Các hình thức hợp tác và hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay (Trang 69)

Ngoài các hình thức hỗ trợ nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh và hỗ trợ nhân đạo nhƣ đã đƣợc phân tích ở trên, trợ giúp của Hoa Kỳ đối với Việt Nam còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhƣ hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, thúc đẩy xã hội dân sự và tính nghiêm minh của luật pháp, đồng thời nhằm giảm nhẹ những vấn đề có thể đe dọa đến sự phát triển bền vững nhƣ HIV/AIDS, suy thoái môi trƣờng và cúm gia cầm. Vào đầu những năm 1990, các hoạt động đƣợc tài trợ chỉ khiêm tốn và giới hạn trong các công tác cứu trợ thiên tai, cứu trợ nạn nhân chiến tranh và trẻ em mồ côi thông qua các tổ

chức phi chính phủ quốc tế. Tuy nhiên, từ năm 1995 các chƣơng trình đã đƣợc mở rộng, bao gồm cả trợ giúp cho cải cách tƣ pháp, quản lý điều hành, tăng trƣởng kinh tế, HIV/AIDS, bảo vệ môi trƣờng và ngăn ngừa thiên tai. Theo số liệu thống kê của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID tại Việt Nam, tổng giá trị các chƣơng trình của USAID tại Việt Nam trong các năm gần đây đã có sự gia tăng mạnh mẽ, từ 6 triệu USD vào năm 2003 đã tăng lên tới 70 triệu USD trong năm 2008. Trong năm 2010 này, USAID dành khoảng 45 triệu USD cho các chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS, số còn lại sẽ dành cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, các nỗ lực phòng chống cúm gia cầm, bảo vệ môi trƣờng và cứu trợ khi có thiên tai, thảm họa [66]. Trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam, từ năm 2005, Quỹ đã trực tiếp hỗ trợ hoàn thiện hệ thống chăm sóc điều trị HIV/AIDS và nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong công tác chẩn đoán, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam. Từ năm 2004, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng 420 triệu USD trong các nỗ lực phòng chống HIV/AIDS thông qua Quỹ PEPFAR và là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch và dịch cúm gia cầm. Hoa Kỳ cũng đã cung cấp viện trợ trị giá hơn 46 triệu USD dành cho ngƣời khuyết tật Việt Nam.

Ngoài ra, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng cƣờng hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực khác, nhƣ hoạt động gìn giữ hòa bình và đào tạo, hỗ trợ nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai, an ninh biển, hợp tác chống khủng bố và chống ma túy, an ninh biên giới và không phổ biến vũ khí [35]. Thông qua Tổ chức Y tế thế giới, Cơ quan nghiên cứu và phát triển tiến bộ y sinh học (BARDA) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ con ngƣời của Hoa Kỳ đã hỗ trợ 7,9 triệu USD giúp Việt Nam và một số nƣớc khác sản xuất các loại vắcxin phòng cúm [47]. Ngoài ra, thông qua tổ chức phát triển quốc tế USAID, Hoa Kỳ còn giúp đỡ Việt Nam trong việc hỗ trợ cung cấp đội ngũ các nhà kinh tế và chuyên gia luật pháp để

làm việc với các nhà hoạch định chính sách cao cấp trong ngành hành pháp, Quốc hội và Đảng Cộng sản nhằm hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trƣờng mở thông qua đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại, đặc biệt cải cách tƣ pháp cần phải đƣợc triển khai theo nhƣ cam kết trong Hiệp định Thƣơng mại Song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ và theo những cam kết để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới. Các cải cách này bao gồm các đạo luật trong Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Đầu tƣ nhằm bảo đảm sự đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc và các công ty tƣ nhân; luật bảo hiểm để giúp cho thị trƣờng vốn của Việt Nam phát triển; luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quy trình kháng án và nhiều lĩnh vực khác. Công việc này cũng liên quan đến sự hỗ trợ thiết thực đối với hệ thống tƣ pháp của Việt Nam thông qua Tòa án Nhân dân Tối cao. Thêm vào đó, sự trợ giúp này cũng đƣợc dành cho cả các cơ quan điều tiết nhƣ Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và Cục Quản lý Cạnh tranh nhằm giúp Việt Nam xây dựng năng lực quản lý và thiết lập các hệ thống để vận hành một nền kinh tế phức tạp hơn. Cuối cùng, USAID hỗ trợ cho việc phân tích chính sách và trợ giúp kỹ thuật cho khu vực tƣ nhân của Việt Nam, hỗ trợ các nhóm nghiên cứu để giúp cho khu vực này lớn mạnh thành khu vực chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, USAID đã công bố các Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm đo mức độ thuận lợi trong môi trƣờng kinh doanh tại các vùng. Từ năm 2000 đến nay, USAID đã hỗ trợ trên 200 triệu USD cho các hoạt động cứu trợ và phát triển ở Việt Nam [76].

3.2. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ HOA KỲ TẠI VIỆT NAM

Phân tích quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, ta có thể thấy rõ vai trò của các tổ chức phi chính phủ Mỹ đã và đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là một trong những chủ thể góp phần không nhỏ vào quá trình bình thƣờng hóa và là những cầu nối hữu hiệu trong các hoạt động giao lƣu văn hóa, giáo dục và xã hội giữa nhân dân hai nƣớc Việt Nam và Hoa Kỳ.

3.2.1. Cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam Hoa Kỳ tại Việt Nam

Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những nƣớc có nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ đƣợc thực hiện ngay từ khi hai nƣớc chƣa bình thƣờng hóa quan hệ. Tính tại thời điểm đầu những năm 1950, đã có khoảng 9 tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ hoạt động tại miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975 và nhất là sau khi ký hiệp định quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ tăng cƣờng hoạt động tài trợ cho Việt Nam, tăng cả về số lƣợng cũng nhƣ lĩnh vực và nguồn tài chính. Trong đó, đáng chú ý là Dự án Hòa giải Mỹ - Đông Dƣơng, hoạt động ở Việt Nam từ năm 1985 và Tổ chức Nhịp cầu hữu nghị, hoạt động ở Việt Nam từ năm 1998. Mục đích chính của các tổ chức này là giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh và thúc đẩy quá trình bình thƣờng hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, ngày càng có nhiều NGO của Hoa Kỳ vào hoạt động ở Việt Nam và một số NGO đƣợc chính phủ Mỹ tài trợ kinh phí. Hiện nay có khoảng gần 200 tổ chức trong tổng số 300 NGO Mỹ có mặt tại Việt nam từ trƣớc đến nay. Các NGO này hoạt động chủ yếu trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục, môi

trƣờng, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo...nhƣng tập trung chính vẫn là các vấn đề phát triển xã hội, y tế, giáo dục. Bên cạnh đó, các NGO của Hoa Kỳ cũng tích cực hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh thông qua các dự án hỗ trợ rà phá bom mìn, vật liệu chƣa nổ, tái thiết khu định cƣ, xây dựng làng hữu nghị, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, ngƣời khuyết tật... Trong nhiều năm qua, viện trợ từ các NGO của Hoa Kỳ đã tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 50% tổng giá trị giải ngân của toàn bộ các NGO nƣớc ngoài. Năm 2006, giá trị giải ngân của các NGO Hoa Kỳ đạt trên 110 triệu USD trong tổng số 216 triệu USD giải ngân của tất cả các NGO nƣớc ngoài [16]. Năm 2008, các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện các dự án với tổng giá trị lên tới 120 triệu USD [91]. Các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ cũng đã tích cực góp phần nâng cao nhận thức của công chúng Mỹ về Việt Nam và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tuy nhiên, có thể nói, NGO vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Do vậy, việc ban hành các cơ sở pháp lý cho các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam nói chung và các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ nói riêng đã trải qua rất nhiều thử nghiệm trƣớc khi có cơ sở pháp lý nhƣ hiện nay. Trƣớc năm 1989, do điều kiện khách quan thời gian đó, các văn bản pháp lý liên quan tới các tổ chức phi chính phủ mang tính chất tập trung cao. Việc cho phép từng đoàn tổ chức phi chính phủ vào hoạt động đến việc sử dụng từng khoản viện trợ của các tổ chức phi chính phủ đều phải có ý kiến của Chính phủ hoặc các cơ quan tổng hợp Chính phủ. Sau đây là thống kê một số văn bản pháp quy có liên quan trực tiếp đến việc quản lý các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài nói chung và các tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ nói riêng.

1/ Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/TTg ngày 24/05/1996 thành lập Uỷ ban Công tác Phi chính phủ nƣớc ngoài, Quyết định số 79/TTg

tháng 7 năm 2000 quy định việc giải thể Uỷ ban Công tác phi chính phủ nƣớc ngoài với lý do thực hiện cải cách hành chính. Sau đó, Chính phủ lại ban hành Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg ngày 24/04/2001 về việc tái thành lập Uỷ ban Công tác phi chính phủ nƣớc ngoài do 01 đồng chí Thứ trƣởng Ngoại giao làm chủ nhiệm và 8 thành viên khác từ cấp Lãnh đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ƣơng Đảng, Ban Tôn giáo Chính phủ, và Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, trong đó Liên hiệp đƣợc giao làm cơ quan thƣờng trực của Uỷ ban đầu mối trực tiếp xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

2/ Quyết định 340/TTg ngày 24/05/1996 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế về hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

3/ Quyết định số 28/TTg ngày 23/02/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện Quyết định này có nhiều quy định không phù hợp, do đó ngày 26/04/2001 Chính phủ đã ban hành Quyết định 64/2001/QĐ- TTg quy định bổ sung và sửa đổi Quyết định 28.

4/ Thông tƣ số 04/2001/TT-BKH ngày 05/06/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg.

5/ Văn bản số 132/HD-UB ngày 22 /08/2005 của Uỷ ban Công tác phi chính phủ nƣớc ngoài hƣớng dẫn thực hiện Quy chế về hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

6/ Thông tƣ số 70/2001/BTC ngày 24/08/2001 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nƣớc đối với nguồn viện trợ không hoàn lại.

7/ Thông tƣ số 55/2007/TT-BTC ngày 29/05/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nƣớc ngoài thực hiện chƣơng trình, dự án viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

8/ Chỉ thị số 11/2002/CT-TTg ngày 17/04/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài.

9/ Chỉ thị 19/CT-TW ngày 24/01/2003 của Ban Bí thƣ về công tác phi chính phủ nƣớc ngoài.

10/ Ngày 27/12/2006 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 286/2006 QĐ-TTg về việc ban hành Chƣơng trình Quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài giai đoạn 2006-2010.

Ngoài các văn bản trên, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành một số nghị định và pháp lệnh liên quan tới việc quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Việc ban hành các văn bản nói trên đã tạo cơ sở pháp lý và cơ chế phối hợp công tác quản lý viện trợ nói chung trong đó có công tác quản lý hoạt động các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài có thẩm quyền xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi các loại Giấy phép. Cơ quan thƣờng trực của Uỷ ban là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đƣợc chỉ định làm đầu mối phối hợp với các với các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài và các bộ phận chức năng của các Bộ, ban, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng giải quyết các vấn đề liên quan tới hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tại Việt Nam theo sự chỉ đạo của Uỷ ban và Liên hiệp hữu nghị.

3.3.2. Một số tổ chức phi chính phủ tiêu biểu của Hoa kỳ tại Việt Nam

3.3.2.1. Tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision)

Với khẩu hiệu “Vì một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa cho mọi trẻ em và những tấm lòng thiện chí biến ƣớc mơ đó thành hiện thực”, Tầm nhìn thế giới là một trong những tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ lớn nhất tại Việt Nam và thế giới xét về quy mô dự án chƣơng trình, và cả sự đa dạng của các loại hình hoạt động. Đây là một tổ chức nhân đạo Cơ đốc giáo phi lợi nhuận, tận tâm vì ngƣời nghèo, đặc biệt là trẻ em, nhằm thúc đẩy sự phát triển con ngƣời.

Đƣợc thành lập từ năm 1950, Tầm nhìn thế giới hiện nay hoạt động tại 100 quốc gia trên toàn thế giới, hỗ trợ cộng đồng thông qua các chƣơng trình và dự án về y tế, HIV/AIDS, bình đẳng giới, giáo dục, nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp nhỏ, ngƣời khuyết tật, xây dựng năng lực, cứu trợ khẩn cấp và giảm nhẹ thiên tai. Quan trọng hơn, các hoạt động này đƣợc xây dựng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, khuyến khích sự tham gia và sở hữu của ngƣời dân vào các chƣơng trình phát triển. Với hơn 20.000 nhân viên, Tầm nhìn Thế giới xúc tiến các chƣơng trình hoạt động trên khắp thế giới ảnh hƣởng đến cuộc sống của 100 triệu ngƣời, trong đó có 1,85 triệu ngƣời đang sống tại nƣớc Mỹ. Có năm triệu ngƣời đóng góp, hỗ trợ và làm tình nguyện viên đồng hành với Tầm nhìn thế giới để đạt đến những mục tiêu phát triển. Khoảng 80% ngân quỹ của Tầm nhìn thế giới đến từ khu vực tƣ, gồm có đóng góp từ các cá nhân, các câu lạc bộ Tầm nhìn thế giới tại các trƣờng học, các công ty và các tổ chức. Phần còn lại là đóng góp đến từ các chính phủ và các cơ quan đa quốc gia. Ngoài những đóng góp bằng tiền mặt, Tầm nhìn thế giới còn có những quyên góp bằng hiện vật, điển hình là thực phẩm, thuốc men và áo quần đƣợc quyên góp từ các công ty và các cơ quan chính phủ. Xấp xỉ một

nửa các chƣơng trình hoạt động của Tầm nhìn thế giới dành cho việc bảo trợ trẻ em. Những cá nhân, gia đình, giáo đoàn và các nhóm khác nhận bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc các đề án cộng đồng trong và ngoài nƣớc. Nhà bảo trợ hàng tháng gửi tiền cung ứng sự trợ giúp cho trẻ em hoặc các đề án đang đƣợc bảo trợ.

Tầm nhìn Thế giới Việt Nam bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay (Trang 69)