quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên

81 616 0
quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ loại tiếng Việt là một hệ thống phong phú và đa dạng gồm nhiều tiểu loại khác nhau. Trong hệ thống đó, quan hệ từ thường ít được quan tâm nghiên cứu bởi lẽ nú khụng mang ý nghĩa từ vựng mà chỉ là một công cụ nối kết. Quan hệ từ trong thơ càng ít được chú ý hơn. Trong các trang thơ truyền thống, số lượng câu chữ đều bị câu thức theo thể loại, niêm luật nên số lượng các hư từ không nhiều. Theo tinh thần “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, các nhà thơ trung đại rất ít sử dụng hư từ đặc biệt là quan hệ từ trong thơ. Cùng với sự phát triển của văn chương, lớp ngôn từ giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày đã dần dần bước vào những trang thơ hiện đại, tạo luồng gió mới cho nền thơ ca hiện đại. Song, giá trị của hư từ nói chung và các quan hệ từ nói riêng trong thơ vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, nghiên cứu quan hệ từ trong thơ là một vấn đề mới mẻ, hấp dẫn nhưng cũng nhiều thử thách. Với hành trình sáng tác gần một thế kỷ, Chế Lan Viờn đó để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm lớn gồm nhiều tập thơ, tiểu luận, trong đó “Di cảo thơ” được xem là một trong những tập thơ xuất sắc nhất. Trong suốt cuộc đời sáng tác của mỡnh, ụng được xem là người có vốn tri thức uyên bác về ngôn ngữ, và là người rất có ý thức trong việc lựa chọn, vận dụng ngôn ngữ dân tộc. Một trong những bất ngờ khi nghiên cứu tập “ Di cảo thơ” là số lượng lớn quan hệ từ được sử dụng cùng với cỏc cỏch biểu đạt độc đáo góp phần tạo nên một giọng thơ đậm chất suy tư, triết lí rất “ Chế Lan Viờn”. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Quan hệ từ trong tập Di cảo thơ của Chế Lan Viên” để nghiên cứu và tìm hiểu với mong muốn sẽ tìm ra được những giá trị nghệ thuật mà các từ công cụ đã tạo ra trong tập thơ nhiều giá trị Dương Thị Ngà 1 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội này và là cơ hội để người viết hiểu hơn về Chế Lan Viên - “Người có công đầu trong việc tạo dựng nên khuôn mặt và tầm vóc thơ Việt Nam hiện đại.” [21] 2. Lịch sử vấn đề Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, mặc dù chiếm số lượng không nhiều nhưng hư từ có một vị trí rất quan trọng trong việc biểu đạt các ý nghĩa ngữ pháp, làm nên một phương thức ngữ pháp tiêu biểu cho tiếng Việt, đó là phương thức hư từ. Là một tiểu loại nằm trong hư từ, quan hệ từ thường được các nhà nghiên cứu đánh giá với tư cách một từ loại có chức năng nối kết. Hầu hết các giáo trình, chuyên luận nghiên cứu về từ loại tiếng Việt đều có nhắc đến quan hệ từ và khẳng định chức năng nối kết của chúng. Có thể kể tờn cỏc công trình này là : Đinh Văn Đức (2001, Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại, (NXB ĐHQG, HN); Lê A, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Văn Thung (2004, Giáo trình Tiếng Việt 3 –sỏch dùng cho hệ đào tạo tại chức và từ xa, NXB Đại học Sư phạm); Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2007, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt –sỏch dùng cho các trường Cao đẳng Sư phạm,NXB ĐHSP); Nguyễn Đức Dân, Logic ngữ nghĩa cú pháp, (1987, NXB ĐH &TH chuyên nghiệp); Lờ Biên, Từ loại tiếng Việt hiện đại, (1998, NXB Giáo dục); Diệp Quang Ban Ngữ pháp tiếng Việt, (2006, NXB Giáo dục)… Ngoài ra, còn một số bài báo nghiên cứu cụ thể về hư từ và quan hệ từ tiếng Việt: Đỗ Việt Hùng (2010, Một số cách giải nghĩa hư từ, Tạp chí ngôn ngữ, số 10), Nguyễn Thị Thu Hà (2009, Cách biểu hiện quan hệ nhân quả bằng quan hệ từ trong tiếng Việt, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 8), Lờ Đụng (1991, Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từ, Tạp chí ngôn ngữ, số 2) Những công trình và các bài viết này là những kiến thức nền giúp tác giả khóa luận đi sâu triển khai đề tài này. Đó có một vài công trình đi sâu nghiờn cứu giá trị của một lớp từ loại cụ thể trong tác phẩm văn học như: Nguyễn Minh Ngọc (2006, Tìm hiểu hư từ Dương Thị Ngà 2 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội trong “Truyện Kiều” – Nguyễn Du, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn); Nguyễn Thị Thu Hạnh (2006, Hư từ trong thơ tình yêu Nguyễn Bính, Luận văn thạc sĩ Khoa học Ngữ văn)… Nhìn chung, những luận văn này đã chỉ ra những giá trị cơ bản mà hư từ góp phần làm nên giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó đồng thời khẳng định tài năng sử dụng ngôn từ của các nhà thơ, nhà văn. Trong khả năng bao quát tài liệu của mình, chúng tôi chưa khảo sát được công trình nào đi sâu nghiên cứu về vai trò của quan hệ từ - một lớp hư từ trong tiếng Việt đối với thành công chung của tác phẩm văn học. Vì vậy, chọn đề tài “Quan hệ từ trong tập Di cảo thơ của Chế Lan Viên”, chúng tôi muốn đi sâu khảo sát số lượng quan hệ từ và những giá trị mà những quan hệ từ này đem đến cho tập thơ. Thơ Chế Lan Viên không chỉ là mạch nguồn dồi dào đối với các nhà nghiên cứu mà cũn cú một sức hấp dẫn lớn đối với độc giả yêu thơ. Đặc biệt, kể từ khi ba tập “Di cảo thơ” của ông được nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành, tập thơ này lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi. Trần Mạnh Hảo trong “Người làm vườn vĩnh cửu” (1995, NXB Hội nhà văn, H) đã xem “Di cảo thơ” là sự hòa hợp giữa cảm xúc và lớ trớ và với tập thơ này, Chế Lan Viên trở thành “cõy đại thụ thế kỷ XX của nền văn học nước nhà” [13]. Nguyễn Bá Thành trong cuốn “Thơ Chế Lan Viên và phong cách suy tưởng” (1999, NXB GD, H) đã đề cập đến sự chuyển đổi trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viờn, ụng khẳng định “với Di cảo thơ, Chế Lan Viờn đó trở về với thuở Điêu tàn”[29]. Đỗ Lai Thúy trong bài viết “Thỏp Chàm bốn mặt” (2010, Tạp chí sông Hương, số 1) cho rằng “trong Di cảo thơ, người ta sống lại những yếu tố của Điêu tàn, đó là những giằng co nội tâm, những giay dứt về số phận con người”[30]. Trong“Nhận thức về quá khứ trong Di cảo thơ” (2008, tạp chí văn học số 03), Thạc sĩ Nguyễn Diệu Linh đã chỉ ra và phân tích khỏ rừ những vấn đề về truyền thống lịch sử, về Dương Thị Ngà 3 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cách mạng, về kháng chiến chống Mỹ và cả hậu chiến trong tập thơ này. TS Nguyễn Quốc Khánh trong “Sự đổi mới quan niệm về nhà thơ của Chế Lan Viên qua Di cảo thơ” (1993, Tạp chí thông báo khoa học số 03) đã nghiên cứu về những thay đổi trong quan niệm thơ của Chế Lan Viên qua tập Di cảo. Trong bài báo này, tác giả đã khẳng định “giờ đây nhà thơ như một người đơn độc đang trầm tư nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, nhìn thẳng vào chính mình cùng thơ mình và đưa tất cả nên một bàn cân mới để cân lại” [19]. Trong luận văn thạc sĩ “Cỏi tôi trữ tình trong Di cảo thơ” (2001, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP, H), tác giả Đặng Thu Thủy đã chỉ ra cho người đọc thấy một cái tôi đa diện với ý thức mạnh mẽ về bản thể và khát vọng sống mãnh liệt được viết bằng một giọng thơ đa thanh đa sắc. Có thể núi, cỏc công trình trờn đó chỉ ra những thành công của tập thơ này trên phương diện các giá trị nội dung và nghệ thuật đồng thời gúp thờm một gúc nhỡn về tư tưởng, phong cách của Chế Lan Viên khi ụng đã ở bên kia dốc của cuộc đời và có đầy đủ những trải nghiệm trong nghề cầm bút. Thực tế nghiên cứu “Di cảo thơ”, chúng tôi thấy rng tác giả sử dụng rất nhiều quan hệ từ với những cách kết hợp rất độc đáo và lớp từ này không chỉ giúp thơ ông gần gũi với đời thường mà còn làm nổi bật chất suy tưởng, triết lý của Chế Lan Viên. Song, cho đến nay chưa có công trình riêng biệt nào dành nghiên cứu chuyờn sõu, cặn kẽ về quan hệ từ trong thơ Chế Lan Viên – một trong những yếu tố làm nên phong cách thơ triết luận của ông. 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu các quan hệ từ và giá trị biểu đạt của những quan hệ từ ấy trong ba tập “Di cảo thơ” của Chế Lan Viên. Đó là 567 bài thơ (nguồn tư liệu từ “Chế Lan Viên toàn tập” – tập 2, Nguyễn Thị Thường biên soạn và tuyển chọn, NXB Thuận Hóa, 1993) 3.2. Mục đích nghiên cứu Dương Thị Ngà 4 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Trong phạm vi một khóa luận, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích sau: • Tìm hiểu khái quát về quan hệ từ. • Trên cơ sở khảo sát, thống kê số lượng quan hệ từ được sử dụng trong ba tập “Di cảo thơ” tìm ra tác dụng mà các quan hệ từ đem lại, những giá trị mà quan hệ từ tạo nên cho thành công chung của cả tập thơ. • Đánh giá vai trò của quan hệ từ với tập “Di cảo thơ” nói riêng và thơ Chế Lan Viên nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: phương pháp khảo sát - thống kê, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp giải thích đánh giá. 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương sau: Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Chương 2. KHẢO SÁT QUAN HỆ TỪ TRONG TẬP “DI CẢO THƠ” Chương 3. Ý NGHĨA CỦA QUAN HỆ TỪ TRONG TẬP “DI CẢO THƠ” PHẦN NỘI DUNG Dương Thị Ngà 5 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Quan hệ từ 1.1.1. Vị trí của quan hệ từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt Từ loại tiếng Việt bao gồm một số lượng lớn nên khi nghiên cứu các nhà ngôn ngữ học phải tiến hành phân loại. Mỗi hướng nghiên cứu khác nhau sẽ tồn tại cỏc cỏch phân loại khác nhau. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [7], có thể phân loại từ loại dựa vào ba chức năng tín hiệu của từ: Chức năng miêu tả, chức năng dụng học, chức năng kết học. Theo cách phân chia này, quan hệ từ thuộc chức năng kết học, thường dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các tín hiệu miêu tả, thông qua đó biểu thị mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy. Tác giả Nguyễn Tài Cẩn [6] lại phân chia từ loại tiếng Việt dựa vào khả năng tổ chức đoản ngữ của từ. Theo cách phân chia này, quan hệ từ nằm trong những từ loại có liên quan đến tổ chức đoản ngữ, thuộc những từ không có khả năng làm thành tố chính và thành tố phụ mà chỉ có chức năng nối kết. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Dương Thị Ngà 6 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Dương Thị Ngà - G K58 7 Vốn từ tiếng Việt Những từ loại có liên quan đến tổ chức đoản ngữ Từ loại không liên quan đến tổ chức đoản ngữ Những từ loại có khả năng làm thành tố của đoản ngữ Những từ loại kết hợp với đoản ngữ để dạng thức hóa đoản ngữ Những từ loại có khả năng làm thành tố chính Những từ loại chỉ có khả năng làm thành tố phụ Từ loại có khả năng kết hợp hai chiều Từ loại có khả năng kết hợp một chiều Danh từ Đại từ Tính từ Động từ Số từ Phụ từ Quan hệ từ Trợ từ Thán từ Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Các tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương phân chia từ loại tiếng Việt dựa vào ba tiêu chí: ý nghĩa ngữ pháp khái quát của từ; khả năng kết hợp và chức năng cú pháp của từ trong câu. Theo ba tiêu chí này, từ loại tiếng Việt chia thành hai loại lớn: thực từ và hư từ; trong đó, quan hệ từ là một tiểu loại của hư từ [33; tr27]. Kết quả phân loại cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Thực từ Hư từ Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Số từ Quan hệ từ Phụ (phó) từ Tình thái từ (trợ từ, thán từ) Cỏc cách phân loại trên đây đều đã chỉ ra được các loại từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đồng thời khẳng định được vị trí của quan hệ từ và chức năng nối kết của quan hệ từ. Khóa luận chọn cách phân chia của các tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2007, Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm, H) làm cơ sở cho việc khảo sát các quan hệ từ trong tập “ Di cảo thơ” của Chế Lan Viên. 1.1.2. Khái niệm và tên gọi quan hệ từ “ Quan hệ từ là phương tiện ngữ pháp rất quan trọng trong số những phương tiện tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập” [1; tr41]. Trong tiếng Việt, quan hệ từ là lớp từ có số lượng không nhiều và chức năng lại không thuần nhất. Vì vậy, bên cạnh tên gọi này, quan hệ từ cũn cú một số tên gọi khác như từ nối, kết từ, giới từ… Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương gọi lớp từ có chức năng nối kết này là quan hệ từ và định nghĩa như sau: “Quan hệ là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, giữa các bộ phận của câu hoặc giữa cỏc cõu với nhau.” [33; tr48]. Tên gọi và chức năng này được chia sẻ bởi các tác giả Lê A, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Văn Thung: “Quan hệ từ (còn gọi là kết từ) Dương Thị Ngà - G K58 8 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội là loại hư từ biểu hiện các quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm từ, cỏc cõu hay đoạn văn.” [1; tr40]; Diệp Quang Ban: “Quan hệ từ (còn gọi là kết từ, từ nối) là những hư từ diễn đạt các quan hệ logic dùng để nối các từ, các tổ hợp từ, cỏc cõu, thậm chí các tổ chức lớn hơn câu với nhau” [4]; và tác giả Lờ Biên: “Quan hệ từ là những hư từ không có nghĩa sở chỉ, sở biểu mà là những từ có chức năng diễn đạt các mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy.” [5]. Vẫn hiểu chức năng của quan hệ từ như các nhà nghiên cứu khác nhưng tác giả Đinh Văn Đức đó tách lớp từ này thành hai loại liên từ và giới từ: “Ngữ pháp truyền thống gọi các hư từ cú pháp là liên từ và giới từ. Trong tiếng Việt cũn cú những thuật ngữ khác để gọi chúng, chẳng hạn là các từ nối hoặc quan hệ từ” [10; tr 207]. Như vậy, theo ông, liên từ chính là một nhóm của quan hệ từ hay từ nối; giới từ được tách ra và gọi tên thành một tiểu nhóm thuộc quan hệ từ. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi của quan hệ từ như: kết từ, từ nối, từ quan hệ, liên từ, giới từ nhưng nhìn chung, các khái niệm đó đều thống nhất trong chức năng kết nối các đơn vị ngôn ngữ với nhau của quan hệ từ. Khóa luận dùng thuật ngữ quan hệ từ để chỉ các từ có chức năng nối kết các đơn vị ngôn ngữ với nhau. 1.1.3. Chức năng của quan hệ từ Mặc dù đưa ra các khái niệm khác nhau nhưng hầu hết cỏc tỏc giả đều khẳng định chức năng nối kết của chúng. Theo tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn thị Lương: “Quan hệ từ không thể đảm nhận vai trò thành tố chính lẫn vai trò thành tố phụ trong cụm từ, chúng cũng không thể đảm nhận chức năng của các thành phần cõu. Chỳng chỉ thực hiện được chức năng liên kết các từ, các cụm từ, cỏc cõu với nhau. Vì thế chỳng cũn gọi là từ nối, kết từ hoặc từ quan hệ.” [33; tr 48]. Dương Thị Ngà - G K58 9 Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Ví dụ: “Trời và bể, anh và em, cây và người cùng đối xứng” (Đối xứng – Di cảo thơ) Trong ví dụ trên, quan hệ từ “và” có chức năng nối kết các từ trong cõu. Nú không có ý nghĩa từ vựng, không có khả năng làm thành tố chính hay thành tố phụ trong cụm trên. Ở đây, quan hệ từ “và” đứng giữa hai yếu tố: “Trời”, “biển”; “anh”, “em”; “cõy”, “người” mà không gắn bó với bất kì yếu tố nào. Theo các tác giả Lê A, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Văn Thung: “Mỗi quan hệ từ có thể biểu thị một kiểu ý nghĩa quan hệ riêng, nờn nú cú vai trò quan trọng nhất định trong việc tạo ra nội dung ý nghĩa của quan hệ ngữ pháp mà nó là phương tiện biểu hiện.” [1; tr 41]. Ví dụ: - Quan hệ từ: “và” ⇒ quan hệ đẳng lập: “mẹ và tôi”. Ở đây, quan hệ từ “và” nối hai đối tượng miêu tả: “mẹ”, “tụi”. - Quan hệ từ: “của” ⇒ quan hệ chính phụ: “mẹ của tôi”. Ở đây, quan hệ từ “của” có quan hệ nối kết chính phụ, trong đó “mẹ” là thành phần chính, “tụi” là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trước nó. Ở ví dụ này chỉ có một đối tượng miêu tả:“mẹ”. 1.1.4. Phân loại quan hệ từ Theo quan điểm phân loại quan hệ từ của tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương (2007, Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, NXB ĐHSP, H), quan hệ từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn như sau: • Các quan hệ từ phục vụ cho quan hệ đẳng lập: và, rồi, với, nhưng, song, mà, chứ, hay, hoặc… Ví dụ: Dương Thị Ngà - G K58 10 [...]... tập thơ Di cảo Những quan hệ từ và cặp quan hệ từ này biểu thị cả quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập Sau khi thống kê số lượng và các quan hệ từ có trong tập thơ, chúng tôi tiếp tục phân loại theo các tiêu chí: - Khảo sát những quan hệ từ được sử dụng trong cả tập thơ Di cảo - Khảo sát số lượng và tần xuất xuất hiện của quan hệ từ trong tập Di cảo thơ - Khảo sát chức năng của quan hệ từ, bao gồm... vậy số lượng quan hệ từ dung để nối hai động từ chiếm số lượng lớn nhất trong toàn bộ tập thơ 2.3.2 Quan hệ từ nối từ - cụm từ Trong tập Di cảo thơ , ngoài chức năng nối kết từ với từ, quan hệ từ cũn cú vai trò nối từ với cụm từ trong câu Trong trường hợp nối kết từ với cụm từ, quan hệ từ thực hiện quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập Ví dụ 1: “Như cốm mùa thu nằm giữa tờ sen Màu xanh của nắng trời... cặp quan hệ từ trong tập Di cảo thơ Dương Thị Ngà - G K58 18 Khóa luận tốt nghiệp Nội Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà * Nhận xét: Như vậy, hầu hết các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong lớp quan hệ từ tiếng Việt đều được Chế Lan Viên sử dụng trong tập Di cảo thơ Kết quả khảo sát cho thấy có 31 quan hệ từ và 5 cặp quan hệ từ cùng 4 cặp quan hệ từ ở dạng kết hợp đặc biệt được sử dụng trong. .. hiện của quan hệ từ Trong những vần thơ Di cảo, Chế Lan Viờn đó sử dụng quan hệ từ với một số lượng lớn khác thường so với các tập thơ khác Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát quan hệ từ và tìm ra giá trị mà những quan hệ từ ấy đem lại tập thơ này 2.2 Cách thức và kết quả khảo sát Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là 814 quan hệ từ và 30 cặp quan hệ từ được sử dụng trong toàn bộ 567 bài của tập thơ Di. .. vai trò quan trọng đối với thành công chung của cả tập thơ Trong đó, số lượng các từ quan hệ nối kết hai động từ chiếm tỉ lệ cao trong cả tập Di cảo thơ : 53/111 quan hệ từ, chiếm 47,7% , nhiều hơn 12,5% so với quan hệ từ nối danh từ với danh từ, nhiều hơn 30,6% so với quan hệ từ nối tính từ với tính từ (bảng 3) Điều này có thể giải thích dựa vào nội dung tư tưởng của cả tập thơ Thơ Chế Lan Viên cuối... 3 Trong 2 Dưới 4 Ngoài 1 Bên 2 Cạnh 1 Ở 3 Giữa 2 Tổng 814 Bảng 2: Số lượng quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong tập Di cảo thơ * Nhận xét: Bảng số liệu cho thấy, quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong tập Di cảo thơ được sử dụng với số lượng lớn: 814 lượt quan hệ từ; 17 lượt cặp quan hệ từ cùng 13 lượt cặp quan hệ từ được nhà thơ kết hợp không theo quy tắc kết hợp thông thường Nhiều nhất phải kể đến quan. .. – Di cảo thơ) Dương Thị Ngà - G K58 22 Khóa luận tốt nghiệp Nội Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà 2.2.3 Khảo sát chức năng của quan hệ từ trong tập Di cảo thơ Quan hệ từ STT Số lượng Tỉ lệ Từ - từ 387 47,5% Từ - cụm từ 46 5,7% Cụm từ – cụm từ 185 Câu – câu Tổng Cặp quan hệ từ Số lượng Tỉ lệ 22,7% 21 70% 196 24,1% 9 30%% 814 100% 30 100% Bảng 3: Chức năng của quan hệ từ - cặp quan hệ từ trong. .. Sư Phạm Hà Trong ví dụ trên, nhà thơ sử dụng hai quan hệ từ: “và”; “mà” nhưng trong phạm vi nối kết từ với từ, chúng tôi chỉ xét quan hệ từ “và” - Quan hệ từ: “và” - Đơn vị nối kết: thơ ngõy”, “khờ dại” Đây là hai tính từ chỉ đặc điểm tính chất của con người - Quan hệ nối kết: quan hệ đẳng lập thơ ngây (và) khờ dại” - í nghĩa của quan hệ từ trong câu thơ: Mang ý nghĩa liệt kê, quan hệ từ trong trường... kết từ với từ, từ với cụm, cụm với cụm, câu với câu - Khảo sát vị trí của quan hệ từ, cụ thể: quan hệ từ đứng đầu câu, quan hệ từ đứng giữa câu Sau đây, chúng tôi, xem xét vào từng trường hợp khảo sát cụ thể: Dương Thị Ngà - G K58 17 Khóa luận tốt nghiệp Nội Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư Phạm Hà 2.2.1 Khảo sát các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong tập Di cảo thơ Lấy 567 bài thơ trong tập Di cảo. .. ngữ thơ ca thông thường mà còn là một công cụ nghệ thuật độc đáo được nhà thơ sử dụng hợp lí tạo nên những thành công cho tập thơ 2.2.2 Khảo sát số lượng và tần xuất sử dụng quan hệ từ - cặp quan hệ từ trong tập Di cảo thơ Chế Lan Viờn đó sử dụng mỗi loại quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong tập thơ cuối đời này với số lượng và tần xuất khác nhau Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau: Quan hệ . hết các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong lớp quan hệ từ tiếng Việt đều được Chế Lan Viên sử dụng trong tập Di cảo thơ . Kết quả khảo sát cho thấy có 31 quan hệ từ và 5 cặp quan hệ từ cùng. công cho tập thơ. 2.2.2. Khảo sát số lượng và tần xuất sử dụng quan hệ từ - cặp quan hệ từ trong tập Di cảo thơ Chế Lan Viờn đó sử dụng mỗi loại quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong tập thơ cuối. 2.2.1. Khảo sát các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong tập Di cảo thơ Lấy 567 bài thơ trong tập Di cảo thơ , chúng tôi tiến hành khảo sát các quan hệ từ và cặp quan hệ từ. Kết quả này được

Ngày đăng: 30/11/2014, 23:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan