1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giá trị nhân văn hiện thực trong di cảo thơ của chế lan viên

149 891 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học với đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên, tôi đã nhận được sự quan tâm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Mỹ Thơ

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC

TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Mỹ Thơ

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC

TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN

Chuyên ngành : Lí luận văn học

Mã số : 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHÙNG QUÝ NHÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác

Người thực hiện

Võ Thị Mỹ Thơ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học

với đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên, tôi

đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, của quí thầy cô giảng dạy chuyên ngành Lí luận văn học (Cao học khóa 23 – Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh) Đặc biệt, tôi vinh

dự nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình và nhiệt thành của Phó Giáo sư – Tiến

sĩ Phùng Quý Nhâm, người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phùng Quý Nhâm, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quí thầy cô, các phòng ban của trường Đại học

Sư phạm Tp Hồ Chí Minh (Phòng Sau đại học, Thư viện trường) và gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC 10

1.1 Giá trị nhân văn 10

1.1.1 Cơ sở của giá trị nhân văn 10

1.1.2.Vấn đề thuật ngữ của giá trị nhân văn 12

1.1.3 Bản chất của giá trị nhân văn 14

1.2 Giá trị nhân văn hiện thực 18

1.2.1 Cơ sở của giá trị nhân văn hiện thực 18

1.2.2 Bản chất của giá trị nhân văn hiện thực 21

1.2.3 Biểu hiện của giá trị nhân văn hiện thực 22

1.2.4 Vai trò của giá trị nhân văn hiện thực 29

Chương 2 NỘI DUNG BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN 31

2.1 Thái độ đa chiều đối với chiến tranh 31

2.1.1 Đau xót, cảm thương nỗi đau chiến tranh 31

2.1.2 Căm phẫn, tố cáo tội ác chiến tranh 35

2.1.3 Trân trọng, tôn vinh vẻ-đẹp-Người trong chiến tranh 38

2.1.4 Băn khoăn, suy tư về thực trạng sau chiến tranh 42

2.2 Thái độ đa chiều đối với thực tại 44

2.2.1 Tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn người đương thời 44

2.2.2 Trăn trở trước tình trạng xã hội đương thời 50

2.3 Khơi dậy vẻ-đẹp-Người từ những vấn đề quá khứ và tương lai 56

2.3.1 Nghĩ khác về quá khứ 57

2.3.2 Dự đoán về tương lai 64

2.4 Suy nghiệm vấn đề thuộc bản chất con người 67

Trang 6

2.4.1 Suy nghiệm về cuộc đời 68

2.4.2 Suy nghiệm về thời gian 72

2.4.3 Suy nghiệm về cái chết 76

2.5 Gửi gắm tâm sự cá nhân 80

2.5.1 Tâm sự con người xã hội 81

2.5.2 Tâm sự con người văn chương 84

Chương 3 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN 90

3.1 Tu từ nghệ thuật 92

3.1.1 Tu từ đối lập 92

3.1.2 Tu từ so sánh 100

3.1.3 Tu từ ẩn dụ 108

3.1.4 Câu hỏi tu từ 110

3.1.5 Tu từ liệt kê 113

3.2 Biểu tượng nghệ thuật 118

3.2.1 Biểu tượng về cái đẹp 120

3.2.2 Biểu tượng về nỗi đau 124

3.2.3 Biểu tượng về thời gian 125

3.2.4 Biểu tượng về cái chết 127

3.3 Giọng điệu nghệ thuật 129

3.3.1 Giọng điệu trăn trở, suy tư 130

3.3.2 Giọng điệu đối thoại, chất vấn 131

3.3.3 Giọng điệu trữ tình đằm thắm 133

3.3.4 Giọng điệu đời thường chân mộc 134

KẾT LUẬN 137

TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Chế Lan Viên là một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám 1945 Ông cũng là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại Trong khoảng năm mươi năm sáng tác, nhà thơ đã cống hiến cho nền thơ ca dân tộc khối lượng tác phẩm đồ sộ và đa dạng: 14 tập thơ, 7 tập văn xuôi, 8 tập tiểu luận, cùng hàng trăm trang di cảo thơ giá trị Ngay từ buổi đầu vào nghề, nhà thơ

đã sớm định hình cá tính sáng tạo, để rồi, qua từng chặng đường sáng tác, phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên ngày càng đậm nét Thậm chí, khi tác giả đã ra đi, với gia tài văn chương giá trị, đồ sộ, phong cách duy biệt ấy vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến những thi

sĩ thế hệ sau Với quan niệm nghệ thuật và ý thức sáng tạo nghiêm túc, quá trình lao động của Chế Lan Viên bền bỉ, hiệu quả và để lại nhiều thành tựu giá trị Bên cạnh đó, con đường sáng tạo của ông còn song hành với các giai đoạn lịch sử của dân tộc Bởi thế, việc nghiên cứu các sáng tác của Chế Lan Viên không dừng ở giá trị nội tại của tác phẩm mà còn phần nào giúp hiểu hơn cả nền thơ và tâm hồn thời đại

1.2 Sinh thời, bằng tư duy nghệ thuật không ngừng vận động, Chế Lan Viên đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với hàng loạt tập thơ ghi dấu sự chuyển biến về nội dung tư tưởng cùng cách tân hình thức nghệ thuật Đến khi nhà thơ qua đời, những sáng tác chưa được công bố của ông một lần nữa khiến độc giả không khỏi ngạc nhiên, trầm trồ, thán phục trước chiều kích mới của ngọn tháp nghệ thuật Chế Lan Viên Hàng trăm vần thơ di cảo được nhà văn Vũ Thị Thường, người bạn đời -

bạn văn của ông, dày công góp nhặt, tuyển chọn Ba tập Di cảo thơ – tập 1 (1992), Di

cảo thơ – tập 2 (1993), Di cảo thơ – tập 3 (1996) do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành,

tập hợp những bài thơ của Chế Lan Viên chưa từng công bố hoặc có đăng báo nhưng không tập hợp vào tập thơ nào Chiếm số lượng chủ yếu trong ba tập thơ là các sáng tác hoàn chỉnh hay chưa hoàn chỉnh nhà thơ viết vào những năm cuối đời Vì vậy, có thể xem những bài thơ này trước hết là trang nhật kí bằng thơ Chế Lan Viên viết cho

chính mình Bởi thế, việc tìm hiểu Di cảo thơ giúp người tiếp nhận hiểu trọn vẹn, toàn

diện, chân xác hơn con người xã hội lẫn con người văn chương Chế Lan Viên Đồng

thời, Di cảo thơ – tập 2 của Chế Lan Viên được trao giải thưởng Văn học của Hội Nhà

Trang 8

văn Việt Nam năm 1994 Điều đó chứng tỏ những sáng tác nhà thơ viết riêng cho mình vào cuối đời, tưởng chỉ dừng ở ý nghĩa cá nhân, lại được công nhận vị trí quan trọng trong sự nghiệp thơ ca Chế Lan Viên nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói

chung Với ý nghĩa quan trọng và giá trị đặc sắc, Di cảo thơ của Chế Lan Viên cần

được nghiên cứu toàn diện, hệ thống, chuyên sâu và đa chiều hơn so với hiện trạng

nghiên cứu Di cảo thơ từ trước đến nay

1.3 Giá trị nhân văn hiện thực là phẩm chất muôn thuở, toàn vẹn của văn chương, là tiêu chí đánh giá chất lượng tác phẩm văn học Nó có ý nghĩa hoàn thiện

hóa giá trị nhân văn Với đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên, chúng tôi mong muốn tiếp nối tiền nhân, đi sâu nghiên cứu về giá trị văn

học toàn năng này Điều này còn có ý nghĩa đối với thời đại mà giá trị văn học đích thực có nhiều biến động như hiện nay

1.4 Xét tổng thể ba tập Di cảo thơ, chúng tôi nhận thấy giá trị nhân văn hiện thực thể hiện tập trung và sâu sắc Một mặt, Di cảo thơ mang những biểu hiện bản chất của

giá trị nhân văn hiện thực mẫu mực; mặt khác, vẻ đẹp nhân văn hiện thực lại được khúc xạ qua lăng kính tâm hồn và tâm sự vào cuối đời, cùng dấu ấn phong cách độc đáo, duy biệt của Chế Lan Viên Nhờ vậy, việc nghiên cứu giá trị nhân văn hiện thực

trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên sẽ giúp ta hiểu sâu sắc, toàn vẹn hơn về hiện thực

xã hội và hiện thực tâm hồn, chất nhân văn đời sống và nhân văn hồn người Không chỉ vậy, qua đó, ta còn phát hiện được nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật cho phong cách sáng tạo Chế Lan Viên ở giai đoạn cuối đời

Như vậy, bởi vị trí đặc biệt của Chế Lan Viên trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại

và vị trí đặc biệt của Di cảo thơ trong sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên, chúng tôi

mạnh dạn nghiên cứu đề tài Giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế

Lan Viên Hi vọng việc phát hiện vẻ đẹp giá trị nhân văn hiện thực ánh chiếu trong

nội dung và nghệ thuật của ba tập thơ sẽ giúp nhận cảm sâu sắc, xác đáng giá trị đích thực của ba tập thơ đặc biệt và tầm vóc toàn diện của nhà thơ đặc biệt

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

Với luận văn, chúng tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu ba tập Di cảo thơ của Chế

Lan Viên nhằm phát hiện, lí giải và phân tích giá trị nhân văn hiện thực thông qua biểu hiện nội dung và thể hiện hình thức Qua đó, chúng tôi có nguyện vọng liên hệ mở

rộng về sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ thuở Điêu tàn đến thời Di cảo thơ Từ đó, hi vọng có thể góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí đặc biệt của ba tập Di cảo thơ trong hành trình nghệ thuật thơ Chế Lan Viên và phần nào

nhận diện toàn vẹn, chính xác hơn chân dung nghệ thuật của nhà thơ Đồng thời, về mặt lí luận, chúng tôi cố gắng khẳng định thêm vai trò sống còn của giá trị nhân văn hiện thực đối với sinh mệnh văn chương nghệ thuật

3 Lịch sử vấn đề

Sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên bắt đầu từ khá sớm (vào năm 1937, khi nhà

thơ chỉ mới 17 tuổi) với nhiều thành tựu đặc sắc và tiêu biểu Từ khi tác phẩm Điêu

tàn ra đời (1937) cho đến lúc ba tập Di cảo thơ được công bố (1992, 1993, 1996), thơ

Chế Lan Viên luôn nhận được sự quan tâm của công chúng yêu thơ và các nhà nghiên cứu Các bài viết về thơ Chế Lan Viên nhìn chung khá phong phú và đa dạng gồm cả phê bình, nghiên cứu, chân dung văn học được triển khai chủ yếu theo hai hướng: nghiên cứu thơ Chế Lan Viên đặt trong thành tựu chung của thơ ca Việt Nam hiện đại

và tìm hiểu thơ Chế Lan Viên xét trong sự nghiệp thơ ca của chính nhà thơ Số lượng bài viết có đến vài trăm bài, chưa kể các công trình lí luận văn học, nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại có đề cập, diễn giải, liên hệ tác phẩm của ông

Những người đầu tiên có công giới thiệu, bình giải thơ Chế Lan Viên phải kể đến Hoài Thanh, Hàn Mặc Tử Đến giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi thơ Chế Lan Viên bắt mạch với nền văn học Cách mạng, tác giả cho ra đời hàng loạt tập thơ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chung của dân tộc, hiện tượng nghiên cứu thơ Chế Lan Viên ngày càng sâu rộng Có thể kể đến bài viết của các tác giả như Xuân Diệu,

Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức

Sau năm 1975, khi những tác phẩm của Chế Lan Viên được tôn vinh bằng các giải thưởng, nhiều công trình nghiên cứu thơ Chế Lan Viên công phu và hệ thống ra đời, tiêu biểu là công trình của hai tác giả Đoàn Trọng Huy, Hồ Thế Hà Bên cạnh đó

Trang 10

còn nhiều bài nghiên cứu, cảm nhận như Hoa trên đá và Ánh Trăng (Văn nghệ, số 15, 12-04-1986) của Tế Hanh, Từ Điêu tàn đến Hoa trên đá (Văn nghệ, số 15, 12-04- 1986) của Ngô Văn Phú, Đọc Hoa trên đá của Chế Lan Viên (Văn nghệ, số 13, 30-

03-1985) của Nguyễn Xuân Nam

Đến năm 1994, khi Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng cho Di cảo thơ – tập

2 của Chế Lan Viên, xuất hiện thêm nhiều bài viết nghiên cứu về Di cảo thơ như của

các tác giả Nguyễn Bá Thành, Phong Lê, Trần Mạnh Hảo Trong đó, Phong Lê với

bài Chế Lan Viên, trải nghiệm và kiếm tìm đã khẳng định: “Di cảo thơ tiếp tục

khuấy động, gây tranh luận, và có mặt làm mới suy nghĩ của tôi trong bối cảnh công cuộc đổi mới hôm nay Lại thấy ở Chế Lan Viên những suy tư về nghệ thuật trong gắn

bó thiết cốt, máu thịt với Cách mạng, với cuộc đời ” [35, tr.186]

Sang năm 1995, những bài viết đi sâu tìm hiểu giá trị của hai tập Di cảo thơ xuất

hiện ngày càng nhiều với nhiều quan điểm đa dạng Nguyễn Thái Sơn trong Chế Lan

Viên và Di cảo thơ mạnh dạn khẳng định: “Chế Lan Viên ở những sáng tác trước Di

cảo thơ mới ở trên một mặt phẳng còn thơ chưa in và thơ in sau khi nhà thơ từ trần đã

tạo nên một diện mạo có chiều kích khác Đó là phù điêu Đó là tượng tròn Đó là

tượng đài.” [1, tr.413] Phạm Quang Trung trong Đọc Chế Lan Viên và Di cảo thơ đã

trao đổi với Nguyễn Thái Sơn về cách nhìn thỏa đáng và phù hợp đối với vị trí của Di

cảo thơ trong tổng thể sự nghiệp thơ Chế Lan Viên Trong bài viết Di cảo thơ của Chế

Lan Viên, Võ Tấn Cường đưa ra nhận định thâu tóm tinh thần chung của tập thơ: “Di

cảo thơ là di chúc về cuộc đời và nghệ thuật [ ] đã gây nên những dao động về cảm

xúc thẩm mỹ trong người đọc với những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sinh tồn của nhân loại.” [1, tr.422]

Trong dịp tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ (1999), có nhiều bài viết về

sự nghệp thơ ca của ông nói chung và Di cảo thơ nói riêng Riêng phần Di cảo thơ, có

các bài viết Di cảo thơ Chế Lan Viên, hành trình tìm lại chính mình của Nguyễn Quốc Khánh, Chế Lan Viên trong Di cảo của Vũ Quần Phương Thu thập những bài

viết trong dịp tưởng niệm này, cùng các nghiên cứu trước đây, nhiều công trình sưu

tầm, biên soạn công phu, dày dặn ra đời như Chế Lan Viên, về tác gia và tác phẩm

Trang 11

của Vũ Tuấn Anh, Chế Lan Viên giữa chúng ta của Lê Quang Trang, La Yên, Thơ Chế Lan Viên và những lời bình của Mai Hương, Thanh Việt

Vào những dịp tưởng niệm 15 năm (2004), 20 năm (2009) ngày mất và kỉ niệm

90 năm (2010) ngày sinh của nhà thơ, nhiều bài nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên cùng

Di cảo thơ ra đời tiếp tục góp phần khẳng định đóng góp quan trọng của sự nghiệp thơ

Chế Lan Viên nói chung và Di cảo thơ nói riêng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại Nhìn chung, những bài nghiên cứu về Di cảo thơ đều tập trung khẳng định giá trị

của ba tập thơ, xem đây là đỉnh cao mới trong sự nghiệp thơ ca kì vĩ của Chế Lan

Viên Đồng thời, các nhà nghiên cứu xem Di cảo thơ là mặt còn khuất bấy lâu nay của

tháp Bayon bốn mặt Chế Lan Viên Nhờ diện mạo nghệ thuật mới này, chúng ta có thể

hiểu trọn vẹn và sâu sắc tháp ngà nghệ thuật và nhân sinh Chế Lan Viên Bên cạnh đó,

cũng còn tồn tại một số ý kiến cho rằng Di cảo thơ là minh chứng cho sự mâu thuẫn

trong cuộc đời và nghệ thuật của Chế Lan Viên

Về công trình nghiên cứu công phu thơ Chế Lan Viên, theo tìm hiểu của chúng

tôi, gồm năm luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công: Những nét đặc sắc cơ bản của

hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945 (Luận án phó tiến sĩ khoa học

của Đoàn Trọng Huy), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (Luận án tiến sĩ của

Hồ Thế Hà), Thi pháp thơ Chế Lan Viên (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Khánh), Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Lâm Điền) và

Di cảo thơ của Chế Lan Viên trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam (Luận án

tiến sĩ của Nguyễn Diệu Linh) Năm luận án này chủ yếu tập trung nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên Các nhà nghiên cứu có dành vài mục nhỏ để khai thác

Di cảo thơ Riêng luận án Di cảo thơ của Chế Lan Viên trong tiến trình đổi mới

văn học Việt Nam của Nguyễn Diệu Linh có đối tượng nghiên cứu là ba tập Di cảo

thơ Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu Di cảo thơ như đối tượng trung tâm

Luận án phó tiến sĩ của Đoàn Trọng Huy được bảo vệ vào tháng 1 năm 1994 khi

mới có hai tập Di cảo thơ tập 1 và 2 được xuất bản (1992, 1993) Do vậy, tác giả chỉ

vận dụng một số dẫn chứng trích từ hai tập thơ này để làm rõ cho những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945

Trang 12

Còn những luận án của Hồ Thế Hà, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Lâm Điền

được bảo vệ vào năm 1999 và 2001 khi cả ba tập đều đã xuất bản, nên Di cảo thơ được

tìm hiểu đầy đủ hơn

Luận án tiến sĩ của Hồ Thế Hà có phần đi sâu tìm hiểu Di cảo thơ ở mục Những

lá thơm hái lúc về già gồm 11 trang Tác giả nhận định chặng đường thơ sau 1975 của

Chế Lan Viên là chặng “chạy đua nước rút” với chính mình, với dòng thời gian nghiệt ngã Nhờ chặng đường ấy, “gương mặt thơ duy lý, sắc sảo của Chế Lan Viên được hiện lên một cách trọn vẹn, chứng tỏ tài năng và bút lực của ông chưa bao giờ chịu hạ cánh trước những thăng trầm của đời tư, thế sự và thi ca.” [14, tr.35] Ở đây, tác giả

quan niệm có sự mâu thuẫn trong Di cảo thơ Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu, “sự mâu

thuẫn, phủ định giai đoạn trước 1975, nếu có, thì đó chính là sự phủ định biện chứng

để tìm hướng mới cho thơ trong hoàn cảnh mới mà thôi.” [14, tr.37]

Trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Khánh, ở mục Sự đổi mới quan niệm về

nhà thơ, tác giả tập trung viết về Di cảo thơ Người nghiên cứu cho rằng có sự chuyển

biến trong tâm thế sáng tạo của Chế Lan Viên ở ba tập thơ này so với những tập trước

Ở giai đoạn sáng tác trước, nhà thơ đứng trên đỉnh cao thời đại để ca ngợi đất nước,

nhân dân với điểm tựa tinh thần là lí tưởng Đảng Còn ở Di cảo thơ, nhà thơ như

“người đơn độc đang trầm tư nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, nhìn thẳng vào chính mình và thơ mình rồi đưa tất cả lên bàn cân mới và cân lại.” [30, tr.65]

Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Lâm Điền đề cập, trích dẫn tương đối nhiều nhận

định về Di cảo thơ Khi nghiên cứu hình ảnh ảo trong thơ Chế Lan Viên, tác giả phát hiện loại hình ảnh này xuất hiện khá phổ biến trong ba tập thơ, đặc biệt ở những sáng

tác cuối đời của nhà thơ Những hình ảnh ảo này “không phải là sự ám ảnh của cái chết mà chính là biểu hiện sinh động, đúng đắn những nhận thức của ông về lẽ sống chết.” [4, tr.83]

Như vậy, công trình nghiên cứu Di cảo thơ của Chế Lan Viên công phu, hệ thống

và toàn diện nhất từ trước đến nay là luận án Di cảo thơ của Chế Lan Viên trong tiến

trình đổi mới văn học Việt Nam của Nguyễn Diệu Linh Công trình đi sâu khám phá

nét đặc sắc của Di cảo thơ cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong dòng chảy sự nghiệp

thơ ca Chế Lan Viên lẫn tiến trình đổi mới văn học Việt Nam Tác giả luận án có ý

Trang 13

thức nghiên cứu toàn diện và hệ thống những chuyển biến nội dung và các đổi mới

hình thức, từ đó khẳng định vị tri đặc biệt quan trọng của Di cảo thơ trong tiến trình

đổi mới văn học Việt Nam Kết thúc luận án, tác giả khẳng định “những trang thơ nói

chung và Di cảo thơ nói riêng mà ông để lại cho đời vẫn thể hiện được sức sống mãnh

liệt đối với những người yêu thơ Thơ ông vẫn đang từng ngày, từng giờ thắp sáng và bồi đắp cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.” [39, tr.189]

Bên cạnh đó, còn có một số luận văn thạc sĩ tập trung khai thác Di cảo thơ của

Chế Lan Viên ở nhiều khía cạnh như Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ của Chế Lan

Viên (Dương Thị Kim Dư), Quan niệm thơ, hình tượng và ngôn từ nghệ thuật qua

Di cảo thơ của Chế Lan Viên (Đào Thị Kim Ngân), Tín hiệu thẩm mỹ trong tập Di cảo thơ (phần 3) của Chế Lan Viên (Đỗ Hà Quỳnh)

Như vậy, nhìn tổng thể, ba tập Di cảo thơ của Chế Lan Viên đã nhận được sự

quan tâm đặc biệt từ giới phê bình cũng như bạn đọc yêu thơ Có nhiều bài viết, luận văn, luận án tập trung nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của ba tập thơ Tuy

vậy, soi chiếu Di cảo thơ dưới góc độ giá trị nhân văn hiện thực toàn diện, hệ thống thì

vẫn chưa có công trình nào Dẫu hướng đi của luận văn không thật mới mẻ, nhưng chúng tôi hi vọng, nếu thành công, công trình sẽ góp một phần vào công cuộc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên Đồng thời, với nguồn tư liệu phong phú, quí báu được kế thừa

từ người đi trước, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài Giá trị nhân văn hiện thực

trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên với mong muốn góp thêm một cách nhìn tuy

không mới nhưng cần thiết về nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam đậm đà giá trị nhân văn hiện thực

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung khai thác giá trị nhân văn hiện thực trong ba tập Di cảo thơ của Chế Lan Viên: Di cảo thơ – tập 1 (1992), Di cảo thơ – tập 2 (1993), Di cảo thơ –

tập 3 (1996) do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành

Trang 14

b Phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là khai thác giá trị nhân văn hiện thực trong Di

cảo thơ, qua đó làm rõ sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của ba tập thơ so với

những giai đoạn sáng tác trước Vì vậy, chúng tôi loại khỏi phạm vi nghiên cứu phần I

– Sau Điêu tàn (rút trong tập thơ Không tên, gồm những bài đã đăng rải rác trên các

báo từ 1937 đến 1947) trong hai tập Di cảo thơ – tập 1 và Di cảo thơ – tập 2 cùng hai

bài thơ Những mảnh trời xưa (1957 – 1959) và Hàng cây (1945 – 1947) trong Di cảo

thơ – Tập 3 Bởi vì, dẫu không thuộc các tập thơ giai đoạn trước nhưng những bài thơ

này ra đời trong cùng thời gian với các tập thơ trước, nên chắc chắn phải mang dấu ấn phong cách của Chế Lan Viên những thời kì này Như vậy, luận văn khai thác tổng

cộng 517 bài thơ trong ba tập Di cảo thơ thay vì 550 bài như đã in

5 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp phân tích – so sánh

- Phân tích nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật

- So sánh các tác phẩm trong và ngoài Di cảo thơ, so sánh Chế Lan Viên với một

số nhà thơ khác về phong cách nghệ thuật, so sánh các khía cạnh biểu hiện nội dung và hình thức

b Phương pháp phân loại

Phân loại tác phẩm dựa trên biểu hiện nội dung và phương diện nghệ thuật

c Phương pháp thống kê, miêu tả

- Thống kê giúp chia nhóm cùng kiểu loại và làm cơ sở khẳng định nội dung,

nghệ thuật biểu hiện giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên

- Miêu tả biểu hiện của nội dung và nghệ thuật để làm rõ giá trị nhân văn hiện

thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên

d Phương pháp thi pháp học

Làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ theo đúng đặc điểm loại hình

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận văn được triển khai thành ba chương với nhiệm vụ từng chương như sau:

Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC (22 trang)

Trang 15

Đây là chương tạo tiền đề lí luận về giá trị nhân văn hiện thực Chúng tôi giới thiệu lí thuyết giá trị nhân văn, từ đó đi sâu khai thác lí luận giá trị nhân văn hiện thực

về cơ sở, bản chất, biểu hiện và vai trò Chương này có ý nghĩa tạo chỗ dựa lí luận cho hai chương chính triển khai thuận lợi hơn

Chương 2 NỘI DUNG BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN (61 trang)

Ở chương này, chúng tôi đi sâu khai thác những biểu hiện tiêu biểu, đặc trưng

nhất của giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ Người nghiên cứu tập trung tìm

hiểu giá trị này ở một số biểu hiện nội dung tiêu biểu Từ việc phân tích này, chúng tôi mong muốn làm nổi bật dấu ấn cá nhân cùng sự sáng tạo của nhà thơ trong nội dung

biểu hiện giá trị nhân văn hiện thực ở Di cảo thơ Không chỉ vậy, qua đó, chúng tôi

còn muốn nhận diện phần nào gương mặt thời đại nhà thơ sống và thế giới nội tâm của tác giả những năm cuối đời

Chương 3 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN (45 trang)

Chương này có nhiệm vụ khai thác những phương diện nghệ thuật góp phần thể hiện giá trị nhân văn hiện thực trong ba tập thơ Thực chất, có nhiều yếu tố nghệ thuật

đặc sắc trong Di cảo thơ, nhưng luận văn đi sâu tìm hiểu ba yếu tố tu từ nghệ thuật,

biểu tượng nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật Bởi vì, dựa vào quá trình khảo sát và

phân tích, chúng tôi nhận thấy đây là ba yếu tố góp phần biểu hiện sâu sắc và đặc sắc nhất giá trị nhân văn hiện thực Đồng thời, ba yếu tố này cũng là những khía cạnh tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên cũng như minh chứng cho sự chuyển biến trong nghệ thuật biểu hiện của thơ Chế Lan Viên những năm cuối đời Như vậy, mỗi chương có một nhiệm vụ đặc thù Chương 1 là chương nền tảng, chương 2 làm rõ biểu hiện nội dung, chương 3 khám phá biểu hiện nghệ thuật Sự phân chia này nhằm giúp luận văn hệ thống, mạch lạc, chứ thực chất, trong quá trình

triển khai, chúng tôi vận dụng, kết hợp các vấn đề với nhau để đề tài Giá trị nhân văn

hiện thực trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên được nghiên cứu hiệu quả và khả thi

nhất

Trang 16

Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN THỰC

1.1 Giá trị nhân văn

1.1.1 Cơ sở của giá trị nhân văn

Chủ nghĩa nhân văn ra đời ở Ý vào thời Phục hưng (thế kỉ XIV – XV) rồi dần tỏa ảnh hưởng sang các nước khác như Pháp, Đức, Anh Thời Phục hưng manh nha hình thành khi thời Trung cổ đang lụi tàn và xã hội tư bản dần định hình Mối hòa hợp xã hội rạn nứt, cái xấu ác lan tràn đẩy tình trạng bất ổn xã hội và tuột dốc nhân tính tăng cao Từ đây, các nhà nhân văn chủ nghĩa phản ánh và khái quát vào tác phẩm những hiện tượng phức tạp của đời sống Phản ánh đồng thời là đấu tranh, phản kháng với thực tại đen tối đương thời

Thực chất, văn học tiến bộ thời Trung cổ cũng đã phê phán nhà thờ, tầng lớp quí tộc nhưng sự lên án ấy không thâu tóm toàn diện tinh thần của bức tranh hiện thực với những mâu thuẫn nội tại phức tạp Khả năng phản ánh của văn học Trung cổ rất hạn chế, vì xét cho cùng, những nhà văn thời này vẫn bị hệ tư tưởng nhà thờ trói buộc năng-lực-Người bởi ranh giới đẳng cấp của nó

Giai cấp tư sản ra đời với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc thù đã vấp phải trở ngại lớn là chế độ phong kiến và Giáo hội La Mã Đạo Thiên Chúa là hệ tư tưởng thống trị cùng với cơ chế chuyên chính là chính quyền phong kiến, Giáo hội, Tòa án tôn giáo, Thần học, chủ nghĩa ngu dân, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa khổ hạnh khẳng định rằng chỉ tồn tại niềm hạnh phúc thuần túy tinh thần ở thiên đường Muốn hạnh phúc, con người khi sống phải nhẫn nhục, cam chịu, sám hối, chuộc tội, cầu nguyện thì sau khi chết mới đạt tới cõi vĩnh hằng hoàn mĩ Như vậy, Chúa Trời

và Kinh Thánh là ngọn nguồn của mọi tri thức Chủ nghĩa nhân văn ra đời đóng vai trò phản ứng, lên án hệ tư tưởng phản động đó Có thể nói, đây là một trong những cuộc đảo lộn tiến bộ nhất từ trước đến nay chưa từng thấy của nhân loại trong lĩnh vực tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan Những nhà nhân văn chủ nghĩa ý thức được rằng chiến tranh phong kiến, chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo, chủ nghĩa cấm dục, chủ nghĩa giáo điều, kinh viện, ngu dân, thói đàn áp tự do tư tưởng là trái với tự nhiên, là nguồn gốc của mọi bất hạnh, xấu xa, tội lỗi gây ra rối loạn xã hội

Trang 17

Bên cạnh đó, hàng loạt phát kiến địa lí vĩ đại của Côlông, Váxcô đờ Gama cùng những phát minh trong lĩnh vực sản xuất và văn hóa (thuốc súng, phương pháp luyện kim mới, máy in ) đã nảy sinh cách nhìn mới về thực tại Thay đổi trong các lĩnh vực đời sống xã hội mở ra bước ngoặt trong hệ tư tưởng Giá trị nhân văn thời Phục hưng vụt sáng với cơ sở lịch sử mới kết hợp cùng những quan niệm nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo đã có trước đây Tiếp thu thành tựu khoa học tự nhiên và triết học thời đại, các nhà nhân văn chủ nghĩa xem con người là một bộ phận của tự nhiên, sống và chết theo qui luật tự nhiên, vì vậy, phải tôn trọng tự nhiên; cần trả con người về với tự nhiên để nó phát triển đúng bản chất tự nhiên

Biểu hiện cụ thể đầu tiên của chủ nghĩa nhân văn là phong trào khôi phục, nghiên cứu, dịch thuật, truyền bá giá trị văn hóa cổ đại Hi Lạp, La Mã giàu tính nhân văn, hiện thực và chiến đấu, một nền văn hóa chưa bị làm đầy tớ cho Thần học Những nhà trí thức thời đại là nạn nhân của nền giáo dục Thần học và ách chuyên chính tinh thần của Giáo hội mạnh dạn đấu tranh cho quyền tự do tư tưởng, học tập, nghiên cứu và truyền bá tri thức khoa học Say sưa với gia tài văn hóa cổ đại, các nhà nhân văn chủ nghĩa lấy câu nói của Têrăngxơ, nhà hài kịch La Mã rằng: Tôi là một con người, không có cái gì có tính chất người lại xa lạ với tôi làm châm ngôn

Như vậy, giá trị nhân văn có cơ sở thực tiễn vững vàng: ra đời trong thời đại đầy biến động với xung đột dữ dội giữa cái cũ và cái mới Nền tảng này tạo cho giá trị nhân văn trong văn học cơ sở tồn tại vững chắc và mang tính xã hội, tính ứng dụng cao

vì nó được hình thành từ những mâu thuẫn xã hội và trở về góp phần giải quyết những mâu thuẫn ấy dưới hình thức nghệ thuật

Giá trị nhân văn trong văn học không tồn tại riêng biệt mà thuộc về cả trào lưu văn hóa, tư tưởng thời Phục hưng Nó như ngọn đuốc hòa vào vùng sáng văn hóa rực

rỡ của thời đại tiến bộ này Đây chính là cơ sở lí luận thuận lợi tạo tiền đề cho sự phát triển như vũ bão của giá trị nhân văn thời Phục hưng

Do hai tiền đề thực tiễn và lí luận trên, giá trị nhân văn trong văn học thời Phục hưng vừa mang bản chất vĩnh cửu của văn chương, vừa in đậm dấu ấn thời đại, xã hội Hai cơ sở thực tế và lí thuyết này như hai giá đỡ vững chắc cho giá trị nhân văn thời Phục hưng hoàn thành vai trò nhất định đối với thời đại sản sinh ra nó; đồng thời, đóng

Trang 18

góp cho văn học một trào lưu mới và khái quát được đặc tính, bản chất, biểu hiện của giá trị tư tưởng mang tính sống còn đối với văn học này

1.1.2 Vấn đề thuật ngữ của giá trị nhân văn

Theo Từ điển tiếng Việt năm 1997, “Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng và

văn hóa thời Phục hưng ở châu Âu nhằm giải phóng cá nhân con người khỏi sự đè nén tinh thần của chế độ phong kiến, chủ nghĩa kinh viện và giáo hội.” [62, tr.171] Tác giả

từ điển đồng nhất chủ nghĩa nhân văn với chủ nghĩa nhân đạo

Còn Nguyễn Văn Khỏa trong Từ điển Văn học định nghĩa chủ nghĩa nhân văn là

một hệ thống quan điểm triết học - đạo đức, chính trị - xã hội coi con người và đời sống hiện thực, trần thế của nó, một đời sống văn minh, hạnh phúc, hữu ái, là mục đích cao nhất.” [19, tr.290]

Lê Quý Đức trong Luận án Tiến sĩ Triết học Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với sự phát triển văn hóa nghệ thuật cho rằng “chủ nghĩa nhân văn” là khái niệm

rộng hơn, bao trùm khái niệm “chủ nghĩa nhân đạo” Vì vậy, theo tác giả, chủ nghĩa nhân văn đề cập đến con người toàn diện, gắn con người với văn hóa, thường trực cùng vẻ đẹp văn hóa loài người từ thời cổ đại, qua thời Phục hưng và thời đại Ánh sáng cho đến ngày nay [11]

Thực tế Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, tuy giá trị nhân văn tồn tại rất sớm nhưng chưa phát triển thành trào lưu tư tưởng độc lập như phương Tây Đồng thời, việc nghiên cứu ở ta hay dùng những khái niệm “nhân đạo”, “nhân nghĩa”

để biểu đạt nội dung giá trị nhân văn thay vì dùng đúng nội hàm khái niệm này

Giá trị nhân văn là khái niệm có nội hàm chỉ giá trị tinh thần chung của nhân loại,

là hệ thống quan điểm, lí luận về con người theo nghĩa rộng; xuất phát từ sự trân trọng giá trị, phẩm chất con người; thương yêu, đặt niềm tin vào con người; chủ trương bảo

vệ quyền con người được phát triển tự do hạnh phúc; xem đó là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã hội

Nhân văn là giá trị phổ quát mang tính nhân loại nhưng chịu chi phối bởi điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của từng dân tộc ở từng thời đại nhất định Bên cạnh đó, giá trị nhân văn có hạt nhân là vấn đề con người: về con người, vì con người

Trang 19

Do con người là trung tâm của mọi thời đại, nên các giai cấp khác nhau sẽ giải quyết vấn đề con người theo những cách khác nhau

Thuật ngữ “giá trị nhân văn” dùng ở Việt Nam, một số chỗ còn mang nghĩa nhập nhằng, chưa phân biệt rõ với các thuật ngữ “giá trị nhân đạo”, “giá trị nhân bản” Nhìn chung, hạt nhân của ba khái niệm này là vấn đề con người và đều bàn đến thái độ ứng

xử đối với con người Tuy vậy, mỗi phạm trù lại luận bàn một khía cạnh chuyên sâu đặc thù

Giá trị nhân bản chủ trương quan niệm con người không phải thần thánh hoàn

hảo nhưng phi thực mà là một thực thể sinh vật với những nhu cầu đời sống nhất định nên chịu sự chi phối của qui luật tự nhiên Với quan niệm trên, giá trị nhân bản chủ trương không nên tuyệt đối hóa, thần thánh hóa; cũng như không được tàn nhẫn, bất công, phàm tục hóa con người, mà cảm thông, thấu hiểu bởi “thịt da ai cũng là người” (Nguyễn Du) Quan niệm trên là thái độ khoa học đối với con người vì hiểu đúng bản chất con người như một thực thể đời sống Giá trị nhân bản là sự nhận thức cũng như tiêu chuẩn hướng đến bản tính và phẩm chất “Chân” của con người

Giá trị nhân đạo bàn đến lòng thương người, sự mẫn cảm trước nỗi khổ, bất hạnh

của đồng loại; từ đó có nguyện vọng mang đến cho con người những điều tốt đẹp Như vậy, giá trị nhân đạo biểu hiện thái độ đạo đức dành cho con người với tư cách đối tượng của tình thương Nếu giá trị nhân bản thiên về thấu hiểu, cảm thông phần thể xác, bản năng của con người, thì giá trị nhân đạo quan tâm hơn đến phần đạo lí của nó Giá trị nhân đạo chân chính không chỉ thương xót, cảm thông mà còn đòi hỏi con người được sống hạnh phúc đúng với nguyện vọng chính đáng của họ Con người không phải siêu phàm nhưng cần dần hoàn thiện, gột rửa phần con bản năng để vươn lên phần Người, chữ “Người” đúng nghĩa viết hoa như M.Gorki đã tâm niệm Như vậy, nếu giá trị nhân bản xác lập cái “Chân” thì giá trị nhân đạo đề cao cái “Thiện” Đặt trong mối quan hệ bộ ba giá trị bất diệt của nhân loại “Chân – Thiện – Mĩ”, nếu bản chất giá trị nhân bản là vươn đến cái “Chân”, giá trị nhân đạo đề cao cái

“Thiện” thì giá trị nhân văn hướng đến cái “Mĩ”, phẩm chất cuối cùng và cũng là giá trị cao nhất mà muôn người, muôn đời hướng đến Giá trị nhân văn đi sâu khai thác bản chất vẻ đẹp trong hồn người Tất nhiên, nền tảng cơ bản cho sự chinh phục cái

Trang 20

Đẹp trước hết vẫn là cái Chân và Thiện Từ cơ sở của hai giá trị nhân bản và nhân đạo, giá trị nhân văn đi sâu khai mở vẻ-đẹp-Người, nét đẹp phát lộ hay tiềm ẩn bên trong mỗi con người Những nhà nhân văn chủ nghĩa tin rằng vẻ đẹp Người tồn tại ở tất cả mọi người với tư cách bản chất, bản tính và là nét đẹp đặc trưng của nhân loại Biểu hiện của vẻ-đẹp-Người vô cùng phong phú mà nhiệm vụ của người nghệ sĩ theo đuổi giá trị nhân văn là phải kiên nhẫn, tận lòng khám phá để làm bật lên viên ngọc sáng trong tâm hồn của mọi người và chính mình Song song với quá trình bảo vệ sứ mệnh thiêng liêng ấy, người nghệ sĩ tích cực lên án những thế lực tàn phá, hủy hoại vẻ-đẹp-Người Như vậy, bản chất của giá trị nhân văn chính là cái Mĩ, phẩm chất cuối cùng trong giá-trị-Người mà nhân loại muôn đời khát khao hướng đến

1.1.3 Bản chất của giá trị nhân văn

Bản chất của giá trị nhân văn là vấn đề con người với tư cách hạt nhân của lịch sử

- xã hội Giá trị nhân văn truy nguyên vẻ-đẹp-Người, phục vụ cho lí tưởng về con người, vì con người Hướng đến con người với tình yêu mãnh liệt và lòng tin sâu sắc, các nhà nhân văn xem con người là kì quan của tự nhiên, chủ nhân của vũ trụ Nhân vật Hămlét trong tác phẩm cùng tên của Sếchxpia cất cao khúc hoan ca tôn vinh con người với vị trí cao đẹp và vô song bằng những lời đầy tự hào có đại ý: Con người là một tuyệt tác Cao quí biết bao lí trí sáng suốt Những khả năng của nó vô tận Lớn lao

và tuyệt vời biết bao trong hình dáng và cử chỉ Trong hành động thì như thiên thần, về hiểu biết thì như bậc thánh Con người là sắc đẹp của thế giới, tinh hoa của muôn loài Hàng loạt phát biểu của các nhà nhân văn chủ nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp khẳng định vai trò trung tâm của con người với ý nghĩa trần thế nhất Có thể kể trước hết là quan niệm của Sếcxphia khi xem con người là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài Sếcxphia hả hê cười nhạo tầng lớp quí tộc sẵn sàng từ bỏ cam kết “trung thế kỉ” để chạy theo tiếng gọi của tình cảm thật, lẽ tự nhiên Trong nhiều vở bi lẫn hài kịch, ông hết lời ca ngợi vẻ-đẹp-Người ánh lên nơi tình yêu chân thành, tự do, mãnh liệt, vượt qua mọi thành kiến cay nghiệt về sắc tộc, địa vị, tiền tài, dòng dõi, đẳng cấp Cũng dùng tiếng cười như vũ khí bảo vệ tính người, tình người, Bôccaxiô chế giễu thói đạo đức giả của bọn tăng lữ khi chúng bỏ qua lời răn của Chúa, mải mê chạy theo sức hấp dẫn của “tòa thiên nhiên” Trong khi đó, Xecvantex chế nhạo sự meo

Trang 21

mốc giá trị của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời Còn Rabơle và Môngtennhơ lại thẳng thắn kết án toàn bộ nền giáo dục Trung cổ đã nhào nặn nên những con người

“vẹt” vô dụng Mỗi người một phong cách, các nhà nhân văn chủ nghĩa giáng đòn chí mạng vào chế độ phong kiến, Giáo hội và hệ tư tưởng tôn giáo, từ đó mở ra trang mới cho công cuộc giải phóng con người để hướng đến tiến bộ xã hội

Vì xem con người là trung tâm giá trị, những tác phẩm thuộc trào lưu nhân văn chủ nghĩa thời Phục hưng chủ trương giải phóng con người khỏi quyền lực của các thế lực thần thánh khắc nghiệt đã bóp chết quyền tự do của con người bấy lâu nay Từ đó, những nhà nhân văn quyết tâm giành lại quyền tự do mà họ cùng phần đông nhân loại

bị cướp mất Bởi thế, các nhà văn nhân văn chủ nghĩa cho nhân vật được suy nghĩ, nói năng, hành động tùy theo lí tính và ý chí tự do của mình Nhân vật văn học thuộc trào lưu này được và tự cởi trói khỏi tư tưởng giáo điều bấy lâu nay, họ có quyền tự do hành xử với tư cách một cá nhân độc lập có tinh thần trách nhiệm trước mọi người Không chỉ vậy, các nhà văn còn ráo riết truy tìm nguyên nhân của hoàn cảnh bất hạnh nơi con người ngay trong chính đời sống, chứ không phải trong quan hệ với thần thánh như trước đây Và biểu hiện phổ biến nhất vẫn là tiếng nói phê phán quyết liệt, thẳng thắn, mạnh mẽ vào những điều xấu xa, tội lỗi của xã hội phong kiến Họ lên án ách áp bức của nhà thờ và phong kiến; chống lại mọi trói buộc đối với tự do cá nhân Không dừng lại ở nhận thức hướng ngoại, những nhà văn tiến bộ này còn lắng lòng suy tư, chiêm nghiệm về tương lai, về cơ chế của tổ chức xã hội mong tìm được lối thoát khả thi nhất cho chính mình và toàn nhân loại đau thương Xuất phát của tất cả những nỗ lực trên là tinh thần trách nhiệm đối với tương lai xã hội loài người mà mỗi nhà nhân văn chủ nghĩa luôn tâm niệm

Những biểu hiện trên minh chứng sâu sắc tinh thần trần thế và đặc tính xã hội của chủ nghĩa nhân văn Con người trong chủ nghĩa nhân văn không chỉ được bộc lộ ở khía cạnh tư chất bẩm sinh, quan trọng hơn, là ở vẻ đẹp trong những ý tưởng – tình cảm xã hội Vẻ đẹp này không tự nhiên có và cũng chẳng tồn tại bất biến, nó cần được rèn luyện bởi tự thân con người và được bảo vệ bởi những người tiến bộ hành động không chỉ vì tự thân mình Đây là vẻ đẹp tiến bộ và thực tế của chủ nghĩa nhân văn

Trang 22

Xã hội càng phát triển, mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc, thì sáng tác của nhà văn càng đậm tính xã hội Đó là chân lí muôn đời của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng Chân lí này càng đúng đối với trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học thời Phục hưng Văn học thời này được đánh dấu bằng việc khẳng định quan điểm lịch sử nhìn nhận cuộc sống Các nhà nhân văn khẳng định xã hội có nguồn gốc hình thành, phát triển mang tính trần thế chứ không phải từ thần thánh Sự hình thành và phát triển

ấy vận động không ngừng Từ quan điểm đó, chủ nghĩa nhân văn có xu hướng mô tả đời sống trong tính cụ thể về mặt lịch sử xã hội qua sự tác động và quan hệ nội tại Những nhân vật nhân văn thường quan tâm sâu sắc đến vấn đề xã hội bởi họ vốn được điển hình hóa từ những con người trong xã hội đương thời Nếu so sánh nhân vật nhân văn với nhân vật trong văn học thời cổ có thể nhận thấy nhân vật văn học Phục hưng

đã mất đi tính tĩnh tại vốn có của văn học cổ Họ tích cực tác động đến hoàn cảnh xung quanh Luôn thường trực trong họ biến động nội tâm, đó là cuộc đấu tranh gay gắt không kém sự tranh đấu với các thế lực bên ngoài Nhờ vậy, sức biểu cảm của nhân vật văn học nhân văn sinh động hơn, nên ở họ căng tràn sức sống nghệ thuật Đồng thời, nhờ đó, cách lí giải hiện thực trong các sáng tác thời Phục hưng thêm phong phú Bên cạnh những đặc trưng vượt trội so với giá trị cũ trong văn học trước đó, giá trị nhân văn trong văn học Phục hưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu tư tưởng phức tạp, không thuần nhất và mang tính giới hạn ở tầng lớp trí thức và quí tộc – trí thức, hầu như xa lạ với quần chúng nhân dân Trong khi một số nhà nhân văn tiền tiến bất chấp đàn áp đứng về phía toàn thể nhân loại thương đau để lên án mọi hiện tượng phản nhân văn trong thời kì tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản thì một số khác lại thỏa hiệp ôn hòa, bênh vực cho quyền lợi của giai cấp tư sản, đối nghịch với nhân dân

Chủ nghĩa nhân văn dù nhận ra hạn chế của xã hội cũ nhưng không thấy được căn nguyên bất hạnh, áp bức và mọi thói xấu là do chế độ tư hữu nói chung và quyền sở hữu nói riêng Hạn chế về quan điểm này khiến không giải quyết triệt để vấn đề hạnh phúc nhân loại Xã hội Tây Âu thời tiền tư bản chủ nghĩa xuất hiện những cảnh bất hạnh mới, dã man, tàn bạo chẳng khác thời Trung cổ, chẳng qua chúng mang một gương mặt khác Không giải quyết được căn nguyên tình hình, những nhà nhân văn

Trang 23

chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng lí tưởng sâu sắc và lối thoát tích cực duy nhất là tiếp tục phê phán những hiện tượng phản nhân văn trong đời sống với tâm trạng bế tắc, ưu

tư và bi quan không lối thoát

Hạn chế này không hẳn chỉ do bản thân chủ nghĩa nhân văn mà còn là hạn chế của thời đại Do cái nhìn nhiều phiến diện, chủ nghĩa nhân văn ảo tưởng chỉ cần cởi bỏ xiềng xích, áp bức của chế độ phong kiến và Giáo hội; tôn trọng quyền tự do con người; phát triển văn hóa và khoa học thì nhân loại hẳn được hạnh phúc

Sự ảo tưởng của chủ nghĩa nhân văn thế kỉ XV – XVI tiếp tục tồn tại qua các thế

kỉ XVII – XVIII – XIX Những nhà trí thức của phong trào Ánh sáng ở Pháp với niềm tin vào lí trí, lương tri, bản tính tự nhiên, quyền tự nhiên của con người; vào chủ nghĩa

cá nhân lí tính, chủ nghĩa cá nhân vị kỉ hợp lí cũng không khắc phục được mâu thuẫn đối kháng giữa lí tưởng nhân văn chủ nghĩa với hiện thực tư sản Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời như sự cố gắng giải quyết mâu thuẫn đối kháng đó Một số nhà nhân văn chủ nghĩa tưởng tượng kiểu xã hội tổ chức theo nguyên lí xã hội chủ nghĩa: không có quyền tư hữu tài sản, bình đẳng trong lao động và phân phối, không có đẳng cấp được hưởng đặc quyền đặc lợi Song thực tế chứng minh chừng nào sở hữu tư sản vẫn còn tồn tại và phát triển thì những dự án cải tạo xã hội càng cụ thể bao nhiêu càng không tưởng bấy nhiêu

Đồng thời, tình trạng phát triển chưa mạnh mẽ, chưa đồng đều của ý thức xã hội thời Phục hưng không cho phép các nhà văn suy nghĩ thấu đáo, triệt để về chủ nghĩa nhân văn ở nội dung giai cấp, xã hội của nó Do đó, các nhân vật văn học nhân văn chủ nghĩa thời Phục hưng không được phân biệt về mặt giai cấp Điều này hiện rõ trong

những vở kịch thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Sếcxphia, Vấn đề của Panuyêcgiơ

và Cuộc hành trình đi sang xứ sở của Thần Chai từ quyển III trong bộ tiểu thuyết

Gacgăngchuya và Păngtagruyen của Rabơle, tiếng cười đượm nước mắt trong Đôn Kihôtê của Xecvantex…

Mặt khác, chủ nghĩa nhân văn đặt vấn đề giải phóng nhân loại sau giải phóng cá nhân; coi quyền tự do cá nhân như mục đích cuối cùng mà không nhận ra trước hết phải giành lại tự do cho toàn xã hội Quan niệm lệch lạc do không thấy được mối quan

hệ hiện chứng giữa cá nhân và xã hội

Trang 24

Một hạn chế khác của chủ nghĩa nhân văn là nhìn nhận nhầm lẫn con người tự nhiên với con người xã hội khi áp dụng qui luật tự nhiên vào lĩnh vực xã hội Do đó,

hệ thống quan điểm của chủ nghĩa nhân văn tồn tại mâu thuẫn từ bên trong và bộc lộ

rõ tính chất ảo tưởng, trừu tượng ra bên ngoài Quá trình phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật, với sự phân công lao động, ngày càng làm cho con người méo mó, phiến diện, lệ thuộc vào qui luật kinh

tế tàn nhẫn của chủ nghĩa tư bản Thực trạng này càng đối chọi với lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn và chứng minh sự bất lực của lí tưởng đó, với tư cách là lí luận và phương pháp đấu tranh giải phóng nhân loại

Về nhân vật văn học, các nhân vật tích cực thời Phục hưng không có tính xác định lịch sử - xã hội trong khi nhân vật tiêu cực thường cụ thể về mặt xã hội Đặc điểm này minh chứng cho lí tưởng cao đẹp nhưng phi thực tế và bất khả thi của chủ nghĩa nhân văn

Như vậy, với sự tiến bộ, cao đẹp lẫn mâu thuẫn, bất khả, chủ nghĩa nhân văn nói chung và giá trị nhân văn trong văn học nói riêng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh thời đại và đặt nền tảng quan trọng giúp hệ giá trị mới tiến bộ, toàn diện và hoàn thiện hơn

ra đời Chủ nghĩa nhân văn không chỉ là sản phẩm thời đại mà còn là kết quả của sự vận động tất yếu trong dòng chảy văn minh, tư tưởng nhân loại Vì là con đẻ của thời đại nhiều biến động, nên không thể khác, chủ nghĩa nhân văn phải mang trong mình khiếm khuyết tất yếu Vì là thành quả của cuộc chuyển động trong tư tưởng nhân loại nên chủ nghĩa nhân văn vừa lấp khoảng trống hạn chế của hệ tư tưởng thời kì trước, vừa để lại khoảng trống cho hệ tư tưởng giai đoạn sau hoàn thiện

1.2 Giá trị nhân văn hiện thực

1.2.1 Cơ sở của giá trị nhân văn hiện thực

1.2.1.1.Cơ sở thực tiễn

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, con người mới, người lao động chân chính với tư cách là chủ nhân của quá trình lịch sử, xuất hiện với nội lực to lớn và tiềm năng sáng tạo kì vĩ Đây là ngọn nguồn, cơ sở phát triển cá tính tự do

Giai cấp vô sản cùng số đông quần chúng vươn lên giành quyền làm chủ xã hội Chế độ tư hữu bị xóa bỏ, quyền lợi cá nhân hợp nhất với quyền lợi tập thể, tự do cá

Trang 25

nhân đồng thuận cùng tự do tập thể Thời đại mới nhiều hứa hẹn mở ra cho nhân loại Đây chính là cơ sở thực tiễn thuận lợi cho chủ nghĩa nhân văn hiện thực_ hệ tư tưởng mới tiến bộ, hoàn thiện, vạn năng trong văn học_ ra đời

1.2.1.2 Cơ sở lí luận

Xét mối quan hệ của văn học với đời sống xã hội, nếu xem chủ nghĩa hiện thực là

sự nhận thức cuộc sống thì chủ nghĩa nhân văn là thái độ đối với cuộc sống và con người Như vậy, đều bắt nguồn từ chính cuộc sống và tác động trở lại cuộc sống, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân văn có mối liên hệ mật thiết Chủ nghĩa hiện thực qui định tính chân thực, khách quan, tỉnh táo trong quá trình quan sát, nhận thức và phản ánh thực tại Chủ nghĩa nhân văn bắt nguồn từ lập trường và mối quan hệ của nghệ sĩ với đời sống, từ đó qui định quan điểm và thái độ người cầm bút Mọi nền văn học chân chính đều cần sự tổng hòa biện chứng của cả hai phương diện này, và đây cũng chính là bản chất đích thực vĩnh cửu của văn học Sự nhận thức xác thực, tỉnh táo giúp khắc phục thành kiến, áp đặt chủ quan của người nghệ sĩ về thực tại đời sống Ngược lại, trong quá trình nghệ thuật hóa hiện thực, đặc biệt khi phản ánh hiện tượng tiêu cực đời sống, quan niệm nhân văn tích cực đóng vai trò định hướng, tránh sa vào quan niệm méo mó về con người dẫn đến chủ nghĩa hiện thực nhuộm màu suy đồi hay chủ nghĩa tự nhiên Như vậy, xét vị trí của tác phẩm văn học trong mối quan hệ với đời sống, có thể xem sự dung hợp đặc tính của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân văn

là mô hình toàn thiện của đời sống thực tại xã hội và đời sống tâm hồn con người dựa trên thang đo giá trị bất biến Chân – Thiện – Mĩ Tất nhiên, vai trò mô hình tác phẩm không phủ nhận tính sinh thể của nó mà cốt yếu nhấn mạnh vai trò phản ánh và sáng tạo thực tại của văn chương

Trên đây là cơ sở lí thuyết thuộc bản chất văn học dẫn đến sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa nhân văn hiện thực Bên cạnh đó còn có cơ sở lí luận cụ thể, xác định là chủ nghĩa nhân văn cộng sản của C.Mác Theo quan niệm của C.Mác, chủ nghĩa cộng sản

là chủ nghĩa nhân đạo, hơn nữa, đó là chủ nghĩa nhân đạo hoàn tất Lí tưởng nhân văn hiện thực của chủ nghĩa cộng sản được bao hàm ngay trong định nghĩa của C.Mác về chủ nghĩa cộng sản văn minh như là một xã hội trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người Đây chính là ham muốn tột

Trang 26

bậc, là ước vọng cao nhất dành cho con người, là yêu cầu cao nhất đối với con người Trong tư tưởng của C.Mác, yêu cầu cao nhất đó là sự phát triển tự do nhân cách, được đặt ra cho mỗi người và mọi người

Tính ưu việt của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản biểu hiện ở sự phát triển các năng lực loài người tương hợp với sự phát triển của mỗi cá nhân Trong khi ở những chế độ

xã hội trước, sự tiến bộ này được thực hiện nơi số ít cá nhân còn lại đa số buộc phải hi sinh Sự phát triển tự do của mỗi người không còn là yêu cầu nhân văn cộng sản nếu bị tách khỏi tính liên đới tất yếu của sự phát triển tự do mọi người Chủ nghĩa nhân văn cộng sản được xác định trước hết bởi lí tưởng nhân văn cộng sản Tư tưởng của C.Mác

về lí tưởng nhân văn là tư tưởng quan trọng bậc nhất của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản

Khái niệm “chủ nghĩa nhân đạo thực tại” C.Mác đưa ra ở lời mở đầu cuốn Gia

đình thần thánh là xác quyết cốt yếu của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Chủ nghĩa nhân

đạo thực tại đối lập với những quan điểm duy tâm, duy linh ngụy biện về con người trong triết học Đức Suy rộng ra, chủ nghĩa nhân đạo thực tại đối lập với mọi ước vọng nhân văn không tưởng Chủ nghĩa nhân đạo thực tại xuất phát từ điều kiện lịch sử thực tại để đề ra lí tưởng nhân văn, từ đó dự tính một cách tỉnh táo, thực tế và khoa học những điều kiện hiện thực để thực hiện lí tưởng Lí tưởng nhân văn cộng sản không còn là ước vọng vì nó được C.Mác đề xuất dựa vào tình hình cụ thể Đó là việc kế thừa lực lượng sản xuất do chủ nghĩa tư bản tạo ra, từ đó xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa cộng sản Mặt khác, C.Mác hoạch định bước đi của cách mạng xã hội chủ nghĩa để tạo ra điều kiện thực tại cho phép thực hiện lí tưởng Muốn thực hiện lí tưởng nhân văn cộng sản, muốn con người được tự do phát triển phải bảo đảm cho con người hai điều kiện: có thời gian tự do và có đủ phương tiện để phát triển năng lực Như vậy, chủ nghĩa nhân văn hiện thực đối lập với chủ nghĩa nhân văn trừu tượng của giai cấp tư sản, với thuyết “tính người” của chủ nghĩa xét lại hiện đại Trong

xã hội xã hội chủ nghĩa, nó mang một tinh thần mới Chủ nghĩa xã hội tạo tiền đề cơ bản, tất yếu cho sự phát triển toàn diện và hài hòa của con người; mang lại tự do thật

sự và trọn vẹn cho mỗi cá nhân; giải phóng họ thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột Như

Trang 27

vậy, chủ nghĩa nhân văn hiện thực là bộ phận hợp thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, giai cấp tiến bộ, là chủ nhân của xã hội tiến bộ

1.2.2 Bản chất của giá trị nhân văn hiện thực

Trước khi đi sâu tìm hiểu bản chất giá trị nhân văn hiện thực, sẽ là cần thiết khi xem xét sơ lược yếu tố hiện thực với tư cách như thành tố kết hợp hữu cơ cùng giá trị nhân văn tạo nên giá trị nhân văn hiện thực, chứ không phải sự lắp ghép máy móc cấu thành thuật ngữ kép đơn thuần

Hiện thực vốn là đối tượng phản ánh và tiếp nhận muôn thuở của mọi ngành khoa học và nghệ thuật Tất nhiên mỗi lĩnh vực tiếp nhận địa hạt không cùng này ở khía cạnh và mức độ khác nhau tùy vào sứ mệnh, đặc trưng và khả năng của ngành mình Với văn học, hiện thực được khai thác dựa vào hệ qui chiếu bất dịch, là con người, hạt nhân của đời sống và cũng là đối tượng trung tâm của văn học

Mỗi nhà văn có quan niệm về hiện thực đặc trưng Những quan niệm này được trình bày trực tiếp ở tuyên ngôn nghệ thuật, lời phát biểu, hoặc gián tiếp lồng ghép vào đứa con tinh thần thông qua mọi yếu tố cấu thành tác phẩm như nhân vật, cốt truyện, hình ảnh Trong số các quan niệm về hiện thực, nhận định của Hồ Chí Minh súc tích, xác đáng như chân lí: hiện thực là “những vấn đề mình phải giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật” [46, tr.63] Theo định nghĩa này, bản chất quá trình phản ánh hiện thực là hướng vào những vấn đề “mình” phải giải quyết “Mình” ở đây trước hết là bản thân người phản ánh, sau nữa là đại diện cho tập thể, giai cấp, tầng lớp, đất nước và đồng loại của người phản ánh Như vậy, hiện thực phải được quan niệm trong nhận thức của chủ thể con người Đi sâu hơn, quá trình nhận thức hiện thực phải xuất phát từ mong mỏi cải tạo hiện thực, từ đó tích cực hóa vấn đề tiêu cực trong thực tại đời sống Cảm hứng về hiện thực, khái quát hơn là sự thật, luôn là nguồn cảm hứng bất tận và sứ mệnh bất diệt của văn học “Sự thật là chân lý, đồng thời là công lí” [46, tr.18] của mọi thời đại và mọi xã hội Sứ mệnh của người nghệ sĩ là “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [80]

Như đã trình bày, bản chất chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa là chú trọng giải phóng từng cá nhân cùng với giải phóng nhân dân, nhân loại Từ cơ sở lí luận này, chủ nghĩa nhân văn hiện thực trong văn học đề ra sứ mệnh đấu tranh giải phóng con người

Trang 28

thoát khỏi vây hãm, áp bức, từ đó xác lập, phát triển tự do của mỗi người với tư cách

cá nhân - cá thể trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội Không chỉ vậy, chủ nghĩa nhân văn hiện thực còn khẳng định những giá trị toàn năng của con người, đề cao con người với tư cách con người chân chính

Khắc phục hạn chế của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng, chủ nghĩa nhân văn hiện thực khẳng định sự thống nhất và tác động biện chứng giữa cá nhân và xã hội Từ

đó nó hướng tới hoàn thiện và phát triển nhân cách con người mới Như vậy, những đặc điểm nội dung của chủ nghĩa nhân văn hiện thực gắn liền với toàn bộ quá trình xã hội, với sự cải biến xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Từ bản chất, chủ nghĩa

xã hội gắn chặt với chủ nghĩa nhân văn hiện thực, như quan niệm của C.Mác rằng chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội thống nhất với chủ nghĩa nhân đạo

Tóm lại, bản chất của chủ nghĩa nhân văn hiện thực là vấn đề con người, hướng đến sự tồn tại có ý nghĩa và viễn cảnh tương lai đầy hứa hẹn Vì vậy, mục đích của chủ nghĩa nhân văn hiện thực không nhằm phát triển năng lực phản kháng của con người

mà quan trọng là hướng đến phát huy năng lực bản chất con người Chủ nghĩa nhân văn hiện thực đích thực phát triển tối đa tất cả khả năng có trong con người, xem sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người Chủ nghĩa nhân văn hiện thực luôn chủ trương tạo điều kiện cần thiết để phát triển tối đa khả năng vốn có trong con người, đặc biệt là khả năng thể hiện mình như là một lực lượng bản chất của con người Năng lực bản chất đó chính là sự hiểu biết, khám phá và sáng tạo Vì vậy, từ bản chất chung của chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân văn hiện thực đi sâu xác lập bản chất đặc thù là sự phát triển tự do của mỗi cá nhân gắn liền với sự phát triển tự do của toàn xã hội, sự phát triển dựa trên nền tảng năng-lực-Người

1.2.3 Biểu hiện của giá trị nhân văn hiện thực

Vốn là hệ giá trị, tư tưởng nhân văn hiện thực ra đời, phát triển và hoàn thiện gắn liền hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể Lịch sử - xã hội biến chuyển không ngừng nên nội hàm giá trị nhân văn hiện thực cũng liên tục vận động: đổi thay, thêm bớt về mặt biểu hiện, trong khi bản chất bất biến Giá trị nhân văn hiện thực biểu hiện đa dạng tùy điều kiện lịch sử, xã hội, tùy trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật, tùy cá tính sáng tạo

Trang 29

và tác phẩm văn học cụ thể Nhưng về bình diện lí thuyết đã định hình, có thể xác định giá nhân văn hiện thực biểu hiện ở các phương diện sau:

1.2.3.1 Phân đôi thái độ trước con người – cuộc đời

Cuộc đời và con người tổng hòa các đặc tính khác nhau, thậm chí đối lập Một giá trị văn học toàn diện và hoàn thiện khi chịu đón nhận và ghi nhận mọi khía cạnh đối lập của đối tượng đặc thù này; từ đó có thái độ và cách ứng xử phù hợp Giá trị nhân văn hiện thực có sự phân đôi thái độ đối với cuộc đời và con người Sự phân đôi này hoàn toàn không đối lập, ngược lại còn bổ sung, làm rõ cho nhau Thực chất, sự phân đôi thể hiện trong tình cảm, suy nghĩ của một chủ thể hướng đến nhiều đối tượng Những đối tượng này thuộc hai hệ giá trị đối lập là Chân – Thiện – Mĩ và hệ đối với hệ giá trị này Mức độ phân đôi thái độ càng mạnh mẽ, quyệt liệt thì chất lượng thể hiện của chủ nghĩa nhân văn hiện thực càng sâu sắc

1.2.3.1.1 Cảm thương, bênh vực những số phận bất hạnh

Biểu hiện đầu tiên của sự phân đôi thái độ chính là nỗi đau rất nhân tình của người nghệ sĩ trước số phận bất hạnh Đau thương là khía cạnh phổ biến và dễ lay động lòng người nhất mà nhà văn dùng để tiếp cận những hiện tượng tiêu cực Niềm đau bao giờ cũng là nguồn cảm hứng nhân văn chủ nghĩa lớn lao, bất tận trong văn học nghệ thuật Mỗi lần chuyển giai đoạn, ý thức văn học thường xuất hiện những “vùng

đau mới” như cách nói của L.Tolstoi trong tác phẩm Anna Karênia

Trong tư tưởng truyền thống của dân tộc ta, giá trị nhân văn hiện thực biểu hiện trước hết ở quan niệm tình thương Tình thương, với nghĩa đơn giản nhất, là năng lực cảm thông cho nỗi đau của người khác Đây là năng lực nhân tính phổ biến vì ở đời không ai là không gánh chịu nỗi đau

Tình thương như hình thái tự khẳng định của con người Theo ý của Hêghen, thực chất của tình thương là ở sự từ bỏ ý thức về bản thân mình, sự quên mình ở một cái tôi khác nhưng chính trong sự biến mất đi này và trong sự quên đi này, lần đầu tiên

ta tìm được bản thân mình và làm chủ được bản thân ta Khẳng định cá nhân thông qua tình thương, đây là biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa nhân văn hiện thực

Trong địa hạt tình thương, thương người dựa trên nguyên tắc xả thân, thương mình dựa trên nguyên tắc vị kỉ Mối quan hệ thương người – thương mình nằm trong

Trang 30

tương quan giữa nguyên tắc xả thân và vị kỉ Nếu ý thức đạo đức cũ nhìn nhận tư tưởng vị kỉ và tinh thần xả thân có quan hệ đối lập tuyệt đối và cán cân đạo lí nghiêng

về xả thân thì chủ nghĩa nhân văn hiện thực không chấp nhận cách đặt vấn đề như vậy Thực chất, tư tưởng vị kỉ cũng như tinh thần xả thân đều là hình thức cần thiết cho sự

tự khẳng định của những cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định Như vậy, tình thương không chỉ mang con người xích lại gần nhau hơn mà còn đưa họ trở về với chính bản thân mình

Cần khẳng định thêm, tình yêu thương con người chính là thái độ sống, cách ứng

xử thấm đẫm chất nhân văn Tình thương trở thành sức mạnh tinh thần, tạo nên động lực sống và sáng tạo của con người Đó là xuất phát điểm và cũng là đích đến của mọi

Từ thương người, giá trị nhân văn hiện thực mở rộng tình thương sang nỗi đau của chính mình: “Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Nguyễn Du) Bản chất của tình thương là sự từ bỏ bản thân mình, quên mình ở một cái tôi khác, nhưng chính trong sự biến mất này và trong sự quên đi này, lần đầu tiên ta tìm được chính bản thân mình và làm chủ chính mình Tình thương mình giúp con người nhìn nhận, đối diện với tự thân, sống sâu sắc và là mình thật nhất, trọn vẹn nhất

Đi xa hơn, từ sự cảm thương, đồng cảm, chia sẻ với thân phận bất hạnh, cảnh đời đau khổ, những nhà văn nhân văn hiện thực còn lớn tiếng đòi quyền sống, quyền làm người, mạnh dạn tranh đấu giải phóng những người bị đè nén, bóc lột, áp bức Dẫu có khi, chính nhà văn cũng là một trong số những người cùng khổ Khác với chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân văn hiện thực cảm thương, bảo vệ và tranh đấu cho con

Trang 31

người, vì con người trên cơ sở hiện thực Bởi thế, hành trình giải phóng thực tế, khả thi

và nhiều hứa hẹn hơn khi các nhà nhân văn hiện thực nhận diện được căn nguyên cùng phương cách giải tỏa nỗi đau Tất nhiên những niềm đau này thuộc về thời đại, xã hội còn những nỗi đau ăn sâu vào bản chất qui luật bất biến của nhân loại thì giá trị nhân văn hiện thực tìm cách thỏa hiệp và chung sống

Như vậy, chính tình thương, sự bênh vực cho nỗi đau của người và của mình là đặc tính giúp chủ nghĩa nhân văn hiện thực trở thành một trong những giá trị văn học nhân tình và hữu năng nhất trong việc bảo vệ hạnh phúc chân chính cho con người

1.2.3.1.2 Căm phẫn, tố cáo xã hội bất công

Càng yêu thương con người, nhà văn nhân văn hiện thực càng căm phẫn trước sự tàn ác, bất công của các thế lực phi nhân tính Họ lớn tiếng lên án, phê phán, phủ định cái phi nhân, cái xấu, cái ác Đó là những lề thói, tập tục, kỉ cương trói buộc con người, những lực lượng xã hội, thể chế chính trị, tư tưởng chà đạp, áp bức, bóc lột, làm hủy hoại, tha hóa nhân hình, nhân tính, nhân cách con người

Tiến bộ hơn giá trị nhân văn chỉ phản kháng, lên án chủ quan, giá trị nhân văn hiện thực giải thích nguyên nhân gây ra cho nhân loại cảnh bất hạnh, tội lỗi, xấu xa

từ đó đề ra phương pháp giải quyết để con người được sống ngày càng tốt đẹp hơn Như vậy, tiếng nói lên án, tố cáo cái xấu ác của giá trị nhân văn hiện thực không dừng ở tiếng kêu “đau đớn lòng” mà còn vang lên như bản cáo trạng đanh thép buộc tội thế lực xâm hại đến hạnh phúc con người Lời tố cáo ấy cất lên không im bặt trong đau xót, bế tắc mà mở ra phương hướng thoát khỏi những đau xót ấy Đó là sự tiến bộ của chủ nghĩa nhân văn hiện thực so với chủ nghĩa nhân văn trước đây

Không chỉ hướng ra thế lực bên ngoài, các nhà văn nhân văn hiện thực còn hướng vào phán xét, tự trách khiếm khuyết của bản thân với thái thái độ nghiêm khắc, đôi khi tàn nhẫn Họ thẳng thắn nhìn nhận sự hạn chế trong cử chỉ, lời nói, thậm chí cả suy nghĩ của bản thân Tùy phong cách con người và nghệ thuật mà mỗi nhà văn có cách thể hiện khác nhau Có người tự trào, có người đay nghiến, có người suy tư, có người trăn trở trước thói xấu của bản thân Nhưng tất cả đều xuất phát từ sự tự ý thức và tinh thần trách nhiệm cao độ đối với con người và cuộc đời Càng khát khao cống hiến, phục vụ cuộc đời, yêu thương, bảo vệ con người, lại càng cảm thấy mình bé nhỏ, hữu

Trang 32

hạn và bất lực Sáng tạo văn chương như cách nhà văn đối diện với chính mình rồi phân thân, phán xét và kết tội bản thân Có điều, nếu nhà văn bao dung với cuộc đời bao nhiêu thì với bản thân, anh ta lại nghiêm khắc và khắc nghiệt bấy nhiêu Khiếm khuyết của bản thân người nghệ sĩ được chiếc kính hiển vi văn chương phóng chiếu đến vô cùng qua sự dằn vặt, ăn năn, tự trách chính mình của nhà văn Cái tôi trữ tình càng tự nhận nhiều khiếm khuyết thì vẻ đẹp nhân cách lại càng ngời sáng Như vậy, ngay ở vấn đề chê trách thói xấu bản thân của nhà văn đã có sự phân đôi trong cách nhìn nhận Sự phân đôi này mang tính đối nghịch trong quan điểm của nhà văn về chính mình và của độc giả dành cho nhà văn Sự đối nghịch càng đậm thì giá trị nhân văn hiện thực càng sâu sắc

1.2.3.2 Tôn vinh vẻ đẹp con người

Tự thân mỗi người, về bản chất và bản tính, đều tồn tại vẻ đẹp phát lộ hoặc tiềm

ẩn Lòng tin nơi con người giúp nhà văn thấu nhận vẻ đẹp bên trong họ Lòng tin là sợi dây nối kết con người, giúp họ tri nhận vẻ đẹp của nhau và của chính mình Đây cũng

là tiền đề cho giá trị nhân văn hiện thực Phải tin tưởng thì người nghệ sĩ mới quí trọng, yêu thương và tận hiến vì con người

Mỗi người đều đáng quí, trước hết vì mỗi cá nhân là một nhân cách riêng, duy biệt, độc lập, không thể thay thế Như vậy, bên cạnh yêu cầu tình thương, cần đặt ra yêu cầu tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người Tình thương có cơ sở

ở sự tôn trọng mới là tình thương chân chính Không tôn trọng phẩm giá người mình thương thì đó chỉ là thương hại Yêu cầu kính trọng con người có ý nghĩa sâu sắc hơn tình thương Sự tôn trọng ở đây là công nhận và đề cao vẻ đẹp thuộc về con người Giá trị nhân văn hiện thực không tìm kiếm xa xôi vẻ đẹp thần thánh mà đi vào ca ngợi hạnh phúc trần tục cùng sự giải phóng con người Chủ nghĩa nhân văn hiện thực chủ trương kính trọng mỗi người và mọi người Sự kính trọng này thể hiện rõ nhất ở việc tôn vinh vẻ đẹp con người, đó là nét đẹp người nhất, nhân tính nhất chứ không thần thánh, cao siêu, toàn bích nhưng không thật Vẻ đẹp ở đây được hiểu toàn diện và

đa dạng Đó có thể là vẻ đẹp ngoại hình cũng có thể là vẻ đẹp tâm hồn Chính điểm này thể hiện sự quyện kết giữa giá trị nhân bản với giá trị nhân đạo trong giá trị nhân văn hiện thực Những tác phẩm văn học mang giá trị nhân văn hiện thực lấp lánh vẻ

Trang 33

đẹp con người: những người bình dị thuộc mọi giai cấp với biểu hiện có thể còn nhiều khiếm khuyết nhưng nhà văn luôn tận tụy, kiên nhẫn kiếm tìm hạt ngọc ẩn kín bên trong “tiểu vũ trụ” kia Vì thế, khi tiếp nhận tác phẩm nhân văn hiện thực, người đọc không ngưỡng vọng nhân vật như cá thể cao vợi, khó chạm đến, khó cảm thấu mà như được gặp chính mình, đúng hơn là gặp những khoảnh khắc Người của chính mình trong họ Đó là vẻ đẹp đặc trưng của giá trị nhân văn hiện thực Chính vẻ đẹp này đã

mang văn học đến gần nhất với con người và đưa con người đến gần nhất với cái đẹp

1.2.3.3 Khơi dậy khát vọng hướng thiện ở con người

Đích đến cuối cùng của mọi hệ giá trị văn học cũng như đời sống là hướng con người đến Chân – Thiện – Mĩ Bởi thế, biểu hiện quan trọng của giá trị nhân văn hiện thực là khơi dậy khát vọng hướng thượng, vươn đến những điều cao đẹp Khát vọng này biểu hiện ở mức độ khác nhau như niềm tin, hi vọng, ước mơ, mong muốn, khát vọng Dẫu chỉ mới trong tư tưởng, nhưng chính ước vọng chân chính này sẽ giúp con người xa lìa cái xấu ác để hướng đến những điều cao đẹp Trong tác phẩm nhân văn hiện thực, khát vọng hướng thượng được hiện thực hóa bằng những nhân vật, hoàn cảnh, tình tiết… lí tưởng Sự lí tưởng ở đây có cơ sở đời sống với tính thực tế, khả dĩ nhất định Niềm tin, ước mơ trong tác phẩm nhân văn hiện thực không ảo tưởng, phi lí, siêu thực mà bám chặt vào thực tại đời sống, thời đại và lòng người Sự hướng thượng

ở đây có cội rễ sâu chắc từ cuộc đời Bởi thế, ước mơ vươn đến điều cao đẹp không có nghĩa là chối bỏ, trốn tránh thực tại, mà mong muốn hoàn thiện, làm mới chính mình,

từ đó trở về cải thiện, đổi mới thực tại Khát vọng hướng thiện ở giá trị nhân văn hiện thực không chỉ là mong muốn cho chính bản thân, mà còn ước vọng cho toàn xã hội,

cả nhân loại Vấn đề tôi và chúng ta được dung hòa Cá nhân vươn hướng đến điều cao đẹp không bị lạc lõng, lẻ loi giữa tập thể; ngược lại còn là động lực thúc đẩy tập thể đổi mới, hoàn thiện Bởi vậy, tiếng lòng một người cũng chính là điệu hồn muôn người Ước mong của cá nhân mang tinh thần, nhu cầu, khát vọng thời đại, xã hội Ước mong này thường trực, đau đáu, da diết trong tác phẩm nhân văn hiện thực vừa như cách con người rèn luyện tâm hồn, vừa là nỗi ám ảnh khôn nguôi của chủ thể ý thức cao độ về hệ giá trị Chân – Thiện – Mĩ

Trang 34

1.2.3.4 Suy nghiệm những vấn đề thuộc về bản chất con người

Khi khơi dậy khát vọng, người nghệ sĩ luôn chú ý đến sự nhận thức và tự ý thức của con người về chính mình Chuyển chức năng nhận thức của văn học vào sự khai hóa quá trình tự nhận thức của con người là hướng đi quan trọng của giá trị nhân văn hiện thực Giá trị nhân văn hiện thực chủ trương khơi sâu suy nghiệm vấn đề thuộc về bản chất người Bởi thế, những tác phẩm này thường oằn sâu nỗi trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm, triết lí về những vấn đề thuộc tầng sâu ý thức nơi địa hạt bản chất con người Những suy nghiệm sâu xa giúp nâng cao giá trị người, bởi lẽ, khi con người càng suy tư về chính mình thì họ càng hiểu mình hơn, và nhờ đó, sống đúng với bản chất và thiên chức của mình hơn Không chỉ suy tư cho bản thân, con người còn trăn trở cho xã hội, thời đại, nhân loại Càng suy ngẫm chính mình, cá nhân càng hiểu về mọi người, ngược lại, càng nghiệm suy về mọi người, cá nhân càng thấu suốt chính mình Cái riêng và chung, tôi và ta hòa điệu giúp quá trình suy nghiệm về con người

và cuộc đời trở nên sâu sắc, toàn diện và xác thực hơn

1.2.3.5 Tự do thể hiện cá tính, tình cảm cá nhân

Nhắc đến chủ nghĩa nhân văn hiện thực, không thể không đề cập việc cởi trói con người, giải phóng và tạo cho họ điều kiện được tự do thể hiện cá tính, tình cảm, để họ được là chính mình Nếu hệ tư tưởng gia trưởng không thừa nhận cá nhân thì giá trị nhân văn hiện thực tôn trọng sâu sắc và toàn diện quyền tự do của con người Giá trị nhân văn hiện thực đánh thức ở con người tinh thần vươn dậy, ý thức phản kháng, quyền năng giải phóng mình và đồng loại Việc cởi trói con người của chủ nghĩa nhân văn hiện thực thể hiện ở nhiều khía cạnh đa dạng Trọng tâm là ở sự phát triển tự do cá tính Tuy nhiên, sự phát triển tự do của mỗi cá nhân phải gắn liền, tương hợp với cái tất yếu (qui luật tự nhiên – xã hội) Từ đó, sự phát triển tự do của cá nhân là điều kiện, động lực, cơ sở cho sự phát triển của tất cả mọi người

Như vậy, phát triển tự do là yêu cầu quan trọng, bắt buộc của giá trị nhân văn hiện thực Đó là phát triển năng lực loài người ở con người xét trên quan điểm phát triển toàn diện Theo lí tưởng nhân văn cộng sản của C.Mác, quan tâm đến con người, trước hết là chú trọng đến sự phát triển của họ, quyền tự do cao nhất ở con người chính

là quyền tự do phát triển năng lực Với C.Mác, tự do cá nhân là có khả năng phát triển

Trang 35

toàn diện những mầm mống của cá nhân Xây dựng nhân cách con người, năng lực nhân tính là vấn đề lớn của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản

Trên đây là những biểu hiện cơ bản của chủ nghĩa nhân văn hiện thực nói chung

Ở mỗi nền văn học, biểu hiện này có những đặc thù nhất định Trong lịch sử văn học Việt Nam, lí tưởng nhân văn hiện thực tiến bộ được thể hiện ở hai cảm hứng nổi bật Cảm hứng đầu tiên là tình thương, lòng ưu ái đối với con người, đặc biệt là người khốn khổ, bất hạnh Trong nguồn cảm hứng này, mối quan tâm đến sự phát triển năng lực người được xen vào dưới hình thức tư tưởng liên tài Thái độ “biệt nhỡn liên tài” (Nguyễn Tuân) là biểu hiện nhân văn hiện thực cao quí Dòng cảm hứng nhân văn hiện thực thứ hai là trực tiếp đặt yêu cầu phát triển năng lực người Với hai nguồn cảm hứng nổi bật này, văn học Việt Nam đậm đà giá trị nhân văn hiện thực

Tóm lại, chủ nghĩa nhân văn hiện thực hội tụ những giá trị toàn năng của con người được thể hiện trong sự phản ánh nội dung tư tưởng chân thực, sâu sắc và biểu hiện hình thức nghệ thuật sống động theo lí tưởng tiến bộ của từng thời đại

1.2.4 Vai trò của giá trị nhân văn hiện thực

Đại văn hào Nga L.Tolstoi quan niệm văn học phân chia làm hai loại là văn học chính trị và văn học vĩnh cửu Nếu văn học chính trị mượn hình thức văn học để phục

vụ mục tiêu chính trị nhằm đáp ứng lợi ích nhất thời của xã hội thì văn học vĩnh cửu phản ánh những lợi ích vĩnh hằng, chung cho loài người, phản ánh ý thức ở những mặt thầm kín nhất, quý giá nhất của nhân dân và mọi thời đại, đó cũng là loại văn học không có nó thì không một nhân dân nào có sức sống và nhựa sống có thể phát triển được Như vậy, với văn học vĩnh cửu, hiện thực trước hết chính là lòng người, là thế giới tâm hồn con người trong đời sống tâm lí hằng ngày lẫn những tầng suy nghiệm sâu thẳm Mục đích chủ yếu của nghệ thuật là thể hiện, diễn tả sự thật về tâm hồn con người, những điều bí ẩn không nói ra được bằng lời lẽ đơn giản Nghệ thuật như kính hiển vi mà người nghệ sĩ đem soi vào những bí ẩn của tâm hồn mình rồi trình bày thành bí ẩn chung cho tất cả mọi người Dựa vào quan niệm về văn học vĩnh cửu của L.Tolstoi, nền văn học mang giá trị nhân văn hiện thực là sự hiện thực hóa nền văn học vĩnh cửu Với những biểu hiện phục vụ toàn vẹn, sâu sát cho tất cả lợi ích từ thiết

Trang 36

thực đến tế vi nhất của con người, giá trị nhân văn hiện thực đảm nhiệm vai trò chìa khóa vạn năng chinh phục giá trị vĩnh cửu cho mọi nền văn học

Một trong những chức năng quan trọng làm nên nét đặc trưng của văn học so với báo chí là chức năng giáo dục Nếu báo chí chú trọng thông báo, công bố sự thật thì văn học tập trung giáo dục, rèn luyện năng lực cảm nhận sự thật Tiến xa hơn, từ nền tảng sự thật ấy, văn học còn đặt mục tiêu hướng con người đến cái thiện và cái đẹp, tưc những giá-trị-Người tiêu biểu

Nền văn học chân chính, thấm nhuần tư tưởng nhân văn hiện thực còn chủ trương tái hiện nhịp điệu đời sống nhằm tạo lập sự hài hòa cho cuộc sống con người, đó là sự hài hòa của con người với tự nhiên và xã hội, giữa con người và bản thân nó Nền nghệ thuật càng thấm nhuần tinh thần nhân văn hiện thực chân chính càng có ý nghĩa toàn nhân loại Không có chủ nghĩa nhân văn hiện thực ngoài con người, xã hội, nhân loại Với bản chất nhân tình, tiến bộ và thiết yếu như vậy, có thể khẳng định, không có chủ nghĩa nhân văn hiện thực thì không có sự phát triển chân chính cho con người nói chung và cho tiến bộ nghệ thuật nói riêng Bởi lẽ, xét cho cùng, không có hạnh phúc

và sự phát triển của từng cá nhân thì không thể xây dựng xã hội hài hòa, bền vững Chủ nghĩa nhân văn hiện thực đóng vai trò bảo vệ, bênh vực lợi ích của từng cá nhân lẫn toàn xã hội Vốn dĩ mục đích cuối cùng của tiến trình xã hội cũng như nghệ thuật cốt yếu là làm cho thế giới trở nên Chân – Thiện – Mĩ hơn Như vậy, giá trị nhân văn hiện thực phải là giá trị tiên phong phụ vụ lợi ích con người

Giá trị nhân văn hiện thực còn đóng vai trò thúc đẩy tiến bộ cho mọi nền văn nghệ Nền nghệ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền nghệ thuật tiến bộ được phát triển trong tinh thần dân chủ và nhân văn Như vậy, chủ nghĩa nhân văn hiện thực là tiêu chuẩn, thước đo cao nhất cho những giá trị nghệ thuật; là tiêu chí quan trọng nhất, giá trị bền vững và phổ biến nhất xác định sự tiến bộ nghệ thuật Ảnh hưởng của giá trị nhân văn hiện thực trong tác phẩm đối với xã hội càng lâu dài bao nhiêu thì tác phẩm càng tiến bộ bấy nhiêu Chủ nghĩa nhân văn hiện thực là mục đích, tôn chỉ, ý nghĩa cao cả bậc nhất của nghệ thuật và mĩ học

Trang 37

Chương 2 NỘI DUNG BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN VĂN HIỆN

THỰC TRONG DI CẢO THƠ CỦA CHẾ LAN VIÊN

Soi chiếu lí luận về biểu hiện chủ nghĩa nhân văn hiện thực vào ba tập Di cảo thơ

của Chế Lan Viên, bằng thống kê khoa học và cảm nhận thơ ca, chúng tôi nhận thấy,

giá trị nhân văn hiện thực trong Di cảo thơ được thể hiện ở năm nội dung chủ yếu là

thái độ đa chiều đối với chiến tranh, thái độ đa chiều đối với thực tại, khơi dậy Người từ những vấn đề quá khứ và tương lai, suy nghiệm những vấn đề thuộc bản chất con người, gửi gắm tâm sự cá nhân Mỗi nội dung có những biểu hiện riêng nhưng đều đồng qui làm rõ cho giá trị nhân văn hiện thực

vẻ-đẹp-2.1 Thái độ đa chiều đối với chiến tranh

Trần Mạnh Hảo đánh giá “Chế Lan Viên là một thiên tài Mà tất cả các thiên tài đều tự mâu thuẫn, nhiều giằng xé không sao giải quyết.” [32, tr.221] “Mỗi bộ mặt của hồn thơ ông hầu như quay về những hướng khác nhau, kéo bản thể của ông đi về muôn phía, toàn là những phía trái ngược nhau Do đó, cái con người tinh thần của ông từng phút giây đều phải đau cái nỗi đau đoạn trường của Vệ Ưởng bị bảy con trâu kéo nát thịt về bảy hướng.” [27, tr.173-174] Ở thơ Chế Lan Viên, các mối quan hệ không chỉ thống nhất, hài hòa mà còn đối lập, mâu thuẫn, được đẩy đến tận cùng giới hạn cảm xúc - suy tưởng Tính đa diện - đa sắc tiêu biểu cho thơ Chế Lan Viên, đặc biệt ở ba

tập Di cảo thơ Nó hình thành thái độ đa chiều đặc trưng: nhìn đời trong nhiều mặt khác nhau, thậm chí đối lập Ông thấy ánh sáng lẫn phù sa, hoa ngày thường lẫn chim

báo bão, chùm nhỏ thơ yêu lẫn những bài thơ đánh giặc… Chế Lan Viên sống trong

sự vẹn toàn của cuộc đời và chính mình Vì thế, chúng tôi gọi suy nghiệm của ông về chiến tranh là “Thái đa chiều đối với chiến tranh” mong thâu tóm chân xác “Cái nhìn

kép, nhìn chùm, cái nhìn đa hướng” (Chế Lan Viên) của Tháp Bayon bốn mặt này đối

với cuộc chiến

2.1.1 Đau xót, cảm thương nỗi đau chiến tranh

Heinrich Boll nhận định về vận mệnh nhân loại từ thế kỉ XX: “Trái đất này không còn là trinh nguyên và vô tội và không bao giờ nó được bình yên.” [20, tr.11] Chiến tranh là bi kịch lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ XX Nhiều thi sĩ xem việc viết về

Trang 38

tài chiến tranh là sứ mệnh cả đời thơ Di cảo thơ của Chế Lan Viên, dẫu ra đời thời hậu chiến, vẫn in đậm dấu ấn chiến tranh Thơ chiến tranh trong Di cảo mang nỗi đau

của hơn một triệu bộ đội hi sinh, hai triệu dân thường thiệt mạng và vài triệu người gánh chịu tội ác chất độc màu da cam Cảm hứng về nỗi đau minh chứng cho lí tưởng nhà thơ: “Tôi trong đau vẫn làm viên muối bể” Quả thật, nỗi đau luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt, miên viễn của những thi nhân theo đuổi giá trị nhân văn hiện thực muôn thuở

Nỗi đau chiến tranh thể hiện trực tiếp và da diết nhất là ở trẻ thơ vô tội Chế Lan Viên thấu cảm tận cùng nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn của những nạn nhân bé bỏng qua

giọng thơ vừa trìu mến vừa phẫn uất: “Vì đâu? Vì đâu?/ Trước giáo đường giăng

giăng đôi cánh thiên thần/ Lại có em bé này/ Gãy mất một chân?/ Mẹ em chết bom/

Em gọi đến nghìn lần/ Mẹ không thể đến/ Làm chân em mọc lại” (Tiếng nạng tre gõ

vào mặt đất) Qua sự hiện hữu côi cút, thương tổn của em nơi thiên đường bình yên,

Chế Lan Viên còn gián tiếp thể hiện bản cáo trạng không lời mà đanh thép phán quyết

tội ác chiến tranh khôn cùng Chiêm nghiệm nỗi đau, Chế nâng thành triết lí: “Tất cả

các trận đánh bắt đầu thế ấy/ Tất cả chiến công khởi đầu như vậy,/ Đâu phải bằng lời kêu gọi của một nhà thơ nào trái tim như gió bão/ Đâu phải bằng lời hiệu triệu của một vị tướng nào mơ chiến trận/ Mà chính bằng sự lặng im của một vết thương” Nhà

thơ rút ra qui luật của mọi cuộc chiến: bi kịch chiến tranh đâu chỉ ở mất mát, hi sinh

mà còn ở mối tương quan giữa mất mát với chiến công, hi sinh với chiến thắng Vì chiến thắng phải là kết luận cho mọi cuộc chiến của nhân loại tham tàn, nên hiển nhiên

hi sinh gánh vác vai trò điều kiện Cùng viết về chiến tranh, Nazim Hitmet xây dựng tứ thơ sáng tạo, nhân tình: một em bé chết bom ở Hirôsima gõ cửa mọi nhà xin chữ kí để trẻ thơ không còn chết oan uổng, để các em được ăn kẹo Hai nhà thơ đưa vấn đề chính trị lớn lao qua cửa ngõ tình cảm đã tác động mạnh đến cả cảm xúc lẫn nhận thức của người đọc về nỗi đau chiến tranh

Khi chiến tranh kết thúc sự hiện diện vô nghĩa thậm chí âm nghĩa trong thế kỉ

XX, hòa bình lên ngôi, nhà thơ có điều kiện trải nghiệm cuộc sống yên bình nhưng với

tâm hồn chẳng bình yên trọn vẹn Đến châu Âu một chiều “thanh bình”, nhà thơ

“bỗng dưng” nhớ về nỗi đau chưa nguôi ngoai nơi quê nhà do chiến tranh để lại:

Trang 39

Bỗng dưng tôi nghĩ đến những nắm xương Trường Sơn

Không người lượm nhặt

Những anh hùng đến chết vẫn vô danh

(Chiều châu Âu)

Bên cạnh nỗi đau hi sinh không thể tránh vì chiến tranh, là nỗi đau vì người thụ hưởng

thành quả không “lượm nhặt” khỏi chiến địa thương đau kí ức một thời, để mang về vùng hậu chiến bình yên “chôn cất” Từ đây, Chế rút ra triết lí: “Những anh hùng đến

chết vẫn vô danh” Nỗi đau không đóng khung trong phạm vi cuộc chiến mà đóng dấu

vào cả lẽ nhân tình thế thái Nhà thơ nâng nỗi đau chiến tranh thành nỗi đau về sự lãng quên chung cho nhân loại Biểu hiện về nỗi đau trong giá trị nhân văn hiện thực không

dừng ở một thời mà vươn thành vấn đề muôn thuở

Ở bài thơ khác, viết tại “địa ngục trần gian” Côn Đảo, năm 1984, khi chiến tranh

đã lùi xa, Chế Lan Viên tiếp tục khơi sâu bi kịch vô danh của những anh hùng một

thuở: “Hàng nghìn mộ cát vô danh, vô danh, vô danh” (Mộ cát vô danh) Nhà thơ

chọn viết về nỗi đau chiến tranh ở một khía cạnh nhạy cảm là bi kịch vô danh: vô danh tập thể, vô danh thế hệ Nhiều bài thơ khai thác hậu quả chiến tranh chỉ tập trung thể hiện chiến thắng vẻ vang, chiến bại cao thượng, chiến tình lãng mạn, mà bỏ quên nỗi đau riêng tư nhưng rất Người này Giá trị nhân văn hiện thực không tôn vinh con người theo hướng lí tưởng hóa, toàn vẹn hóa mà khắc họa chân thực, sống động thế giới nội tâm theo hướng hướng thượng Ở đây, nỗi đau vô danh tồn tại cũng vì con người khát khao được sống trọn vẹn và chất lượng với đời

Nỗi đau chiến tranh còn có những góc mặt sắc sảo và tế vi hơn Chế Lan Viên mạnh dạn, mạnh lòng cất lên tiếng nói mới mẻ, sâu sắc về những biến thể tinh vi của

nỗi niềm chiến cuộc Đó là nỗi nhớ “thằng bạn cùng quê” trong bài Tái ngũ với lời

“Hẹn đánh xong giặc về/ Cùng tắm sông một bữa” vậy mà “Tao đã về rồi đó/ Mộ mày còn trong kia.” Phản ánh niềm đau một cá nhân, nhà thơ dựng nên cả khối đau của

thời đại, dân tộc: nỗi đau chia li, mất mát Đọc những vần thơ chiến tranh trong Di cảo

lại càng thấm thía qui luật nghiệt ngã: giới lãnh đạo già tuyên bố chiến tranh nhưng chính giới trẻ là người phải chiến đấu và chịu chết Xét cho cùng, xuất phát điểm và

Trang 40

đích đến của mọi tác phẩm về chiến tranh cũng là để phản ánh và sẻ chia cùng những nỗi đau vừa mang tính thời đại vừa mang tính cá nhân này

Mở rộng đề tài về bi kịch chiến tranh nơi tuổi trẻ, nhà thơ đi sâu khai thác tâm

trạng những chàng trai Hà Thành hào hoa khi tham gia chiến trận: “Gác Khuê Văn cây

đại trụi trần/ Bia Văn Miếu cỡi rùa, những chàng trai không về thăm nữa/ Phong lan

ơi, hãy nở dài lâu trên mộ họ/ Cho giữa Trường Sơn này quên được rùa và gác Khuê

Văn.” (Trai Hà Nội giữa Trường Sơn) Một thời, thơ ca tránh viết về tâm sự riêng tư,

cá biệt của những thanh niên trí thức, tiểu tư sản Những câu thơ kiểu “Đêm mơ Hà

Nội dáng Kiều thơm” (Quang Dũng) giàu giá trị nhân văn hiện thực có số phận long

đong và khiến người sinh thành ra nó cũng lận đận không kém Còn hiện tại, Chế Lan Viên có quyền, quan trọng hơn, có trách nhiệm với lịch sử, lòng người, nói tiếng nói nhân văn, hiện thực và nhân văn hiện thực nhất về sự thật trọn vẹn của tâm hồn thời chiến Giá trị nhân văn hiện thực cho phép công nhận những mơ ước giản đơn, chân thành ấy là vẻ-đẹp-Người Bởi không gì đẹp hơn con người và những điều thuộc về con người do phạm trù cái đẹp chỉ tồn tại nhờ, cho và vì con người Từ ý niệm nhân

văn rất hiện thực ấy, những vần thơ Di cảo chạm thấu tận sâu nỗi đau chiến trận Không chỉ chú tâm đến những nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến, trong Di cảo,

Chế Lan Viên còn viết về những người ở lại với ám ảnh khôn nguôi vì di tích chiến

tranh: “Hai mươi năm trời chiến tranh giữa hơi bom và hơi máu, giữa tình thương và

nỗi hận thù chất ngất/ Bây giờ từng ngón tay ngỡ như trực giác/ Cái giác quan mơ hồ

mà khá rõ/ Trong bóng tối, không đèn, chỉ có lửa bom/ Anh sờ các vết thương, các hơi

thở và phân loại rất rành.” (Phân loại) Nhà thơ tỏ ra tinh tế và nhạy cảm khi khắc

họa cái “rất rành”, chuyên nghiệp, đã thành kĩ năng và bản năng ấy Nếu ở thời chiến,

đó là điểm cộng vì giúp thời thế xoa dịu nỗi đau để kịp vững lòng chiến đấu, thì đến thời bình, đây là nỗi ám ảnh ma mị, rợn người nơi bàn tay, cõi lòng người ở lại Đây không chỉ là nỗi đau, nỗi nhớ đồng đội quá vãng Đây còn là nỗi bàng hoàng, ghê sợ trước tội ác bệnh hoạn, phi nhân của chiến tranh Giọng thơ tưởng tỉnh táo, khô ráo, thực chất nén chặt cuộc khủng hoảng tinh thần, nó ướt sũng nỗi sợ rất Người, chữ

“Người” đúng nghĩa viết hoa Bi kịch chiến tranh là vì trách nhiệm cuộc chiến, con người đôi khi phải tập quên trách nhiệm Con Người Họ bình tĩnh trước cái chết, tỉnh

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (2003), Chế Lan Viên - về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế Lan Viên - về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
2. Xuân Diệu (1994), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công việc làm thơ
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1994
3. Dương Thị Kim Dư (2006), Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên
Tác giả: Dương Thị Kim Dư
Năm: 2006
4. Nguyễn Lâm Điền (2001), Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên
Tác giả: Nguyễn Lâm Điền
Năm: 2001
5. Nguyễn Lâm Điền (2014), “Nỗi đau trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên”, Lý luận phê bình, (22), tr.67-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi đau trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên”, "Lý luận phê bình
Tác giả: Nguyễn Lâm Điền
Năm: 2014
6. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
7. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại – tập 2, Nxb Giáo dục, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại – tập 2
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
8. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
9. Hà Minh Đức (2001), “Chế Lan Viên – Nghĩ về cuộc sống, nghĩ về thơ”, Tạp chí Nhà văn, (8), tr.96-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế Lan Viên – Nghĩ về cuộc sống, nghĩ về thơ”, "Tạp chí Nhà văn
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 2001
10. Hà Minh Đức (2010), “Di cảo thơ những vần thơ thiêng nặng nghĩa tình”, Tạp chí Thơ, (7), tr.32-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di cảo thơ những vần thơ thiêng nặng nghĩa tình”, "Tạp chí Thơ
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 2010
11. Lê Quý Đức (1994), Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với sự phát triển văn hóa nghệ thuật, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với sự phát triển văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Lê Quý Đức
Năm: 1994
13. Nguyễn Hoàng Minh Hà (2000), Giọng điệu thơ Chế Lan Viên, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu thơ Chế Lan Viên
Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh Hà
Năm: 2000
14. Hồ Thế Hà (1999), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên
Tác giả: Hồ Thế Hà
Năm: 1999
15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
16. Nguyễn Văn Hạnh (1970), “Thơ Chế Lan Viên”, Báo Văn nghệ, (372), tr.13-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Chế Lan Viên”, "Báo Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Năm: 1970
18. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Văn học… gần và xa, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học… gần và xa
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
19. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
20. Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình (biên soạn) (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới, tư tưởng và quan niệm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bậc thầy văn chương thế giới, tư tưởng và quan niệm
Tác giả: Lê Huy Hòa, Nguyễn Văn Bình (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1995
21. Vũ Thị Thu Hoàn (2007), Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy đối lập tương phản trong thơ Chế Lan Viên
Tác giả: Vũ Thị Thu Hoàn
Năm: 2007
22. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Bùi Công Hùng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2000

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w