Giá trị nghệ thuật

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 53 - 57)

Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA QUAN HỆ TỪ TRONG TẬP “DI CẢO THƠ”

3.2. Giá trị nghệ thuật

Quan hệ từ góp phần tạo nên cấu trúc thơ hiện đại tạo ra ngôn ngữ thơ – văn xi xích lại gần tiếng nói hằng ngày.

Chế Lan Viên được xem là một trong những nhà thơ đi đầu trong việc đổi mới ngôn từ thơ ca. Hầu hết các tập thơ của ông đều sử dụng một số lượng lớn các hư từ nói chung và quan hệ từ nói riêng. Đến “Di cảo thơ”, số

lượng quan hệ từ được dựng đó trở thành đặc điểm nổi bật và có vai trị quan trọng trong việc bộc lộ tư tưởng của tác giả. Việc sử dụng quan hệ từ với tần xuất lớn cũng giúp Chế Lan Viên tạo nên cấu trúc thơ hiện đại.

Khi đất nước hịa bình, quan điểm dùng thơ làm tiếng kèn xung trận cổ vũ nhân dân đã không cịn phù hợp. Đứng trước sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước, hơn ai hết, Chế Lan Viên hiểu rằng cần phải đổi mới văn chương để phù hợp với bước đi của thời đại và lịch sử. Cùng với một số nhà thơ, nhà văn khác, Chế Lan Viên là một trong những người đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học. Có thể núi, ụng thuộc số khơng nhiều những nhà thơ mà sự sáng tạo của họ không chỉ làm giàu cho hiện tại mà còn tạo lực đẩy cho q trình vận động văn học, có ý nghĩa gieo giống cho những mùa sau.

Ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên được xem là một trong những ngôn ngữ nhạy cảm và có tính thích ứng cao, ngày càng xích lại gần tiếng nói của đời sống, ln đổi mới cho phù hợp với những biến chuyển của thời đại. Di cảo được viết ra bằng ngôn ngữ hàng ngày, thứ ngôn ngữ bề bộn sự kiện, hoạt động diễn biến rất sôi động:

Con sông Cái chảy về Đụng nú là nỗi đau nhân loại

Và nỗi đau anh chỉ là con sông phụ lưu của con sơng Cái ấy xi dịng Ấy thế, ấy thế mà Biển Đông lại là Vui Lớn, Hoan Lạc lớn, giữa đời không bỗng dưng Nú Cú

Cho nên đau thì đau, mà ca cứ Vui Ca

Hỏi đời cú xỏm khụng, ngú về đêm đen anh đáp đời Hồng (Về đông - Di cảo thơ 1)

Việc sử dụng quan hệ từ trong câu thơ còn tạo nên một giọng điệu tâm tình với những sắc thái khác nhau. Từ đó thể hiện một cái tôi nhiều suy tư, trăn trở trước những vấn đề phức tạp của đời sống.

“Nghỡn lẻ một câu thơ viết ra người ta quên cả một nghìn May lẻ một cịn có người nhớ đời nhớ mãi

Nếu lẻ hai, lẻ ba, lẻ tư nữa thì hay quá

Ấy thế mà đã được một nghìn cõu đõu, mong lẻ nỗi gì? Để được nỗi gỡ?”

(Nghìn lẻ - Di cảo 3)

Những câu thơ Chế Lan Viên viết về dân tộc, đọc lên người đọc có cảm giác như được nghe một câu chuyện kể về đất nước mình. Đó là một dân tộc nghèo “Vơ bèo vạt tép mà tồn tại”. Đó cũng là đất nước:

“Dõn tộc có quá nhiều kẻ thù Nên phải làm lành

Hết giặc rồi đổ căm thù xuống bể xuống sông Gieo nắm thúc trờn đất đen cho nó nảy mầm Gieo nắm thúc trờn đất đen như máu đỏ bầm”

Trong hai cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc, Chế Lan Viờn cựng Tố Hữu trở thành hai nhà thơ sử thi lớn nhất. Tuy khơng có cái ngang tàng hăm hở đậm chất lính như một số nhà thơ cách mạng Việt Nam nhưng thơ Chế Lan Viờn cú cỏi sâu sắc, thấm thía chiêm nghiệm suy tư của một người có trí tuệ, vốn sống phong phú. Cả một thời nói tiếng nói chung của quần chúng, đến khi trở về với cuộc sống đời thường, thơ ụng đó cú những thay đổi, lần đổi giọng này là lần đổi giọng thứ ba và được xem là lần đổi giọng đặc biệt trong đời thơ của ông. Hơn ai hết, Chế Lan Viên hiểu rằng những cái giọng hào sảng hùng tráng thời “Ánh sáng và phù sa” đã khơng cịn phù hợp. Trở về với đời thường, ông chọn một giọng trầm sâu lắng để nói hết tất cả những những bộn bề trong cuộc sống đang vận động không ngừng.

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Chế Lan Viên được xem là nhà thơ có phong cách sáng tác rõ ràng và có một giọng thơ giàu chất trí tuệ. Sử dụng quan hệ từ với số lượng lớn là một đặc điểm điển hình trong thơ ơng. Ngay từ những trang thơ đầu tiên trong “Điờu tàn” người đọc đã dễ dàng

nhận thấy điều này. Nhưng khi đó quan hệ từ chủ yếu chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kết nối thông thường, đến những vần thơ Di cảo số lượng từ nối được sử dụng nhiều hơn đồng thời những từ hư ấy đã góp phần tạo nên giọng suy tư mang màu sắc biện luận và giọng trữ tình suy tưởng gần với lời nói hàng ngày.

Tiểu kết chương 3

Trong chương ba, chúng tơi đi vào việc chỉ ra và phân tích những giá trị cụ thể mà quan hệ từ đem lại cho tập “Di cảo thơ”. Trong đó càn đặc biệt chú ý đến ba giá trị cơ bản: quan hệ từ góp phần tạo ra giọng điệu mang tầm triết

luận, quan hệ từ góp phần tạo nên cái tôi thế sự đời tư và quan hệ từ tạo ra ngơn ngữ thơ – văn xi, xích lại gần hơn tiếng nói hàng ngày. Đó là những giá trị cơ bản nhất mà những từ nối này mang lại cho Di cảo. Chế Lan Viên là nhà thơ thường xuyên sử dụng quan hệ từ và đến “Di cảo thơ”, chỳng đó trở thành những thủ pháp nghệ thuật quan trọng trong việc biểu đạt tư tưởng và ý đồ nghệ thuật. Nó khơng chỉ góp phần tạo nên một tác phẩm xuất sắc mà còn thể hiện một vốn ngôn ngữ uyên bác và cách sử dụng từ ngữ hợp lí của Chế Lan Viên.

Một phần của tài liệu quan hệ từ trong tập di cảo thơ của chế lan viên (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w