Các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên theo thời gian ngày một nhiều hơn, ngày một sâu sắc hơn, tạo cho người đọc nhìn nhận đầy đủ hơn những giá trị to lớn mà ông đã đạt được tron
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LÂM ĐIỀN
ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT
THƠ CHẾ LAN VIÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2001
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN LÂM ĐIỀN
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
MỤC LỤC 4
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài: 6
2 Lịch sử vấn đề: 7
3 M ục đích nghiên cứu: 21
4 Phạm vi nghiên cứu: 22
5 Phương pháp nghiên cứu: 22
6 Những đóng góp mới của Luận án: 23
7 Bố cục của Luận án: 24
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ THƠ VÀ TƯ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN 25
1.1 Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên: 25
1.1.1 Quan niệm về vị trí và phẩm chất của nhà thơ: 26
1.1.2 Ý nghĩa và tác dụng của thơ : 33
1.1.3 Nghệ thuật sáng tạo thơ: 37
1.2 Tư duy thơ của Chế Lan Viên 43
1.2.1 Năng lực tìm tòi, phát hiện cái mới 45
1.2.3 Sức liên tưởng kì diệu 52
1.2.4 Cảm nhận mọi vấn đề trong sự đối lập 55
1.2.5 Tranh luận, đối thoại 58
CHƯƠNG 2: NHỮNG SÁNG TẠO ĐẶC SẮC VỀ HÌNH ẢNH TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN 61
2.1 Hình ảnh thơ đa dạng, biến hóa 62
2.2 Các loại hình ảnh nổi bật trong thơ Chế Lan Viên 69
2.2.1 Hình ảnh vừa thực vừa ảo 69
2.2.2 Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng 76
2.2.3 Hình ảnh so sánh 80
2.2.4 Hình ảnh liên kết 87
2.3 Vài nhận xét chung về hình ảnh thơ của Chế Lan Viên 93
2.3.1 Hình ảnh thơ mới lạ, đặc sắc 93
2.3.2 Hình ảnh thơ giàu chất trí tuệ 95
2.3.3 Hình ảnh thơ vừa mang vẻ đẹp của bản sắc dân tộc, vừa có vẻ đẹp hiện đại 98
Trang 52.3.4 Vài khiếm khuyết trong sáng tạo hình ảnh thơ của Chế Lan Viên 100
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NGÔN NGỮ THƠ VÀ THỂ THƠ 102
3.1 Những đặc điểm nối bật về ngôn ngữ thơ 102
3.1.1 Nhặt những chữ của đời mà góp nên trang 102
3.1.2 Độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ thơ 107
3.1.3 Ngôn ngữ thơ giàu tính triết luận 119
3.2 Những đặc điểm nổi bật về thể thơ 123
3.2.1 Sự nhuần nhuyễn ở thể thơ tám tiếng 125
3.2.2 Sử dụng thể thơ tứ tuyệt với sự đổi mới, sáng tạo 132
3.2.3 Thể thơ tự do với sự cách tân về cấu trúc câu thơ 144
3.2.4 Thơ văn xuôi với những tìm tòi góp phần hiện đại hóa thơ Việt Nam 152
KẾT LUẬN 157
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Nam hiện đại Hơn nửa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật, Chế Lan Viên đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, để lại cho đời biết bao vần thơ đặc sắc Người đọc ở nhiều thế hệ tìm đến thơ Chế Lan Viên với niềm say mê và khâm phục Sự cần mẫn, sung sức, cùng với tài hoa và tâm huyết nghệ thuật đã giúp Chế Lan Viên vươn tới đỉnh cao của thơ Việt Nam hiện đại Các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên theo thời gian ngày một nhiều hơn, ngày một sâu sắc hơn, tạo cho người đọc nhìn nhận đầy đủ hơn những giá trị to lớn mà ông đã đạt được trong quá trình sáng tạo thi ca Ở mỗi công trình nghiên cứu, với mức độ khám phá, tìm tòi khác nhau, đã từng bước khẳng định được vị trí, giá trị, ý nghĩa của thơ ông đối với cuộc sống nói chung và sự phát triển của thơ Việt Nam hiện đại nói riêng
nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật trong thơ ông Bởi thế, nghiên cứu thơ Chế Lan Viên, chúng tôi quan niệm cần nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện về đặc trưng nghệ thuật trong thơ ông Đây chính là điểm xuất phát quan trọng để đánh giá chính xác những sự cống hiến to lớn đối với thơ và hiểu thêm về tài năng, nhân cách của Chế Lan
Viên, một con người sâu nặng tình đời, tình thơ
người đọc và cho đến những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh ông vẫn chạy đua với thời gian để sáng tạo Sau khi ông qua đời, một lần nữa người đọc lại phải sửng sốt trước 3 tập
Di cảo thơ mà vì nhiều lí do khác nhau ông chưa có dịp cho ra mắt bạn đọc
Khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, tuy có không ít công trình nghiên cứu dày công trong việc khám phá, khẳng định tài năng thơ giàu sức sáng tạo của Chế Lan Viên, nhưng việc tiếp tục khảo sát, tìm tòi để phát hiện thêm thành tựu và cống hiến to lớn về thơ của ông vẫn là điều cần thiết
Trang 71.4 Mặt khác, cũng cần nhận thấy, trong chương trình giảng dạy ở trường phổ thông trung học, thơ Chế Lan Viên có một vị trí quan trọng ở các bài văn học sử và giảng văn Ở bậc Đại học, Chế Lan Viên được giảng dạy với tư cách là một tác gia, được nhìn nhận đánh giá ở nhiều phương diện
Với những lẽ trên, sự xuất hiện những công trình nghiên cứu chuyên sâu về Chế Lan Viên lại càng cần thiết hơn Điều đó sẽ giúp ích không nhỏ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập thơ Chế Lan Viên ngày càng có hiệu quả sâu sắc hơn Vì thế, chúng tôi không ngần
ngại đi vào nghiên cứu vấn đề Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, mặc dù, chúng tôi
hiểu rằng muốn đạt được sự thành công ở đề tài này, chúng tôi sẽ gặp không ít khó khăn
2 Lịch sử vấn đề:
Chế Lan Viên để lại một di sản văn chương to lớn với nhiều thể loại khác nhau, trong
đó thơ giữ một vị trí then chốt Ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Chế Lan Viên đã làm
nhiều về tài hoa nghệ thuật của ông Càng ngày, thơ Chế Lan Viên càng được người đọc quan tâm và yêu thích Chính vì thế, nghiên cứu thơ Chế Lan Viên đó là điều được nhiều
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, góc độ nghiên cứu khác nhau, họ đã khám phá được nhiều giá trị của thơ Chế Lan Viên, khẳng định được vị trí, tầm vóc của Chế Lan Viên trong đội ngũ nhà thơ Việt Nam hiện đại Lẽ tất nhiên, việc nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên, trải dài hơn nửa thế kỉ, trong những hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau, nên chắc chắn có ý kiến đánh giá khác nhau về giá trị và hạn chế của thơ ông Từ đó chúng ta có điều kiện để xem xét kĩ hơn, trân trọng và yêu mến thơ Chế Lan Viên hơn
Sáng tác thơ của Chế Lan Viên ở thời kì trước cách mạng tháng Tám bao gồm Điêu
tàn (1937) và một số bài thơ khác sau Điêu tàn Việc nghiên cứu, tìm hiểu thơ Chế Lan
Viên thời kì này chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu về sự xuất hiện của một tài năng thơ làm kinh ngạc người đọc Trong số ít những bài viết về thơ Chế Lan Viên, theo tôi, bài viết có
giá trị nhất đó là bài giới thiệu của Hoài Thanh trong cuốn Thi nhân Việt Nam Cho dù ý
kiến nhận xét về thơ Chế Lan Viên của ông đã cách đây hơn nửa thế kỉ nhưng nó vẫn có giá
Trang 8trị lâu bền Ông đã nhìn nhận về thơ Chế Lan Viên lúc này một cách tinh tế, chính xác Ông cho rằng sự xuất hiện của Chế Lan Viên đã khiến biết bao người phải ngạc nhiên bởi “Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỉ hai mươi, nó đứng sửng như một cái Tháp Chàm, chắc chắn, lẻ loi và bí mật”[182, tr.229] Từ thực tế sáng tác của Chế Lan Viên, Hoài Thanh không ngần ngại khi dự đoán : “Một nhà thơ sau này sẽ đi xa : Chế Lan Viên” “Con người này quả là người của trời đất, của bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được” [182, tr.228] Hơn thế nữa, nhà thơ còn nhận thấy chính sự độc đáo trong cách khám phá cuộc sống đã góp phần làm nên sức mạnh phi thường cho thơ Chế Lan Viên, vì thế, ông khẳng định : “Trong cái ngộ nghĩnh, cái ngông cuồng ấy, tôi còn thấy một sức mạnh phi thường”[182, tr.31] Mặt khác, Hoài Thanh còn chỉ ra “lối thơ” của Chế Lan Viên khi so sánh với “lối thơ” của Hàn Mặc Tử, ông cho rằng: “Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng
Lan Viên đã đi từ Baudelaire, Edgar Poe đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi từ thơ Đường đến Baudelaire, Edgar Poe và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh kinh của đạo Thiên chúa Cả hai đều ngự trị trường thơ Loạn” “Tôi vừa nói Chế Lan Viên đi về thơ Đường Nếu nói đi đến thơ tượng trưng Pháp có lẽ đúng hơn, tuy hai lối thơ này có chỗ giống nhau “[182, tr.32]
Năm 1938, ở bài Chế Lan Viên - một thi sĩ điên (đăng trong Tiến Bộ, số 20 - 3 - 1938),
Phong Trần (tức Hàn Mặc Tử ) đã cho rằng, Chế Lan Viên là “một thần đồng làm cho thiên
hạ phải ganh tị”
Bên cạnh đó, đáng chú ý ở thời kì này còn có ý kiến đánh giá của Lê Thiều Quang về
tập thơ Điêu tàn, ông cảm nhận: “Không rụt rè, tôi mừng rỡ đón tiếp tia sáng mới lạ ấy; nó
bắt đầu lấp ló trong vườn thơ Việt Nam, bên cạnh và cũng không kém những tia sáng khác
và đồng thời, nó không giống một tia nào” Ông còn thốt lên : “Điêu tàn mới lạ quá” “ta
thấy nó như thực, như mơ, như ảo huyền mộng mị Muốn hiểu nó, ta cũng phải dùng đến trí tưởng tượng, cộng thêm với trực giác của ta” [164, tr 251- 253] Có thể nói, Lê Thiều
Quang đã chỉ ra được cái mới ở tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên so với thơ của các nhà
thơ khác Ông khẳng định : “Nhưng từ bây giờ chúng ta hãy biết công cho Chế Lan Viên, người đã đem đến cho ta một cảm giác lạ” [164, tr 256]
Trang 9Ngoài ra, Vũ Ngọc Phan khi so sánh cái sầu trong thơ Chế Lan Viên với cái sầu trong thơ Hàn Mặc Tử đã viết : “Chế Lan Viên, trái lại, không cứng cáp chút nào Thơ ông toàn là những tiếng khóc than, ông tả rặt những cái u sầu; ông có giống Hàn Mặc Tử thì chỉ giống ở chỗ hay nhắc đến linh hồn, chứ cái sầu của ông tràn lan hơn Hàn Mặc Tử nhiều, cái sầu của ông là cái sầu não nùng thê thảm, cái sầu bát ngát khó khuây [156, tr.651] Có thể nói, sự đánh giá trên của Vũ Ngọc Phan chưa làm rõ được cái kích tấc phi thường và sức vươn xa của nhà thơ Chế Lan Viên
Những công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên ở thời kì trước cách mạng chưa nhiều, chưa đi vào khai thác một cách hệ thống và ít bàn về các phương diện nghệ thuật thơ Hơn nữa, việc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên hầu như được đặt chung với việc nghiên cứu thơ của các nhà thơ khác trong phong trào Thơ Mới Những thành tựu của việc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên chỉ mới đạt được trong giới hạn đó cũng là lẽ dĩ nhiên và phù hợp với thực tế sáng tác cũng như vị trí của nhà thơ Chế Lan Viên ở thời kì này
Đây là thời kì kháng chiến chống Pháp nhiều gian khổ hi sinh song cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc Trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội đó, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng việc nghiên cứu văn học vẫn luôn được đặt ra Những vấn đề tranh luận, thảo luận chủ yếu
là vấn đề lí luận được đặt ra trong thực tiễn sáng tác và tiếp nhận văn học, nhất là vấn đề xây dựng một nền văn nghệ mới Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về một tác giả hầu như chưa được giới nghiên cứu quan tâm Mặt khác, ở thời kì này, do quan điểm đánh giá, cách nhìn nhận của người nghiên cứu, phong trào Thơ Mới được xem là một bộ phận của văn học lãng mạn tiêu cực, có hại cho cách mạng Thật khó giải thích cho thỏa đáng điều đó khi chính bản thân các nhà Thơ Mới nổi tiếng như : Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nguyễn Xuân Sanh ,tự phủ nhận những vần thơ của chính mình Bởi thế, trong hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu, đánh giá thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng Tám quả là điều ít ai nghĩ tới
Nhìn lại chặng đường sáng tác của Chế Lan Viên ở thời kì kháng chiến chống Pháp chúng ta nhận thấy, hơn ai hết, trong chính con người Chế Lan Viên diễn ra nhiều nỗi dằn vặt, đau đớn trong quá trình lột xác, nhận đường, vượt qua bao gian truân, thử thách để hòa nhập với cuộc sống mới và trở thành nhà thơ của nhân dân Đúng như sau này, Nguyễn Văn
Trang 10Hạnh khi tìm hiểu về tập thơ Gửi các anh đã nhận xét: Chế Lan Viên “vẫn còn dò dẫm,
chưa thể nói đến một sự thuần thục về tư tưởng và nghệ thuật Chế Lan Viên trước sau vẫn
là nhà thơ băn khoăn nhiều về triết lí nhân sinh Cho nên đứng trước bước ngoặt của lịch sử
cho tài năng và tấm lòng chân thành của ông đối với cuộc đời mới Các bài thơ tiêu biểu ở
tập thơ này như : Trường Sơn, Nhớ lấy để trả thù, Bữa cơm thường ở trong bản nhỏ đã gợi
được những rung động nhất định đối với người đọc Tuy nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá thơ Chế Lan Viên vào thời kì này hầu như vẫn chưa được giới nghiên cứu quan tâm
Ở thời kì này, cùng với sự xuất hiện của nhiều tập thơ như : Ánh sáng và phù sa, Hoa
ngày thường - Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới, việc tìm hiểu, đánh
giá, phê bình về thơ Chế Lan Viên ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm Nếu như buổi mới trình làng, thơ Chế Lan Viên khiến mọi người kinh ngạc, thì giờ đây, người đọc càng nhận thức sâu sắc hơn về tài hoa và bản lĩnh nghệ thuật giàu sức sáng tạo của ông Nhiều công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên được xuất hiện trên các báo, tạp chí và trong các tập tiểu luận nghiên cứu, phê bình thơ của nhiều tác giả Tiêu biểu phải nói đến những công
trình nghiên cứu như : Đọc Ánh sáng và phù sa của Xuân Diệu, Đọc Ánh sáng và phù sa của
Hà Minh Đức, Những biển cồn, hãy đem đến trong thơ của Lê Đình Kỵ, Thơ Chế Lan Viên của Nguyễn Văn Hạnh, Chế Lan Viên và những tìm tòi trong nghệ thuật thơ của Nguyễn Lộc, Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên của Nguyễn Xuân Nam, Nhà thơ cơn bão
và những cánh hoa của Mai Quốc Liên, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, của Phạm
Thế Ngũ, Khuynh hướng thi ca tiền chiến của Nguyễn Tấn Long và Phan Canh, Việt Nam
thi nhân tiền chiến ( quyển trung ) của Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng, Chúng
tôi xin dẫn ra một vài ý kiến sau:
Từ cách thẩm bình thơ tinh tế, sắc bén, có nhiều phát hiện, Xuân Diệu khi đọc Ánh
sáng và phù sa, đã khẳng định tập thơ này “cống hiến vào nền thơ chung của ta hiện nay một tâm hồn Chế Lan Viên Một tâm hồn nặng những suy nghĩ, phấn đấu trên hoàn cảnh cụ thể của mình, để tới được cái lớn của niềm vui chung” “Chế Lan Viên đã ướm trở lại thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, và mở rộng ra thể thơ bốn câu lục bát ” [35, tr.40-44]
Trang 11Cũng bàn về tập thơ Ánh sáng và phù sa, Hà Minh Đức đã chú trọng đánh giá thành
công của Chế Lan Viên trong cách cấu tứ, cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật, ông khẳng định: “Tuy có chỗ chưa chín hoặc cầu kì, khó hiểu nhưng nhìn chung qua từng chủ đề, từng
tứ thơ, ta thấy thơ ca của anh có sự nhuần nhuyễn trong cấu tứ cũng như cách thể hiện”
hiện nhiều khía cạnh tìm tòi khác nhau, nhiều lối vận dụng hư cấu, nhiều hình thức miêu tả biểu hiện Có những tứ thơ phong phú, lại được thể hiện bằng những hình ảnh đẹp, những
sự so sánh mới lạ, câu thơ ánh lên nhiều màu sắc” [59, tr.53-54] Cũng trong thời kì này, ở
công trình nghiên cứu về Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, ông cũng chỉ ra
một số vấn đề nổi bật khác về đặc trưng nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên, ông viết : “Trong thơ trữ tình hiện đại, tính chất quy ước tượng trưng không phải chỉ được biểu hiện ở hình ảnh, màu sắc, mà còn ở chiều sâu của cảm xúc và những suy tưởng Chế Lan Viên là nhà thơ sử dụng khá thành công tính chất tượng trưng ước lệ để xây dựng hình tượng” [58, tr.236]
Nguyễn Văn Hạnh ở bài viết Thơ Chế Lan Viên đã khẳng định: “Tầm nhìn bao quát,
và sức suy nghĩ vốn là chỗ mạnh của nhà thơ như được nâng đỡ, ôm ấp trong những tình cảm lớn, thiết tha, để sắc sảo, phóng khoáng, nhưng vẫn đậm đà, dào dạt” Trên từng phương diện ông đã rút ra được những nhận xét quý báu về nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên như : “Đặc điểm nổi bật và sức mạnh chủ yếu của thơ Chế Lan Viên là ý tưởng phong phú và độc đáo trong nội dung cũng như cách diễn đạt” “Hình thức cơ bản, phổ biến trong
tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập” “Trong khi đề cao ý thơ, Chế Lan Viên
hoàn toàn không xem nhẹ cảm xúc, hình ảnh và nhạc điệu Những bài thơ thành công tiêu
biểu cho phương hướng sáng tác, cho phong cách của anh, chính là những bài đã kết hợp được nhuần nhuyễn những yếu tố này” [67, tr 101-102-105]
Trong bài viết Chế Lan Viên và những tìm tòi trong nghệ thuật thơ, Nguyễn Lộc cho
đề một cách toàn diện, đồng thời anh nhìn sâu vào cái bản chất kín đáo của nó, mà có khi ta lại dễ nhầm lẫn, bỏ qua” “Chất suy nghĩ là mặt hấp dẫn lớn trong thơ Chế Lan Viên, dường như nhiều người thừa nhận Nhưng thơ Chế Lan Viên còn hấp dẫn bằng cảm xúc nữa Suy nghĩ làm cho thơ anh có một thế đứng vững chắc, và cảm xúc làm cho bài thơ có sức hút, hoạt bát, sinh động” Ông còn đi vào tìm hiểu cách sử dụng và ý nghĩa toát lên từ
Trang 12hình ảnh thơ của Chế Lan Viên, để qua đó có sự khái quát: “Cách sử dụng hình ảnh của Chế Lan Viên thường là tượng trưng, nghĩa là những hình ảnh không có ý nghĩa tự thân, mà nó tồn tại trong ý nghĩa ẩn dụ”[118, tr 82- 85- 90]
Lê Đình Kỵ trong bài Những biển cồn hãy đem đến trong thơ, đã lí giải bước “chuyển
mạnh” sang phong cách chính luận, là một bước phát triển mới của thơ Chế Lan Viên ở tập
thơ Hoa ngày thường, Chim báo bão Ông viết: “Sự thay đổi không phải chỉ ở chủ đề mà ở
tình ý, những lời lẽ nằm ngay trong đời sống hàng ngày Câu thơ Chế Lan Viên uyển chuyển, rất gần với văn xuôi một phần cũng là do điều này”[ 94, tr.66 -75]
Cũng bàn về tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão, Mai Quốc Liên trong bài viết
Nhà thơ cơn bão và những cánh hoa đã khẳng định, “thơ Chế Lan Viên là một thứ thơ giàu
suy nghĩ”, ông đã “đem đến cho thơ hiện đại một phong cách mới, phong cách mang nhiều suy nghĩ” và bao giờ suy nghĩ của ông cũng “có một sức sống mãnh liệt, vẫn tươi mới và hấp dẫn vì nó xuất phát từ trái tim nồng nhiệt của nhà thơ”[107, tr.165-167]
Bên cạnh đó, cần phải nhận thấy, trong thời gian đất nước bị chia cắt, ở miền Nam, thơ Chế Lan Viên được khá nhiều các nhà nghiên cứu văn học quan tâm Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của họ chỉ dừng lại ở mức độ xem xét những thành tựu của thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng Tám trong cái nhìn chung về phong trào Thơ Mới
Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, đã xếp Chế Lan
Ông cho rằng : “Sự ám ảnh bởi cái chết, bởi những hồn ma lảng vảng ở những cảnh điêu tàn
ấy đưa tác giả đến sáng tác những bài thơ thật là kinh dị đầy những hình ảnh rùng rợn, những liên tưởng gần như thác loạn” Ông cũng đi vào việc khảo sát và có nhận xét: “Thơ Chế Lan Viên về cảm hứng và lời cũng không xa cách thơ tình và thơ điên của Hàn Mặc Tử
biệt hay ưa lối vần chéo cặp trắc, cặp bằng” [ 140, tr.594, 595]
Khác với Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Tấn Long và Phan Canh trong Khuynh hướng thi ca
tiền chiến, đã xếp thơ ca Việt Nam 1932 - 1945 thành tám khuynh hướng dựa trên các thi
phẩm của họ và thơ Chế Lan Viên thuộc về khuynh hướng siêu tưởng ( Surréalisme) Ông
Trang 13không tán thành quan niệm : “Chế Lan Viên vì lòng yêu nước, nghĩ đến dân tộc Chàm, than trách cảnh diệt vong”, mà ông đã khẳng định: “Đứng trên lập trường siêu tưởng, chúng ta không thể nghĩ như vậy Mỗi thi nhân đều có đối tượng dùng làm môi trường để diễn đạt cảm giác mình
Đem dân tộc Chiêm Thành ra làm đối tượng của cảm giác, Chế Lan Viên muốn lấy hình ảnh Chiêm Thành tượng trưng cho một thế giới loài người Khóc dân tộc Chiêm là khóc cho nhân loại, khóc cho ngôi tháp đổ, cho viên gạch rụng là khóc cho sự tàn tạ của thế gian” [115, tr.447]
Còn ở công trình Việt Nam thi nhân tiền chiến ( quyển trung ), Nguyễn Tấn Long và
Nguyễn Hữu Trọng đã khẳng định biệt tài của Chế Lan Viên trong nghệ thuật sáng tạo thơ Các ông cho rằng : “Một bài thơ là một thế giới khác lạ, khiến người đọc không thấy chán, chứng tỏ sức tưởng tượng quá phong phú và sự biến ảo vô cùng của Chế Lan Viên”[116,
Mặc Tử hay nói những gì ở thượng giới”, còn “Chế Lan Viên nhắc mãi về hạ giới, ở cõi âm, lấy chất liệu thơ trong những nấm mồ hoang, trong đáy huyệt lạnh, trong bóng tối âm u, trong những hoang hồn, trong lòng cổ tháp đen đặc” Trên cơ sở lí giải sự khác lạ của tâm hồn thơ Chế Lan Viên, hai ông khẳng định : “Chế Lan Viên là một thi nhân có chiều hướng thơ khác lạ nhất trên thi đàn Việt Nam, người tạo những vần thơ kinh dị, rùng rợn mà từ buổi sơ khai của nền văn học Việt Nam đến nay và có thể mãi xa lắm về sau không có ai, cũng như lịch sử văn học Trung Quốc trước cũng như sau chưa từng có hai Bồ Tùng Linh vậy “[116, tr.402-404]
Chúng tôi cho rằng, với những ý kiến đánh giá trên, các tác giả Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Tấn Long, Phan Canh, Nguyễn Hữu Trọng đã phần nào gợi mở ra một hướng nghiên cứu về thơ và tư duy thơ của Chế Lan Viên Cũng qua đó, người đọc có điều kiện để nhận thức rõ hơn những biểu hiện nổi bật về đặc điểm phong cách thơ Chế Lan Viên
Có thể nói, các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên ở thời kì này rất phong phú
và được xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau để tìm tòi, khám phá Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả cũng đã dành cho việc nghiên cứu nghệ thuật thơ Chế Lan Viên một dung lượng xứng đáng Có nhiều vấn đề được các tác giả đã khai thác khá sâu sắc, cặn kẽ Qua việc tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, những vấn đề được các nhà nghiên cứu chú tâm tìm tòi,
Trang 14phát hiện nhiều nhất đó là : Tư duy thơ, thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, phong cách nghệ thuật, Với việc làm đó, các tác giả cũng đã gián tiếp khẳng định vị trí quan trọng của thơ Chế Lan Viên trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, đời sống của dân tộc có biết bao
đổi thay giàu ý nghĩa Trước hoàn cảnh lịch sử - xã hội với những Ngày vĩ đại đó, sức sáng
tạo dồi dào, bền bỉ của Chế Lan Viên có điều kiện thuận lợi để phát huy Người đọc tiếp tục
đón nhận những điều mới mẻ trong thơ Chế Lan Viên qua các tập thơ: Hoa trước lăng
Người, Hái theo mùa, Hoa trên đá, Ta gửi cho mình
Trong thời gian này, việc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên cũng có nhiều thuận lợi Thêm nhiều công trình nghiên cứu công phu xuất hiện, giúp cho người học tập, nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên nhận thức được thơ ông với cái nhìn tổng thể và hình dung cụ thể hơn về
chân dung một nhà thơ lớn của dân tộc Nổi bật lên là các công trình : Lời giới thiệu Tuyển
tập thơ Chế Lan Viên, tậpI, của Nguyễn Xuân Nam, phần Chế Lan Viên trong Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 của Hà Minh Đức, Thơ Mới những bước thăng trầm của Lê Đình Kỵ, phần Thơ chống Mĩ - Tiếng nói thống nhất những phong cách đa dạng, giàu sức phát triển
của Vũ Tuấn Anh,
Đến với các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã có cái nhìn khái quát về thơ Chế Lan Viên trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật của ông Các tác giả đều có sự thống nhất về cơ bản khi bàn về bản lĩnh và phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên cũng như đóng góp lớn lao của thơ ông đối với thơ ca Việt Nam hiện đại
Trong lời giới thiệu Tuyển tập thơ Chế Lan Viên, tập I, Nguyễn Xuân Nam bằng cách
cảm nhận tinh tế, sắc sảo và cái nhìn bao quát về thơ Chế Lan Viên đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn những bước tiến cũng như những cống hiến to lớn của một tâm hồn thơ “thông minh và tài hoa” đối với nền thơ dân tộc Ở mỗi tập thơ, ông đều chỉ ra vị trí và giá trị của
nó trên con đường thơ của Chế Lan Viên Chẳng hạn, “Nói đến Chế Lan Viên người đọc
nghĩ ngay đến Điêu tàn” “trong những giọng buồn quen thuộc của thơ ca lãng mạn 32 -
45, đây là giọng buồn ảo não có pha màu huyền bí” “Điêu tàn phần nào có thể làm cho
một số người biết suy nghĩ nhớ lại thân phận đích thực của mình và bài học lịch sử” Tập
Trang 15Gửi các anh “tuy chưa hay nhưng đã có hướng tốt” “đánh dấu một giai đoạn tìm đường
chuẩn bị cho tài năng nở rộ sau này” Ánh sáng và Phù sa “có một vị trí đặc biệt trong đời
thơ Chế Lan Viên”, “với những dòng thơ mở rộng phóng túng, tạo ra một không khí khác lạ chưa từng có trong thơ Việt Nam” “Anh nêu cao cuộc sống chiến đấu nhưng không quên
cuộc sống hàng ngày Còn tập thơ “Hoa trên đá về nội dung nhân tình hơn, về ngôn ngữ
gần tiếng nói hàng ngày hơn, lại là một vẻ mới của Chế Lan Viên” Ông còn chỉ ra quan niệm thơ đúng đắn, sâu sắc, cũng như vẻ đẹp ở tình cảm thiết tha và trí tuệ sắc sảo của Chế Lan Viên trong cấu tứ, trong hình ảnh, nhịp điệu v.v Ông khẳng định: Chế Lan Viên
mọi vẻ khác nhau, dùng các thể thơ từ tứ tuyệt đến câu thơ mở rộng, các kiểu kết cấu - từ kiểu ngẫu hứng, tùy bút đến kiểu kết cấu chương đoạn Những tìm tòi đó nhiều lúc nhuần nhuyễn thành công, đôi lúc còn ở dạng thử nghiệm, thử bút Bài giới thiệu khép lại với nhận định : “Nhưng trên tất cả những phần đóng góp về nghệ thuật có một điều lớn hơn Đó là ý thức của Chế Lan Viên muốn đem thơ mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc” “Sức hấp dẫn của thơ Chế Lan Viên có ngọn nguồn từ truyền thống lâu đời của thơ dân tộc, và cũng từ những tìm tòi mới mẻ của thơ hiện đại tiên tiến [134, tr.11- 42]
Hà Minh Đức khi giới thiệu chân dung Chế Lan Viên trong công trình Nhà văn Việt
Nam (1945 - 1975), tập I, đã nhận thấy tài năng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu thơ của Chế
bằng điệu thơ khi thì thiết tha quyến luyến, khi thì tỏa ra nhiều tầng, nhiều lớp dồn dập dội vào cảm xúc” Đồng thời, ông cũng chỉ ra thơ Chế Lan Viên “có một năng lực tư duy sắc sảo” “tạo cho mình một phong cách thơ đa dạng, giàu trí tuệ” [56, tr.653-663-670]
Ở công trình Thơ Mới những bước thăng trầm, Lê Đình Kỵ đã đánh giá cao những
đóng góp của thơ Chế Lan Viên đối với Thơ Mới lãng mạn, nhà thơ biết vượt lên mình để
có được những vần thơ độc đáo Ông khẳng định: “Ta không quên Điêu tàn nằm trong dòng
chảy của Thơ Mới lãng mạn Chủ nghĩa lãng mạn vốn ghét cái thường tình, cái thông tục mà
so với các nhà thơ đương thời, Chế Lan Viên là người ít chịu đựng, cái lẽ thường hơn ai hết, hơn cả Hàn Mặc Tử là người đã cùng Chế Lan Viên khởi xướng nên trường thơ Loạn”[92,tr.215]
Trang 16Bên cạnh đó, ở bài viết Thơ chống Mĩ - Tiếng nói thống nhất những phong cách đa
dạng, giàu sức phát triển, trong khi bàn về thành tựu của thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ,
Vũ Tuấn Anh cũng đã chỉ ra hướng đi và những thành công đặc sắc của thơ Chế Lan Viên, ông cho rằng: “Hướng đi của Chế Lan Viên là vừa đào sâu vào các khía cạnh của hiện thực
thơ dài có dáng dấp của một tùy bút-thơ, có tầm vóc của những bích họa lớn Chế Lan Viên chú ý làm nổi bật sự trái ngược hoặc sự liên hệ giữa các mặt đối lập của hiện thực và vấn đề trong từ ngữ và lối nói đối chọi, làm lóe sáng tư tưởng, ý thơ” Đồng thời, ông cũng đánh giá cao những tìm tòi, khám phá mới mẻ trong sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan Viên, ông viết: “Về hình thức diễn đạt, anh cũng có nhiều tìm tòi, thể nghiệm Anh phá vỡ khuôn khổ, nhịp điệu quen thuộc, tạo nên những câu thơ dài, có sức chứa lớn, giàu lượng thông tin Câu thơ của anh có dáng trùng điệp của một đội quân ngôn ngữ, tạo nên một nét độc đáo trong phong cách của anh” [4, tr 186 - 187]
Từ các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy nhiều vấn đề cơ bản trong thơ Chế Lan Viên đều được đặt ra và bước đầu khám phá, lí giải Với việc nghiên cứu từ góc độ trên, các tác giả đã giới thiệu cho người đọc hiểu được rõ hơn, chính xác hơn về con người,
sự nghiệp văn chương nói chung và thơ ca nói riêng của Chế Lan Viên Chúng tôi cho rằng, các công trình nghiên cứu này ở những mức độ khác nhau đã có những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên ngày một trọn vẹn hơn
bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc yêu thơ Có thể nói, cũng từ thời điểm này trở về sau, các ý kiến bàn về thơ Chế Lan Viên được tăng lên gấp bội Nhưng điều đáng nói là cách nhìn, cách đánh giá về thơ Chế Lan Viên dù có những ý kiến chưa thống nhất nhưng thực sự giúp cho người đọc hiểu cặn kẽ hơn, trọn vẹn hơn về con người và lâu đài thơ chứa biết bao điều
kì diệu Nổi bật lên là các công trình nghiên cứu như : Phần Chế Lan Viên trong Văn học
Việt Nam 1945-1975, tập 2 của Nguyễn Văn Long, Những nét đặc sắc cơ bản của hình thức nghệ thuật thơ Chế Lan Viên từ sau 1945 của Đoàn Trọng Huy, Thi pháp thơ Chế Lan Viên
của Nguyễn Quốc Khánh, Mĩ học của Chế Lan Viên của Trần Đình Sử, Vĩ nhân và thi nhân của Trần Thanh Đạm, Chế Lan Viên và cái “ách nặng văn chương” của Nguyễn Đăng
Trang 17Mạnh, Hoa tôi hái trên trời cũng chính là nước mắt của Lê Chí Dũng, Nhà thơ không thể
lấy kích tấc thường mà đo được của Bùi Mạnh Nhị,
Trong phạm vi một chương của giáo trình dành cho sinh viên Đại học ngành Sư phạm Ngữ Văn, Nguyễn Văn Long đã trình bày một cách cô đúc những nét chính về cuộc đời và
sự nghiệp văn chương, đồng thời, đánh giá những thành công và những mặt hạn chế trên từng chặng đường thơ của Chế Lan Viên Đặc biệt, ông đã chỉ ra những nét bao trùm và nổi bật trong phong cách thơ Chế Lan Viên đó là: “Tư duy thơ của Chế Lan Viên có cách tiếp
cận riêng với đời sống Không dừng lại ở cảm xúc, ở bề ngoài của sự vật và hiện tượng, nhà
thơ muốn khám phá sự vật “ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa” Ông cho rằng : “Một nét đặc trưng nghệ thuật dễ nhận thấy trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là chú trọng khai thác những tương quan đối lập” và “Nổi bật trong các thủ pháp nghệ thuật thơ Chế Lan Viên là sự sáng tạo hình ảnh” “Thế giới nghệ thuật của Chế Lan Viên được tạo nên bằng
vô số hình ảnh, ở đó có đủ loại hình ảnh ”[113, tr.89-90-91]
Viên từ sau 1945, Đoàn Trọng Huy đã cho rằng : “Từ chân trời nghệ thuật cũ sang chân trời
nghệ thuật mới, Chế Lan Viên đã sớm mạnh dạn tìm kiếm một tiếng thơ mới cho thời đại sau bước đi buổi đầu còn chút ngập ngừng” “Nhà thơ đã góp phần tích cực thúc đẩy khuynh hướng đổi mới trong thơ ở nhiều địa hạt, ở nhiều phạm vi Cái nhìn của nhà thơ luôn chân thực nghiêm túc, sắc sảo và đòi hỏi đổi mới sáng tạo là mạnh dạn, thay đổi tận gốc” “Các nét đặc trưng tư duy Chế Lan Viên được vận dụng rất hiệu quả trong cảm xúc
và suy tư, đều có ý nghĩa thi pháp Chúng thường được dùng trong sự liên kết linh hoạt, trong mối quan hệ hữu cơ Có thể nói, những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc đều bắt nguồn từ
tư duy ấy” [81, tr 17-19-36] Trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã có sự kiến giải
cụ thể để từ đó rút ra được những kết luận quan trọng về đặc điểm nghệ thuật của thơ Chế
tiến bộ nghệ-thuật thơ Việt Nam hiện đại theo hai khuynh hướng cơ bản sau đây : Khuynh hướng tổng hợp cao các phương thức thể hiện nghệ thuật và khuynh hướng dân chủ hóa, tự
do hóa hình thức thơ ” [81,tr.l54]
Cùng với hướng đi trên khi nghiên cứu thơ Chế Lan Viên còn có công trình Thi pháp
thơ Chế Lan Viên của Nguyễn Quốc Khánh Ông tìm hiểu khám phá thơ Chế Lan Viên chủ
Trang 18yếu từ góc độ và phương pháp của thi pháp học hiện đại Từ việc nghiên cứu thơ Chế Lan Viên, ông nhận thấy: “Tư duy nghệ thuật thơ Chế Lan Viên rất mạnh về tạo ý, tạo hình và suy tưởng khái quát tổng hợp” “Chế Lan Viên đã tìm đến với nhiều thể thơ, nhưng về tư duy, về phong cách của ông lại dần dần kết tinh vào hai thể thơ đặc thù đó là thơ tứ tuyệt và thơ tự do với câu thơ mở rộng” Ông cho rằng, từ ngữ trong thơ Chế Lan Viên “có tiếng nói chắt lọc, hoa mĩ với nhiều biện pháp tu từ mới lạ, lại có tiếng nói khỏe, chắc, trực tiếp của văn xuôi luận lí” “có biệt tài sáng tạo hình ảnh mới lạ thông qua các từ ngữ được ghép nối táo bạo, tài hoa gây bất ngờ thú vị” “lời thơ của ông lung linh lắm màu sắc mới lạ và phù hợp với từng thể thơ, từng chặng đường thơ” [89, tr 131-227-228-229]
Bên cạnh các công trình nói trên, chúng tôi nhận thấy, xuất hiện nhiều bài nghiên cứu
thơ về Chế Lan Viên tiếp tục khẳng định đóng góp to lớn của thơ ông ở nhiều phương diện
khác nhau Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu:
thuật là chân lí luôn gây ngạc nhiên, bất ngờ có tính phát hiện” “Chế Lan Viên đã kiên trì đổi mới tiếng thơ, ngôn ngữ thơ theo hướng hiện đại” “Chế Lan Viên tiêu biểu cho một hướng tìm tòi, sáng tạo, hiện đại hóa của thơ Việt Nam hôm nay” [177, tr.43- 44- 47- 48]
Nguyễn Đăng Mạnh ở bài viết Chế Lan Viên với cái “ách nặng văn chương” đã nhấn
mạnh đến đặc sắc tư duy thơ Chế Lan Viên và sự tài hoa của nhà thơ khi “thiết kế” hình ảnh thơ Ông cho rằng: “Tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là tư duy tranh luận, là cảm hứng đối thoại Đối thoại với mình, với người ( ) Và đối thoại với thơ, với nghề thơ của mình” “Chế Lan Viên là người thiết kế hình ảnh đại tài : Hình ảnh - ý, hình ảnh - tình, hình ảnh - khái niệm, ” [131, tr.21,23]
vĩ nhân - thi nhân”, những ảnh hưởng to lớn của con người và thơ Hồ Chí Minh đối với thơ Chế Lan Viên Đồng thời, trên cơ sở sự cống hiến lớn lao của Chế Lan Viên đối với đời và thơ, ông đã khẳng định : Chế Lan Viên “là một trong những nhà thơ lớn nhất thế kỉ XX mà bóng dáng còn tỏa rộng sang thế kỉ XXI, bởi vì thơ anh là một bản giao hưởng chưa hoàn thành mà các thế hệ sau anh sẽ tiếp tục theo nhiều hướng khác nhau” [43, tr.105]
Trang 19Trần Hữu Tá, khi nhìn nhận chung về thơ Việt Nam ở thời kì kháng chiến chống Mĩ,
đã đánh giá cao những đóng góp của thơ Chế Lan Viên Ông viết : “Chế Lan Viên tập trung
vào chủ đề lớn chống Mĩ Từ Hoa ngày thường, chim báo bão (1967 ), ông liên tiếp viết
Những bài thơ đánh giặc (1972 ), mở những cuộc Đối thoại mới ( 1973 ) với kẻ thù cho đến Ngày vĩ đại (1975 ) thắng lợi hoàn toàn Lối thơ đậm đà tính chính luận thời sự , tính tùy
bút, đã thực sự góp được một phong cách độc đáo vào sự phong phú của thơ Việt Nam”[179, tr.l 12]
Vào các năm 1992, 1993, 1996, 3 tập Di cảo thơ với sự góp nhặt và tuyển chọn của Vũ Thị Thường lần lượt được xuất bản Nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm nghiên cứu Di cảo
thơ của Chế Lan Viên Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy xuất hiện rất nhiều bài nghiên
cứu, thảo luận đánh giá cao về những đóng góp quý giá mà Chế Lan Viên đã để lại trong 3 tập thơ đó
nỗi niềm, những giá trí nhân văn và nghệ thuật mà chỉ đến khi đọc thơ di cảo của ông ta mới
nhận ra”[168, tr.144] Còn ở bài Đọc hai tập Di cảo thơ, Nguyễn Bá Thành lại nhận thấy : “
Vào những năm cuối đời, Chế Lan Viên đã thay đổi khá nhiều về giọng thơ, hình ảnh thơ,
âm điệu thơ và cả phương pháp tư duy” [184, tr.157] Võ Tấn Cường ở bài Di cảo thơ Chế
Lan Viên đã nhận thấy Di cảo thơ là “di chúc thơ về cuộc đời và nghệ thuật” và trong di cảo
mà đã vượt lên, hướng về những triết lí nhân sinh sâu thẳm và sự sinh tồn của nhân loại”[31,tr.164]
Ngoài các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên nói trên, còn có biết bao những bài viết đăng trên các báo, những tham luận trong các cuộc Hội thảo khoa học ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về Chế Lan Viên mà Luận án không thể trình bày hết Quả thật, hiếm có nhà thơ Việt Nam hiện đại nào có sức thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình như nhà thơ Chế Lan Viên
Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu đã khai thác được từng phương diện, từng chặng đường thơ mà Chế Lan Viên đã đạt được thành công rực rỡ Từ những góc độ nghiên cứu đó, người đọc có điều kiện để hiểu rõ hơn tầm
Trang 20vóc, tài năng nghệ thuật, sự sáng tạo không ngừng cống hiến lớn lao ở nhiều phương diện của Chế Lan Viên đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại
Tóm lại, qua nhiều công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên từ trước đến nay, chúng tôi nhận thấy, các tác giả đều có sự thống nhất trong việc :
phá, tìm tòi và dồi dào sức sáng tạo
diện nội dung cũng như nghệ thuật
của thơ Chế Lan Viên Từ đó khẳng định những bước tiến, những cách tân nghệ thuật đúng hướng và giàu ý nghĩa của Chế Lan Viên
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên đã trình bày trên là những tìm tòi, khám phá đáng quý, đáng trân trọng Lẽ dĩ nhiên, Luận án của chúng tôi sẽ được thừa hưởng nhiều ý kiến quý báu mà các công trình trước đó đã gợi ra hoặc khẳng định Từ
đó, chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi để đi sâu hơn, phát hiện thêm những điều mới mẻ khi đến với thế giới nghệ thuật rộng lớn, phong phú trong thơ Chế Lan Viên theo cách riêng của mình Chúng tôi quan niệm việc tiếp thu, kế thừa và phát huy những thành quả của các công trình nghiên cứu đi trước cũng là để góp phần nhận thức, khám phá thấu đáo hơn, toàn diện hơn về mọi phương diện của thơ Chế Lan Viên
So với những Luận án Tiến sĩ cùng nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên của tác giả Đoàn Trọng Huy và Nguyễn Quốc Khánh, Luận án của chúng tôi cũng đi vào nghiên cứu những đặc sắc về nghệ thuật thơ Chế Lan Viên như : quan niệm thơ, tư duy nghệ thuật, hình ảnh, ngôn ngữ, thể loại, Chúng tôi quan niệm đó là những phương diện mà người nghiên cứu không thể không xem xét khi tìm hiểu về thơ Chế Lan Viên Hơn thế nữa, ở những phương diện đó, chúng tôi nhận thấy, vẫn còn những khoảng trống để tiếp tục tìm tòi, khám phá Bởi vậy, ở cụ thể từng phương diện trên, chúng tôi không có sự lặp lại, mà đã tìm được cách tiếp cận, khám phá riêng trong quá trình nghiên cứu, đó là :
Trang 21- Khi nghiên cứu thơ Chế Lan Viên chúng tôi chú ý đến mối quan hệ giữa thơ với đời, những ảnh hưởng của cuộc đời đối với quan niệm thơ, tư duy thơ và quá trình sáng tác của Chế Lan Viên Cũng từ cơ sở đó, Luận án trình bày kĩ hơn mọi khía cạnh về quan niệm thơ
và tư duy thơ Chế Lan Viên so với các Luận án khác khi bàn về vấn đề này
dụng từ ngữ, hình ảnh, thể loại qua đó lí giải một cách cụ thể, chi tiết ở từng phương diện và rút ra những kết luận về đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên
Luận án của chúng tôi đã đi vào xem xét, khám phá để làm rõ như : Ý nghĩa và tác dụng của thơ đối với đời sống; Nghệ thuật sáng tạo thơ; Tư duy tranh luận, đối thoại; Loại hình ảnh
so sánh; Cách sử dụng tu từ ngữ âm, từ loại động từ, định ngữ nghệ thuật; Thể thơ văn xuôi,
Tóm lại, bên cạnh việc kế thừa ý kiến của các công trình nói trên, chúng tôi đã xác định được hướng khám phá riêng khi đi vào thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên với mong muốn góp phần đánh giá chính xác những cống hiến to lớn đối với thơ và hiểu thêm về tài năng nhân cách của ông Có thể nói, con đường thơ từ “cái tháp Chàm chắc chắn, lẻ loi và
bí mật”, đến “cái tháp Bay on bốn mặt” của Chế Lan Viên vẫn luôn là đối tượng để người nghiên cứu, cũng như người đọc khám phá, cảm nhận được nhiều điều có ý nghĩa cho cuộc đời và thơ
3 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, chúng tôi mong muốn tiếp tục
khám phá những vấn đề về nghệ thuật mà các công trình nghiên cứu trước đây đã gợi ra, hoặc chưa có điều kiện triển khai, từ đó tạo cho người đọc nhận thức đầy đủ và chính xác hơn về thơ Chế Lan Viên
Mặt khác, từ việc nghiên cứu trên, chúng tôi hướng tới việc khẳng định đóng góp to lớn của Chế Lan Viên ở quan niệm thơ, tư duy thơ, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ và thể thơ Những thành công đó của ông đã góp phần làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng cũng như thúc đẩy sự phát triển cho thơ ca dân tộc
Trang 224 Phạm vi nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra, chúng tôi nghiên cứu toàn bộ sáng thơ
của Chế Lan Viên từ tập thơ đầu tay Điêu tàn cho đến 3 tập Di cảo thơ Tuy nhiên, do yêu
cầu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu vào những vấn đề trung tâm mà đề tài đặt ra, nhằm phát hiện và khẳng định các giá trị đặc sắc nhất về nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên
Mục đích của Luận án là nghiên cứu Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, nhưng
điều tất yếu, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nội dung của thơ Chế Lan Viên Việc tách ra vấn đề nội dung hay nghệ thuật chỉ mang tính chất tạm thời, nhằm làm nổi bật hơn giá trị của vấn đề mà Luận án khai thác
Sự nghiệp sáng tác văn chương của Chế Lan Viên không chỉ ở lĩnh vực thơ, mà còn cả văn xuôi, phê bình, tiểu luận Bởi thế, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi không tách rời việc nghiên cứu thơ của Chế Lan Viên với những thể loại khác của ông
Nghiên cứu Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, chúng tôi không bó hẹp, hay đơn
thuần chỉ nghiên cứu về thơ ông mà bên cạnh đó, còn xem xét, lí giải vẻ đẹp riêng của thơ ông so với các nhà thơ khác, cũng như đóng góp lớn của thơ ông đối với tiến trình của thơ
ca dân tộc Với phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu
sẽ thêm phần trọn vẹn
5 Ph ương pháp nghiên cứu:
Để việc nghiên cứu Đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên đạt được hiệu quả cao,
ngay từ khi đến với đề tài, chúng tôi cố gắng tìm và chọn cho được phương pháp nghiên cứu phù hợp và khoa học nhất cho việc khám phá và tìm hiểu vấn đề đó Trong Luận án, ở những mức độ khác nhau, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau :
5.1 Phương pháp lịch sử :
Với phương pháp này, chúng tôi tìm hiểu quá trình sáng tạo thơ của Chế Lan Viên trong tiến trình lịch sử của dân tộc Đồng thời, làm nổi bật hơn mối quan hệ giữa thơ và đời của Chế Lan Viên, cảm nhận rõ hơn bao nỗi niềm mà ông đã gửi gắm trong thơ
5.2 Phương pháp so sánh :
Trang 23Sử dụng phương pháp so sánh nhằm khám phá và khẳng định nét đặc sắc của thơ Chế Lan Viên so với một vài nhà thơ Việt Nam hiện đại khác như Tố Hữu, Xuân Diệu,
Chế Lan Viên đi vào khám phá nhiều phương diện của đời sống xã hội không chỉ bằng
sự nhạy bén tinh tế của một tâm hồn thơ tài hoa, mà còn bằng trí tuệ thông minh sắc sảo, bởi thế muốn hiểu được thấu đáo thơ Chế Lan Viên, người nghiên cứu tất yếu phải vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành để xem xét đánh giá những vấn đề nổi bật trong thơ ông
Ngoài ra, Luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như : thống kê, phân loại nhằm nắm bắt cụ thể, chính xác hơn về thể thơ, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, cấu trúc câu thơ Từ cơ sở đó để làm nổi bật hơn sự sáng tạo về nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên
6 Những đóng góp mới của Luận án:
6.1 V ề giá trị khoa học :
Nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Luận án khám phá, lí giải một cách có hệ thống từng phương diện cơ bản về thế giới nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên, mà đặc biệt là về quan niệm thơ, tư duy thơ, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ và thể loại thơ nhằm phát hiện thêm những điều mới mẻ trong thơ ông Từ đó, Luận án có thêm cơ sở để khẳng định bản lĩnh, phong cách nghệ thuật, cũng như sự đóng góp lớn lao rất đáng trân trọng của Chế Lan Viên trong việc góp phần tạo nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng và sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại
6.2 Về giá trị thực tiễn :
Với những kết quả khoa học đạt được, Luận án sẽ là tài liệu cần thiết cho việc học tập của sinh viên ngành Ngữ Văn về thơ Chế Lan Viên Mặt khác, chúng tôi hi vọng Luận án phần nào cũng sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên
Trang 247 Bố cục của Luận án:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án bao gồm 3 chương :
Chương 1: Quan niệm về thơ và tư duy thơ Chế Lan Viên
sáng tạo thơ Cũng ở chương này, Luận án chỉ ra 5 đặc điểm nổi bật của tư duy thơ Chế Lan Viên là : năng lực tìm tòi phát hiện cái mới, trí tưởng tượng phong phú, sức liên tưởng kì diệu, cảm nhận mọi vấn đề trong sự đối lập, và tranh luận, đối thoại
Chương 2: Những đặc sắc về hình ảnh thơ của Chế Lan Viên
thời khảo sát đánh giá một số loại hình ảnh thơ nổi bật trong thơ Chế Lan Viên Từ đó, Luận
Lan Viên
Chương 3: Những đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ thơ và thể thơ
ở các phương diện : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, Mặt khác, Luận án cũng khảo sát, đánh giá những thành công và đóng góp của Chế Lan Viên ở các thể thơ như: thể thơ tám tiếng, thơ tứ tuyệt, thơ tự do, thơ văn xuôi
Trang 25CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ THƠ VÀ TƯ DUY THƠ CHẾ LAN
VIÊN
1.1 Quan niệm về thơ của Chế Lan Viên:
Trong lời Tựa cho tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viết đã viết : “Hàn Mặc Tử viết: Làm thơ
tức là điên Tôi thêm : Làm thơ là làm sự phi thường Thi sĩ không phải là Người Nó là tiên,
là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu Nó thoát Hiện tại, nó xối trộn Dĩ vãng Nó ôm trùm Tương
trước cách mạng, chúng tôi nhận thấy, tuy không có cụ thể một bài thơ nào bàn riêng về thơ, nhưng chính quan niệm trên đã chi phối mạnh mẽ quá trình sáng tạo thơ của Chế Lan Viên Ông không chấp nhận đi theo những lối mòn trong sáng tạo Ông có ý thức tìm con đường độc đáo cho riêng mình Vì thế, ông đã viết nên những vần thơ “phi thường”, làm người đọc phải ngạc nhiên Có thể nói, Chế Lan Viên đã tạo cho mình một “cõi ta rộng rãi đến vô
cảm nhận cuộc đời Chế Lan Viên thoát hiện tại, cầu mong đến “một tinh cầu giá lạnh”,
điều bất ngờ , thú vị cho người đọc Quả thật, tập thơ Điêu tàn là một minh chứng hùng hồn
cho quan niệm “làm thơ là làm sự phi thường” của Chế Lan Viên
Cách mạng tháng Tám thành công và chính cuộc đời mới đã giúp cho đời và thơ của
Tổ quốc và dân tộc Bài thơ Người thay đổi đời tôi -Người thay đổi thơ tôi đã thể hiện rất
xúc động niềm vui sướng, hạnh phúc đến nghẹn ngào đó của Chế Lan Viên Càng tâm huyết với nghề, Chế Lan Viên càng có quan niệm đúng đắn về nghề, về thơ Hơn ai hết, Chế Lan Viên là người có nhiều ý kiến độc đáo, sâu sắc về thơ Quan niệm đó của Chế Lan Viên được tập hợp lại trong nhiều tập phê bình, tiểu luận Đồng thời, nó còn được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của ông Lê Đình Kỵ cho rằng những bài thơ viết về thơ của Chế Lan Viên
lối thơ này” [ 93, tr 39]
Từ việc tìm hiểu những bài thơ viết về thơ của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, Chế Lan Viên luôn trăn trở nghĩ về nghề, về thơ Có lẽ, ông khao khát khám phá thấu đáo
Trang 26các ngọn ngành, ngóc ngách của công việc sáng tạo thơ Quả thật, những nguyên lí cơ bản trong sáng tác thơ đều được Chế Lan Viên thể hiện một cách ý vị thông qua cấu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh nên dễ tạo được ấn tượng sâu bền đối với người đọc Có thể nói, quan niệm thơ của Chế Lan Viên không chỉ thể hiện trong các bài viết, bài nói chuyện, mà còn được
chuyển hóa thành một bộ phận quan trọng trong thơ ông, mà nhất là trong Di cảo thơ Qua
tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy quan niệm thơ của Chế Lan Viên được thể hiện nổi bật ở các vấn đề sau :
Chế Lan Viên quan niệm sáng tạo thơ là một nghề cao quý trong xã hội, vì lẽ đó, nhà thơ phải có một vị trí xứng đáng trong đời sống Nhà thơ sáng tạo thơ để kí thác những tâm
cũng chính là những gì tinh túy nhất của cuộc sống mà nhà thơ đã chắt lọc được bằng tất cả
tâm huyết của họ Lưu Hiệp khi bàn về Sự tu dưỡng đạo đức của nhà văn, đã viết: “Việc
rỡ, tô vẽ cho cái bản chất tốt đẹp Văn phải là cái để cai quản quân và nước Khi được trọng dụng thì làm rường cột, khi không được trọng dụng thì độc thiện để để lại cái văn Nếu thịnh đạt thì giúp đời phơi bày công trạng Như thế bậc văn nhân mới xứng đáng gọi là kẻ sĩ tài
năng vậy”[ 76,tr 206] Ở bài Thơ về thơ, ông đã trăn trở : “Sao làm thơ không có nghề như
thợ nhỉ ?” và cho rằng : “Ba vạn sáu ngàn nghề ta phải kể : nghề thơ” Chế Lan Viên luôn tâm niệm “đời một thi sĩ là thơ,/ như đời một nông dân là lúa” và nhà thơ có một sứ mệnh cao cả đối với đời Trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chế Lan Viên đã bày tỏ niềm khao khát:
Cho ai cũ thơ tôi làm ướt áo Nay họ về sưởi nắng giữa thơ tôi
( Nghĩ về thơ )
Còn ở thời kì kháng chiến chống Mĩ, Chế Lan Viên nhanh chóng khẳng định tầm vóc
và vị trí quan trọng của nhà thơ trước khí thế ra quân hào hùng của dân tộc Nhà thơ phải gắn bó với hiện thực đời sống chiến đấu, nhà thơ ra trận với tư thế và bản lĩnh của người chiến sĩ:
Trang 27Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi
( Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)
chiến chống Mĩ Ông nhận thấy, đó là “những ngày đẹp hơn tất cả”, “ngày vĩ đại” và thơ trở thành vũ khí sắc bén trong đời sống chiến đấu sôi nổi, hào hùng của dân tộc Ông mong muốn :
Khi ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc Thành một nhành hoa mát mắt cho đời
Nghề thơ, không phải ai cũng làm được, bởi nhà thơ phải có hồn thi sĩ, phải luôn hướng tới ngoại giới bằng sự mở rộng của tấm lòng Lênin đã chỉ rõ: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lí luận về nhận thức”[125; tr.183] Trong cuộc đời mình, không ít lần Chế Lan Viên đã vượt khỏi những nỗi đau riêng
để đến với niềm vui chung, để nhìn và nghĩ trước những gì đang diễn ra trong đời sống Ông khẳng định: “chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép” bởi “cuộc sống đánh vào thơ trăm
nghìn lớp sóng” nên “chớ ngồi trong phòng ăn bọt bể anh ơi!” Trong bài thơ Nghĩ về nghề,
nghĩ về thơ, nghĩ , ông viết:
Đi ra, lấy cuộc đời dân làm cuộc đời mình Cơn nắng, cơn mưa làm điều suy nghĩ Một tiếng chim gù cũng đến nơi rừng lạ để mà nghe Một giọt mưa, phải lắng nó rơi trên tàu lá cọ chẳng quê mình Trên tàu lá chuối chửa từng quen
Ra đi, chạm vào những cơn bão, ngọn gió bất ngờ thổi vào
bốn bức tường quen thuộc
Trang 28Nhìn cuộc đời phía dưới, phía trên, phía sau, phía trước
Dù tr ở lại bên lòng xin hãy cứ ra đi!
Bởi thế, nhà thơ luôn có khát vọng làm một cánh chim “lượn trăm vòng trên Tổ quốc
nhận bao niềm vui và hạnh phúc giữa cuộc đời Với khát vọng đó, nhà thơ lòng tự dặn lòng :
Ở đâu chưa đi thì lòng sẽ đến Lúc trở về, lòng ngậm những cành thơ
( Qua Hạ Long )
Chế Lan Viên cho rằng, để có một câu thơ, nhà thơ không chỉ biết tin yêu cuộc đời, có
trở, suy ngẫm mà vượt lên tất cả :
Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy
Lặn vào cuộc đời Rồi lại ngoi lên
Trang 29( Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ )
Cuộc sống “mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây/ đều có cái gì của đời không giống trước”, cho nên nhà thơ cần phải nhìn, nghe và nghĩ để góp phần lí giải khám phá những vấn đề trong đời sống Jakobson cũng đã chỉ ra rằng: “Nghệ thuật là một bộ phận của tòa lâu đài xã hội, là một phần hợp thành có tương quan với những bộ phận khác Phần hợp thành này luôn biến đổi bởi vì lĩnh vực nghệ thuật và các quan hệ của nó với các khu vực khác của cấu trúc xã hội tự thay đổi không ngừng một cách biện chứng”[ 85,tr.73] Vì lẽ đó, nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng luôn đòi hỏi việc tìm tòi sáng tạo cái mới, không thể chấp nhận sự “hát lại” trong thơ Bằng sự sáng tạo, nhà thơ mới có thể làm cho thế giới tâm hồn của người đọc thêm phần phong phú Chân trời của sự sáng tạo thơ ca luôn rộng mở, nhưng
để đến được với nó, nhà thơ cần phải suy ngẫm, biết tự hào, tin yêu, vui sướng với những gì
đã có và đừng bao giờ tự bằng lòng trước những gì đã đạt được :
Bốn nghìn năm chưa phải là ta đã cày sâu vào trang giấy lắm đâu Gié lúa nhiều thế kỉ cầm lên còn lép hạt
( S ổ tay thơ)
Không chấp nhận sự lặp lại trong sáng tác, Chế Lan Viên quan niệm nhà thơ cần biết vượt khỏi sự ràng buộc của cái cũ để tìm kiếm, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao), từ đó tạo nên cái “thần mới” cho thơ:
Lấy đá mới tạc nên thần mới Mang nụ cười chưa có nghìn xưa
( Nghĩ về thơ )
Nghề thơ đòi hỏi nhà thơ phải có tài năng thơ Chính tài năng đó sẽ giúp cho nhà thơ cảm nhận, khám phá, thể hiện cuộc sống một cách tinh tế, nhạy bén Nhà thơ “phải là những người hết sức tinh mới mở được cái vi diệu (của văn chương); phải là người hết sức hiểu sự
phải biết giữ gìn, trân trọng và phát huy cái tài năng “bẩm sinh trời cho”, vừa phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng, rèn luyện và trau dồi về mọi phương diện Ông quan niệm:
Trang 30“Nhà thơ cần siêng năng, cần mẫn; phải hướng cánh bay mình đến những mùa hoa, đến những khu rừng, chứ không phải chỉ vù vù quẩn quanh bên ngoài cái tổ mật ồn ào mà trống rỗng” “Đối với những ai giàu tài năng, sự sống làm cho họ giàu thêm nữa, nhưng đối với những kẻ bình thường như chúng tôi, thì sự sống cũng không bao giờ để ai đến thăm mình
mà lại về không”[226, tr.241-242] Ông còn cho rằng: “Thơ như con nai trắng, con ngựa hồng, anh không bao giờ gặp trong cuộc đời thường nhật”, muốn có thơ, nhà thơ không thể
Làm cho hồn anh thành suối trong, tơ mởn cỏ Câu thơ về ăn, mắc bẫy một vần
Chế Lan Viên còn khẳng định : “Trong thơ có cảm hứng, nhưng trong thơ có lao động, cật lực, đổ mồ hôi, sức lực ra mà lao động”[216,tr.225] Nếu làm được điều đó, họ mới có thể sáng tạo nên các tác phẩm độc đáo, mới lạ và tránh được sự sáo mòn trong quá trình
ông đã “học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ; học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương khổng bao giờ thèm đụng tới”
Có lẽ, chưa bao giờ ông có sự “thảnh thơi”, mà trái lại, ông “luôn luôn tất bật” chạy đua quyết liệt với thời gian nhằm “len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa”[3,tr.379]
Có thể nói, Chế Lan Viên luôn xem việc học hỏi, sáng tạo là cuộc Vượt bể trong suốt cả đời
mình và ông đã tâm sự một cách chân thành :
Một đời cố vượt trùng dương ấy
Mà vẫn chưa qua đến được bờ
Mặt khác, từ quan niệm đúng đắn về nghề, Chế Lan Viên khẳng định Nghề của chúng
trôi qua một cách vô ích Vì lẽ đó, ông luôn có sự dồn sức, sự cố gắng hết mình với mong muốn để lại cho đời nhiều vần thơ “sáng chói tâm hồn” và đậm đà “mùi hương trí tuệ” Ông trở dậy khi “tiếng gà te te” đầu thôn, cuối xóm và “cày vào trang giấy” Đã biết bao đêm, ông gắng thức bên ngọn đèn để “những gì chưa kịp nghĩ ban ngày, tôi đợi giữa lòng đêm”
Trang 31Ví dầu ngày mai bể cạn Thì đây viên ngọc sau cùng Kết tinh một đời sóng gió Dâng đời ở mé hư không
( Ví dầu )
thơ, Tìm thơ Ham muốn tìm tòi, sáng tạo luôn thôi thúc và bùng cháy mãnh liệt trong tâm
hồn ông Với ông, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu như ngừng học hỏi, sáng tạo Bởi thế, ngay cả khi nằm trên giường bệnh, khi cái chết đã cận kề, ông vẫn trăn trở :
Thời hạn đi tìm của anh đã hết rồi mà bờ bến tít mù xa Nhưng dừng lại, anh đâu còn anh nữa ?
( Tìm thơ)
Chế Lan Viên đòi hỏi, nhà thơ cần phải có cá tính sáng tạo Trước thực tại đời sống, mỗi nhà thơ cần phải có cái nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện riêng, đồng thời có ý thức “ca chung chế độ / trên niềm riêng tôi” Chính điều đó sẽ mang lại sức hấp dẫn và sức sống lâu bền cho thơ của họ, cũng như góp phần làm nên vẻ đẹp chung cho cả nền thơ Chế Lan Viên viết : “Mỗi nhà thơ có một cái tạng riêng” “Nếu vào trong khu vườn, Xuân Diệu
sẽ ngoạm cả trái hồng lẫn cả trái xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, người nào
đó hì hục tìm thơ trong bộ rễ âm thầm, còn với Tế Hanh thì màu xanh của lá cũng đủ cho anh hạnh phúc”[ 227,tr.8] Từ quan niệm đó, Chế Lan Viên ví mỗi nhà thơ như một dòng sông mang những đặc tính riêng, vẻ đẹp riêng và đã làm thơ “ai lại không men theo một con sông nào đó” Mặt khác, nhà thơ cần phải biết “lắng cho tinh, nhìn cho rõ” để giữ được “cái tạng riêng” cho mình, vì đó là điều không thể thiếu trong quá trình sáng tạo thơ Nếu nhà thơ chỉ biết đi theo lối mòn trong sáng tạo, không tìm được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, thì tất yếu nhà thơ tự đánh mất mình và sẽ rơi vào tình cảnh :
Người trước vứt vỏ dưa và anh đạp vỏ dừa
Trang 32Vô vàn thi nhân trước anh đã viết về mưa Mắt anh chả còn hồn nhiên đâu sau nhiều từ ngữ Khéo cơn mưa anh viết bây giờ là cơn mưa của họ
( Thơ bình phương - Đời lập phương )
Bên cạnh đó, Chế Lan Viên còn chỉ ra: “Mỗi nhà thơ có một cách riêng, và cộng nghìn cách ấy ta có một diện mạo chung của một nước, một thời” [227,tr.11] Có thể nói, với cá tính sáng tạo, mỗi nhà thơ sẽ góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp, làm nên sự phong phú, đa dạng cho thơ ca dân tộc Ngược lại, nếu đánh mất cá tính sáng tạo, thì cũng có nghĩa là nhà thơ đã
Văn chương nói chung, nghề thơ nói riêng đòi hỏi nhà thơ không chỉ có tài năng, mà còn phải có nhân cách, có cái tâm trong quá trình sáng tạo và đó cũng chính là cái gốc rễ của văn chương Những vấn đề được thể hiện trong thơ cho dù xuất phát từ cái thực, hay cái tưởng tượng nhưng điều quan trọng là phải toát lên từ cái tâm, sự chân tình của nhà thơ Lưu Hiệp cho rằng: “Việc phát huy sự nghiệp vốn phải có sẵn từ trong mình Văn thái phát
ra làm cho ở ngoài rực rỡ, tô vẽ cho cái bản chất tốt đẹp Văn phải là cái để cai quản quân và nước Khi được trọng dụng thì làm rường cột, khi không được trọng dụng thì độc thiện để
để lại cái văn Nếu thịnh đạt thì giúp đời phơi bày công trạng Như thế thì bậc văn nhân mới xứng đáng gọi là kẻ sĩ tài năng vậy”[ 76, tr.206] Bởi thế, nếu không thật sự chân tình, không tri âm tri kỉ với cuộc đời, không có tình yêu và cuộc sống, không tìm được cái nhụy của đời thì nhà thơ không thể nào có được một tứ thơ hay Cha ông ta trước đây bàn về thơ cũng cho rằng : “Không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà rút cuộc chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay mới là những đặc sắc chính của thơ “[180, tr.74] Trong quan niệm thơ của mình, Chế Lan Viên chỉ rõ : “thiếu cái tâm đi thì nào có ra hồn”
điều toát lên từ trang thơ phải là tình đời, tình người mà nhà thơ gửi gắm trong đó Với Chế
Lan Viên, mọi sự giả dối, danh vọng, tuổi tên và sự hợm hĩnh, “phét lác”, Ảo tưởng , đều
sống tâm huyết với đời, phải luôn ý thức được :
Là nhà thơ ư ? Anh không thể chỉ là mình
Trang 33Khi anh có thơ hay, người ta mặc cho anh cái áo triều bào Với cái áo ấy, anh chả cần làm thơ nữa
Cởi áo ra thì sợ gai đâm vào da mình và máu ứa
Và phô ra cái hình thơ gầy còm xương xẩu xanh xao
( Áo triều bào )
Có thể nói, với quan niệm trên, Chế Lan Viên đã giúp cho người đọc hiểu sâu sắc thêm
về vai trò, tầm vóc của nhà thơ trong đời sống xã hội Đồng thời, họ có được cách nhìn, sự cảm thông, trân trọng đối với những người đã và đang làm công việc “vực sự sống ba chiều lên trang thơ hai mặt phẳng”
Nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng đến với cuộc sống con người theo quy luật của tình cảm Nhà thơ sáng tạo nên các giá trị tinh thần nhằm góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp thêm vẻ đẹp cho tâm hồn con người Đây cũng chính là một trong những lí do để người đọc tìm đến thơ và thơ tồn tại trong tình cảm, nhận thức của họ với sự đồng điệu Bởi thế, toát lên từ vần thơ phải là tình đời, lẽ đời Thơ xuất phát từ cuộc đời và cái đích thơ hướng tới là góp phần làm cho cuộc đời cao đẹp, có ý nghĩa hơn Nhận thức được điều đó, Chế Lan Viên
đã khẳng định ý nghĩa và tác dụng của thơ đối với đời:
Trang 34Trái đất rộng thêm ra một phần vì bởi các trang thơ
Vì diện tích tâm hồn các nhà thi sĩ
Họ chỉ trồng một hàng dương đã mở lối cho ta về bể
( S ổ tay thơ)
Tìm hiểu con đường thơ của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy ông luôn tự hỏi “ta vì
người Ông đã tâm sự trong niềm nuối tiếc: “Trước cách mạng, tôi đã mất năng lực tài năng cho những cơn mưa, và những nỗi buồn cho những bóng ma và những ảo ảnh” Còn sau cách mạng ông vui sướng khi trở thành “một người cầm bút có ích, làm thơ có ích” “có
hệ giữa nghệ thuật và đạo đức trong đời sống xã hội Trong bài thơ Tìm đường, ông đã
khẳng định:
Hoa tôi h ái trên trời Cũng chính là nước mắt
Dưới xa kia
Mặt khác, Chế Lan Viên quan niệm, thơ là sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lí trí,
thơ không chỉ “đưa ru”, “sưởi ấm” người đọc bằng những tình cảm mãnh liệt, những ước
mơ lãng mạn, mà còn phải có khả năng “thức tỉnh” họ bằng ánh sáng của trí tuệ Theo ông, nhà thơ cần biết “vạch câu thơ sáng trời qua sự thế rối tinh” Nói cách khác, thơ làm cho người đọc tin yêu cuộc đời và giúp họ hiểu được biết bao điều kì diệu trong thế giới tâm hồn con người Từ quan niệm đó, Chế Lan Viên không ngần ngại khẳng định ý nghĩa lớn lao của thơ đối với đời sống xã hội:
Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tát bể
Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời
( Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ )
Trang 35Trong quá trình sáng tạo thơ, với nhiều cách thể hiện khác nhau, Chế Lan Viên luôn nhấn mạnh, thơ góp “thêm tiếng cười”, “thêm vị muối cho đời”, là “nhành hoa mát mắt cho đời”, thơ không chỉ phản ảnh mà còn góp phần làm cho cuộc sống con người đổi thay ngày
một tốt hơn Mác cũng đã khẳng định: “Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”[ 125, tr.148] Hơn ai hết,
trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Chế Lan Viên hiểu rõ sức mạnh kì diệu của thơ đối với
sự mất còn của cả dân tộc khi đứng trước muôn vàn gian truân, thử thách Chính trong những tháng năm đó, “đời cần thơ như cần hồn chiến trận / cần tiếng sáo thổi lòng thời đại / cần giao liên dắt dẫn qua đường” Thơ có tác dụng làm vợi bớt đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ, hay nỗi đau mất mát Cho dù câu thơ có thể chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, thì sự tồn tại đó vẫn phải có ích đối với đời Với nhận thức đó, Chế Lan Viên mong muốn :
Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngày Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ cho đỡ khổ
Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngả vào tay
( Thơ bình phương - Đời lập phương)
Thơ còn là thứ vũ khí lợi hại trong cuộc chiến đấu, thơ vạch trần bản chất của kẻ thù cướp nước và bán nước, thơ trở thành “hầm chông giết giặc”, thành “dàn đại bác” tiêu diệt
kẻ thù để góp phần làm nên chiến thắng Những bài thơ của Chế Lan Viên ở thời kì này
thực sự là Những bài thơ đánh giặc, là Tuyên bố của mỗi lòng người, khẩu súng, nhành hoa
Cũng bởi thế, khi đến với thơ ông người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận được biết bao vẻ đẹp ngời sáng, hào hùng của dân tộc ta thời chống Mĩ
Từ quan niệm, thơ là “các đỉnh tinh thần chất ngất”, Chế Lan Viên đã chỉ rõ tác dụng mãnh liệt của thơ đối với người đọc, tác dụng đó vượt khỏi giới hạn về không gian Cho dù câu thơ viết ở “kinh tuyến này” nhưng vẫn làm nên sự “rung động trào sôi ở kinh tuyến khác”:
Bài thơ sáng viết ở Việt Nam, chiều đọc ở Mạc-tư-khoa Sáng hôm sau đốt cháy lên những cuộc biểu tình ở Pari, Nữu-ước
Trang 36( S ổ tay thơ)
Có thể nói, Chế Lan Viên khẳng định, thơ làm trỗi dậy tình cảm cao đẹp, nung nấu thêm lòng căm thù giặc, thơ tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong thời kì chống Mĩ
Bên cạnh đó, nhà thơ qua cảm xúc, suy nghĩ của mình để sáng tạo nên nhiều vần thơ
có khả năng giải đáp được những gì đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, Nếu thiếu lời giải đáp thì thơ đã mắc Nợ đối với đời, có lỗi “với bao người” Trong đời sống, người đọc luôn
năng mang đến cho họ Với quan niệm đó, Chế Lan Viên không ít lần giãi bày nỗi niềm của mình trước nhiều vấn đề của cuộc sống và mong muốn thơ ông góp phần soi sáng thực tế,
người”, để “phục sinh” con người Ông quan niệm : “thơ phải trả lời”, “sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí”, thơ phải là vũ khí quý báu giúp người đọc nhận ra cái cao
cả và cái thấp hèn, cái đáng yêu thương và cái đáng căm thù, “đâu là chân lí và đâu không phải nó” Đây cũng là lí do khiến ông phải thao thức, trăn trở nhiều vì chưa có “câu thơ giải đáp về đời”, về nghịch cảnh của người lính trở về sau chiến tranh “ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ” và “quán treo huân chương đầy, mọi cỡ” Ông xót xa và “xấu hổ” khi:
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
(Ai? Tôi!)
Ông mỉa mai, chua xót nhìn cái thế giới Thời thượng chạy đua với “quyền lực tuổi
của những người “con vào trường không có chỗ / đến bệnh viện không tiền”, để rồi suy ngẫm, trăn trở hơn về vị trí và chức năng của thơ đối với đời sống xã hội
Thơ còn giúp cho người đọc nhận thức rõ hơn về thực tại đời sống và sự tồn tại của
mình trước thực tại đó Bởi lẽ, thơ là Tiếng hú, một tín hiệu giao cảm “giữa bể thời gian
trắng xóa “để từ đó lay động tâm hồn người đọc khiến họ sống có ý nghĩa hơn đối với đời”
Trang 37Tóm lại, Chế Lan Viên luôn tâm niệm: “thơ cần có ích / hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi”, thơ phải đem lại những giá trị tinh thần vô giá để góp phần nuôi dưỡng, làm cho tâm hồn người đọc trở nên cao đẹp hơn Đó chính là sức mạnh kì diệu của thơ, là cái đích mà bao giờ Chế Lan Viên cũng hướng đến trên con đường thơ của ông và đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm nên giá trị lâu bền cho thơ ông Mặt khác, từ quan niệm trên của Chế Lan Viên, chúng ta càng hiểu được vì sao trong nhiều bài thơ cuối đời của ông vẫn chan chứa bao trăn trở, suy tư, bao lo lắng và hi vọng về đời, về thơ
Từ xa xưa Lưu Hiệp đã viết trong Văn tâm điêu long: “Việc sáng tác thì phải biết vạch
Chỉ sau khi xác định được tình cảm (tâm) thì mới đem âm nhạc phối hợp Nội dung có ngay ngắn thì sau đó mới chọn lời văn Khiến cho cái hình thức (văn) không giết mất cái nội dung (chất) , lời lẽ sâu rộng không làm cái tâm của mình chết đuối”[76, tr.178] Vốn tâm huyết với nghề, với thơ, và ý thức được về điều đó, Chế Lan Viên luôn có những suy nghĩ độc đáo
về nghệ thuật sáng tạo thơ Điều này được biểu hiện rõ ở nhiều bài tiểu luận, phê bình, nói chuyện thơ và ở nhiều bài thơ của Chế Lan Viên Ông quan tâm nhiều về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, về thể loại, về vần, câu, chữ, ý, nhạc cũng như việc phát huy truyền thống và đổi mới, sáng tạo ở phương diện nghệ thuật thơ Càng về cuối đời, Chế Lan Viên càng bàn kĩ, càng suy ngẫm nhiều về nghệ thuật sáng tạo thơ theo cách riêng của mình Ông
có một loạt bài thơ nói về Thi pháp ồn, Thi pháp trẻ và Thi pháp của thơ Đặc biệt, trong bài thơ Thi pháp, Chế Lan Viên đã đưa ra các kiểu thi pháp mà có lẽ chúng ta không thể nào tìm
thấy trong các tài liệu về lí luận Ông gọi các kiểu thi pháp đó là: “thi pháp đá và thi pháp lửa”, “thi pháp Núi và thi pháp Đất”, “thi pháp nhập thế và xuất thế”, “thi pháp đoản đao và trường thương” Ở mỗi kiểu thi pháp, ông đều chỉ ra đặc điểm riêng của nó Ông quan niệm:
niệm về thi pháp của Chế Lan Viên thật độc đáo và đã mở ra cho người sáng tác thơ bao điều cần ngẫm nghĩ
Với quan niệm làm thơ là một nghề trong đời sống xã hội, cho nên Chế Lan Viên đòi hỏi người “thợ thơ” phải nắm bắt được một số kĩ thuật và phương pháp cần thiết cho việc
Trang 38sáng tạo thơ Trước hết, Chế Lan Viên cho rằng: “làm thơ là tạo ra một hành tinh thứ hai bằng ngôn ngữ” Từ nhận thức đó, trong quá trình sáng tạo, Chế Lan Viên luôn dày công tìm kiếm và lựa chọn những từ ngữ phù hợp với màu sắc cảm nghĩ của mình Ông cho rằng, trong một bài thơ hay, ngôn ngữ thơ có lúc mộc mạc hồn nhiên, nhưng lại có khi phải mang
vẻ đẹp kì diệu như “hài hoa cô Tấm”, như “mái tóc thơm hương cấm cung chứ chả phải hương đồng”, thì mới có sức làm say mê người đọc Chế Lan Viên tìm tòi, cân nhắc, lựa chọn để từ ngữ được sử dụng trong thơ thêm cái “đa thanh, đa sắc” của đời Hơn thế nữa, những từ ngữ được nhà thơ sử dụng phải có khả năng chứa đựng và làm nổi bật lên ý tưởng,
tình cảm mà nhà thơ gửi gắm Với suy nghĩ đó, trong bài thơ và Chữ, ông viết:
Ý ở thế giới này Chữ đẩy qua đời khác
Ý dò dò từng bước Chữ làm cho ý bay
Trong sáng tạo thơ, Chế Lan Viên không chấp nhận sự cầu kì, gò gẫm, hay lấy kĩ xảo
để bù đắp cho sự non yếu trong cảm xúc, vốn sống Ông đòi hỏi nhà thơ cần phải “căng cái đây hình ảnh ngữ ngôn qua vực tâm hồn sâu thẳm” Ông đã phê phán kiểu cố làm cho mới
lạ, làm xiếc chữ nghĩa trong thơ :
Những nhà thơ mất giá Lại thường hay đổi tiền Mong dùng nhiều chữ lạ Lừa người tiêu quá quen
( Mất giả )
Một trong những nét nổi bật trong quá trình sáng tạo thơ của Chế Lan Viên là giọng điệu thơ Ông chọn được cho thơ mình cách nói, giọng điệu hợp lí nhất với tình cảm và nhận thức của người đọc trong những hoàn cảnh khác nhau của đời sống xã hội Từ giọng điệu thơ Chế Lan Viên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những cung bậc tình cảm của ông Nếu
Trang 39thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào khi giãi bày những nỗi niềm tình cảm của mình đối với quê hương, Tổ quốc, đối với mẹ, với chị, với em, với anh bộ đội thì thơ Chế Lan Viên thường có giọng điệu khi xót xa khẩn cầu, khi đằm thắm thiết tha, khi chân chất giản dị, khi trăn trở suy tư, khi trầm buồn chậm rãi, khi hùng biện triết lí, khi hào hùng, sôi nổi, Sự đổi giọng là điều dễ nhận thấy trong thơ Chế Lan Viên, nhưng dù ở giọng điệu nào chúng ta cũng thấy toát lên sự chân tình, tâm huyết và khát vọng sống hết mình của ông
vì con người, vì cuộc đời Đó là một sự thống nhất trong tư duy thơ của Chế Lan Viên và cũng là một yếu tố tạo nên nét đặc trưng nghệ thuật trong thơ ông Ông tâm sự :
Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
Chính cách sử dụng giọng điệu hợp lí khi thể hiện các vấn đề của đời sống đã góp
từ đó, thơ ông thêm phần gần gũi hơn với tình cảm, nhận thức của người đọc
Trong nghệ thuật làm thơ, Chế Lan Viên quan tâm nhiều đến cách tạo hình dáng, cấu trúc cho câu thơ Ông quan niệm, nhà thơ không chỉ lựa chọn từ ngữ, hình ảnh mà còn phải biết chọn lựa được từng khuôn khổ phù hợp cho câu thơ của mình để chứa đựng trọn vẹn ý tình Vì lẽ đó, ông viết:
Đừng làm các câu thơ quá dài, tự nó lo cho mình quá đáng Không đếm xỉa, đoái hoài gì các câu lân cận
Mình đủ sức nuôi lấy mình rồi nên chả cần ai
Trang 40Mỗi câu thơ hay phải ngoảnh mặt ra ngoài
(Thơ về thơ)
Mặt khác, nhà thơ cũng đừng viết những câu thơ quá ngắn không đủ sức chứa đựng những ý tưởng và cảm xúc đang trào dâng trong tâm hồn mình, để rồi phải viết tiếp những câu thơ giải thích, Điều đó sẽ làm mất đi tính hàm súc, cô đọng và sức gợi mở của thơ :
Nhưng đừng viết những câu thơ quá ngắn Không đong hết tình yêu vô tận
Bởi còn yêu nên lại phải đầu thai Thành một câu sau, sau nữa, dông dài
(Thơ về thơ)
Nếu trong quá trình sáng tạo, nhà thơ rơi vào sự sáo mòn, công thức, máy móc, thì thơ
sẽ mất đi vẻ đẹp uyển chuyển, duyên dáng và làm giảm sút sức hấp dẫn của thơ đối với
Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm Như những cây quá thẳng chim không về
(Sổ tay thơ)
Cũng vì những lẽ trên, trong quá trình sáng tạo thơ, Chế Lan Viên luôn có ý thức tìm
khả năng diễn tả của nó ( Điều này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở chương 3 của Luận án) Thơ phản ảnh cuộc sống thong qua những rung động tình cảm của nhà thơ Bởi vậy, nhà thơ phải luôn biết mở rộng tâm hồn mình để lắng nghe mọi cung bậc khác nhau của nhạc điệu cuộc sống Nhạc điệu cuộc sống hòa quyện với nhạc điệu của tâm hồn để tạo nên chất nhạc cho thơ Chế Lan Viên cho rằng : “ Thơ là đi giữa Nhạc và Ý Rơi vào cái vực Ý thì thơ sẽ sâu nhưng khô khan Rơi vào cái vực Nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng