Quan hệ từ nối từ cụm từ

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 31 - 33)

Trong tập “Di cảo thơ”, ngoài chức năng nối kết từ với từ, quan hệ từ cũn cú vai trò nối từ với cụm từ trong câu. Trong trường hợp nối kết từ với cụm từ, quan hệ từ thực hiện quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập.

Ví dụ 1:

“Như cốm mùa thu nằm giữa tờ sen Màu xanh của nắng trời chừng dịu lại Những yêu thương của lũng tụi, tụi gúi Trong lá thơ vừa hái ở đời lờn”

Bài thơ này, tác giả sử dụng hai quan hệ từ “của. Nhưng trong phạm vi nối cụm từ với cụm từ, chúng tôi chỉ xét quan hệ từ “của” trong câu thơ thừ hai. Câu thơ thứ hai có chủ ngữ là một cụm danh từ có quan hệ từ “của” đứng giữa.

- Quan hệ từ: “của”.

- Đơn vị nối kết: Quan hệ từ “của” đứng ở giữa câu nối danh từ và cụm danh từ chỉ sự sở hữu.

+ Danh từ “màu xanh” chỉ màu sắc.

+ Cụm danh từ “nắng trời” có danh từ “nắng” làm thành tố chính.

- Quan hệ nối kết: chính phụ, trong đó danh từ “màu xanh” làm thành tố chính, cụm danh từ “nắng trời” làm thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước nó.

“Màu xanh (của) nắng trời”

- Ý nghĩa của quan hệ từ trong câu thơ: Trong trường hợp này quan hệ từ có tác dụng chỉ sự sở hữu nhằm nhấn mạnh sắc màu của bầu trời, cũng là nhấn mạnh những cảm nhận tinh tế của tâm hồn. Gam màu xanh tươi mát mà nhà thơ nhấn mạnh trong câu thơ chính là một biểu hiện đầy đủ của những cảm xúc tinh tế nhất, nhẹ nhàng nhất. Điều này góp phần tạo nên một giọng thơ trữ tình giàu cảm xúc.

Ví dụ 2:

“Giọng cao bao nhiêu giờ anh hát giọng trầm, Tiếng hát lẫn với im lìm của đất

Vườn lặng yên mà thơm mựi mớt mật Còn hơn anh rồ giọng hát vang ngõn” (Giọng trầm – Di cảo thơ 3)

Đây là bài thơ tiêu biểu thể hiện quan niệm về thơ của Chế Lan Viên. Bên cạnh quan hệ từ có chức năng nối cụm từ với cụm từ (với), trong bài thơ trên quan hệ từ “mà” đứng giữa câu được sử dụng để nối từ với cụm từ.

- Đơn vị nối kết:

+ “lặng yờn” là một tính từ được cấu tạo từ một từ ghép.

+ “thơm mựi mớt mật” là một cụm tính từ, trong đó tính từ “thơm” làm thành tố chính.

- Quan hệ nối kết: về hình thức quan hệ từ “mà” thực hiện chức năng nối kết đẳng lập nhưng về ý nghĩa, nó chỉ sự nhượng bộ tăng tiến.

“Vườn lặng yên (mà) thơm mựi mớt mật.”

- Ý nghĩa của quan hệ từ trong câu thơ: Quan hệ từ “mà” có ý nghĩa nhấn mạnh, tạo ra những bất ngờ, nhằm khẳng định giá trị của những “nốt trầm” giữa cuộc đời thường nhật.

“Khu vườn” của những nốt trầm mà nhà thơ đang nhắc đến bề ngồi có vẻ bình lặng, giản đơn nhưng chính nó lại là nơi xuất hiện những vần thơ giá trị. Khi trở về với cuộc sống thường nhật, Chế Lan Viên chuyển từ giọng “vang ngõn” sang giọng thế sự đời tư.Có điều dù là giọng cao hay giọng trầm thì đều là những phương thức tiếp cận của thơ với hiện thực. Chuyển sang “giọng trầm”, thơ Chế Lan Viên bắt liền với hiện thực mới. Từ “giọng cao” chuyển xuống “giọng trầm”, “tiếng thơ Chế Lan Viên mang nhiều âm sắc mới: có cả tin yêu, hi vọng lẫn chua chát, hoài nghi, cả cay đắng dỗi hờn lẫn bao dung thanh thản… Nói chung chất giọng ấy gần với cuộc đời hường nhật mà chúng ta đang sống và cảm nhận.”[24]

* Nhận xét: Nhìn chung quan hệ từ nối kết từ với cụm từ là trường hợp

ít gặp trong tập thơ Di cảo (5,7%). Vì vậy chúng tơi chỉ đi vào phân tích những ví dụ cụ thể và tiêu biểu nhất nhằm khẳng định khả năng kết hợp và sử dụng từ ngữ của Chế Lan Viên, đồng thời thấy được vai trò của quan hệ từ trong việc tạo ra những thành công chung của tác phẩm. Tuy nhiên cần thấy rằng dù xuất hiện ít nhưng quan hệ từ nối kết từ với cụm từ thể hiện cả quan hệ nối kết đẳng lập và chính phụ.

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 31 - 33)