PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 57 - 59)

Quan hệ từ hay còn gọi là từ nối, từ quan hệ là một trong những thành phần quan trọng của hư từ tiếng Việt. “Khụng đảm nhiệm được vai trị thành tố chính lẫn vai trị thành tố phụ trong cụm từ mà chỉ thực hiện được chức năng liên kết các từ, các cụm từ, cỏc cõu với nhau” [33] nhưng quan hệ từ lại là một thành phần không thể thiếu trong Ngữ pháp tiếng Việt. Được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày nhưng quan hệ từ nói riêng và hư từ nói chung ít khi được văn học cổ điển sử dụng nhằm mục đích bảo đảm tinh thần “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Phải đến khi văn học hiện đại hồn thành xong cơng cuộc đấu tranh giải phóng ngơn ngữ cho văn học thì khi đó quan hệ từ mới được sử dụng trong thơ ca.Tỡm hiểu quan hệ từ với tư cách một từ loại trong hệ thống từ loại tiếng Việt là đề tài thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu, đã có rất nhiều chun luận, cơng trình nghiên cứu xuất sắc về vấn đề này. Nhưng tìm hiểu quan hệ từ trong một tác phẩm cụ thể để tìm ra những hiệu quả thẩm mỹ mà quan hệ từ đó đem lại thì vẫn là một chủ đề khá mới mẻ. Đặt trong một tác phẩm văn học, quan hệ từ càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc liên kết từ ngữ và xây dựng ý nghĩa cho câu thơ.

Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của dân tộc. Trong cuộc đời lao động nghệ thuật của mỡnh, ụng đó để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ với những giá trị khó có thể vượt qua. “Di cảo thơ” – tập thơ gồm hơn 500 bài được xuất bản sau khi nhà thơ qua đời là một thành công xuất sắc của Chế Lan Viên nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung. Là một nhà thơ có phong cách riêng biệt, Chế Lan Viên từng khơng ít lần bộc lộ quan điểm nghệ thuật rõ ràng của mình trong tác phẩm. Nhưng tất cả dường như thay đổi hoàn toàn khi nhà xuất bản Thuận Hóa cho ấn hành ba tập “Di cảo thơ”. Dường như chưa khi nào người ta thấy ông chân thành như thế, chưa bao giờ người ta nhìn thấy một Chế Lan Viên mang nặng những suy tư, trằn trọc như thế. Một

Chế Lan Viên hồn tồn khác với thời kì cách mạng hào sảng. ễng tự cho rằng đã “lộn trỏi” chính mình để hiểu mình hơn và để được sống thật với những tâm sự một thời dấu kín:

“Bắt chước đào lộn hột

Vỏ tâm hồn lộn tuốt

Bớt bớt điều kiêng khem” (Lộn trái)

Bên cạnh những nội dung tư tưởng nghệ thuật mà trước đó đã xuất hiện trong thơ ông như: cảm hứng lịch sử, xã hội nhưng đã thấm đượm những trăn trở suy tư, Chế Lan Viờn cũn gấp gáp đưa vào thơ những ám ảnh về cuộc đời và những ám ảnh siêu hình ở thời tuổi trẻ.

Một trong những thành công lớn nhất của Chế Lan Viên trong tập thơ này là khả năng kết hợp từ ngữ một cách nhuần nhuyễn, đặc biệt là quan hệ từ. Có thể nói với việc sử dụng thành thạo một số lượng lớn các quan hệ từ, Chế Lan Viên không chỉ tạo nên một giọng thơ mang tầm triết luận cao mà cịn tạo ra một ngơn ngữ thơ xích lại gần tiếng nói hàng ngày góp phần phản ánh những đề tài về cuộc sống thường nhật với những lo toan bình dị nhất.

Tìm hiểu quan hệ từ trong tập Di cảo thơ của Chế Lan Viên là một đề tài mới mẻ và thú vị. Cần phải thấy rằng Chế Lan Viên là nhà thơ đi đầu trong sự nghiệp đổi mới thơ ca, trước “Di cảo thơ”, ụng đã rất nhiều lần sử dụng quan hệ từ nhằm tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất định cho tác phẩm. Tuy nhiên phải đến “Di cảo thơ”, quan hệ từ mới được sử dụng với số lượng lớn và tạo ra hiệu quả nghệ thuật khơng thể thay thế. Có thể nói việc sử dụng từ quan hệ đã phát huy tác dụng tối đa trong tập thơ cuối đời của Chế Lan Viên và với những từ nối ấy, ụng đã tạo nên giá trị nghệ thuật sâu sắc cho tập thơ, đồng thời thổi một luồng gió mới cho thơ ca hiện đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w