Quan hệ từ góp phần tạo ra giọng suy tư mang màu sắc triết luận

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 46)

Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA QUAN HỆ TỪ TRONG TẬP “DI CẢO THƠ”

3.1.1. Quan hệ từ góp phần tạo ra giọng suy tư mang màu sắc triết luận

Nếu thơ ca truyền thống hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng quan hệ từ thì Chế Lan Viên lại phát huy hết vai trò của quan hệ từ để tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ cho từng trang thơ. Việc sử dụng quan hệ từ cùng với cách ngắt dòng đặc biệt trong tập thơ Di cảo chính là một biện pháp nghệ thuật góp phần thể hiện những ý thơ giàu tính trí tuệ, những suy tư mang màu sắc triết luận của nhà thơ.

Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ở bất kì giai đoạn sáng tác nào ông cũng là một nhà thơ tiêu biểu, có nhiều đóng góp, có tiếng nói, giọng điệu và phong cách riêng.“Di cảo thơ” là tập thơ đặc biệt trong đời thơ của ông. Được ấn hành sau khi nhà thơ qua đời nhưng Di cảo lại là tập thơ đồ sộ nhất trong số những tập thơ ông viết. Bằng một giọng thơ mang tầm triết luận sâu sắc và cách sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, với hơn 500 bài thơ Di cảo,

Chế Lan Viên tiếp tục là một nhà thơ phong phú và bí ẩn vì “những gì ta biết, ta đọc của ông chỉ là phần nhỏ trong số thơ Chế Lan Viờn đó viết” [24]. Điều đặc biệt là ở tập thơ này, số lượng quan hệ từ ông sử dụng nhiều hơn. Chính những từ nối này là phương tiện liên kết để tạo nên một số kiểu cấu trúc biểu thị quan hệ giữa các thành phần câu, tạo ra giọng điệu mang tầm triết luận.

Hầu hết thơ Chế Lan Viên mang tầm triết luận sâu sắc. Bất kì một hiện tượng nào ông đều nhìn nhận dưới gúc nhỡn lý giải và triết lí. Trước bất kì vấn đề nào của cuộc sống từ những việc xảy ra trong cuộc sống hiện tại hay những điều xảy ra trong quá khứ, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất của con người cá nhân đến những vấn đề lớn lao của một dân tộc, đều được nhà thơ lí giải qua cái nhìn triết luận đậm chất trí tuệ. Ông chủ trương một hướng đi tăng cường nhận thức khám phá cho thơ: “Phỏt giác sự vật ở bề chưa thấy/ Ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa”. Ở đó, ngoài việc đi vào khai thác các quy luật thông thường, có tính phổ biến, ụng cũn đi sâu khám phá những mặt cá biệt nhằm mục đích phát hiện ra những vấn đề khái quát. Trong “Di cảo thơ”, các quan hệ từ đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện những tư tưởng mang tầm triết luận ấy. Ngay cả những vấn đề về lẽ sống, cái chết cũng được nhà thơ nâng lên tầm triết lí sâu sắc. Làm nên điều đó, không thể không nói đến vai trò của quan hệ từ:

“Cú thể là trái đất mất anh hơn là anh mất nó Nó mất anh như một hạt bụi có nghĩa gỡ”

(Từ thế chi ca)

Trong câu thơ trên, quan hệ từ “như” chỉ sự so sánh thể hiện quan niệm của nhà thơ về cái chết. Ông tự vớ mỡnh như một hạt bụi giữa cuộc đời và xem sự ra đi của mình chỉ là sự đánh mất một hạt cát nhỏ bé trong vô vàn những điều tồn tại trong cuộc đời.

Trong “Di cảo thơ” không ít lần Chế Lan Viên nhắc đến quá khứ. Đó là cách nhìn nhận quá khứ chân thực, khách quan, không mang tính chất sử thi lãng mạn như thời kì hai cuộc kháng chiến, và đặc biệt, ở đó có màu sắc của những triết lý sâu sắc:

“Chỳng ta là con của mây cha ta và sóng biển me cha ta từng ly biệt Xoắn lòng ta như Loa Thành tự buổi An Dương Vương

Mẹ Âu Cơ nghe lòng trong bể động và bể im không tiếng sóng Trăm trứng hồng của mẹ kia trứng nào sẽ thoát khỏi đau thương?

(Sử - Di cảo thơ 3)

Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sau khi có một trăm người con đã phải chia tay nhau, kẻ lên rừng, người xuống biển cần được nhìn nhận li hôn là để mưu sinh, để tồn tại. Nghĩa là sự chia ly ấy đồng nghĩa với sự tồn tại của giống nòi. Cuộc chia tay ấy được Chế Lan Viên diễn tả xoắn lòng như vòng xoắn của Loa Thành. Với nhận thức giàu tính nhân văn như thế, có thể thấy “thơ Chế Lan Viờn đó thực sự làm mới hơn truyền thống lịch sử của cha ụng”.[22]

Chế Lan Viên thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trước cách mạng. Mười bảy tuổi, ông khiến người ta “sững sờ” với tập “Điờu tàn”. Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, ông được xem là một trong hai nhà thơ sử thi lớn nhất của dân tộc, người ta nói rằng với Chế Lan Viờn, “chớnh trị được trình diễn trong bộ y phục vừa đẹp vừa sang” [31]. Khi hòa bình lặp lại, Chế Lan Viên viết và quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề trong cuộc sống đời thường:

“ễi sông Hồng! sông Hồng vạm vỡ

Có khi Người thiếu đi một tiếng thương thầm Thụi hãy để dòng Thương thương hộ

Dù nửa dũng bờn đục bên trong”

Nếu trong những năm tháng kháng chiến, sông Hồng xuất hiện trong thơ là hình ảnh của con sông với “tiếng hát bốn nghìn năm” thì ở “Di cảo thơ” đó lại là con sông “thiếu đi một tiếng thương thầm”. Chữ “Dự” đứng ở đầu câu như một lời biện minh giải thích cho dòng Thương trìu mến. Ngoài chức năng liên kết, quan hệ từ này còn có tác dụng lý giải cho những thiếu sót của dòng sông Hồng lịch sử. Điều này có thể hiểu, cũng như trước khi là người anh hùng, con người cần phải là một người bình thường theo đúng nghĩa với đầy đủ những mong muốn khát khao, những nhu cầu đời thường nhất.

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w