Phát biểu quan niệm nghệ thuật thơ qua thơ, với Chế Lan Viên là chưa thể nói hết những ấp ủ của lòng mình, ông đưa những quan niệm ấy vào trong những trang phê bình và tiểu luận sắc sảo,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ YẾN CHI
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT THƠ
CHẾ LAN VIÊN QUA PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội-2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ YẾN CHI
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Thành
Hà Nội-2015
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………… 3
1 Lí do chọn đề tài……… 3
2 Lịch sử vấn đề……… 3
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát………… 9
4 Mục đích nghiên cứu……… 10
5 Phương pháp nghiên cứu……… 10
6 Cấu trúc luận văn 11
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÊ BÌNH VÀ TIỂU LUẬN TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA CHẾ LAN VIÊN………… 12
1.1 Sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên……… 12
1.1.1 Thơ ca……… 12
1.1.2 Văn xuôi dưới dạng bút kí……… 17
1.1.3 Phê bình và tiểu luận……… 21
1.1.4 Quan hệ giữa phê bình, lý luận và sáng tác trong sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên 27
1.2 Giá trị của phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên………
1.2.1 Cổ vũ thúc đẩy phong trào sáng tác………
35 35 1.2.2 Những nhận định khách quan và khoa học về thơ……… 38
1.2.3 Nghệ thuật phê bình độc đáo……… 42
Tiểu kết chương 1……… 51
Chương 2: QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN VỀ NHÀ THƠ VÀ NGHỀ LÀM THƠ 52
2.1 Thi sĩ – thi nhân của thế giới siêu hình 52
2.2 Thi sĩ – Nhà thơ chiến sỹ………
2.2.1 Nhà thơ với vấn đề “Sống và viết” ………
55
55
Trang 42.2.2 Nhà thơ là người nghệ sỹ giàu cá tính sáng tạo………… 62
2.2.3 Nhà thơ – người nghệ sỹ có tư tưởng lớn, tình cảm lớn… 67
2.2.4 Làm thơ là một nghề 77
Tiểu kết chương 2……… 82
Chương 3: QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN VỀ THƠ……… 84
3.1 Thơ là tiếng nói cất lên từ thế giới siêu thực trong tột cùng cảm xúc 85
3.2 Thơ không chỉ là tiếng nói của cảm xúc mà còn là tiếng nói của lí trí trước hiện thực khách quan
3.2.1 Thơ là ngọn lửa cháy sáng từ hiện thực………
89 89 3.2.2 Thơ là ngọn lửa soi sáng hiện thực 93
3.2.3 Thơ cần có ý, có tư tưởng và trí tuệ 100
3.3 Thơ là tiếng nói của trí tưởng tượng 106
3.4 Vấn đề hình thức trong thơ 108
Tiểu kết chương 3 115
KẾT LUẬN 116
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam thế kỷ XX ghi dấu những thành tựu đáng kể của các tác gia lớn, trong đó không thể không nhắc tới Chế Lan Viên Hoài Thanh nói về ông với sự khâm phục sâu sắc: “Nhà thơ không thể lấy kích tấc thường
mà đo được”[1, tr 57]; Nguyễn Văn Hạnh gọi ông là “Nhà thơ của thế kỉ”; Nguyễn Bá Thành viết về ông với tầm vóc “bậc thi bá” của dân tộc Ông xứng đáng ở vị trí tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại Bên cạnh sự nghiệp thi ca đồ sộ (14 tập thơ), Chế Lan Viên còn là một cây bút phê bình – tiểu luận sắc sảo, với những suy tư đa chiều và giàu tính triết lý 9 tập phê bình – tiểu luận thực sự đã góp phần không nhỏ làm phong phú hơn giá trị nhiều mặt của sự nghiệp văn học Chế Lan Viên
1.2 Chế Lan Viên là nhà thơ luôn trăn trở với nghề, vì nghề, canh cánh một tấm lòng tha thiết với nghề Sự nghiệp sáng tác của ông đi qua nhiều thăng trầm của lịch sử Nhưng ở thời điểm nào, dù sáng tác trong hoàn cảnh nào, những suy tư về thơ trong ông vẫn có một vị trí lớn lao Phát biểu quan niệm nghệ thuật thơ qua thơ, với Chế Lan Viên là chưa thể nói hết những ấp ủ của lòng mình, ông đưa những quan niệm ấy vào trong những trang phê bình
và tiểu luận sắc sảo, trí tuệ và tài hoa Song từ trước tới nay, mảng lý luận này của Chế Lan Viên thực sự chưa được giới nghiên cứu đi sâu Một khối lượng tác phẩm đồ sộ, những đóng góp lớn trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu, lí luận nghệ thuật của Chế Lan Viên ở đây còn để ngỏ Vì những lí do trên
chúng tôi lựa chọn đề tài: Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình và tiểu luận làm đối tượng nghiên cứu
2 Lịch sử vấn đề
Trang 6Nghiên cứu về Chế Lan Viên với vai trò là tác gia lớn của nền văn học thế kỉ XX, các bài viết và các công trình nghiên cứu tập trung khai thác: con đường thơ Chế Lan Viên (Các tập thơ của Chế Lan Viên và khuynh hướng vận động của thơ ông); phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên; tìm hiểu, phân tích, bình luận, đánh giá các tác phẩm đặc sắc ở tất cả các thể loại của Chế Lan Viên; tìm hiểu con người nhà thơ qua kí ức bạn bè, đồng nghiệp và người thân
Về các tập tiểu luận và phê bình văn học của Chế Lan Viên, chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu đã quan tâm bình giá, nhận xét ngay từ những ngày đầu mới xuất bản, song số lượng bài viết và công trình nghiên cứu còn xuất hiện thưa thớt và chưa toàn diện Hầu hết các bài viết chỉ tập trung đến một vài tập tiểu luận, phê bình đơn lẻ Giá trị đóng góp của mảng phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên vì thế cũng chưa được nhìn nhận ở tính hệ thống Đồng thời quan niệm nghệ thuật thơ trong những bài phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên cũng chỉ mới được đề cập đến dưới dạng những lời nhận định, những ý kiến đánh giá, những nhận xét chung chung
Năm 1963, trên tạp chí Văn học, số 6, Triêu Dương viết Phê bình cuốn
Phê bình văn học của Chế Lan Viên Phần đầu tiên trong bài viết của mình,
Triêu Dương đề cập đến lý luận về nghề nghiệp của Chế Lan Viên Đi qua
những suy nghĩ, kiến giải của Chế Lan Viên về vấn đề sống và viết, về cái sáo trong thơ, về sự thành công của Huy Cận hay Những bước đường tư tưởng
của Xuân Diệu Triêu Dương cho rằng đây là “Những đóng góp nghiêm túc của một người đã sống lâu năm trong nghề, bây giờ nghĩ về nghề, cố gắng truyền đạt lại cho lớp người đi sau những kinh nghiệm thiết thân rất đáng hoan nghênh” [1, tr 489]
Hồ Sĩ Vịnh trong Nghĩ về “Suy nghĩ và bình luận” của Chế Lan Viên
(12/1973) đã thấy, “Suy nghĩ và bình luận trong tập sách còn là những điều
Trang 7nghĩ và bàn luận về thơ”[1, tr 478] Hồ Sĩ Vịnh khẳng định “Vấn đề lý tưởng
thơ ca đặt ra trong Suy nghĩ và bình luận rất mới” [1, tr 480] Ông khâm phục sâu sắc sức sống của ngòi bút phê bình trong Suy nghĩ và bình luận:
“Không phải chỉ ở đây, trong Suy nghĩ và bình luận, nhưng nhất là ở đây, Chế
Lan Viên là nhà phê bình đã đưa văn phê bình trở về với cuộc sống xanh tươi
sinh động” [1, tr 481] Đọc Nghĩ về Suy nghĩ và bình luận của Chế Lan Viên,
chúng tôi có được nhiều gợi ý từ tác giả Hồ Sĩ Vịnh trong quá trình tìm hiểu quan niệm nghệ thuật thơ qua phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Giọng văn xuôi tiểu luận của
Chế Lan Viên (1/1/1982) đã nhận xét: “Chế Lan Viên của thơ – đó là chân
dung nhìn nghiêng, Chế Lan Viên của văn xuôi - ấy mới là chân dung nhìn thẳng” [1, tr 511] Ông phát hiện ra “Giọng của một người có nghề đi truyền nghề, dạy nghề, tâm sự và lý sự về nghề của mình”[1, tr 513] Và chúng tôi nhận thấy, qua gợi ý của Lại Nguyên Ân, sự đổi giọng của một nhà thơ để nói lên quan niệm nghệ thuật của mình qua phê bình và tiểu luận bằng một “cái tôi biện lý”
Vẻ đẹp của văn Chế Lan Viên được Nguyễn Xuân Nam viết năm 1995
Đọc Chế Lan Viên nhiều lần, Nguyễn Xuân Nam đã phải dừng lại suy nghĩ:
“Làm sao một người từng viết những vần thơ siêu hình hư ảo trước kia lại có thể viết những trang văn lý lẽ sắc sảo và thắm thiết tình đời đến thế?”[1, tr 508] Ông trân trọng những trang văn của Chế Lan Viên trong thời chống Mỹ
và coi đó là những trang văn của một người “muốn cho thơ văn sát với cuộc đời hơn, có ích hơn” [1, tr 509] Trong bài viết của mình, Nguyễn Xuân Nam
đã nhận diện những đổi thay tích cực về quan niệm thơ của Chế Lan Viên song như chính tác giả đã nói ở phần kết luận: “Tôi cứ muốn xem bài viết này như một phác thảo về những đóng góp của Chế Lan Viên về lý luận, phê bình
và bút ký” [1, tr 510], nên ông mới chỉ dừng ở những nhận xét khái quát mà
Trang 8chưa đi sâu vào việc làm rõ từng khía cạnh của quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua những trang phê bình tiểu luận
Trong Một phong cách phê bình trực cảm mới (1999) tác giả Hoàng
Nhân có những nhận xét tinh tế về phong cách phê bình của Chế Lan Viên và cho rằng: “Chế Lan Viên đã tiếp tục một phong cách phê bình trực cảm từ
thời Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam nhưng hòa nhập nhiều yếu tố tích cực
mới từ sau thắng lợi của cách mạng và bút pháp của một nhà thơ tài hoa của
Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa trên đá (1984)” [1, tr
518] Đồng thời Hoàng Nhân cũng có những phát hiện sâu sắc về quan niệm của Chế Lan Viên đối với nghệ thuật: “Chế Lan Viên yêu cầu cao về nghệ thuật của tác phẩm văn chương nhằm biểu hiện sinh động nội dung” [1, tr 521] và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống : “Sự sống bao giờ cũng cao hơn nghệ thuật, sự sống tự nó là nghệ thuật rất cao” [1, tr 521]
Tha thiết với sự nghiệp văn học của Chế Lan Viên, năm 2010, tác giả
Hà Minh Đức đã ra mắt bạn đọc cuốn “Chế Lan Viên người trồng hoa trên
đá” Tập sách là những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện của tác giả về sự
nghiệp văn học của Chế Lan Viên trong đó có phê bình, tiểu luận Trong bài
“Dòng văn xuôi sắc sảo và trí tuệ”, tác giả Hà Minh Đức đánh giá cao những đóng góp của Chế Lan Viên trong việc đưa lý luận vào thực tiễn sáng tác cũng như cách Chế Lan Viên dùng thực tiễn để giải quyết những vấn đề của sáng tác văn nghệ Đi qua những bài viết, bài nói chuyện của Chế Lan Viên,
từ “Nói chuyện thơ văn”, “Vào nghề”, đến “Từ gác Khuê Văn đến quán
Trung Tân” Hà Minh Đức khẳng định: “Chế Lan Viên thông minh, trí tuệ và
linh hoạt trong đối thoại Bài viết, bài nói của anh bao giờ cũng để lại nhiều ý tưởng sắc sảo, gây ấn tượng”[15, tr 180]
Bên cạnh những bài viết của các nhà nghiên cứu về phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên, chúng tôi tiến hành khảo sát một số những công trình
Trang 9có liên quan đến việc nghiên cứu, tìm tòi, khám phá các phương diện trong quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên
Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, sáng tác của ông đi qua những chặng đường đầy biến động của lịch sử, vì thế,
sự nghiệp sáng tác ấy không đơn giản, một chiều Quan niệm thơ vì thế cũng
đa dạng, phong phú, phức tạp và chia làm nhiều chặng khác nhau với quá trình vận động, biến đổi không ngừng Những bài viết, những công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên, đề cập đến quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên thực sự là một dòng chảy mạnh mẽ, liên tục và chưa bao giờ đứt
đoạn kể từ Điêu tàn cho đến ngày hôm nay Trong đó chúng tôi chú ý đến những công trình lớn: Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng (1999), chuyên luận của Nguyễn Bá Thành; Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (2004), chuyên luận của Hồ Thế Hà và Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (2006),
chuyên luận của Đoàn Trọng Huy
Nguyễn Bá Thành và chuyên luận Thơ Chế Lan Viên với phong cách
suy tưởng đã đem đến những nhận định sâu sắc về nghệ thuật suy tưởng và
suy tưởng trong thơ Chế Lan Viên Khẳng định suy tưởng là một phương thức biểu hiện của tư duy thơ, trong quá trình khai thác chất suy tưởng trong thơ Chế Lan Viên qua các thời kỳ, tác giả đã nhận ra sự “phong phú vô biên” của một hồn thơ tự do, phóng túng Tìm hiểu những quy luật vận động của toàn
bộ tư tưởng và tình cảm của nhà thơ thể hiện qua tác phẩm, Nguyễn Bá Thành
đã chỉ cho người đọc thấy, thơ Chế Lan Viên “có một số đã không đi theo con đường mòn mà thơ ca xưa nay vẫn đi, tức là con đường: “từ trái tim đi đến trái tim” Thơ ông đi theo con đường trí tuệ để đến với trái tim”[46, tr 198] Con đường ấy đã là một con đường thơ rất riêng của một quan niệm nghệ thuật thơ độc đáo đã được định hình trong suốt hành trình thơ kéo dài hơn nửa thế kỉ của thơ Chế Lan Viên
Trang 10Nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà, khi khám phá “Thế giới thơ rộng rinh, kỳ
ảo và nhiều biến hóa của Chế Lan Viên” đã dành cả chương 1 trong cuốn chuyên luận của mình để làm sáng rõ quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên Căn cứ ở thơ viết về nghề và căn cứ ở chất thơ, ở phương thức thể hiện,
ở mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể, Hồ Thế Hà trình bày những quan
niệm đặc sắc về nghệ thuật của Chế Lan Viên ở ba mốc thời kỳ đặc biệt: Điêu
tàn, từ Vàng sao hư vô đến sao vàng cách mạng và Những lá thơm hái lúc về già Đồng thời chuyên luận cũng trình bày khá cụ thể quan niệm về hình thức
nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên Chế Lan Viên là nhà thơ suy nghĩ nhiều và sâu sắc về những khát vọng và giá trị vĩnh cửu của cuộc sống cách mạng, của
Tổ quốc và sứ mệnh của thi ca Nhận thức về quan niệm thơ của Chế Lan Viên, Hồ Thế Hà khẳng định: “Từ những quan niệm về thơ thể hiện ở nội dung và hình thức được chứng nhận qua một đời thơ đã đưa địa vị Chế Lan Viên lên tầm một trong rất ít những nhà thơ hiện đại Việt Nam xuất sắc”[16,
tr 64]
Trong Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, tác giả Đoàn Trọng Huy
đã nhận định: Chế Lan Viên là người nghệ sỹ sáng tác có quan niệm rõ ràng
về nghệ thuật Ông cho rằng, không ai viết nhiều thơ về thơ như Chế Lan Viên, cũng ít người viết phê bình, tiểu luận về thơ nhiều như vậy Thường xuyên, liên tục trong cả đời thơ, Chế Lan Viên phát biểu bằng nhiều cách, ở trong nước và trên diễn đàn quốc tế Tìm hiểu thơ viết về thơ của Chế Lan Viên, tác giả phát hiện và trình bày về quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan
Viên nổi bật ở ba phương diện: Hình thức thơ là vũ khí; lấy đá mới tạc nên
thần mới và nền thơ chung cần có rất nhiều cá tính riêng
Nhìn chung cả ba tác giả đã dành sự quan tâm đặc biệt đến quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên, có cái nhìn khái quát và đưa ra những nhận định sâu sắc
Trang 11Điểm lại lịch sử nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên và quan niệm thơ qua phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên, chúng tôi
có những nhận xét nhƣ sau:
- Các nhà phê bình nghiên cứu đã có sự nhìn nhận đánh giá sâu sắc và hệ thống về quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên qua thực tế sáng tác của ông ở những thời kỳ lịch sử khác nhau
- Các nhà nghiên cứu phê bình đã đánh giá cao giá trị của các tập phê bình tiểu luận văn học của Chế Lan Viên, đồng thời có những luận điểm quan trọng, khái quát, những phát hiện mới mẻ và sâu sắc về quan niệm nghệ thuật thơ qua phê bình và tiểu luận của Chế Lan Viên
- Tuy nhiên, các bài viết chỉ đi vào một khía cạnh nào đó hay dừng lại ở một tập tiểu luận, phê bình văn học cụ thể mà chƣa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ, có hệ thống về toàn bộ hoạt động phê bình, lý luận văn học của Chế Lan Viên cũng nhƣ
hệ thống quan niệm nghệ thuật thơ đƣợc phát biểu qua những trang phê bình
và tiểu luận của Chế Lan Viên
3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát
3.1 Với đề tài Quan niệm nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua phê bình
và tiểu luận, luận văn tập trung khảo sát 9 tập tiểu luận - phê bình văn học
của tác giả nhƣ sau:
- Kinh nghiệm tổ chức sáng tác, Nxb Thép mới, Hà Nội, 1952
- Nói chuyện thơ văn (Chàng Văn), Nxb Văn học, Hà Nội, 1960
- Vào nghề (Chàng Văn), Nxb Văn học, Hà Nội, 1962
- Phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội, 1962
- Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 1971
- Bay theo đường dân tộc đang bay, Nxb Văn nghệ giải phóng, 1976
- Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1981
- Nàng tiên trên mặt đất, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1985