Biện pháp điệp ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ tố hữu trong tập gió lộng luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 97 - 107)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp điệp ngữ

Điệp ngữ (hay còn gọi là phép lặp) là lặp lại hình thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh mở rộng ý, gây ấn tợng mạnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng ngời nghe [25, 275]. Điệp ngữ có nhiều loại và nhiều cấp độ khác nhau.

3.2.4.1. Điệp từ

Trong thơ ca truyền thống đặc biệt là thơ Đờng luật, rất tối kị lối lặp này. Nhng trong thơ hiện đại nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng, biện pháp điệp từ ngữ đợc sử dụng rộng rãi. Trong tập thơ Gió lộng có nhiều bài đợc nhà thơ sử dụng lặp lại các từ ít thì một từ đợc sử dụng nhiều hơn một lần. Hiện t- ợng lặp từ ngữ ngoài tác dụng liên kết các câu thơ còn có tác dụng tạo nên nhịp điệu và tạo nên giá trị biểu cảm cho bài thơ.

Xét về tổ chức và cấu trúc, điệp từ ngữ trong tập thơ Gió lộng có những dạng sau đây:

a) Điệp từ ngữ nối tiếp:

Đây là dạng điệp mà trong đó các từ ngữ đợc lặp lại trực tiếp đứng bên nhau tạo nên chất tăng tiến. Chẳng hạn:

Chết dới chân bay vạn bẫy gài

Chết xuống đầu bay từng hốc núi

(Huế ơi) [44, 197] Hay:

Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt

Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt.

(Ngời con gái Việt Nam) [44, 209] Các từ ngữ đợc lặp lại chồng gối lên nhau tạo nên một âm hởng đặc biệt cho bài thơ. Cũng có khi các từ ngữ đợc lặp lại liên tục ở đầu các câu thơ để nhấn mạnh về số lợng, tạo cảm xúc ở ngời đọc, ngời nghe:

Những con ngời không chịu ô danh

Những ngời con không muốn chiến tranh

Những ngời mẹ không muốn con nô lệ.

(Thù muôn đời muôn kiếp không tan)

Những “độc lập”, “quốc gia”, “nhân vị”

Những đô la và những súng gơm.

(Thù muôn đời muôn kiếp không tan

[44, 212] Lối điệp từ này bằng cách tác động nhiều lần một đối tợng vào ngời đọc ngời nghe để nhấn mạnh:

Hồn chúng tôi quẩn quanh cùng đất nớc

Nh bóng dừa ôm những xóm làng yêu

Nh bóng cò bay sớm sớm chiều chiều

Nh sông lạch vẫn tắm đồng xanh mát

Nh sông biển vẫn dập dìu ca hát.

(Thù muôn đời muôn kiếp không tan)[44, 213] Cũng có nhiều trờng hợp nhà thơ đã sử dụng lối điệp nối tiếp để kêu gọi:

Hãy nghe đây, chúng ta nói một lời

Hãy thay chúng tôi truyền đi vang động.

(Thù muôn đời muôn kiếp không tan)[44, 214]

b) Điệp từ ngữ cách quãng:

Là dạng điệp từ ngữ trong đó có những từ ngữ đợc lặp lại đứng xa nhau nhằm tạo nên một ấn tợng nổi bật và có tác dụng âm nhạc rất cao:

Giặc về, giặc chiếm đau xơng máu

Đau cả dòng sông, đau cỏ cây!

(Huế ơi) [44, 197]

Từ ngữ đợc lặp lại ở các vị trí khác nhau trong câu thơ có tác dụng nhấn mạnh lên rất nhiều lần nỗi đau của quê mẹ dới gót giày của thực dân Pháp đồng thời câu thơ bẻ làm nhiều đoạn nh có một nỗi đau trong lòng ngời đọc đang trào dâng theo cảm xúc của câu thơ.

Trong bài thơ Thù muôn đời muôn kiếp không tan, nhà thơ lại sử dụng dạng điệp cách quãng để nhấn mạnh tội ác của Mĩ nguỵ đối với đồng bào miền Nam:

Hãy nghe tiếng của một nghìn xác chết Chết thê thảm, chết một ngày bi thiết.

[44, 212] Cũng có bài nhà thơ đã dùng lối điệp cách quãng trong các câu thơ để nhấn mạnh về số nhiều xuất hiện trong các câu thơ:

Tay ta, tay búa, tay cày

Tay gơm, tay bút dựng xây nớc nhà.

(Ba mơi năm đời ta có Đảng) [44, 223] Từ tay đợc tác giả lặp lại nhiều lần để làm nỗi bật khối đoàn kết giữa các tầng lớp trong xã hội cùng đồng lòng chung sức để xây dựng đất nớc. Trong những câu sau Tố Hữu lại lặp từ trông để nhấn mạnh t thế của đất nớc khi dành đợc độc lập t thế của một đất nớc từ thân phận nô lệ đứng lên sánh vai cùng với các nớc khác:

Trông lại nghìn xa, trông tới mai sau

Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu.

(Ba mơi năm đời ta có Đảng) [44, 224] Lối điệp nối tiếp có tác dụng nhấn mạnh tạo ấn tợng đối với điều muốn nói còn điệp cách quãng lại vừa nhấn mạnh lại vừa tạo nên nhạc tính cho bài thơ.

3.2.4.2. Điệp ngữ

Điệp cụm từ là sử dụng lặp lại một cụm từ trong một câu thơ hoặc trong các câu thơ ở gần nhau về vị trí để nhấn mạnh và tạo nhạc điệu riêng cho đoạn thơ bài thơ.

Trong tập thơ Gió lộng lối điệp cụm từ đợc nhà thơ sử dụng khá phổ biến và đạt đợc hiệu quả nghệ thuật quan trọng:

Đã nghe nớc chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài

Đã nghe gió ngày mai thổi lại

Đã nghe hồn thời đại bay cao…

(Ba mơi năm đời ta có Đảng) [44, 225] Căn cứ vào vị trí của các cụm từ đợc lặp lại trong câu thơ điệp cụm từ cũng đợc chia làm hai loại là điệp nối tiếp và điệp cách quãng.

a) Điệp ngữ nối tiếp:

Điệp nối tiếp là lặp lại các cụm từ đợc lặp lại đứng gần nhau trong câu thơ để nhấn mạnh tạo cảm xúc cho câu thơ, bài thơ:

Đứng lên cứu tự do độc lập

Đứng lên giành ruộng đất, áo cơm!

Đứng lên thân cỏ thân rơm.

(Ba mơi năm đời ta có Đảng) [44, 220] Nhờ sự lặp lại nhiều lần cụm từ đứng lên ở vị trí đầu các câu thơ mà tác dụng kêu gọi của đoạn thơ đã đợc nâng lên rất nhiều.

Trong tập thơ Gió lộng Tố Hữu sử dụng nhiều lối điệp cụm từ nối tiếp để tạo nên những hiệu quả nghệ thuật cho thơ:

Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt

Đảng ta đây, xơng sắt da đồng

Đảng ta, muôn vạn công nông

Đảng ta, muôn vạn tấm lòng yêu thơng

Đảng ta Mác-Lênin vĩ đại.

(Ba mơi năm đời ta có Đảng) [44, 220] Với lối điệp ngữ Đảng ta tới 5 lần trong khổ thơ, nhà thơ đã khơi dậy niềm tự hào của mỗi ngời Việt Nam về vai trò lãnh đạo của Đảng, vang lên âm hởng đầy tự hào về Đảng.

Cũng có khi để nhấn mạnh vai trò của các vị lãnh tụ cách mạng trong lịch sử nhà thơ cũng sử dụng lối lặp cụm từ:

Với Lênin, làm lại loài ngời

Với Lênin, làm thế kỉ hai mơi

(Với Lênin) [44, 203]

b) Điệp ngữ cách quãng:

Điệp ngữ cách quãng là lối điệp cụm từ trong đó các cụm từ đứng cách xa nhau nhằm nhấn mạnh điều muốn nói và tạo nhạc tính cho bài thơ:

Ngày mỗi ngày, từng chiếc lá tre xanh Đã mọc lên quanh những làng kháng chiến

Ngày mỗi ngày, từng miếng đất cỏ gianh Đã lật lên dới đờng cày mới luyện

(Mùa thu mới) [44, 207]

Điệp cụm từ cách quãng có sự đan xen giữa các cụm từ giống nhau và các từ, cụm từ khác nên ngoài ý nghĩa để nhấn mạnh lối điệp này còn mang lại nhạc tính cho thơ:

Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non

Yêu biết mấy, những con đờng ca hát Qua công trờng mới dựng mái nhà son!

Yêu biết mấy, những bớc đi dáng đứng Của đời ta chập chững buổi đầu tiên Tập làm chủ, tập làm ngời xây dựng Dám vơn mình cai quản lại thiên nhiên!

Yêu biết mấy, những con ngời đi tới Hai cánh tay nh hai cánh bay lên Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn mà không sợ các loài sên

(Mùa thu mới) [44, 208] Sự phân bố các cụm từ yêu biết mấy ở đầu các câu thơ theo những khoảng cách phân bố không đều nhau: khi thì cách 2 dòng khi thì cách 4 dòng giúp cho nhịp thơ co duỗi linh hoạt diễn tả thành công niềm vui của những ng- ời đang đứng lên làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nớc.

3.2.4.3. Điệp cú pháp

Điệp cú pháp là dạng thức của phơng thức lặp thể hiện ở việc lặp lại trong câu kết ngôn và có thể lặp lại một số h từ mà chủ ngôn đã sử dụng [40, 93].

Qua khảo sát tập thơ Gió lộng của Tố Hữu, chúng tôi nhận thấy trong tập thơ chỉ có một lần nhà thơ sử dụng kiểu điệp cú pháp:

Nh những ngày xa

Ngời là đồng chí Hồn nhiên giản dị

Giữa công nông ngồi chật quanh ngời Rất yêu thơng, đôi mắt nheo cời.

Nh những ngày xa

(Với Lênin) [44, 205]

Kiểu điệp cú pháp đầu cuối tơng ứng trong đoạn thơ trên đã làm sống lại hình ảnh của lãnh tụ phong trào công nhân thế giới Lênin, ngời đã ra đi vào cõi vĩnh hằng nhng hình tợng ngời sống mãi trong lòng ngời, trong lòng nhân loại tiến bộ nh những ngày xa.

Qua việc tìm hiểu tập thơ Gió lộng của Tố Hữu ở cấp độ từ và những biện pháp tu từ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

- Về các lớp từ trong tập thơ Gió lộng, Tố Hữu sử dụng năm lớp từ với số lợng lớn sau: lớp từ chỉ thiên nhiên, lớp từ chỉ không gian, lớp từ chỉ thời gian, lớp từ chỉ tâm trạng và lớp từ chỉ địa danh, tên ngời. Các lớp từ này vừa thể hiện vốn từ ngữ rất giàu có vừa thể hiện rõ nét đặc điểm của thơ Tố Hữu trong tập thơ Gió lộng: Thơ Tố Hữu là tiếng gieo vui của một dân tộc vừa giành đợc độc lập, Tố Hữu là nhà thơ của những lẽ sống lớn, niềm vui lớn.

- Trong tập thơ, nhà thơ đã sử dụng rất thành công một số biện pháp tu từ nh: nhân hoá, so sánh, hoán dụ, điệp ngữ...Với biện pháp nhân hoá, nhà thơ đã gắn cho thế giới sự vật vô tri những đặc điểm của con ngời. Phép tu từ so sánh đã làm cho thơ ông trở nên giàu sức gợi hình, gợi cảm, làm cho vật đợc so sánh trở nên khái quát và giàu ý nghĩa hơn. Chính những biện pháp tu từ này đã góp phần đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao trong thơ ông. Qua các biện pháp tu từ, đối tợng đợc miêu tả đợc tô đậm thêm, nhấn mạnh thêm và cảm xúc của nhân vật trữ tình cũng đợc bộc lộ rõ.

Kết luận

Qua quá trình khảo sát thống kê và tìm hiểu 25 bài thơ trong tập thơ Gió lộng của Tố Hữu chúng tôi nhận thấy thơ ông xét ở góc độ ngôn ngữ có một số đặc điểm sau đây:

1. Trong sáng tác ở giai đoạn cuộc kháng chiến chống thức dân Pháp vừa giành đợc thắng lợi, Tố Hữu sử dụng khá nhiều thể thơ song nhìn chung tác giả chủ yếu lựa chọn các thể thơ sau đây: Thơ 5 chữ, thơ lục bát, thơ 7 chữ và thơ tự do. Điều đặc biệt là ở thể thơ nào Tố Hữu cũng có những tìm tòi, đỏi mới và có những sáng tạo riêng làm phong phú thêm cho các thể thơ truyền thống của văn học dân tộc.

2. Nhịp điệu trong thơ Tố Hữu khá đa dạng và linh hoạt cùng với những các gieo vần phong phú nh vần chính, vần thông, vần thông, vần chân, vần l- ng, vần liền, vần ôm, vần cách...Cách gieo vần và sử dụng nhịp điệu trong thơ cùng với những đặc trng về nguyên âm, phụ âm, thanh điệu đã tạo nên nhạc tính trong thơ ông. Vì vậy đọc thơ Tố Hữu dễ nhận thấy thơ ông khi thì có giọng nhẹ nhàng tha thiết, khi sôi nổi thiết tha vừa kế thừa âm hởng dân ca, ca dao lại có những đổi mới của thời đại.

3. Cách tổ chức bài thơ của Tố Hữu cũng mang những đặc điểm riêng của nhà thơ: bài thơ đợc tổ chức linh hoạt và đa dạng, bài thơ, khổ thơ, câu thơ không bị hạn chế bởi số lợng câu số lợng tiếng mà nó luôn đi theo mạch cảm xúc của nhà thơ. Hơn nữa thơ Tố Hữu trong Gió lộng viết về thời kỳ đất nớc vừa giành đợc độc lập tự do đang bắt tay vào xây dựng cuộc đời mới nên bài thơ, khổ thơ, câu thơ có lúc dài ngắn theo nhịp điệu cuộc sống và cảm hứng của tác giả. Tiêu đề của bài thơ dễ hiểu và phản ánh đợc nội dung của bài thơ.

4. Thơ Tố Hữu lựa chọn sử dụng với mật độ khá dày các lớp từ chỉ thiên nhiên, lớp từ chỉ không gian, thời gian và lớp từ chỉ tâm trạng, lớp từ là những danh từ riêng chỉ tên đất, tên ngời và những lớp từ này trở thành chất liệu biểu đạt nghệ thuật rất hiệu quả. Các lớp từ này đã làm nên một trong những đặc điểm lớn của thơ Tố Hữu đó là khuynh hớng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đó là hệ thống từ ngữ đợc lựa chọn in đậm dấu ấn của thời đại xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nớc ở miền Nam.

5. Thơ Tố Hữu cũng sử dụng khá thành công các biện pháp tu từ nh nhân hoá, hoán dụ, so sánh và điệp ngữ...Đặc biệt nhất là phép tu từ so sánh, vật đợc so sánh trong thơ Tố Hữu thờng mang tính trừu tợng, khái quát hơn,

khơi gợi đợc tính sáng tạo ở ngời đọc. Chính những biện pháp tu từ này đã góp phần lớn làm nên đặc điểm ngôn ngữ thơ Tố Hữu vừa đậm đà tính dân tộc vừa mang tinh thần của thời đại.

6. Thơ Tố Hữu trong Gió lộng mang sắc thái riêng góp nên một tiếng nói riêng hoà vào phong cách chung của thơ ca cách mạng Việt Nam thời kỳ sau cách mạng tháng Tám.

Tài liệu tham khảo

1. Aristote, Lu Hiệp (1999), Nghệ thuật thi ca, văn tâm điêu long, Nxb Văn học, Hà Nội.

2. Dơng Viết á (2000), Ca từ trong âm nhạc Việt Nam, Viện âm nhạc Hà Nội.

3. Vũ Tuấn Anh(1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Võ Bình (1975), “Bàn thêm về một số vấn đề về thơ” Tạp chí Ngôn ngữ,,

(3).

5. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội.

6. Huy Cận, Hà Minh Đức (1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Tài Cẩn (1997), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Mai Ngọc Chừ (1991), Vần thơ Việt Nam dới ánh sáng ngôn ngữ học,

Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

11. Vũ Thị Sao Chi (2005), “Một số vấn đề về nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ văn Việt Nam, Tạp chí Ngôn ngữ, (3).

12. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình nhìn từ góc độ loại hình,

Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học S phạm Hà Nội.

13. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Bảo Định Giang (1962), Mấy ý nghĩ về tập thơ Gió lộng, Tạp chí

Văn nghệ, (3).

16. Gió lộng (1961), Nxb Văn học, Hà Nội.

17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1998), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Hạnh (1970), Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, Nội san Trờng Đại học s phạm I, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Hạnh (1985), Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí, Nxb Thuận Hoá, Huế.

20. Nguyễn Thái Hoà (2005), Từ điển tu từ phong cách thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Thông tin, Hà Nội. 22. Lê Đình Kỵ (1962), Đờng vào thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

23. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

24. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Phong Lan (2000), Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 28. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

29. Phơng Lựu (Chủ biên) (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Phan Ngọc (1985), Cách giả thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Trẻ

TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ tố hữu trong tập gió lộng luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 97 - 107)