Đặc điểm về các thể thơ trong Gió lộng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ tố hữu trong tập gió lộng luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 32)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Đặc điểm về các thể thơ trong Gió lộng

2.1.1. Thể thơ là gì?

Cùng với quá trình phát triển của văn học dân tộc là sự định hình và biến đổi của các thể thơ. Lịch sử văn học dân tộc ta đã ghi nhận lại sự hình thành và phát triển các thể thơ theo những con đờng khác nhau. Nhiều thể thơ có nguồn gốc từ các thể thơ của văn học dân gian và phát triển thành các thể thơ của văn học viết. Một số thể thơ khác lại đợc du nhập từ bên ngoài vào, trải qua quá trình Việt hoá của ngời Việt mà hình thành và ổn định nh một thể thơ của dân tộc. Do đó, những tác phẩm thơ xuất sắc của nền văn học dân tộc dù đợc sáng tác bằng thể thơ này hay thể thơ khác đều chứa chan tâm hồn và tính cách của ngời Việt.

Từ trớc đến nay, để phân biệt thể thơ này với thể thơ khác ngời ta thờng dựa vào hai tiêu chí cơ bản: căn cứ vào số lợng âm tiết trong một câu thơ và căn cứ vào luật vần trong mỗi bài thơ.

Căn cứ vào số lợng âm tiết trong mỗi câu thơ ta có các thể thơ sau đây: Thể thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 7, 8 chữ, thơ lục bát (tổ hợp gồm 6 chữ và 8 chữ), thơ song thất lục bát (tổ hợp gồm 4 câu gồm hai câu 7 chữ và hai câu lục bát).

Căn cứ vào luật vần của một bài thơ ta có hai loại thơ: Thơ cách luật (thể thơ có quy tắc và luật ổn định nh thơ Đờng luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát) và thể thơ không cách luật (thơ tự do có số tiếng trong một câu thơ, số câu trong một bài thơ không hạn định).

Từ những tiêu chí phân loại về các thể thơ nh trên, khi đi vào tìm hiểu tập thơ Gió lộng của Tố Hữu, chúng tôi nhận thấy 25 bài thơ của tập thơ đợc tác giả sáng tác bằng nhiều thể thơ khác nhau: thơ 4 chữ (một bài: Ba bài thơ trăng - I), thơ 5 chữ (hai bài: Qua Liễu Châu, Phạm Hồng Thái), thơ 7 chữ (bốn bài: Quê mẹ, Em ơi…Ba Lan…, Hoa tím, Mẹ Tơm), thơ 8 chữ (một bài:

Mùa thu mới), thơ lục bát (năm bài: Chị là ngời mẹ, Ba bài thơ trăng II, Ba

bài thơ trăng III, Tiếng ru, Cánh chim không mỏi – ), thơ song thất lục bát (hai bài: Xa…nay, Ba mơi năm đời ta có Đảng), thơ tự do (mời bài).

Bảng 2.1. Các thể thơ trong tập Gió lộng Thể thơ Số bài Tỉ lệ Thể thơ 4 chữ 1 4% Thể thơ 8 chữ 1 4% Thể thơ 5 chữ 2 8% Thể thơ song thất lục bát 2 8% Thể thơ 7, 8 chữ 4 16% Thể thơ lục bát 5 20% Thể thơ tự do 10 40%

Từ kết quả thống kê phân loại ở bảng 2.1 chúng tôi nhận thấy trong tập thơ Gió lộng, những thể thơ mà Tố Hữu lựa chọn nhiều nhất là thơ tự do, thơ lục bát, thơ 7, 8 chữ, 5 chữ. Vì vậy chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu các thể thơ này.

2.1.2. Thể thơ 5 chữ

Thơ năm chữ là một trong những thể thơ tiêu biểu của thơ hiện đại Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, thơ năm chữ đợc viết theo thể hát giặm (phổ biến trong tục ngữ và hát dặm Nghệ Tĩnh). Nhịp phổ biến trong thể thơ này là nhịp 3/2, khác với nhịp 2/3 mô phỏng theo thể thơ ngũ ngôn Trung Quốc. Vần trong thể thơ này có sự biến đổi, không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu trong mỗi bài thơ không hạn chế. Đầu thế kỉ XX thể thơ này mới thực sự đợc đem vào sáng tác thơ ca.

Các bài thơ năm chữ trong tập thơ Gió lộng đều viết về chủ đề ca ngợi những ngời chiến sĩ, ngời anh hùng đã làm nên sự nghiệp cách mạng. Bài thơ Qua Liễu Châu là một khoảnh khắc nhớ về chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày bị chính quyền Tởng Giới Thạch giam cầm:

Tàu qua ga Liễu Châu Bác xa tù nơi đâu? Đêm rét, tê xiềng xích Thơng nớc, dài tóc nâu.

(Qua Liễu Châu)[44, 215] Bài thơ đợc xây dựng trên một tứ thơ khá đơn giản: Trên hành trình đi thăm n- ớc bạn Trung Quốc, tàu đi qua ga Liễu Châu - một địa danh mà trong những ngày bị chính quyền Tởng Giới Thạch giam (từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943), bác Hồ đã từng bị giải qua đây.

Cũng viết về đề tài ca ngợi, tri ân những anh hùng đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam, bài thơ Phạm Hồng

Thái lại đợc xây dựng trên tứ thơ đối lập giữa hai sự sống và chết để làm nỗi bật lên những phẩm chất của ngời anh hùng:

Sống, chết, đợc nh Anh Thù giặc, thơng Nớc mình. Sống, làm quả bom nổ Chết, nh dòng nớc xanh!

(Phạm Hồng Thái)[44, 202] Trong tập thơ Gió lộng của Tố Hữu có 2 bài đợc sáng tác theo thể thơ 5 chữ chiếm tỉ lệ 8%. Về số lợng, so với các tập thơ của cùng một tác giả ra đời ở các thời kì trớc và sau tập Gió lộng thì tỉ lệ các bài thơ năm chữ trong mỗi tập thơ nh sau:

Bảng 2.2. So sánh số lợng, tỉ lệ các bài thơ 5 chữ trong tập Gió lộng và các tập thơ khác của tác giả:

Tập thơ Số lợng Tổng số bài Tỉ lệ

Từ ấy 8 72 11,1%

Việt Bắc 3 27 11,1%

Gió lộng 2 25 8%

Ra trận 2 34 5,85%

Nh vậy tỉ lệ các bài thơ 5 chữ trong các tập thơ cùng một tác giả trong các giai đoạn sáng tác là tơng đơng

Tuy nhiên, xét về số câu thơ trong mỗi bài thơ thì đã có sự khác nhau. Hai bài thơ 5 chữ trong tập thơ Gió lộng mỗi bài đều chỉ có bốn câu. Trong khi đó ở tập thơ Từ ấy, bài thơ 5 chữ ngắn nhất là bài Tơng tri cũng đã có độ dài là 20 câu còn bài dài nhất là bài: Con cá, chột na dài 73 câu

2.1.3. Thể thơ lục bát

Thơ lục bát là thể thơ mang đậm dấu ấn dân tộc, rất quen thuộc với con ngời và tâm hồn Việt Nam. Thơ lục bát là thể thơ do ngời Việt Nam sáng tạo nên. Thể thơ này xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn học dân tộc và có nhiều trong tục ngữ, dân ca, ca dao, trong các làn điệu chèo, tuồng và các tập diễn ca. Trong văn học viết, thể thơ lục bát cũng đợc các nhà thơ vận dụng vào sáng tác từ khá sớm và đạt đợc những thành tựu to lớn nh Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, thể thơ lục bát vẫn chiếm một vị trí quan trọng, đợc nhiều nhà thơ và độc giả yêu thích.

Đặc điểm về mặt hình thức, thơ lục bát là một thể thơ gồm tổ hợp giữa câu 6 và câu 8, số câu trong mỗi bài không hạn chế, ít nhất là hai câuđợc gọi là một cặp với niêm luật khá đơn giản và có thể kéo dài tới hàng nghìn câu.

Thơ lục bát của Tố Hữu một mặt vừa tiếp thu những đặc điểm truyền thống của thơ lục bát trong dân ca, ca dao và văn học trung đại nhng mặt khác mặt nó cũng những mang đặc điểm của lục bát hiện đại. Vì vậy, đọc thơ lục bát của Tố Hữu chúng ta bắt gặp âm hởng của những làn điệu dân ca, ca dao phảng phất âm hởng Truyện Kiều của Nguyễn Du nhng cũng mang tinh thần mới của thời đại.

Trong tập thơ Gió lộng, các bài thơ làm theo thể thơ này thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Trớc hết là những bài thơ lục bát viết về thiên nhiên:

Trăng đi qua núi qua rừng Hỏi anh T.S: “Có ng nhắn gì?”

- Qua rừng qua núi trăng đi Nhắn giùm với bạn “Có khi mình về”.

(Ba bài thơ trăng - II) [44, 211] Bài thơ đợc Tố Hữu viết năm 1942 khi đang bị giam giữ ở nhà tù Đắc Lây nhng cũng đợc xếp vào tập Gió lộng. Thi phẩm là phút thăng hoa của tâm hồn thi nhân khi tìm đến với trăng trong hoàn cảnh tù đày. Trăng nh ngời bạn tâm giao đã vợt qua song sắt nhà tù tìm đến với thi nhân. Thông qua cuộc trò chuyện với trăng, ngời tù đã đa ra những dự cảm về ngày đợc tự do.

Cũng thuộc đề tài viết về trăng, vẻ đẹp muôn thuở của thơ ca phơng Đông bài thơ Ba bài thơ trăng III đi vào miêu tả vẻ đẹp của trăng trong khung cảnh độc lập, hoà bình:

Đêm qua trăng sáng Cổ Ng Trăng đầy mặt nớc, trăng nh mặt ngời

Trăng tơi mặt ngọc trên trời Ngẩn ngơ trăng ngó mặt ngời nh trăng.

(Ba bài thơ trăng III) [44, 202] Bài thơ mở ra một không gian đầy trăng, trong sáng, lãng mạn. Trăng và nớc hoà quyện, soi chiếu, cộng hởng vào nhau cùng làm nên vẻ đẹp của không gian thiên nhiên đó là không gian của miền Bắc trong thời kì độc lập, hoà bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với ba bài thơ trăng viết ở ba thời kì thuộc các giai đoạn cách mạng khác nhau, Tố Hữu đã xem trăng nh một chứng nhân trong tiến trình lịch sử cách mạng của dân tộc: trăng gắn với ngời từ hoàn cảnh tù đầy, nô lệ cho đến ngày tự do, độc lập.

Cũng là những vần thơ lục bát viết về thiên nhiên nhng bài thơ Tiếng ru

đã mợn thiên nhiên để răn dạy con ngời những bài học về đạo về lẽ sống: Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nớc; con chim ca, yêu trời. Con ngời muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu ngời anh em.

(Tiếng ru) [44, 229]

Khi miền Bắc dành đợc độc lập hoà bình và bắt đầu bớc vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cuộc sống đã có nhiều đổi thay. Thói thờng, khi gian khổ con ngời thờng yêu thơng, đùm bọc, che trở cho nhau nhng khi cuộc

sống đã có những đổi thay, ngời ta dễ quên đi tình yêu thơng của mình với đồng bào, đồng chí với đồng loại quanh ta. Bài thơ là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía của Tố Hữu về tình yêu thơng giữa con ngời với con ngời trong hoàn cảnh xã hội mới. Bằng phép tu từ nhân hoá, Tố Hữu đã mợn câu chuyện của thiên nhiên để hớng tới con ngời, bài học về đạo đức đã trở nên hấp dẫn và có sức thuyết phục hơn đối với ngời đọc.

Không chỉ nói về tình yêu thơng giữa con ngời với con ngời, bài thơ

Tiếng ru còn đặt ra một bài học triết lý về truyền thống đoàn kết của ngời Việt:

Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng,

Một - ngời đâu phải nhân gian? Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

(Tiếng ru) [44, 230]

Trong mạch cảm hứng chung về những bài học đạo lý Tiếng ru còn đặt ra vấn đề về những ân tình của con ngời hôm nay đối với quá khứ. Trong tập thơ Gió lộng, chủ đề này đã đợc Tố Hữu nhắc tới trong nhiều bài thơ khác nh:

Tiếng chổi tre, Mẹ Tơm. Đây là một chủ đề quen thuộc trong thơ Tố Hữu ở thời kì sau cách mạng tháng Tám:

Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nớc còn?

(Tiếng ru) [44, 230]

Bài học đạo đức và những triết lý sống đợc lồng dới hình thức lời ru với những hình ảnh thiên nhiên gần gũi vừa bình dị mà lại vừa thấm thía tạo nên sức thuyết phục với ngời đọc ngời nghe.

Thể thơ lục bát trong tập thơ Gió lộng còn đợc nhà thơ sử dụng để thể hiện một đề tài hết sức quen thuộc trong thơ Tố Hữu nói riêng và thơ cách mạng nói chung, đó là đề tài viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ tập thơ

Việt Bắc, Tố Hữu đã có những câu thơ rất hay viết về vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trong các bài Sáng tháng năm Việt Bắc. Còn ở tập Gió lộng, hình tợng Hồ Chí Minh đợc nhà thơ thể hiện rất thàng công trong bài Cánh chim không mỏi:

Chiều nay gió lặng. Nắng hanh Mây bông trắng nõn, trời xanh. Bác về

Sông Hồng nắng rực bờ đê

Nắng thơm rơm mới, đồng quê gặt mùa.

(Cánh chim không mỏi) [44, 230] Bài thơ Cánh chim không mỏi đợc ra đời nhân một sự kiện: chiều ngày 6-12-1960, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu của Đảng Lao động Việt Nam từ Liên Xô trở về nớc với bản tuyên bố lịch sử của Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân. Trong niềm hân hoan đón Bác ngày trở về Tố Hữu đã làm bài thơ để thể hiện niềm vui của cả dân tộc đồng thời bài thơ cũng khắc họa hình tợng lãnh tụ Hồ Chí Minh - cánh chim đầu tìm đờng đa dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc.

Bài thơ mở ra với không gian cao, rộng, thoáng đãng với những hình ảnh thiên nhiên trong trẻo của trời xanh, mây trắng của nắng rực bờ đê gợi. Thiên nhiên nh cũng đẹp hơn, có hồn hơn trong niềm vui của con ngời. Tình và cảnh hoà trong niềm hân hoan:

Bác về vui đó con ơi

Bác hôn các chau, Bác cời với dân Ngày vui, vui những hai lần Bác về, mang cả mùa xuân lại nhà

(Cánh chim không mỏi) [44, 231]

2.1.4. Thể thơ 7, 8 chữ

Đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam bắt đầu bớc vào con đờng đổi mới, hiện đại hoá văn học. Công cuộc hiện đại hoá diễn ra ở nhiều phơng diện, nhiều cấp độ. Cùng với sự du nhập các yếu tố ngoại lai, thơ ca đã có sự biến đổi các yếu tố truyền thống để tạo nên những yếu tố mới phù hợp với tinh thần thời đại. Từ câu thơ trong thể ca trù, các nhà thơ đã phát triển thành câu thơ 8 chữ, mặt khác, họ đã xử lý lại câu thơ thất ngôn Đờng luật và vè dân gian để tạo ra câu thơ 7 âm tiết. Chính điều này đã giúp cho thơ Việt Nam có thể thơ 7, 8 chữ.

Đặc điểm nổi bật nhất của thể thơ này là các bài luân phiên xuất hiện các câu thơ 7 chữ và 8 chữ. Có nhiều bài thơ từ đầu đến cuối các câu thơ chỉ có 7 chữ hoặc 8 chữ, nhng cũng có bài có sự đan cài giữa các câu thơ 7 và 8 chữ.

Trong tập thơ Gió lộng, thể thơ 7 chữ có hai bài (Quê mẹ và Em ơi…Ba Lan…), thơ 8 chữ một bài (Mùa thu mới), thể thơ kết hợp cả 7 chữ và 8 chữ là một bài (Mẹ Tơm). Điều đặc biệt là trong thơ 8 chữ của Tố Hữu nó thờng mang những đặc điểm của thơ 7 chữ. Có nhiều bài thơ, nhiều đoạn thơ, nhiều câu thơ 8 chữ có thể tỉnh lợc để trở thành thơ 7 chữ.

Thơ 7 chữ trong tập thơ Gió lộng một mặt, vừa tiếp thu những u điểm của thể thơ 7 chữ truyền thống, mặt khác, nhà thơ cũng có những biến đổi, sáng tạo những niêm luật gò bó để tạo nên những câu thơ uyển chuyển, linh hoạt diễn tả đợc tinh thần của thời đại mới. Khác với thể thơ 5 chữ chân chất, giản dị, thờng mang tính chất tự sự, thì thơ 7, 8 chữ của Tố Hữu gợi nhiều hơn tả. Cảm xúc của trữ tình đợc bộc lộ nhiều hơn, đề tài cũng đợc mở rộng hơn theo yêu cầu của cuộc đời mới. Đó là những đổi thay trên quê hơng miền Bắc sau ngày hoà bình lập lại, tình yêu quê hơng hoà trong tình mẹ bao la, những ân tình cách mạng đối với ngời đã khuất, tình bạn quốc tế cao cả với các nớc xã hội chủ nghĩa anh em.. Đặc biệt thể thơ 7, 8 chữ là những thớc phim thu nhỏ bớc đi của cách mạng Việt Nam trên các chặng đờng.

Trong niềm vui của miền Bắc những ngày hoà bình, độc lập, tự do vui với niềm vui lớn lao ấy của đất nớc nhng hồn thơ Tố Hữu cũng không nguôi nhớ về những ngày quá khứ:

Huế ơi, quê mẹ của ta ơi! Nhớ tự ngày xa, tuổi chín mời Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng Ma nguồn gió biển, nắng xa khơi.

(Quê mẹ) [44, 195] Trở về với quê hơng, về với tình mẹ bao la trong những ngày quá khứ tăm tối, lời thơ ông trở nên nhẹ nhàng, tha thiết mà sâu lắng. Âm hởng ấy đợc

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ tố hữu trong tập gió lộng luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w