Quan hệ từ nối từ từ

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 25 - 31)

Theo kết quả thống kê, số lượng quan hệ từ làm chức năng nối kết từ với từ là 387/814 từ, chiếm 47,5% (bảng 3), nhiều hơn so với các quan hệ từ nối kết từ với cụm từ (5,7% - bảng 3), cụm từ với cụm từ (22,7% - bảng 3), câu với câu (24,1% - bảng 3). Điều đó chứng tỏ vai trị quan trọng của quan hệ từ trong việc nối kết các từ trong cõu, nú giỳp câu thơ trở nên mạch lạc, rõ ràng hơn, đồng thời góp phần quan trọng vào việc thể hiện tư tưởng của nhà thơ. Trong vai trò nối kết các từ, quan hệ từ đã thực hiện chức năng nối kết danh từ - danh từ (đại từ), động từ - động từ (tính từ), tính từ - tính từ…

Trong chức năng nối từ với từ, quan hệ từ chủ yếu được dùng trong quan hệ đẳng lập.

Ví dụ 1:

“Cho dù băng hà sẽ hủy diệt hết nhân loại và sinh vật Và cái huyệt cá nhân vùi lấp từng người

Thì mỗi câu thơ hơm nay phải tiến hơn ngày qua một ớt” (Cho dù – Di cảo thơ 3)

Ngoài những quan hệ từ nối kết câu với câu (“thế mà”, “và”, “thỡ”), trong đoạn thơ trên, nhà thơ còn sử dụng quan hệ từ “và” dùng để nối hai

danh từ. Trong phạm vi nối kết từ với từ hoặc từ với cụm từ của từ nối, chúng tôi chỉ đi xét quan hệ từ “và” trong câu thơ thứ nhất.

- Quan hệ từ: “và”

- Đơn vị nối kết: “nhõn loại”, “sinh vật”. Đây là hai danh từ chung. + Một danh từ chung chỉ loài người: “nhõn loại”

+ Một danh từ chung chỉ vạn vật cùng tồn tại trên mặt đất: “sinh vật” - Quan hệ nối kết: quan hệ đẳng lập. Trường hợp này, quan hệ từ nối kết hai danh từ chung mang ý nghĩa khái quát chỉ tổng thể sự sống trên trái đất.

nhân loại (và) sinh vật

- Ý nghĩa của quan hệ từ trong câu thơ: “Nhõn loại”, “sinh vật” là hai danh từ chung, mang ý nghĩa bao quát chỉ sự sống trên trái đất. Từ “và” nối kết hai danh từ chỉ sự vật có ý nghĩa bao quát tất cả con người và sinh vật cùng tồn tại, sinh sống trên mặt đất. Theo Chế Lan Viên, cho dù tất cả những điều ấy bị hủy diệt thì nhà thơ với chức phận và trách nhiệm cao cả của mình vẫn phải viết những vần thơ có giá trị với thời đại và xã hội.

Ví dụ 2:

“Trời và bể, anh và em, cây và người cùng đối xứng Nhưng B.52 và sinh mệnh trẻ em cùng đối xứng là sao” (Đối xứng – Di cảo thơ 1)

Trong thơ thứ nhất có ba quan hệ từ “và” dùng để nối từ với từ. Cụ thể câu thơ bao gồm:

- Quan hệ từ: “và”

- Đơn vị nối kết: “trời”, “bể”. Đây là hai danh từ chung thể hiện hai hiện tượng thiên nhiên rộng lớn nhất.

- Quan hệ nối kết: quan hệ từ đứng giữa câu nối hai danh từ có quan hệ đẳng lập.

“Trời (và) bể”

- Đơn vị nối kết: “anh”, “em” – hai danh từ chỉ mối quan hệ họ hàng thân thuộc.

- Quan hệ nối kết: quan hệ từ đứng giữa câu nối hai danh từ có quan hệ đẳng lập.

“anh (và) em”

- Quan hệ từ nối kết: “và”

- Đơn vị nối kết: “cõy”, “người”. Đây là hai danh từ chỉ sự sống nói chung cùng tồn tại trên trái đất.

- Quan hệ nối kết: quan hệ từ đứng giữa câu nối hai danh từ có quan hệ đẳng lập.

“cây (và) người”

- Ý nghĩa của những quan hệ từ trong câu thơ trên: Quan hệ từ trong câu thơ trên nối hai sự kiện hoàn toàn trái ngược, hai sự kiện ấy đối lập mà không đối xứng. “Trời”,“bể” là hai hiện tượng thiên nhiên rộng lớn nhất,

“anh”,“em” đều là hai danh từ chỉ người, “cõy”,“người” là những sinh vật

cùng sinh sống trên mặt đất, vì lẽ đó, nó là những phạm trù có khả năng đối xứng với nhau. Đặt trong tương quan ấy, “B.52” và “Sinh mệnh trẻ em”

thuộc về hai lĩnh vực hồn tồn khác nhau nên khơng thể đối xứng. Một bên là những mầm sống non nớt, một bên là biểu tượng của sự tàn phá hủy diệt. Đây có thể xem là cách nhìn nhận chiến tranh hồn tồn khác so với thời kì của “Ánh sáng và phù sa”.

Ví dụ 3:

“Cậu bé chơi tùng dinh chợt già trăm tuổi Câu hỏi thuở bé thơ, miệng huyệt trả lời Ừ, anh là sụng trụi, là hạt móc

Là tiếng khóc thất thanh…Nhưng anh lại Là người. Việc gì phải tủi,

(Hỏi? Đáp!)

Trong đoạn thơ trên, bên cạnh quan hệ từ nối câu với câu (nhưng), tỏc giả còn sử dụng quan hệ từ để nối từ với từ.

- Quan hệ từ: “và”

- Đơn vị nối kết: “chấp nhận”, “cười” – hai động từ chỉ hai hành động xảy ra trong diễn biến thời gian.

+“Chấp nhận”: động từ thể hiện sự đồng ý tiếp nhận những yêu cầu của người khác, trong trường hợp này nó mang ý nghĩa về sự suy tư, chiêm nghiệm.

+ “cười”: động từ chỉ hành động sinh lí cụ thể, bộc lộ trạng thái vui mừng.

- Quan hệ nối kết: đẳng lập.

“Hãy chấp nhận (và) cười”

- Ý nghĩa của quan hệ từ trong câu thơ: Trong trường hợp này quan hệ từ

“và” dùng để nối hai hành động thể hiện một cái tơi đang học cách bằng lịng

với hiện tại sau khi mải miết đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mà nhà thơ luôn trăn trở, day dứt “Ta là ai?”. Khi tìm về với nguồn cảm hứng từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc đời, khi đối diện với những trị cười khóc trong cuộc sống, ông nhận thấy rằng bản thân việc làm người đã là một niềm vui lớn, vì vậy mà “Hóy chấp nhận và cười”. Đó là con đường tìm về chõn ngó, con đường ấy chịu sự chi phối của cái nhìn thế sự nhưng khơng phải là cái nhìn bi quan, bế tắc thời “Điờu tàn” mà giàu chất yêu đời, giàu suy nghĩ và biện chứng lạc quan.

Ở “Di cảo thơ”, Chế Lan Viờn cũn sử dụng những quan hệ từ để nối hai động từ có quan hệ đẳng lập về hình thức nhưng có sự đối lập về ý nghĩa. Ví dụ 4:

Danh vọng, giấy tờ, bàn tủ… Hoan hô và chửi rủa…

Thế mà lật lá sen hồ, bỗng chốc phía bên kia.” (Gió lật lá sen hồ - Di cảo thơ 2)

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã sử dụng hai quan hệ từ: “và”, “thế

mà”. Trong đó quan hệ từ “và” dùng để nối động từ với động từ.

- Quan hệ từ: “và”

- Đơn vị nối kết: Trong câu thơ trên, từ “và” nằm ở giữa câu, nối hai động từ hành động: “hoan hụ”, “chửi rủa”.

+ “hoan hụ”: động từ hành động thể hiện sự reo vui, tán thưởng; có cấu tạo là từ láy.

+ “chửi rủa”: động từ là từ ghép chỉ hành động văng tục nói chung. - Quan hệ nối kết: đẳng lập. Trong trường hợp này, về hình thức, quan hệ từ “và” nối hai động từ có quan hệ đẳng lập nhưng thực chất đó là hai động từ trái ngược nhau về ý nghĩa.

“Hoan hô (và) chửi rủa”

- Ý nghĩa của quan hệ từ trong câu thơ: Trong câu thơ này, hai động từ hành động được nối với nhau bằng quan hệ từ “và” diễn đạt hai mặt đối lập của đời sống. Sự đối lập ấy làm nên tính đa dạng của cuộc sống, nhưng đồng thời nó cũng khiến người đọc liên tưởng đến hai mặt khác nhau của sự sống và cái chết, khi bên này lá sen vẫn là cuộc đời nhưng “lật lá sen hồ, bỗng

chốc phía bên kia”. Ở đây vấn đề sự sống và cái chết đã được nhà thơ diễn

đạt bằng một hình ảnh gần gũi nhưng giàu sức gợi. Ví dụ 5:

“ễi, tuổi trẻ thơ ngây và khờ dại

Một chút biếc ở đầu cõy, tụi ngỡ đấy là tài Sức lực bé mà ham nói điều vĩ đại”

Trong ví dụ trên, nhà thơ sử dụng hai quan hệ từ: “và”; “mà” nhưng

trong phạm vi nối kết từ với từ, chúng tôi chỉ xét quan hệ từ “và”. - Quan hệ từ: “và”

- Đơn vị nối kết: “thơ ngõy”, “khờ dại”. Đây là hai tính từ chỉ đặc điểm tính chất của con người.

- Quan hệ nối kết: quan hệ đẳng lập.

“thơ ngây (và) khờ dại”

- í nghĩa của quan hệ từ trong câu thơ: Mang ý nghĩa liệt kê, quan hệ từ trong trường hợp này thể hiện chân thành nhất cái nhìn của nhà thơ về tuổi trẻ, về những tính cách một thời non dại, cái thời con người nghĩ tất cả chỉ là sự giản đơn nên “Sức lực bé mà ham nói điều vĩ đại”. Bài thơ“Hồi kớ bờn trang viết” có thể xem như một bản tổng kết đầy đủ về cuộc đời cầm bút của nhà thơ. Ở đó hiện lên chân dung một nhà thơ cần mẫn và có ý thức cao với cơng việc mình làm.

Nếu trong trường hợp trên, quan hệ từ “và” để nối hai động từ có ý nghĩa trái ngược (“hoan hơ và chửi rủa”) thì ở câu thơ này, quan hệ từ “và” dùng để nối hai tính từ thuộc cùng một trường nghĩa. Điều này thể hiện khả năng sử dụng từ ngữ đặc biệt của Chế Lan Viên cũng như vai trò quan trọng của quan hệ từ với việc thể hiện ý nghĩa tư tưởng của cả tập thơ.

Ngoài ra, quan hệ từ nối kết từ với từ còn được sử dụng trong một số trường hợp khác trong tập thơ.

Ví dụ 6: “Thơ chỉ sống một phần cho mỡnh cũn ba phần cho nhiệm vụ

Nghĩ mà thương”

(Sử - Di cảo thơ 2)

Ví dụ 7: “Trang giấy thì điếc lác

Mong chi anh thành tài”

* Nhận xét: Chức năng nối kết từ với từ là một trong những chức năng

quen thuộc và quan trọng nhất của quan hệ từ tiếng Việt. Trong tập thơ Di cảo, số lượng quan hệ từ đảm nhiệm chức năng này được dùng ít hơn so với chức năng nối câu với câu, cụm với cụm nhưng nó vẫn có vai trị quan trọng đối với thành công chung của cả tập thơ. Trong đó, số lượng các từ quan hệ nối kết hai động từ chiếm tỉ lệ cao trong cả tập “Di cảo thơ”: 53/111 quan hệ từ, chiếm 47,7% , nhiều hơn 12,5% so với quan hệ từ nối danh từ với danh từ, nhiều hơn 30,6% so với quan hệ từ nối tính từ với tính từ (bảng 3). Điều này có thể giải thích dựa vào nội dung tư tưởng của cả tập thơ. Thơ Chế Lan Viên cuối đời vừa đời thường vừa phức tạp, bí ẩn. Lớp từ ngữ của cái đời thường bình dị “đó tạo cho thơ Chế Lan Viên một khát vọng trở về với cuộc đời thường nhật mà chúng ta đang sống và cảm nhận” [20]. Đến “Di cảo thơ”, từ tư thế đối thoại với những vấn đề lớn lao mang tính thời sự, thời đại, Chế Lan Viên chủ động trở về với cuộc sống đời thường phức tạp để độc thoại, đối thoại nội tâm. Câu thơ vì thế xuất hiện nhiều từ cảm thán, đặc biệt là động từ. Vì vậy số lượng quan hệ từ dung để nối hai động từ chiếm số lượng lớn nhất trong toàn bộ tập thơ.

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w