1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm ngôn ngữ thơ tố hữu trong tập gió lộng luận văn thạc sỹ ngữ văn

107 2,2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 389 KB

Nội dung

Những bài viết về từng tập thơ của Tố Hữu khá thống nhấttrong việc đánh giá xu hớng phát triển, vận động của thơ Tố Hữu là: Tiếng thơ của thời đại có sức bao quát những vấn đề lớn của cá

Trang 2

Lời cảm ơn

Luận văn này đợc hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, phần lớn

là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của nhiều ngời Trớc hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo GS.TS Đỗ Thị Kim Liên - ngời đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.

Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới tập thể giáo viên Khoa Ngữ Văn, Khoa Sau đại học Trờng Đại học Vinh.

Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới BGH nhà trờng, tập thể giáo viên trờng THCS Minh Tiến huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành luận văn.

Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cán bộ công nhân viên th viện Trờng Đại học Vinh, Th viện tỉnh Thanh Hoá đã cung cấp tài liệu để chúng tôi hoàn thành luận văn này.

Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những ngời thân đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện luận văn này.

Trang 3

-1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Phơng pháp nghiên cứu 7

5 Đóng góp của luận văn 8

6 Cấu trúc của luận văn 8

Chơng 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài 9

1.1 Về khái niệm thơ và ngôn ngữ thơ 9

1.1.1 Khái niệm thơ 9

1.1.2 Khái niệm ngôn ngữ thơ 12

1.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ thơ 14

1.1.4 Mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa 20

1.2 Tố Hữu cuộc đời và thơ văn 22

1.2.1 Cuộc đời Tố Hữu 22

1.2.2 Quá trình sáng tác 24

1.2.3 Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu 27

1.2.4 Về tập thơ Gió lộng 29

1.3 Tiểu kết 31

Chơng 2: đặc điểm về thể thơ, về ngữ âm và cách tổ chức bài thơ trong Gió lộng 33

2.1 Đặc điểm về các thể thơ trong Gió lộng 33

2.1.1 Thể thơ là gì? 33

Trang 4

2.1.5 Thể thơ tự do 44

2.2 Đặc điểm về ngữ âm trong Gió lộng 48

2.2.1 Âm điệu 48

2.2.2 Vần điệu 53

2.2.3 Nhịp điệu trong Gió lộng 62

2.3 Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ trong Gió lộng 67

2.3.1 Đặc điểm về tiêu đề 67

2.3.2 Đặc điểm về câu thơ, dòng thơ trong Gió lộng 68

2.3.3 Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ trong Gió lộng 70

2.3.4 Một số kiểu mở đầu và kết thúc bài thơ trong tập thơ Gió lộng 71

2.4 Tiểu kết 74

Chơng 3: Từ ngữ và những biện pháp tu từ nổi bật trong gió lộng 75

3.1 Đặc điểm về những lớp từ ngữ trong Gió lộng 75

3.1.1 Thống kê các lớp từ xuất hiện với số lợng lớn và tần số cao 75

3.1.2 Mô tả các lớp từ trong Gió lộng 75

3.2 Những biện pháp tu từ nổi bật trong Gió lộng 93

3.2.1 Biện pháp nhân hoá 93

3.2.2 Biện pháp hoán dụ 98

3.2.3 So sánh 102

3.2.4 Biện pháp điệp ngữ 111

3.3 Tiểu kết 117

Kết luận 119

Tài liệu tham khảo 121

Trang 5

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và nghiên cứu ngônngữ thơ ca nói riêng là một trong những đề tài đợc đề cập đến từ lâu Việcnghiên cứu ngôn ngữ thơ ca, trong đó nghiên cứu ngôn ngữ của một tác giảtrong một giai đoạn nhất định là một hớng đi cần thiết trong việc nghiên cứungôn ngữ học vừa mang tính chuyên sâu vừa mang tính liên ngành Đây chính

là lý do đầu tiên chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm ngôn ngữ thơ Tố Hữu trong tập Gió lộng.

1.2 Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là đỉnh cao của thơ ca cáchmạng Việt Nam Thơ Tố Hữu là những trang nhật ký ghi lại hành trình củacách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX Tìm hiểu, nghiên cứu thơ ông luôn làmột đề tài mới mẻ, hấp dẫn đối với những ai nghiên cứu, học tập văn học vàngôn ngữ Tuy nhiên từ trớc tới nay hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếulại tập trung vào khía cạnh văn học và những đặc điểm mang tính tổng thể,khái quát Nghiên cứu thơ Tố Hữu dới góc độ ngôn ngữ ở một giai đoạn nhất

định cha đợc quan tâm một cách thoả đáng Đây chính là lý do để chúng tôilựa chọn đề tài này

1.3.Thơ Tố Hữu kết tinh những thành tựu của thơ ca Việt Nam, ngônngữ thơ Tố Hữu là biểu hiện cụ thể và sinh động sự đa dạng và phong phú vàgiàu đẹp của tiếng Việt đồng thời thơ ông cũng góp phần vào sự phát triển củatiếng Việt Tập thơ Gió lộng là tập thơ thể hiện rõ nét phong cách thơ Tố Hữu

ở giai đoạn sau cách mạng tháng Tám Vì vậy nghiên cứu ngôn ngữ thơ TốHữu ở tập thơ này không chỉ góp phần tìm hiểu phong cách thơ ông trong mộtgiai đoạn nhất định mà còn thấy đợc những đóng góp của nó trong việc xâydựng nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ

1.4 Tố Hữu là một tác gia lớn có số lợng tác phẩm lớn đợc đa vào giảngdạy trong nhà trờng ở nhiều bậc học khác nhau Các tác phẩm này thuộc nhiềugiai đoạn sáng tác, ở nhiều tập thơ khác nhau, trong đó có tập thơ Gió lộng Vì

vậy, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ trong tập này là một yêu cầu cấp thiết,

có ý nghĩa lớn giúp cho quá trình dạy học

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu về thơ Tố Hữu

Trang 6

Từ trớc đến nay, việc tìm hiểu thơ Tố Hữu đã có nhiều công trình, cácchuyên luận, bài viết của các nhà nghiên cứu: Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, HàMinh Đức, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh Nguyễn Đăng Mạnh, Trần ĐìnhSử… các luận văn, luận án tiến sĩ…của nghiên cứu sinh và học viên cao học

Nghiên cứu về thơ Tố Hữu đã có lịch sử từ rất sớm Từ năm 1939, saukhi thơ Tố Hữu xuất hiện không lâu, trên tờ báo Mới, một nhà phê bình văn

học có tiếng dới bút danh “K và T”, là ngời đầu tiên đã có những nhận định rấtnhạy cảm và sâu sắc về nhà thơ trẻ tuổi Tố Hữu: Tố Hữu đã có một căn bản nghệ thuật vững vàng lắm Chàng thanh niên ấy tha thiết sống và sống một cách dồi dào Chàng theo đuổi một lý tởng Thơ chàng là cả một nguồn sinh lực đem phụng sự cho lý tởng Với Tố Hữu, chúng ta có một nhà thơ cách mệnh có tài Lần đầu tiên trong lịch sử văn hoá ta đó Tố Hữu là nhà thơ tơng lai.

Chỉ một tháng sau đó, cũng trên báo Mới, Trần Minh Tớc lại một lần

nữa hân hoan bày tỏ tình cảm đặc biệt của mình đối với Tố Hữu: Những lời thơ hiên ngang của một thi nhân rất trẻ và sống nhiều là Tố Hữu.

Sau cách mạng tháng Tám, tập thơ đầu tay của Tố Hữu, tập Thơ đợc hội

Văn hoá cứu quốc ấn hành năm 1946, trong Lời giới thiệu, Trần Huy Liệu đặc

biệt nhấn mạnh sự gắn bó giữa: Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu và trình độ giác ngộ về sức hoạt động cách mạng của Tố Hữu.

Hoà bình lập lại năm 1954, sự ra đời của hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc

đã tạo nên hai cuộc tranh luận về thơ Tố Hữu Các ý kiến tranh luận về tập

Việt Bắc đợc phân tuyến trên các vấn đề đánh giá hiện thực, tính đảng, tính

giai cấp của tập thơ Luồng ý kiến phủ định đợc khơi dậy từ bài viết củaHoàng Yến và tiếp nối qua Hoàng Cầm Đối lại là những bài viết trong sựkhẳng định giá trị cơ bản và nổi bật của tập thơ Việt Bắc của Xuân Diệu,

Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh, Vũ Đức Phúc và một số bạn đọc Trong đó,

đáng chú ý là những ý kiến giàu sức thuyết phục của Xuân Diệu và Nguyễn

Đình Thi Xuân Diệu đã đánh giá cao những cống hiến đầy tâm huyết của TốHữu Ông đã rất nhạy cảm để chỉ ra nét riêng của thơ Tố Hữu là: Tiếng thơ của tình thơng mến làm nên Hơng vị của thơ Tố Hữu và là nét chủ đạo trong

phong cách nghệ thuật của ông

Sau những sóng gió của hai cuộc tranh luận về tập Việt bắc và Từ ấy,

thơ Tố Hữu vẫn tiếp tục, đều đặn ra đời trong sự đón đợi và mến mộ của đông

Trang 7

đảo công chúng Những bài viết về từng tập thơ của Tố Hữu khá thống nhấttrong việc đánh giá xu hớng phát triển, vận động của thơ Tố Hữu là: Tiếng thơ của thời đại có sức bao quát những vấn đề lớn của cách mạng, dân tộc và thời

đại và mỗi tập thơ ra đời đều thể hiện một bớc tiến của thơ Tố Hữu Trên xu ớng này phải trân trọng ghi nhận những đóng góp lớn của Hoài Thanh Nhànghiên cứu đã bền bỉ, miệt mài theo dõi từng tập thơ của Tố Hữu những bàiviết của ông không chỉ thể hiện tâm huyết của nhà phê bình với thơ Tố Hữu

h-mà còn hội tụ những u thế riêng của Hoài Thanh: sự tinh tế trong cảm thụ, mộtnghệ thuật bình thơ độc đáo và khả năng phát hiện những cái mới

Càng về cuối đời thơ Tố Hữu, trớc yêu cầu đánh giá, tổng kết hành trìnhthơ của một nhà thơ tiêu biểu lại càng xuất hiện nhiều hơn những công trìnhnghiên, tiểu luận đánh giá mang tính chất toàn diện về đời thơ ông Đi từnhiều góc độ, những cách tiếp cận khác nhau, hầu nh các công trình đều gặp

gỡ nhau trong sự đánh giá thống nhất những đóng góp có giá trị đặc sắc củamột phong cách thơ lớn trong sự phát triển của văn học dân tộc Đặc biệt làbài viết của nhà thơ Chế Lan Viên giới thiệu tuyển tập đầu tiên của Tố Hữu(1963) Ông là ngời đầu tiên đã nhìn nhận thơ Tố Hữu một cách tổng thể, sâusắc Không chỉ dừng lại ở việc đánh giá nội dung t tởng mà ông còn đi sâuphân tích và phát hiện những nét đặc sắc về giá trị nghệ thuật trên các phơngdiện về phong cách, điệu tâm hồn vừa dân tộc vừa hiện đại, ngôn ngữ thơ,nhạc điệu thơ, hình tợng, giọng điệu, bút pháp

Với vốn kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm, cùngvới khả năng tổng hợp, giáo s Đặng Thai Mai với Mấy ý nghĩ giới thiệu tập thơ

Từ ấy, cùng với việc khẳng định những giá trị nội dung, t tởng nổi trội của Từ

ấy ông đã lần đầu tiên đề cập đến vấn đề sự hình thành phong cách và phơng

pháp sáng tác của Tố Hữu Ông đặc biệt nhấn mạnh là thơ Tố Hữu: đã có xu hớng hiện thực xã hội chủ nghĩa trên cơ sở: kết hợp chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực Ông là ngời đầu tiên đề cập một cách thuyết phục, có lý

có tình về mối quan hệ giữa thơ Tố Hữu và phong trào Thơ mới Theo ông: Là ngời của thời đại, Tố Hữu không thể không đọc, không thởng thức Thơ mới trong phần thành công của nó Tố Hữu cũng đã viết Thơ Mới Điều đó rất dễ hiểu Nhng nội dung cách mạng sẽ làm cho thơ Tố Hữu có một phong cách riêng biệt Từ đó, ông đa ra nhận định sâu sắc về Tố Hữu: Trên cơ sở nhận thức rất biện chứng về xu thế của xã hội, Tố Hữu đã thực hiện đợc sự thống

Trang 8

nhất giữa tình cảm với lý trí, giữa nghệ thuật với hành động, giữa hình thức với nội dung.

Về những năm sau khi nghiên cứu về thơ Tố Hữu, giới nghiên cứu ở cảtrong và ngoài nớc càng chú ý nhiều hơn đến phong cách nghệ thuật thơ TốHữu Ngoài những bài nghiên cứu riêng đã xuất hiện các công trình chuyênkhảo về thơ ông Trong đó nổi bật nhất là ba công trình nghiên cứu sau đây:

Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí của Nguyễn Văn Hạnh (1985), Thi pháp thơ Tố Hữu của

Trần Đình Sử (1987) Hai công trình đầu tiếp cận thơ Tố Hữu theo ph ơngpháp truyền thống, kết hợp khảo cứu công phu khoa học với cảm thụ nghệthuật tinh tế có tính chất khám phá Trên cơ sở những nền tảng đã có, hainhà nghiên cứu đã lần đầu tiên nghiên cứu thơ Tố Hữu nh một chỉnh thểtoàn vẹn, có hệ thống, với nhiều phát hiện đóng góp đáng giá Tuy nhiênvới yêu cầu khám phá và lý giải thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu một cáchsâu sắc và biện chứng, phơng pháp tiếp cận truyền thống của hai công trìnhcha đáp ứng đợc

Đến công trình Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử, nhà nghiên cứu

đã có một cách tiếp cận thơ Tố Hữu theo lối khác, hiện đại hơn, đó là hớngtiếp cận thi pháp học Nhờ thế, dù đi sau, tác giả Trần Đình Sử với cách nhìnnhận thơ Tố Hữu dới một ánh sáng khác mới mẻ hơn, đã có những phát hiệnriêng độc đáo và sâu sắc mang tính khoa học Dù rằng cách tiếp cận này còn

có phần thiên về duy lý

2.2 Về tập thơ Gió lộng

Từ khi mới ra đời, tập thơ Gió lộng đã nhận đợc sự đón tiếp nồng nhiệt

của đông đảo công chúng và giới phê bình văn học Xung quanh tập thơ đã cónhiều công trình, nhiều bài viết nh: Đọc tập thơ Gió lộng của Tố Hữu của Vũ

Cao; Mấy ý nghĩ về tập thơ Gió lộng của Bảo Định Giang; Gió lộng - Tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình của Lê Đình Kỵ…

Nhà thơ Vũ Cao khi đọc tập Gió lộng của Tố Hữu đã nhận xét: Với một lối viết giản dị, thơ anh thờng nói đến những t tởng lớn, những tình cảm lớn nghe dờng nh cao xa nhng lại rất gần gũi với ngời đọc, rất gần gũi với những con ngời luôn luôn khao khát cái hay, cái đẹp cho cuộc đời [Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 2 -1962]

Trang 9

Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài giới thiệu về tập thơ Gió lộng đã

viết về những giá trị cơ bản của tập thơ: Gió lộng trớc hết là một tiếng ca vui của nhân dân ta trên miền Bắc sau khi hoà bình lập lại Một cái vui đầy tự hào của ngời chiến thắng Nhà nghiên cứu đã khái quát những giá trị nội dung

cơ bản của tập thơ Trên cơ sở so sánh, đối chiếu, Hoài Thanh đã phát hiện ralối t duy thơ khá độc đáo của Tố Hữu: Trong với ngoài, xa với nay gắn bó khăng khít với nhau Có thể xem đó là một đặc điểm, một u điểm của lối nhìn, lối nghĩ, lối cảm xúc của Tố Hữu trong Gió lộng

Đặc biệt, Hoài Thanh đã có những khám phá về giá trị nghệ thuật củatập thơ trên các phơng diện câu thơ, hình ảnh thơ, thể thơ, nhạc tính, vần trongcác bài thơ Về hình ảnh thơ trong tập Gió lộng, ông viết: Vẫn cái phong phú

ấy khi ta nhìn vào những hình ảnh trong câu thơ Tố hữu thờng suy nghĩ hay

đúng hơn cảm nghĩ bằng hình ảnh Những hình ảnh ấy chắp thêm cánh cho sức tởng tợng, cho thơ để xuyên qua hiện tợng đi sâu vào bản chất…Những hình ảnh trong thơ anh thờng đến rất đột ngột mà rất đúng, rất tự nhiên, rất

đẹp [Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8-1962].

Từ góc nhìn của một nhà nghiên cứu, Hoài Thanh bớc đầu đã có nhữngphát hiện, khám phá những thành tựu cơ bản về nghệ thuật của tập thơ về cácphơng diện: hình ảnh thơ, thể thơ, nhạc điệu, giọng điệu Những khá phá bớc

đầu này đã đặt nền tảng để những ngời đi sau tiếp tục đi sâu nghiên cứu về tậpthơ

Cũng trong những năm này còn có các bài thẩm bình, nghiên cứu về tậpthơ của các nhà thơ và các nhà nghiên cứu văn học nh: Bảo Định Giang, HàXuân Trờng, Lê Đình Kỵ Các bài viết chủ yếu đi vào khám phá, nhìn nhận,

đánh giá tập thơ về phơng diện nội dung Về mặt nghệ thuật, các bài viết cũngchỉ điểm qua những giá trị cơ bản của tập thơ nhng còn mang tính khái quát

Đặc biệt, nghiên cứu ngôn ngữ của tập thơ Gió lộng nh một đối tợng một cách

toàn diện, triệt để thì cha có công trình nào làm đợc

Trang 10

3 Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.Đối tợng nghiên cứu

Đối tợng nghiên cứu của luận văn này là 25 bài thơ thuộc tập thơ Gió lộng của Tố Hữu sáng tác trong giai đoạn (1955-1961), trong đó chúng tôi tập

trung khảo sát ở phơng diện ngôn ngữ thơ

Ngoài ra chúng tôi có tham khảo thêm một số bài thơ của cùng tác giả

đợc sáng tác ở giai đoạn trớc và sau tập thơ Gió lộng để so sánh làm nổi bật

đặc điểm ngôn ngữ của tập thơ này

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đi vào giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

- Nghiên cứu đặc điểm thơ Tố Hữu trong tập thơ Gió lộng ở phơng

diện hình thức: Về thể thơ, về ngữ âm, về cách tổ chức bài thơ

- Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ thơ Tố Hữu trong tập thơ Gió lộng về

phơng diện ngữ nghĩa, ngữ pháp: Các lớp từ, một số biện pháp tu từnổi bật

4 Phơng pháp nghiên cứu

Luận văn tiến hành nghiên cứu tập thơ Gió lộng của Tố Hữu từ

ph-ơng diện ngôn ngữ học Hớng tiếp cận của đề tài là từ những vấn đề lýluận soi vào những vấn đề cụ thể; kết hợp giữa phân tích và tổng hợp đểtìm ra những điểm phổ quát và riêng biệt về đặc trng phong cách ngônngữ của một tác giả

Để thực hiện mục tiêu đó, trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã sửdụng các phơng pháp thống kê, phân loại nguồn t liệu Phơng pháp phân tíchtổng hợp nhằm làm sáng tỏ từng luận điểm, khái quát thành đặc điểm cơ bản.Phơng pháp miêu tả đối chiếu, so sánh nhằm làm rõ những đặc điểm riêng vềngôn ngữ thơ Tố Hữu trong tập Gió lộng.

Trang 11

5 Đóng góp của luận văn

Với luận văn này, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói nhận xét,

đánh giá về thơ Tố Hữu, qua đó nhằm làm sáng tỏ phong cách ngôn ngữ thơ

ông Đặc biệt, luận văn đã góp thêm một công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu

ở góc độ ngôn ngữ nhằm làm phong phú thêm cho kết qủa nghiên cứu từ xa

đến nay về tác giả

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có ba chơng

Chơng 1 Những vấn đề chung liên quan đến đề tài.

Chơng 2 Đặc điểm về ngữ âm, thể thơ và cách tổ chức bài thơ trong tập

thơ Gió lộng.

Chơng 3 Đặc điểm về từ ngữ và cỏc biện pháp tu từ nổi bật trong tập

thơ Gió lộng.

Chơng 1 Những vấn đề chung liên quan đến đề tài

1.1 Về khái niệm thơ và ngôn ngữ thơ

1.1.1 Khái niệm thơ

Trong sự thình thành và phát triển của văn học, thơ là một trong nhữnghình thức sáng tác đầu tiên của loài ngời Chính vì thế mà trong một thời gian

Trang 12

khá dài, thuật ngữ thơ đợc dùng để chỉ văn học nói chung Nh vậy thơ là mộthình thức sáng tác văn học có từ lâu đời, nhng để đa ra một định nghĩa chínhxác và toàn diện về thơ thì thật không hề đơn giản.

Khái niệm thơ đã đợc đa ra từ rất sớm trong nền lí luận văn học cổ điểnTrung Hoa Tác giả Lu Hiệp trong cuốn Văn tâm điêu long đã từng nói đến ba

phơng diện cơ bản cấu thành một bài thơ đó là: Tình cảm (tình văn), ngôn ngữ (hình văn), và âm thanh (thanh văn) Đến thời nhà Đờng, nhà thơ Bạch C Dị

đã nêu lên các yếu tố cơ bản để tạo thành sự tồn tại của bài thơ: Cái cảm hoá

đợc lòng ngời chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trớc đợc bằng ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc đợc bằng ý nghĩa Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là

ý nghĩa Quan niệm trên đây không những nêu lên mà còn chỉ ra mối quan hệ

giữa các yếu tố cấu thành văn bản, vì vậy có thể xem đây là một quan niệmtoàn diện và sâu sắc nhất về thơ trong nền lí luận văn học cổ điển Trung Hoa

ở phơng Tây, các nhà nghiên cứu không đặt ra câu hỏi thơ là gì mà thaybằng câu hỏi tính thơ là gì và nó đợc biểu hiện nh thế nào? R Jacobson chorằng: Nhng tính thơ đợc biểu hiện nh thế nào? Theo cái cách từ ngữ đợc cảm nhận nh là từ ngữ chứ không phải nh vật thay thế đơn giản của đối tợng đợc chỉ định, theo cách những từ ngữ, những cú pháp, những ngữ nghĩa của chúng, hình thức bên trong và bên ngoài của chúng không phải là các dấu hiệu vô hồn của hiện thực mà còn có trọng lợng riêng, giá trị riêng Cũng chính

Jacobson sau khi nhắc lại hai kiểu sắp xếp cơ bản của hoạt động ngôn ngữ làtuyển chọn và kết hợp, đã đi đến kết luận: Chức năng thi ca đem nguyên lý t-

ơng đơng của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp Nh vậy, trong quá trình

nghiên cứu, R Jacobson đã ít nhiều chú ý tới nguyên lý tơng đơng về ý nghĩanhng cái ý nghĩa ở đây là ý nghĩa của đối tợng gọi tên và ý nghĩa ngữ phápnảy sinh từ những mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc có tính chất khépkín của văn bản Điều đó cũng có nghĩa là khái niệm ý nghĩa đợc hiểu mộtcách hạn hẹp Bởi trong thực tế, nh ta thấy, ý nghĩa của thơ nhiều khi vợt rangoài giới hạn của văn bản

ở Việt Nam, khái niệm thơ cũng đã đợc nhiều ngời đề cập với nhiềukhuynh hớng và quan niệm khác nhau Trong thời trung đại, các nhà thơ quanniệm thi dĩ ngôn chí và xem đó nh một chức năng cơ bản của thể loại này.

Nguyễn Bỉnh Khiêm khi viết về tập thơ Bạch Vân am của mình đã nói rõ nội

Trang 13

dung của chí: Có kẻ chí để ở đạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chí để ở

sự ẩn dật Phan Phu Tiên trong Việt âm thi Tập San đã viết: Trong lòng có

điều gì tất hình thành ở lời, cho nên thơ để nói chí vậy Có thể nói Thi ngôn chí là nguyên tắc mĩ học đã đợc các nhà thơ trung đại vận dụng mãi đến cuối

-sự xuất hiện của hàng loạt những quan niệm mới mẻ về thơ đợc các nhà thơ vàcác nhà nghiên cứu đa ra

Lu Trọng L cho rằng: Thơ sở dĩ là thơ, bởi vì nó xúc tích, gọn gàng, ít lời mà nhiều ý và nếu cần, phải tối nghĩa, mà tối nghĩa chỉ vì thi nhân không xuất hiện một cách trực tiếp, lời nói của thi nhân phải là hình ảnh.

Hàn Mặc Tử cho rằng: Làm thơ tức là điên, còn Chế Lan Viên thì: Làm thơ tức là làm sự phi thờng Thi sĩ không phải là ngời, Nó là Ngời Mơ Ngời say, Ngời Điên Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ Nó thoát hiện tại, nó xáo trộn dĩ vãng, nó ôm trùm tơng lai Ngời ta không thể hiểu đợc nó vì nó nói những cái vô nghĩa tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý Quan niệm của Hàn Mặc Tử và

Chế Lan Viên có phần nhấn mạnh thái quá, ít nhiều mang tính chất cực đoan.Tuy nhiên cũng có những quan niệm nhẹ nhàng, dễ chấp nhận Thế Lữ chorằng: Thơ riêng nó phải có sức gợi cảm ở bất kì trờng hợp nào.

Có thể thấy các định nghĩa về thơ ở thời kì này phần nào đó chịu ảnh ởng từ những quan niệm của trờng phái thơ tợng trng và siêu thực Pháp vàocuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Họ thờng lý tởng hoá hoặc đối lập một cáchcực đoan hiện thực cuộc sống và thơ ca Kiểu nh: Thơ là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất và cho hình ảnh tơi đẹp nhất, âm thanh tơi đẹp nhất trong thiên nhiên (La Martin).

h-Sau cách mạng tháng Tám, chúng ta lại có điều kiện tiếp xúc vớinhiều ý kiến, nhiều quan niệm về thơ Trớc hết, thơ là tiếng nói tâm hồn,

là sợi dây tình cảm ràng buộc con ngời với con ngời, là hành trình ngắnnhất đi tới con tim Theo Tố Hữu Thơ là một điệu hồn đi tìm những con

Trang 14

tim đồng điệu, thơ là tiếng nói tri âm Hoặc quan niệm thơ cải thiện cuộc

sống, hoàn thiện con ngời của Sóng Hồng Thơ là sự thể hiện con ngời và thời đại một cách cao đẹp Hay: Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cốt lõi của cuộc sống (Lu Trọng L).

Định nghĩa về thơ tiêu biểu nhất ở giai đoạn này là định nghĩa của nhà

nghiên cứu Phan Ngọc, theo ông: Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái

đản để bắt ngời nhận biết phải nhớ, phải cảm xúc do hình thức ngôn ngữ này

[31, 23] Khi nói hình thức ngôn ngữ thơ hết sức quái đản là bởi vì trong giaotiếp ngôn ngữ không ai tổ chức nh thế, ngôn ngữ hàng ngày không ai tổ chứctheo âm tiết, vần, nhịp Định nghĩa trên của Phan Ngọc phần nào gặp gỡ vớiquan niệm về thơ của tác giả Jakobson Theo ông một định nghĩa về thơ phải

có tính phổ quát, áp dụng đợc cho mọi trờng hợp gọi là thơ trên trái đất này,bất chấp mọi ranh giới về không gian, thời gian, ngôn ngữ, dân tộc, tập quán

Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số định nghĩa về thơ của các tácgiả tiêu biểu từ phơng Đông đến phơng Tây, từ trung đại đến hiện đại Tiếptheo, chúng tôi xin đa ra định nghĩa về thơ của nhóm tác giả là các nhà nghiêncứu phê bình văn học Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: Thơ là hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh nhất và có nhịp

điệu [18, 254].

Định nghĩa trên đây đã đa ra những đặc trng cơ bản của thơ đó là cáchbiểu hiện cảm xúc cô đọng, hàm súc, là sáng tác văn học bằng ngôn ngữ có nhịp điệu Đây là đặc trng cơ bản nhất để phân biệt thơ và văn xuôi.

Từ những quan niệm trên đây, chúng ta có thể rút ra những đặc trng cơbản cuae thơ nh sau:

tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm Tuy

nhiên, không phải lúc nào các đặc trng này cũng đợc biểu hiện giống nhau mà

Trang 15

tuỳ thuộc vào môi loại tác phẩm mà chúng đợc biểu hiện bằng những sắc thái

và mức độ khác nhau Đồng thời mỗi loại tác phẩm theo những thể loại khácnhau lại có đặc trng ngôn ngữ riêng So với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ

có những đặc trng riêng Đặc điểm nổi bật của thơ là chỉ dùng một số lợnghữu hạn các đơn vị ngôn từ để biểu hiện cái vô hạn của hiện thực bao gồm các

sự kiện tự nhiên và xã hội, thế giới nội tâm phong phú của con ngời Nh vậyngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ đời sống hàng ngày và khác với ngôn ngữvăn xuôi ở cấu trúc của nó, lời thơ ít nhng cảm xúc và ý nghĩa hết sức đa dạng,giàu sức gợi cảm

Xét ở phạm vi thể loại, ngôn ngữ thơ đợc biểu hiện các đặc trng ngữ

âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trng hoá, khái quát hoá hiện thực khách quan theo một cách tổ chức riêng của thơ ca.

Từ trớc đến nay, trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, cáctác giả đã dựa vào nguyên lý của F de Sausure về hoạt động của ngôn ngữ thơtheo quan hệ hệ hình và quan hệ cú đoạn để đa ra hai cơ chế hoạt động củangôn ngữ thơ là cơ chế lựa chọn và cơ chế kết hợp Tác giả Nguyễn Phan Cảnhcho rằng cơ chế lựa chọn dựa trên một khả năng của ngôn từ là các đơn vị ngôn ngữ có thể luân phiên cho nhau nhờ vào tính tơng đồng của chúng [5,

24] Cũng theo tác giả, nếu nh văn xuôi làm việc trớc hết bằng thao tác kếthợp và trong văn xuôi lặp lại là một điều tối kị thì ngợc lại chính cái điều tối

kị ấy lại là thủ pháp làm việc của thơ: trong thơ, tính tơng đồng của các đơn vịngôn ngữ lại đợc dùng để xây dựng các thông báo

Thao tác lựa chọn giúp cho nhà thơ có thể lựa chọn một đơn vị ngônngữ trong hàng loạt các đơn vị ngôn ngữ tơng đơng, có thể thay thế cho nhautrên trục dọc, sau khi đã lựa chọn thì thao tác kết hợp lại cho phép ngời làmthơ có thể tạo ra những kết hợp bất ngờ, sáng tạo nên những tiền đề vật chất

Hình thức ngữ âm trong thơ là yếu tố rất quan trọng Các nhân tố nh:

âm vận, điệp âm, điệp vần, khổ thơ là những nhân tố cơ bản tạo nên nhạc tínhtrong thơ Đó cũng là phơng tiện nổi bật trên bình diện ngữ âm để phân biệt

Trang 16

thơ với văn xuôi Sự phong phú về thanh điệu, số lợng các nguyên âm, phụ âmtrong tiếng Việt đã góp phần không nhỏ tạo nên tính nhạc trong thơ: khi trầmkhi bỗng, khi ngân nga, bay bỗng, khi dồn dập, thiết tha.

Khi tìm hiểu về tính nhạc trong thơ, chúng tôi lu ý khai thác mặt đối lậptrong hệ thống nguyên âm, hệ thống phụ âm và hệ thống thanh điệu Trongtừng hệ thống có sự đối lập sau đây:

- Sự đối lập về trầm - bỗng, khép - mở giữa các nguyên âm

- Sự đối lập về âm vang - tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc,vô thanh trong các phụ âm cuối

- Sự đối lập cao - thấp, bằng trắc của các thanh điệu

Cùng với sự đối lập, vần điệu, nhịp điệu cũng góp phần quan trọngtrong việc tạo tính nên nhạc cho thơ ca Vì rằng các yếu tố ngữ âm này vừa làcơ sở, vừa là chất liệu cho sự hoà âm của ngôn ngữ thơ ca Vì rằng các yếu tốngữ âm này vừa là cơ sở vừa là chất liệu cho sự hoà âm của ngôn ngữ thơ ca.Giáo s Dơng Viết á cho rằng: ngôn ngữ có trớc âm nhạc, âm nhạc từ trong ngôn ngữ mà ra Càng về sau chúng càng tách xa nhau để phát triển và cá biệt hoá Nhng dù xa nhau bao nhiêu giữa chúng vẫn có mối quan hệ rất căn bản [2, 25].

Nh vậy, nhạc thơ là thứ nhạc khác với âm nhạc thông thờng Nhạc thơ

đợc tạo thành bởi ba yếu tố chính là: âm điệu, vần điệu và nhịp điệu Tuynhiên, trong một tác phẩm cụ thể vai trò của ba yếu tố này không hoàn toàngiống nhau, phụ thuộc vào từng bài thơ, từng thể thơ cụ thể mà vai trò của mộtyếu tố nào đó nổi bật hơn các yếu tố còn lại Trong bất kì bài thơ nào, vai tròcủa ba yếu tố càng lớn thì nhạc điệu của bài thơ càng nổi bật, đồng thời ấn t-ợng ngữ nghĩa càng phụ thuộc vào ấn tợng ngữ âm

a) Âm điệu

Khái niệm âm điệu chỉ đợc xác lập trong thế tơng quan với khái niệmvần điệu và nhịp điệu Hiểu một cách đơn giản, âm điệu là sự hoà âm đợc tạo

ra từ sự luân phiên xuất hiện của các đơn vị âm thanh có những phẩm chất ngữ

âm tơng đồng và dị biệt trên trục tuyến tính

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập cho nên tính đối lập của

âm tiết tiếng Việt đã quy định âm điệu trong thơ cách luật tiếng Việt Sự tổnghoà của các yếu tố nh: cờng độ, trờng độ, cao độ, âm sắc đã tạo nên nhữngphẩm chất ngữ âm của tiếng Việt Chính vì thế, sự khác nhau giữa âm tiết này

Trang 17

và âm tiết khác về trờng độ suy cho cùng là do sự chi phối của hoàn cảnh phátngôn hoặc do âm lợng của nguyên âm mà có Theo đó, ta có những âm tiết kếtthúc bằng nguyên âm hay bán âm thì có độ vang và khả năng kéo dài trờng độlớn hơn những âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh.

Trong tiếng Việt, thanh điệu là yếu tố cơ bản chi phối phần vần của âmtiết Vì rằng thanh điệu là yếu tố thứ hai thể hiện tập trung nhất phẩm chấtcủa thi phẩm Chính vì thế, nói đến cách hoà âm trong thơ tiếng Việt thực chất

là nói đến cách hoà phối các thanh điệu, cách kết hợp âm thanh theo một kiểunhất định nào đấy Thanh điệu là sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói trong mọi

âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm thanh của từ và hình vị Vì thếthanh điệu là đặc trng của âm tiết trong khi ngữ điệu là đặc trng của âm, trọng

âm là đặc trng của từ Trong tiếng Việt, thanh điệu là yếu tố siêu đoạn baotrùm toàn bộ âm tiết và là yếu tố cơ bản để tạo ra sự khác biệt về phẩm chấtngữ âm giữa âm tiết này với âm tiết khác, cho nên nó là yếu tố chính của âm

điệu và đợc tìm hiểu trên hai bình diện là âm vực và đờng nét vận động

- Theo âm vực ta có: các thanh có âm vực cao bao gồm thanh khôngdấu, thanh hỏi và thanh sắc các thanh âm vực thấp gồm có thanh huyền, thanhngã và thanh nặng

- Theo đờng nét vận động ta có: những thanh có đờng nét bằng phẳngbao gồm thanh huyền và thanh không dấu (còn gọi là thanh bằng) nhữngthanh có đờng nét không bằng phẳng là thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc vàthanh nặng (còn gọi là thanh trắc)

Nh vậy, sự khác nhau về âm vực và đờng nét các thanh điệu sẽ tạo ra sựkhác nhau ở các cao độ của nốt nhạc hay nói cách khác sẽ tạo nên tính nhạctrong thơ

b) Vần điệu

Trong sáng tác cũng nh trong nghiên cứu, vần trong thơ có một vị trí hếtsức quan trọng, mặc dù nó là một khái niệm cha có tính ổn định cao TheoHêghen vần trong thơ là: do nhu cầu thực tại của tâm hồn muón nhìn thấy mình đợc biểu lộ rõ hơn, có sự vang dội đều đặn [22, 18] Thực chất vần là sự hoà âm, cộng hởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất định giữa hai từ hoặc là giữa hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp [10, 12] Có thể nói vần là chất keo để kết nối, gắn kết các dòng

thơ lại thành từng đoạn, từng bài, từng khổ hoàn chỉnh ở các câu thơ, khổ thơ

Trang 18

có vần với chức năng tổ chức vần thơ nh sợi dây ràng buộc các dòng thơ lại với nhau, do đó giúp cho việcđọc thuận miệng, nghe thuận tai, và làm cho ng-

ời đọc dễ thuộc, dễ nhớ [10, 22].

Đơn vị hiệp vần trong tiếng Việt là âm tiết, nhng theo cảm thức ngờiViệt không chấp nhận sự hiệp vần giữa một từ đa tiết với một từ đơn tiết haymột từ đa tiết khác Theo đó sự hiệp vần chỉ diễn ra giữa tiếng (âm tiết) nàyvới tiếng (âm tiết) khác mà thôi Trong các vần thơ bao giờ cũng có sự cộng h-ởng, sự hoà xớng với nhau của hai âm tiết có vần Đồng thời còn có sự hoà x-ớng đối lập nhau giữa các yếu tố tơng ứng trong hai âm tiết hiệp vần nhằm tạo

ra sự hoà âm cho các cặp vần Đó là sự hoà âm giữa hai thanh điệu của hai âmtiết hiệp vần, giữa âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối của âm tiết này với

âm tiết kia Chính nhờ điều đó, ta nhận ra vai trò lớn của âm tiết tiếng Việttrong việc tạo lập các vần cho thơ tiếng Việt Chúng ta dễ ràng nhận thấytrong thơ tiếng Việt, tất cả các yếu tố tạo ra âm tiết tiếng Việt đều tham ra vàoviệc tạo nên sự khác biệt của vần thơ Việt Nam nhằm tránh tạo lập vần Trongquá trình tham gia đó thanh điệu, thanh điệu, âm chính và âm cuối là nhữngyếu tố cơ bản tham ra vào việc tạo nên sự hoà âm cho vần thơ Tính nhạc trongthơ cũng nh khả năng mĩ cảm đặc biệt bắt đầu từ chính vị trí, mức độ hoà âm

và đặc điểm biến thiên cao độ của ác âm tiết mang vần

c) Nhịp điệu

Nhịp điệu thực chất là điệu tính từ sự xuất hiện luân phiên của các ngữ

lu F de Sassure cho rằng: dòng âm thanh chỉ là một đờng dài, một dải liên tục, trong đó thính giả không thấy sự phân chia nào đầy đủ và chính xác, muốn có sự phân chia nh vậy phải viện đến ý nghĩa nhng khi đã biết cần phải gắn cho mỗi bộ phận của chuỗi âm thanh một ý nghĩa gì và một vai trò gì thì

ta sẽ thấy một bộ phận đó tách ra, và cái dải vô hình kia sẽ phân ra thành từng đoạn [34, 95].

Theo đó trong thơ nhịp điệu là yếu tố hết sức quan trọng, nó là kết quảcủa việc hoà phối âm thanh đợc tạo ra từ ngắt nhịp Nhịp điệu liên kết các yếu

tố ngữ âm lại với nhau để tạo nhạc tính Bởi vì yếu tố quan trọng nhất để tạonên nhịp điệu chính là những chỗ ngừng, chỗ ngắt, trong sự phân bố mau, thahay đa dạng của chúng là độ dài ngắn khấc nhau của các quãng nghỉ hơi saucác khổ thơ, dòng thơ Cho đến nay, ngắt nhịp trong thơ có thể phân thành hailoại: ngắt nhịp cú pháp và ngắt nhịp tâm lý, hai loại nhịp này có khi tách biệt

Trang 19

có khi lại hoà quyện vào nhau tuỳ thuộc cấu trúc ngôn từ của từng dòng thơ,khổ thơ, bài thơ và theo cảm hứng Hơn nữa, nhịp thơ gắn liền với tình cảm,cảm xúc, các trạng thái rung cảm xúc động Vì vậy, nó có ảnh hởng đến việclựa chọn nhịp điệu cho câu thơ, bài thơ.

Nhịp trong câu thơ khác với nhịp trong văn xuôi Nếu nhịp trong vănxuôi luôn luôn trùng với nhịp cú pháp thì nhịp trong thơ không phải bao giờcũng trùng với nhịp cú pháp Sỡ dĩ nh vậy vì việc ngắt nhịp trong thơ chịu sựchi phối của yếu tố tâm lý và cấu trúc âm điệu Do đó cách ngắt nhịp, tạo nhịptrong thơ hết sức đa dạng và mang cá tính sáng tạo của từng nhà thơ

Trong thơ lục bát Việt Nam, việc ngắt nhịp diễn ra trớc hết dới áp lựccủa vần lng và xu hớng tăng song tiết hoá trong tiếng Việt Chính điều này dãtạo nên một loại nhịp đặc thù cho thể thơ này đó là nhịp tâm lý Đây là loạinhịp xuất hiện khi bối cảnh không đủ sức cho nhịp lẻ nào đó tồn tại Cơ sở củanhịp tâm lý chính là nhịp lẻ bị đồng hoá bởi tính nhịp nhàng của nhịp đôitrong dòng thơ và giữa các cặp 6/8 với nhau Trong thơ lục bát tiếng Việt, nhịpchẵn 2 - 2 - 2 - 2 và tiết tấu nhịp đôi đã hình thành từ lâu Tuy nhiên không vìthế mà chúng ta loại trừ nhịp lẻ dù cho loại nhịp này ít thích hợp với tâm lý athích sự hài hoà, cân đối của ngời Việt Vì thế, nhịp lẻ xuất hiện trớc hết lànhịp lẻ cân đối 3/3 sau đó mới đến nhịp lẻ độc lập, một loại nhịp biến cách vàkhông phổ biến ở thơ lúc bát Trong khi đó, ở thơ tự do có những câu rất giốngvới văn xuôi song lại có sức ngân rất lớn Có đợc điều đó là bởi vì trong thểthơ này các tác giả đã tạo ra nhịp thơ dài - ngắn, nhanh - chậm, mạnh - yếukhác nhau theo cảm xúc của mình Nh vậy: nhịp thơ là cái đợc nhận thứcthông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiêntheo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản

nh câu thơ, khổ thơ thậm chí cả đoạn thơ

Có thể nói vần và nhịp là hai yếu tố về mặt hình thức của thơ ca, lànhững đơn vị ngữ âm không thể thiếu trong ngôn ngữ thơ Giữa vần và nhịpluôn có mối quan hệ hữu cơ và tơng hỗ nhau Nhịp thơ là là yếu tố cơ bản, làxơng sống của bài thơ, là cơ sở cho việc gieo vần trong thơ

1.1.3.2 Bình diện ngữ nghĩa

Tính nhạc là dấu hiệu đặc thù đầu tiên, quan trọng nhất của thơ, nhngchỉ riêng tính nhạc thôi cha đủ, cha thể làm thơ Dấu hiệu thứ hai tạo nên sứcngân vang của thơ thuộc về bình diện ngôn từ Cùng với ngữ âm thì ngữ

Trang 20

nghĩa cũng là một yếu tố cấu thành tác phẩm thơ ca ngữ nghĩa trong thơ cakhác với ngữ nghĩa trong giao tiếp thờng nhật và khác với ngữ nghĩa trongvăn xuôi sớ dĩ có điều đó bởi vì ngôn ngữ thơ thờng cô đọng, hàm súc vềmặt ngôn từ và hình ảnh Một từ ngữ nào đó đợc đa vào thơ đều trải qua sựlựa chọn của tác giả vào vị trí của mình Ngữ nghĩa trong thơ không chỉ cógiá trị biểu hiện mà còn có những giá trị khác Khi đi vào thơ, do áp lực củacấu trúc mà ngữ nghĩa của ngôpn từ không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc,nghĩa ban đầu mà còn có những nghĩa mới, nghĩa phái sinh tinh tế, đa dạnghơn tạo nên hiện tợng nhoè (Nguyễn Phan Cảnh) về nghĩa của thơ Chính đặc

tính này vủa thơ đã làm cho mỗi chữ trong thơ có một sức mạnh tiềm tàng,chứa đựng cái đẹp, tinh tế, sâu sắc Trong thơ có những từ đợc sử dụng thôngqua các hình thức chuyển nghĩa nh: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh làmcho ngữ nghĩa của thơ nhiều khi trở nên mơ hồ, không xác định, phải lựachọn, liên tởng, tởng tợng mới có thể giải mã và cảm thụ hết vẻ đẹp tinh tếcủa câu thơ

Tính nhoè về nghĩa trong thơ đã góp phần tạo ra nhiều kiểu cấu trúc hếtsức đặc biệt, nhiều khi là bất bình thờng cho thơ Thơ cho phép sự tỉnh lợc,thiếu vắng cả những thành phần ngữ pháp, kể cả thành phần chính của câu nhchủ ngữ, vị ngữ dùng cả những biện pháp đảo từ, đảo ngữ, đảo trật tự cú pháp,

sự kết hợp không bình thờng, kể cả cách ngắt câu lạ mà trong văn xuôi không

đợc phép Mục tiêu của thơ là hiệu quả diễn đạt, là ý tại ngôn ngoại Chính

đặc trng ngữ nghĩa này tạo cho thơ ca một sức hút kỳ lạ đối với độc giả Chínhvì vậy, đến với thơ ca, chúng ta không chỉ tiếp xúc bằng mắt, bằng tai mà còncảm nhận bằng tình cảm, cảm xúc, bằng trí tởng tợng và liên tởng Ngôn ngữthơ, vì thế, không chỉ là phơng tiện giao tiếp mà còn là thứ gì đó cha từng đợcnói, cha từng đợc nghe

1.1.3.3 Bình diện ngữ pháp

Bình diện ngữ pháp trong thơ đợc biểu hiện ở những điểm cụ thể sau

đây: Sự phân chia các dòng thơ, câu thơ; những kiểu câu và cách sắp xếp các

từ ngữ trong thơ

Xét từ sự phân chia các dòng thơ, có ngời quan niệm dòng thơ tơng ứngvới câu thơ Tuy nhiên, trong thực tế, ranh giới này không phải trùng nhau bởivì: có những câu thơ bao gồm nhiều dòng thơ, có câu thơ bao gồm nhiều cả

đoạn thơ trong đó mỗi dòng thơ là một bộ phận của câu thơ

Trang 21

Cách sắp xếp từ ngữ trong câu thơ cũng khác với cách sắp xếp từ ngữtrong văn xuôi ở chỗ có khi các thành phần trong dòng, trong câu hay bị đảolộn trật tự Các từ không đợc sắp xếp theo lôgic bình thờng, nhất là ở nhữngcâu thơ có hiện tợng vắt dòng.

Cách cấu trúc trong câu thơ cũng khác với cách cấu trúc trong văn xuôi.Nếu câu trong văn xuôi buộc phải tuân theo những quy tắc chặt chẽ thì câutrong thơ không hoàn toàn tuân theo quy tắc bắt buộc và chặt chẽ Nhà thơ cóthể sáng tạo và sử dụng nhiều kiểu câu lạ, những câu quái đản mà vẫn không

ảnh hởng đến quá trình tiếp xúc ngữ nghĩa của văn bản Ngợc lại, sự kết hợpbất bình thờng đó đã mở ra những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơtrong quá trình diễn đạt cũng nh trong quá trình tạo lập những phong cáchriêng của nhà thơ

1.1.4 Mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa

Mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa luôn là vấn đề đợc đặt lênhàng đầu trong quá tình sáng tác của nghệ sĩ nói chung Văn học là lĩnh vựcsáng tạo đặc biệt, tất yếu nó cũng nằm trong quy luật chung của các ngànhnghệ thuật Nói nh vậy là trong quá trình sáng tác, các tác giả văn học cũnghết sức coi trọng mối quan hệ giữa hình thức và ngữ nghĩa trong một tácphẩm Bởi suy cho cùng phạm vi thể hiện giá trị t tởng và nghệ thuật của mộttác phẩm chính là hình thức và ngữ nghĩa của tác phẩm đó

Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống đợc phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm, đánh giá của nhà văn Đó là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau [18, 202] Theo nhà

nghiên cứu Mai Thánh Du đời Tống (Trung Quốc), nội dung trong thơ không

có gì khác hơn chính là cái tác giả cảm thụ trong lòng, ngời xem hiểu ngầmbằng ý cơ hồ rất khó nói ra bằng lời Nh vậy, thơ phải nói ra bằng nỗi niềm

đợc cảm nhận rõ rệt nhng không dễ ràng làm sống dậy đợc, truyền đạt bằngngôn từ Cùng với nội dung, hình thức là yếu tố thứ hai tạo nên chỉnh thể tácphẩm văn học Hình thức nghệ thuật của tác phẩm là hiện tợng độc đáo, hìnhthức hoàn toàn không phải số cộng giản đơn của các thủ pháp nghệ thuậtcũng nh các phơng tiện nghệ thuật Trong tính chỉnh thể của nó, hình thứcnghệ thuật là yếu tố đảm nhận t cách bộc lộ nội dung tác phẩm văn học.Theo các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì: Hình thức tác phẩm là

Trang 22

cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm [18, 203].

Nh vậy, giá trị một tác phẩm văn học cần phải đợc xem xét dựa trên sựthống nhất có tính nguyên tắc của nội dung ngữ nghĩa và hình thức không cótác phẩm văn học nào chỉ tồn tại với nội dung ngữ nghĩa mà không có sự thamgia của hình thức Nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki đã từng nói rõ về mốiquan hệ này: Trong tác phẩm nghệ thuật, t tởng và hình thức phải hoà với nhau một cách hữu cơ nh là tâm hồn và thể xác, nếu huỷ diệt hình thức thì có nghĩa là huỷ diệt t tởng và ngợc lại cũng vậy [30, 256].

Theo lý luận Mác xít thì hình thức biểu hiện nội dung ngữ nghĩa, hìnhthức phù hợp với nội dung Theo đó ngữ nghĩa có vai trò quyết định còn hìnhthức là yếu tố định hình, biểu hiện ngữ nghĩa Nh vậy, ngữ nghĩa quyết địnhviệc lựa chọn hình thức thể loại, ngôn ngữ, chi tiết, nhân vật, cốt truyện, kếtcấu Hình thức phù hợp với ngữ nghĩa trở thành tiêu chuẩn để đánh giá hìnhthức và làm nên giá trị của tác phẩm Về điều này, tác giả Biêlinxki đã viết:

khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức

là nó tách khỏi nội dung có nghĩa là huỷ diệt bản thân nội dung và ngợc lại tách nội dung khỏi hình thức có nghĩa là huỷ diệt hình thức [30, 256].

Tóm lại, quan hệ giữa ngữ nghĩa và hình thức là mối quan hệ thốngnhất, ngữ nghĩa và hình thức không những gắn bó mật thiết với nhau mà còn

có sự chuyển hoá cho nhau: Nội dung chẳng phải cái gì khác mà chính là chuyển hoá của hình thức vào nội dung và hình thức cũng chẳng phải cái gì khác hơn là sự chuyển hoá của nội dung vào hình thức [18, 257] Thông qua

việc tìm hiểu ngôn ngữ thơ Tố Hữu trong tập Gió lộng, chúng ta sẽ thấy rõ hơn

mối quan hệ này

1.2 Tố Hữu cuộc đời và thơ văn

1.2.1 Cuộc đời Tố Hữu

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh ThừaThiên - Huế, trong một gia đình nhà nho nghèo Từ thửa nhỏ, Tố Hữu đã đợccha dạy cho làm những bài thơ theo lối cổ Mẹ ông là con một nhà nho thích

su tầm ca dao tục ngữ

Năm ông 12 tuổi mẹ mất, cha đi làm xa Năm 13 tuổi, Tố Hữu vào họctrờng Quốc học Huế Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng do Đảng Cộng

Trang 23

sản Đông Dơng lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ, trong thời kì Cách mạngDân chủ, Tố Hữu sớm đợc giác ngộ cách mạng Năm 1936, ông ra nhập Đoànthanh niên Cộng sản và trở thành ngời lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ởHuế.

Năm 1937, ông bắt đầu có thơ đăng báo

Năm 1938, Tố Hữu ra nhập Đảng Cộng sản Đông Dơng

Tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và bị giam ở nhiều nhàlao ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Từ những năm 1937-1938 và suốtnhững năm tháng bị giam tại các nhà lao, Tố Hữu vừa rèn luyện ý chí vừa làmnhiều thơ cách mạng Những bài thơ đó sau này đợc tập hợp lại trong tập Thơ

(1946) và đến năm 1959, đợc in lại dới nhan đề Từ ấy.

Tháng 3 năm 1942, Tố Hữu vợt ngục Đắc Lây, trở về gây dựng cơ sở vàhoạt động cách mạng ở tỉnh Thanh Hoá

Tháng 8 năm 1945, Tố Hữu là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Thừa Huế và sau đó là Bí th Xứ uỷ Trung Kỳ

Thiên-Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu trở lại Thanh Hoáhoạt động và là Bí th Tỉnh uỷ Thanh Hoá

Năm 1947, Tố Hữu đợc Trung ơng Đảng điều động ra chiến khu ViệtBắc phụ trách công tác văn nghệ và là Trởng tiểu ban văn nghệ Trung ơng

Năm 1948, thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam, Tố Hữu tham gia Banchấp hành Hội

Năm 1951, tại Đại hội Đảng lần thứ II, Tố Hữu đợc bầu là Uỷ viên

dự khuyết Trung ơng Đảng và đến năm 1955 là Uỷ viên chính thức Trung

-ơng Đảng

Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III, Tố Hữu đợc bầu vào Ban Bí thTrung ơng Đảng và là Uỷ viên Ban Bí th trung ơng Đảng từ năm 1960 đếnnăm 1980 Ông còn là trởng Ban Thống nhất Trung ơng giai đoạn từ năm1974-1975

Năm 1976, tại Đại hội Đảng lần thứ IV, Tố Hữu đợc bầu là Uỷ viên dựkhuyết Bộ Chính trị và Bí th Ban chấp hành Trung ơng Đảng Từ năm 1980,

ông là Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ơng Đảng và từ năm 1981

đ-ợc giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trởng

Trang 24

Năm 1982, tại Đại hội Đảng lần thứ V, Tố Hữu đợc bầu lại là Uỷ viên

Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ơng Đảng, Bí th Ban chấp hành Trung ơng

Đảng và giữ chức vụ này cho đến năm 1986

Ngoài ra Tố Hữu còn đảm nhiệm nhiều cơng vị khác: Hiệu trởng TrờngNguyễn ái Quốc, Trởng Ban Thống nhất Trung ơng Đảng, Trởng Ban Tuyênhuấn Trung ơng, Trởng Ban Khoa giáo Trung ơng

Tố Hữu mất ngày 9 tháng 12 năm 2002, hởng thọ 82 tuổi

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và cầm bút, dù ở cơng vị nào,làm công tác gì, Tố Hữu vẫn bền bỉ làm thơ Từ khi có bài thơ đầu tiên đăngbáo cho đến những ngày cuối cùng trên giờng bệnh, bút lực nhà thơ vẫn rồirào, vì thế ông là nhà thơ cách mạng thành công ở tất cả các chặng đờng củacách mạng Việt Nam Ông đợc Nhà nớc phong tặng Giải thởng Hồ Chí Minh

về văn học và nghệ thuật năm 1996

1.1.2 Quá trình sáng tác

Trên bầu trời văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn đợc coi là mộtngôi sao sáng, là ngời mở đầu và dẫn đờng tiêu biểu của nền thơ ca cáchmạng Hơn sáu mơi năm hoạt động cách mạng và sáng tác thơ ca, thơ ông đãtrở thành niềm đam mê trong lòng độc giả

Ngay từ khi thơ Tố Hữu mới xuất hiện rải rác trên báo chí cách mạngvào những năm cuối của thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dơng, cùng với sự

đón tiếp nồng nhiệt của công chúng, giới văn học cách mạng đã đánh giá caothơ ông, coi đó là một hiện tợng mới mẻ của văn học cách mạng Trong bàiviết đầu tiên giới thiệu về thơ Tố Hữu, tác giả T và K đã khẳng định: Thơ Tố Hữu là cả một nguồn sinh lực đem phụng sự cho lý tởng [27, 12].

Ngay từ những bài thơ đầu tiên, Tố Hữu đã xác định cho mình lý tởngcách mạng, con đờng đấu tranh cách mạng là lý tởng sống cao đẹp của ngờithanh niên cộng sản:

Từ ấy trong tôi bừng nắngMặt trời chân lý chói qua timHồn tôi là một vờn hoa lá

Rất đậm hơng và rộn tiếng chim

(Từ ấy) [44, 47]

Trang 25

Tập thơ Từ ấy (1937-1946) là chặng đờng đầu mời năm thơ Tố Hữu,

cũng là mời năm hoạt động say mê, sôi nổi từ giác ngộ qua thử thách đến ởng thành của ngời thanh niên cách mạng trong giai đoạn lịch sử diễn ra nhiềubiến cố lớn lao rung chuyển và thay đổi sâu sắc cả xã hội Việt Nam Tập thơ

tr-Từ ấy gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng Đây là tiếng reo vui

của một tâm hồn tuổi trẻ băn khuăn đi tìm lẽ sống thì bắt gặp ánh sáng của lýtởng của Đảng Ngay từ những bài thơ đầu tiên, Tố Hữu đã xác định cho mình

lý tởng cách mạng, con đờng đấu tranh cách mạng chính là lý tởng sống cao

đẹp của ngời thanh niên cộng sản

Tập thơ Việt Bắc (1947-1954) là chặng đờng thơ Tố Hữu trong những

năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc Vào cuộc kháng chiến, thơ TốHữu hớng vào thể hiện con ngời quần chúng kháng chiến Đó là hình ảnh anh

vệ quốc quân nông dân hiền lành làm nên chiến thắng Việt Bắc (Cá nớc); là

anh bộ đội vợt lên trên gian khổ và thiếu thốn mà vẫn hào hùng trong t thế vơntới trên những núi đèo Tây Bắc (Lên Tây Bắc); là chị phụ nữ Bắc Giang; là

những bà mẹ nông dân hiền lành chất phác gắn bó với cách mạng, hoà làmmột tình thơng con với lòng yêu nớc (Bà mẹ Việt Bắc, Bà bủ, Bầm ơi); là em

bé liên lạc hồn nhiên, anh dũng ngã xuống cánh đồng quê hơng dới làn đạngiặc mà linh hồn và hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê hơng (Lợm) Trên

tất cả, tập trung và tiêu biểu cho mọi phẩm chất của dân tộc Việt Nam là hình

ảnh bác Hồ

Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh

những chặng đờng gian lao, anh dũng và những bớc đi của cuộc kháng chiếncho đến ngày thắng lợi Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn của con ngờiViệt Nam kháng chiến mà thống nhất và bao trùm là tình yêu nớc Việt Bắc là

một trong những thành tựu xuất sắc của văn học thời kháng chiến chống Pháp

Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam bớc vàomột giai đoạn mới với nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếptục đấu tranh giành thống nhất tổ quốc Thơ Tố Hữu vẫn tiếp tục bám sátnhững nhiệm vụ của cách mạng Tập thơ Gió lộng (1955-1961) khai thác

những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm của con ngờiViệt Nam của con ngời Việt Nam đơng thời: niềm vui, niềm tự hào, tin tởngvào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tình cảm với miền Nam

Trang 26

và ý chí thống nhất tổ quốc Những nguồn cảm hứng lớn ấy đã đem đến chotập thơ Gió lộng khuynh hớng sử thi và cảm hứng lãng mạn rõ nét.

Trong niềm vui với cuộc sống hiện tại, Tố Hữu không quên nhớ về quákhứ để thấm thía những đau khổ của cha ông và từ đó càng thấm thía ân tìnhcách mạng Trong mạch cảm hứng về ân tình cách mạng Mẹ Tơm là bài thơ

đặc sắc hơn cả Trong dòng hồi tởng của tác giả, hình ảnh ngời mẹ nghèo đợctái hiện vừa chân thành, bình dị vừa lớn lao cao cả Từ cuộc đời hi sinh thầmlặng của mẹ, nhà thơ đã suy nghĩ về lẽ sống và sự mất, còn:

Sống trong cát, chết vùi trong cátNhững trái tim nh ngọc sáng ngời.

(Mẹ Tơm) [44, 240]

Tập Gió lộng tiếp tục phát triển cảm hứng sử thi và khuynh hớng khái

quát với một cái tôi trữ tình đa dạng hơn và một nghệ thuật biểu hiện già dặn

hơn, nhuần nhuỵ hơn

Hai tập Ra trận (1967-1971), Máu và hoa (1972-1977) là chặng đờng

thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mĩ Thơ Tố Hữu lúc này làkhúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công, là lời kêu gọi, cổ vũ đấu tranh ở cả haimiền Nam, Bắc Khẳng định ý nghĩa lớn lao của cuộc kháng chiến chống Mĩ

đối với lịch sử dân tộc và thời đại

Thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chồng Mĩ mang đậm tínhchính luận và chất sử thi, nhiều chỗ còn vơn tới chất hùng ca Do đi theo hớngkhái quát - tổng hợp và chú trọng nội dung chính luận, thời sự, thơ Tố Hữuthời kì này có khi trở thành lời kêu gọi hô hào nh mệnh lệnh không phải cảmxúc lúc nào cũng theo kịp

Thơ Tố Hữu từ những năm 1978 trở lại đây đợc tập hợp trong hai tập

Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) Khuynh hớng trữ tình chính trị với

sự nhạy cảm trớc các vấn đề thời sự tuy vẫn dễ nhận ra nh một nét ổn định củathơ Tố Hữu, nhng đã không còn là mạch cảm hứng duy nhất hay nổi trội nhất

Đã qua những thăng trầm, trải nghiệm của cuộc đời, nh một lẽ thờng, nhà thơ

đã nghiêng về những lẽ đời, hớng tới những quy luật phổ quát và tìm kiếmnhững giá trị bền vững, giọng thơ vì thế thờng trầm lắng, thấm đợm chất suy t

Điều đáng chân trọng là trớc sau Tố Hữu vẫn kiên định niềm tin vào lý tởng vàcon đờng cách mạng

1.1.3 Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu

Trang 27

1.1.3.1 Tố Hữu là nhà thơ của lý tởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hớng thơ trữ tình chính trị

Tố Hữu là một chiến sĩ - thi sĩ, với ông, làm thơ trớc hết là để phục vụcho sự nghiệp cách mạng, cho lý tởng của Đảng Trong thơ Tố Hữu, từ trớc

đến sau, dù đề tài hay nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhấtquán ở chỗ lấy lí tởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cáchnhìn nhận và xúc cảm về mọi phơng diện, mọi hiện tợng của đời sống, kể cả

đời sống riêng t

Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đờisống cách mạng, lí tởng cách mạng, những tình cảm cách mạng thông qua tráitim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật

Tố Hữu là nhà thơ của những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn củacách mạng và con ngời cách mạng Đặc biệt trong những bớc ngoặc lớn củacách mạng, của đời sống dân tộc, hồn thơ ông thờng vang ứng nhạy bén vàdạt dào cảm hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, đợc sự đồng cảm vàhởng ứng của đông đảo công chúng Thơ Tố Hữu đã kế tục dòng thơ cáchmạng hồi đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhàthơ chiến sĩ cộng sản lớp trớc ở nửa đầu những năm 1930 nhng đã đợc đổimới trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hoá của thơ ca đơng thời,

đem đến cho văn học cách mạng một tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung, mới mẻ vàtràn đầy cảm hứng lãng mạn, mở ra khuynh hớng mới và có cảm hứng chủ

đạo - khuyng hớng trữ tình cách mạng trong suốt mấy chục năm cách mạngViệt Nam

1.1.3.2 Thơ Tố Hữu tràn đầy khuynh hớng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thờng tìm đến khuynh ớng sử thi và cảm hứng lãng mạn Khuynh hớng sử thi thờng nổi bật nhấttrong thơ Tố Hữu ở giai đoạn sau đặc biệt từ cuối tập Việt Bắc Cái tôi trữ tình

h-trong thơ ông là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh Đảng vànhân dân Con ngời trong thơ Tố Hữu tập trung nhất những phẩm chất của giaicấp, dân tộc, đến cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ đợc nâng tầm lên thànhnhững hình tợng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử Cảm hứng chủ

đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn Thơ Tố Hữu hớng vào tơng lai,khơi dậy niềm tin và say mê với con đờng cácg mạng Do khuynh hớng cảm

Trang 28

hứng ấy mà thơ Tố Hữu chú trọng đến tác động tình cảm, cảm xúc của ngời

đọc, đặc biệt khai thác giá trị nhạc điệu của thơ

1.1.3.3 Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào

Một điều rất dễ nhận ra là thơ Tố Hữu có giọng điệu rất riêng đó làgiọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thơng mến Giọng điệu ấy

có phần đợc thừa hởng từ điệu tâm hồn của ngời Huế với những câu ca, câu hòngọt ngào, thiết tha của quê hơng Nhng nó cũng xuất phát từ quan niệmcủa nhà thơ: Thơ là truyện đồng điệu…thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách

mạng, luôn hớng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm tình, trò chuyện,kêu gọi, nhắn nhủ Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơithơ liền mạch

1.1.3.4 Thơ Tố Hữu đậm đà bản tính dân tộc

Kế tục thơ ca truyền thống của dân tộc, đặc biệt thơ ca dân gian vàthơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà bản tính dân tộc cả trong nội dung và hìnhthức biểu hiện Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị,

đạo lý cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của nhà thơ đã gắn bó, hoànhập với tinh thần, tình cảm của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyềnthống ấy Về thể thơ, Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộcnh: lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ và có những sángtạo làm phong phú thêm cho các thể thơ này Trong thơ Tố Hữu có thể bắtgặp một cách phổ biến những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cáchdiễn đạt trong ca dao dân ca đã trở nên quen thuộc với tâm hồn ng ời Việt.Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị biểu cảm hơn là giá trịtạo hình, thậm chí nhà thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh tợng trng ớc lệquen thuộc Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu là ở nhạc điệu,

đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bỗng nhịp nhàng nên dễngâm, dễ thuộc Nghệ thuật thơ Tố Hữu thiên về tính truyền thống hơn lànhững sự tìm tòi, đổi mới theo hớng hiện đại

1.1.4 Về tập thơ Gió lộng

Trong hơn sáu mơi năm hoạt động cách mạng và cầm bút, ngoài cáctác phẩm văn xuôi về phê bình lý luận văn học, Tố Hữu đã để lại cho đờibảy tập thơ gồm có: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng

(1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng

Trang 29

đờn (1979-1992), Ta với ta (1992-1999) và một số bài thơ đợc sáng tác

những năm cuối đời

Tập thơ Gió lộng là tập thơ bao gồm 25 bài thơ đợc sáng tác từ năm

1955 đến năm 1961 Đây là tập thơ đợc xem nh một gạch nối của thơ Tố Hữugiữa hai thời kì trớc và sau cách mạng tháng Tám

Đọc tập thơ Gió lộng, trớc hết, chúng ta bắt gặp tiếng reo vui của những

con ngời đợc làm chủ vận mệnh của mình, tiếng reo vui đầy tự hào của mộtdân tộc vừa giành đợc chiến thắng:

Một vùng trời đất trong tayDẫu cha toàn vẹn đã bay cờ hồng

Việt Nam dân tộc anh hùngTay không mà đã thành công nên ngời

(Bài ca mùa xuân 1961) [44, 233]

Trong lời đề từ cho bài thơ mở đầu tập thơ, nhà thơ Tố Hữu đã viết: về

sự thay của của đất nớc, của con ngời giữa hai thời kì xa và nay:

Xa là rừng núi, là đêmGiờ thêm sông biển lại thêm ban ngày

(Xa Nay) [44, 194]

Vui với niềm vui về cuộc đời mới ở miền Bắc nhng vẫn không nguôimột nỗi nhớ miền Nam Gió lộng là tiếng nói sâu sắc về tình cảm thiêng liêng

về miền Nam trong hoàn cảnh đế quốc Mĩ ra sức biến miền Nam thành thuộc

địa kiểu mới Không phải lúc này Tố Hữu mới nói đến những tội ác của giặc,những nỗi khổ của đồng bào Nhng trớc kia, thơ ông cha có giọng đau xót,căm phẫn và uất ức nh lúc này khi nói về miền Nam

Trong bài Ta đi tới (1954), Tố Hữu đã có nhiều day dứt Càng về sau, thơ

ông càng biểu hiện một nỗi niềm không nguôi về miền Nam ruột thịt Khôngphải đến lúc này ông mới xa Huế nhng đến lúc này Tố Hữu mới có bài thơ nhớHuế Cho nên nỗi niềm nhớ thơng xa vời vợi mà đau xót biết bao nhiêu:

Huế ơi quê mẹ của ta ơiNhớ tự ngày xa tuổi chín mờiMây núi hiu hiu chiều lặng lặng

Ma nguồn gió biển nắng xa khơi

(Quê mẹ) [44, 195]

Trang 30

Cho đến lời thúc giục chất chứa căm hờn vì tội ác của giặc và cũng làlời hiệu triệu cả dân tộc đứng lên một năm sau trong bài Ba mơi năm đời ta có

Đảng:

Căm hờn lại giục căm hờnMáu kêu trả máu, đầu van trả đầu

Đến cái rạo rực trong Bài ca mùa xuân 1961:

Mấy hôm nay nh đứa nhớ nhà

Ta vẫn vơ hoài, rạo rực, vào raNghe tiếng mõ và nghe tiếng súngMiền Nam dậy, hò reo náo động!

(Bài ca mùa xuân 1961) [44, 236]

Rõ ràng thơ Tố Hữu đã theo rất sát những bớc đi của cách mạng miềnNam, lắng nghe và rung động với từng bớc đi ấy

Gió lộng vẫn kế tục Việt Bắc và Từ ấy Cũng vẫn một ánh sáng ấy, ánh

sáng của Đảng trong thơ Nhng cuộc sống trên đất nớc ta cũg có nhiều đổimới, tầm nhìn của nhà thơ cũng mới Tố Hữu lúc này đã đứng trên vị trí caocủa nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà sau ngày chiến thắng đã trải qua nhiềuthử thách khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau Về nghệ thuật, một sốbài thơ tiêu biểu trong Gió lộng cũng uyển chuyển hơn, nhuần nhị hơn so với

các tập thơ trớc

1.3 Tiểu kết

Trong toàn bộ chơng 1, chúng tôi đã điểm qua một số vấn đề, một sốkhái niệm liên quan đến đề tài nh thơ, ngôn ngữ thơ và đặc điểm của ngôn ngữthơ trong sự đối lập với văn xuôi Ngôn ngữ thơ trong sự đối lập với ngôn ngữvăn xuôi có những đặc trng riêng về âm điệu, vần điệu và nhịp điệu

Chúng tôi cũng trình bày những vấn đề cơ bản về cuộc đời, sự nghiệpvăn học, các chặng đờng sáng tác, phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu Trongnhững nét nổi bật của phong cách thơ ông, chúng tôi nhấn mạnh tính đến dântộc đặc biệt là về phơng diện ngôn từ và thể loại, những tiếp thu và những sángtạo của nhà thơ để làm phong phú thêm cho vốn từ tiếng Việt

Ngoài ra chúng tôi cũng đã đa ra những nhận định, đánh giá tổng quan

về tập thơ Gió lộng trên hai phơng diện cơ bản nội dung và nghệ thuật biểu

hiện Tất cả những điều đã nói ở trên sẽ là những tiền đề cần thiết tạo cơ sởcho chúng tôi triển khai phần trọng tâm của luận văn ở những chơng sau

Trang 32

Chơng 2

đặc điểm về thể thơ, về ngữ âm

và cách tổ chức bài thơ trong Gió lộng

2.1 Đặc điểm về các thể thơ trong Gió lộng

2.1.1 Thể thơ là gì?

Cùng với quá trình phát triển của văn học dân tộc là sự định hình vàbiến đổi của các thể thơ Lịch sử văn học dân tộc ta đã ghi nhận lại sự hìnhthành và phát triển các thể thơ theo những con đờng khác nhau Nhiều thể thơ

có nguồn gốc từ các thể thơ của văn học dân gian và phát triển thành các thểthơ của văn học viết Một số thể thơ khác lại đợc du nhập từ bên ngoài vào,trải qua quá trình Việt hoá của ngời Việt mà hình thành và ổn định nh một thểthơ của dân tộc Do đó, những tác phẩm thơ xuất sắc của nền văn học dân tộc

dù đợc sáng tác bằng thể thơ này hay thể thơ khác đều chứa chan tâm hồn vàtính cách của ngời Việt

Từ trớc đến nay, để phân biệt thể thơ này với thể thơ khác ngời ta thờngdựa vào hai tiêu chí cơ bản: căn cứ vào số lợng âm tiết trong một câu thơ vàcăn cứ vào luật vần trong mỗi bài thơ

Căn cứ vào số lợng âm tiết trong mỗi câu thơ ta có các thể thơ sau

Từ những tiêu chí phân loại về các thể thơ nh trên, khi đi vào tìm hiểutập thơ Gió lộng của Tố Hữu, chúng tôi nhận thấy 25 bài thơ của tập thơ đợc

tác giả sáng tác bằng nhiều thể thơ khác nhau: thơ 4 chữ (một bài: Ba bài thơ trăng - I), thơ 5 chữ (hai bài: Qua Liễu Châu, Phạm Hồng Thái), thơ 7 chữ

(bốn bài: Quê mẹ, Em ơi…Ba Lan…, Hoa tím, Mẹ Tơm), thơ 8 chữ (một bài: Mùa thu mới), thơ lục bát (năm bài: Chị là ngời mẹ, Ba bài thơ trăng II, Ba

bài thơ trăng III, Tiếng ru, Cánh chim không mỏi – ), thơ song thất lục bát(hai bài: Xa…nay, Ba mơi năm đời ta có Đảng), thơ tự do (mời bài)

Trang 33

Các bài thơ năm chữ trong tập thơ Gió lộng đều viết về chủ đề ca ngợi

những ngời chiến sĩ, ngời anh hùng đã làm nên sự nghiệp cách mạng Bài thơ Qua Liễu Châu là một khoảnh khắc nhớ về chủ tịch Hồ Chí Minh trong những

ngày bị chính quyền Tởng Giới Thạch giam cầm:

Tàu qua ga Liễu ChâuBác xa tù nơi đâu?

Đêm rét, tê xiềng xíchThơng nớc, dài tóc nâu

(Qua Liễu Châu)[44, 215]

Bài thơ đợc xây dựng trên một tứ thơ khá đơn giản: Trên hành trình đi thăm

n-ớc bạn Trung Quốc, tàu đi qua ga Liễu Châu - một địa danh mà trong nhữngngày bị chính quyền Tởng Giới Thạch giam (từ mùa thu năm 1942 đến mùathu năm 1943), bác Hồ đã từng bị giải qua đây

Cũng viết về đề tài ca ngợi, tri ân những anh hùng đã ngã xuống tronghai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam, bài thơ Phạm Hồng

Trang 34

Thái lại đợc xây dựng trên tứ thơ đối lập giữa hai sự sống và chết để làm nỗi

bật lên những phẩm chất của ngời anh hùng:

Sống, chết, đợc nh AnhThù giặc, thơng Nớc mình

Sống, làm quả bom nổChết, nh dòng nớc xanh!

(Phạm Hồng Thái)[44, 202]

Trong tập thơ Gió lộng của Tố Hữu có 2 bài đợc sáng tác theo thể thơ 5

chữ chiếm tỉ lệ 8% Về số lợng, so với các tập thơ của cùng một tác giả ra đời

ở các thời kì trớc và sau tập Gió lộng thì tỉ lệ các bài thơ năm chữ trong mỗi

tập thơ nh sau:

Trang 35

đó ở tập thơ Từ ấy, bài thơ 5 chữ ngắn nhất là bài Tơng tri cũng đã có độ dài là

20 câu còn bài dài nhất là bài: Con cá, chột na dài 73 câu

2.1.3 Thể thơ lục bát

Thơ lục bát là thể thơ mang đậm dấu ấn dân tộc, rất quen thuộc với conngời và tâm hồn Việt Nam Thơ lục bát là thể thơ do ngời Việt Nam sáng tạonên Thể thơ này xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn học dân tộc và cónhiều trong tục ngữ, dân ca, ca dao, trong các làn điệu chèo, tuồng và các tậpdiễn ca Trong văn học viết, thể thơ lục bát cũng đợc các nhà thơ vận dụng vàosáng tác từ khá sớm và đạt đợc những thành tựu to lớn nh Truyện Kiều của

Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu Trong nền thơ ca hiện đại

Việt Nam, thể thơ lục bát vẫn chiếm một vị trí quan trọng, đợc nhiều nhà thơ

và độc giả yêu thích

Đặc điểm về mặt hình thức, thơ lục bát là một thể thơ gồm tổ hợp giữacâu 6 và câu 8, số câu trong mỗi bài không hạn chế, ít nhất là hai câuđợc gọi

là một cặp với niêm luật khá đơn giản và có thể kéo dài tới hàng nghìn câu

Thơ lục bát của Tố Hữu một mặt vừa tiếp thu những đặc điểm truyềnthống của thơ lục bát trong dân ca, ca dao và văn học trung đại nhng mặt khácmặt nó cũng những mang đặc điểm của lục bát hiện đại Vì vậy, đọc thơ lụcbát của Tố Hữu chúng ta bắt gặp âm hởng của những làn điệu dân ca, ca daophảng phất âm hởng Truyện Kiều của Nguyễn Du nhng cũng mang tinh thần

mới của thời đại

Trong tập thơ Gió lộng, các bài thơ làm theo thể thơ này thuộc nhiều

chủ đề khác nhau Trớc hết là những bài thơ lục bát viết về thiên nhiên:

Trăng đi qua núi qua rừngHỏi anh T.S: “Có ng nhắn gì?”

Trang 36

- Qua rừng qua núi trăng điNhắn giùm với bạn “Có khi mình về”.

(Ba bài thơ trăng - II) [44, 211] Bài thơ đợc Tố Hữu viết năm 1942 khi đang bị giam giữ ở nhà tù

Đắc Lây nhng cũng đợc xếp vào tập Gió lộng Thi phẩm là phút thăng hoa

của tâm hồn thi nhân khi tìm đến với trăng trong hoàn cảnh tù đày Trăng

nh ngời bạn tâm giao đã vợt qua song sắt nhà tù tìm đến với thi nhân.Thông qua cuộc trò chuyện với trăng, ngời tù đã đa ra những dự cảm vềngày đợc tự do

Cũng thuộc đề tài viết về trăng, vẻ đẹp muôn thuở của thơ ca phơng

Đông bài thơ Ba bài thơ trăng III đi vào miêu tả vẻ đẹp của trăng trong khung

cảnh độc lập, hoà bình:

Đêm qua trăng sáng Cổ NgTrăng đầy mặt nớc, trăng nh mặt ngời

Trăng tơi mặt ngọc trên trờiNgẩn ngơ trăng ngó mặt ngời nh trăng

(Ba bài thơ trăng III) [44, 202]

Bài thơ mở ra một không gian đầy trăng, trong sáng, lãng mạn Trăng vànớc hoà quyện, soi chiếu, cộng hởng vào nhau cùng làm nên vẻ đẹp của khônggian thiên nhiên đó là không gian của miền Bắc trong thời kì độc lập, hoà bình

và xây dựng chủ nghĩa xã hội Với ba bài thơ trăng viết ở ba thời kì thuộc cácgiai đoạn cách mạng khác nhau, Tố Hữu đã xem trăng nh một chứng nhântrong tiến trình lịch sử cách mạng của dân tộc: trăng gắn với ngời từ hoàncảnh tù đầy, nô lệ cho đến ngày tự do, độc lập

Cũng là những vần thơ lục bát viết về thiên nhiên nhng bài thơ Tiếng ru

đã mợn thiên nhiên để răn dạy con ngời những bài học về đạo về lẽ sống:

Con ong làm mật, yêu hoaCon cá bơi, yêu nớc; con chim ca, yêu trời

Con ngời muốn sống, con ơiPhải yêu đồng chí, yêu ngời anh em

(Tiếng ru) [44, 229]

Khi miền Bắc dành đợc độc lập hoà bình và bắt đầu bớc vào thực hiện

kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cuộc sống đã có nhiều đổi thay Thói thờng, khigian khổ con ngời thờng yêu thơng, đùm bọc, che trở cho nhau nhng khi cuộc

Trang 37

sống đã có những đổi thay, ngời ta dễ quên đi tình yêu thơng của mình với

đồng bào, đồng chí với đồng loại quanh ta Bài thơ là lời nhắc nhở nhẹ nhàng

mà thấm thía của Tố Hữu về tình yêu thơng giữa con ngời với con ngời tronghoàn cảnh xã hội mới Bằng phép tu từ nhân hoá, Tố Hữu đã mợn câu chuyệncủa thiên nhiên để hớng tới con ngời, bài học về đạo đức đã trở nên hấp dẫn và

có sức thuyết phục hơn đối với ngời đọc

Không chỉ nói về tình yêu thơng giữa con ngời với con ngời, bài thơ

Tiếng ru còn đặt ra một bài học triết lý về truyền thống đoàn kết của ngời

Việt:

Một ngôi sao, chẳng sáng đêmMột thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng,

Một - ngời đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

(Tiếng ru) [44, 230]

Trong mạch cảm hứng chung về những bài học đạo lý Tiếng ru còn đặt

ra vấn đề về những ân tình của con ngời hôm nay đối với quá khứ Trong tậpthơ Gió lộng, chủ đề này đã đợc Tố Hữu nhắc tới trong nhiều bài thơ khác nh: Tiếng chổi tre, Mẹ Tơm Đây là một chủ đề quen thuộc trong thơ Tố Hữu ở

Thể thơ lục bát trong tập thơ Gió lộng còn đợc nhà thơ sử dụng để thể

hiện một đề tài hết sức quen thuộc trong thơ Tố Hữu nói riêng và thơ cáchmạng nói chung, đó là đề tài viết về chủ tịch Hồ Chí Minh Ngay từ tập thơ

Việt Bắc, Tố Hữu đã có những câu thơ rất hay viết về vị lãnh tụ của dân tộc

Việt Nam trong các bài Sáng tháng năm và Việt Bắc Còn ở tập Gió lộng, hình

tợng Hồ Chí Minh đợc nhà thơ thể hiện rất thàng công trong bài Cánh chim không mỏi:

Trang 38

Chiều nay gió lặng Nắng hanhMây bông trắng nõn, trời xanh Bác về

Sông Hồng nắng rực bờ đêNắng thơm rơm mới, đồng quê gặt mùa

(Cánh chim không mỏi) [44, 230]

Bài thơ Cánh chim không mỏi đợc ra đời nhân một sự kiện: chiều ngày

6-12-1960, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu của Đảng Lao động ViệtNam từ Liên Xô trở về nớc với bản tuyên bố lịch sử của Hội nghị các ĐảngCộng sản và Công nhân Trong niềm hân hoan đón Bác ngày trở về Tố Hữu đãlàm bài thơ để thể hiện niềm vui của cả dân tộc đồng thời bài thơ cũng khắchọa hình tợng lãnh tụ Hồ Chí Minh - cánh chim đầu tìm đờng đa dân tộc ViệtNam đến bến bờ hạnh phúc

Bài thơ mở ra với không gian cao, rộng, thoáng đãng với những hình

ảnh thiên nhiên trong trẻo của trời xanh, mây trắng của nắng rực bờ đê gợi.Thiên nhiên nh cũng đẹp hơn, có hồn hơn trong niềm vui của con ngời Tình

và cảnh hoà trong niềm hân hoan:

Bác về vui đó con ơiBác hôn các chau, Bác cời với dân

Ngày vui, vui những hai lầnBác về, mang cả mùa xuân lại nhà

(Cánh chim không mỏi) [44, 231]

2.1.4 Thể thơ 7, 8 chữ

Đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam bắt đầu bớc vào con đờng đổi mới,hiện đại hoá văn học Công cuộc hiện đại hoá diễn ra ở nhiều phơng diện,nhiều cấp độ Cùng với sự du nhập các yếu tố ngoại lai, thơ ca đã có sự biến

đổi các yếu tố truyền thống để tạo nên những yếu tố mới phù hợp với tinhthần thời đại Từ câu thơ trong thể ca trù, các nhà thơ đã phát triển thànhcâu thơ 8 chữ, mặt khác, họ đã xử lý lại câu thơ thất ngôn Đờng luật và vèdân gian để tạo ra câu thơ 7 âm tiết Chính điều này đã giúp cho thơ ViệtNam có thể thơ 7, 8 chữ

Đặc điểm nổi bật nhất của thể thơ này là các bài luân phiên xuấthiện các câu thơ 7 chữ và 8 chữ Có nhiều bài thơ từ đầu đến cuối các câuthơ chỉ có 7 chữ hoặc 8 chữ, nhng cũng có bài có sự đan cài giữa các câuthơ 7 và 8 chữ

Trang 39

Trong tập thơ Gió lộng, thể thơ 7 chữ có hai bài (Quê mẹ và Em ơi…Ba Lan…), thơ 8 chữ một bài (Mùa thu mới), thể thơ kết hợp cả 7 chữ và 8 chữ là

một bài (Mẹ Tơm) Điều đặc biệt là trong thơ 8 chữ của Tố Hữu nó thờng

mang những đặc điểm của thơ 7 chữ Có nhiều bài thơ, nhiều đoạn thơ, nhiềucâu thơ 8 chữ có thể tỉnh lợc để trở thành thơ 7 chữ

Thơ 7 chữ trong tập thơ Gió lộng một mặt, vừa tiếp thu những u điểm

của thể thơ 7 chữ truyền thống, mặt khác, nhà thơ cũng có những biến đổi,sáng tạo những niêm luật gò bó để tạo nên những câu thơ uyển chuyển, linhhoạt diễn tả đợc tinh thần của thời đại mới Khác với thể thơ 5 chữ chân chất,giản dị, thờng mang tính chất tự sự, thì thơ 7, 8 chữ của Tố Hữu gợi nhiều hơntả Cảm xúc của trữ tình đợc bộc lộ nhiều hơn, đề tài cũng đợc mở rộng hơntheo yêu cầu của cuộc đời mới Đó là những đổi thay trên quê hơng miền Bắcsau ngày hoà bình lập lại, tình yêu quê hơng hoà trong tình mẹ bao la, những

ân tình cách mạng đối với ngời đã khuất, tình bạn quốc tế cao cả với các nớcxã hội chủ nghĩa anh em Đặc biệt thể thơ 7, 8 chữ là những thớc phim thunhỏ bớc đi của cách mạng Việt Nam trên các chặng đờng

Trong niềm vui của miền Bắc những ngày hoà bình, độc lập, tự do vuivới niềm vui lớn lao ấy của đất nớc nhng hồn thơ Tố Hữu cũng không nguôinhớ về những ngày quá khứ:

Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!

Nhớ tự ngày xa, tuổi chín mờiMây núi hiu hiu, chiều lặng lặng

Ma nguồn gió biển, nắng xa khơi

(Quê mẹ) [44, 195]

Trở về với quê hơng, về với tình mẹ bao la trong những ngày quá khứtăm tối, lời thơ ông trở nên nhẹ nhàng, tha thiết mà sâu lắng Âm hởng ấy đợctạo nên từ nhịp thơ nhẹ nhàng, chậm dãi, các từ láy hiu hiu, lặng lặng càng

góp phần làm cho nhịp thơ trở nên chậm hơn, hành trình trở về quá khứ càngtrở nên thiêng liêng hơn

Cũng trong mạch cảm xúc trở về cùng những ân tình quá khứ, bài thơ

Mẹ Tơm đợc mở ra bằng những câu thơ mang đầy chất nhạc:

Tôi lại về quê mẹ nuôi xaMột buổi tra, nắng dài bãi cátGió lộng xôn xao, sóng biển đu đa

Trang 40

Mát rợi lòng ta, ngân nga câu hát.

Mẹ bấm con: im chúng nó lùng

(Quê mẹ)[44, 195]

Những câu thơ 7 chữ cũng đã ghi lại quá trình vận động, phát triển vàgiành thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ bóng tối hớng ra ánh sáng, từ đauthơng bớc đến ngày hạnh phúc:

Huế không buồn nữa, Huế ta ơiMắt ớt trăm năm đã hé cờiNghìn mảnh tơng lai về phấp phớiTruyền đơn cờ đỏ gió tung trời

(Quê mẹ) [44, 196]

Vui chăng, hỡi mẹ, đời vui đó

Cờ đỏ ta lay động mọi miền

Mẹ bấm con im: chúng nó lùngTìm ai, con hỏi, mẹ rằng: im!

(Quê mẹ) [44, 195]

Ca ngàn năm: Ba lan Ba Lan…

(Em ơi…BaLan )[44, 218]

Ngày đăng: 15/12/2015, 06:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w