Quan hệ từ nối kết cụm từ cụm từ

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 33 - 40)

Trường hợp quan hệ từ nối kết cụm từ với cụm từ chiếm số lượng lớn trong tập “Di cảo thơ” (32,7% - bảng 3). Những quan hệ từ này có vai trị quan trọng trong việc xây dựng những trang thơ giàu tính triết luận.

Ví dụ 1:

“Yờu cành hoa bên những vực sâu

Yêu hoa một phần nhưng chính là yêu sự hái Biết bao tình u cịn lại

Nhờ một cành hoa khụng đõu”

(Hái hoa – Di cảo thơ 2)

- Quan hệ từ: “nhưng”

- Đơn vị nối kết: Quan hệ từ “nhưng” đặt giữa dòng thơ nối hai cụm động từ.

+ Cụm động từ “yờu hoa” có động từ “yờu” là động từ chính.

+ Cụm động từ “yờu sự hỏi”, có động từ “yờu” là thành tố trung tâm.

- Quan hệ nối kết: quan hệ đẳng lập. Về hình thức, quan hệ từ trong trường hợp này thự hiện chức năng nối kết đẳng lập nhưng về ý nghĩa nó thể hiện sự tăng cấp.

“Yêu hoa một phần (nhưng) chính là yêu sự hái”

- Ý nghĩa của quan hệ từ trong câu thơ: Quan hệ từ “nhưng” trong câu thơ mang ý nghĩa tăng cấp đã đẩy ý thơ lên một cấp độ mới với một ý tưởng khác thường “yờu sự hỏi”. Chế Lan Viờn đó phát hiện ra vẻ đẹp mảnh mai của nhành hoa đặt trong khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt và viết về chúng bằng tất cả sự tinh tế. Nhưng điều làm người đọc bất ngờ hơn chính là sự kết hợp từ ngữ độc đáo của nhà thơ. Rõ ràng trong câu thơ này, quan hệ từ đã tạo hiệu quả thẩm mỹ cho ngôn ngữ thơ ca, nhằm thể hiện giọng triết lý, đặc biệt nhấn mạnh tầm nhận thức của chủ thể trữ tình. Với cách lý giải “yờu sự hỏi”

từ hình ảnh nhành hoa bên bờ vực, Chế Lan Viên khơng chỉ là một nghệ sĩ tinh tế mà cịn là một triết nhân có suy tư sâu sắc.

Một trong những đề tài lớn của “Di cảo thơ” là quan niệm về thơ và nghề thơ. Để thực hiện quan niệm ấy của mình, Chế Lan Viờn đó phát huy tối đa tác dụng của quan hệ từ.

Ví dụ 2:

“Như mặt đẹp vút qua khung tàu điện Thoáng trời đêm yên tĩnh đổi ngơi sao

Như người lính bắn phát cuối cùng vì Tổ Quốc Ta vẫn yêu đời dù viết nửa chừng cõu”

(Nửa chừng câu – Di cảo thơ)

Đây là một trong những bài thơ sử dụng khá nhiều quan hệ từ. Đó là quan hệ từ chỉ sự so sánh “như” (nối câu với câu), quan hệ từ chỉ mục đích

“vỡ” (nối từ với cụm từ), đặc biệt quan hệ từ chỉ điều kiện giả thiết – kết quả “dự” (nối cụm C – V với cụm C – V). Ở đây, kết cấu cặp quan hệ từ “dự… thỡ…” đã được rút gọn và đảo ngược.

- Quan hệ từ: “dự”

- Đơn vị nối kết: Quan hệ từ “dự” đứng giữa câu nối hai cụm C – V là hai thành phần nòng cốt của câu ghép.

+ cụm C – V thứ nhất: “Ta vẫn yêu đời” có chủ ngữ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Ta”, vị ngữ là cụm động từ “vẫn yêu đời” với động từ

“yờu” làm thành tố chính.

+ cụm C – V thứ hai: “viết nửa chừng cõu”, trong đó chủ ngữ bị

khuyết, vị ngữ là cụm động từ “viết nửa chừng cõu” có động từ “viết” làm thành tố chính.

- Quan hệ nối kết: quan hệ từ nối kết hai cụm từ có quan hệ chính phụ, trong đó cụm C – V thứ nhất “Ta vẫn yêu đời” là thành phần chính, cụm C – V thứ hai “viết nửa chừng cõu” là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho cụm từ đứng trước nó.

- Ý nghĩa của quan hệ từ: Quan hệ từ “dự” đứng giữa dòng thơ như một lời khẳng định của nhà thơ về thái độ sống tích cực, một niềm lạc quan, yêu đời dù cho cuộc sống còn rất nhiều điều đáng buồn và đáng lo. Bài thơ này được viết ra trong một hoàn cảnh đặc biệt khi nhà thơ bị lao phổi và ngờ bị ung thư khí quản, hơn nhân thì tan vỡ. Mặc dù vậy khi đọc bài thơ, người đọc khơng nhận thấy bất kì dấu hiệu nào thể hiện tâm trạng chán trường, thất vọng. Qua đó, người ta nhận thấy một hồn thơ mang nặng suy tư với đời, một cái tôi cô đơn và lẻ loi giữa cuộc đời thường nhật, điều đặc biệt là dù mang một nỗi buồn lớn nhưng ở đó vẫn toỏt lờn niềm vui, niềm lạc quan mà thưở

“Điờu tàn” khơng có.

Ví dụ 3:

“Anh chưa tìm được mẫu số chung giữa sương trên hoa và lửa trong lị

Có thể cả hai thứ đó đều là tro, đều là thơ, là tình ái nữa Cú lúc sương cho anh một tâm hồn cháy lửa

Và lửa khi tàn vẫn để lại những màu hoa” (Mẫu số - Di cảo thơ 3)

Trong ví dụ trờn cú bốn quan hệ từ được sử dụng: quan hệ từ “và” nối hai cụm danh từ “sương trên hoa”, “lửa trong lũ”; quan hệ từ “trờn” nối hai danh từ: “sương”, “hoa”; quan hệ từ “trong” đứng giữa hai danh từ “lửa”,

“lũ”; quan hệ từ “và” trong cõu “Và lửa khi tàn vẫn để lại những màu hoa”

nối hai câu với nhau. Trong phạm vi nối cụm từ với cụm từ chúng tôi chỉ xét quan hệ từ “và” trong câu thơ thứ nhất:

- Quan hệ từ: “và”

- Đơn vị nối kết: quan hệ từ đứng giữa câu thơ nối kết hai cụm danh từ. + cụm danh từ“sương trên hoa” có danh từ “sương” làm thành phần chính.

- Quan hệ nối kết: quan hệ từ nối hai cụm từ đẳng lập thể hiện cái nhìn biện chứng của nhà thơ về cuộc sống.

“Anh chưa tìm được mẫu số chung giữa sương trên hoa (và) lửa trong lò”

- Ý nghĩa của quan hệ từ trong câu thơ: “Sương trên hoa”, “lửa trong

lũ” là hai phạm trù gần như đối lập, một bên thì mỏng manh, thuần khiết, một

bên thì rực rỡ mãnh liệt. Đó cũng là hai mặt không thể thiếu được trong đời sống. Biết cân bằng hai vấn đề ấy sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa và có giá trị hơn. Đây cũng là nội dung mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ này.

Ví dụ 4:

“Như cốm mùa thu nằm giữa tờ sen Màu xanh của nắng trời chừng dịu lại Những yêu thương của lũng tụi, tụi gúi Trong lá thơ vừa hái ở đời lờn”

(Như cốm mùa thu – Di cảo thơ 1)

Nếu trong câu thơ thứ hai, quan hệ từ “của” dùng để nối từ với cụm từ thì trong câu thơ thứ ba, nhà thơ lại dùng quan hệ từ ấy với một chức năng khác: chức năng nối kết cụm từ với cụm từ.

- Quan hệ từ: “của”

- Đơn vị nối kết: Trong câu thơ thứ ba, quan hệ từ “của” đứng giữa câu nối hai cụm danh từ thể hiện sự sở hữu.

+“những yêu thương” là cụm danh từ, có danh từ “yờu thương” làm thành tố chính.

- Quan hệ nối kết: quan hệ từ nối hai cụm từ có quan hệ chính phụ, trong đó cụm danh từ “lũng tụi” làm thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho cụm từ

“những yêu thương”.

“Những yêu thương (của) lũng tôi, tụi gói”

- Ý nghĩa của quan hệ từ trong câu thơ: Đây được xem là một trong số ít những bài thơ giàu cảm xúc, khác hẳn những vần thơ đậm chất triết luận thiên về lớ trớ của Chế Lan Viên. Từ “của” đứng giữa dịng thơ có tác dụng khẳng định quan hệ sở hữu làm tăng tính hàm súc của câu thơ.

Thơng thường, quan hệ từ chỉ nối kết những từ (cụm từ) cùng loại hoặc cú cựng trường nghĩa, nhưng ở “Di cảo thơ”, Chế Lan Viờn đó sử dụng quan hệ từ để nối kết những cụm từ khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa từ vựng: quan

hệ từ còn nối kết cụm động từ với cụm danh từ. Mặc dù chức năng này của quan hệ từ được sử dụng với một số lượng ít nhưng nó đã thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ độc đáo của Chế Lan Viên và là một thành tựu nghệ thuật xuất sắc mà nhà thơ đã tạo ra được trong tập thơ này.

Ví dụ 5:

“Người dệt thảm mặc rách và cuộc đời xám xịt

Ấy thế nhưng cái nghề dệt mà, ta cứ dệt thảm hoa

Lật trái trang thơ, may ra anh đọc được trên đời tơi một ít

Thơ khơng phản ánh đời mỡnh thỡ nú cũng phản ánh những đời hoa”

(Dệt thảm - Di cảo thơ 3)

Trong phạm vi nối kết cụm từ với cụm từ, ở câu thơ trên chúng tôi chỉ xét quan hệ từ “và” trong câu thơ thứ nhất.

- Quan hệ từ: “và”

- Đơn vị nối kết: Quan hệ từ “và” trong câu thơ thứ nhất đứng giữa dòng thơ dùng để nối hai cụm từ:

+ “mặc rỏch” là cụm động từ có động từ “mặc” làm thành tố chính.

+ “cuộc đời xám xịt” là cụm danh từ với danh từ “cuộc đời” là danh từ trung tâm.

- Quan hệ nối kết: quan hệ đẳng lập.

“Người dệt thảm mặc rách (và) cuộc đời xám xịt”

- Ý nghĩa của quan hệ từ: Công việc của người thợ dệt và nhà thơ đều có chung mục đích là sáng tạo ra cái đẹp phục vụ cuộc sống. Từ “và” được dùng trong câu thơ này để liệt kê sự việc và cũng là hai vấn đề thường gặp nhất trong cuộc sống của những “người dệt thảm”. Nhưng chỉ khi “lộn trỏi” mỡnh, “lật trỏi” trang thơ người đọc mới hiểu được những suy nghĩ thầm kín nhất, những suy tư trăn trở nhất của nhà thơ. Đây có thể coi là một trong những câu thơ chân thật nhất trong cuộc đời làm thơ của Chế Lan Viên.

Ngoài ra cũn cú một số trường hợp khỏc cú sử dụng quan hệ từ để nối kết cụm từ với cụm từ:

Ví dụ 5:

“Trời và bể, anh và em, cây và người cùng đối xứng Nhưng B.52 và sinh mệnh trẻ em cùng đối xứng là sao” (Đối xứng – Di cảo thơ 1)

Ví dụ 6:

“Làm thơ khơng phải là đi cà khêu nhưng đừng đi chân đất Mà là lia đôi hia hư thực

Bay trên đầu ngún chõn.”

(Đừng đi chân đất – Di cảo thơ 3)

* Nhận xét: Tóm lại, trong các chức năng của quan hệ từ ở tập Di cảo,

chức năng nối cụm từ với cụm từ là chức năng phổ biến, chiếm vị trí quan trọng. Trong đó chức năng nối kết cụm động từ với cụm động từ được sử dụng nhiều nhất. Điều này phù hợp với giọng thơ giàu tính tự vấn và những câu hỏi mang màu sắc lập luận thể hiện những chiêm nghiệm của Chế Lan

Viên trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động. Những quan hệ từ này không chỉ thể hiện khả năng vận dụng ngôn ngữ của nhà thơ trong từng trường hợp cụ thể mà cịn góp phần quan trọng để tạo nên thành công chung của cả tập thơ.

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w