1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ việt nam trung quốc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục từ năm 1991 đến năm 2012

167 812 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 34,92 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC VINH

TRAN THI OANH

QUAN HE VIET NAM - TRUNG QUOC

TREN LINH VUC VAN HOA, GIAO DUC

TU NAM 1991 DEN NAM 2012

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC LICH SU

NGHE AN - 2013

Trang 2

TRUONG DAI HOC VINH

TRAN THI OANH

QUAN HE VIET NAM - TRUNG QUOC TREN LINH VUC VAN HOA, GIAO DUC

TU NAM 1991 DEN NAM 2012

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

Mã số: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYEN VAN TUAN

NGHE AN - 2013

Trang 3

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân và các thây, cô giáo khoa Lịch sử, Trường Đại học Lĩnh đã giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập và triển khai nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn thây giáo TS Nguyễn Văn Tuấn - Giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Lĩnh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi

tận tình trong suốt quả trình thực hiện đề tài này

Dù đã rất có gắng trong quá trình triển khai thực hiện đỀ tài, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý quý báu của các thay, cô giáo

Nghệ An, tháng 10 năm 2013 Tác giả

Trang 4

Trang

F00000 1

1 Ly do chon dé tai oo c.cccc cece cecccccceseeeeceseeeseeseeeeceversevereesetavereeeavaneeeeees 1

2 Lịch sử vấn đề 2s: 22221 E11221221122112112211121.211121.1 1e 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . - ¿+ - 22222222222 + csxss2 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2- 2 2S EESE2EE121 5E 6 5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 2: 22 z5z25z+z+>zz522 7 6 Đóng góp của luận văn - - - 1 2 2212221122211 11221 1122111211118 1 1c 7

7 Kết cấu của luận văn S2 S21 12111212151 1112155 1111215585252 8n xe 8

;5:/9)80)0) 022 —— 9

Chương 1 NHÂN TÓ TÁC DONG DEN QUAN HE VIET NAM - TRUNG QUOC TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC TỪ NĂM 1991 ĐÉN NĂM 2012

1.1 Tình hình quốc tế và khu vực

1.1.1 Tình hình quốc tế

1.1.2 Tình hình khu vực

1.2 Tình hình Việt Nam Trung Quốc và quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai NƯỚC - c1 2 221122221212211 222111511 11251 1128111181111 8 1x

II 0/1/0418) Hiiiiẳ—ẳ—ỶẮỶẮIÁIẰIAÝẼÝ

1.2.2 Tình hình Trung Quốc 2 2+2 +22222E2E252E222212222221222222e2

1.2.3 Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc

1.3 Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục trước năm 199] - - s1 111111111 11112151555525 25211111 1111111 nnnHnnHnnE HE g1 55555

Tiểu kết chương Ì - 2S 22212552212252121211212121221212122122222 se

Chuong 2 NHUNG NOI DUNG CHU YEU TRONG QUAN HE HOP

TAC VIET NAM - TRUNG QUOC TREN LINH VUC VAN HOA, GIÁO DỤC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012 S2 2222222212222 E22xex

Trang 5

2.2 Hop tac V6 gido CC .cc.ccceccccscseesceseseseesseseceesesecevessesiteveveeesisiveeseees 89 2.2.1 Các biên bản, chương trình hợp tác về giáo dục giữa hai

"oi 89 2.2.2 Hợp tác trao đối lưu học sinh giữa Chính phủ hai nước 9]

2.2.3 Hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa các trường đại

học hai nƯỚC - 2 2 11121111 1181115555 5552252521111 11111 1tr ceg 100

Tiểu kết chương 2 2-2222 3 E21115512115512212112221111121111212111111 21111 xe5 108 Chuong 3 MOT SO NHAN XET VE QUAN HE VIET NAM - TRUNG

QUOC TREN LINH VUC VAN HOA, GIAO DUC TU NAM 1991 DEN NAM 2012 0.000 0ccccccccccccecccescescssesessvasssvssessasessisessetessstvatstestesvasessisesesseesetes 113

3.1 Những thuận lợi, khó khăn và kết quả đạt được của quan hệ Việt

Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục từ năm 1991 đến

I0 113

3.2 Khả năng phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh

vực văn hoá, giáo dục trong thời gian LỚI ¿+52 25222 *S++z+++z++ 122

C KẾT LUẬN 52-2 25221215211 21212212121121211211212221121 1 re 130 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 2-22 222S22325225525222212121121 1221122 xey 133

Trang 6

AFTA Khu mau dich tu do ASEAN

APEC Dién dan Hop tac Kinh té chau A - Thai Binh Duong

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM Diễn đàn Họp tác Á - Âu

BCH Ban chấp hành

CHND Cộng hoà nhân dân

CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội

DCCH Dân chủ cộng hoà

DCS Đảng Cộng sản

EU Liên minh châu Âu

GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch

GDP Tổng sản phẩm nội địa HĐBT Hội đồng Bộ trưởng LHQ Liên hợp quốc

MERCOUR Hiệp định thương mại tự do Nam Mỹ

Trang 7

Việt Nam - Trung Quốc là hai nước “núi liền núi - sông liền sông”, có

mối quan hệ từ rất lâu trong lịch sử Mối quan hệ đó có lúc hữu hảo, lúc căng thắng, thậm chí có lúc tình trạng hữu hảo và xung đột tồn tại đan xen

lẫn nhau

Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự ra đời của nước CHND Trung Hoa (01/10/1949) đã mở ra cơ hội

mới cho sự phát triển hòa bình, hữu nghị và ốn định của quan hệ Việt Nam -

Trung Quốc Ngày 18/1/1950, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại

giao Từ năm 1950 đến năm 1975, hai nước Việt - Trung phát triển quan hệ

trên tất cả các mặt trong bối cảnh Việt Nam thực hiện hai cuộc kháng chiến

bảo vệ độc lập dân tộc Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ sau 1975 bắt đầu xuất

hiện những rạn nứt và đến 1979, quan hệ hai nước chính thức rơi vào tình

trạng đối đầu căng thẳng Thực hiện đường lối đối ngoại đôi mới của Đại hội

VI (1986), Dang và Nhà nước Việt Nam đã tích cực thực hiện nhiều biện

pháp để cùng với Trung Quốc đưa quan hệ hai nước trở lại bình thường Cuối cùng đến tháng 11/1991, lãnh đạo hai nước đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc Lịch sử quan hệ hai nước bước sang trang mới

Trang 8

những thuận lợi, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức lớn

từ sự phát triển đó

Việt Nam - Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về văn hóa trong lịch sử và hiện tại Không những vậy, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng Song, do sự gián đoạn trong quan hệ giữa hai nước, nên các quan hệ này cũng bị giản đoạn

theo Việc phục hồi quan hệ Việt - Trung không những tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triên trên các lĩnh vực quan hệ kinh tế, chính trị, mà còn mở ra một thời kỳ mới cho quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa, giáo dục

giữa hai nước

Mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1991 đến năm 2012 là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc Nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần chứng minh sự phát triển nhanh chóng của mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước từ sau khi bình thường hóa Đồng thời, giúp chúng ta hiểu sự quan tâm của hai nước về văn hóa, giáo dục - những vấn đề đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu, tông kết, đánh giá mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong lĩnh vực này, để rút ra những bài học

kinh nghiệm lịch sử, thấy được những lợi ích và bất lợi đối với Việt Nam, và

đặc biệt hiểu rõ hơn về đối tác Trung Quốc, từ đó xác định chính sách phù

hợp nhằm tranh thủ những thuận lợi và hạn chế những tác động bất lợi trong quá trình hợp tác và đấu tranh với quốc gia láng giềng này trong tương lai

Trang 9

Quốc hiện nay

Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chon dé tai “Quan hệ

Viét Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục từ năm 1991 đến

năm 2012” làm đề tài luận văn của mình

2 Lịch sử vấn đề

Từ khi bình thường hóa (11/1991) đến nay, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển theo chiều hướng hữu hảo, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nước giai đoạn 1991 - 2012 vì thế cũng được chú trọng hơn Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước được cơng bố liên quan đến vấn đề này khá nhiều, bao gồm nhiều khía cạnh, góc độ với những lập trường quan điểm khác nhau

Các công trình nghiên cứu quan hệ văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam và

Trung Quốc từ 1991 đến 2012 tiêu biểu có:

- “Quan hệ giao lưu văn hóa Viét - Trung tir 1993 đến 1999” của Nguyễn Văn Căn (2000), Tạp chí Nghiên cứu Trung quốc, số 3 (31);

- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Quan hệ kinh tế văn hóa Liệt Nam - Trung Quốc : hiện trạng và triển vọng”, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân

văn Quốc gia - Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc (2001), Nhà xuất bản

Khoa học xã hội, Hà Nội:

- “Giao lưu và hợp tác giáo dục Liệt Nam - Trung Quốc trên đà phát

triển” của Vũ Minh Tuấn (2005), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (60):

- “Trung Quốc gia tăng sức mạnh mờn văn hóa ở khu vực Đông Nam A”

của Nguyễn Thị Thu Phương (2010), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2 (102):

- “Những vấn đề nồi bật trong quan hệ Trung Quốc - Liệt Nam 10 năm

đâu thế kỷ XXI và triển vong đến năm 2020”, Viện Khoa học xã hội Việt

Trang 10

Điểm nồi bật của các công trình trên là đã nghiên cứu, tổng kết những thành tựu chính trong quan hệ văn hóa, giáo dục giữa hai nước kế từ năm 1991 đến năm 2012 Các nhà nghiên cứu đều nhận định rằng, quan hệ văn hóa, giáo dục giữa hai nước phát triển nhanh chóng kế từ sau bình thường hóa Thông qua các chương trình hợp tác, giao lưu văn hoá với Trung Quốc,

Việt Nam có điều kiện để giới thiệu những giá trị văn hóa của đất nước mình và hợp tác thực hiện một số tác phẩm văn hoá - nghệ thuật về lịch sử với Trung Quốc Việc hợp tác giáo dục, đặc biệt là trong đào tạo đại học với

Trung Quốc, đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo ngành tiếng Trung Quốc, tiếp cận được các chương trình đào tạo khác của phía đối tác, giảm được chỉ

phí học tập, tạo ra nhiều cơ hội học tập cho học sinh Việt nam

Qua các công trình nghiên cứu, có thể thấy những tác động tích cực và đặc biệt là những thách thức mà Viêt Nam đang phải đối phó trong quá trình quan hệ hợp tác với Trung Quốc thời gian qua và sắp tới trên các lĩnh vực văn

hoá, giáo dục như những thách thức mà hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam phải đối mặt trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối tác Trung Quốc Mặt

khác tìm ra những giải pháp hữu hiệu, giúp Việt Nam khai thác hiệu quả

những thuận lợi, hạn chế những bat lợi trong quá trình quan hệ hợp tác với

Trung Quốc là một vấn đề cần được nghiên cứu thấu đáo hơn

Nghiên cứu, đánh giá về sự phát triển tổng thể của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1991 đến năm 2012 còn được thể hiện qua công trình như “Quan hệ Liệt Nam - Trung Quốc những sự kiện 1991 - 2000” do Trần Thủ

Độ (Chủ biên) (2002), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội và một số bài

Trang 11

nghĩ vê quan hệ Liệt - Trung nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Liệt Nam - Trung Quốc” của Đỗ Tiền Sâm (2000) Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3: “Cấu trúc của quan hệ Liệt Nam - Trung Quốc 1991 - 2008” của Carlyle A.Thayer (2008), Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ 3, Hà Nội ngày 4 - 7/12/2008

Qua các công trình này, “diện mạo tổng thể sự phát triển liên tục theo

chiều hướng đi lên thân thiện và tốt đẹp của mối quan hệ giữa Việt Nam và

Trung Quốc” [24 tr.12] đã được phác thảo Tuy nhiên, do xu thế hòa bình, hữu nghị chiếm vị trí chủ đạo trong quan hệ Việt - Trung giai đoạn này, nên các công trình trên thường tập trung phản ánh những mặt tích cực, phân tích, chứng minh cho sự phát triển bền vững và ồn định của mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc từ 1991 đến nay và đưa ra những dự báo lạc quan về sự phát

triển của quan hệ Việt - Trung, còn những vấn đề được coi là “nhạy cảm”,

những thách thức chưa được quan tâm đúng mức

Gần đây, Luận án tiến sĩ “Sự tiến triển trong quan hệ Liệt Nam - Trung

Quốc (từ 1991 đến 2005)” của Lê Tuấn Thanh (Viện Nghiên cứu Đông Nam

A, nim 2009) va Luan án tiến sĩ “Quan hệ Liệt Nam - Trung Quốc (từ 1986

đến 2006)” của Phạm Phúc Vĩnh (Trường Đại học Sư phạm Thành phó Hỗ

Chí Minh, năm 2010) cũng đã đề cập đến các giai đoạn phát triển trong quan

hệ chính trị, ngoại giao, kinh tẾ - thương mại, văn hóa, giáo dục giữa hai nước

từ 1986 đến 2006

Qua các công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận văn mà chúng tôi đã tập hợp và hệ

thống được, có thể rút ra những nhận xét sau: Các công trình và các bài viết

Trang 12

Có thể nói, hiện nay, chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện,

chỉ tiết và đầy đủ về quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục từ năm 1991 đến năm 2012 Tuy nhiên, những kết quả của các nhà nghiên cứu về vấn đề trên là nguồn tư liệu quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu sâu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục từ năm 1991 đến năm 2012 Từ đó, sẽ giúp chúng tôi có đánh giá chính xác, toàn diện về mối quan hệ tông thê giữa hai nước

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục từ sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ đến năm 2012

“Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu như trên, luận văn tập trung giải

quyết các nhiệm vụ sau:

Thủ nhát xác định những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác Việt

Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực văn hoá, giáo đục từ năm 1991 đến năm 2012 Thứ hai, làm rõ mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Trung

Quốc về văn hóa, giáo dục từ năm 1991 đến năm 2012

Tư ba, phân tích, đánh giá những lợi ích và khó khăn, thách thức đối với Việt Nam; tổng kết thực tiễn và rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử,

đề xuất những biện pháp nhằm đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đắi tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trực tiếp quan hệ song phương giữa hai nước Việt

Trang 13

1991 đến năm 2012 Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục và hệ thống, luận

văn còn giới thiệu khái quát về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn trước 1991 và phân tích thêm về bối cảnh khu vực, quốc tế có tác động đến mỗi quan hệ hợp tác này

Lĩnh vực văn hóa ở đây chúng tôi tập trung vào báo chí, xuất bản, văn học

- nghệ thuật, thé dục - thé thao, du lịch và các hoạt động chuyên biệt khác

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguàn tài liệu

Tài liệu phục vụ nghiên cứu được chúng tôi sử dụng từ các nguồn sau:

- Các công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề liên quan

- Tạp chí, kỷ yếu hội thảo, tài liệu chuyên ngành

- Các website có độ tin cậy cao

Phương pháp nghiên cứu

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung Quốc trên lĩnh vực văn hoá, giáo

dục từ năm 1991 đến năm 2012 là một vấn đề lịch sử Để thực hiện đề tài này,

chúng tôi dựa trên quan điểm lí luận của Chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hỗ

Chí Minh, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam

dé tiép can, phan tich, danh gia va kết luận vấn đề

Luận văn sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác như so sánh, thống kê

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn dựng lại một cách tổng thể về mối quan hệ hợp tác giữa Việt

Trang 14

quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, phân tích những lợi ích và thách thức của Việt Nam trong quá trình quan hệ hợp tác

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

chính của luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Nhân tổ tác động đến quan hệ Liệt Nam - Trung Quốc trên

lĩnh vực văn hoá, giáo đục từ năm 1991 đến năm 2012

Chương 2: M?ững nội dưng chủ yếu trong quan hệ hợp tác Liệt Nam -

Trung Quốc trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục từ năm 1991

đến năm 2012

Chương 3: A/ội số nhận xét về quan hệ Liệt Nam - Trung Quốc trên

Trang 15

Chuong 1

NHAN TO TAC DONG DEN QUAN HE

VIET NAM - TRUNG QUOC TREN LINH VUC VAN HOA,

GIAO DUC TU NAM 1991 DEN NAM 2012

1.1 Tình hình quốc tế và khu vực 1.11 Tình hình quốc tế

Sau những biến động lớn của thập niên cuối thế kỷ XX, nhân loại bước vào thập niên đầu của thế kỷ mới với niềm khao khát sẽ được sống

trong một môi trường hòa bình hơn, an ninh hơn và cuộc sống thịnh vượng hơn Tuy nhiên, thực tiễn lại không được như vậy Mặc dù dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế tri thức, nhân loại đã đạt được những thành

tựu to lớn về khoa học công nghệ, nhưng mở đầu thập kỷ là “khủng bố” và cuối thập kỷ là “khủng hoảng tài chính” đã làm cho tình hình chính trị - an ninh, kinh tế thế giới có nhiều biến đối Có thể nói, khủng bố và khủng hoảng đã phủ cả một thập niên: ngoài ra, còn thiên tai, điều đó làm cho thập niên đầu thế kỷ XXI trở thành thập niên mà nhân loại phải đối diện với nhiều xung đột, khủng hoảng và thiên tai nhất Tờ Time của Mỹ gọi đây là “thập niên bị đánh mất” [73, 20]

Đây cũng là thập niên mà con người tiếp tục thể hiện tiềm năng sáng

tạo to lớn của mình Những thành tựu của khoa học kỹ thuật, nhất là công

Trang 16

làm thay đổi căn bản các đặc tính văn hóa, giáo dục đã hình thành qua nhiều

thé ky [73, 20]

Những tiến bộ về khoa học - công nghệ đã và đang làm thế giới thay đối từng ngày Khoa học kỹ thuật công nghệ bước vào thời đại sáng tạo cao độ chưa từng có Rất nhiều phát minh quan trọng xuất hiện Chu kỳ chuyển đối thành quả nghiên cứu khoa học thành sức sản xuất thực tiễn ngày càng được rút ngắn, tốc độ đối mới kỹ thuật ngày càng nhanh Mối quan hệ giữa

khoa học kỹ thuật công nghệ với kinh tế, giáo dục, văn hoá, xã hội ngày càng

chặt chẽ: đồng thời, xã hội đã và đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên văn minh thông tin Các nước đang phát triển bước vào con đường hiện đại hoá Cạnh tranh sức mạnh tông hợp quốc gia trở thành nội dung chủ yếu trong đấu tranh và hợp tác giữa các nước

Xu thế tồn cầu hố kinh tế đã và đang ngày càng phát triển Toàn cầu hoá mang lại cơ hội cho việc điều chỉnh kết cấu ngành nghề của các nước đang phát triển, tạo điều kiện chuyên nền kinh tế phát triển theo chiều rộng sang nền kinh tế phát triển theo chiều sâu Nhưng do tiến trình cơng nghiệp hố của da số các nước đang phát triển còn chưa hoàn thành vì vậy quá trình tồn cầu hố vẫn còn tiếp tục mở rộng sự chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, thậm chí có nước và khu vực kém phát triển còn

có thê bị đứng ngoài tiến trình tồn cầu hố

Sự phát triển của xu thế toàn cầu hoá kinh tế ngày càng mạnh mẽ đã làm cho tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước ngày càng tăng lên và lợi ích chung cũng ngày càng tăng thêm, do đó các nước càng có xu hướng muốn thông qua những biện pháp hoà bình như đối thoại, đàm phán để giải quyết những mâu thuẫn và bất đồng giữa các nước Thực tế cho thấy, sự hình

Trang 17

dẫn tới sự gắn kết về chính trị, ngoại giao thành một thê thống nhất Những

biến động lớn trên thế giới được các cường quốc, các nước lợi dụng đề đầu tư,

viện trợ như một thứ vũ khí lợi hại để gia tăng ảnh hưởng, tăng cường quyền

lực của mình Tình hình này dẫn đến sự cạnh tranh mới giữa các nước lớn và

tác động đến nhiều quốc gia theo từng mức độ khác nhau

Trong những năm cuối của thế kỷ XX, thế giới cũng đã chứng kiến sự thay đối của các vấn dé về chiến lược, về quân sự Số cường quốc ngày càng nhiều lên, các trung tâm quyền lực phát triển, các đa giác chiến lược dần xuất hiện, có nhiều lực lượng tham gia cùng chi phối quốc tế Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, vị thế của các cường quốc đã có sự thay đối Sự vươn lên của Pháp, Đức ở châu Âu đã và sẽ tiếp tục đầy lùi sự khống chế

của Mỹ, sự phát triển của Nhật Bản ở châu Á sẽ dần đấy lùi toàn diện các

ảnh hưởng và sự hấp dẫn của Mỹ Trung Quốc đang đi lên mạnh mẽ sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Mỹ, đầy lùi ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực

châu Á - Thái Bình Dương

Có học giả đưa ra nhận xét rằng trong thời kỳ này đang diễn ra sự phân

chia quyền lực, nên khó hình thành các cực như trước đây Cục diện thế giới

đang có chiều hướng phát triển theo hướng đa cực hóa thậm chí là vô cực Bồ cục chiến lược trên thế giới đã thay đồi Tam giác chiến lược Mỹ - Xô - Trung được thay thế bằng Mỹ - Nhật - Trung Đa giác Mỹ - Nhật - Trung - Nga -

ASEAN - Án Độ hình thành

Tất cả những chuyền biến nói trên đã xác định tính chất của thế giới là

đang quá độ tử cục diện và trật tự cũ sang cục diện và trật tự mới Đó là những biến đổi có tính thời đại, tập trung nhất là vấn đề toàn cầu hóa và hội

nhập, các quốc gia quan hệ với nhau trong thế giới phẳng Đặc điểm nối bật

Trang 18

đoán trước, nhưng chiều hướng phát triển là tiến đến xã hội văn minh mới - văn minh thông tin Một trong những yếu tố quan trọng làm cho thế giới

chuyền từ cục diện cũ sang cục diện mới là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới là động lực phát triển tạo nên sự thay đối trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự

Sau khi Liên Xô, Đông Âu tan rã vào đầu thập niên 90 thế kỷ XX, bức tranh chính trị toàn cầu bị vẽ lại Thế giới bước vào một thời kỳ mới Trật tự

thế giới mới vẫn đang trong quá trình hình thành, sẽ được xác lập và hoàn thiện vào khoảng thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI

Trật tự thế giới mới còn được thiết lập và duy trì bằng sự cạnh tranh giữa các khối Ở) Các khối này được phân chia theo từng khu vực, gồm nhóm các quốc gia dưới sự chỉ phối của một quốc gia mạnh nhất Chiều hướng phát triển chung là ba khối Bắc Mỹ châu Âu Đông Á Các khối này đấu tranh,

giành giật ảnh hưởng, xâm nhập lẫn nhau trên các mặt kinh tế, chính trị Cuộc đấu tranh này tạo nên sự cân bằng mới, rồi lại bị mất cân bằng mới trên phạm

vi thế giới và cứ lặp đi lặp lại như vậy trong quá trình phát triển Điều đáng

chú ý là Nga, Trung Quốc và Án Độ lại có vị trí địa lý tiếp giáp nhau một

cách tự nhiên, tạo nên một thị trường lớn không thể xem thường, chiếm gần 1⁄2

dân số thế giới Đây là một trong những nguyên nhân buộc Mỹ phải điều

chỉnh chiến lược toàn cầu của mình, can dự trở lại đối với châu Á - Thái Bình

Dương - một khu vực tập trung nhiều của cải và năng động, tạo nên một tình thế mới trong cục diện của khu vực này khi kết thúc thập niên đầu tiên và

bước vào thập niên mới của thế kỷ

Trang 19

Các tô chức khu vực tiếp tục phát triển, ngoài NATO, EU, ASEAN,

APEC, AFTA, con cd GATT, WTO, ASEM, MERCOUR, Đây là xu

hướng liên kết kinh tế diễn ra theo nhiều tang nấc: toàn cầu, khu vực, tiểu

vùng Những tổ chức này ngày càng có xu hướng an ninh chính trị Riêng Liên hợp quốc là tô chức quốc tế lớn nhất đang được kiện toàn, đóng vai trò

như một “Chỉnh phú quốc tế”, một thế lực can thiệp rất bao quát

Ngày nay, các nước ngày càng gia tăng trao đôi văn hóa trên phạm vi quốc tế, giúp con người giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau xích lại gần nhau hơn Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương, các dân tộc thì ngày nay trong xu thế phát triển chung toàn cầu đã xuất hiện những quan hệ phố biến, sự phụ thuộc phố biến giữa các vùng, địa phương và các dân tộc Toàn cầu hóa giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mơ tồn cầu qua sự bùng nồ các nguồn thông tin, việc phơ thơng hố hoạt động du lịch, việc tiếp cận thông tin, phong tục, tôn giáo dé dàng hơn

Toàn cầu hóa văn hóa được đặc trưng ở việc không còn một nền văn hóa thống trị, mà đòi hỏi phải chấp nhận sự đa dạng văn hóa Hơn nữa, cùng

với việc gia tăng các vấn đề văn hóa và truyền thông trên bình diện quốc tế, toàn cầu hóa văn hóa đang đặt ra những yêu cầu mới trong việc tạo ra các qui tắc chính trị mới, các “luật chơi” mới trong “sân chơi” văn hóa toàn cầu ngày nay Mặc dù quá trình toàn cầu này diễn ra không đồng đều trên khắp thế giới và có nhiều tác động xấu đến quá trình tự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc nhưng toàn cầu hoá cũng có khả năng thúc đây giao lưu văn hoá giữa các nước Chẳng hạn, những năm 70 - 80 thế kỷ XIX, kinh tế Đông Á phát triển, Nho gia được truyền bá tới nhiều nơi trên thế giới, đến nay, nó đã có những bố sung tích cực cho các điểm yếu của văn hóa phương Đông [4: 5] Nhìn

Trang 20

toàn cầu hóa không chỉ liên quan đến lĩnh vực chính trị hay kinh tế, mà cả đến lĩnh vực văn hóa Nó liên quan đến sự chung sống giữa các nên văn hóa

trên quy mô toàn cau” [15, 9] Toan cầu hóa văn hóa có thể tạo ra một sự đồng nhất, một nền văn hóa thế giới cho mọi dân tộc “7Øồn cầu hóa khơng

có nghĩa là đồng nhất (đơn nhất) hóa và hiểu theo quan điểm trực tuyến các quá trình phát triển của các nên văn mình khu vục lớn và địa phương Thứ nhất, mỗi xã hội và mỗi nhóm xã hội chỉ tiếp thu trong von kinh nghiệm chung của loài người những hình thức sinh hoạt phù hợp với khả năng xã hội, chỉnh

trị, kinh tế và văn hóa của mình mà thôi Thứ hai, phản ứng đối với toàn cầu

hóa là thể hiển bản năng tự vệ của các cộng đồng nhằm bảo toàn bản sắc riêng của mình, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, tôn giáo, ý thức, tự ý thức dân

lộc Thứ ba, hàng loạt nên văn minh và xã hội đang ở giai đoạn phat triển

công nghiệp đâu kỳ tạm thời vẫn kém hội nhập vào hệ thống các mạng lưới mới liên hệ qua lại toàn câu [1: 172, 173]

Do sự chênh lệch trên các phương diện của các nước nên việc các nước

phải đối mặt với những yếu tố tiêu cực trong tiến trình toàn cấu hóa văn hóa

là không thê tránh được Toàn câu hóa thê hiện ở sự kết hợp hai xu thế mâu

thuẫn nhau trong thế giới đương đại: “Hội nhập và nguyện vọng hướng về

bản sắc văn hóa - xã hội của các dân tộc, lộc người ”[l: 147]

Việc xuất hiện cả mặt tiêu cực lẫn tích cực của toàn cầu hóa văn hóa là không thể tránh được, nhưng đó chính là tiền đề cần thiết cho sự phát triển và hội nhập của mọi nền văn hóa trên thế gidi Nếu chỉ nhìn nhận tính tiêu

cực và hạn chế, đóng cửa đất nước trước xu thế lịch sử này, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự mất cân bằng giữa quốc gia và thế giới, mất cân bằng cho sự phát triển con người

Trong thế giới ngày hôm nay, khó có cá nhân nào, dân tộc, quốc gia

Trang 21

toàn cầu hóa văn hóa nay “Joan cẩu hóa văn hóa không phải là một sự việc,

không phải là một giá trị, cũng không phải là một lỷ tưởng; toàn cầu hóa là mội thách thức đối với suy nghĩ “Hôm qua người ta có thể nói rằng văn hóa đến sau những thước đo cơ bản của đời sống xã hội như ăn uống, sức khỏe, giáo dục Hôm nay, với việc truyền thông được mở rộng, mọi người có thể

thấy được tắt cả, và sau đó dân biết hết” Do đó, Toàn cầu hóa văn hóa là một

xu thế lịch sử hiện thực mà trong đó “không một ngóc ngách nào trên trai dat mà không được phơi bày ra toàn thế giới Có thê nói, trong tiến trình toàn câu hóa văn hóa này, “mọi người đều sống trong thế giới, dù có thê họ không

thực sự có mặt” [15: 61, 62] Vì vậy hợp tác về văn hóa đã trở thành một

thách thức chính trị Tô chức sự chung sống giữa các nền văn hóa có nghĩa là

đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau ở mức độ tối thiêu để làm giảm bớt những hậu

quả của toàn cầu hóa

Vị trí ngày càng lớn của văn hóa tất nhiên gắn với sự phát triển của trình độ giáo dục, của mức sống, phương thức giao tiếp, du lịch Không phải

chỉ là sự nối lên của một nền văn hóa đại chúng, mà còn là sự rõ nét của các

yếu tố văn hóa rải rác khắp nơi đang lưu hành, sáp nhập, biến mất và thể hiện

một sự cảm nhận, một thời đại, hoặc một vùng đất [15; 67, 69] Xu thé toan

cầu hoá đã lan toa và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến mọi quốc gia, vùng lãnh thổ Tuy nhiên, toàn cầu hố diễn ra khơng đồng đều ở tất cả các

nơi và trong tất cả các lĩnh vực Nếu như trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hố

diễn ra khá sn sẻ thì trong lĩnh vực văn hố, tồn cầu hố luôn vấp phải xu hướng phân ly, do đó mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong bối cảnh

tồn cầu hố đang là một chủ đề được quan tâm tìm hiểu

Tóm lại, tình hình quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh có những tác động

nhất định đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Việt

Trang 22

đó có lĩnh vực văn hóa, giáo dục được day manh va phat trién trong xu thé

chung của tình hình thé giới như trên

1.12 Tình hình khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực giàu tiềm năng phát triển và hợp

tác Nơi đây được thế giới, đặc biệt Trung Quốc quan tâm Vị thế châu Á - Thái Bình Dương ngày càng tăng, tầm quan trọng của nó được nâng lên

Trong đó, khu vực Đông Á chiếm vị trí quan trọng đặc biệt bởi vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - chiến lược Đây là nơi tập trung lợi ích và cọ xát

lợi ích của các cường quốc thế giới cả trong và ngoài khu vực như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga Án Độ Sự có mặt của các nước lớn ở đây đã làm cho khu

vực này có sự cạnh tranh chiến lược toàn cầu rất quyết liệt, tạo nên một bức

tranh đa dạng và phức tạp ở đây

Trong thập kỷ cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI so với các khu vực khác trên thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển

năng động, có tiềm lực to lớn về mọi mặt Trong khu vực này có Nhật Bản là

một trung tâm kinh tế phát triển ở trình độ cao, có các nước công nghiệp mới (NICs) đang vươn lên khẳng định mình, có Trung Quốc là một cường quốc đang đi lên mạnh mẽ và có các quốc gia Đông Nam A khác giàu tiểm năng phát triển Đặc biệt, sau những năm chiến tranh liên miên, ngày nay khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có hòa bình và tương đối ôn định Chính khu vực này đã tìm ra chiều hướng hòa bình, hợp tác và phát triển

Mặc dù có sự ổn đinh tương đối, nhưng trong khu vực vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ôn định, tồn tại nhiều điểm nóng (bán đảo Triều Tiên, eo

Trang 23

Trong khu vực, có các cặp quan hệ song phương (Trung Quốc - Mỹ,

Trung Quốc - Nhật Bản, Nhật Bản - Mỹ, Trung Quốc - ASEAN., Nhật Bản -

ASEAN, My - ASEAN ) và các đa giác chiến lược (tam giác Mỹ - Nhật - Trung, tứ giác Mỹ - Nhật - Trung - ASEAN, ngũ giác Mỹ - Nhật - Trung - ASEAN - Nga) Ngoài ra, còn có các nước lớn như Án Độ Australia ở ngoại vi nhưng liên quan với khu vực Tắt cả tình hình này đòi hỏi phải có sự cân bằng

mới về chiến lược, về sự Ôn định khu vực và hình thành trật tự thế giới mới

Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Á là môi trường quốc tế trực tiếp nhất của Trung Quốc Trung Quốc cần có môi trường hòa bình, én

định quanh mình đề thực hiện 4 hiện đại hóa, cải cách, mở cửa, tự nhận mình là yếu tố ổn định và là động lực thúc đây hòa bình, phát triển trong khu vực

Trung Quốc cho rằng, thập kỷ 90 thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI là cơ hội cuối cùng cho các nước đang phát triển, do vậy cần tranh thủ cơ hội vàng này để giành chỗ đứng chân vững chắc trong thế kỷ XXI Trung Quốc

có tư duy “chiến tranh mềm” với chiến lược đi từ khu vực tiến ra toàn câu, coi Biển Đông là lợi ích địa chiến lược và địa kinh tế của mình

Đông Bắc Á có vị trí địa chính trị, địa chiến lược quan trọng bậc nhất,

là nơi tranh giành ảnh hưởng giữa Nga Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc Vấn đề

cốt lõi nhất của Đông bắc Á là tình hình bán đảo Triều Tiên Nếu bán đảo

Triều Tiên thống nhất, ngả về ai thì ngay lập tức có ảnh hưởng mang tính kết

cấu cục diện địa chính trị Đông Bắc Á Nếu bán đảo này ở vào tình trạng chia cắt Bắc - Nam thì các nước lớn đều lợi dụng mâu thuẫn để mưu cầu lợi ích

cho nước mình Sự trỗi dậy của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với cả bán đảo Triều Tiên Ngày nay, Trung Quốc nắm giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên

Đông Nam Á là khu vực gồm bán đảo Đông Dương, quần đảo Mã lai

Trang 24

vai trò quan trọng của các tuyến đường biến là đầu cầu của phương Tây đi vào Đông Á, là nơi trung chuyển thương mại Đông - Tây Đông Nam Á là khu vực phát triển năng động với vai trò của ASEAN có sự tham gia của 10 nước thành viên

Thập niên vừa qua, ASEAN đã thành công vượt bậc cả trong việc liên kết nội khối lẫn mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế Với những

nỗ lực của mình, ASEAN 10 đã chấm dứt tình trạng chia rẽ và đối đầu, từng

bước tạo dựng mối quan hệ mới về chất trên cơ sở hiểu biết, tin cậy lẫn nhau,

tăng cường hợp tác toàn diện giữa các nước thành viên Đặc biệt, Hiến chương ASEAN ra đời (11/2007) khẳng định quyết tâm xây dựng cộng đồng ASEAN với ba trụ cột chính - an ninh (APSC), kinh tế (AEC) và văn hoá - xã

hội (ASCC) vào năm 2015 Về mặt đối ngoại, ASEAN đã thành công trong

việc xây dựng một tổ chức hợp tác khu vực mở, cân bằng quan hệ giữa các nước lớn, đồng thời giữ vai trò chủ đạo trong hợp tác với các đối tác ASEAN

+ 1, ASEAN + 3 và Diễn đàn ARE Ngoài ra, ASEAN còn là một nhân tố

quan trọng thúc đây quá trình hợp tác, liên kết khu vực và xuyên khu vực như

APEC, ASEM và Diễn đàn hợp tác Đông Á Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ

La tính

Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có sự tích cực và chủ động thúc đây của phía Trung Quốc, hợp tác ASEAN - Trung

Quốc được đây mạnh Trong đó, việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do giữa

hai bên (ACFTA) đã được hình thành, chính thức khởi động từ ngày 1/1/2010 với ASEAN 6 và sẽ hoàn thành vào năm 2015 với ASEAN 4 Trong những

năm đầu khởi động khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, kim ngạch

thương mại hai bên đã gần chạm mức 300 tỷ USD (đạt 292, 78 tỷ USD), so

với năm 2001 tăng 6 lần (Năm 2001 đạt 46,11 tỷ USD) Còn về mặt đầu tư,

Trang 25

Quốc ở ASEAN dat 2,18 ty USD, con FDI cia ASEAN ở Trung Quốc luỹ kế dat 52 ty USD [73, 31]

Nếu nhu ASEAN dang phat huy vai trò chủ đạo trong tiến trình hợp tác

vùng với ASEAN + 1 là hạt nhân, đặc biệt là ASEAN với Trung Quốc, thì

vấn đề Biển Đông lại nổi lên trở thành một điểm nóng tiềm ấn nguy cơ gây mất ồn định Với sự trở lại của Mỹ, vấn đề Biên Đông không chỉ là tranh chấp chủ quyền của một số nước ASEAN có liên quan đến Trung Quốc, mà còn liên quan đến “lợi ích quốc gia của Mỹ Đồng thời, với sự trở lại của Mỹ đã

tạo cơ hội để ASEAN có thể tang vi thé hay thé mac ca trong quan hé va dam

phán các vấn đề về chủ quyền có liên quan với phía Trung Quốc, làm tăng tính ôn định và năng lực quản lý xung đột ở khu vực Tóm lại, thập niên đầu

thế kỷ XXI, Đông Nam Á với ASEAN là nòng cột đã có những thay đổi về

chất trong liên kết nội khối và giữa vai trò chủ đạo trong hợp tác với các đối tác lớn ngoài khu vực

Do tác động dẫn đến những biến đổi mới của tình hình thế giới, khu

vực châu Á - Thái Bình Dương mà trọng tâm là Đông Bắc Á và Đông Nam Á cũng đã có những thay đôi mới, phát triển mới Mặc dù, khu vực này vẫn còn tiềm ân những nhân tố gây mất ôn định và sự gia tăng khó dự đoán của những vấn đề toàn cầu khác, nhưng xu thế chung vẫn là hoà bình, hợp tác

và phát triển Đặc biệt, sự phát triển năng động với nhiều hình thức liên

kết, hợp tác vùng đa dạng do ASEAN làm chủ đạo đã trở thành một điểm

mới và sáng của khu vực trong thập niên vừa qua Điều này sẽ trở thành nền tảng cho sự hợp tác, phát triển khu vực trong thập niên thứ hai của thế ky XXL

Tình hình mới cho thấy, Đông Nam Á sẽ là đầu cầu của Trung Quốc

Trang 26

Quốc của khu vực Đông Nam Á là hiện thực Trung Quốc có lập trường rất cứng rắn trong tranh chấp chú quyền lãnh thô, xuất phát từ lợi ích chiến lược

toàn cầu của họ Cử chỉ và hành động vũ lực của Trung Quốc khiến khu vực

này không thể không lo ngại

Tình hình thế giới và khu vực trong thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI cùng với sự phát triển của Trung Quốc là nhân

tố tác động mạnh đến chiến lược của nhiều nước trong khu vực Các nhà

lãnh đạo Trung Quốc cho đây là “cơ hội vàng” giúp Trung Quốc trỗi dậy Trung Quốc ngày càng can dự vào các công việc trên thế giới, và thế giới ngày càng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ Trung Quốc Các nhà phân tích cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc giờ đây không chỉ giới hạn ở châu Á - Thái Bình Dương mà đã vươn xa hơn, mở rộng ra toàn cầu Đề tìm con đường phát triển, Trung Quốc ý thức được thời cơ thuận lợi của tình hình thế giới và khu vực Trung Quốc coi đây là hành trang đề chuẩn bị đi vào thế ky XXI

với chiến lược mới, tích cực xây dựng hình tượng nước lớn trên thế giới

Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam được Trung Quốc xem là địa

bàn có tầm quan trọng hàng đầu

Tháng 11/1991, tại Thành Đô (Tứ Xuyên - Trung Quốc), hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”,

thực hiện bình thường hóa quan hệ Kế từ năm 1991, quan hệ Việt - Trung

phát triển trong bối cảnh của nhiều mối quan hệ đan xen phức tạp diễn ra trên

thế giới và trong khu vực, tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có

văn hóa, giáo dục Tuy nhiên, với đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, đa

phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ”, Việt Nam đã tích cực mở rộng

Trang 27

1.2 Tinh hinh Viét Nam, Trung Quéc va quan hé chinh tri - ngoai giao giữa hai nước

1.21 Tình hình liệt Nam

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia rộng lớn với hơn 80 triệu dân, là thị

trường hấp dẫn các nhà đầu tư và là nơi có môi trường chính trị - xã hội ốn định Trong chính sách đối ngoại, Việt Nam chủ động tăng cường hợp tác

toàn diện với tất cả các nước Hiện nay, sự nghiệp đôi mới của Việt Nam đã dat được những thành tựu quan trọng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

ngày một gia tăng

Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra ở Hà Nội

với tinh thần “nhìn thắng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [17 14, đã nhìn lại thực trạng của đất nước một cách nghiêm túc, nêu rõ

những thành tựu và khuyết điểm, những thiếu sót trong chỉ đạo chiến lược,

trong tô chức thực hiện, đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước Mở ra

một giai đoạn mới với những chuyền biến quan trọng trong đời sống kinh tế,

chính trị, xã hội của Việt Nam

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VỊ, tình hình Việt Nam có những

chuyển biến nhanh chóng về nhiều mặt Tháng 1/1994, lần đầu tiên Đảng ta tổ chức Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ đề tống kết một bước công cuộc đổi

mới từ Đại hội VL Hội nghị nêu lên ba thành tựu quan trọng: Thành tựu to lớn

có ý nghĩa hàng đầu là đã khắc phục được một bước rất quan trọng tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội: thành tựu quan trọng thứ hai là đã tiếp tục giữ vững và củng cố sự ồn định chính trị: thành tựu thứ ba là quan hệ đối ngoại

được mở rộng, uy tín và vị trí của Việt Nam trên thế giới được nâng lên, tạo

môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tô quốc

Về kinh tế - xã hội, đất nước ta khơng những thốt ra khỏi cuộc khủng

Trang 28

vận, tạo những tiền đề cần thiết để chuyên sang thời kỳ đây mạnh công

nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mà còn đạt được tốc độ tăng trưởng khá

Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, vấn đề lương thực được giải quyết tốt Năm 1988, Việt Nam còn phải nhập 45 vạn tấn gạo nhưng từ năm 1991, đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khâu [28 294] Thời kỳ 1991 - 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt hơn 7.5%, đưa GDP tăng gấp đôi [28, 296], trong khi phải chịu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á và trên thế giới vào cuối thập niên 90

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được

khẳng định và xây dựng một cách đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn, làm cho đời

sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện Đồng thời, Việt Nam

chú trọng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo với những kết quả được thế giới đánh giá cao “Chỉ trong 5 năm (1993 - 1998), thu nhập bình quân đầu người trên phạm vi cả nước đã tăng gấp 2.45 lần: tỷ lệ hộ đói nghèo cả về lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm đã giảm từ trên 50% giai đoạn 1992 - 1993 xuống còn trên 309% giai đoạn 1997 - 1998” [28, 296]: lạm

phát được đầy lùi từ 74.7% năm 1986, còn 67% năm 1991: 17,5% năm 1992 và còn 5,2% năm 1993 [28, 294] Đại hội VIII của Đảng (từ 28/6 đến

1/7/1996) cũng đã nhận định rằng, công cuộc đổi mới 10 năm qua dã thu được

những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng “Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm qua ” [19, 12] Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp trọng yếu được xây dựng Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng một cách đồng bộ hơn và có

Trang 29

nhận định rằng: Việt Nam đã chuyền sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đây

mạnh công nghiệp hóa, hiện dai hoa đất nước

Đi đôi với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo xây dựng nên văn hoá tiên tiến mang bản sắc dân tộc Đời sống tinh thần trong xã

hội được cải thiện rõ rệt Việc kiên trì định hướng phát triển vì con người đã

dẫn tới kết quả là chỉ số con người (HDI) của Việt Nam theo xếp hạng của

UNDP, tang lén kha nhanh, “từ thứ 121 năm 1990 lên thứ 101 năm 2000 (trên 174 nước), năm 2003, đạt thứ 109 trên 175 nước [28, 297]

Trên lĩnh vực chính trị, hệ thống chính trị từng bước được đổi mới

“Tình hình chính trị - xã hội cơ bản được ổn định” như Đại hội IX đã nhận định; đó vừa là điều kiện rất cơ bản, vừa là kết quả của đổi mới kinh tế - xã

hội Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng

Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước frong

cộng đồng quốc tế, phân đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển Trên cơ sở đường lối đó, Việt Nam đã kiên trì phấn đấu đấy lùi và làm thất bại chính

sách bao vây, cấm cận, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch, tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế gidi

Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại đối mới của Đại hội Đảng lần

VI, Đại hội Đảng lần thứ VII (tháng 6/1991) khẳng định lại nhiệm vụ bao

trùm của đường lối đối ngoại Việt Nam: “Giữ vững hoà bình, mở rộng quan

hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây

dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích vào cuộc đấu tranh

Trang 30

xã hội” [18, 21] Đại hội đã cho thấy sự thay đối chính sách đối ngoại của

Việt Nam khi tuyên bố “Chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” chuyên dần từ chủ trương coi “quan hệ với Liên Xô là hòn đá tảng” sang chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa các hoạt động đối ngoại” [53, 43] Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (khoá VII) tháng 6/1992, cũng đã đưa ra tư tưởng chủ đạo hoạt động đối ngoại của Đảng trong tình hình mới là: giữ vững nguyên tắc độc lập, thống

nhất và CNXH, đồng thời cần sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như với diễn biến của cục

diện thế giới và khu vực với từng đối tượng có quan hệ với Việt Nam Tháng 1/1994 Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII đã khẳng định việc mở rộng quan

hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước

Một trong những nội dung quan trọng trong đường lối đối ngoại, đặc biệt là chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam mà Đảng và Nhà nước ta đã

đề ra tại Đại hội VI (12/1986) là tạo dựng môi trường hoà bình trên bán đảo

Đông Dương và khu vực Đông Nam Á: kiên trì chủ trương sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc nhằm bình thường hoá và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác trên tỉnh thần bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thô của hai nước trên nguyên tắc “láng giềng thân thiện và cùng tồn tại hoà bình”: chủ trương phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam A, sin sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở khu vực, thiết lập quan hệ cùng tổn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định va hợp tác Trên tinh than đó, cùng với giải quyết “vấn đề Campuchia”, quan hệ đối đầu, căng thắng giữa một số nước ASEAN với Việt Nam cũng chuyển sang trang mới theo tinh thần “Biến Đông Dương từ

Trang 31

giao với tất cả các nước ASEAN và Đông Nam Á Năm 1992, Việt Nam là quan sát viên của tổ chức ASEAN và là cơ sở cho việc trở thành thành viên chính thức của tô chức này vào năm 1995 Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã tham gia vào nhiều tô chức quốc tế và khu vực Ngoài ra, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, mở rộng quan hệ thương mại với 150 nước; tranh thủ đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và công ty thuộc 70 nước và

vùng lãnh thố: tranh thủ được viện trợ phát triển của 45 nước và định chế tài

chính quốc tế [28, 319] Những thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam phá được thế bao vây cô lập, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Với vị thế ngày càng được nâng cao trong quan hệ quốc tế là một lợi thế của Việt Nam trong quá trình hợp tác với các nước trên thể giới, trong đó có Trung Quốc

Đường lối đối ngoại nói trên tiếp tục được Đảng ta khẳng định bổ sung và từng bước hoàn thiện tại Đại hội lần thứ VIII (6/1996), lần thứ IX (tháng

4/2001) Đến Đại hội Đảng lần thứ X (4/2006), chính sách đối ngoại rộng mở,

đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ được Đảng ta bổ sung và và nâng lên

một bước: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng

quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện

quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đây mạnh phát triển kinh tế - xã hội,

công nghiệp hóa dat nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thành tựu mà Việt Nam đạt được kê từ khi tiến hành đổi mới đất nước,

đặc biệt là sau Chiến tranh lạnh là rất to lớn Đường lối đối ngoại nói chung,

lĩnh vực ngoại giao nói riêng tiếp tục được Đảng và Nhà nước ta đôi mới và hoàn chỉnh nhằm đưa đất nước vượt qua những khó khăn, để tạo lập và củng

cố môi trường quốc tế hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát

ck A zZ

Trang 32

Với phương châm đối ngoại trên, đồng thời gắn với nhu cầu phát triển

kinh tế của đất nước, Việt Nam tích cực chủ động tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các khu vực và châu lục Trong đó Việt Nam luôn coi

trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam có thể tranh thủ được vốn, khoa học và công nghệ kỹ năng quản

lý dé phục vụ công cuộc đổi mới, mặt khác, cũng có thể tranh thủ từ phía

Trung Quốc trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao Do vậy, hợp

tác trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc thúc đây mối quan hệ hai nước và có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển

của Việt Nam

1.22 Tình hình Trung Quốc

Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa đất nước Sau hơn 20 năm “đi con đường riêng của mình - xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, Trung Quốc đã vượt qua nhiều khó khăn và thách thức cả bên trong và bên ngồi, cuối cùng khơng những hoàn thành

mà còn vượt mức nhiều mục tiêu đề ra, được dư luận quốc tế xem là “kỳ tích”

[73, 35] Ông Hồ An Cương, nhà nghiên cứu nổi tiếng tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng: “Thập kỷ 90 là giai đoạn then chốt cuối cùng Trung

Quốc bước vào một tiến trình lịch sử hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu tiến lên

một quốc gia bậc trung, đi lên giàu có, tìm ra con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển liên tục, lâu dài đề bước vào thế kỷ XXI, sánh vai với các cường quốc trên thế giới Sau năm 2000, Trung Quốc có khả năng tiến hành một lần điều chỉnh kinh tế ở quy mô tương đối lớn: Trong giai đoạn cất cánh kinh tế, sự phát triển có thể phá

hoại rất nặng Ôn định chính trị” [71, 22]

Năm 2000, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã

Trang 33

đạt 800 USD [72, 26] Thời gian từ năm 1978 đến năm 2000, tăng trưởng

bình quân hàng năm của kinh tế đạt 9,59%, GDP năm 2000 tăng hơn 6 lần năm

1980, vượt mục tiêu đề ra trước đó (tăng gấp 4 lần) Tông lượng kinh tế từ vị

trí thứ 12 lên vị trí thứ 6 của thé giới [73, 37] Kinh tế Trung Quốc phát triển

liên tục, góp phần nâng cao, cải thiên đời sống nhân dân thời gian từ năm 1989 đến năm 2001, thu nhập thuần bình quân đầu người nông thôn tăng 4.3%, còn thu nhập khả dụng bình quân đầu người thành thị tăng 7,19% [73, 37] Tuy nhiên, theo ông Hà Tân - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội Trung Quốc: “Hiện nay các khó khăn của Trung Quốc chồng chất như núi; dân số không lồ vẫn tiếp tục tăng lên: cơn sốt lạm phát ác tinh dang làm suy yếu nền kinh tế: sự lỏng lẻo và buông thả kỷ cương đang trở thành phô biến; giao thông đình đốn: ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng dẫn đến phá hoại môi trường sinh thái: sự thoái hóa và trụy lac trong giáo dục đang lan ra nhanh chóng: lũng đoạn quan liêu ngày càng tăng” [7I1, 23]

Do duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, tổng lượng kinh tế Trung Quốc chiếm 3,4% tông kim ngạch kinh tế thế giới Tờ Nhật báo phố Wall châu Á tháng I năm 2003 đã nêu rõ, mặc dù kinh tế Trung Quốc chỉ chiếm 3.8% GDP toàn thế giới, song cống hiến của Trung Quốc cho tăng trưởng

kinh tế toàn cầu lên tới 15% [72 27] Tác động của kinh tế Trung Quốc đối

với thế giới trước tiên phản ánh trong lĩnh vực cung cầu và sự thay đổi giá cả Trung Quốc đang “lặng lế” tác động đến tiến trình kinh tế toàn cầu và đang thai nghén một trật tự kinh tế mới Trung Quốc đã chuyền từ nền công nghiệp có mật độ lao động cao sang trình độ công nghệ kỹ thuật cao Trung Quốc ngày càng tham gia sâu rộng vào các tô chức quốc tế như tổ chức Thương mại

thế giới (WTO) Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB và các tổ chức cộng tác khu vực như “ASEAN 10+3” Xét từ góc độ tiềm lực và lịch

Trang 34

rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc giờ đây không giới hạn ở châu Á - Thái

Bình Dương, mà họ vươn ra xa hơn, từ “bàn đạp” châu Á mở rộng ra toàn cầu Trung Quốc có ảnh hưởng tới việc xây dựng lại trật tự thế gIỚI, ngược

lại, thế giới cũng đóng vai trò thúc đấy Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược, chính sách đề thích ứng với tình hình chung của thế giới

Sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (1978), Trung Quốc đã chuyển

hướng chính sách đối ngoại của mình, từ chỗ chỉ coi trọng lợi ích chính tri, y

thức hệ, an ninh quốc gia sang tập trung vào chính sách cải cách mở cửa, phát

triển kinh tế, thực hiện 4 hiện đại hóa ?, xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa xã

hội mang màu sắc Trung Quốc

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận định tình hình thế giới trong một

thời gian dài khó có thê phát sinh cuộc chiến tranh thế giới quy mô lớn Hòa

bình và phát triển là hai xu thế lớn của thế giới đương đại, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng, cấp bách trong quan hệ quốc tế Vì vậy, Trung Quốc đã từng bước điều chỉnh chính sách ngoại giao đối với nhiều nước, trong đó có các nước phương Tây Điều này thể hiện ngay trong Văn kiện Đại hội XII Đảng Cộng sản Trung Quốc: Trung Quốc và các nước phương Tây tuy chế độ xã hội khác nhau, nhưng đều có nguyện vọng chung duy trì hòa bình thế giới, về mặt hợp tác kinh tế văn hóa có lợi ích chung [53, 45] Vì thế, môi trường hòa bình là cần thiết để Trung Quốc tập trung vào cải cách mở cửa, phát triển kinh

tế, tăng cường trao đổi thương mại, hợp tác với các nước

Trung Quốc đã bắt đầu chuyển hướng chính sách ngoại giao tăng cường quan hệ hợp tác với các nước thuộc thế giới thứ ba, các nước láng giềng Đông Nam Á áp dụng chính sách ngoại giao mở để thốt khỏi tình

trạng bị cơ lập từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989 Việc Trung Quốc

® Bén hiện đại hóa bao gồm: hiện đại hóa nông nghiệp, hiện đại hóa công nghiệp, hiện đại hóa quốc phòng,

Trang 35

phát triển quan hệ tốt với các nước cũng là tránh những vấn dé an ninh biên giới ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của Trung Quốc Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ tham dự vào hợp tác khu vực để xóa bỏ những mối nghi ngờ và lo lắng từ những nước láng giềng, tạo cơ sở để tin tưởng lẫn nhau trong hợp tác phát triển kinh tế Điều này thể hiện qua chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Lý Bằng sang thăm một số nước Đông Nam Á vào đầu những năm 90 nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước

Quan hệ với các nước Đông Nam Á càng được coi trọng hơn sau chuyến đi khảo sát miền Nam của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình năm 1992 Trung Quốc nhanh chóng đẩy nhanh mở cửa phát triển tứ duyên (duyên hải, duyên biên, duyên giang, duyên lộ), coi đây là chiến lược phát triển trọng điểm và sự lựa chọn tăng cường quan hệ các nước láng giéng trong đó có Việt Nam là sự lựa chọn mang tính chiến lược của Trung Quốc

Tình hình Trung Quốc, chính sách đối ngoại của Trung Quốc tạo những

điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và

Trung Quốc, trong đó có lĩnh vực văn hoá, giáo dục

1.23 Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày 18/1/1950, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên công nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Sự kiện đó không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả tất yếu trong quá

trình lịch sử của quan hệ Việt - Trung trong các giai đoạn trước, đặc biệt là

trong cuộc đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội Từ quan hệ “đồng văn đồng chủng” nhân dân hai nước lại có thêm quan hệ “đồng chí” Chính cơ sở “đồng văn, đồng chúng, đồng chí” đã làm cho quan hệ Việt - Trung trong thời gian qua đã vượt qua được những trắc trở

tạm thời, từng bước khôi phục và phát triển, tạo ra triển vọng mới khi hai

Trang 36

Từ khi bình thường hóa quan hệ tới nay, quan hệ chính trị giữa hai nước Việt - Trung ngày càng được cúng có, khôi phục và phát triển nhanh chóng, đánh đấu bằng những chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa những người

lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước diễn ra liên tục hàng năm - một hiện

tượng ít thấy trong quan hệ ngoại giao giữa các nước Sự giao lưu, hợp tác giữa các giới, các đoàn thê xã hội cũng diễn ra dồn dập nhằm khôi phục quan hệ trước kia và dé phát triển trong giai đoạn mới Các chuyến viếng thăm, hợp tác ấy đã làm cho các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước ngày càng hiểu biết nhau hơn, tin cậy nhau hơn Đặc biệt, nó không chỉ góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước mà còn góp phần quan trọng trong việc giải quyết những bất đồng trong quan hệ hai nước do lịch sử để lại Đồng thời, cũng góp phân tích cực vào việc duy tri hòa bình và ôn định ở khu vực và trên thế giới Xây dựng mối quan hệ “láng giềng hữu nghị” Việt - Trung không chỉ đáp ứng đáp ứng nguyện vọng và lợi ích cơ bản lâu dài của nhân dân hai nước, mà còn là mong muốn của nhân dân các nước trong khu vực: đồng thời cũng phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới là hòa

bình và phát triển

Tiếp sau Hội nghị Thành Đô (9/1990), tháng 11/1991, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội

đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tiến

hành chuyến thăm Trung Quốc Với tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới

tương lai”, tại các cuộc hội đàm, hai bên đã bước đầu đạt được sự thống nhất

trong đánh giá về mối quan hệ Trung - Việt sau hơn 10 năm gián đoạn Điều

đó có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình bình

Trang 37

mối quan hệ mới trên cơ sở 5 nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thơ của nhau: không xâm phạm lẫn nhau: không can thiệp vào công việc

nội bộ của nhau: bình đẳng cùng có lợi; và cùng tồn tại hòa bình [71: 33 34]

Sự phát triển của quan hệ Việt - Trung được đặt trong bối cảnh chung

là Việt Nam - Trung Quốc thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa, đa đạng

hóa và đa phương hóa Mối quan hệ đa phương của mỗi bên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ song phương giữa hai nước ngày càng phát trién Đây là nội dung mới trong quan hệ giữa hai nước Với tư cách là thành viên

của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam đã tích

cực ủng hộ Trung Quốc trở thành bên đối thoại chính thức của Diễn đàn

ASEAN (ARF), tạo thêm điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển quan hệ với nhóm nước này Ngược lại, với địa vị là một thành viên có tiếng nói

quan trọng trong diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Trung Quốc cũng ủng hộ Việt Nam gia nhập tô chức nói trên

Sau cuộc gặp gỡ cấp cao Việt - Trung và bình thường hóa quan hệ hai nước, từ ngày 12 đến 15 thang 2 nim 1992, Bộ trưởng Ngoại giao Trung

Quốc Tiền Kỳ Tham thăm chính thức Việt Nam Đây là chuyến thăm chính

thức đầu tiên Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Bộ trưởng Tiền Kỳ Tham và các vị cùng đi đã được các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tiếp đón

Hai bên xem xét việc thực hiện những thỏa thuận, đưa ra những biện pháp,

đưa ra những biện pháp nhằm thúc đây mối quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp hơn và toàn diện hơn Thay mặt Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Tiền Kỳ Tham đã ký nhiều hiệp định quan trọng

Tháng 12 năm 1992, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân

Trang 38

Nội, hai bên đã ra “Thông cáo chung” gồm 10 điểm, thể hiện những nhận

thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên quan tâm

Tháng 8 năm 1993, tại Bắc Kinh đã diễn ra cuộc đàm phán cấp Chính

phủ về biên giới lãnh thổ giữa hai nước Trung Quốc - Việt Nam Đây là cuộc

đàm phán cấp Chính phủ đầu tiên giữa hai nước được tổ chức Từ đây, Chính

phủ hai nước thống nhất tổ chức các cuộc đàm phán luân phiên tiếp theo tại

thủ đô mỗi nước Tại cuộc đàm phán đầu tiên này, hai bên đã đi sâu trao đổi ý

kiến về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thô trên bộ và trên biển Hai bên đã đi đến nhận thức chung về một số nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và vịnh Bắc bộ: nhát trí trong khi đàm phán không bên nào có hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực Đây cũng là bước tiến triển mới của Chính phủ hai

nước trong nhận thức vì mục tiêu hòa bình, ổn định cùng nhau phát triển

Ngày 19 thang 10 nam 1993, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đường Gia Triền, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc và thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan, Trường đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam đã ký văn bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nước Cộng

hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Bản thỏa thuận do đại diện hai Chính phủ

ký một lần nữa cho thấy hai nước đã cố gắng thúc đây quan hệ hữu nghị hợp tác dé cùng nhau phát triển

Trang 39

năm 1993, Lãnh sứ quán của Trung Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh chính

thức hoạt động

Tháng 8 năm 1994, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc đàm phán vòng 2 cấp

Chính phú giữa Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề biên giới lãnh thổ, bao

gồm cả vấn đề Biển Đông Trong cuộc hội đàm lần này, hai bên đã điểm lại tình hình các cuộc đàm phán cấp chuyên viên về biên giới trên bộ và phân

định vịnh Bắc Bộ ghi nhận kết quả đạt được và chỉ ra phương hướng thúc

đây các cuộc đàm phán trong thời gian tới Mỗi bên trình bày lập trường, quan điểm của mình về việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thô nhằm thúc đây tiến trình đàm phán, thúc đầy quan hệ hai nước phát triển trên nhiều lĩnh vực

Tháng I1 năm 1994, Tống Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân thăm Việt Nam Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam Ngày 22 tháng I1 năm 1994, hai bên đã ra Thông cáo chung gồm 8 điểm, điểm lại những tiến triển mới trong quan

hệ hai nước từ khi bình thường hóa, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia

tăng sự hợp tác về kinh tế, thương mại cũng như những thỏa thuận về vấn đề biên giới lãnh thổ, những nguyên tắc hợp tác giữa hai nước Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã đưa ra phương châm giải quyết các vấn đề quan hệ hai nước thể hiện trong 16 chữ: phương hướng rõ ràng, xúc tiễn từng

bước, chú trọng đại thể, bàn bạc thân thiện Thông qua chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trach Dân, các Bộ

trưởng hai nước đã ký nhiều văn kiện hợp tác Có thể nói, sự kiện này đánh dấu bước tiến triển mới trong quan hệ Trung - Việt

Trang 40

quan hệ hai nước của Chú tịch Quốc hội Việt Nam Nông Đức Mạnh từ ngày 21/2 đến ngày 1/3/1994 Chuyến thăm với mục đích củng cô và tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau, thúc đây quan hệ hợp tác song phương trong các

lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa [Š53, 65], mở ra giai đoạn hợp tác hữu nghị mới giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc

Trung Quốc

Tháng 7 năm 1995, tại Bắc Kinh diễn ra cuộc đàm phán vòng 3 cấp Chính phủ giữa Trung Quốc và Việt Nam Trong cuộc hội đàm này, hai bên đã điểm lại tình hình các cuộc đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề biên giới

trên bộ và phân định vịnh Bắc Bộ, ghi nhận các kết quả tích cực đã đạt được

và thảo luận về các biện pháp nhằm đây nhanh tiến trình đàm phán Hai bên

đã chính thức thành lập nhóm chuyên viên về vấn đề biên giới trên biển Ngày 26 tháng I1 năm 1995, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ

Mười thăm Trung Quốc Hai bên đã tô chức các cuộc hội đàm, thông báo, trao

đối, xác nhận định hướng quan hệ Trung - Việt trong giai đoạn tiếp theo Ngày 2 tháng 12 năm 1995, hai bên đã ra “Thông cáo chung Trung Quốc - Việt Nam”

Có thể nói, trong thời gian 5 năm kể từ khi Việt Nam Trung Quốc bình

thường hóa quan hệ, lãnh đạo cấp cao hai nước đã có những hoạt động tích

cực thúc đây mối quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu Về vấn

đề biên giới lãnh thé, hai nước đã tiến hành 3 vòng đàm phán cấp Chính phủ,

các Nhóm công tác liên hợp đã tiến hành 5 lần hội nghị, tuy có đạt một số

thành tựu, nhưng chưa có thay đổi lớn, chưa đưa ra được những định hướng và mục tiêu cụ thể trong các cuộc đàm phán

Từ nửa sau thập niên 90 của thế kỷ XX quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu Các chuyến viếng thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên được duy trì đã củng cố

Ngày đăng: 21/08/2014, 07:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w