1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cảm hứng chính sự trong truyền kỳ mạn lục luận văn thạc sĩ ngữ văn

112 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 530,5 KB

Nội dung

Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi trước, trong luận văn này, chúng tôi sẽ nghiên cứu cảm hứng chính sự trong Truyền kỳ mạn lục một cách hệ thống, toàn diện hơn.. Phạm vi n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Truyền kỳ mạn lục là tập truyện chữ Hán gồm 20 truyện của

Nguyễn Dữ, nhà văn Việt Nam thế kỷ XVI Tác phẩm có nhiều truyện đềcập đến những vấn đề thuộc đời sống chính trị xã hội với những cách thứckhác nhau Có lúc tác giả xây dựng hình tượng nho sĩ hành đạo, trực tiếp

tranh biện về chính sự (ví dụ Câu chuyện ở đền Hạng vương, Chuyện bữa

tiệc đêm ở Đà Giang ) hoặc xây dựng hình tượng ẩn sĩ, thể hiện thái độ

bất hợp tác (ví dụ Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na), hoặc phổ

biến hơn là xây dựng những tính cách và số phận trong mối quan hệ với đờisống chính trị xã hội của quốc gia, dân tộc Nghiên cứu cảm hứng chính sự

trong Truyền kỳ mạn lục là một hướng tiếp cận góp phần nhận thức giá trị

của tác phẩm đặc sắc này

1.2 Truyền kỳ mạn lục tiếp thụ nhiều phương diện của Tiễn đăng tân

thoại của Cù Hựu (đời Minh) Nghiên cứu đề tài này góp phần làm rõ quan

hệ giữa hai tác phẩm và thêm cơ sở để xác định giá trị của Truyền kỳ mạn

lục.

1.3 Trong chương trình ngữ văn ở trường phổ thông hiện hành có

dạy học truyện truyền kỳ: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Truyện này,

thể hiện cảm hứng chính sự sâu sắc Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần dạyhọc truyện này tốt hơn

2 Lịch sử vấn đề

Tuy Truyền kỳ mạn lục đã được nghiên cứu khá nhiều nhưng chưa có

công trình nào tập trung đi sâu nghiên cứu cảm hứng chính sự của tác phẩmnày

Nguyễn Phạm Hùng trong công trình Đoán định lại thân thế Nguyễn

Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục có viết: “Chúng ta tin vào khả

Trang 4

năng Nguyễn Dữ đã cáo quan về ẩn cư dưới triều Lê Nguyên nhân có thể

có nhiều, nhưng không thể không liên quan đến thái độ của ông đối với sựđen tối của chế độ đương thời Đó là những năm tháng con người chịu baolầm than dưới sự cai trị của những ông vua quỷ, vua lợn… Tác phẩm

Truyền kỳ mạn lục có thể được ông viết trong thời kỳ này, “để ngụ ý”, như

nhận xét của Hà Thiện Hán? Vì thế giọng văn hết sức đau xót và phẫn uất

Và cũng từ đó, “trải mấy mươi sương, chân không bước đến chốn thịthành” Mấy năm không đến chốn thị thành, nhưng những chuyển biếnchính trị tích cực đương thời của mấy năm đầu triều Mạc ông không thểkhông biết Nhưng đó cũng chỉ là mấy năm đầu, rồi thì không thể khácđược, bánh xe phong kiến lại lăn theo con đường cũ Trong nhãn quan cuảông, tất cả các triều đại phong kiến lúc này đều không tốt đẹp, đều xấu xa[17, 131-132]

Trong So sánh văn học và văn hóa – Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung

Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên Trần Đình Sử chỉ nghiên cứu một

truyện nhưng đã đưa ra những nhận xét xác đáng về cảm hứng chính sự củatoàn tác phẩm: “…Từ Thức làm tri huyện Tiên Du là do tập ấm, nhưng TừThức xử thế như một danh sĩ, tức là người không chịu gập lưng hầu hạ kẻquyền quý, không hám công danh, thích tự do tự tại, ngao du sơn thủy Bịquan trên quở trách là chàng treo ấn từ quan liền Khẩu khí, hành tích giốnghệt Đào Tiềm, đi đâu cũng mang theo quyển thơ Đào Tiềm để ngâm vịnh

Có thể nói là Đào Tiềm tái thế Việc ghi niên hiệu năm Quang Thái đờiTrần, tức đời vua Trần Nhuận Tông, vị vua cuối cùng trước khi bị Hồ Quý

Ly thoán đoạt là một tín hiệu có ý nghĩa phê phán chính sự thối nát, lòngngười ly tán Từ Thức là hình bóng điển hình của kẻ sĩ bỏ quan quy ẩn,không màng công danh, thích phóng khoáng, ghét chính sự ràng buộc…”[49, 25]

Hoàng Hữu Yên đánh giá về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:

“Về mặt nội dung, câu chuyện đã thể hiện được cả hai chủ đề chính

Trang 5

của tác phẩm là phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ,đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả” [74, 114].

“Phê phán hiện thực xã hội qua hình tượng những nhân vật phản diệnhoặc qua lời nói của các nhân vật trong truyện là cách Nguyễn Dữthường làm” [74, 116]

Bùi Duy Tân trong bài “Truyền kỳ mạn lục một thành tựu của truyện

ký văn học viết bằng chữ Hán” đã viết: “Truyền kỳ mạn lục, vì vậy, tuy có

vẻ là những “truyện kỳ lạ” xảy ra hàng trăm năm về trước, nhưng về thựcchất thì lại phản ánh được những phần sâu sắc của hiện thực đương thời

Và trên thực tế thì đằng sau thái độ đó có phần dè dặt, khiêm tốn, Nguyễn

Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, tác phẩm mà qua đó ông đã bộc lộ tâm

tư, thể hiện hoài bão, tác phẩm mà qua đó ông có thể phát biểu nhận thức,bày tỏ quan điểm về những vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khichế độ phong kiến đang suy thoái” [59, 368] Và: “Nhìn chung thì qua

Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã nghiêm khắc phê phán những tệ lậu của

chế độ phong kiến đang mục ruỗng, đã miêu tả rất thực diện mạo và tínhcách của giai cấp bóc lột Và ít nhiều, tác phẩm cũng thể hiện được cảnhngộ cùng cực của nhân dân” [59, 377] Theo tác giả, “Trong thế kỷ XVI,đời sống dân tộc ta có những biến đổi quan trọng Mâu thuẫn giai cấp trởnên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóamạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt kéodài, đất nước bị chia cắt một cách trái tự nhiên; cuộc sống không ổn định,nhân dân điêu đứng cơ cực, v.v Muốn phản ánh hiện thực đa dạng, phongphú và phức tạp ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầybiến động và đang đổi mới ấy, thì không thể dừng lại ở chỗ chỉ ghi chép sựtích đời trước Nếu chỉ ghi chép sự tích cũ mà phóng tác thì có thể ít nhiều

đáp ứng nhu cầu phản ánh cuộc sống ấy Truyền kỳ mạn lục, vì vậy, dường

như là truyện cũ mà thực ra là phản ánh xã hội thế kỷ XVI” [59, 386]

Trong Truyền kỳ mạn lục “những truyện có tính chất luận thuyết như Câu

Trang 6

chuyện ở đền Hạng Vương, Truyện đối đáp của người tiều phu núi Na, Truyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Truyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào,

v.v Nội dung của các truyện này là sự tranh biện về các vấn đề chính trị, xãhội, đạo đức” [59, 387]

Trong công trình Trên hành trình văn học trung đại, Nguyễn Phạm Hùng đánh giá về Truyền kỳ mạn lục: “giá trị lớn nhất của tác phẩm là ở

chỗ nó mang nội dung phê phán, tố cáo xã hội mạnh mẽ” [16, 491] “Chưabao giờ trong văn học viết, cho tới lúc đó, vua chúa, quan lại, lại được thểhiện một cách hèn kém, bất tài đến thế Hồ Hán Thương chịu bất lực trước

ý chí và lý lẽ của một người ẩn sĩ (Chuyện người tiều phu núi Na); Hồ Quý

Ly là người “từng tranh luận với người Trung Hoa, người Chiêm, chưa hề

chịu khuất lý bao giờ”, lại đuối lý trước ẩn sĩ họ Hồ và tú tài họ Viên (Chuyện

bữa tiệc đêm ở Đà Giang)… Quan lại thì độc ác, dâm bạo, bất nhân, hoặc cụ

thể như trụ quốc họ Thân, tướng quân họ Lý hoặc cách điệu như thần Thuồngluồng” [16, 492] “Bên cạnh việc phê phán gay gắt những lực lượng thống trịtàn bạo, Nguyễn Dữ nói lên niềm khao khát một xã hội phong kiến tốt đẹp,trong đó quyền sống của con người được đảm bảo” [16, 493]

Như vậy, một số công trình nghiên cứu ít hay nhiều, trực tiếp hay

gián tiếp đã bàn đến cảm hứng chính sự trong Truyền kỳ mạn lục Tuy

nhiên, những nhận định đó mới chỉ đề cập một cách chung chung,chiếm một phần dung lượng rất nhỏ trong toàn bộ công trình nghiêncứu, chưa có công trình nào đi sâu vào tập trung tìm hiểu cảm hứngchính sự trong tác phẩm này

Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi trước, trong luận văn

này, chúng tôi sẽ nghiên cứu cảm hứng chính sự trong Truyền kỳ mạn lục

một cách hệ thống, toàn diện hơn Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ có sự đối sánh

với các truyện trong Tiễn đăng tân thoại mang cảm hứng chính sự để qua

đó thấy được sự cách tân của Nguyễn Dữ

Trang 7

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Tìm hiểu cảm hứng từ đời sống chính trị thể hiện ở cốt truyện,

chủ đề, tính cách và số phận nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục.

3.2 Đối sánh các phương diện này của Truyền kỳ mạn lục với Tiễn

đăng tân thoại.

3.3 Nhận thức được một số đặc điểm của truyện truyền kỳ khi thể

hiện đời sống chính trị xã hội

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các truyện thể hiện cảm hứng chính

sự trong Truyền kỳ mạn lục được in trong Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ

mạn lục do Phạm Tú Châu dịch và Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và

chỉnh lý, Nxb Văn học Hà Nội – 1999 Chúng tôi nghiên cứu cảm hứng này

trong các truyện của Truyền kỳ mạn lục trong sự đối sánh với các truyện có cảm hứng đó trong Tiễn đăng tân thoại.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp thống kê – phân loại nhằm chỉ ra một cách khách quancác truyện của Nguyễn Dữ có đề cập tới đời sống chính trị Từ đó phân cáctruyện thành các loại để thấy được các sắc thái khác nhau khi cùng thể hiệnmột cảm hứng

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này nhằm đưa ranhững nhận xét, đánh giá vừa cụ thể vừa khái quát để làm nổi rõ được cảm

hứng chính sự trong truyện của Truyền kỳ mạn lục.

Đặc biệt chú trọng phương pháp đối sánh: Chúng tôi tiến hành đốisánh cách xây dựng cốt truyện, chủ đề, tính cách và số phận nhân vật trong

Truyền kỳ mạn lục và trong Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu) để thấy rõ được

sự khác biệt

Trang 8

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có 3

chương:

Chương 1 Một số giới thuyết tạo cơ sở nghiên cứu đề tài

Chương 2 Cảm hứng chính sự với việc xây dựng cốt truyện của

Truyền kỳ mạn lục

Chương 3 Cảm hứng chính sự với việc xây dựng nhân vật của

Truyền kỳ mạn lục

Trang 9

Chương 1 MỘT SỐ GIỚI THUYẾT TẠO CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Để việc nghiên cứu có kết quả tốt, cần phải làm rõ một số nội dunglàm cơ sở

1.1 Truyện truyền kỳ

Văn học Việt Nam trung đại được cho là nền văn học trẻ tuổi so vớivăn học Trung Hoa cổ trung đại Xét về mặt không gian, hai nền văn họcgần nhau, lại có quá trình giao lưu nên ảnh hưởng của văn học Trung Quốcvới văn học Việt Nam rất lớn Ảnh hưởng có thể bằng con đường cưỡng ép,văn học theo chân của những kẻ xâm lược, bên cạnh đó còn do có cả sựtiếp thu có ý thức của người Việt chủ động tiếp thụ những giá trị văn hóacủa Trung Hoa để từ đó làm giàu cho văn hóa Việt

Truyện truyền kỳ cũng không nằm ngoài quĩ đạo đó Truyện truyền

kỳ là thể loại du nhập từ Trung Quốc Tên gọi thể loại truyền kỳ mãi đếngiai đoạn Vãn Đường mới chính thức khai sinh từ tên một tập truyện củaBùi Hình, tuy nhiên, thể loại truyền kỳ đã được xác lập từ thời Sơ Đường

và phát triển phồn thịnh chưa từng có ở giai đoạn Trung Đường Hai chữ

“truyền kỳ” bao hàm một số ý nghĩa: Một là, có ý chuộng lạ (hiếu kỳ), kểnhững việc khác thường, kế thừa truyền thống truyện chí quái từ đời NgụyTấn Hai là, truyện truyền kỳ chứa đựng nhiều thể, qua đó có thể nhận thấycác tác giả có tài viết sử, tài làm thơ, tài nghị luận Về phong cách, truyệntruyền kỳ dùng văn xuôi để kể, tả cảnh, tả người thì dùng văn biền ngẫu,khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường làm thơ Truyền kỳ chủ yếu viết vềtình yêu nam nữ và thế giới thần linh ma quỉ Truyện truyền kỳ Trung Quốc

kế thừa một số yếu tố của tiểu thuyết chí quái Lục triều nhưng đã đượcnâng lên về nhiều mặt nên có thể nói đây là sản phẩm của một thời đại mới– triều đại nhà Đường (618 – 907) Chí quái chủ yếu ghi chép, nhân vật

Trang 10

chính là thần linh ma quái, còn truyện truyền kỳ hư cấu, tưởng tượng là chủyếu và nhân vật chính là con người

Ở Việt Nam truyện truyền kỳ được hiểu khác nhau Có nhiều nhànghiên cứu xếp tất cả những tác phẩm văn xuôi có yếu tố thần linh ma quáihoặc kỳ dị vào truyện truyền kỳ, nhưng cũng có người nêu thêm tiêu chí hưcấu của nhà văn và chỉ xếp vào truyện truyền kỳ những truyện trong đó conngười là nhân vật chính chứ không phải thần linh ma quỷ

Theo Từ điển văn học (bộ mới) truyện truyền kỳ là “Một hình thức

văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian,sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng nhữngmôtíp kỳ quái hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế,nhằm gợi hứng thú cho người đọc…” [13, 1730]

Nhà nghiên cứu Trần Xuân Đề cho rằng: “Truyền có nghĩa là truyềnthuyết, đồng nghĩa với chữ chí (ghi chép); Kỳ là kỳ quái, kinh dị Truyền

kỳ là truyền bá những câu chuyện kỳ quái…” [8, 29]

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện truyền kỳ là: “thể loại tự sự

ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở thời Đường Tên gọinày đến cuối thời Đường mới có “Kì” nghĩa là không có thực, nhấn mạnhtính chất hư cấu Thoạt đầu truyện truyền kỳ mô phỏng truyện chí quái thờiLục triều, sau phát triển độc lập” [12, 286]

Theo Trần Đình Sử hai chữ “truyền kỳ” có nghĩa là chuộng lạ, trong

đó chứa đựng nhiều thể, có thể nhận thấy có tài viết sử, tài làm thơ, tài nghịluận [48, 349]

Về mặt dung lượng, truyện truyền kỳ có dung lượng nhỏ, nhân vật ít,

sự kiện tập trung, mỗi truyện thường xoay quanh một vài sự kiện chính.Truyện truyền kỳ chú trọng vào việc, lấy việc mà biểu hiện người, khuyênrăn con người

Truyện truyền kỳ có sự hỗn dung thể loại, xen vào văn xuôi là nhữngbài thơ, từ, phú, văn tế, làm cho độc giả không bị căng thẳng, làm cho câu

Trang 11

chuyện lôi cuốn người đọc hơn, qua đó tính cách, nội tâm của nhân vậtcũng được bộc lộ tự nhiên, góp phần thể hiện rõ phong cách và tư tưởngcủa nhà văn

Cuối một số truyện truyền kỳcó lời bình của tác giả, điều đó cho thấyảnh hưởng của bút pháp viết sử và sử bình vào văn học Những lời bình nàycũng đã cho thấy quan điểm của người kể chuyện đối với những diễn biếnxảy ra trong truyện, đồng thời khuyên răn người đọc

Hầu hết cốt truyện truyền kỳ sẵn có nhưng phần lớn các truyện truyền

kỳ đặc biệt là Truyền kỳ mạn lục không đơn thuần là sưu tầm mà nó là tập

truyện phóng tác nên phần hư cấu, sáng tạo trong đó rất đáng kể Truyệntruyền kỳ không yêu cầu phải kể hết cuộc đời nhân vật Nhiều truyện chỉ làmột giấc mơ, một cuộc kỳ ngộ, một cuộc trò chuyện Môtip đối thoại, biệnbác được sử dụng khá nhiều Về mặt này, truyện truyền kỳ gần với truyệnngắn hiện đại

Yếu tố kỳ ảo đóng vai trò quan trọng trong truyện truyền kỳ Các tácgiả đã đưa vào trong truyện truyền kỳ nhiều yếu tố hoang đường, kỳ ảo.Độc giả như được cùng với nhân vật phiêu du đến cõi tiên, thủy cung, âmphủ… Con người có thể quay về với quá khứ, lại trở về với thực tại, thậmchí còn biết cả tương lai Trong truyện truyền kỳ, con người được tiếp xúcvới những nhân vật mà từ trước tới nay ta thấy cao sang và xa vời vốn chỉ

có trong trí tưởng tượng như Nam Tào, Bắc Đẩu, thần, tiên, tinh của cácloài động vật, thực vật hiện hữu thành người, các loài ma quỷ, tướng DạXoa… Những điều người đọc được tiếp xúc trong truyện truyền kỳ vừalinh thiêng nhưng cũng có những điều rất gần gũi, giản dị đó là cuộc sốngsinh hoạt hàng ngày của con người với đầy đủ những cung bậc; có sự ghenghét, đố kỵ, lọc lừa lẫn nhau, có cả những cuộc ái ân đam mê trong sắcdục… Nhờ có yếu tố hoang đường, kỳ ảo tác phẩm không chỉ lôi cuốnngười đọc bởi tính giải trí mà còn giúp độc giả có được cái nhìn sâu sắc và

am hiểu hơn về cuộc sống

Trang 12

Truyền kỳ mạn lục đã có sự kế thừa nhiều truyện dân gian và tiếp thụ

từ nhiều nguồn khác như Tiễn đăng tân thoại, những sự kiện mắt thấy tai

Dữ hay Nguyễn Dư, Nguyễn Dụ hay Nguyễn Dự? Mới đây đã tìm được

bản Truyền kỳ mạn lục in năm 1712 Bản này in bài tựa của Hà Thiện Hán

viết năm 1547 Các ý kiến hiện nay về thân thế của Nguyễn Dữ chủ yếudựa vào ghi chép của các tác giả xưa như Hà Thiện Hán, Lê Quý Đôn, VũKhâm Lân, Vũ Phương Đề, Phan Huy Chú…

Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (Hải Dương),nay là thôn Đỗ Lâm, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.Năm sinh và năm mất của ông đến nay vẫn chưa rõ

Nguyễn Dữ là con trưởng vị Tiến sĩ triều trước – Nguyễn TườngPhiếu Cha ông là Tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức, làm quanđến Thượng thư Bộ Hộ Từ nhỏ Nguyễn Dữ vốn ham học hỏi, học rộngnhớ nhiều, học vấn hơn người Nguyễn Dữ đỗ Hương tiến, thi Hội trúngTam trường, từng được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền, nay là huyện BìnhXuyên tỉnh Vĩnh Phúc Ông làm quan mới được một năm thì từ chức, lấy

cớ xa xôi, xin được về phụng dưỡng mẹ già; sau vì ngụy Mạc thoán đoạtông thề không ra làm quan nữa, từ đó “trải mấy mươi sương, chân không

bước đến thị thành” Còn theo Vũ Khâm Lân người biên soạn Bạch Vân

am cư sĩ phả ký và Ân Quang hầu, người biên tập thơ văn chữ Hán của

Nguyễn Bỉnh Khiêm thì Nguyễn Dữ không ra làm quan, ẩn cư ở núi rừngThanh Hóa

Theo Phan Huy Chú, Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

“Bấy giờ học trò ông (Nguyễn Bỉnh Khiêm) thành đạt rất nhiều, chỉ có

Trang 13

Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Trương Thì Cừ là cótiếng nhất…” [14, 124]

Bùi Văn Nguyên có viết: “Nguyễn Dữ là một trong những người họctrò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông sống vào khoảng các triều vua UyMục, Tương Dực, Chiêu Tông, Cung Hoàng, tức là thời kỳ suy đồi của nhà

Lê Chịu ảnh hưởng của thầy học, ông chán ghét đời sống quan trường điênđảo, bỏ đi ở ẩn và ca tụng cảnh nhàn tản…” [37, 247]

Các tác giả Hà Thiện Hán, Lê Quý Đôn không đề cập đến việcNguyễn Dữ có quan hệ mật thiết hay là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.Học giả Đài Loan Trần Ích Nguyên trích lại ý kiến của Trần Khánh

Hạo trong lời thuyết minh về việc xuất bản tập Truyền kỳ mạn lục trong

Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san ở Đài Loan, cho rằng “Nguyễn Dữ

không phải là học trò mà là người đồng niên, thậm chí thuộc thế hệ trướcNguyễn Bỉnh Khiêm” [14, 127]

Trần Thị Băng Thanh cho rằng: “Giữa Nguyễn Dữ và Nguyễn BỉnhKhiêm tin chắc có những ảnh hưởng qua lại về tư tưởng, học thuật…nhưng e rằng Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêmnhư Vũ Phương Đề đã ghi” [4, 201]

Tác giả Bùi Duy Tân dựa trên các cứ liệu hiện còn cho rằng: “Nguyễn

Dữ thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng dùi mài kinh sử, ôm ấp lý tưởng hànhđạo, đã đi thi và có thể đã xuất sĩ Về sau, có lẽ vì “đại thế bất an”, vì bấtmãn với kẻ đương quyền, hơn là vì phải “nuôi mẹ già cho tròn đạo hiếu”,Nguyễn Dữ lui về ẩn dật” [59, 366]

Dầu cho các tác giả đang có những ý kiến chưa thống nhất về thân thếcủa Nguyễn Dữ nhưng có một điều chắc chắn là ông sống vào thế kỷ XVI,thời kỳ mà chế độ phong kiến đang trên đà mục ruỗng, mọi chuẩn mực, trật

tự đều bị đảo lộn, cuộc sống của người dân phải chịu biết bao cơ cực, tủinhục khi ở dưới sự trị vì của những tên “vua quỷ”, “vua lợn”…

Trang 14

Nguyễn Dữ mặc dù đã rời xa chốn quan trường hiểm ác, xấu xa để

“lánh đục về trong” nhưng không vì thế mà “mũ ni che tai” không đểtâm đến thời cuộc, ngược lại ông luôn dõi theo từng diễn tiến của lịch

sử Ông đã bộc bạch nỗi niềm, ước vọng của mình vào trong kiệt tác

Truyền kỳ mạn lục.

1.2.2 Truyền kỳ mạn lục

Truyền kỳ mạn lục ra đời lúc nào cũng chưa rõ, còn nhiều mơ hồ như

chính cuộc đời tác giả của nó Bùi Duy Tân cho rằng: “Theo Ôn Đình hầu

Vũ Khâm Lân, người biên soạn Bạch Vân am cư sĩ phả ký và Ân Quang

hầu, người biên tập thơ văn chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì Nguyễn

Dữ không ra làm quan, ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa và làm ra sách Truyền

kỳ mạn lục” [59, 365] “Nguyễn Dữ lui về ẩn dật, viết Truyền kỳ mạn lục để

ký thác tâm sự, thể hiện hoài bão của mình” [59, 366]

Trong công trình Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng

tác Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Phạm Hùng cho rằng: “Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục cũng có một thiên tiểu truyện về ông (…) Sau vì ngụy

Mạc thoán đoạt, thề không đi làm quan nữa, ở làng dạy học, không đặt

chân đến chốn thị thành, viết Truyền kỳ mạn lục 4 quyển, văn từ thanh lệ,

người đương thời rất khen (…) Trần văn Giáp viết (…) làm tri huyệnThanh Toàn rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ Trong khi nghỉ, ông soạn ra bộ

Truyền kỳ mạn lục” [17, 124 - 125].

Truyền kỳ mạn lục được viết ra dưới nhiều sự tác động của xã hội

nhiễu loạn, cuộc sống nhân dân luôn đắm chìm trong cảnh lầm than, cựckhổ chịu sự thống trị của những nhà vua mất nhân tính – “vua quỷ, vualợn” Vì thế, qua những câu chuyện được kể trong tác phẩm mình, ông đãbộc lộ tâm trạng không bằng lòng với cuộc sống đương thời đồng thời phảnánh được cái thối nát, đen tối của xã hội thế kỷ XVI Toàn bộ tác phẩm nhưmột bức tranh thu nhỏ về xã hội thời bấy giờ

Trang 15

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Dữ sáng tác Truyền kỳ mạn

lục sau khi đã cáo quan Khi xã hội suy tàn không gì có thể cứu vãn, đa số

nhà Nho, trong đó có Nguyễn Dữ đã rời xa chính trường nơi mà mọi giá trị

đã lộn sòng để giữ mình trong sạch Ông đã gửi gắm trong tác phẩm nhữngtinh túy ấp ủ để tạo nên áng “thiên cổ kỳ bút” cho muôn đời

Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm gồm 20 truyện, trong đó một số

truyện xen lẫn một ít văn biền ngẫu và thơ ca Ở cuối mỗi truyện đều có

lời bình của tác giả (trừ truyện thứ 19 – Cuộc nói chuyện thơ ở Kim

Hoa) Lời bình chủ yếu bàn về nội dung ý nghĩa của truyện chứ không

bàn đến nghệ thuật văn chương

Quan điểm chính thống của các nhà Nho thời phong kiến vốn xemthường truyện truyền kỳ Nguyễn Dữ lồng vào truyện những yếu tố siêunhiên, thần linh, ma quái nhằm mục đích phục vụ cho nội dung tưtưởng của tác phẩm Nguyễn Dữ đã mượn truyện quái dị để nói việc

thực hiện hữu Vì vậy, Truyền kỳ mạn lục phản ánh sâu sắc tình hình

thế cuộc

Truyền kỳ mạn lục đã khác xa truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng

đến tính cách và cuộc sống riêng tư của con người, đồng thời cũng khác

truyện cổ dân gian ít đi sâu vào nội tâm nhân vật Truyền kỳ mạn lục đã

kết hợp tự nhiên giữa tự sự và trữ tình, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn

ngữ tác giả; lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ Truyền kỳ mạn lục

không chỉ là kiệt tác của truyện truyền kỳ mà còn là kiệt tác của vănhọc trung đại Việt Nam

1.3 Văn chương nhà Nho thế kỷ XVI với đời sống chính trị quốc gia

Trí thức Việt Nam trước đây chủ yếu theo học đạo Nho, với thế giớiquan phong kiến Văn chương của nhà Nho có chức năng xã hội cao cả.Khi chế độ phong kiến mục nát không còn cách gì cứu vãn được nữa, cácnhà nho một mặt lo lắng cho tương lai của đất nước, phê phán, đả kích bọn

Trang 16

tham quan ô lại Họ bất lực với chính sự đen tối, lui về ẩn cư nơi rừng sâu núithẳm Nhà Nho có nhiều cách riêng để bày tỏ trách nhiệm và tình cảm củamình đối với quốc gia.

Từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII chế độ phong kiến nước tadần dần đi đến chỗ suy yếu và suy thoái Xã hội phong kiến bước vào cáccuộc khủng hoảng chính trị liên miên, các đời vua thay đổi chóng vánhkhiến tình hình luôn đảo lộn Sau cái chết của vua Lê Thánh Tông, ý thức

hệ Nho giáo ở Việt Nam lung lay, không còn là chỗ dựa tinh thần vữngchắc, tâm lý hoang mang bắt đầu xuất hiện trong bộ phận các nhà nho.Thời

kỳ này, kỷ cương đất nước bị đảo tung, đại diện là tầng lớp thống trị nhà Lêngày càng xa hoa đồi trụy, chỉ biết hưởng thụ cuộc sống, xâu xé lẫn nhau,luôn xuất hiện sự tranh giành, thoán đoạt trong nội bộ hoàng tộc, giữahoàng tộc với ngoại thích và triều thần, giữa triều thần với nhau…Nhữngtên “vua quỷ” – Lê Uy Mục là một tên vua chỉ ngày đêm rượu chè, cờ bạc,đàn hát, thích chém giết, cuối cùng bị bắt uống thuốc độc tự tử “Vua lợn”– Lê Tương Dực kế tiếp Uy Mục, lại còn xa xỉ và dâm dục gấp bội, saucũng bị giết Chỉ trong 23 năm (1504 – 1527) có tới sáu đời vua, có ngườiđược lập làm vua khi tám tuổi và ở ngôi vua được ba ngày Mạc ĐăngDung thâu tóm được quyền lực về tay mình một cách dễ dàng Mạc ĐăngDung là người đã thiết lập lại trật tự xã hội bởi ông đã trấn áp các cuộc bạoloạn, dẹp yên các thế lực cát cứ, nắm lấy toàn quyền, thu đất nước về mộtmối Nhưng dần về sau, ngay trong bản thân của chế độ quân chủ quan liêu

đã bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt Chính trường đã cho thấy sự bất ổn lênđến cực đỉnh Các tập đoàn phong kiến mâu thuẫn gay gắt rồi phát triển đếnquy mô lớn những cuộc nội chiến Lê – Mạc, nhất là cuộc phân tranh Trịnh– Nguyễn kéo dài hàng trăm năm Tình trạng cát cứ, nội chiến liên miên,đất nước lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt Giai cấp phongkiến lúc này đã đi ngược với quyền lợi của nhân dân, không còn đại diệncho dân tộc Cay đắng hơn, người dân phải sống trong cảnh đất nước bị

Trang 17

chia cắt, rơi vào những cuộc chém giết đau thương và thảm khốc, lầm thancực khổ, nền kinh tế kiệt quệ, đạo đức băng hoại không cách nào cứu vãnnổi, cộng thêm thiên tai: hạn hán, lụt lội liên tiếp xẩy ra, dịch bệnh cũnglàm cho đời sống hết sức điêu đứng Các cuộc nội chiến làm hao tiền tốncủa khiến giai cấp thống trị ra sức bóc lột nhân dân bằng sưu cao, thuếnặng Dưới ách áp bức của chế độ phong kiến, sống trong cảnh chiếntranh loạn lạc, mất múa đói kém, trước sự điên đảo của cương thường…đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, dẫn đến liên tiếp xẩy ra nhiều cuộckhởi nghĩa trong thời kỳ này Nhưng Nho giáo đã dần mất vai trò tíchcực trong việc tổ chức xã hội và định hướng tư tưởng con người, giáodục thi cử ngày càng sút kém, dần “theo lối phù hoa chắp nhặt…, tập tục

kẻ sĩ ngày một kém” [21, 361] Phép thi cử không nghiêm túc, tệ gianlậu được dịp nổi lên về sau còn có lệ nộp tiền thông kinh, ở chốn trường

ốc, khiến số đông nho sĩ thoái hóa “Tập tục sĩ phu thối nát…tệ hại…

không sao kể xiết” (Kiến văn tiểu lục – Lê Quý Đôn) Trong bối cảnh đó,

tầng lớp trí thức có sự phân hóa rõ rệt: có người xuất thân khoa cử nhàMạc hoặc bất hợp tác như Nguyễn Bỉnh Khiêm hoặc chạy sang hàng ngũđối địch như Phùng Khắc Khoan… Thuyết chính danh của Nho giáo bị

vi phạm nghiêm trọng Mạc Đăng Dung tiếm ngôi vua Lê, chúa Trịnhchuyên quyền lấn át ngôi vua, triều thần lũng đoạn, anh em của vua chúabức hại lẫn nhau Cả một xã hội nháo nhào lộn xộn, đúng như lời nhànho Phạm Công Thế trả lời chúa Trịnh: “Bấy lâu nay danh phận không

rõ biết lấy gì để phân thuận nghịch”

Khi một hệ tư tưởng bị suy thoái, những người theo ý thức hệ đóbao giờ cũng nảy sinh tư tưởng hoài nghi thậm chí hoang mang mấtphương hướng Khi không còn tin vào ý thức hệ Nho giáo, các tríthức phong kiến lúc bấy giờ bắt đầu đi tìm niềm tin ở tư tưởng phinho như: Phật giáo, Đạo giáo và đặc biệt tư tưởng trong quan niệmdân gian

Trang 18

Do bối cảnh xã hội phức tạp nên các xu hướng thời này cũng phức tạp.Nhiều nhà nho không tìm thấy chỗ dựa tinh thần trong giai cấp thống trịcầm quyền, trong ý thức hệ Nho giáo nên đã tìm đến con đường ẩn dật,nhàn tản, mong giữ được tấm lòng trong sạch Thời này có những tác giảtiêu biểu như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Nguyễn Hàng, Đào Duy

Từ và Phùng Khắc Khoan

Nguyễn Hàng đỗ Hương Cống khoảng niên hiệu Hồng Thuận đời vua

Lê Tương Dực Lúc họ Mạc chiếm ngôi vua Lê, ông bỏ thi Hội, sống trọnđời trong cảnh rừng sâu núi thẳm với tư tưởng thoát ly đậm màu sắc Đạogiáo Khác với những kẻ sĩ xuất rồi lại xử hoặc xử rồi lại xuất, NguyễnHàng sống trọn đời trung thành với tư tưởng làm một nhà nho ẩn dật, chưa

có lấy một ngày ra làm quan cho triều đại hoặc một tập đoàn phong kiếnnào Là người học hành đỗ đạt, Nguyễn Hàng cũng ấp ủ hoài bão lớn lao,

ra hành đạo giúp đời, phụng sự triều đại chính thống Sinh ra không gặpthời nên ông phải chọn con đường ẩn dật để giữ tròn khí tiết của nhà nhochân chính trong thời loạn Nguyễn Hàng sáng tác văn chương để “thể hiệnniềm tự hào của kẻ sĩ ẩn dật trong cảnh an bần lạc đạo, là niềm mến yêu thathiết thiên nhiên, đất nước hùng vĩ, tươi đẹp, là nghệ thuật sử dụng khảnăng to lớn của ngôn ngữ dân tộc để miêu tả đất nước Việt, con ngườiViệt” [21, 528]

Ngoài Nguyễn Hàng còn phải kể đến Ngô Thì Ức, Phùng KhắcKhoan, Đào Duy Từ Ngô Thì Ức đỗ Hương Cống Ông không chỉ để chíhướng vào con đường khoa hoạn mà còn thích sống nhàn tản với tư tưởngphóng khoáng Ngô Thì Ức để lại trong gia tài của mình phần nhiều là thơ

tả cảnh, qua đó thấy được phong thái ung dung của người yêu mến, gắn bóvới thiên nhiên, luôn muốn tránh xa chính trường bon chen danh lợi.PhùngKhắc Khoan và Đào Duy Từ là những nho sĩ hành đạo tích cực nhập thếnhưng rồi trước sau đều đã có lúc trở thành một ẩn sĩ Trong những thángngày ẩn chí đợi thời cũng như những ngày bị đi đày ở Thành Nam, đã có

Trang 19

lúc Phùng Khắc Khoan say sưa với cỏ cây, muông thú, có tâm trạng như

người ẩn sĩ trong Lâm tuyền vãn Đào Duy Từ cũng đã có lúc phải nương

mình ở chốn rừng sâu núi thẳm Sau đó, ông đã có đất để thi thố tài năng ở

Đằng Trong Tác phẩm Ngọa Long cương vãn phản ánh tâm trạng của tác

giả trong những tháng ngày ẩn dật

Thời kỳ này trong bộ phận văn chương nhà nho không thể khôngnhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên trong thời

kỳ chế độ phong kiến suy thoái không thể cứu vãn, đất nước rơi vào cảnhloạn lạc dai dẳng, cuộc sống của con người bị xáo trộn khôn lường trong

xã hội vốn đã ẩn chứa nhiều mâu thuẫn Nên dù học giỏi ông không raứng thí, sống cuộc đời của một ẩn sĩ Sau nhiều năm quy ẩn, NguyễnBỉnh Khiêm quyết định nhập thế Thi đỗ Trạng nguyên và ra làm quandưới triều nhà Mạc mong có thể “xoay lại càn khôn”, con đường thăngquan tiến chức rộng thênh thang, những tưởng ông sẽ gắn bó cuộc đờimình ở chốn quan trường để thực hiện lý tưởng của nhà nho hành đạogiúp đời Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ xin xử chém mười tám lộng thầnkhông được vua chấp nhận Ông nhận ra mối họa tiềm tàng đối với quốcgia dân tộc nằm ngay trong chính triều đình, chính sự đã trở nên đổ nát,

hủ bại Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê vui thú với điền viên, dựng

am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ

Từ thế kỷ XVI văn học đã viết về các cuộc nội chiến giữa những tậpđoàn phong kiến, khắc đậm sự phi lí của chiến tranh với những cảnh chếtchóc tang thương, cuộc sống hỗn loạn Phùng Khắc Khoan viết về cảnhkhói lửa liên miên, bùi ngùi đau xót cho nhân dân trong cảnh:

Can qua đầy rẫy, dân khổ vì lưu lạc, li tán,

Làm cho đám anh hùng phải lo nghĩ nhiều.

Gió mưa tăm tối, kể đã mấy năm rồi,

Non sông tan nát, đã bao lần nguyệt đổi sao dời…

(Thơ chữ Hán: Thương loạn)

Trang 20

Nhiều truyện trong Truyền kỳ mạn lục phản ánh số phận, cảnh ngộ của nhân dân ở buổi loạn lạc Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, chỉ

với vài nét phác họa, thảm cảnh chiến tranh đã hiện lên rõ mồn một: “Bấy giờbinh lửa rối ren, đường sá hiểm trở, phải lận đận hàng tuần mới vào đến NghệAn” Tương tự Nguyễn Dữ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đứng về phía nhân dânlao động để bộc lộ thái độ phản đối nội chiến:

Lạc lạc can qua mãn mục tiền,

Nhân dân bôn thoán dục cầu tuyền.

Điên liên huề bão ta vô địa,

Ái hộ căng linh bản hữu thiên.

(Giáo và mộc tua tủa bày ra trước mắt,

Nhân dân trốn chạy muốn tìm nơi an toàn

Khốn đốn dắt dìu nhau, thở than không có đất

Thương xót che chở cho, may thay còn có trời)

(Thơ chữ Hán: Cảm hứng, bài 4)

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vạch ra thủ phạm của thảm cảnh “chỗ nào

cũng máu chảy thành sông, xương chất như núi” (Ngụ ý) là kết quả của

việc tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn phong kiến.Trong thơ NguyễnBỉnh Khiêm ta thấy thực tế được chứng kiến cũng như trải nghiệm làm tâmhồn nhà thơ xao động nhiều nhất chính là cảnh loạn lạc, chia ly, chiến tranhtàn phá khiến đâu đâu cũng thấy hoang tàn đổ nát:

Cư ốc chiết vi tân,

Canh ngưu đồ nhi thực.

Nhương đoạt phi kỷ hóa,

Hiếp dụ phi kỷ sắc.

Kiến hãm trọng đồ thán,

Sở quá sinh kinh cức.

Tiều tụy tư vi thậm

(Nhà ở đem bẻ làm củi,

Trang 21

Trâu cày đem mổ thịt ăn.

Cướp của người,

Hiếp đáp và dụ dỗ vợ người

Chỉ trông thấy cảnh lầm than,

Nơi nào qua là gai bụi

Tiều tụy đến thế là cùng)

(Thương loạn)

Trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có những cách thể hiện khá

độc đáo Tác giả mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, dùng chuyện cõitrời, cõi âm, thủy cung để thể hiện chuyện trần thế, dùng chuyện thần linh

ma quái để nói con người Với ưu thế của văn xuôi, Nguyễn Dữ đã xâydựng thành công bức tranh vẹn toàn về hiện thực xã hội đương thời.Nguyễn Dữ cũng bày tỏ thái độ của mình trước thực trạng thối nát, đả kíchtầng lớp thống trị từ vua quan đến bọn cường hào ác bá

Mọi nhà nho đều mơ ước xã hội lý tưởng “vua Nghiêu Thuấn, dânNghiêu Thuấn” Tuy nhiên, mô hình xã hội Nghiêu Thuấn chỉ là khôngtưởng là sản phẩm của trí tưởng tượng Nhiều người chán nản với thực tế,cáo quan về ở ẩn Lý do khiến nhà nho tìm đến đời sống ẩn dật là nướcloạn, hay bị ngoại xâm, triều đại đang cầm quyền bị coi là không chínhthống và đôi khi vì những lý do cá nhân

Ẩn dật, bất mãn với hiện thực là cách hành xử tất yếu của nhiềunhà Nho khi mà chế độ phong kiến đang đứng trên bờ vực của sự sụpđổ: chính trị đình đốn và rối loạn, cơ sở ý thức hệ Nho giáo suy đồi,mất địa vị độc tôn Nhà nho ẩn dật thời nào cũng có, ngay cả thời thịnhtrị như thời Nghiêu Thuấn nhưng đến những thế kỷ này nhà nho ẩn dậttrở thành một khuynh hướng xã hội thực sự Có người chọn con đường

ở ẩn sau một thời gian dài làm quan như Nguyễn Bỉnh Khiêm, có người

đỗ đạt rồi đi ở ẩn ngay sau khi đỗ đạt hoặc sau một thời gian làm quanngắn ngủi như Nguyễn Dữ Các nhà nho ẩn dật đã tự xác định cho mình

Trang 22

chỗ đứng bên lề cuộc đời không bị công danh lợi lộc luôn bủa vây lôikéo để có con mắt sáng suốt và tấm lòng thanh thản mà nhìn nhận vàphán xét cuộc đời

Sáng tác văn chương của họ đều phản ánh tư tưởng, tình cảm của tầnglớp trí thức tiến bộ phải sống trong cảnh nhiễu nhương của chế độ phongkiến Họ phê phán những tệ lậu của xã hội phong kiến, phản đối chiến tranhphi nghĩa đồng thời tố cáo sự tham tàn, bạo ngược, đồi trụy của vua quan,nho sĩ Họ dùng văn chương để truyền thụ đạo lý, giáo huấn người đời, cảithiện nhân tâm thế đạo trước sự suy vi của đạo đức, bởi theo nhà Nho, sựthối nát của xã hội bắt nguồn từ sự suy đồi của đạo lý, của nhân phẩm Mặc

dù, lên án gay gắt nhưng trước sau họ vẫn là những người theo ý thức hệNho giáo Sự phê phán không nhằm để phủ định chế độ phong kiến

Thời kỳ chế độ phong kiến bước vào con đường suy thoái thì vănchương của các nhà nho cũng có sự phân hóa mạnh mẽ, phức tạp như tìnhhình chính trị xã hội đương thời Bộ phận được chú ý nhất là những sángtác của các nhà nho đã phản ánh trung thực tình hình của chế độ phongkiến

Tùy theo tình hình lịch sử xã hội mà xuất hiện những loại hình nhànho khác nhau Giai đoạn thịnh trị nhà nho hành đạo chiếm ưu thế, sanggiai đoạn phong kiến suy thoái nhà nho ẩn dật nhiều đóng góp hơn do bấtmãn với thời cuộc Giai đoạn phong kiến mạt vận ngoài cả hai loại hìnhnhà nho trên có thêm loại hình nhà nho tài tử Thời kỳ này những mâuthuẫn tiềm tàng trước đây giờ có dịp bùng lên dữ dội với những căng thẳngđược đẩy lên đến gay gắt; chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, bế tắctrầm trọng, rơi vào vòng luẩn quẩn không tìm thấy lối thoát Đến lúc này,đất nước cũng chỉ như cái thùng rỗng không còn gì để hưởng đặc quyềnđặc lợi Các tập đoàn phong kiến xâu xé, tranh giành quyền lực, giai cấpphong kiến lúc này đã ở vào tình trạng tổng khủng hoảng toàn diện, phảnđộng, cản trở bước tiến của dân tộc Trong hoàn cảnh như vậy nhân dân là

Trang 23

tầng lớp chịu nhiều khổ sở, áp bức bóc lột mà càng bị áp bức lại càng phảiđấu tranh nên họ đã quyết vùng lên Do vậy, có nhiều cuộc khởi nghĩa nôngdân đã diễn ra rầm rộ, liên tục, rộng khắp Mặc dù triều đình đã dùng nhiềucách để trấn áp nhưng các phong trào không vì thế mà lắng xuống, ngượclại càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Thời kỳ mục nát của chế độ phong kiến đã nảy sinh mâu thuẫn gay gắtgiữa nông dân và giai cấp thống trị Giai cấp phong kiến lúc này đã không

vì lợi ích của nhân dân Các nhà nho đến lúc này đã sử dụng ngòi bút củamình như một thứ vũ khí sắc sảo

1.4 Khái niệm cảm hứng chính sự

Theo Từ điển tiếng Việt của giáo sư Hoàng Phê, cảm hứng là “Trạng

thái tâm lí đặc biệt khi sức chú ý được tập trung cao độ, kết hợp với cảmxúc mãnh liệt, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt động có hiệuquả” cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Dữ [39, 103]

Biêlinxki người Nga thế kỷ XIX gọi cảm hứng là sự say mê với tưtưởng

Cảm hứng chính sự thường thấy trong văn chương nhà Nho vì họ quanniệm văn chương phải trực tiếp phục vụ đời sống Tùy thuộc vào mỗi thời

kỳ mà cảm hứng chính sự bộc lộ theo những cách thức và sắc thái khácnhau Thời chế độ phong kiến thịnh trị, các nhà Nho thể hiện cảm hứng đóbằng việc ca ngợi triều đình phong kiến hết lòng lo cho xã tắc Khi xã hộirơi vào tình cảnh loạn lạc, các nhà Nho đã thể hiện cảm hứng này bằng việcphê phán vua quan hủ bại Các nhà nho có lương tri là những người dùngngòi bút của mình góp sức tham gia vào công cuộc chiến đấu chống lại sựmục nát của triều đình Nhiều khi họ vừa chống quân xâm lược lại vừa phảichống lại cả triều đình thối nát

Cảm hứng chính sự trong các tác phẩm đã đem đến cho người đọcmột cái nhìn trung thực hơn về thực trạng của đất nước bằng những hình

Trang 24

tượng nghệ thuật sinh động chứ không phải dưới con mắt của một ngườilàm sử

Cảm hứng chính sự là một bộ phận của cảm hứng thế sự, một nộidung quan trọng trong sáng tác của nhiều nhà nho thời trung đại Đặc biệttrong giai đoạn từ thế kỷ XVI – XVIII, xã hội có nhiều biến động, đó là khicác tác giả thể hiện tâm sự và nhận thức của mình về cuộc sống của con

người Với Truyền kỳ mạn lục và tác phẩm tự sự nói chung, cảm hứng

chính sự được thể hiện qua việc tác giả tái hiện bức tranh đời sống

Trang 25

Chương 2 CẢM HỨNG CHÍNH SỰ VỚI VIỆC XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN

CỦA TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

2.1 Khái niệm cốt truyện

Cốt truyện như cái khung của một tác phẩm, không có nó tác phẩm

không thể đến tay người đọc một cách hệ thống Trong 150 thuật ngữ văn

học, Lại Nguyên Ân cho rằng thuật ngữ cốt truyện được áp dụng lần đầu

tiên vào thế kỷ XVII với các nhà văn cổ điển chủ nghĩa P Corneille và N.Boileau

“Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến củacuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó cáctính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại củachúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [10, 137]

Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu

tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quantrọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự

sự và kịch” [12, 88] “Cốt truyện như là toàn bộ các biến cố, sự kiệnđược nhà văn kể ra, là cái mà người đọc có thể đem kể lại” [12, 90].Cốt truyện là phương tiện để nhà văn phản ánh chân thực các xung đột

xã hội

Cốt truyện cũng hình thành nên bởi các thành phần: mở đầu (thắtnút), phát triển, cao trào và kết thúc (mở nút) Nhưng không phải cốttruyện nào cũng nhất thiết phải có đủ tất cả các thành phần, cho nên,cần tránh sự máy móc khi phân tích các thành phần mà điều nên làm là

đi sâu vào nội dung cụ thể của tác phẩm, tìm hiểu biến cố với số phậncủa nhân vật Có làm được như vậy, mới hiểu sâu sắc những gì tác giảgửi gắm vào trong đó

Trang 26

2.2 Thống kê, phân loại những truyện có cốt truyện liên quan đến chính sự

2.2.1 Thống kê

Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm gồm 20 truyện trong đó 16 truyện có

cốt truyện liên quan đến chính sự, chiếm 80% Có những truyện tác giả xâydựng cốt truyện để thể hiện hình tượng trung tâm là người nho sĩ hành đạohay ẩn dật Họ bày tỏ thái độ với chính sự theo những cách thức riêng; cóthể là trực tiếp tranh biện về chính sự hoặc là bày tỏ thái độ bất hợp tác vớigiai cấp thống trị đương thời Cảm hứng chính sự hiện lên trong nhữngtruyện đó dễ nhận thấy nhưng bên cạnh đó cũng còn một dạng cốt truyệnkhác được tác giả viết về những tác động, những va đập của đời sống xuấtphát từ chính sự rối ren trong chính trường đưa lại Nguyễn Dữ sống trongthời loạn, chứng kiến bao cảnh ngang trái trong cuộc sống cũng như trongchính trường nên rời xa chốn quan trường đầy cạm bẫy và lắm nhơ nhớp,rời xa chốn thị thành lắm thị phi Chính vì thế, tâm tư Nguyễn Dữ chấtchứa bao nhiêu điều phẫn nộ và uất ức, do vậy, phần lớn các truyện đượcviết ra trong tác phẩm này đều mang hơi thở của cuộc sống chính trị

Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, nhân vật chính là một

phụ nữ nhưng không phải vì thế mà truyện không mang cảm hứng chính

sự Số phận và cuộc đời của Nhị Khanh được tác giả thể hiện một cách chitiết Nhị Khanh và Phùng Trọng Quỳ trở thành vợ chồng là do thân tình củahai người cha làm quan Cha Nhị Khanh là Từ Đạt, mặc dầu làm quannhưng gia cảnh không khá giả, luôn giữ lễ nghĩa, phép tắc Cha của TrọngQuỳ là Phùng Lập Ngôn tính tình dễ dãi, gia tư giàu có Lớn lên trong hoàncảnh sung túc nên dù đã cưới vợ Trọng Quỳ vẫn không tu chí, bản tính hamchơi càng quá độ Đất nước gặp nạn giặc giã hoành hành, triều đình muốntìm một người có đủ năng lực để ra ứng phó Phùng Lập Ngôn vốn tính tìnhngay thẳng khiến các đại thần trong triều thấy gai mắt Họ đã dàn kế đẩyông đi xa Đây chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời nàng Nhị Khanh

Trang 27

Trọng Quỳ đi theo bố, gia cảnh ly tán Một thời gian sau cha mẹ Nhị Khanhcũng lần lượt qua đời Chỉ còn một thân một mình, nàng đến ở với bà côLưu thị Bà cô này muốn gả nàng cho tướng quân họ Bạch Không muốnphải thất tiết, Nhị Khanh nhờ bõ già lặn lội vào Nghệ An lần tìm tin tứcchồng Phùng Lập Ngôn đã qua đời, gia cảnh quẫn bách Tìm được TrọngQuỳ, vợ chồng đoàn tụ, bù đắp lại những ngày xa cách Nhưng hạnh phúcyên ấm chưa được bao lâu thì Trọng Quỳ lại dở thói đổ đốn Trọng Quỳtheo tên lái buôn Đỗ Tam đánh bạc, mê muội đến mức gán vợ vì thua bạc.Không thể cứu vãn nỗi, Nhị Khanh đã thắt cổ tự tử để bảo toàn danh tiết.

Số phận của người phụ nữ trong chiến tranh cũng mong manh chẳng khácnào những binh sĩ ngoài chiến trận, họ có thể bị cướp mất hạnh phúc bất kỳlúc nào Trọng Quỳ như vậy là do quãng thời gian ly tán khiến y nhụt trí,

bệ rạc lại cộng thêm không có người ở bên động viên, khuyên bảo Về sau,oan hồn của Nhị Khanh về gặp Trọng Quỳ, căn dặn chàng nuôi dạy con cáinên người, chờ ngày Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa thì đi theo Là một phụ nữ,lại không còn trên cõi đời nhưng Nhị Khanh vẫn lo lắng cho sự an nguycủa quốc gia, bởi hiểu rõ tai hại do chiến tranh giặc giã gây ra

Truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa kể về một người con gái tên

là Ngô Chi Lan có tài văn thơ được hoàng đế Lê Thánh Tông trọng dụng.Thế nhưng tài hoa bạc mệnh, mới hơn 40 tuổi nàng đã qua đời Nàng đượctáng ở cánh bãi Tây Nguyên Chàng học trò Mao Tử Biên trên đường vềnhà đi qua Kim Hoa, gặp lúc mưa gió bèn xin trú nhờ gian nhà tranh.Xung quanh cây cối rậm rạp Chủ nhân chính là u hồn của vợ chồng nàngNgô Chi Lan Đêm đến, có một ông già xuất hiện cùng đàm đạo văn thơ vàhết lời khen ngợi tài văn thơ của nữ chủ nhân nhất là qua bốn bài từ Vịkhách già ái ngại cho nữ chủ nhân khi phải chịu không ít điều tiếng gièmpha, khinh bạc của người đời Phu nhân không sao kìm được nước mắt khinhớ lại những oan ức Tuy buồn nhưng họ cũng được an ủi khi thấy có mộtthế hệ cótài văn chương trong đó có Nguyễn Trãi Mọi người kỳ vọng về

Trang 28

đất nước khi có những con người toàn tài lại có tâm ra sức giúp đỡ, gánhvác Tử Biên đứng nghe lén hồi lâu và bị vị khách già phát hiện Ông ta chochàng một quyển sách Sáng hôm sau tỉnh dậy Tử Biên giật mình khi thấymình nằm giữa hai ngôi mộ, vội mở sách ra xem trong đó chỉ đề có bốn

chữ Lã Đường thi tập Lúc này chàng mới biết vị khách đêm qua chính là

Sái Thuận, một nhà thơ lớn Tập thơ của ông sau này được người đời biếtđến nhờ chàng học trò Mao Tử Biên không tiếc công sức đi khắp nơi đểcóp nhặt, sưu tầm Tử Biên là người thông hiểu chữ nghĩa, biết trân trọngnhững giá trị cao quý mà tiền nhân để lại nên chàng sẽ là một nho sĩ giúpđời

Tác giả còn xây dựng những nhân vật trực tiếp bộc lộ tư tưởng chính

trị Trong truyện Câu chuyện ở đền Hạng Vương, Hồ Tông Thốc được tác

giả giói thiệu là người giỏi thơ, vào cuối đời Trần phụng mệnh đi sứ TrungQuốc Khi đi qua đền Hạng Vương, Hồ Tông Thốc đã đề thơ lời lẽ đầy mỉamai, bởi ông không xem trọng những gì mà vị vua này đạt được Đêm hôm

đó có người đến mời Hồ Tông Thốc đi gặp một người Đó chính là HạngVương Y luận bàn về những điều được nói đến trong bài thơ và bày tỏ sựbất bình khi người đời lấy thành bại để đánh giá anh hùng Hạng Vươngcho rằng đó là do mệnh trời Một khi trời định giúp ai thì dù kẻ đó có làngười nhỏ bé cũng làm nên nghiệp lớn Hồ Tông Thốc không chấp nhậnquan điểm của Hạng Vương Ông trách nhà vua đã bỏ bê việc người mà đibàn lẽ giời, không biết dùng tấm lòng nhân hậu của mình để thu phục thiên

hạ mà lại lấy quát thét làm oai, lấy cương cường làm đức Hạng Vươngnghẹn lời không biết nói sao, sắc mặt tái như tro nguội May nhờ có vị lãothần họ Phạm nói đỡ nên Hạng Vương đỡ bẽ bàng Hồ Tông Thốc thấy lờilão thần cũng có lý nên đã đồng ý sẽ rửa tiếng xấu cho Hạng Vương

Trong Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh, cốt truyện tập trung đề cập

đến cuộc sống nhân đức của một vị quan, qua đó cổ vũ cho người khôngđối lập chính trị và nhân đạo Tất cả mọi điều đều có nhân quả báo ứng đáp

Trang 29

đền công bằng Dương Đức Công làm quan trông coi việc hình án, phân xửmọi lẽ hết sức công minh Đã 50 tuổi rồi mà ông ta vẫn chưa có con trai.Đáng ra đến lúc theo vận số phải chết nhưng nhờ lúc làm quan ông tu nhântích đức nên được Thượng đế ban cho sống thêm 24 năm nữa và cho mộtcon trai để nối dõi Đứa bé được đặt tên là Thiên Tích, khôi ngô tuấn tú,học rộng biết nhiều Chàng theo nghiệp học hành nhưng do gia cảnh quánghèo nên không nhà nào gả con gái cho, tệ bạc hơn, láng giềng thấy nghèolại càng khinh miệt Một vị quan trước đây chịu ơn của Dương Đức Côngđem đến cho chàng mối nhân duyên tốt lành – gả con gái mình là Hán Anhcho Thiên Tích tập trung học hành chăm chỉ và đỗ cao, làm đến chức tểtướng Những ân oán xưa đều được ông đáp trả sòng phẳng Nhờ phúc đứcchàng vượt qua những khó khăn, cực nhọc Trong một lần đang làm lễ kỳyên, ông gặp lại cố nhân từ kiếp trước nay là một vị đạo sĩ Người đókhuyên Thiên Tích gắng làm điều thiện, điều nhân kẻo một ngày không xalại phải gặp nhau lần nữa Về sau Thiên Tích tâu việc trái ý vua nên bị đàyvào phương nam, trên đường đi gặp phải nạn Ô Tôn như lời đạo sĩ cảnhbáo Chàng nhớ cách đạo sĩ bày cho, đốt một nén hương và gọi tên thì sẽđến trợ giúp Nhờ đó, Thiên Tích thoát được họa, âu cũng là do dã tâm mớitích tụ chưa gây nên tội nghiệt gì lớn Từ đấy, ông ngộ ra được nhiều điềuđành từ dã vợ con rồi đi đâu mất, có người cho rằng ông đã lên núi tu luyện

và đã đắc đạo thành tiên

Có lúc tác giả viết về quái vật như là ẩn dụ về những thế lực hắc ám

Chuyện đối tụng ở Long cung viết về quan Thái thú họ Trịnh ở Hồng Châu

có vợ là Dương thị Một hôm về thăm nhà, Dương thị nhận được một mónquà trong đó có đề bài thơ tỏ tình và cả sự quyết tâm sẽ có nàng bằng đượcbởi yêu mến nhan sắc lộng lẫy Hai vợ chồng quan Thái thú vô cùng hoảnghốt Họ đã giữ gìn cẩn thận hết mức được nửa năm Một hôm sơ ý, Dươngthị đã bị thần Thuồng luồng bắt về làm vợ Quan Thái thú họ Trịnh vìthương nhớ vợ quá đỗi đã từ quan về ở trong cái lầu nhỏ hàng ngày trông

Trang 30

xuống bến sông mong tìm vợ Trời đã không phụ lòng người, chính ở đâyông gặp được Bạch Long hầu Bạch Long hầu biết rõ sự tình đáng thươngnên đã nhận lời nghĩ cách giúp đỡ Trong cung của Bạch Long hầu cóngười con gái áo xanh đảm nhận việc dò xét, trao gửi tín vật và mang vềcho một bức thư Hiểu rõ được tình hình, Bạch Long hầu quyết định dẫnchồng Dương thị tới Long đình thưa kiện Thần Thuồng luồng bị triệu đến

đã phủ nhận tội trạng cậy thế hà hiếp, cướp vợ người Đến khi Dương thịđược triệu tập đến thì sự thật được phanh phui, trắng đen sáng tỏ ThầnThuồng luồng không thể chối cãi Thần Thuồng luồng bị đày lên phươngBắc để đền tội Vợ chồng Dương thị được đoàn tụ sau mấy năm trời bị chialìa

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện cảm hứng chính sự một

cách trực tiếp bằng cuộc đấu tranh dân tộc Cốt truyện nhằm thể hiện nhânvật chính Ngô Tử Văn Thấy việc bất bình, Tử Văn đã châm lửa đốt đền đểtrừ hại cho dân mà không màng đến sự an nguy của bản thân Về nhà chàng

đã gặp một người tự xưng là cư sĩ, đòi xây lại tòa đền như cũ; kế đó lại cómột ông già áo vải, mũ đen đến tìm, đây chính là vị thổ thần đã bị tên Bách

hộ họ Thôi - kẻ dưới quyền của tướng nhà Minh - chiếm mất ngôi đền Thổthần đã dãi bày nỗi lòng và nhờ Tử Văn kêu oan giúp mình Tên tướng giặcxảo quyệt đã kiện Tử Văn đến Diêm Vương nên ngay đêm đó chàng đã bịgiải đi Nhưng không một chút sợ hãi chàng đã trần tình đầu đuôi sự việc

và lấy lời đối chứng từ Thổ thần Diêm Vương lúc này mới hiểu rõ sự tình,không trách Tử Văn nữa và cho phép Thổ thần được trở về đền cũ TênBách hộ họ Thôi bị trừng trị đích đáng, mồ mả tự dưng bị bật tung lên rồihài cốt tan tành như cám Tử Văn ý thức về tinh thần dân tộc rất rõ ràngnên đã đánh đuổi một cách quyết liệt tên giặc ngay cả khi nó đã chết màvẫn còn tác quái làm hại tới dân chúng, qua đó ông đã đưa dân chúng trở vềvới cảnh bình yên và cũng nhờ công đức to lớn hết lòng vì nhân dân đã

Trang 31

được bổ vào chức phán sự ở đền Tản Viên N I Niculin nhận thấy truyệnnày “là hồi âm của cuộc chiến tranh giải phóng”.

Sự đánh giá về chính sự đương thời có lúc được thể hiện gián tiếp quaviệc xây dựng hình tượng người ẩn dật Một trong những điển hình của loạihình tượng này là Từ Thức Tác giả đã sử dụng chất liệu văn học dân gian

để xây dựng một hình tượng biểu thị những giá trị của thời đại mình Trong

Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, nhân vật chính là Từ Thức Chàng từ bỏ chốn

quan trường nhiều cạm bẫy, xu nịnh, lọc lừa để trở về thỏa chí vui thú vớithiên nhiên Trước đó, Từ Thức làm tri huyện Tiên Du, mọi người đều khenngợi là một vị quan hiền đức Từ Thức làm quan mà tính thích rượu, thíchđàn, ham thơ, thích chu du để ngắm phong cảnh nên các công việc củaquan thường sao nhãng, bỏ bê bị quan trên quở trách Không muốn bị ràngbuộc bởi những khuôn phép gò bó chẳng giúp ích gì cho đời chàng đã trả

ấn từ quan Nhân một lần đi thưởng ngoạn Từ Thức đã được Ngụy phunhân, tiên ở núi Nam nhạc mời đến động Phù Lai để gả con gái là GiángHương cho nhằm đền ơn đã cứu giúp nàng trong lúc làm gãy một nhànhhoa quý ở chùa Từ Thức ở chốn Bồng Lai tiên cảnh được một năm nhưngkhông vì hưởng thụ những thú vui mà quên hết tất cả, lòng chàng vẫn luônđau đáu nhớ về quê cũ, mong một ngày được thăm lại quê hương, bạn hữu,chàng còn băn khoăn vì không biết vận nước nay ra sao Giáng Hương tiễnchàng về hạ giới, trong lòng đã biết cuộc chia ly này không có ngày tái ngộ.Chàng trở về trần gian nhìn thấy cảnh vật như cũ nhưng thế thái nhân tình

đã đổi khác bởi đã 80 năm trôi qua Chàng trở nên trơ trọi, lạc lõng ngaychính trên mảnh đất quê hương mình Phải chăng đó là nỗi buồn, sự thất thếcủa những người sinh ra không hợp thời Sau đó, Từ Thức đội nón lá vàonúi Hoành Sơn, không ai biết chàng đi đâu

Trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào, cốt truyện xoay xung

quanh hai nhân vật chính là Phạm Tử Hư và thầy học là Dương Trạm.Cuộc gặp gỡ bất ngờ và những cuộc bàn luận về khoa cử, về sự báo ứng

Trang 32

đối với những tên quan sâu mọt đương thời đã tô đậm cảm hứng chính sựcủa truyện Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, theo học xử sĩ Dương Trạm.Sinh thời Dương Trạm thường khuyên răn Tử Hư về tính kiêu căng, cậy tàinăng, uốn nắn tỉ mỉ cho chàng những tố chất cần phải có của một vị quangương mẫu Khi Dương Trạm mất, học trò tứ tán mỗi người một nơi, không

ai để tang thầy ngay cả những người nhờ có thầy chỉ bảo nay đã làm đếnchức cao Chỉ có một mình Tử Hư chịu tang thầy Chàng làm lều ở ngoài

mả ba năm, đến khi mãn tang thầy mới trở về Bốn mươi tuổi nhưng Tử Hư

đi thi vẫn không đỗ Chàng lên kinh thành du học, trong một lần đi đường

đã gặp lại thầy Thầy nói cho Tử Hư biết con đường khoa cử lại lận đận là

do thuở trước hay cậy mình tài giỏi mà tỏ ra kiêu ngạo nên trời bắt phải đỗđạt muộn để bớt tính kiêu căng Hai thầy trò kể hết những việc họa phúc ởđời nhất là họa phúc của các quan trong triều Tử Hư hỏi vận số của mình.Mọi chuyện đều được thầy giải đáp cặn kẽ Chàng năm sau sẽ đỗ đầu bởi

đã biết sửa đổi, tu thân Sau này mọi chuyện lành dữ của nhà Tử Hư thườngđược thầy báo trước Chàng được thầy cho lên Thiên Tào một chuyến đểnhân đó răn dạy Tử Hư phải biết tu tâm dưỡng tính, để sau được hưởngphúc lộc như các bậc hiền nhân ở trên đây

Truyện truyền kỳ thường xen lẫn chuyện người với chuyện về ma quỷ.Nguyễn Dữ đã khéo léo sử dụng đặc tính này để tạo nên những câu chuyện

kỳ thú, qua đó giáo huấn những kẻ tham gia chính sự Chuyện yêu quái ở

Xương Giang kể về vị quan họ Hoàng tuy học sách thánh hiền nhưng

không thấm nhuần được hết những lời dạy bảo, bị yêu quái mê hoặc làmcho lú lẫn Cuối đời họ Hồ, có một người buôn bán tên là Hồ Kỳ Vọngkhông may ốm chết ở thành Xương Giang Người vợ nghèo quá không cótiền để đem chồng về quê, đành đem bán đứa con gái nhỏ tên là Thị Nghicho một gia đình họ Phạm Càng lớn lên Thị Nghi lại càng xinh đẹp, khiếntên phú thương họ Phạm mê mẩn Hai người tư thông với nhau Bà vợ biếtđược kiếm cớ đánh nàng đến chết Thị Nghi chết không được siêu thoát nên

Trang 33

oan hồn của nàng tác oai tác quái, làm mọi người vô cùng hoảng sợ Biếtđược nguồn gốc của những chuyện đó, người ta đã đào mộ của cô lên rồivất xương xuống sông để hóa giải Viên quan họ Hoàng đáp thuyền đếnkinh nhậm chức, đỗ thuyền ở bến sông Hồn ma Thị Nghi đã lợi dụng lòngthương người và nhẹ dạ của ông để lừa gạt Quan họ Hoàng đã thuê ngườilặn tìm xương cốt nàng rồi đem về an táng cẩn thận Hồn ma của Thị Nghi

đã làm quan ngơ ngẩn, rồi trở thành vợ quan Quan lâm bệnh trọng vì bịyêu quái hút hết nguyên khí Có vị thần y nhận ra được vợ quan là yêu quáinên đã dùng đạo bùa bắt cô phải hiện nguyên hình thành một đống xươngtrắng Thị Nghi kiện quan họ Hoàng xuống Diêm vương Quan đã dâng tờbiểu kể rõ sự tình cho Diêm vương Thị Nghi bị tống giam vào ngục, viênquan họ Hoàng có tội vì quên lời răn của thánh hiền, mải mê say đắm bênsắc đẹp, để suýt mất mạng Ông ta ăn lộc của triều đình mà không lo lắngcho dân chỉ vì những việc cá nhân nên phạt giảm thọ một kỷ

Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na cũng là một trong những

cốt truyện điển hình của cảm hứng chính sự bằng việc tạo nên nhân vậtphản chính sự Nhân vật chính được xây dựng để gửi gắm tâm sự của mộtngười ẩn sĩ Tuy không ra trực tiếp giúp đời nhưng nhân vật luôn hướng vềquốc gia dân tộc, biết được những gì đang diễn ra xung quanh Các sứ giảđến mời ra làm quan không chỉ bị khước từ và còn bị phản bác lại bằngnhững lời lẽ sắc sảo khi nhận xét về tình hình triều chính đương thời, kèmtheo đó là sự trách tội đấng trị vì, cứ như ẩn sĩ đang ở trong cuộc

Ở Thanh Hóa có một ngọn núi cao chót vót tên gọi là núi Na, ngàyngày vẫn có một người tiều phu gánh củi ở trong động đi ra để đổi lấy cá

và rượu chứ không lấy tiền Trong một lần đi săn, Hồ Hán Thương đã gặpngười tiều phu trên đường, vừa đi vừa hát Nghe lời hát và nhìn phong thái,

Hồ Hán Thương đoán chắc đó là một ẩn sĩ, liền sai Trương công đi theo đểmời lại Trương công lần tìm đi sâu vào trong động đến nơi người tiều phu

ở, ngạc nhiên khi thấy mọi thứ đều quá đơn giản Trương công mời ẩn sĩ ra

Trang 34

giúp vương triều đương thời Ẩn sĩ chối từ, sau đó mời quan cùng dự mộtbữa tiệc rượu đạm bạc Trương công nhân lúc đó lại ra sức thuyết phụcnhưng đã bị người tiều phu phủ định, xem vua là kẻ chỉ biết phung phí, xahoa còn các đại thần học theo bề trên trở thành những kẻ dâm dật, hám tiền.Trương công không thể đối đáp được lời nào đành phải ra về Hồ HánThương nghe thuật lại không thất vọng, sai Trương công đi mời một lầnnữa, nhưng đường cũ không thể tìm thấy được chỉ để lại hai câu thơ HồHán Thương tức giận bèn châm lửa đốt núi nhưng chỉ thấy một con hạc đenbay lượn trên không Hình tượng ẩn sĩ có ý nghĩa phủ nhận chính sự đươngthời.

Lý tưởng của nhà Nho là học hành để thấm nhuần lời thánh hiền, sau

đó đỗ đạt, làm quan để thực hành những lời dạy của thánh nhân Bởi vậy

cảm hứng chính sự của Truyền kỳ mạn lục còn thể hiện qua việc xây dựng những hình tượng theo lẽ sống này Trong Chuyện cái chùa hoang ở huyện

Đông Triều cốt truyện được xây dựng chủ yếu xoay xung quanh một người

hành đạo, một quan dốc tâm tận tụy là Văn Tư Lập Đời Trần rất trọng quỷthần, có tục thờ cúng thần Phật, những người trở thành tăng ni đã chiếmphân nửa dân chúng, chùa chiền được xây dựng lên nhiều, nhất là ở ĐôngTriều Do chiến tranh, liên miên nên các chùa bị tàn phá, những cái còn lạixiêu vẹo, hoang phế Người dân sau những tháng ngày điêu linh được trở

về với cuộc sống bình thường, biết bao nhiêu việc phải lo nên không còntâm trí cũng như của cải để cúng bái thần Phật Đang gặp nhiều khốn khó,nạn trộm cắp càng khiến dân chúng thêm hoang mang Quan huyện bấy giờ

đã nghĩ cách để cứu dân, cắt cử người gác hàng đêm thế mà trộm cắp vẫndiễn ra thậm chí còn đáng sợ hơn Mỗi khi nhìn thấy, hô hoán mọi ngườiđến bắt thì chúng biến đâu mất hết Ông và mọi người đều nghĩ đó là giống

ma quỉ tác yêu tác quái nên lại nghĩ ra kế sách, thắp hương sắm lễ cầu xinthần Phật phù hộ, diệt trù lũ yêu nghiệt, nguyện đến khi khôi phục lại đượcsản xuất, đời sống ổn định sẽ dựng lại chùa miếu để thờ phụng chu đáo Có

Trang 35

một chàng thanh niên không muốn phụ sự tin tưởng của mọi người, dươngcung bắn trúng hai tên và hô hoán để mọi người cùng đuổi bắt Lần tìmtheo vết máu đến chùa hoang thì mới biết những tên trộm lâu nay lại chính

là hai pho tượng hộ pháp ở đây và những vị thần Phật ở các đền miếu khácnữa Từ đó nạn yêu tà không thấy tác oai tác quái nữa Tác phẩm xây dựngnhững hình tượng phản diện của thế giới ma quỷ để ngầm phê phán cõitrần Sự hỗn loạn của cõi âm là hình ảnh phản chiếu sự đảo lộn các giá trịđương thời

Ở Chuyện nàng Thúy Tiêu, cốt truyện đã tạo dựng được một kết thúc

có hậu trong thời buổi lắm ngang trái, nhiễu nhương Tác giả ngợi canhững người quyết tâm đấu tranh cho lẽ phải Dư Nhuận Chi người KiếnHưng, có tài làm thơ Thấy chàng giỏi giang nên quan Trần soái LạngGiang đã tặng cho chàng cô đào Thúy Tiêu Hai người tâm đầu ý hợp nêncàng ngày tình cảm càng mặn nồng, hơn nữa có thể đọc sách làm thơ cùngnhau, quyến luyến, quấn quýt bên nhau không rời Nhuận Chi đưa nànglên kinh thành cùng mình Nhân ngày tết nàng đi lễ chùa thắp hương xincho chàng được đỗ đạt thì bị quan Trụ quốc họ Thân hám sắc bắt cóc Đâychính là bước ngoặt của truyện khi xuất hiện ra tên quan cậy quyền thế dámbắt cướp người ngay giữa ban ngày Nhuận Chi đi kêu kiện khắp nơi nhưngkhông ai dám đụng chạm vào gia đình thế lực nhà quan Trụ quốc Chàngchỉ biết dựa vào con chim yểng để trao gửi những tâm tình của mình vớinàng Thúy Tiêu Nhận được tin tức từ chồng, nàng sinh bệnh trọng QuanTrụ quốc phải hứa gọi Nhuận Chi đến nếu không nàng sẽ tự tử Quankhông cho hai người gặp mặt cứ khất lần khất lữa Nhuận Chi biết tình thế

sẽ chẳng thay đổi được gì vì đã một năm trôi qua nên đã có mật ước vớiThúy Tiêu và từ biệt ra về Đến đêm mồng một nàng đi xem đốt pháo bông,nhân cơ hội đó Nhuận Chi đã cứu thoát được nàng ra khỏi nanh vuốt của quỷ

dữ Quan Trụ quốc bị xử tội vì xa xỉ Nhuận Chi trở về kinh để dự thi và đỗ

Trang 36

tiến sĩ Hai vợ chồng chung sống hạnh phúc bên nhau đến già Quan Trụ quốc

bị trừng trị bởi những tội lỗi làm tổn hại đến kỷ cương phép nước

Trong cảm quan của nhà Nho, con người và trời đất, muôn loài có thểcảm thông được với nhau, bởi vậy nhìn vào thế giới phi nhân có thể hình dung

được thế giới của con người Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang đã xây dựng

được cốt truyện mang cảm hứng chính sự đầy ấn tượng Triều chính đươngthời không chỉ làm cho con người hoang mang mà ngay cả đến những loàivật cũng vô cùng hoảng sợ Chúng xin gặp đấng quân vương để thuyếtphục, mong cơ may thoát được Năm Bính Dần, vua Trần Phế đế đi săn,ban đêm căng trướng uống rượu ở bờ bắc sông Đà Có hai con vật là cáo vàvượn vô cùng lo lắng cho tính mạng các loài vật ở trong rừng nên đã biếnthành tú tài họ Viên và xử sĩ họ Hồ để được gặp nhà vua dâng lời can gián.Vua say rượu, bèn sai Hồ Quý Ly tiếp hai vị khách Cuộc nói chuyện cànglúc lại càng trở nên căng thẳng Hai người cho rằng việc săn bắn của vua đãlàm hại đến dân chúng, khiến dân và các loài vật vô cùng sợ hãi giống như

dự cảm về một tương lai bất ổn Những lý lẽ đanh thép, sự phân tích có tình

có lý khiến Hồ Quý Ly phải đuối lý chịu thua, công việc thành công nên tútài họ Viên và xử sĩ họ Hồ ngâm thơ rồi từ biệt ra về Hồ Quý Ly nghi ngờ

về sự sắc bén của hai vị khách nên đã cho người theo dõi Cả hai chỉ hiệnnguyên hình khi về đến địa bàn của mình Đây là một trong những truyện

mà tư tưởng chính trị được bộc lộ một cách trực tiếp nhất thông qua phátngôn của nhân vật Sự bộc lộ chính kiến sắc sảo của hai con vật hóa thânkhiến cho truyện đậm đà sắc thái chính sự

Ở Chuyện Lý tướng quân, cốt truyện xoay xung quanh những việc làm

của một viên tướng luôn làm điều ác, mang ý nghĩa cảnh báo những kẻtham gia chính sự mà không giữ được tính người Một khi cõi trần không

đủ sức để răn đe thì những kẻ đó sẽ bị trừng trị đích đáng ở một nơi kháccòn uy nghiêm gấp bội phần Các chi tiết trong truyện hỗ trợ nhau tạo nêncốt truyện mang cảm hứng chính sự Lý Hữu Chi, người huyện Đông

Trang 37

Thành, có sức khỏe, giỏi chiến trận nên đã được Quốc công Đặng Tất tiến

cử làm tướng cầm quân đi đánh giặc Chức trọng quyền cao, cậy mình tàigiỏi nên Lý giở thói lộng hành làm nhiều điều sai trái, hà hiếp, bức báchdân chúng đến bước đường cùng, dù đây không phải là thời loạn lạc Mộthôm có vị thầy tướng để cho Lý tướng quân tận mắt chứng kiến những cựchình y sẽ gặp phải khi xuống chốn âm ty, địa phủ Lý có vẻ sợ hãi trongphút chốc nhưng rồi bạo ngược, hung hãn hơn trước Con của hắn là ThúcKhoản biết những việc làm của cha mình, hết lời can ngăn nhưng khôngđược Đến năm 40 tuổi, Lý tướng quân được chết trong nhà khiến mọingưới bàn tán xôn xao Thúc Khoản tình cờ gặp lại người bạn của mình đãmất cách đây mấy năm là Nguyễn Quỳ, được Quỳ cho xuống địa phủ xemxét xử Lý tướng quân Anh ta tận mắt chứng kiến những cực hình mà chamình phải chịu để trả giá cho việc tham tàn, ngang ngược Thúc Khoản vôcùng xót xa, ngộ ra nhiều điều, khi trở về nhà đã đem hết của cải phân chiacho mọi người, đốt hết những văn tự, khế ước nợ nần rồi từ bỏ vợ con vàorừng hái thuốc tu luyện Đó là cách để chuộc bớt đi phần nào tội lỗi màngười cha đã gây ra Tác giả đã hư cấu nên một thế giới siêu thực để bày tỏthái độ đối với đương thời Tướng lĩnh là những kẻ làm rường cột cho chế

độ phong kiến Những kẻ làm trụ cột cho triều đình mà tài đức như vậy thìnền chính sự đương thời như thế nào không khó hình dung

Trong Chuyện Lệ Nương cốt truyện cũng được xây dựng để phản ánh

cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp Các tình tiết, sự kiện đềunhằm mục đích thể hiện sự rối ren, biến động nơi triều chính Do hai giađình có mối thân tình nên Lý Phật Sinh và Nguyễn Lệ Nương được hứahôn ngay từ khi còn ở trong bụng các bà mẹ Lớn lên bên cạnh nhau, tìnhcảm hai người càng trở nên gắn bó thắm thiết Sau xảy ra vạ Trần KhátChân, Lệ Nương bị bắt vào cung, Phật Sinh âu sầu, thiểu não Đến khi biếttin giặc ngoại xâm đánh chiếm kinh thành, rồi nghe Lã Nghị đã cướp hàngtrăm phụ nữ, chàng chắc rằng trong số đó có Lệ Nương nên đã tìm mọi

Trang 38

cách để có thể tiếp cận và cứu nàng Chàng dâng lên vua sách lược chiếnđấu, được trực tiếp cầm quân đi đánh phủ Thiên Trường Phật Sinh đã đánhlui được nhiều đạo quân Chàng nhận được tin Lệ Nương cùng hai vị phunhân đã tuẫn tiết, rất đau đớn xót thương nằm khóc lóc bên mộ Đêm ấynàng đã hiện về cùng tâm sự Ngày hôm sau, Phật Sinh đã cải táng cho LệNương và hai vị phu nhân, về sau không lấy ai nữa Khi Lê Lợi dựng cờkhởi nghĩa chàng đã gạt bỏ u buồn, gia nhập đạo quân chống xâm lược.Đặc sắc của truyện này là cốt truyện kết hợp được sự áp bức giai cấp và sự

áp bức dân tộc, khiến cho đời sống chính sự thêm nổi bật

Trong Chuyện tướng Dạ Xoa, cốt truyện lại đề cập đến những người

trượng nghĩa khi không có chỗ đứng trên trần gian sẽ được đền đáp côngđức ở một thế giới khác trong sạch và công minh bội phần Cuối đời TrầnTrùng Quang, người chết chóc nhiều Ma không ai thờ cúng tập hợp thànhtừng đàn từng lũ đi lang thang khắp nơi gây nhiễu loạn, ai nấy cũng đều khiếp

sợ Có kẻ kỳ sĩ ở hạt Quốc Oai tên là Văn Dĩ Thành tính tình hào hiệp, khôngchịu để ma quỷ mê hoặc đã thu phục bọn chúng bằng nhân nghĩa nên tất cảđều nghe lời và tôn ông lên làm chủ soái Dưới địa phủ, Diêm vương thấynhiều sự hỗn loạn nên thành lập một số bộ mới có quyền hành rộng rãi đểgiúp ngài lấy lại trật tự Lũ cô hồn ma quỷ đã ra sức tiến cử Văn Dĩ Thành vàochức vụ quan trọng Từ đó, ông đảm nhiệm chức vụ tướng Dạ Xoa, không vìquan cao lộc hậu mà quên đi người bạn nghèo khó là Lê Ngộ Dĩ Thành đãbáo cho Lê Ngộ biết những tai họa sắp xảy đến với gia đình và chỉ cách hóagiải nguy nan “chuyển hung thành cát” Cảm ân đức của bạn, Lê Ngộ lậpmiếu ở nhà để thờ; người trong làng mỗi khi có việc đến khấn vái kêu cầucũng thường linh ứng

2.2.2 Phân loại

Tiêu chí phân loại là cốt truyện trực tiếp hay gián tiếp biểu hiện cảmhứng chính sự Việc trực tiếp hay gián tiếp biểu hiện cảm hứng chính sự sẽquy định hình tượng nhân vật tác phẩm Nếu biểu hiện trực tiếp, nhà văn sẽ

Trang 39

xây dựng hình tượng nho sĩ hành đạo ở cõi trần, nếu gián tiếp, nhà văn sẽxây dựng thế giới ẩn sĩ, thế giới thần tiên, ma quỷ.

2.2.2.1 Cốt truyện trực tiếp biểu hiện cảm hứng chính sự

Trong số 16 truyện mang cảm hứng chính sự của Truyền kỳ mạn lục,

loại cốt truyện trực tiếp biểu hiện cảm hứng chính sự có 10 truyện, chiếm

62,5%, gồm các truyện: Câu chuyện ở đền Hạng Vương, Chuyện người

nghĩa phụ ở Khoái Châu, Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều, Chuyện nàng Thúy Tiêu, Chuyện Lệ Nương, Chuyện Lý tướng quân, Chuyện bữa tiệc đêm ở

Đà Giang, Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na.

2.2.2.2 Cốt truyện gián tiếp biểu hiện cảm hứng chính sự

Trong số 16 truyện mang cảm hứng chính sự của Truyền kỳ mạn lục

thì cốt truyện gián tiếp biểu hiện cảm hứng chính sự có 6 truyện, chiếm

37,5%, gồm các truyện: Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Chuyện tướng

Dạ Xoa, Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Chuyện đối tụng ở Long cung, Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa.

Cảm hứng chính sự xuất hiện nhiều trong cốt truyện của Truyền kỳ

mạn lục và được biểu hiện dưới nhiều dạng thức Đó là điều tất yếu khi

Nguyễn Dữ sáng tạo trong thời kỳ suy thoái, mục nát của chế độ phongkiến Ông ngợi khen những nhà nho khí tiết, có tâm đức khi không màngđến lợi ích của bản thân, chăm lo cho quốc gia dân tộc Tác giả phê phánchính trường đổ nát, hủ bại từ vua quan đến cường hào ác bá

2.3 Đối sánh cốt truyện mang cảm hứng chính sự của Truyền kỳ

mạn lục với Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu)

Nhiều tác giả đã chọn Truyền kỳ mạn lục làm đề tài nghiên cứu và một trong những phần được chú ý nhất là việc Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại Nghiên cứu cảm hứng chính sự cũng là một

Trang 40

bộ phận quan trọng để góp phần hiểu sâu sắc hơn sự tương đồng và khác

biệt của Truyền kỳ mạn lục so với Tiễn đăng tân thoại

2.3.1 Tóm tắt cốt truyện của các truyện trong Tiễn đăng tân thoại mang cảm hứng chính sự

Trong số 20 truyện của Tiễn đăng tân thoại có 5 truyện mang cảm

hứng chính sự, chiếm 25%

Có những truyện tác giả biểu lộ thái độ đối với chính sự qua việc miêu

tả sự tha hóa của những người làm chính sự Truyện Miền phúc địa ở Tam

Sơn viết về hai người là bạn từ nhỏ Lớn lên số mệnh đã khiến họ thay đổi.

Chính trường và tiền tài đã khiến họ tha hóa quên đi giai đoạn khốn khóphải nhờ vả nhau và sự bội bạc phải trả giá Nguyên Tự Thực người ở SơnĐông trí tuệ kém, không hiểu thi thư Trong làng có Liêu Quân bạn từ nhỏvới Tự Thực được bổ làm quan nhưng không có tiền đi đường phải đến vaycủa nhà Tự Thực lúc đó còn rất khấm khá Do tin tưởng bạn bè và cũng làlàng xóm láng giềng nên Tự Thực không làm giấy tờ ghi nợ Sơn Đôngloạn lạc, của cải trong nhà bị cướp sạch, Tự Thực biết vùng Phúc Kiến bấygiờ bình yên, Liêu Quân đang làm quan ở đó nên đến nhờ vả Vượt đường

sá xa xôi cách trở nhưng đến nơi Tự Thực lại phải chịu cảnh phụ bạc LiêuQuân bịa đặt về tờ giấy ghi nợ và luôn kiếm cớ để thoái thác Y không trả

nợ cũng không giúp đỡ mà còn lừa Tự Thực rằng tết sẽ cho mang gạo vàtiền đến, khiến cả nhà Tự Thực trông ngóng Tức giận khôn xiết, Tự Thựcmang dao đến nhà Liêu Quân để định hành thích khiến ma quỷ cũng đitheo Nhưng rồi với bản tính lương thiện thật thà, Tự Thực đã quay về, làmcảm động đến cả thần, Phật Người coi am Hiên Viên Công báo cho TựThực biết sắp có lộc lớn, nhưng Tự Thực vẫn không vui Anh ta nhảyxuống giếng nhưng may mắn không chết mà đến được Phúc địa núi TamSơn Đến đây, được gặp một đạo sĩ mới biết tất cả những khổ ải ngày naymình phải chịu là do sự tự cao tự đại ở kiếp trước Ông trở nên sáng suốtnhờ ăn lê táo của thần tiên Nhân đó ông cũng hỏi đạo sĩ về việc họa phúc

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w