Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA QUAN HỆ TỪ TRONG TẬP “DI CẢO THƠ”
3.1.2. Quan hệ từ góp phần thể hiện cái tôi đa diện
Bước vào những năm 80, hoàn cảnh đất nước ta gặp nhiều khó khăn, những biến động đổi thay sau mấy chục năm chiến tranh, sự bức bối của những khó khăn nhiều mặt trong đời sống xã hội, cái tôi con người hướng vào những mặt đời thường để quan sát và chiêm nghiệm những vấn đề thuộc về nhân sinh thế sự. Tiếng nói của cái tơi lý tưởng đã được thay thế bằng cái tôi hiện thực nhiều mặt. Những thay đổi của hoàn cảnh xã hội ấy đã làm thay đổi thơ Chế Lan Viên về nội dung, đề tài, giọng điệu, và hơn lúc nào hết, “Di cảo thơ” mang tầm triết luận sâu sắc. Khác với giai đoạn trước, những năm cuối
đời, ụng khụng viết về những vấn đề chính trị lớn lao mà chủ yếu đề cập đến những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày. Thơ ông giai đoạn này thể hiện chân thành nhất một cái tôi đa diện, một cái tôi thế sự đời tư:
Anh là tháp Bay- on bốn mặt Giấu đi ba, còn lại đấy là anh
Chỉ một mặt mà nghìn trị cười khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn mỡnh”
Quan hệ từ “mà” nối từ với cụm từ có tác dụng nhấn mạnh sự da dạng trong đời sống tâm hồn con người. Trước đây “Chế Lan Viên là tháp Chàm lẻ loi và bí mật” [21], nay ơng là một tháp Bay-on cũng đầy bí ẩn – “một cái tơi khơng hề thụ động trước sự chuyển vần của cuộc đời” [21]. Tất cả những “mặt” ấy đều là con người thật của Chế Lan Viên. Có điều trong chừng ấy năm chiến tranh ác liệt, ông sống công khai với một mặt của mình. Theo Vũ Tuấn Anh “giữa hai con người: con người cá nhân và con người xã hội, ông lựa chọn con người xã hội với trách nhiệm công dân cao cả; giữa hai mặt siêu hình và hiện thực, ơng chọn mặt thứ hai; giữa thơ hướng ngoại và thơ thơ hướng nội, ông chọn mặt thứ nhất; giữa đau khổ và niềm vui, ông chọn niềm vui” [3]. Trong suốt mấy mươi năm kháng chiến, sống cho cái chung của toàn dân tộc, chỉ đến khi đối diện với cái chết Chế Lan Viên mới “lộn trỏi” mỡnh ra để nhận thức về mình một cách thành thực nhất, ơng thành thực giãi bày và thừa nhận những góc khuất của mình. Bài thơ khơng chỉ là lời tổng kết, giãi bày, thể hiện một cái tôi chân thành của nhà thơ mà còn là lời đề nghị về cách đánh giá một con người: phải có cái nhìn tồn diện, đa chiều.
Trở về với cuộc đời thường nhật, Chế Lan Viên hướng ngịi bút của mình đến những vấn đề nhỏ nhặt xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Xét về khía cạnh nào đó, đõy chớnh là biểu hiện của một cái tơi thế sự đời tư. Ơng đau lòng khi nhận ra những thay đổi của con người và cuộc sống:
“Chả cịn ai u vầng trăng và bụng lúa ngồi đồng Yêu bà tiên hay đám mây trên lầu Hoàng Hạc” (Thời thượng - Di cảo thơ 2)
Trong hai cõu trờn, quan hệ từ “và”, “hay” đứng giữa câu như phép liệt kê những điều thay đổi đáng buồn trong xã hội. Chế Lan Viên nhận ra“Giờ là thế giới của xe cup, tivi, phim màu ngũ sắc/ Của quyền lực tuổi tên
truyền thống. Khi những giá trị vật chất lên ngôi, khi tiền bạc, đồ vật giành được tiếng nói uy quyền thì những giá trị tinh thần lại xuống cấp. Lấy vật chất làm thước đo vạn năng, giá trị con người cũng được xem xét, đánh giá từ góc độ lương bổng, cấp bậc. Vì lẽ đó mà “Vị trí nhà thơ như rác đổ thựng”, trong sự so sánh ấy, Chế Lan Viên nhận ra tất cả sự chua chat, đắng cay. Ơng hịa nhập hết mình vào cuộc đời trần thế, lắng nghe tiếng nói của cuộc đời. Ơng buồn vì sự thất thế của nghề thơ thỡ ớt mà buồn vì những thay đổi của xã hội thì nhiều.
Quá nửa số bài thơ trong Di cảo được viết trong hai năm cuối đời của nhà thơ. Ở giai đoạn này, sự hối thúc về thời gian, bệnh tật, tuổi tác của một tấm lịng ln băn khoăn day dứt với nghề với thơ mà suy cho cùng là với cuộc đời mà ông vẫn mến yêu càng khiến nhà thơ gấp gáp hơn trong “hành động viết”. Vì lẽ đó, ta đọc được những câu thơ mang đầy ý thức trách nhiệm cao cả của người làm thơ. Để nhấn mạnh cho ý thơ của mình, Chế Lan Viờn đó sử dụng quan hệ từ một cách độc đáo:
Thời hạn đi tìm của anh hết rồi mà bờ bến tít mù xa Nhưng dừng lại anh đõu cũn anh nữa
(Tìm thơ – Di cảo thơ 3)
Quan hệ từ “mà” đứng giữa câu thơ nối hai cụm từ trái ngược nhau về ý nghĩa, thể hiện tâm sự chân thành của nhà thơ về cuộc đời và cơng việc của mình. Sự đánh giá này của ơng có phần khắt khe nhưng vì thế mà người ta hiểu hơn về con người Chế Lan Viên. Hơn bao giờ hết, lúc này, ông ý thức được từng giờ, từng phút của cái “buổi mai chót hay buổi chiều chót hay đêm
khuya chót đời anh” sắp “tuột khỏi tay anh tất cả”. Là một người cầm bút có
trách nhiệm với cơng việc, Chế Lan Viên ý thức rất rõ về nhiệm vụ và vai trị của mình đối với mỗi trang viết mình viết ra. Với ơng, mỗi trang thơ là một sự kiếm tìm khơng ngơi nghỉ.
Chữ “nhưng” dừng ở đầu dịng như một lời khẳng định cho ý chí và quan niệm của chính nhà thơ “Nhưng dừng lại anh đõu cũn anh nữa”. Chế Lan Viên khơng cho phép mình dừng lại, trong cuộc đời lao động nghệ thuật của mỡnh, ụng luụn cố gắng khơng ngừng nghỉ “Anh hì hục dậy trước gà và
ngủ sau ánh lửa đèn cạn dầu cháy bấc đờm đờm”. Những câu thơ triết lí về
nỗi cay cực của nghề thơ được ông viết bằng một giọng thơ “lớ sự” nhưng cũng hết sức chân tình.
Ở Di cảo có những nỗi day dứt, trăn trở làm ám ảnh khơng ít người đọc:
“Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong Mà tơi xấu hổ
Tơi chưa có câu thơ nào hơm nay Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười” (Ai? Tôi! – Di cảo thơ)
Quan hệ từ đứng ở đầu dòng nhưng thực chất là tách một ý, thể hiện những dằng xé, day dứt của nhà thơ khi nghĩ mỡnh đó góp phần tạo nên những bất hạnh trong cuộc đời những người chiến sĩ năm xưa.
Trong “Di cảo thơ” có những bài sử dụng rất nhiều quan hệ từ, với chức năng nối kết đặc trưng, những quan hệ từ ấy tạo nên những bài thơ mang tính chất “điệu núi”, ngơn ngữ thơ xích lại gần hơn với ngôn ngữ đời thường. Đặc biệt những quan hệ tư ấy đã góp phần tạo nên những cấu trúc câu thơ đặc biệt với độ dài ngắn khác nhau. “Ai? Tụi!” là bài thơ như thế.
Số lượng câu chữ bất thường ấy đã tạo nên giọng thơ nặng triết lí nhưng lại là những tâm sự chân thành đáng được trân trọng. Chế Lan Viên đang nhắc
đến những ngày trong trận đánh Mậu Thân 1968 khi “2000 người xuống đường” nhưng trong một đêm chỉ “cũn sống có 30”.
Với một hồn thơ đậm chất triết lý, Chế Lan Viờn đó chinh phục người đọc mọi thời đại. Dù ở giai đoạn nào, ông cũng xứng đáng là một nhà thơ hàng đầu của thơ ca hiện đại Việt Nam. Với ba tập “Di cảo thơ”, một lần nữa, ông làm người đọc ngỡ ngàng bởi sức sáng tạo và giá trị to lớn mà nó đem lại. Việc sử dụng hư từ mà đặc biệt là quan hệ từ đã góp phần giúp Chế Lan Viên tiếp tục thể hiện những vần thơ mang tính triết luận sâu sắc và bộc lộ một cái tôi thế sự đời tư luôn tha thiết với cuộc đời, với nghề thơ.