng, cụ thể Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại Thí dụ:

• Máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,

• Làm việc, làm thợ, làm duyên, làm ruộng, làm dâu,

• Vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,

Ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán - Việt, Việt hoá khác từ ghép Hán - Việt Ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước Ví dụ:

• Vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,

• Hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,

+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác dụng bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa Thí dụ, so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc,

Trang 22

cấu tạo từ này, không thấy được nét riêng của dân tộc ta trong việc sáng tạo những từ ngữ mới nhằm định danh sự vật mới một cách tiết kiệm mà lại có khả năng miêu tả sinh động, biểu cảm nhất Có thể nói ý kiến thứ nhất đã nêu ra được những từ láy chân chính trong tiếng Việt Tuy nhiên cần nhận thức được rằng ngôn ngữ không đứng yên

mà luôn vận động, thay đổi theo sự phát triển của xã hội Trong quá trình đó, những từ ghép có dạng láy và những từ láy chân chính đã hòa lẫn vào nhau mà ngay cả những nhà ngôn ngữ học cũng khó phát hiện và phân biệt được chúng trong nhiều trường hợp Gần đây trong nhiều bài viết, các tác giả đã khôi phục được nghĩa của nhiều từ ghép có dạng láy bị mất nghĩa Dẫu sao những từ này hiện nay cũng đã mang nhiều đặc điểm của từ láy Trong khi chờ đợi những cứ liệu lịch sử đầy đủ hơn nữa, có thể xem chúng là từ láy Do vậy, đứng trên quan điểm đồng đại có thể nói từ láy là những

từ gồm nhiều tiếng, giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa

1.1.3.4.Từ ngẫu hợp

Ngoại trừ các trường hợp trên, còn lại là các từ ngẫu hợp Ðấy là trường hợp mà

giữa các tiếng không có quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa Thí dụ: cà phê, a xít, a pa tít, cổ hũ, mè nheo, ba láp, ba hoa, bồ hóng,

1 Hiện tượng chuyển di kiểu cẩu tạo từ trong tiếng Việt:

Không kể từ đơn và từ ngẫu hợp, tiếng Việt có 3 kiểu cấu tạo từ cơ bản cùng với các kiểu nhỏ là:

- Từ ghép đẳng lập: gộp nghĩa, hợp nghĩa, đơn nghĩa

- Từ ghép chính phụ: dị biệt, sắc thái hoá

- Từ láy: phỏng thanh, sắc thái hóa, cách điệu

Xét các đơn vị trên trục đồng đại hay lịch đại, ở bình diện ngôn ngữ hay lời nói, việc nhận thức về kiểu cấu tạo lớn nhỏ của chúng có thể di chuyển khá phức tạp, làm cho con đường phân giới giữa chúng có thể bị nhòe đi Trong những trường hợp đó, nếu thiên về mặt này thì từ đang xét được xếp vào kiểu cấu tạo này, nhưng nếu thiên

về mặt khác thì nó thuộc kiểu cấu tạo khác

Chẳng hạn từ chùa chiền, đất đai, hỏi han, xét về mặt lịch sử chúng là từ ghép đẳng lập, tuy nhiên do sự tác động của phương thức cấu tạo từ và mô hình ngữ nghĩa (nghĩa khái quát của A+B = A hoặc B) đã làm cho nghĩa của một trong hai yếu tố bị

mờ nghĩa Ngoài ra do sự trùng hợp ngẫu nghiên về mặt ngữ âm đã làm cho người bản ngữ hiện đại nhận diện chúng như là những từ láy Xuất phát từ đặc điểm vừa nêu,

Trang 23

trong tiếng Việt ngày nay tồn tại nhiều từ có thể có hai hướng nhìn nhận như học hành, hình hài, nhăn nheo, chăm chú, đền đài, Như vậy, để biện luận kiểu cấu tạo của một

từ, cần dựa vào một tiêu chí rõ ràng, dứt khoát Trong khi chờ đợi những phát hiện mới

mẻ hơn nữa của ngôn ngữ học lịch sử, ta có thể dựa vào tiêu chí đồng đại để xác định kiểu cấu tạo của từ

Việc nhận thức các tiểu loại trong từ ghép đẳng lập cũng không nhất thành bất biến nếu xét từ ở bình diện ngôn ngữ hay lời nói Trong sử dụng có thể xảy ra hiện tượng chuyển di từ tiểu loại này sang tiểu loại khác đối với những từ cụ thể Ví dụ:

- Cửa hàng ăn uống (gộp nghĩa); ở đây ăn uống khá thật (rất có thể là đơn nghĩa, chỉ nói về ăn đối với các nhà ăn tập thể)

- Cơm nước đã sẵn sàng (gộp nghĩa); cơm nước chán quá

- Ăn ở dơ dáy (gộp nghĩa); ăn ở với nhau được hai mụn con (chỉ sự chung sống với nhau), ăn ở chí tình (chỉ sự cư xử với nhau trong xã hội) Hai trường hợp sau này chúng được chuyển nghĩa trên cơ sở nghĩa thứ nhất Do đó muốn xác định được kiểu cấu tạo của chúng ta phải dựa vào ngữ cảnh cụ thể và biện luận rõ ràng

2 Các tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ trong tiếng Việt

Như ta đã biết, vốn từ tiếng Việt vô cùng phong phú, mỗi từ đều được cấu tạo theo một phương thức nhất định và mang một ý nghĩa nhất định Các kiểu cấu tạo từ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung ý nghĩa của từ Chính vì vậy, trong chương trình tiếng Việt ở bậc phổ thông cơ sở và trung học, nội dung xác định các kiểu cấu tạo từ rất được những nhà giáo dục quan tâm Tuy nhiên ở các cấp học này vấn đề tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ không phải đã sáng rõ, đặc biệt là ranh giới giữa từ láy và từ ghép Ðể có thể xác định các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt một cách nhất quán, cần dựa trên những tiêu chí rõ ràng Dựa vào những vấn đề có tính chất lí thuyết

về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã nêu, ta có thể nêu lên và áp dụng một cách tuần tự các tiêu chí xác định các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt sau dây:

- Về góc nhìn, trong khi chờ đợi những cứ liệu lịch sử đủ rõ, ta có thể xét từ tiếng Việt dựa trên quan điểm đồng đại, tức dựa vào sự nhận thức chung của người bản ngữ đương đại về nghĩa của các yếu tố cấu tạo từ

- Dựa vào số lượng tiếng trong từ Nếu từ có một tiếng (dĩ nhiên là tiếng độc lập) thì đó là từ đơn Nếu từ có hơn một tiếng thì đó là từ phức

Trang 24

- Ở những từ phức, để xác định cụ thể các kiểu cấu tạo từ, ta lại tiếp tục dựa vào quan hệ giữa các thành tố

+ Nếu giữa các thành tố trong từ phức có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm, đồng thời trong đó có yếu tố không độc lập và không mang nghĩa thực thì đó là từ láy (Ví dụ: vắng vẻ, dễ dàng, sạch sẽ, ) Tiêu chí này sẽ loại trừ các trường hợp các từ ghép

có quan hệ ngẫu nhiên về mặt ngữ âm (như hầm hố, máu mủ, tốt tươi, ) Ở những từ láy ta lại tiếp tục dựa vào số lượng tiếng, dựa vào các bộ phận giống nhau trong từ để xác định các từ láy đôi, láy ba, các từ láy bộ phận hay hoàn toàn, láy âm hay láy vần + Nếu giữa các thành tố trong từ phức có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa thì

đó là từ ghép Ở từ ghép, ta lại tiếp tục dựa vào các mô hình ngữ nghĩa cụ thể của từng

từ để xác định các kiểu cấu tạo cụ thể Nếu một tổ hợp tiếng gợi lên các sự vật mang ý nghĩa khái quát, tổng loại thì đó là từ ghép đẳng lập Còn nếu một tổ hợp nêu lên một phạm vi sự vật mang ý nghĩa cụ thể thì đó là từ ghép chính- phụ

+ Nếu giữa các thành tố không có quan hệ ngữ âm hoặc ngữ nghĩa thì đó là từ ngẫu hợp

1.2 TỪ XƯNG HÔ

1.2.1 Khái niệm về từ xưng hô

“Đại từ điển Tiếng Việt” định nghĩa từ xưng hô là: “Tự xưng mình và gọi người khác trong giao tiếp hoặc trong thư từ” [28; 1880] Còn “Từ điển tiếng việt 1997” thì định nghĩa từ xưng hô là: “Tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau

để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau”[20;1124] Trong khi đó, “Từ điển Tiếng Việt 1999 – 2000” cho rằng từ xưng hô là: “Biểu thị bằng lời bậc của mình (xưng) và bậc của người khác (hô) trong trật tự xã hội, gia đình, họ hàng” [7; 95] Trong “Ngữ pháp tiếng Việt” Diệp Quang Ban đã đồng nhất từ xưng hô với đại từ xưng hô và ông cho rằng: “Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp”[1;111]

Với các định nghĩa khác nhau, tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Cơ sở ngữ dụng học” đã

viết “Xưng hô là hành vi chiếu vật, ở đây là quy chiếu các đối ngôn trong ngữ cảnh,

nó sẽ gắn diễn ngôn của người nói, người tiếp thoại Xưng hô thể hiện vai giao tiếp”[4;264]

Từ những định nghĩa, ta nhận thấy có sự phong phú trong cách định nghĩa khái niệm xưng hô

Trang 25

Để thực hiện một hành động xưng hô thì người nói phải có phương tiện, và phương tiện ở đây chính là từ xưng hô Khác với các định nghĩa khác, định nghĩa về từ xưng hô đều chỉ xoay quanh ở những khía cạnh như: các nhân tố chi phối việc sử dụng

từ xưng hô, hệ thống, cách thức,…

Trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” Nguyễn Văn Nở đã định nghĩa như sau: “Từ xưng hô là lớp từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao tiếp”[18;.53] Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong cho rằng: “Từ xưng hô là những từ dùng để xưng hô gọi, với tư cách ngôi, một yếu có liên quan đến nhân tố giao tiếp Từ xưng hô dùng để chiếu vật và giao tiếp”[21; 30]

Từ những định nghĩa trên, trong luận văn này, chúng tôi quan niệm: Từ xưng hô

là những từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng giao tiếp

1.2.2 Các từ để xưng hô trong tiếng Việt

Các từ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú đa dạng và không kém phần phức tạp Xét trong tổng thể từ xưng hô là một bộ phận khá quan trọng trong hệ thống từ loại Tiếng Việt Tuy đã có sự đồng nhất với nhau trong việc phân chia từ xưng hô theo

từ loại, nhưng do tính chất đặc thù của từng phân môn nên các tác giả đã có sự nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau Nổi bật là theo ba quan điểm của ngôn dụng học Quan điểm nào cũng có những điểm nổi bật riêng, giúp ít nhiều cho luận văn của chúng tôi Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên chúng tôi chỉ đi vào một số quan điểm cụ thể Vì thế chúng tôi chọn quan điểm Ngữ dụng học Theo quan điểm này, từ xưng hô là hành vi chiếu vật

Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là tác giả Đỗ Hữu Châu Theo ông, để xưng

hô ngoài các đại từ, các ngôn ngữ còn có thể dùng các từ thuộc từ loại khác nhau như tên riêng, tên chức danh, tên nghề nghiệp, các từ chỉ thân tộc, các từ chỉ không gian như đây, đấy, ấy, đàng này, thậm chí có sự trống vắng từ xưng hô [4;265] cụ thể:

1.2.2.1 Đại từ nhân xưng

Đỗ Hữu Châu nhận định: “Các đại từ nhân xưng tiếng Việt không có sự phân chia rạch ròi về ngôi như trong tiếng Anh, gồm các đại từ: tôi, tớ, tao, tui, mày, mi, mình, choa, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, chúng tớ, bầy(bi), chúng mày, bay, hắn,

nó, y, thị, va, chúng, nó, nhau” [4;266]

Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu nhóm đại từ này có những đặc điểm sau:

Trang 26

+ Trong các từ xưng hô của tiếng Việt có những từ kim ngôi và chuyên ngôi Từ

chuyên ngôi là những từ chỉ dùng cho một ngôi như: tôi, tớ, mày…Từ kim ngôi là dùng được cho nhiều ngôi Đại từ “mình” là một ví dụ điển hình:

Mình ở (1) dùng để chỉ người nói (ngôi thứ nhất) Lúc này mình là mượn từ thân tộc hoặc từ chỉ xuất không gian lập thành cặp tương ứng: mình – cậu, mình – đằng ấy (2) Mình về mình có nhớ ta

Mình ở (2) dùng để chỉ người tiếp thoại (ngôi thứ hai) Hay như đại từ “người”,

vốn là một đại từ ngôi thứ ba phiếm chỉ (phi chỉ xuất) Có thể dùng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai

+ Có sự phân biệt đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp và không bao

gộp, “chúng ta” là đại từ bao gộp, “chúng tôi” là đại từ không bao gộp, còn “chúng mình” vừa là đại từ bao gộp, vừa là đại từ không bao gộp

+ Các đại từ xưng hô thực sự trong tiếng Việt, kể cả những đại từ khôi thứ ba

khác với các từ xưng hô lấy từ các từ thân tộc như: ông, bà, cha, mẹ, anh, em… ở chỗ

chúng không mang nét nghĩa chỉ quan hệ gia đình, họ tộc Chúng lập thành cặp tự

xưng và đối xưng (Đỗ Hữu Châu gọi “hành vi người nói dùng từ để chỉ mình là hành

vi tự xưng, dùng từ chỉ người tiếp thoại là đối xưng và dùng từ chỉ ngôi thứ ba là tha xưng”)[4; 266]

Trong tiếng Việt, các cặp đại từ khinh thị đều có thể dùng cho sự xưng hô thân tình, thân tình đến mức suồng sã, không cần đến lễ nghi Những cặp từ xưng hô thân

tình: ta – mình, tớ - cậu thì không được dùng để bày tỏ sự khinh thị Chính những nét

nghĩa kèm theo này khiến cho tiếng Việt không có cặp đại từ xưng hô thực sự trong tính chỉ vai như I và You trong tiếng Anh

Tóm lại, việc dùng các đại từ nhân xưng giúp ta dễ dàng phân biệt ngôi thứ, vị thế cũng như thái độ tình cảm của người giao tiếp và đối tượng giao tiếp hoặc đối tượng được nói đến trong cuộc hội thoại

1.2.2.2 Các từ chỉ tên riêng của người

Hiện nay để xưng hô trong đời thường, theo Đỗ Hữu Châu thường được dùng là các tên chính (tên khai sinh)

Ông còn quan niệm, tên chính có thể dùng một mình để tự xưng, đối xưng và tha xưng

Trang 27

Khi được dùng để tự xưng và đối xứng, các tên chính thường dùng với dạng một

âm tiết Việc dùng tên riêng một mình để xưng hô chủ yếu chỉ diễn ra trong ngữ vực thân tình

Thường gặp là cách xưng tên riêng kết hợp với những yếu tố khác:

Tên thân tộc + tên riêng

Từ thân tộc + từ chức danh, nghề nghiệp + tên riêng

Qua cách dùng tên riêng để xưng hô, người nghe có thể nhận biết đối tượng mà người nói đề cập đến

1.2.2.3 Các từ chỉ chức danh, nghề nghiệp

Các từ chỉ chức danh nghề nghiệp: Bác sĩ, giáo sư, chủ tịch, trưởng phòng…

Trong “Cơ sở ngữ dụng học”, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: từ chức danh nghề nghiệp lập thành bốn kết cấu sau đây để xưng hô:

Thứ nhất: từ chức danh, nghề nghiệp dùng một mình;

Thứ hai: từ chức danh, nghề nghiệp kết hợp với từ thân tộc hoặc từ “ngài”, từ

“quan” ở trước;

Thứ ba: từ chức danh, nghề nghiệp dùng với tên riêng ở sau;

Theo tác giả, thì cả bốn kết cấu trên đều có thể được dùng để tha xưng với các sắc thái biểu cảm, trong những thoại trường, trong ngữ vực và quan hệ liên cá nhân khác nhau Đáng chú ý là dùng các kết cấu từ chức danh, nghề nghiệp để đối xứng

Một số tổ hợp thân tộc + nghề nghiệp được dùng chủ yếu để gọi

Việc sử dụng chức danh nghề nghiệp trong xưng hô giúp ta có thể dễ biết được vị thế của người

1.2.2.4 Các từ chỉ quan hệ thân tộc

Theo Đỗ Hữu Châu “Từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt là những từ chỉ người trong gia đình, họ tộc có quan hệ huyết thống, nội ngoại xa gần với nhau”[4;274]

Đỗ Hữu Châu chia từ thân tộc trong tiếng Việt thành ba nhóm: thứ nhất là gồm

những từ sau: u, bầm, bủ, tía, ba, má,…; thứ hai là nhóm gồm các từ như: anh, chị,

em, chú, bác, cha, mẹ, cháu, con…; thứ ba là nhóm gồm các từ: anh họ, ông nội, chị

họ, dâu, rễ…[5; 76]

Theo tác giả, đặc điểm nhóm từ này như sau:

Trang 28

Nhóm từ thứ nhất dùng để xưng hô, không dùng để miêu tả quan hệ, còn nhóm từ thứ ba dùng để miêu tả quan hệ, không dùng để xưng hô Nhóm thứ hai vừa dùng để miêu tả vừa dùng để xưng hô Đặc biệt, tác giả còn đưa ra hai cách sử dụng từ thân tộc

để xưng hô “Các từ thân tộc khi dùng thay cho đại từ xưng hô có thể dùng để xưng hô giữa những người trong gia đình, họ tộc và những người ngoài xã hội”[4;281], đó là: xưng hô theo chỉ xuất chủ quan và xưng hô chỉ xuất khách quan

Xưng hô theo chỉ xuất khách quan, ngôi thứ nhất tự đồng nhất mình với Ego (Đỗ

Hữu Châu gọi “Ego là một khái niệm dân tộc học chỉ bản thân cái người được xem là trung tâm để xác định tư cách của người khác xét theo quan hệ họ tộc… Ego cũng tức

là điểm mốc, là trung tâm định vị của các từ thân tộc”[4;277] Ví dụ ngôi thứ nhất tự

gọi mình là con thì ngôi thứ hai là cha (mẹ), nếu tự xưng mình là cha (mẹ) thì gọi ngôi thứ hai là con

Xưng hô theo chỉ xuất chủ quan còn được gọi là xưng hô thay ngôi

Xưng hô ngoài xã hội: Đỗ Hữu Châu cho rằng có hai cách sử dụng từ thân tộc để xưng hô với người ngoài gia đình, họ tộc (nói tắt là người nước ngoài), đó là xưng hô thân tộc hóa và xưng hô phi thân tộc hóa

Cách xưng hô thân tộc hóa thường chỉ được dùng khi giữa người nói và người tiếp thoại có sự chênh lệch nhau rõ rệt về tuổi tác và vị thế xã hội

Ví dụ: (8) Cậu ơi, cháu nghe tiếng chim gáy sau chùa cậu ạ

Ở đây đứa trẻ chăn trâu người làng từ đặt mình vào quan hệ cậu cháu với người điều khiển chủ để tự xưng mình là “cháu” và đối xưng là “cậu”

Từ những đặc điểm trên cho thấy, từ thân tộc trong hệ thống từ xưng hô rất “năng động” không chỉ dùng dùng để xưng hô trong gia đình họ tộc mà nó còn dùng ngoài xã hội với những người không có quan hệ huyết thống, với mục đích làm cho mối quan

hệ của người xưng và người gọi trở nên thân thiết hơn, gần gũi hơn Hơn thế nữa, nó thể hiện một phần nào đó phép ứng xử, mối quan hệ của cá nhân trong cộng đồng … được nói đến Từ đó giúp cho việc chọn cách xưng hô phù hợp hơn, chính xác hơn

1.2.2.4.1.Xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình

Ông, bà và cháu trong gia đình người Việt thường có những cặp từ xưng hô có tính chất thuận nghịch để xưng hô với nhau: ông, bà – cháu Người ông (bà) tự xưng mình là ông hoặc bà và gọi cháu mình là cháu Hay nói cách khác, mọi người tự xưng

vai của mình và gọi chính vai của đối tượng

Trang 29

Trong quá trình giao tiếp với một người thứ ba khi nhắc đến người ông hoặc bà

thì người cháu sẽ xưng hô theo cách khác và ngược lại Khi xưng hô như vậy, người cháu dựa vào các đặc điểm xã hội của người thứ ba để xưng hô so với bản thân ông bà Những trường hợp ông, bà và cháu giao tiếp với người thứ ba lớn tuổi hơn cháu như:

cháu nó, cháu nó nhà tôi, cháu – tên – nhà tôi, em nó, em – tên, em … đây là cách gọi

thay vai, dù có lúc cũng gọi là cháu nhưng không phải là cháu trong mối tương quan

với ông bà trong gia đình mà là cháu trong mối quan hệ với cô, bác, … ngoài xã hội

Trước người thứ ba lớn tuổi hơn mình, ông bà thường gọi cháu mình một cách

nghiêm chỉnh như: cháu hoặc em kèm với tên cháu, tùy theo người thứ ba ở hàng trên

hay ở hàng cha mẹ, hoặc ở cùng thế hệ với chúng ta Như vậy, thể hiện cách lịch sự trong giao tiếp, mang sắc thái biểu cảm thân thiện

Tóm lại, xưng hô giữa ông, bà và cháu tưởng chừng như khô cứng và đơn giản, nhưng trên thực tế lại khá phong phú và đa dạng Khi một vai đóng vai trò lịch sự và giữ vị trí quan trọng thì vai kia trở nên cơ động, mềm mại và uyển chuyển tạo ra cách xưng hô mới làm tăng khả năng giao tiếp trong mối quan hệ này Tuy nhiên sự thay đó hoàn toàn do vai trên vốn đã bị đóng chặt ở một vị trí tiến hành chủ yếu thông qua cách xưng hô khác nhau Còn vai dưới chỉ có thể biến chuyển mình một cách hạn chế

và bao giờ cũng giữ một khoảng cách nhất định với vai trên, dù hoàn cảnh nào Tuy nhiên, so với với vai trên vai dưới vẫn giữ nhiều khả năng tự xưng hô, còn hô thì tương đối đa dạng tùy thuộc vào độ tuổi, trình độ, văn hóa, … trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

1.2.2.4.2 Xưng hô giữa cha mẹ với con cái trong gia đình

Xưng hô giữa cha mẹ - con cái là mối quan hệ hình thành thứ bậc về huyết thống

và máu mủ Xưng hô và dùng một số câu mang tính đặc trưng của nghi thức giao tiếp

Tuy nhiên, có một số vùng quê bố mẹ có thói quen gọi con bằng mày và xưng tao

nhưng không hề có ý bực bội hay phật ý Trái lại, đó là cách xưng hô mang ý nghĩa thân mật trong giao tiếp thông thường Còn ở thành thị hoặc ở một số vùng quê lân cận

thành phố, việc xưng gọi giữa cha mẹ và con cái là tao, mày chỉ xảy ra khi bố mẹ bực

bội

Khi xưng hô với bố mẹ cũng không tuân theo quy luật bất biến mà theo quy tắc vận động linh hoạt, ứng với độ tuổi của bố mẹ và sự thay đổi ngôi thứ trong gia đình Điều này thể hiện qua cách gọi thay vai của người con trong hoàn cảnh cụ thể như sau:

Trang 30

Khi có nhiều thế hệ như vậy tồn tại trong gia đình người ta gọi là tứ đại đồng đường Khi cha mẹ ở tuổi trung niên hay cao tuổi thì bố, mẹ không dùng từ bố, mẹ làm các từ xưng hô ở ngôi thứ nhất để giao tiếp với con cái mà chuyển sang dùng đại từ nhân xưng tôi Nhưng khi đối với người Việt Nam mà xưng tôi thì làm mất đi đặc điểm về tôn ti sự thân mật trong gia đình, khi xưng hô của mình thành đại từ nhân xưng tôi mà không phá vỡ bản chất của quan hệ với hai lý do:

Đại từ nhân xưng tôi là đại từ xưng hô ở ngôi thứ nhất, có sắc thái trung hòa Nó

có thể được người trên dùng xưng hô với người dưới mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ giao tiếp có tính tôn ti, thứ bậc

Khi con cái bước sang tuổi ông, bà thì bố, mẹ chuyển sang dùng đại từ nhân xưng tôi là biểu hiện của lối dùng nhã ngữ trong giao tiếp Đây là cách biểu hiện sự tôn trọng con cái với cái nhìn trọng người có tuổi của tinh thần Á Đông Tinh thần này được biểu hiện rõ nhất trong giao tiếp xã hội ngoài đình làng về cách sắp xếp theo thứ bậc Ở góc độ này, ta phần nào thấy được những ảnh hưởng không nhỏ của một số nghi thức giao tiếp thuộc phạm vi xã hội đối với phạm vi giao tiếp gia đình

Những cách gọi của bố, mẹ và con cái khi giao tiếp với người thứ ba lớn tuổi hơn

con như: cháu nó, cháu nhà tôi, cháu – tên, cháu – tên – nhà tôi, em nó, em – tên, em

Đây là cách gọi thay vai chủ thể đứng vào thế của người đối thoại để gọi người thân của mình Dù có lúc cũng gọi cháu nhưng không phải là cháu trong mối quan hệ với ông, bà trong gia đình mình mà là cháu trong mối quan hệ với cụ, bác, cô, dì,… ngoài

xã hội

Trước người thứ ba bằng hoặc xấp xỉ tuổi con, cha, mẹ thường gọi con một cách lịch sự, nhã nhặn, thân mật, âu yếm Trong cách cha mẹ gọi con cái một cách thân mật

và âu yếm, nếu kèm thêm ngữ sở hữu sẽ gia tăng tính biểu cảm, trịnh trọng pha cười

hài hước là cách gọi: cô/cậu – tên, cô/cậu – này/ấy, anh/chị - tên – này/ấy Khi người

thứ ba bằng tuổi mình, con cái thường gọi cha mẹ kèm vai của mình với người thứ ba

đó Còn khi không cần giữ ý tứ con cái có thể gọi cha/mẹ mình/tớ/tao, ông/bà già mình/tớ/tao Để biểu thị sự gần gũi quen thuộc, con cái thường gọi cha mẹ có chen yếu

tố nhà vào giữa các vế của cách gọi trên

Khi giao tiếp với người thứ ba ít tuổi với con mình cha, mẹ thường gọi con cái bằng vai của con với người thứ ba đó, để có được sự thân mật hơn, cha mẹ có thể gọi

con cái như tên kèm ngữ sỡ hữu: nhà tôi, nhà ông, nhà cô Nhìn chung, chỉ có cha mẹ

Trang 31

vẫn thường xưng và gọi là cha/mẹ, ba/má, thầy/u,…Còn người con tùy vào độ tuổi,

vùng sinh hoạt văn hóa, mức giáo dục,… mà có những cách xưng hô khác nhau trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Trong xưng hô giữa cha mẹ và con cái còn có một

số cách gọi rất đặc biệt, chỉ dùng khi con cái có gia đình, con cái: bố/mẹ - tên, đây là

cách gọi thay vai cháu

1.2.2.4.3 Xưng hô giữa vợ chồng trong gia đình người Việt

Trong hoàn cảnh bình thường, các vợ chồng trẻ hoặc ở tuổi trung niên thường sử dụng cặp từ xưng hô anh – em để xưng hô với nhau Người vợ tự xưng mình là em và gọi người chồng là anh Người chồng cũng tự xưng mình là anh và gọi vợ là em Quan

hệ giữa từ xưng và hô trong cặp từ xưng hô này có tính thuận nghịch

Khi vợ hoặc chồng giao tiếp với người thứ ba cần nhắc đến vợ hoặc chồng họ chuyển sang cách xưng hô khác Nếu người thứ ba lớn tuổi hơn mình, người vợ hoặc chồng thường phải thể hiện thao tác đoán định về tuổi tác, địa vị xã hội, tính chất quan

hệ, mức độ quan hệ của người đó với vợ hoặc chồng mình để có cách xưng hô thích hợp Những cách gọi nhau của vợ hoặc chồng khi giao tiếp với người thứ ba lớn tuổi

hơn thường gặp là: chồng em, vợ em (con, cháu), anh ấy, cô ấy, nhà em (con, cháu)

Nếu người thứ ba bằng hoặc xấp xỉ tuổi và có quan hệ thân quen hai vợ chồng đã lâu thì thường dùng lối xưng hô bằng vai phải lứa để gọi nhau Ở đây các từ xưng như:

em, con, cháu trong các kết hợp trên chồng em, vợ em được thay thế bằng mình trong cách kết hợp chồng mình, anh nhà mình, vợ mình; riêng các từ anh ấy, cô ấy vẫn được dùng như trên

Khi người thứ ba là chỗ quen thân và trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, cởi mở,

xuề xòa lối gọi như: nhà anh, chồng mình, anh nhà mình,… thường được thay bằng cách gọi như: nhà tớ, chồng tớ, anh nhà tớ,…

Trong cách xưng hô thân mật có pha chút khôi hài trước người thứ ba, người vợ

đôi khi không dùng cách gọi như: chồng mình, chồng tớ, nhà mình, nhà tớ,… mà dùng như là: lão ấy, lão ta, lão nhà mình, lão nhà tớ,…để gọi chồng mình

Nếu người thứ ba nhỏ tuổi hơn mình, vợ chồng thường gọi nhau bằng các cách

như: nhà chị, nhà anh chị, anh ấy, nhà anh, chị ấy,

Ở trường hợp người thứ ba quen thân với vợ hoặc chồng hoặc cả hai người thì người vợ, chồng có thể gọi chồng hoặc vợ của mình theo cách gọi của người thứ ba

Trang 32

Ở những đôi vợ chồng trẻ hoặc trung niên, cặp xưng hô anh – em chỉ là dấu hiệu đặc trưng cho tuổi tác, được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bình thường, giống như

cặp tôi – bà, tôi – ông ở các cặp vợ chồng cao tuổi Bên cạnh nhịp sống bình thường,

giữa vợ chồng, con cái nhiều lúc cũng rơi vào tình huống không mong muốn, làm thay đổi thái độ ứng xử của họ và dẫn đến hiện tượng chuyển vai tình huống giữa vợ và chồng Tương ứng với các vai mới lâm thời là các cặp xưng hô mới lâm thời tương ứng Để biểu lộ tình cảm thân thiết hơn, các cặp vợ chồng trẻ đã có con và các đôi vợ

chồng trung niên thường không dùng cặp từ xưng gọi thuận nghịch như anh – em mà thay vào đó là cặp từ xưng hô tôi – mình, em – mình, hoặc em – nhà,…

Cũng trong tình huống giao tiếp thân mật nhưng các đôi vợ chồng trẻ hoặc trung

niên còn có cách xưng hô nhau bằng tổ hợp từ chỉ quan hệ thân thuộc như: bố hoặc mẹ

và đại từ nó hoặc mày Tuy nhiên, cũng có trường hợp xưng hô mẹ nó, bố mày, mẹ mày một cách trống không mang sắc thái xều xòa, pha chút suồng sã

Ngoài cách xưng hô trên, trong khi trò chuyện thân mật, để thể hiện tình cảm hòa nhập giữa vợ chồng với nhau và giữa họ với con cái, các cặp vợ chồng trẻ và trung niên còn tạo ra kiểu xưng gọi độc đáo bằng cách nhập vai con để gọi bố hoặc mẹ tạo ra

tổ hợp bố - tên chồng hoặc mẹ - tên vợ thì người chồng tự xưng mình là tôi hoặc là ta

Nếu giữa vợ chồng có sự giận dỗi hoặc có điều gì đó không hài lòng, họ thường

chuyển cách xưng hô anh – em sang cặp tôi – cô hoặc tôi – anh thể hiện sự nghiêm

Trong trường hợp cơn tức giận đến cao độ trước người thứ ba, vợ chồng không

gọi nhau bằng hắn hoặc nó nữa mà có thể thay bằng thằng cha ấy, con mụ ấy

Rõ ràng lối xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt không chỉ bị quy định bởi quy luật tôn ti và chuẩn mực ứng xử xã hội mà còn phụ thuộc rất đáng kể vào các cung bậc tình cảm, thái độ giữa họ trong những tình huống cụ thể

Trang 33

1.2.2.4.4 Xưng hô giữa anh – chị - em trong gia đình

Đây là phần tiếp nối của các phần viết xưng hô giữa ông, bà và cháu trong gia đình người Việt và xưng hô giữa vợ chồng trong gia đình người Việt

Các thành viên giao tiếp cùng một thế hệ, đó là thế hệ con cái Điều này cho phép các thành viên có một mức độ đồng cảm nhất định để bỏ qua cho nhau những phạm vi cần thiết và luật tôn ti nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp

Các thành viên giao tiếp đều có quan hệ hàng trên – hàng dưới cho dẫu họ có sinh đôi đi nữa Điều này làm cho các đặc điểm trên không cho phép những phạm vi cần thiết đi quá xa làm tổn hại sâu sắc thậm chí xóa nhòa quan hệ tôn ti Xưng hô trong quan hệ giữa anh, chị và em cũng không nằm ngoài quy tắc này Các thành viên trong quan hệ này phải biết giữ chừng mực, phải tôn trọng khuôn phép, phải thường xuyên tính đến luật tôn ti vốn có vị thế cao trong gia đình và ngoài xã hội

Các thành viên của quan hệ anh, chị và em cũng như các thành viên trong quan hệ khác bao gồm đủ giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thành phần gia đình, khu vực văn hóa, tình huống giao tiếp cụ thể,…

Cách xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt thường sử dụng cặp xưng hô có tính chất thuận, nghịch để xưng hô Người anh hoặc chị từ xưng mình là anh hoặc chị và gọi em mình là em, bất kể trai hay gái và ngược lại Khi ở tuổi học đường được sự quan tâm, giáo dục ý thức xưng hô đúng chuẩn mực một cách thường xuyên chu đáo, và có thể có phần nghiêm khắc nữa, khi ấy các em mới có cách gọi đúng chuẩn mực, tuy không phải bao giờ cũng chắc chắn Vì từ khi chế độ thay đổi,

mở ra bầu không khí dân chủ, làm đụng chạm mạnh đến các thiết chế cũ, thì nếu các

em có làm ảnh hưởng một lối xưng hô nào đó ngoài xã hội, gia đình sẽ sẵn sàng bỏ qua, sẵn sàng chấp nhận nếu nó không hưởng quá đến chuẩn mực gia phong vốn không nghiêm cẩn như trước nữa Các em ý thức trong sự vô thức nên không tránh khỏi lẫn lộn do bản chất năng động của mình Không thường xuyên sử dụng một lớp

từ xưng hô nào tương ứng, thường xuyên với một tình huống giao tiếp nào đó hoặc đưa cặp xưng hô thường xuyên thấy ở tình huống giao tiếp này vào tình huống giao tiếp khác, thậm chí ngược lại

Cùng một tình huống đáng lẽ trang trọng, các em lúc thì dùng cặp tao – mày, lúc thì dùng cặp anh – em Còn khi trang trọng thì các em dùng cặp từ mày – tao trong lúc giận dỗi, suồng sã các em lại dùng cặp từ anh – em

Trang 34

Nhìn chung trong quan hệ vai anh, chị và em, một thứ quan hệ vai mà so với các quan hệ vai khác vốn rõ ràng và xác định hơn do không cùng một thế hệ, độ tuổi chênh lệch lớn thì nó lại kém rõ ràng và kém xác định nhiều hơn – trong quan hệ vai đó, cùng một thế hệ độ tuổi chênh lệch ít, ý thức còn chưa phát triển đúng mức, tiếp xúc chủ yếu với nhóm bạn của mình hoặc nhóm bạn chung, trong những tình huống khó phân định hoặc không ý thức phân định dưới con mắt của các em Thường gặp các cặp từ

như: tao – mày, tớ - cậu, tên – tên, mình – đằng ấy Đây là lối xưng hô bằng vai mà

những người làm anh, làm chị không ý thức rõ vai của mình lẫn vai đối tượng cho nên phạm phải Những cặp xưng hô này xuất hiện trong đám bạn và trong quan hệ gia đình một cách tự động, tự nhiên Ở nông thôn, các cặp này ít hơn do đời sống không sôi

động, đa dạng như ở thành thị chủ yếu là hai cặp: tao – mày, anh/chị - em

Tuy các cặp xưng hô có sự lẫn lộn nhưng vai dù sao cũng được các em tri giác sớm nhất Không bao giờ ta thấy vai dưới lại xưng anh, chị với vai trên hay gọi vai trên là em một cách xấc xược Cũng như không bao giờ ta thấy vai trên xưng là em một cách ngớ ngẩn với vai dưới hay gọi vai dưới là anh chị một cách không rõ ràng

Dù sao sự hỗn độn trong xưng hô giữa anh chị và em ở lứa tuổi này cũng cần nên xem xét và có sự uốn nắn, mặc dù tuổi ấu thơ đó sẽ nhanh chóng trôi qua

Ở lứa tuổi học đường thì sự xưng hô giữa anh, chị và em rất phong phú, có sự tìm tòi, phát triển và hoàn thiện và chịu sự chi phối mạnh mẽ của gia đình, nhà trường và

xã hội Thường sử dụng cặp từ như: anh/chị – em, tao – mày/ tớ, cậu/tên – tên/mình, đằng ấy,…

Ở lứa tuổi này, ảnh hưởng có sự tổng hòa, một mặt nó vừa định hình chắc chắn những cái hợp với tinh thần dân tộc Mặt khác, nó là sự gợi mở để làm cái mới và đa dạng tính chất quan hệ thông qua việc xưng hô một cách có ý thức Khi trang trọng và

lịch sự các vai ý thức về vai của mình như một chủ thể duy nhất là: anh/chị – em Còn

ở dạng bình thường hoặc thân mật các vai biến chuyển linh loạt và đỡ cứng nhắc hơn, ngoài anh/chị - em còn sử dụng vai – tên Ở vai này, khi tuổi hoặc vị thứ hai khá chênh lệch nhau, vì khi hai vai khá chênh lệch nhau muốn đạt hiệu suất giao tiếp cao thì cần rút ngắn khoảng cách lại Khi ấy muốn đảm bảo tính nghiêm khắc của gia phong thì mình phải giữ mình là anh/chị và gọi tên em

Khi tuổi và vị thứ hai gần kề nhau, vai dưới không dùng cặp từ này, vai dưới vẫn giữ nguyên đảm bảo tính truyền thống, giữ được nề nếp Trong khi đó gọi tên anh hoặc

Trang 35

chị để giảm nhẹ vai trên vừa phù hợp thực tế vừa tỏ ý thân thiện, đưa đối tượng đến gần mà mình không chạm đến sĩ diện Việc xưng tên của vai dưới giống như một sự khẳng định gần gũi vai trên của mình, nhưng còn lâu mới với tới được vai trên nên nó trở nên buồn cười và có vẻ nũng nụi giống như kiểu gọi tên vai trên

Ở thành thị khá phổ biến sử dụng cặp vai – tên ở vai dưới, nông thôn thì hiếm cách xưng hô này có chăng đấy cũng chỉ là sự ảnh hưởng được mang từ thành thị về Trong hoàn cảnh giao tiếp cực kì thân mật anh hoặc chị có thể gọi em bằng: cưng, bé, út,… Theo cách gọi của bố mẹ khi cưng chiều con Khi hoàn cảnh giao tiếp thân mật pha chút suồng sã anh, chị và em có thể gọi nhau bằng biệt danh, tên tục Khi hoàn cảnh giao tiếp trở nên nặng nề, không chịu đựng nổi anh, chị và em dùng cặp tao – mày để xưng hô với nhau Thực tế, sử dụng vai này thì kém giáo dục, bất kể tình huống hoặc có thể là thói quen vì muốn hòa nhập đối tượng cũng có thể vì “quyền” bắt buộc Dù thế nào đi nữa thì xưng hô kiểu này cũng đã đánh mất vai và làm vi phạm quan hệ Còn vai dưới thiếu quản lí chặt chẽ cũng sẽ sử dụng cặp từ này tuy chỉ trong hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt đó

Đối với những người có gia đình thì xác lập một quan hệ mới giữa một bên là thành viên trong quan hệ vai giữa anh, chị và em, và một bên là con cái của các thành viên còn lại Xưng hô ở giai đoạn này, tưởng như phong phú hơn nhưng thực chất cũng bị hạn chế không ít Nổi bật là cặp vai – vai (vai với con của vai kia: dì, cô, chú, bác, cậu,…)

Nếu hoàn cảnh giao tiếp trịnh trọng, ta có cặp: tôi – vai (vai với con của vai kia) Khi đã cao tuổi hoặc thành ông, bà thì các vai này chuyển sang cách gọi mới: tôi – ông/bà, thân mật hơn thì là: vai – ông/bà

Tuy nhiên, những cách gọi này hoặc trịnh trọng hoặc nhún nhường quá sinh ra khách khí, khiến quan hệ ruột rà khó chấp nhận Thực ra, đây là lối xưng hô quá khiêm nhường và qúa ít sát hợp với thực tế Nếu nói cho mình mà dùng cháu thì không thật, còn nếu nói cho con thì đấy là hoàn toàn nói hộ, nói thay vai, không phải là xưng hô trong quan hệ mà ta đang xem xét

Nhiều lối xưng hô phát sinh sau khi một hoặc cả hai bên có gia đình lại quay ngược về hoạt động ở lứa tuổi học đường, thậm chí trước đó nhưng thu hẹp trong tình huống đặc biệt, các yếu tố anh, chị, ông, bà có dịp kết hợp với nhau thành yếu tố kép

Trang 36

Khi anh, chị và em giao tiếp với người thứ ba cần nhắc đến em hoặc anh hoặc chị, thường gọi anh, chị theo cách gọi của người thứ ba, và cũng tự xưng mình theo cách người thứ ba gọi mình nếu đúng quan hệ Nếu người thứ ba chưa gọi đúng theo quan

hệ của họ, họ sẽ gọi theo vai vốn có của vai kia trong quan hệ với mình đồng thời xưng theo vai lâm thời của mình với người thứ ba, tất nhiên là tính đến tuổi tác, mức

độ quen thân hay địa vị xã hội

Khi giao tiếp với người thứ ba lớn tuổi hơn mình hoặc khách lạ khó đoán tuổi

thường gặp là: em cháu (con em), anh (chị) cháu (con em), anh (chị) ấy, cô (cậu) ấy (khi còn trẻ) và gọi thay con khi có tuổi: cậu, gì, cô…

Ngoài ra khi thân mật pha chút suồng sã anh, chị còn gọi em mình bằng thằng (con, cái) kết hợp với em, cháu (con) hoặc tên – cháu (con, em)

Nếu có tuổi thì các từ anh/chị - em trong cách kết hợp trên là ông/bà Nếu người thứ ba bằng hoặc xấp xỉ tuổi và có quan hệ quên với cả anh, chị và em thường ta gặp lối xưng hô bằng vai Từ xưng em, con, cháu được thay bằng mình

Trong cảnh giao tiếp thân mật giữa bạn bè đồng lứa thì mình được thay bằng tớ,

tao Nếu pha chút khôi hài, suồng sã ta sẽ có ông hoặc bà ấy hoặc lão ấy ở vai trên và

anh chàng, cô nàng, chị chàng ở cả hai vai tùy thuộc giới tính từng vai

Với người thứ ba lớn tuổi hoặc khó đoán tuổi, xưng hô giữa các vai này khá nghiêm túc, còn với người thứ ba ngang hàng cách xưng hô thật phong phú, thú vị Ngoài ra, vai dưới do vị thế thấp của mình luôn bị vai trên gọi tắt là nó, hắn trong khi

trò chuyện với bạn bè Khi giận dữ vai dưới còn nhận đủ cách gọi như: thằng, con (tên, này, ranh), ranh con

Nếu người thứ ba ít tuổi hơn mình, anh, chị và em sẽ gọi nhau gần giống cách gọi Khi người thứ ba lớn tuổi hơn, chỉ có thay vai mình cho phù hợp với người thứ ba

ít tuổi hơn mình nên cho phép các vai giễu cợt nhau

Riêng trường hợp người thứ ba cùng nhỏ tuổi hơn cả hai vai thì vai trên sẽ gọi vai dưới trịnh trọng hơn, vì khi ấy vai dưới cũng là vai trên của người thứ ba

Trang 37

1.2.2.3 Từ xưng hô dùng trong quan hệ xã hội

1.2.2.3.1 Dùng từ chỉ quan hệ thân tộc làm từ xưng hô

Nhiều từ xưng hô trong quan hệ thân tộc đã được dùng để xưng hô ngoài xã hội với các quy tắc sau:

b) Quy tắc “xưng khiêm hô tôn”

Do quy tắc này mà con cái coi bạn của bố mẹ mà tuổi tác của hai bên không chênh lệch đáng kể là bằng vai bố mẹ nhưng ở hàng trên Vì thế, sẽ gọi bạn của bố mẹ bằng bác, ngược lại bố mẹ cũng gọi bạn bè của con cái mình là anh – chị

c) Quy tắc gọi thay tên

Khi người phụ nữ có gia đình, người Việt chúng ta cũng như nhiều người dân có

cách gọi khác, thường gọi người đó theo tên chồng như: ông bà hai, bà ba,… hoặc ở Nam Bộ thì gọi thứ của chồng: cô tám, bác sáu trai, bác sáu gái, chú năm,… Nếu người lớn tuổi hơn thì có thể dùng tên đứa con lớn của họ để gọi như: mẹ, bố Nam,…

d) Quy tắc thân mật, xa cách

Dùng từ họ hàng sau cho xưng hai vai gần nhau hơn như cháu thành con, em Với

bạn bè đồng trang lứa thì: ông – tôi(mình), bà – tôi(mình) Dùng từ chỉ quan hệ họ

hàng thay cho từ nhân xưng trung tính như tôi Chẳng hạn quan hệ anh – em là quan

hệ của hai người bằng vai và có khoảng cách ít nhất Do đó cách xưng hô anh – em là cách xưng hô thân thiết

Từ đối lập bác/ chú, cô/bác dần dần chú và cô được dùng rộng rãi để gọi những người ít tuổi hơn mình

Dùng từ họ hàng để xưng hô sao cho hai vai xa nhau hơn Đáng gọi là bác hay

chú thì lại gọi là ông Dùng các từ chỉ chức danh nghề nghiệp: giám đốc, hiệu trưởng,… và tự xưng bằng đại từ nhân xưng trung tính tôi

Trang 38

e) Quy tắc xưng hô tôn trọng và coi thường

Đối với quy tắc tôn trọng thì dùng đại từ nhân xưng mang sắc thái kính trọng Dùng các từ họ hàng để gọi sao cho hai vai gần nhau, quy tắc này có thể dùng vai của con hay cháu của mình trong quan hệ với một người nào đó Chẳng hạn, người anh đã

có con thì có thể gọi người em là chú, còn nếu có cháu thì có thể gọi người em là ông Đối với quy tắc coi thường hoặc hàm ý phê phán, dùng từ họ hàng và tự mình

nâng lên một cấp so với người đối thoại Dùng các từ cha, ông nội, ông cố nội, bà cố nội,… để xưng hô với những người không đáng với cách xưng hô ấy

1.2.2.3.2 Dùng chức danh để làm từ xưng hô

Theo quan điểm lý thuyết hội thoại, xưng hô được coi là yếu tố trước tiên, bắt buộc của giai đoạn đầu tiên, giai đoạn thiết lập các cuộc hội thoại Giao tiếp ngôn ngữ chỉ bắt đầu thực hiện khi chủ thể giao tiếp xác lập được vai giao tiếp, tức là tìm được các cặp từ xưng hô thích hợp Với tiếng Việt thì điều này còn phức tạp hơn nhiều, do

hệ thống từ xưng hô rất đa dạng và phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh

Khi những tình huống không cần xác lập vị thế, người nói không dùng đại từ

nhân xưng như anh, chị, bác,… để gọi mà dùng từ chỉ ngay công việc của họ đang làm

để gọi Nếu có thêm các đại từ như chị, ông, bà,…đi kèm nó cũng không có giá trị phản ánh sự phân biệt tuổi tác Có thể gọi là giám đốc, xếp, thủ trưởng, tuy nhiên sự

biểu lộ rõ nhất trong cách xưng hô dùng chức danh để gọi trong môi trường giao tiếp mang tính chất nghi thức, trong hội nghị, chỗ đông người, trên truyền hình,… Ở đó

chủ thể giao tiếp hay lấy chức danh của người đối thoại làm từ xưng hô như: bộ trưởng, giáo sư, tiến sĩ,…

Hình như người nói có quan niệm là cứ giới thiệu càng quá lên thì càng tốt Có thể nói đó là cách ứng xử xưng hô hơi thái quá và nhiều khi có tác dụng như một con dao hai lưỡi, người nghe sẽ cảm thấy ngượng, mất tự nhiên nên cách xưng hô tùy hứng

sẽ kéo theo một không khí thiếu tin cậy, và ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của các cuộc giao tiếp

Cách xưng hô chức danh hóa cũng có những giá trị tích cực của nó Trước hết, phản ánh tâm lí chung trong xã hội hiện nay là trân trọng người đối thoại có cương vị hoặc là người thành đạt trong sự nghiệp cũng như trong khoa học, tài năng Cuộc trao đổi sẽ có giá trị, có ý nghĩa hơn nếu bản thân người tham gia là những người tài giỏi,

có cương vị, thành đạt,… thứ hai nó góp phần cho không khí đối thoại thêm trang

Trang 39

trọng, nghiêm túc Cách xưng hô cũng làm cho người tham gia trao đổi xác lập tư cách trao đổi của mình Nếu họ tham gia với tư cách lãnh đạo, người thầy, người có học vấn, … họ cố gắng thể hiện sao cho xứng đáng Tuy nhiên, sự lạm dụng quá sức, tôn xưng quá mức không khéo thành ra tâng bốc, nịnh không phải lối, hay còn gọi là lăng

xê nhau Có thể tạo ra một tâm lí phản cảm với người nghe, giảm đi nhiều chất lượng cuộc giao tiếp

Một khía cạnh khác, cần lưu ý cách xưng hô này là đồng chí, dùng để chỉ người

có cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau Được dùng để xưng hô trong tập thể cùng tổ chức, mang tính chính trị như: đảng phái, đoàn thể,… nhưng giờ đây từ xưng hô này vượt qua phạm vi sử dụng, có thể nói hầu hết các cuộc hợp mang tính chất cộng đồng như: hợp phụ nữ, hội đồng nhân dân, hội thảo hội nghị,… người ta đều

sử dụng từ đồng chí Bởi lẽ đồng chí là từ có tính đa năng, có sắc thái trung tính, dễ sử dụng làm đơn giản hóa đối tượng xưng hô Một số trường hợp khác người ta gọi từ

đồng chí kèm theo chức danh như: giáo sư tiến sĩ, đồng chí Bộ Trưởng Cách xưng hô

này là vấn đề mang tính xã hội, nó bị chi phối bởi các điều kiện của bối cảnh giao tiếp Trong xu hướng phát triển đa dạng mang tính công nghiệp hóa với sự phát triển của nền văn hóa văn minh giao tiếp, hệ thống từ xưng hô ít nhiều bị thay đổi, điều chỉnh theo chiều hướng khác nhau

1.2.2.3.3 Từ xưng hô dùng trong tình yêu

Trong cách xưng hô này thì cần có sự đối đáp giữa hai người, mang bóng dáng của hai nhân vật

Mọi thái độ đều thể hiện trong cách xưng hô giữa hai người như: kêu gọi, khuyên bảo nhau, hỏi – đố nhau, than thở với nhau, tự giới thiệu, trách móc, mong ước có nhau – gần nhau, giễu cợt hay thổ lộ tâm tình

Từ cuộc trò chuyện của đôi bên mà nhân xưng phổ biến ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai Có loại nhân vật lững lờ, ẩn kín hay tượng trưng nhưng thực ra chỉ ám chỉ hai

ngôi trên Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai rõ ràng Nữ xưng hô: em, thiếp, chàng, tôi – anh, mình Nam xưng hô: ta, tôi, anh – nàng, em, mình, cô

Dùng chung cho cả hai ngôi bên nào cũng được: đây – đó, đấy – đây, ta – mình, người – ai, tôi – ta hay không có nhân xưng hoặc nhân xưng ẩn kín Có loại từ tượng trưng mà hai bên xưng hô ví von như: thuyền – bến, dậu – bìm, bướm – hoa,…

Trang 40

Chương 2 KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

2.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG

2.1.1 Vài nét về tác giả

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê quán xã Tân Duyệt, huyên Đầm Dơi, tỉnh

Cà Mau Chị xuất thân trong một gia đình nghèo phải rời ghế nhà trường năm 13 tuổi

Dù vậy, ý chí và nghị lực của chị không ngừng vươn lên nên sau đó chị quyết định đi học lại Trong hoàn cảnh khó khăn này Nguyễn Ngọc Tư đã tập tành viết nhật kí, từ đó viết với chị là lẽ sống Năm 1995 chị gởi tập truyện ngắn đầu tiên, dựa trên một phần nhật kí của mình đến “Tạp chí văn học và nghệ thuật Cà Mau” Sau khi tạp chí đăng truyện ngắn của chị, chị chính thúc theo đuổi sự nghiệp sáng tác Chính những hoài bảo ước mơ đó đã giúp Nguyễn Ngọc Tư trở thành một cây bút chuyên nghiệp-một nhà văn với những tác phẩm có giá trị

Với sự vươn lên và có được thành công Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, trung ương Đoàn, Hội nhà văn Việt Nam Đặc biệt, chị nhận được giải thưởng ASEAN

Nguyễn Ngọc Tư vừa là nhà báo, vừa là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một trong những hội viên trẻ nhất của Hội nhà văn Việt Nam Các tác phẩm chính được xuất bản là:

Ngọn đèn không tắt (Tập Truyện-NXB trẻ- 2000)

Giao thừa (Tập truyện-NXB trẻ- 2003)

Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi- 2001)

Biển người mênh mông (Truyện ngắn- NXB Kim Đồng -2003)

Nước chảy mây trôi (Truyện ngắn-Ký NXB văn nghệ TPHCM -2003)

Cánh đồng bất tận (Tập truyện ngắn -NXB trẻ- 2005)

Gió lẻ và chín câu chuyện khác (Tập truyện-NXB trẻ- 2008)

Khói trời lộng lẫy (Tập Truyện-NXB trẻ -2010)

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Văn Hóa Sài Gòn - 2005)

Ngày đăng: 15/12/2015, 18:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo Dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo Dục
2. Lê Biên - Từ loại Tiếng Việt, NXB Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Hà Nội
3. Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt, NXB Khoa Học Xã Hội, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội
4. Đỗ Hữu Châu- Cơ sở ngữ dụng học- NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ dụng học
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
5. Đỗ Hữu Châu- Đại cương ngôn ngữ học- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001 6. Nguyễn Hữu Chỉnh, Giáo Trình Cơ Sở Ngôn Ngữ Học, Trường ĐHCT, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học"- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001 6. Nguyễn Hữu Chỉnh, "Giáo Trình Cơ Sở Ngôn Ngữ Học
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Nguyễn Văn Đạm- Từ điển Tiếng Việt 1999 - 2000- NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội- 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt 1999 - 2000
Nhà XB: NXB Văn hoá Thông tin
8. Đinh Văn Đức- Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội- 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
9. Nguyễn Thiện Giáp, Từ và nhận diện từ Tiếng Việt, NXB Giáo Dục Hà Nội,1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo Dục Hà Nội
10. Hu ỳnh Kim, Kí Sự “Nhớ Nhà”, Báo Sài Gòn Tiếp Thị Xuân Bính Tuất, 28/4/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kí Sự “Nhớ Nhà”, Báo Sài Gòn Tiếp Thị Xuân Bính Tuất
11. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà- Phong cách học Tiếng Việt- NXB Giáo dục, Hà Nội- 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
12. Lưu Văn Lăng, Ngôn ngữ và Tiếng Việt, NXB Khoa Học Xã Hội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội
13. Hồ Lê, Cấu tạo từ Tiếng Việt Hiện Đại, NXB Khoa Học Xã Hội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu tạo từ Tiếng Việt Hiện Đại
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội
14. Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư- Điềm đạm mà thấu đáo, http:// Vietnamnet.com.vn, 2/11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Tư- Điềm đạm mà thấu đáo
15.Nguyên Ngọc, Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách, http://Vietnamnet.com.vn,2/11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Còn nhiều người cầm bút rất có tư cách
16.Tiểu Hằng Ngôn, Nguyễn Ngọc Tư- Đặc sản Miền Nam, http://evan.com.vn, 1/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Tư- Đặc sản Miền Na
17. Đái Xuân Ninh, Hoạt động của Từ Tiếng Việt, NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của Từ Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội
18. Nguyễn Văn Nở, Giáo trình phong cách học Tiếng Việt, Trường ĐHCT, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phong cách học Tiếng Việt
20. Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thuỵ, Nguyễn Đức Dương- Từ điển Tiếng Việt- NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
21. Nguyễn Thị Thu Thủy, Giáo trình ngữ dụng học- Ngữ Văn, Trường ĐHCT, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngữ dụng học- Ngữ Văn
22. Phạm Văn Tình, Xưng Hô Dùng Chức Danh, Ngôn Ngữ Số 11, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xưng Hô Dùng Chức Danh, Ngôn Ngữ Số 11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w