Quan hệ từ kết nối câu với câu

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 40 - 46)

Quan hệ từ dùng để nối kết câu với câu trong tập “Di cảo thơ” chiếm số lượng khá lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng quan hệ từ dùng trong trường hợp này là 196/814, chiếm 24,1% (bảng 3). Việc sử dụng quan hệ từ ở đầu cõu đó tạo nên những lí giải, lập luận có tính chất giải thích, tạo ra những câu thơ mang tầm trí tuệ sâu sắc.

Ví dụ 1:

“Hụm nay lợn ỉ, gà chuồng Mà ngày mai gà lợn âm dương Đám cưới chuột huy hồng Ngũ sắc

Húa, hóa chứ sao?

Khơng thể chỉ có một bề, một trận Hơm qua là chú bé Gióng

Hơm nay roi, ngựa sắt

Hóa xoan đào, hóa vàng anh, hóa Nàng Tiờn… Nhiều tai ương

Nên phải nhờ Thần Kim Quy, nhờ Đạm Tiên, nhờ Bụt… Dân tộc trầm luân trong sóng Tiền Đường

Thế nhưng đánh giặc xong rồi Thì vứt roi sắt đi”

(Định nghĩa dân tộc – Di cảo thơ 2)

Những quan hệ từ đứng ở đầu câu về hình thức dùng để nối hai câu nhưng thực chất cả hai cõu đú mới biểu hiện một ý nghĩa hồn chỉnh. Mang ý

nghĩa chỉ kết quả (nờn, thì), chỉ sự đối lập (mà, thế nhưng), những quan hệ từ này đã góp phần tạo nên hai mặt khác nhau làm nên bản sắc dân tộc.

Chế Lan Viờn đó đưa những kiến thức dân gian vào trang viết và dựng lại một bức tranh dân tộc bình dị, chân thực hơn bao giờ hết. Đó là một đất nước giàu sáng tạo nên từ đàn gà lợn trong cuộc sống đời thường đã biến thành đàn “gà lợn âm dương”. Chữ “mà” đứng ở đầu dòng với ý nghĩa đối lập đã tạo nên sự bất ngờ cho người đọc, khẳng định sức sáng tạo của nhân dân. Đó cũng là một dân tộc “nhiều tai ương” “nờn” phải “nhờ Thần Kim

Quy, nhờ Đạm Tiên, nhờ Bụt”, một dân tộc lắm “trầm luõn”, “thế nhưng”

cũng là dân tộc biết “vứt roi sắt đi” để sống nhân ái, hịa bình khi đánh xong giặc. Với cách kết hợ từ ngữ độc đáo và cách sử dụng quan hệ từ hiệu quả kết hợp với giọng thơ giàu tính triết luận, nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh dân tộc gần gũi thân quen nhưng cũng rất đỗi tự hào.

So với thời kì của “Ánh sáng và phù sa”, “Di cảo thơ” đã hoàn toàn thay đổi về tất cả các mặt. Sự thay đổi ấy khơng làm ơng đánh mất mình mà ngược lại đã thể hiện một cách sâu sắc nhất về con người nhà thơ với những buồn vui trăn trở đời thường. Những năm cuối đời, chính cuộc sống đời thường giản dị, đầy bụi bặm lại là đích đến của nhà thơ. Cũng trong lúc này, ơng thấy day dứt vì những ảo tưởng viển vơng trong quá khứ. Những khổ ải trần ai vẫn cịn đó mà ơng chưa thể làm gì vỡ đó chút viển vơng:

Ví dụ 2:

“Mẹ già chạy gạo nuôi anh từng ngày từng buổi Một tháng bao lần ngơ ghế theo khoai

Thế mà anh đi tìm nắm cỏ tiên để hái

Mẹ cần anh, anh cho nắm cỏ hỏi trờn trời”

(Hỏi trờn trời – Di cảo thơ)

Quan hệ từ “thế mà” mang ý nghĩa đối lập được nhà thơ sử dụng để nối câu với cõu đó tạo nên những bất ngờ cho ý thơ, đồng thời thể hiện sự thay đổi trong quan điểm sáng tác của ông. Bài thơ thể hiện rõ đối tượng miêu

tả của tác giả trong giai đoạn này. Đú chớnh là cuộc đời thường nhật không ngừng vận động cùng những lo toan bình thường nhất. Nắm cỏ tiờn hỏi trờn trời sao thay được nồi cơm ghế ngô khoai, sao sánh được những ngày chạy ăn từng bữa để nuôi anh của mẹ? Vậy mà bấy lâu anh cứ mải miết chạy theo những phù du đâu đó mà quên hết những nỗi lo đời thường.

Hầu hết những bài trong “Di cảo thơ” đều có sử dụng quan hệ từ, đặc biệt hơn có những bài quan hệ từ được sử dụng với số lượng lớn. Điều này góp phần đưa thơ ca tiến lại gần hơn ngôn ngữ đời thường, đồng thời khiến câu thơ mang tầm triết luận sâu sắc.

Ví dụ 3:

“Nếu một lần thì sao?

Nếu hai lần, tơi muốn dừng suy nghĩ Hoặc có thể khụng hụ lờn lần nào

Mà tơi ủng hộ đến hồng cầu sau chót của tơi

Thế nhưng hoan hơ thì phải nắm tay và hơ đến ba lần”

(Ba lần – Di cảo thơ 3)

Ở bài thơ này, bên cạnh những quan hệ từ đứng giữa câu: quan hệ từ thể hiện sự quan hệ sở hữu (của), quan hệ từ mang ý nghĩa kết quả (thì), quan hệ từ chỉ sự liệt kê, mang ý nghĩa đẳng lập (và), tỏc giả còn sử dụng một số lượng lớn các quan hệ từ ở đầu câu với các ý nghĩa khác nhau: cặp quan hệ từ chỉ điều kiện, giả thiết – kết quả (nếu…thỡ…), quan hệ từ mang ý nghĩa lựa chọn (hoặc), quan hệ từ mang ý nghĩa đối lập (mà, thế nhưng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Di cảo thơ” nói chung và bài thơ này nói riêng có hiện tượng vắt

dịng giữa các ý thơ. Cả bài thơ là một chỉnh thể về nội dung, diễn đạt đầy đủ một ý nghĩa. Việc ngắt dòng giữa một ý thơ thể hiện sự trăn trở của nhà thơ về cuộc đời và con người, về lịch sử dân tộc cũng như những điều đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày không ngừng vận động.

Những quan hệ từ này có tác dụng bộc lộ suy nghĩ của nhà thơ về những khẩu hiệu thường xuyên xuất hiện trong hai cuộc kháng chiến. Khi đó những khẩu hiệu ấy trở thành sức mạnh tinh thần giúp chúng ta giành thắng lợi. Có điều vơ tình khi hơ to ba lần những khẩu hiệu ấy, “Chỳng ta bỗng

dưng thành vẹt”. Đây là cách nhìn nhận vấn đề của nhà thơ hồn tồn khác so

với thời kì cách mạng. Điều này cũng thể hiện sự nhạy bén với thời cuộc cũng như khả năng đánh giá hiện thực của Chế Lan Viên. Những gì đã một thời trở thành quy chuẩn nay đã khơng cịn phù hợp, cũng như đã đến lúc cần phải mạnh mẽ hơn trong việc thay đổi giọng điệu và tư tưởng thơ ca để phù hợp và thực sự có ích với đời sống.

Trong tập thơ này, Chế Lan Viờn đó chứng tỏ khả năng kết hợp và sử dụng từ ngữ một cách tinh tế. Không chỉ dùng từ nối làm phương tiện liên kết, nhà thơ còn sử dụng từ những cặp quan hệ từ một cách khộo kộo và tài tình để tạo nên những câu thơ đậm chất trí tuệ.

Ví dụ 4:

“Ví dầu ngày mai bể cạn Thì đây viên ngọc sau cùng Kết tinh một đời sóng gió Dâng đời một mé hư khụng” (Ví dầu – Di cảo thơ)

Cặp quan hệ từ “Vớ dầu… thỡ…” phản ánh mối quan hệ điều kiện – kết quả được dùng trong câu thơ này nhằm khẳng định phẩm chất của Chế Lan Viên cũng như giá trị những trang thơ ơng viết. Cách ngắt dịng ở bài thơ này có phần đặc biệt, cả cặp quan hệ từ chia thành bốn dòng diễn tả đầy đủ một ý thơ.

Bài thơ này được viết năm 1987 khi ám ảnh về cái chết luôn thường trực trong suy nghĩ nhà thơ. Những hình ảnh về “ngụi đền lóng quờn”, về một

chuyến xe “khụng cú khứ hồi” trở đi trở lại trong tâm trí ơng. Ý thức được sức khỏe và bệnh tật của mình, nhưng chính trong lúc này ơng lại thấy yêu đời hơn bao giờ hết. Ông chuẩn bị chu đáo cho một chuyến trở về để “Vớ dầu

ngày mai bể cạn/ Thỡ đõy viên ngọc sau cựng”. Dù khơng thể thốt khỏi quy

luật vân động của tự nhiên, dự ụng khơng được sống và viết tiếp thì vẫn cịn đây một cây đại thụ của nền văn học nước nhà mang họ Chế, vẫn còn đây những vần thơ Di cảo khơng dễ vượt qua. Đó là sự kết tinh của một đời lao động không mệt mỏi bằng một tài năng nghệ thuật vượt trội.

Như vậy có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng cặp quan hệ từ trong thơ khơng những góp phần quan trọng vào việc truyền đạt tư tưởng của nhà thơ mà còn thể hiện khả năng sử dụng và kết hợp từ ngữ tài ba của Chế Lan Viên, đưa bài thơ lên tầm triết luận sâu sắc.

* Nhận xét: Tóm lại, trong các chức năng của quan hệ từ ở tập Di cảo

thì chức năng nối kết câu với câu chiếm tỉ lệ lớn. Điều này có thể lí giải bởi cách ngắt dịng có phần đặc biệt của nhà thơ, Chế Lan Viờn luụn cú nhu cầu chia ý thơ thành nhiều câu nhằm thể hiện những tư tưởng mang tầm triết luận của mình. Quan hệ từ đứng ở đầu dịng nối câu với câu là một công cụ hữu hiệu để thực hiện những lí giải mang tầm biện luận sâu sắc. Đồng thời nó thể hiện cách vận dụng và kết hợp từ ngữ linh hoạt của Chế Lan Viờn. Chớnh điều này góp phần quan trọng tạo nên thành cơng chung của hơn 500 bài thơ Di cảo.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở khảo sát những quan hệ từ trong cả ba tập “Di cảo thơ”, chúng tôi lập ra bảng thống kê và từ đó rút ra những kết luận về ý nghĩa của quan hệ từ trong vai trò liên kết cũng như thiết lập ý nghĩa cho câu thơ, tạo ra những cách hiểu mang tầm triết luận sâu sắc. Trong đó, quan hệ từ được xem xét trên hai bình diện: chức năng và vị trí. Trên cơ sở phân tích những ví dụ cụ thể trog tập “Di cảo thơ”, chúng tơi có thể đưa ra kết luận: quan hệ từ

chiếm số lượng lớn và giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng tư tưởng nghệ thuật của Chế Lan Viên, góp phần tạo nên thành cơng chung cho tồn tác phẩm.

Quan hệ từ là một tiểu loại của hư từ, tuy được sử dụng nhiều trong cuộc sống đời thường nhưng lại ít được sử dụng trong thơ ca vì trên thực tế những từ này khơng có ý nghĩa từ vựng. Nhưng Chế Lan Viờn đó sử dụng một số lượng rất lớn quan hệ từ trong tập “Di cảo thơ” - tập thơ cuối cùng trong sự nghiệp hơn lăm mươi năm cầm bút sáng tác của ông. Được sử dụng như một biện pháp nghệ thuật để thể hiện tư tưởng của nhà thơ, quan hệ từ trong tập thơ này cú cỏc chức năng chính: nối từ với từ, cụm với cụm, câu với câu, ngoài ra cũn cú thờm chức năng nối từ với cụm từ. Những quan hệ từ ấy đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng lên một giọng thơ mang đậm chất suy tưởng và giàu triết lý sâu sắc, đồng thời thể hiện khả năng sử dụng từ ngữ tinh tế của nhà thơ. Đây là một đặc điểm độc đáo trong thơ Chế Lan Viên và là một thành công lớn của tác phẩm.

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 40 - 46)