Các chƣơng trình hỗ trợ nhân đạo của Hoa Kỳ cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay (Trang 66)

Hỗ trợ nhân đạo trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là một trong những lĩnh vực đƣợc chính phủ và nhân dân hai nƣớc đánh giá rất cao. So sánh với các lĩnh vực khác thì sự hợp tác này tuy không lớn về mặt vật chất nhƣng đã góp phần mang lại một hình ảnh đẹp cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Các chƣơng trình hỗ trợ nhân đạo của Hoa Kỳ đƣợc trải dài trên nhiều lĩnh vực, thu hút sự đóng góp của nhiều tầng lớp bao gồm cả các cơ quan chính trị và các tổ chức phi chính phủ. Các hoạt động đa dạng từ giúp đỡ trẻ em đƣờng phố, hỗ trợ y tế, cứu nạn thiên tai, hay đến các hoạt động nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh nhƣ cung cấp thông tin, tìm kiếm, trao đổi kỷ vật và các hoạt động tƣởng niệm.... Một số chƣơng trình tiêu biểu có thể kể đến ở đây nhƣ chƣơng trình của tổ chức từ thiện “Ngôi nhà yêu thƣơng” (Homes of Love), xây dựng 08 căn nhà làm nơi sinh sống của gần 80 em nhỏ kém may mắn ở Việt Nam từ năm 2000 [90]; hay chiến dịch Trợ giúp nhân đạo “Thiên thần Thái Bình Dƣơng” cung cấp trợ giúp nhân đạo cho ngƣời dân ở tỉnh Cần Thơ từ ngày 10-17/5/2010. Chiến dịch Thiên thần Thái Bình Dƣơng là một loạt các hoạt động hỗ trợ nhân đạo hỗn hợp chung đƣợc tiến hành trong khu vực đảm trách của Bộ Tƣ lệnh Thái Bình Dƣơng Hoa Kỳ nhằm nâng cao khả năng phối hợp chỉ huy điều hành của Bộ tƣ lệnh Hoa Kỳ. Chƣơng trình trợ giúp nhân sự và nhân đạo này còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quân - dân sự giữa Hoa Kỳ và các quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Trong khuôn khổ chƣơng trình này, khoảng hơn 50 nhân viên quân sự Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và cùng tham gia với Quân đội Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và

Ngoài ra, gần đây nhất, ngày 12/10/2010, Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã cam kết trợ giúp khẩn cấp 50.000 USD nhằm hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam sau khi mƣa to gây ngập lụt trên diện rộng do ảnh hƣởng của Áp thấp nhiệt đối số 14 [11]. Tuy nhiên, trong quan hệ hợp tác hỗ trợ nhân đạo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nổi bật nhất vẫn là các chƣơng trình hỗ trợ của Quỹ cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam và chƣơng trình trợ giúp nhân đạo của Bộ quốc phòng Mỹ tại Việt Nam (OHDACA).

Từ năm 2000, Bộ Quốc phòng Mỹ đã hỗ trợ hàng loạt các dự án Trợ giúp Nhân đạo cho Việt Nam. Thông qua Bộ chỉ huy của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dƣơng, Chính phủ Mỹ đã tài trợ xây dựng 8 trung tâm y tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế và một trƣờng tiểu học ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, và hai trung tâm trẻ em khuyết tật tại thị xã Đồng Hới và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, một trung tâm y tế ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và một trƣờng tiểu học 10 phòng tại xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Cơ quan Hợp tác An ninh của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng quản lý Chƣơng trình Viện trợ Tài sản không sử dụng đến, theo đó Bộ Quốc phòng Mỹ đƣợc phép tặng và phân phối các tài sản còn sử dụng đƣợc nhƣng không dùng đến. Tài sản này có thể đƣợc chuyển cho các chính phủ nƣớc ngoài, các tổ chức từ thiện, hoặc các tổ chức phi chính phủ, và thƣờng bao gồm những thứ nhƣ quần áo, đồ đạc, thiết bị y tế, thiết bị trƣờng học, xe cộ, các dụng cụ và thiết bị xây dựng. Tháng 5/2006, Bộ Quốc phòng Mỹ đã hoàn tất chuyển giao khoản viện trợ thiết bị y tế cho tỉnh Lai Châu trị giá hơn 100.000 USD. Đây là khoản viện trợ thiết bị y tế lần thứ ba cho Việt Nam với tổng giá trị lên tới hơn 1,7 triệu USD. Tháng 8/2000, một bộ đầy đủ trang thiết bị dành cho một phòng phẫu thuật trị giá 1,1 triệu USD đã đƣợc tặng cho Bệnh viện trung ƣơng Thừa Thiên Huế, và năm 2003, Bệnh viện đa khoa Cần Thơ đã tiếp

nhận khoản viện trợ thiết bị y tế và các dụng cụ y tế còn sử dụng đƣợc trị giá hơn 390.000 USD. Năm 2004, một xe cứu hỏa đã đƣợc tặng cho Trung tâm Công nghệ rà phá bom Mìn của Bộ Quốc phòng.

Các chƣơng trình OHDACA còn đƣợc thực hiện dƣới hình thức nỗ lực hợp tác giữa các quân nhân Mỹ và Việt Nam. Tháng 6/2003, 16 nhân viên y tế thuộc Hải quân Mỹ đã tham gia cùng với các bác sĩ và y tá Quân y Việt Nam tiến hành chƣơng trình tập huấn ba tuần Hỗ trợ Nạn nhân và Phục hồi vết bỏng, một chƣơng trình trợ giúp nhân đạo nhằm thúc đẩy quan hệ với nƣớc sở tại thông qua giáo dục, đào tạo về y tế và chăm sóc bệnh nhân trong lĩnh vực xử lý bằng phẫu thuật những vết thƣơng do các loại vũ khí nổ gây ra. Trong các chƣơng trình tập huấn tại Bệnh viện Quân y 103 và Viện Bỏng Quốc gia tại Hà Nội, đội nhân viên y tế hỗn hợp này đã điều trị cho hơn một trăm bệnh nhân và tiến hành hơn 40 ca phẫu thuật, trong đó có một số nạn nhân bị bỏng nặng. Hơn 86.000 USD trang thiết bị và dụng cụ y tế đã đƣợc Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp để thực hiện những hoạt động này. Năm 2004, OHDACA cũng tài trợ tổ chức một hội thảo tại Viện Pasteur Việt Nam nhằm giới thiệu Hệ thống Cảnh báo sớm bùng nổ Bệnh dịch do Cơ quan Nghiên cứu Y học thuộc Hải quân Mỹ (NAMRU-2) xây dựng. Các khoản viện trợ khác của OHDACA cho Việt Nam bao gồm các khoản cứu trợ nhân đạo sau thảm hoạ dành cho các nạn nhân của cơn bão Linda năm 1997 và các nạn nhân lũ lụt năm 1999 tại tỉnh miền trung Thừa Thiên Huế.

Tổng cộng các chƣơng trình OHDACA đã đầu tƣ trên 2 triệu USD để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ nhân đạo của ngƣời dân Việt Nam. Thông qua trợ giúp nhân đạo sớm cho các địa phƣơng cần đƣợc giúp đỡ nhất, mục tiêu của những dự án này là giảm tối thiểu khả năng xảy ra khủng hoảng trong tƣơng lai. Làm nhƣ vậy là đóng góp vào việc tăng cƣờng sự ổn định ở khu vực và

mở rộng các hoạt động của OHDACA tại Việt Nam nhằm khuyến khích quan hệ hữu nghị và sự hợp tác hơn nữa giữa nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam. “Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam” (The Vietnam Veterans of American Foundation-VVAF) đƣợc thành lập năm 1980, do ông Robert Muller, cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam sáng lập và là Chủ tịch. Năm 1994, ngay sau khi Hoa Kỳ xoá bỏ Lệnh cấm vận đối với Việt Nam, VVAF đã thiết lập Văn phòng Đại diện tại Hà Nội, và triển khai các chƣơng trình hỗ trợ nhân đạo. Kể từ thời điểm đó, các hoạt động hỗ trợ của VVAF ngày càng phát triển, và tính tới đầu năm 2007, VVAF đã triển khai hoạt động tại 18 tỉnh thành trên toàn quốc với các chƣơng trình hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình có thể kể đến một số hoạt động chính nhƣ chƣơng trình phục hồi chức năng, chƣơng trình phát triển các nhóm tự lực, chƣơng trình điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của ô nhiễm bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, chƣơng trình sức khỏe tâm thần, chƣơng trình dự án “hỗ trợ ngƣời khuyết tật nghèo và ngƣời nghi nhiễm Dioxin ở Việt Nam”, và các dự án xây dựng trƣờng học. Tổng số tiền đầu tƣ và hỗ trợ của quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam lên tới gần 7 triệu USD [25].

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay (Trang 66)