1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay

97 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 828,54 KB

Nội dung

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước, sự tăng cường trao đổi các hoạt động văn hóa, giáo dục, xã hội đã góp phần làm giảm bớt

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TỪ 1995 ĐẾN NAY 12

1.1 QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ 12

1.1.1 Những nỗ lực đầu tiên của quá trình bình thường hóa quan hệ

(1975-1985) 12

1.1.2 Tiến tới bình thường hóa quan hệ (1985-1995) 14

1.2 QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ SAU BÌNH THƯỜNG HÓA 17

1.2.1 Việt Nam và Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của từng nước 17

1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa hai nước 21

1.3 NHẬN XÉT 27

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRÊN CÁC

LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA TỪ 1995 ĐẾN NAY 30

2.1 QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC 30

2.1.1 Vai trò và vị trí của giao lưu và trao đổi giáo dục trong quan hệ

hai nước 30

2.1.2 Các hình thức hợp tác giáo dục giữa hai nước 33

2.2 QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA 43

2.2.1 Vai trò và vị trí của văn hóa trong quan hệ giữa hai nước 43

2.2.2 Các hình thức hợp tác văn hóa giữa hai nước 46

2.3 NHẬN XÉT 55

Trang 4

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ TRONG CÁC VẤN ĐỀ

XÃ HỘI TỪ 1995 ĐẾN NAY 58

3.1 CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC XÃ HỘI TRONG QUAN HỆ GIỮA HAI NƯỚC 58

3.1.1 Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh 58

3.1.2 Các chương trình hỗ trợ nhân đạo của Hoa Kỳ cho Việt Nam 65

3.1.3 Các hình thức hợp tác và hỗ trợ khác 68

3.3 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ HOA KỲ TẠI VIỆT NAM 71

3.2.1 Cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam 71

3.3.2 Một số tổ chức phi chính phủ tiêu biểu của Hoa Kỳ tạiViệt Nam 75

3.3 NHẬN XÉT 81

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

APEC Asia - Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asia Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEM The Asia - Europe meeting

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

AFCP United States Ambassadors Fund for Cultural Preservation

Quỹ Đại sứ về bảo tồn văn hóa FDI Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FETP Fullbright Economics Teaching Program

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright GDP Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội NGO Non - Governmental Organization

Tổ chức phi chính phủ

NAMRU-2 Naval Media Research Unit 2

Cơ quan Nghiên cứu Y học thuộc Hải quân Mỹ OHDACA Overseas Humanitarian, Disaster and Civic Aid

Chương trình trợ giúp nhân đạo của Bộ quốc phòng Mỹ POW/MIA Prisoner of war/ Missing in action

Vấn đề tù binh và người Mỹ mất tích trong chiến tranh TASC The Alliance for Safe Children

Quỹ Liên minh vì sự an toàn của trẻ em USAID United States Agency for International Development

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

Trang 6

VEF Vietnam Education Foundation

Quỹ giáo dục Việt Nam VOA Voice of American

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VUFO Vietnam Union of friendship organisations

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam VVAF Vietnam Veterans of American Foundation

Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam WTO World Trade Organisation

Tổ chức thương mại thế giới

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc năm 1986, với việc đề ra và thực hiện thành công đường lối đổi mới, Việt Nam đã từng bước đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực Trong quan hệ đối ngoại, với đường lối “Độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [15,tr.147], Việt Nam

đã từng bước thiết lập được những mối quan hệ quốc tế quan trọng, dần nâng cao hình ảnh và vị thế của mình trên trường quốc tế Điều đó cũng chứng tỏ đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt và hợp với xu hướng phát triển của đất nước

và thế giới trong thời đại mới Bên cạnh “ngoại giao chính thống” hay còn gọi là “ngoại giao nhà nước” thì các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa, giáo dục, xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam Đây là những cơ sở để Việt Nam và các nước có điều kiện tăng cường giao lưu và hiểu biết lẫn nhau Trên cơ sở đó tạo dựng những cơ

sở vững chắc hơn cho quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong hiện tại và tương lai Thực tế này cũng hoàn toàn đúng với quan hệ của Việt Nam và Hoa Kỳ Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước, sự tăng cường trao đổi các hoạt động văn hóa, giáo dục, xã hội đã góp phần làm giảm bớt những khác biệt giữa hai quốc gia Hoa Kỳ - Việt Nam nói chung và nhân dân hai nước nói riêng Đồng thời, những hoạt động này cũng đóng góp đáng kể vào quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước

Trang 8

Xuất phát từ mục đích và mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về mối quan

hệ giữa hai nước, tôi chọn đề tài “Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến này” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế của mình Mục đích của đề tài là khái quát hóa mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, từ đó phân tích và tổng hợp mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội giai đoạn từ

1995 đến nay Đồng thời, đưa ra những nhận xét về quan hệ hai nước trên các lĩnh vực này và đề ra những kiến nghị, giải pháp và dự báo những chiều hướng cho sự phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Trong tất cả các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam, Hoa Kỳ là một trong những đối tác đặc biệt, không chỉ vì Hoa Kỳ và Việt Nam đã từng có một quá khứ đau thương mà còn bởi Hoa Kỳ là một trong những cường quốc lớn trên thế giới, và là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam Chính vì thế Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã được nhiều tác giả nghiên cứu và trên thực tế đã có nhiều công trình có giá tri ̣ nghiên cứu về mối quan

hệ này Tuy nhiên các công trình nghiên cứu thường đề cập hoặc là trên góc

độ tổng quát về mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ hoặc là chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại, ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về cả ba lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội và ảnh hưởng của các lĩnh vực này tới quan hệ hai nước Một số công trình tiêu biểu liên quan đến ba lĩnh vực này

có thể kể đến ở đây như công trình Ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối

ngoại của Mỹ của TS Nguyễn Thị Thanh Thủy Mục đích của công trình này

là nhằm góp phần tìm hiểu đặc điểm, quá trình hoạt động và vai trò của ngoại giao nhân dân trong quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ nói chung và trong quan

hệ với Việt Nam nói riêng Trong hoàn cảnh Việt Nam đang tăng cường và

Trang 9

mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trong đó

có Hoa Kỳ, công trình này góp phần tìm hiểu chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ trong lĩnh vực ngoại giao nhân dân và rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp cho ngoại giao nhân dân của Việt Nam nhằm tăng cường tính hiệu quả trong hợp tác với các đối tác nước ngoài của Việt Nam, đặc biệt là với Hoa Kỳ

Ngoài ra, còn có công trình Hoa Kỳ, văn hóa và chính sách đối ngoại của TS

Nguyễn Thái Yên Hương và Lê Mai Phương Mục đích của công trình này là tìm hiểu văn hóa với tư cách là một trong những nguồn gốc, nền tảng tạo dựng và đồng thời là một nội dung, một phương tiện của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các nước, từ đó đưa ra nhận xét về mối tương quan giữa hai nhân tố này

Với mong muốn vâ ̣n du ̣ng các kiến thức và công trình đã có , kế thừa trên cơ sở tổng hợp có cho ̣n lo ̣c các kết quả nghiên cứu đã công bố , tác giả cố gắng phát triển thêm để hoàn thành đề tài nghiên cứu này

3 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Với tầm quan trọng của vấn đề như đã nêu trên , tác giả thực hiện đề tài này với mục đích nhằm góp phần tái hiện bức tranh toàn cảnh về mối quan hê ̣ hợp tác văn hóa, giáo dục và xã hội giữa Viê ̣t Nam và Hoa Kỳ trên cơ sở tâ ̣p hợp, hê ̣ thống hó a mô ̣t cách khoa ho ̣c , có chọn lọc và phân tích Đồng thời, qua viê ̣c giới thiê ̣u , phân tích nô ̣i dung vấn đề nghiên cứu đă ̣t ra , tác giả sẽ đưa ra những nhâ ̣n xét , đánh giá về những kết quả đã đa ̣t được , những thuâ ̣n lợi và thách thức cũng như một số kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường quan

hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung và trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội nói riêng

Trang 10

Về mă ̣t không gian, luâ ̣n văn đă ̣t tro ̣ng tâm vào việc phân tích khái quát quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, từ đó phân tích cụ thể quan hệ Việt Nam - Hoa

Kỳ trên từng lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội

Về mă ̣t thời gian , luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cứu mối quan hê ̣ hợp tác văn hóa, giáo dục và xã hội Viê ̣t Nam - Hoa Kỳ từ năm 1995, sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VẤN ĐỂ

Trong quá trình thực hiê ̣n đề tài , tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Bên cạnh đó, có áp dụng các phương pháp nghiên cứu lịch

sử, nghiên cứu quan hệ quốc tế, thống kê, phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh … để phân tích các sự kiê ̣n mô ̣t cách khoa ho ̣c và có hê ̣ thống

5 NGUỒN TÀI LIỆU

Những nguồn tài liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu của đề tài trong luận văn bao gồm:

- Một số văn kiện, hiệp định, các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo hai nước như: Tuyên bố của Tổng thống Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt về việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, các bài phát biểu của Tổng thống Bill Clinton, George W Bush trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, các bài phát biểu của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak tại các buổi giao lưu, nói chuyện với sinh viên các trường đại học, hoặc tại các buổi giao lưu với các doanh nghiệp trong nước v.v

Trang 11

- Một số sách nghiên cứu về quan hệ quốc tế, đặc biệt là các công trình nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ của các học giả, các chính trị gia, các

cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và Hoa Kỳ

- Một số bài viết về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên các báo và tạp chí của Việt Nam như tạp chí Việt - Mỹ, tạp chí Nghiên cứu châu Mỹ, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, báo Nhân dân, Tuần báo Quốc tế, v.v

- Các website thông tin và các website chuyên ngành của Việt Nam, Hoa Kỳ và nước ngoài

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Trên cơ sở những mục đích nghiên cứu, luận văn bao gồm những phần chính sau:

- Chương 1: Khái quát quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ 1995 đến nay Chương này trình bày khái quát quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 1995 đến nay, chỉ ra những cơ sở cùng những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội

- Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực văn hóa và giáo dục từ 1995 đến nay Chương này tổng hợp và phân tích mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa và giáo dục giai đoạn từ 1995 đến nay Từ đó, đưa ra những nhận xét về quan hệ giữa hai quốc gia trên các lĩnh vực này

- Chương 3: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong các vấn đề xã hội từ

1995 đến nay Chương này tổng hợp và phân tích mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực xã hội giai đoạn từ 1995 đến nay Đồng thời nghiên cứu

Trang 12

sâu hơn về các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam, một trong những chủ thể quan trọng và có những đóng góp lớn trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội

- Phần kết luận: Tổng kết và đánh giá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội Từ đó đưa ra những nhận xét về chiều hướng phát triển cùng một vài đề xuất nhằm nâng cao quan hệ hai nước nói chung và quan hệ hai nước trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội nói riêng

Trang 13

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ

TỪ 1995 ĐẾN NAY

1.1 QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ

Trong các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ là một trong những quan hệ đặc biệt nhất, bởi Hoa Kỳ không những là một trong những cường quốc mạnh nhất trên thế giới mà còn bởi Hoa Kỳ và Việt Nam

đã từng có một quá khứ đau thương Với tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, hai nước đã dần dần xoá bỏ được những khoảng cách và từng bước đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ Những chuyến thăm cấp cao thường xuyên giữa các nguyên thủ quốc gia hai nước, những sự hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau đã cho thấy một tương lai rộng mở hơn cho quan

hệ giữa hai nước Đồng thời Việt Nam cũng đã xác định quan hệ với Hoa Kỳ

là một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại phục vụ mục tiêu phát triển đất nước Tuy nhiên, để có được những thành quả như ngày nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua một quá trình dài đầy thăng trầm trong quan

hệ giữa hai nước Trong đó, vấn đề bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa

Kỳ là một quá trình đấu tranh gay go, phức tạp và đòi hỏi sự nỗ lực của cả hai bên

1.1.1 Những nỗ lực đầu tiên của quá trình bình thường hóa quan hệ (1975-1985)

Sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Hoa Kỳ tiến hành chính sách bao vây, cấm vận và cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao cũng như kinh

tế đối với Việt Nam Với mong muốn hòa bình, ổn định để khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh, Việt Nam đã chủ động bình thường hoá quan

hệ với Hoa Kỳ Tháng 6/1975, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đề nghị Hoa Kỳ

Trang 14

tiến hành bình thường hoá quan hệ trên cơ sở các điều khoản của Hiệp định Paris Tuy nhiên, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước đã từng là đối thủ là một vấn đề không dễ dàng, huống hồ cuộc chiến tranh Việt Nam lại là một cuộc chiến tranh giữa một siêu cường và một nước nhỏ, yếu hơn mà kết thúc lại là sự thất bại của siêu cường đó Do đó, vấn đề bình thường hoá quan

hệ giữa hai nước lại càng khó khăn, phức tạp hơn Vì vậy, cũng dễ hiểu vì sao

đề nghị của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã không được chính quyền của Tổng thống Ford đáp lại

Năm 1977, Jimmy Carter lên cầm quyền, bối cảnh nước Mỹ lúc đó đang bị chia rẽ và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi “hội chứng Việt Nam” Mong muốn điều chỉnh lại tình hình trong nước và khắc phục phần nào “hội chứng Việt Nam” trong lòng nước Mỹ, chính phủ của Tổng thống J Carter đã đề nghị một kế hoạch bình thường hoá quan hệ với Việt Nam Tháng 3 năm

1977, Tổng thống Carter cử phái đoàn đầu tiên do Đặc sứ Leonard Woodcock sang Việt Nam để đàm phán về vấn đề bình thường hoá quan hệ và vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) Sau chuyến thăm mở đường này, hai bên đã thỏa thuận mở cuộc đàm phán về bình thường hoá quan hệ tại Paris Hoa Kỳ đề nghị trước hết thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước rồi sẽ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam Trong khi đó, Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ thực hiện nghĩa vụ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh, chưa chấp nhận

đề nghị nêu trên của Chính phủ Carter Vì vậy, một cơ hội bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã bị bỏ lỡ

Tháng 7/1978, với thiện chí muốn thúc đẩy đàm phán đi đến kết quả, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phan Hiền tuyên bố “Việt Nam sẵn sàng thảo luận vấn đề bình thường hoá không có điều kiện trước” [40] Tuy nhiên, thái độ thiện chí của Việt Nam không được chính quyền Carter đáp lại Cùng thời gian này, quan hệ Việt Nam - Liên Xô ngày càng chặt chẽ, trong khi

Trang 15

quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên đặc biệt căng thẳng Nắm được nhân

tố Trung Quốc, Hoa Kỳ đã phối hợp với các nước khác thực hiện bao vây, cô lập Việt Nam Hoa Kỳ gắn việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ với việc giải quyết vấn đề Campuchia và vấn đề tìm kiếm tù binh và người

Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW - MIA), làm cho quan hệ hai nước ngày càng xấu đi

1.1.2 Tiến tới bình thường hóa quan hệ (1985-1995)

Từ năm 1985, Liên Xô bắt đầu cải tổ, tình hình thế giới và khu vực có nhiều thay đổi Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 12 năm 1986 đã thông qua đường lối đổi mới toàn diện đất nước và chủ trương tiếp tục bàn bạc với Hoa Kỳ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ vì lợi ích của hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á

Kiểm điểm và rút kinh nghiệm về chính sách đối với Hoa Kỳ từ năm

1975 đến giữa những năm 1980, Nghị quyết số 13 của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ: “Chúng ta cần có chính sách mới toàn diện đối với Mỹ, nhằm tranh thủ dư luận thế giới và nhân dân Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho ta tập trung giữ vững hoà bình và phát triển kinh tế” [70,tr.205] Tiếp đó, Đại hội toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) xác định bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ là một chủ trương đối ngoại quan trọng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận và đàm phán giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quan hệ hai nước

Từ sau năm 1986, Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt đầu có những cuộc tiếp xúc trở lại Đặc biệt, sự nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề

Trang 16

người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam đã là một cầu nối hiệu quả giúp hai bên bắt đầu hợp tác giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại Đồng thời, năm 1990, vấn đề Campuchia được giải quyết đã tác động tích cực đến

sự điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Thập niên 90 của thế kỷ XX là giai đoạn diễn ra quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ Ngày 9/4/1991, chính quyền George.H.W.Bush chính thức đưa ra bản lộ trình “4 giai đoạn” phác họa quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, gắn tiến trình cải thiện quan hệ hai nước với hai điều kiện là Việt Nam hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia và vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam Ngày 21/11/1991, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Mai đàm phán lần đầu tiên với Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á - Thái Bình Dương R Solomon tại New York về bình thường hoá quan hệ hai nước Nhờ những tiến bộ đạt được trong việc giải quyết vấn đề Campuchia và đặc biệt là vấn đề MIA, vấn đề nhạy cảm được đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, chính quyền Mỹ từng bước đưa ra các quyết định quan trọng để đi đến bình thường hoá quan hệ với Việt Nam

Tháng 1 năm 1993, sau khi lên cầm quyền, về cơ bản Tổng thống Bill Clinton tiếp tục chính sách đối với Việt Nam vốn đã được xác định trong “bản

lộ trình” của chính quyền tiền nhiệm Thấu hiểu những nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề Campuchia và vấn đề tìm kiếm POW/MIA, chính quyền Clinton quyết định thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ với Việt Nam Cuối cùng ngày 11/7/1995, Tổng Thống Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ là một thành công lớn trong tiến trình “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” của hai nước Tuy

Trang 17

nhiên, bình thường hoá quan hệ ngoại giao mới chỉ là một thành tựu bước đầu, là cơ sở cho sự bình thường hoá quan hệ về kinh tế cũng như về văn hoá, giáo dục, và các lĩnh vực khác Trong tuyên bố về việc Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Mỹ Bill Clinton phát biểu “Chúng ta hãy hướng về tương lai, chúng ta có quá nhiều việc phải làm ở phía trước Đây là lúc tạo cho chúng ta cơ hội để hàn gắn các vết thương của chúng ta Những vết thương này đã không chịu lành quá lâu rồi Giờ đây, chúng ta có thể tiến tới một cơ sở chung Bất kể những gì đã chia rẽ chúng ta trước đây, chúng ta hãy xếp vào quá khứ Hãy để cho giây phút này, theo từ của Kinh Thánh là một thời điểm để hàn gắn và thời điểm để kiến tạo” [87] Đáp lại tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Clinton về quyết định bình thường hoá quan

hệ với Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt khẳng định: "Chính phủ

và nhân dân Việt Nam hoan nghênh quyết định ngày 11/7/1995 của Tổng thống Bill Clinton và sẵn sàng cùng Chính phủ Hoa Kỳ thoả thuận một khuôn khổ mới cho quan hệ giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi và phù hợp với các nguyên tắc phổ biến của luật pháp quốc tế"[86]

Trong 15 năm qua, về cơ bản quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã đi được một chặng đường đáng kể Các lĩnh vực hợp tác ngày càng được mở rộng, các vấn đề khác biệt được xử lý trên tinh thần đối thoại, hiểu biết, theo hướng tạo dựng lòng tin Song song với việc tiếp tục phát triển theo chiều rộng, quan hệ giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu trên những nền tảng này Đúng như lời Ông Richard Armitage, nguyên thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét: “Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng, sự hiểu biết chỉ có thể

có thông qua đối thoại thẳng thắn Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh một điều rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý làm bạn Hơn nữa, tôi tin rằng, đó là sự

Trang 18

khởi đầu cho một mối quan hệ chặt chẽ hơn trong tương lai Giống như người Việt Nam các bạn vẫn nói: Trước làm bạn, sau là bạn thân"[77]

1.2 QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ SAU BÌNH THƯỜNG HÓA

1.2.1 Việt Nam và Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của từng nước

Trong thời đại ngày nay, khi cả thế giới đang hướng tới cái gọi là “ngôi làng thế giới” mà những thành viên trong ngôi làng thế giới vẫn tự tách mình

ra thì nền văn hoá của họ sớm muộn cũng tàn lụi Hay nói một cách chính xác hơn thì đất nước đó cũng nhanh chóng bị cô lập và tụt hậu Trong bối cảnh chung đó, việc tăng cường quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cũng là một quan hệ phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nhân loại Do đó, khi xem xét vị trí của Việt Nam và Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của từng nước, ta phải xem xét ở khía cạnh tổng thể chính sách đối ngoại chung của từng nước Đối với Hoa Kỳ, đó là chính sách đối ngoại toàn cầu và chính sách đối ngoại đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Đối với Việt Nam, đó là chính sách đối ngoại chung theo đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Hoa Kỳ là một quốc gia xuất thân từ sự kết hợp của nhiều nền văn hóa Quá trình định cư và hình thành Liên Bang Mỹ là một quá trình điều chỉnh phức tạp Nền văn hóa Mỹ là hội tụ nét văn hóa đặc trưng của các sắc dân nhập cư từ hầu hết các nơi, khiến người dân Mỹ có cảm giác họ tiếp thu được toàn bộ tinh hoa của nhân loại và ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành một nước Mỹ năng động, uyển chuyển linh hoạt, tính vị kỷ, coi trọng chủ nghĩa cá nhân, thích áp đặt…Tất cả những điều này được thể hiện khá rõ qua chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, một chính sách có tính phân biệt đối xử, sẵn sàng

áp dụng các biện pháp cứng rắn, thậm chí cả dùng vũ lực nhằm phục vụ mục tiêu chung là mở rộng ảnh hưởng và củng cố vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới

Trang 19

Tuy nhiên, chính vì lo ngại việc quá thiên về sức mạnh có thể gây ra những hệ quả bất lợi khi không thực sự hiệu quả, giáo sư Joseph Nye đã khuyến nghị chính phủ Mỹ sử dụng nhiều hơn đến một phạm trù mà ông gọi là “sức mạnh mềm” bao gồm sự hấp dẫn về mặt thể chế, tính thuyết phục của hành động và mức độ lan tỏa của các giá trị văn hóa Mỹ Trong lĩnh vực văn hóa, mục tiêu toàn cầu xuyên suốt của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ từ thời kỳ đầu cho đến nay là truyền bá các giá trị, lối sống, cách cư xử của Hoa Kỳ ra thế giới bên ngoài Để thực thi các mục tiêu về chính sách đối ngoại, nhiều chính quyền

Mỹ đã áp dụng một số biện pháp như tác động lên xã hội nước khác thông qua ảnh hưởng văn hóa, xã hội và giáo dục Trong một lần nói về mối quan hệ giữa văn hóa và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, chính Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã từng phát biểu: “trong nhiều trường hợp, văn hóa, phương tiện mà nhờ đó, một xã hội rộng lớn và không có nguồn gốc như thế này (nước Mỹ) duy trì được bản sắc và vai trò lãnh đạo toàn cầu, là một trong những nhân tố quyết định quan trọng nhất đến hoạt động đối ngoại” [51,tr.136] Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ trong các chính sách đối ngoại đó của Hoa

Kỳ

Ngoài ra, Việt Nam từ lâu là một nước có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng Việt Nam cũng ngày càng đóng vai trò và vị thế cao trong khu vực cũng như trên trường quốc tế, là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM, WTO Do đó, vị trí của Việt Nam còn được nhìn nhận và xem xét trong chính sách đối ngoại chung của Hoa Kỳ đối với khu vực ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương Trọng tâm chiến lược mới của Hoa Kỳ là sử dụng

“sức mạnh thông minh”, một trong những hình thức đối ngoại mới của Hoa

Kỳ với khu vực ASEAN và các nước nằm trong vành đai Thái Bình Dương

Sự phát triển hòa bình của các mối quan hệ giữa các nước tại vành đai Thái

Trang 20

Bình Dương là một phần trong chiến lược quốc gia của Hoa Kỳ để làm cho thế giới an toàn hơn và yên bình hơn thông qua việc hiểu biết nhau hơn, chia

sẻ quan điểm, và hợp tác rộng lớn hơn trong tất cả các chủ đề, không chỉ quan

hệ về mặt quân sự Trong quá trình đó, sự giao lưu và truyền bá văn hóa đóng vai trò quan trọng để thể hiện vị trí và tạo ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại khu vực

Về phía Việt Nam, ngoại giao thông qua con đường văn hóa, giáo dục,

xã hội (nhìn nhận theo khía cạnh rộng hơn là ngoại giao nhân dân) là một nội dung quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam với phương châm: “mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới… Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Đảng và hoạt động đối ngoại nhân dân…làm cho thế giới hiểu rõ hơn đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta”[14,tr.122-123]

Ngoài những chủ trương và chính sách chung như đã được phân tích ở trên, nhu cầu đẩy mạnh quan hệ và giao lưu Việt Nam - Hoa Kỳ còn có những

lý do riêng

Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng có một quá khứ đau thương Nhân dân hai nước không bao giờ quên những nỗi đau và mất mát đó, nhưng theo Tổng thổng Bill Clinton, “quá khứ chỉ là cái đến trước tương lai, quá khứ không phải là cái quyết định tương lai”[36,tr.47] Ông Pete Peterson, Ðại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phát biểu "Chúng ta đã từng có xung đột Chúng

ta không thể xóa được quá khứ, nhưng chúng ta có thể tha thứ cho những

Trang 21

hành động của quá khứ Hãy đừng để những kinh nghiệm của quá khứ hạn chế bước phát triển của chúng ta Chúng ta cần gia tăng nỗ lực để vượt qua quá khứ, hướng về con đường phía trước vì cuộc sống tốt đẹp hơn Hơn hết, lúc này chúng ta nên nghĩ tới việc khẳng định chỗ đứng của Việt Nam trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới cùng tồn tại vì hòa bình và trên tinh thần xây dựng Ðiều đó sẽ đem lại lợi ích cho nhân dân Việt Nam, cũng như nhân dân thế giới"[78] Như vậy, sự hợp tác và tạo dựng lòng tin, hiểu biết lẫn nhau mới là động lực quan trọng để tạo dựng một cơ sở vững chắc cho quan hệ hai nước trong tương lai Và một trong những phương tiện hiệu quả nhất để tạo dựng sự tin tưởng lẫn nhau đó chính là thông qua giao lưu văn hóa, giáo dục

và các chương trình hợp tác trong lĩnh vực xã hội Xét ở một khía cạnh rộng hơn, tiếng nói của văn hoá không chỉ dừng lại ở sự tạo dựng lòng tin hay hiểu biết lẫn nhau mà đôi khi nó còn tạo ra một sự ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Theo thống kê không chính thức, tại Hoa

Kỳ hiện có khoảng hơn hai triệu người gốc Việt Nam Theo đánh giá của chính phủ Hoa Kỳ, tầng lớp Việt kiều tại Hoa Kỳ cũng là một trong những cộng đồng thành đạt trên đất Mỹ Sau chiến tranh, do thiếu thông tin, cộng đồng Việt kiều và đôi khi cả những người dân Mỹ còn có cái nhìn phiến diện

và chủ quan về tình hình chính trị và văn hoá của Việt Nam Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam,

mở rộng giao lưu văn hoá, tăng cường thúc đẩy, kêu gọi sự hồi hương của cộng đồng Việt kiều tại Hoa Kỳ đã làm xuất hiện một tầng lớp đầu tư mới từ cộng đồng này Chưa bao giờ sự hồi hương và đầu tư ở Việt Nam từ tầng lớp Việt kiều tại Hoa Kỳ lại trở nên sôi động như hiện nay Như vậy, một lần nữa,

sự giao lưu văn hoá, giáo dục và xã hội lại đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết, giúp hàn gắn mâu thuẫn và những vết thương quá khứ trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Trang 22

1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa hai nước

Quyết định bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ vảo năm 1995

đã mở ra những giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước Tuy nhiên, do những điều kiện lịch sử đặc thù, mối quan hệ giữa hai nước không phải lúc nào cũng được phát triển một cách thuận lợi Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những yếu tố thuận lợi như xu thế toàn cầu hóa, những thành tựu đã đạt được trong quan hệ giữa hai nước…, những mặt khó khăn sẽ là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ giữa hai nước, đòi hỏi hai nước phải có những biện pháp khắc phục nhằm hướng tới mối quan hệ toàn diện hơn

Toàn cầu hoá, khu vực hóa là một xu thế nổi bật và tất yếu trong giai đoạn hiện nay Toàn cầu hoá đã tạo ra một kỷ nguyên hội nhập mới giữa các dân tộc, các quốc gia và các nền kinh tế và do đó làm tăng nhanh mối quan hệ qua lại giữa con người ở các quốc gia khác nhau trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, khoa học và giáo dục Do vậy, hội nhập là một yêu cầu khách quan của tất cả các quốc gia bao gồm cả Việt Nam và Hoa Kỳ Đồng thời, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển tăng tốc, mang lại những biến đổi sâu sắc và nhanh chóng về mọi mặt trong đời sống nhân loại Trước tác động mạnh mẽ đó, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng lớn, phản ánh nguyện vọng của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển Xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá được tăng cường, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, làm gia tăng các hoạt động kinh tế, thương mại quốc tế Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương

Sự tăng cường hợp tác quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cũng nằm trong xu thế chung đó

Trang 23

Xét về mặt chính trị, Hoa Kỳ là quốc gia có vai trò lớn nhất trên thế giới, có ảnh hưởng tới hầu hết các mối quan hệ chính trị quốc tế Hợp tác với Hoa Kỳ, có được mối quan hệ chính trị tốt với Hoa Kỳ sẽ giúp vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, phát huy vai trò của mình trong quá trình hội nhập và tham gia vào các tổ chức và các thế chế quốc tế Ngoài ra, Hoa Kỳ và Việt Nam càng ngày càng có những lợi ích song trùng ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương Bản báo cáo về “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ” năm 1995 chỉ ra rằng “Châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa ngày càng tăng đối với nền an ninh và sự tồn tại của Hoa Kỳ Không ở đâu, ba yếu tố trong chiến lược của chúng ta lại liên hệ chặt chẽ với nhau như vậy và càng không ở đâu sự cần thiết phải tiếp tục có sự dính líu của Hoa Kỳ lại hiển nhiên như vậy”[79,tr.65] Sự chuyển hướng của Hoa Kỳ từ khu vực châu Âu truyền thống sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi hơn cho Việt Nam vì Việt Nam có vị thế địa - chính trị thuận lợi ở khu vực Đông Nam Á, là một thành viên năng động của ASEAN Việc hợp tác với Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ mà vẫn đảm bảo được nhu cầu hội nhập và phát triển của Việt Nam trong thời đại mới Đồng thời việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giữ vững độc lập tự chủ, bản sắc văn hoá dân tộc, định hướng xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia

và ổn định đất nước là phù hợp với nhu cầu đất nước và thực tiễn thời đại

Về mặt kinh tế, thương mại, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước phát triển rất lớn Trước khi bình thường hoá quan hệ, thương mại hai chiều giữa hai nước chỉ đạt vài chục triệu USD, song đến năm 2009 đã đạt 15

tỷ USD và đến nay đã đạt 16 tỷ USD Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2006 Trong giai đoạn suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2009, xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức

Trang 24

11% và thương mại song phương giữ ở mức độ kỷ lục của năm 2008 Năm

2009, Hoa Kỳ đã vươn lên thành thị trường lớn nhất của ngành xuất khẩu Việt Nam và chiếm hơn 20,8% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam, so với 18,9% (11,86 tỉ USD) của năm 2008 [53] Hiện Hoa Kỳ đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Năm 2009, Hoa kỳ có

43 dự án đầu tư đăng ký mới vào Việt Nam với 5.948,2 triệu USD, bằng 36,4% tổng số vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam năm 2009 và tăng 291%

so năm 2008 Số vốn đăng ký mới của Hoa Kỳ trong năm 2009 nhiều hơn tổng số vốn đăng ký mới của Hoa Kỳ từ năm 1988 đến 2008 (trên 5 tỉ USD) [53].Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, số thành viên của Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh, đạt mức 900 công

ty Những bước tiến trong quan hệ kinh tế và đầu tư song phương của hai nước diễn ra đồng thời với quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam Thu nhập thực tế của Việt Nam tăng trung bình 7.2%/năm trong thập kỷ qua và GDP bình quân đầu người tăng từ mức 220 USD năm 1995 lên mức

1052 USD năm 2009 Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Năm giảm từ 59% năm 1993 xuống 12.3% năm 2009 Việt Nam là một trong những nước chuyển đổi nhanh nhất trên thế giới và quan hệ kinh tế song phương Hoa Kỳ - Việt Nam, bằng nhiều phương thức, đã góp phần tạo nên những chuyển biến này [80]

Về quan hệ quốc phòng, đã có nhiều hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác, trao đổi đoàn, quân y, đào tạo, tìm kiếm cứu nạn, tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh (MIA), rà phá bom mìn, phòng chống tội phạm, ma tuý Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (12/2009), Hoa Kỳ đã đánh giá cao và cảm ơn sự hợp tác tích cực và có hiệu quả của Việt Nam trong hợp tác POW/MIA, nhất trí về thiết lập cơ chế Đối thoại Quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng và tổ chức Ðối thoại lần đầu vào quý 2/2010 tại Hà Nội, tiếp tục hợp tác giải quyết hậu quả của chiến tranh;

Trang 25

tìm kiếm cứu nạn trên biển; quân đội hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực trên cơ sở phù hợp chính sách và an ninh quốc gia của mỗi nước [5]

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong các lĩnh vực khác như giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, y tế, môi trường, văn hoá - xã hội cũng có những bước phát triển đáng ghi nhận Sự hợp tác giữa các tổ chức chính phủ và phi chính phủ Hoa Kỳ với Việt Nam trong các nỗ lực giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh hiểm nghèo, xoá đói giảm nghèo ngày càng tăng Số sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang Mỹ học tập, số người Mỹ du lịch sang Việt Nam và số Việt kiều từ Mỹ về thăm quê, gửi ngoại hối, đầu tư hay xúc tiến các quan hệ kinh tế - thương mại ở Việt Nam cũng ngày càng tăng Ngoài ý nghĩa kinh tế, những hoạt động này còn làm tăng cường sự hiểu biết

và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ Ngay cả trong lĩnh vực quân sự - an ninh, một lĩnh vực vốn khá nhạy cảm, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cũng có những tiến triển theo hướng cởi mở hơn, hợp tác nhiều hơn cả trong quan hệ song phương lẫn trong các cơ chế, các diễn đàn đa phương ở khu vực và quốc tế, nhất là trong các vấn đề chống khủng bố quốc

tế, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh môi trường, an ninh lương thực, v.v

Những thành tựu mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được trong suốt 15 năm qua đã tạo những cơ sở phát triển bền vững cho quan hệ hai nước trong tương lai Tuy nhiên, bên cạnh đó, hai bên vẫn còn tồn tại những khó khăn do hậu quả của quá khứ hay những bất đồng về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo cũng như những tranh chấp thương mại mới nảy sinh gần đây Đây cũng

là các diễn biến thường xảy ra trong quá trình phát triển quan hệ giữa hai quốc gia có sự khác biệt về văn hóa, chế độ chính trị, trình độ phát triển, đặc biệt về đặc điểm lịch sử như Việt Nam và Hoa Kỳ Những khó khăn trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu tồn tại trong những mặt sau

Trang 26

Thứ nhất, Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng có một quá khứ chiến tranh đau thương Cuộc chiến tại Việt Nam là một cuộc chiến tiêu tốn nhiều nhất cả về

số sinh mạng cũng như về kinh tế trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ Trên 58.000 quân Mỹ đã bỏ mạng ở chiến trường Việt Nam, cuộc chiến tranh đã tiêu tốn trên 920 tỷ USD và cùng với đó còn nhiều hậu quả khác cho các gia đình Mỹ Cho tới ngày nay dư âm về cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn còn tồn tại sâu đậm trong lòng nước Mỹ, mà vẫn được gọi với cái tên là “hội chứng Việt Nam” Hội chứng này ăn sâu vào trong trí nhớ và tiềm thức của người dân

Mỹ, nhất là những cựu chiến binh đã từng chiến đấu trên chiến trường Việt Nam Nó không những ảnh hưởng sâu đậm trong lòng nước Mỹ mà đôi khi nó còn ảnh hưởng tới những quyết định, chính sách của chính quyền Về phía Việt Nam, di chứng chiến tranh còn nặng nề hơn nhiều Ngoài 3 triệu quân nhân Việt Nam đã thiệt mạng trong quá khứ, thì còn 4,8 triệu người dân Việt Nam bị nhiễm chất độc Con cháu họ, 150.000 trẻ em Việt Nam bị dị dạng khi sinh ra là những nỗi đau đối với mỗi người dân Việt Nam Thậm chí, kể từ sau chiến tranh đến nay, mỗi năm bom mìn do cuộc chiến tranh để lại vẫn cướp đi sinh mệnh của hàng trăm người dân Việt Nam Ngoài ra, quá khứ chiến tranh còn tồn tại dai dẳng trong quan hệ hai nước khi vẫn còn tồn tại những vấn đề về người Mỹ mất tích trong chiến tranh 1619 người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam vẫn là một con số ám ảnh trong lịch sử hai nước Tất cả đều là những nỗi đau của quá khứ nhưng lại ảnh hưởng mạnh tới hiện tại và sự phát triển trong tương lai

Thứ hai, ngoài vấn đề do hậu quả chiến tranh để lại thì sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và sự khác biệt về thể chế chính trị cũng là nguyên nhân cản trở và gây khó khăn cho quá trình bình thường hoá quan hệ hai nước Trên thực tế, do thể chế chính trị khác nhau, hệ tư tưởng khác nhau, giá trị văn hóa khác nhau nên vẫn còn những hành động và quan điểm định kiến,

Trang 27

sai lệch về Việt Nam gây cản trở cho sự phát triển quan hệ hai nước như những âm mưu, hành động khơi dậy hận thù kích động, xuyên tạc và quyết sách đơn phương mang tính áp đặt trên một số vấn đề về nhân quyền, tôn giáo, dân tộc Theo một số liệu thống kê, nhóm cộng đồng phản động trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã thành công trong việc thông qua được khoảng 100 nghị quyết ở các hội đồng thành phố, những nơi công nhận lá cờ của chính quyền miền Nam Việt Nam trước 1975 là “lá cờ cộng đồng” được treo trong một số dịp lễ hội [33,tr.53] Hơn nữa, trong mối quan hệ Việt Nam

- Hoa Kỳ vẫn còn có sự khác biệt căn bản về chiến lược, định hướng phát triển cũng như các quan điểm chính trị khác nhau trong cách nhìn nhận về quá khứ, vấn đề nhân quyền và dân chủ Trong chính quyền Mỹ hiện nay vẫn còn tồn tại một bộ phận có những quan điểm phân biệt đối xử với Việt Nam Họ lấy vấn đề chính trị khác biệt, vấn đề nhân đạo POW/MIA, vấn đề dân chủ theo quan điểm của kẻ mạnh để áp đặt làm các vật cản trong quá trình thương lượng, đàm phán và hợp tác làm ăn Thậm chí, ngày 15/7/2003, Hạ viện Mỹ

đã thông qua điều luật Bổ sung Dự luật chi tiêu đối ngoại của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong năm tài chính 2004 - 2005 Trong các điều khoản đó, có điều áp đặt và gắn việc viện trợ không liên quan mục đích nhân đạo của Hoa Kỳ với vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam, vì họ cho rằng Việt Nam

vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, sắc tộc [68,tr.21] Tất cả những sự khác biệt về thể chế chính trị này đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

Thứ ba, do sự thiếu hiểu biết về thị trường Hoa Kỳ và những kinh nghiệm còn non nớt trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với những vụ kiện về bán phá giá tôm, cá tra và cá basa hay hạn ngạch về dệt may, giày da Hơn nữa, quan hệ Việt Nam

- Hoa Kỳ là quan hệ giữa hai quốc gia có nền kinh tế khác nhau cả về quy mô,

Trang 28

trình độ, bản chất Sự chênh lệch này dẫn tới những bất cập, khó bình đẳng trong quan hệ hợp tác làm ăn với nhau Việt Nam hiện nay mới chỉ đang là một nền kinh tế đang phát triển Hệ thống pháp luật đang dần được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường Trình độ quản lý của nền kinh

tế Việt Nam còn thấp, môi trường kinh doanh, tuy đã có những dấu hiệu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chưa thực sự năng động Trong khi đó, Hoa Kỳ là một nước phát triển đứng đầu thế giới, có nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển cao với GDP hàng năm chiếm hơn 30% tổng GDP thế giới Như vậy, có thể nói với sự khác nhau về mục tiêu chiến lược, sự chênh lệch, khác nhau giữa hai nền kinh tế có thể sẽ đưa tới nhiều điểm không gặp nhau trong quan hệ kinh tế giữa hai nước

1.3 NHẬN XÉT

Nhìn lại sự vận động của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ trong lịch

sử đến hiện tại một cách khách quan, có thể thấy đây là mối quan hệ có khá nhiều nét đặc thù so với các quan hệ song phương khác của Việt Nam Nếu như Nghị quyết 8 BCHTƯ Đảng khoá XI đưa ra khái niệm “đối tác” và “đối tượng” trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, thì có nhà lãnh đạo cho rằng:

“Mỹ là một “đối tượng quan hệ đặc biệt” của Việt Nam vì lịch sử quan hệ hai nước là “không bình thường” Tuy nhiên, có thể nói trong danh sách và thứ bậc quan hệ của Việt Nam với các nước lớn, quan hệ với Hoa Kỳ là mối quan tâm lớn nhất và quan trọng nhất xét theo cả hai mặt thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ Có nhà khoa học còn cho rằng: “Xét trong hệ thống các quan hệ quốc tế của Việt Nam, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ có tầm quan trọng đặc biệt, Hoa Kỳ là đối tác chiến lược số 1 có khả năng và tiềm năng tác động hơn bất kỳ đối tác nào khác đến chất lượng môi trường quốc tế của Việt

Trang 29

Nam” [21,tr.181] Sau khi khái quát hóa mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, ta

có thể rút ra một số nhận xét sau

Thứ nhất, về lịch sử, đây là mối quan hệ giữa hai quốc gia “cựu thù” Cuộc chiến tranh kéo dài mấy thập niên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không đơn giản là một cuộc chiến tranh nóng giữa một nước “đế quốc to” và một nước nhỏ Mặc dù cuộc chiến tranh Việt Nam đã lùi vào quá khứ và Việt Nam chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, song dù muốn hay không, hậu quả và những di chứng mà cuộc chiến tranh này để lại không thể không ít nhiều ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, kể cả từ khi bình thường hoá đến nay Do vậy, những bất đồng và ảnh hưởng này cần phải được giải quyết một cách mềm dẻo trên cơ sở nỗ lực của cả hai bên và phải được giải quyết thông qua những kênh đối thoại và trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết và thông cảm lẫn nhau Do còn những khó khăn trong quan hệ song phương ở cấp độ nhà nước nên các hoạt động trao đổi văn hóa, giáo dục và xã hội sẽ có vai trò hỗ trợ cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước

Thứ hai, xét về chính sách đối ngoại, cũng như các quốc gia khác, chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thể hiện trong chiến lược toàn cầu và chiến lược đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa

Kỳ Tuy nhiên, do đặc thù quá khứ, nên mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ còn mang những đặc điểm riêng Bên cạnh mục tiêu tăng cường hiểu biết, phát triển mối quan hệ, thì quan hệ văn hóa, giáo dục và xã hội Việt Nam - Hoa Kỳ còn đóng vai trò là cầu nối và công cụ để giải quyết các vấn đề của quá khứ, tạo dựng lòng tin cho mối quan hệ trong tương lai

Thứ ba, nhìn lại 15 năm qua, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước tiến bộ vượt bậc Chỉ trong vòng 15 năm, quan hệ giữa Hoa Kỳ

và Việt Nam đã tiến triển từ chỗ hai bên không có lòng tin cậy vững chắc, nay

Trang 30

đã trở thành quan hệ đối tác mạnh mẽ dựa trên sự tôn trọng và hợp tác Từ chỗ trước đây hai quốc gia có rất ít, hoặc thậm chí là không có điểm chung làm nền tảng cho quan hệ ngoại giao, đến nay, hai nước đã hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại - đầu tư đến giáo dục, y tế, an ninh và quốc phòng

Và theo như lời đại sứ Hoa Kỳ Michael W.Michalak phát biểu trong buổi giao lưu tại câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam thì “theo tôi, hiện nay mối quan hệ song phương đang ở giai đoạn hiệu quả nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995 Điều này thật tuyệt vời cho mối quan hệ song phương, cho nền kinh tế hai nước, cũng như cho người dân của hai quốc gia vĩ đại của chúng ta” [58] Vì vậy, có thể nói, đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung và trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội nói riêng trong thời gian tiếp theo

Trang 31

CHƯƠNG 2 QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ TRÊN CÁC LĨNH VỰC

GIÁO DỤC VÀ VĂN HÓA TỪ 1995 ĐẾN NAY

2.1 QUAN HỆ VIỆT NAM HOA KỲ TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC

2.1.1 Vai trò và vị trí của giao lưu và trao đổi giáo dục trong quan hệ hai nước

Hoa Kỳ ngày càng nổi lên là một cường quốc về giáo dục Một minh chứng cụ thể là trong 20 trường đại học danh tiếng nhất thế giới, chỉ có Oxford, Cambridge và Đại học London của Anh, mười bảy trường còn lại đều

là các trường đại học của Hoa Kỳ Trong vòng 50 năm trở lại đây, người Mỹ

đã 66 lần đoạt giải Nobel về các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý học, 68 lần trong lĩnh vực y học và 42 lần trong lĩnh vực hoá học Lớp người tinh hoa của thế giới được đào tạo tại các trường đại học của Hoa Kỳ, nơi đang có nhiều ngàn người theo học Ở Hoa Kỳ hiện đang có khoảng 450 ngàn sinh viên nước ngoài du học Trong đó, cũng có khoảng 13.000 là sinh viên Việt Nam Khi trở về nước, nhiều người trong số họ sẽ chiếm giữ những vị trí

có ảnh hưởng lớn trong các hệ thống chính trị của nước mình và điều này khiến cho khả năng phổ biến ảnh hưởng của Hoa Kỳ dễ dàng hơn rất nhiều

Vì vậy, giáo dục không còn chỉ dừng lại ở việc giao lưu hay giúp các nước khác học hỏi kinh nghiệm của Hoa Kỳ, mà ngược lại, ở một mức độ nhất định, nó còn đóng vai trò là một công cụ chính trị hữu hiệu

Tuy nhiên, không phải lúc nào các yếu tố chính trị cũng mang ý nghĩa tiêu cực Một điều không thể phủ nhận là thông qua các hoạt động trao đổi giáo dục quốc tế, Hoa Kỳ và Việt Nam đều thể hiện được bản sắc và đặc trưng văn hóa của nước mình Với một nền giáo dục hàng đầu thế giới, Hoa

Kỳ luôn thể hiện sự nồng nhiệt đón tiếp các chuyên gia và các du học sinh

Trang 32

đến từ tất cả các nước trên thế giới Điều này vừa thể hiện được vai trò của Hoa Kỳ trong nền giáo dục thế giới lại vừa là một hình thức quảng bá hữu hiệu sự thân thiện của người dân Mỹ, cũng như sự phong phú và phóng khoáng của nền văn hoá Mỹ tới bạn bè thế giới Các chương trình trao đổi chuyên gia, học giả, sinh viên, chẳng hạn như những chương trình do Phòng Văn hóa và Giáo dục của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ, là những hoạt động quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ Các chương trình này là cơ hội để nhân dân thế giới có điều kiện tiếp xúc sâu hơn và toàn diện hơn với nền văn hoá Hoa Kỳ Thậm chí, sau khi tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và nền văn hoá Mỹ, nhiều người cho biết rằng họ đã thay đổi hẳn những quan niệm tiêu cực và chủ quan của mình về Hoa Kỳ

Về phía Việt Nam, từ trước đến nay, giáo dục luôn được coi là quyết sách hàng đầu trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Đảng và Nhà nước Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2012 là: “đưa đất nước

ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá” “Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt ” [8] Để đạt được các mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết Hơn nữa, đối với Việt Nam, để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển, vai trò của giáo dục và khoa học công nghệ lại càng có tính quyết định Giáo dục

đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài

để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trong thời kỳ đổi mới, việc hợp tác quốc tế sẽ góp phần tăng cường sức

Trang 33

mạnh cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam có bước chuyển biến mới, từng bước hội nhập xu thế phát triển của giáo dục khu vực và thế giới Đồng thời tăng cường đào tạo cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trao đổi chuyên gia và kinh nghiệm với các nước có nền giáo dục khoa học và công nghệ tiên tiến và phát triển của thế giới trong đó có Hoa Kỳ Trong chính sách của mình, Việt Nam cũng rất coi trọng việc thu hút các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài về đóng góp xây dựng đất nước Trong quan hệ với Hoa Kỳ, chính phủ Việt Nam nhận thức được rằng, Hoa

Kỳ là một trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo của thế giới với nhiều nguồn lực mà Việt Nam có thể hợp tác cùng có lợi Vì vậy, việc mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển nền giáo dục đồng thời khai thác các nguồn tài trợ từ các

dự án của chính phủ cũng như hợp tác song phương giữa các trường đại học Việt Nam và Hoa Kỳ

Ngoài những yếu tố chính trị trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

và Hoa Kỳ, việc tăng cường trao đổi và hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia cũng là một cách để hai nước tăng cường tình hữu nghị, hợp tác nhằm hóa giải những hiểu lầm trong quá khứ, giúp hai nước ngày càng có sự hợp tác nhiều hơn trong tương lai Ở mức độ nhất định, sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam sẽ là một yếu tố tạo thành công cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ bởi “trong thế giới phụ thuộc này, thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi” [88], như cựu Tổng thống Bill Clinton đã nhận xét

Trang 34

2.1.2 Các hình thức hợp tác giáo dục giữa hai nước

Đối với Việt Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước là một đòi hỏi bức thiết Trong khi

đó, Hoa Kỳ là nước có trình độ phát triển cao về khoa học - kỹ thuật và nhiều trường đại học của Hoa Kỳ có vị trí hàng đầu thế giới Do đó, hợp tác về giáo dục với Hoa Kỳ sẽ đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực cho Việt Nam Trong các hình thức hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, có những hình thức chính sau

Thứ nhất là các chương trình trao đổi giáo dục giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ Cũng như Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hàng năm phải chịu trách nhiệm với các vấn đề kinh tế, văn hoá,

xã hội của đất nước trong quan hệ đối ngoại Trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, thông qua Đại sứ quán Hoa Kỳ và Việt Nam, hàng năm có hàng trăm cuộc giao lưu trao đổi giáo dục Kể từ năm 1995, Đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao gần 1.000 học bổng cho các chương trình có cấp bằng và không cấp bằng với ngân sách tổng cộng là 75 triệu đôla [59] Trong quan hệ giáo dục song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, có hai chương trình quan trọng là Chương trình học bổng Fulbright và học bổng của Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF)

VEF được tạo dựng bởi Quốc hội Hoa Kỳ sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật “Quỹ giáo dục dành cho Việt Nam - 2000” vào cuối năm

2002 và hàng năm được Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ Quỹ Giáo dục Việt Nam được thành lập nhờ vào khoản vay chưa được hoàn trả mà Hoa Kỳ dành cho chính quyền Sài Gòn trước đây Trước năm 1975, Chính phủ Hoa Kỳ có viện trợ và đồng thời cho chính quyền Sài Gòn vay một khoản tiền Khi Việt Nam được thống nhất, Hoa Kỳ ngỏ ý muốn lấy lại số tiền này và được sự đồng ý từ phía Chính phủ Việt Nam Số tiền này đã được trích ra để thành lập quỹ giáo

Trang 35

dục, đào tạo sinh viên Việt Nam Tổng thống Bill Clinton đã ký Nghị định thành lập quỹ này Và sau đó, chính Tổng thống George W Bush đã bổ nhiệm các thành viên vào Hội đồng Quản trị của VEF, gồm 13 thành viên, trong đó có 6 thành viên là các nhà khoa học, còn lại là đại diện của Thượng,

Hạ viện Hoa Kỳ, đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục Đào tạo Mỹ Mục đích của Quỹ Giáo dục Việt Nam là đẩy mạnh và tăng cường quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ thông qua con đường trao đổi giáo dục trong lĩnh vực khoa học và công nghệ VEF có ba mục đích chính 1) VEF góp phần giúp Việt Nam đào tạo một số cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ cao tại các trường đại học và Viện nghiên cứu nổi tiếng của Mỹ 2) VEF tài trợ cho một

số giáo sư, nhà khoa học có uy tín và trình độ cao của Mỹ sang phối hợp cùng đồng nghiệp Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu và triển khai một số hoạt động khoa học tại một số trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam 3) VEF tăng cường năng lực và hỗ trợ một số trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của Quỹ Giáo dục Việt Nam

là giúp đỡ Việt Nam đào tạo những chuyên gia hàng đầu về khoa học và công nghệ [93] Bằng cách làm như vậy, chính phủ Hoa Kỳ mong muốn đưa Việt Nam và Hoa Kỳ xích lại gần nhau hơn

Đặc biệt, trong các hoạt động tài trợ của mình, Quỹ Giáo dục Việt Nam còn giúp đỡ các trường Đại học Việt Nam thiết lập và xây dựng các chương trình, giúp đỡ về mặt tài chính, duy trì sự hợp tác khoa học với Hoa Kỳ nhằm giúp Việt Nam có thể học hỏi và đóng góp vào sự phát triển của khoa học và công nghệ toàn cầu Hàng năm Quỹ Giáo dục Việt Nam thực hiện nhiệm vụ

đã đặt ra bằng cách giúp Việt Nam đào tạo một số cán bộ khoa học, kỹ thuật

có trình độ cao tại các trường Đại học và viện nghiên cứu của Hoa Kỳ thông qua hỗ trợ bằng các suất học bổng Đây là quỹ học bổng lớn, ưu tiên cho một

số lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao

Trang 36

Hàng năm, VEF trao học bổng Tiến sĩ cho các ngành khoa học cơ bản cho hơn 40 sinh viên Việt Nam và đưa 10 giáo sư Mỹ sang làm việc với các trường đại học Việt Nam Quỹ Giáo dục Việt Nam có ngân sách hàng năm là

5 triệu USD Bên cạnh đó, VEF cũng thiết lập nhịp cầu đại học giữa các trường đại học Hoa Kỳ và Việt Nam Trong những năm qua, việc thực hiện Quỹ Giáo dục dành cho Việt Nam đã góp phần đưa hàng trăm sinh viên Việt Nam xuất sắc sang đào tạo sau đại học tại các trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ, mở ra khả năng xây dựng trung tâm khoa học ưu tú ở Việt Nam trong tương lai Quỹ VEF sẽ được thực hiện trong vòng 10 năm, đến năm

2016 Cho tới nay, Quỹ Giáo dục Việt Nam do Hoa Kỳ tài trợ đã cung cấp học bổng cho 306 nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu tại 70 cơ sở đào tạo sau đại học hàng đầu của Hoa Kỳ [58] Những cựu nghiên cứu sinh này hiện đang đứng đầu rất nhiều doanh nghiệp, bộ ngành và các tổ chức tư nhân trên khắp Việt Nam Họ đang có những đóng góp giá trị cho nước nhà và đẩy mạnh hơn nữa quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam

Ngoài VEF, đáng chú ý trong sự hợp tác giáo dục Việt Nam với Hoa

Kỳ còn có Chương trình học bổng của Quỹ Fulbright Việt Nam tự hào khi có Chương trình Fulbright lớn nhất châu Á Sứ mệnh của Chương trình Fulbright

là hình thành, truyền thụ và phổ biến kiến thức Hiện nay, dự án kiến tạo tri thức này đang hỗ trợ cho ba chương trình đào tạo cốt lõi, bao gồm chương trình đào tạo một năm về kinh tế học ứng dụng và chính sách công, các khóa ngắn hạn chuyên về luật và kinh tế cho chính sách công và chương trình đào tạo cao cấp theo yêu cầu thực tiễn Được bắt đầu vào năm 1992 với mục đích nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc Hoa Kỳ và Việt Nam, đến nay, chương trình này đã thu được những kết quả toại nguyện Mỗi năm chương trình đưa 25-30 sinh viên Việt Nam sang học lấy bằng Thạc sỹ trong

2 năm và 10 học giả Việt Nam đi nghiên cứu trong 1 năm ở các trường đại

Trang 37

học Hoa Kỳ Hàng năm chương trình cũng đưa 10 sinh viên, 10 học giả Mỹ,

15 trợ giảng tiếng Anh và 5-10 chuyên gia cao cấp sang đào tạo giáo viên và xây dựng các dự án cải thiện chất lượng giảng dạy và hệ thống quản lý tại các trường đại học Việt Nam Chi phí hàng năm của Chương trình Fulbright là 2.4 triệu USD[59] Chương trình Fulbright Việt Nam đến nay đã được mở rộng

và bao gồm năm thành phần là Chương trình trao đổi học giả Hoa Kỳ, học giả Việt Nam; trao đổi sinh viên Hoa Kỳ, sinh viên Việt Nam và đặc biệt là Chương trình giảng dạy kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) được thành lập vào năm 1994 và là chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ chí Minh và Trường Quản lý Nhà nước John F Kennedy thuộc Đại học Harvard Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chương trình lớn nhất trên thế giới Ngân sách hoạt động chính của chương trình do Vụ Văn hóa và Giáo dục thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ FETP được nhiều nơi đánh giá là tổ chức nghiên cứu và đào tạo về chính sách công hàng đầu tại Việt Nam, với một loạt các chương trình kết hợp giữa kinh tế, quản lý, công nghệ và luật Do hiểu biết sâu sắc những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt là một thành tố thiết yếu để đào tạo chính sách công một cách hiệu quả, tập thể giảng viên trong và ngoài nước của FETP đều tham gia nghiên cứu về phát triển kinh tế của Việt Nam và kết hợp các kết quả nghiên cứu này vào hoạt động giảng dạy của mình Trong tất cả các khóa học, nhà trường đều sử dụng phương pháp tiếp cận hợp nhất với cường độ cao

và khuyến khích sự tham gia của học viên Đây là mô hình của những chương trình sau đại học tốt nhất ở nước ngoài trong lĩnh vực chính sách và quản lý công Dưới sự lãnh đạo của đội ngũ giảng viên người Việt Nam, cùng sự hợp tác của các trường đại học hàng đầu của Việt Nam, Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á, Chương trình Fulbright đã trở thành một trung tâm ưu tú trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo chính sách công

Trang 38

Từ năm 1995 đến nay, đã có hơn 1100 học viên tham dự các khóa học của FETP FETP đào tạo các nhà chuyên môn đến từ khắp nơi ở Việt Nam và thu hút học viên thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Kết quả, những học viên tốt nghiệp từ chương trình đã đóng góp vào việc định hình và thực hiện quá trình chuyển đổi của Việt Nam, từ đó bảo đảm vị trí hàng đầu của FETP trong hoạt động đào tạo các nhà quản lý và nhà hoạch định chính sách - những người đi đầu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam Phối hợp với Quỹ Học bổng Fulbright và Quỹ Giáo dục Việt Nam, hàng năm Hoa Kỳ tài trợ cho hơn 100 sinh viên Việt Nam theo học cao học tại Mỹ, đặc biệt là trong các ngành khoa học và công nghệ Thay mặt cho Ủy ban Fulbright về Học bổng nước ngoài và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Phòng Thông tin - Văn hóa Hoa Kỳ tại

Hà Nội điều hành toàn bộ năm thành phần của chương trình nhằm đảm bảo sự phát triển thông suốt và có tính hệ thống của Chương trình Fulbright Việt Nam

Ngoài các chương trình học bổng trên, hàng năm Đại sứ quán Mỹ còn tài trợ cho Việt Nam hàng trăm suất học bổng thuộc các chương trình trao đổi giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ Điển hình là các chương trình Hubert H Humphrey, chương trình chuyên gia văn hoá/ học thuật và chương trình diễn giả Hoa Kỳ Chương trình Hubert H Humphrey là một chương trình học bổng nghiên cứu học tập, không cấp bằng, kéo dài một năm trong các lĩnh vực công Trong 15 năm qua, chương trình này đã cấp 23 suất học bổng với tổng chi phí là 1.265.000 USD [59] Hàng năm, có tối đa bảy cán bộ cấp trung của Việt Nam có thể được đề cử cho chương trình này Những người tham gia vào chương trình này sẽ học tập một năm tại một trường đại học của Hoa Kỳ, trong đó có thể bao gồm một kì thực tập chuyên môn ngoài trường đại học Những lĩnh vực được khuyến khích tham gia bao gồm: y tế công cộng, môi trường, giáo dục, luật, nhân quyền, chính sách công, chính sách và quản lý

Trang 39

công nghệ, quy hoạch đô thị, báo chí, an ninh quốc gia, phòng chống, chữa trị

và giáo dục pháp luật, quản lý môi trường, thị trường vốn

Chương trình Sinh viên toàn cầu, Nâng cao tiếng Anh và các chương trình khác giúp 90 sinh viên, giảng viên, và thủ lĩnh thanh niên Việt Nam tham gia các chương trình học ngắn và dài hạn ở Hoa Kỳ

Chương trình Diễn giả Hoa Kỳ mời và chi trả cho các chuyên gia và học giả Mỹ đến thuyết trình tại các cơ quan của Việt Nam có nhu cầu Chương trình bao quát nhiều chủ để khác nhau như lịch sử, văn học, văn hóa, chính trị, kinh tế, chính sách đối ngoại, chiến lược an ninh quốc tế và khu vực của Hoa Kỳ Chương trình này cũng xem xét khả năng chi trả các chi phí tổ chức chương trình như thuê phiên dịch và dịch các tài liệu hỗ trợ Tính từ năm

1995 đến nay, Đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa gần 100 chuyên gia Hoa Kỳ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đến Việt Nam, và gần 200 quan chức chính phủ Hoa Kỳ và các viên chức tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tới các trường phổ thông, trường đại học và các cơ quan của Việt Nam để thuyết trình về các chủ

đề liên quan đến Hoa Kỳ như cải cách luật pháp, quyền sở hữu trí tuệ, nạn

Trang 40

buôn người, báo mạng, sáng tác văn chương, chính trị và lịch sử, kinh tế và môi trường, và quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

Biều đồ 1.1: Học bổng của chính phủ Hoa Kỳ

Nguồn: [59]

Trung tâm tư vấn du học Hoa Kỳ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoạt động dưới sự điều hành của Phòng Văn hoá Thông tin, Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ từ mùa hè năm 2010 Các trung tâm này sẽ cung cấp thông tin và tư vấn miễn phí cho sinh viên Việt Nam tìm hiểu về du học ở Hoa Kỳ Năm 2009, 12.823 sinh viên Việt Nam học tập ở Hoa Kỳ (tăng 46,2% so với năm trước) Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 20 nước gửi nhiều sinh viên quốc tế nhất tới Hoa Kỳ Bắt đầu từ vị trí thứ 20 trong năm 2006 -

2007, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 13 trong năm học 2008 và hiện nay là

vị trí thứ 8 trong số các nước có sinh viên du học ở Hoa Kỳ Thời gian tới, du học sinh Việt Nam sẽ được các trường đại học Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn bởi nhu cầu du học nước ngoài của người dân Việt Nam đang tăng mạnh, hơn nữa các trường đại học Hoa Kỳ cũng khá quan tâm đến năng lực học tập và

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Andrew J. Bacevich, Văn hoá, toàn cầu hoá và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 5-2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá, toàn cầu hoá và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
2. Báo cáo của ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX ngày 10/4/2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010, http://www.cpv.org.vn/index.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX ngày 10/4/2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010
3. Chiến tranh Mỹ - Việt thời “lạnh” và con đường sáng của văn hóa, viettimes.vietnamnet.vn/vn/chuyende/4857/index.viet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh Mỹ - Việt thời “lạnh” và con đường sáng của văn hóa
6. Chương trình Fulbright - Việt Nam, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2- 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Fulbright - Việt Nam
7. Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải và quan hệ Việt - Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 6-2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải và quan hệ Việt - Mỹ
8. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2012 (ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ,http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,1&_dad=portal&_schema=PORTAL Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2012 (ban hành kèm theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ
9. Ngọc Hương, Cơ hội hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, http://www.aaevietnam.com/chitiettin.php?idTin=703 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
15. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VII
Nhà XB: Nxb Sự thật
16. Các tổ chức phi chính phủ Mỹ hoạt động tích cực tại Việt Nam, http://dddn.com.vn/13474cat119/cac-to-chuc-phi-chinh-phu-my-hoat-dong-tich-cuc-tai-vn.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tổ chức phi chính phủ Mỹ hoạt động tích cực tại Việt Nam
17. Khánh Lan, Đoàn Cựu chiến binh Mỹ thăm Việt Nam, http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=393241 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn Cựu chiến binh Mỹ thăm Việt Nam
18. Đỗ Quý Doãn, Vai trò của thông tin truyền thông trong ngoại giao văn hóa, www.cpv.org.vn/tiengviet/doingoai/details.asp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của thông tin truyền thông trong ngoại giao văn hóa
19. Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, Ban tư tưởng - văn hoá Trung ƣơng, Vụ tuyên truyền và hợp tác quốc tế, NXB chính trị quốc gia, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
20. Đỗ Thị Diệu Ngọc, Luật nhập cư của Mỹ và người Việt Nam nhập cư ở Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3-2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật nhập cư của Mỹ và người Việt Nam nhập cư ở Mỹ
21. Đỗ Đức Thịnh, Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ
Nhà XB: Nxb Thế giới
22. Đỗ Mười, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giớ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
23. Đoàn hữu nghị nhân dân Việt Nam thăm Hoa Kỳ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 10-2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đoàn hữu nghị nhân dân Việt Nam thăm Hoa Kỳ
24. Emiko Fukase và Will Martin, Ngân hàng thế giới, Washington. DC, Ảnh hưởng của việc Mỹ trao quy chế tối huệ quốc cho Việt Nam, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 6-1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của việc Mỹ trao quy chế tối huệ quốc cho Việt Nam
25. Giới thiệu về quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF), http://hoivietmy.org.vn/modules.php?name=PbNews&op=ndetail&n=52&nc=38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF)
26. Scot Mariciel, Hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam trong các vấn đề về chất độc màu da cam/dioxin,http://photos.state.gov/libraries/vietnam/8616/15ann/ESTH_AO-D_Vietnamese.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam trong các vấn đề về chất độc màu da cam/dioxin

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w