Vai trò và vị trí của giao lƣu và trao đổi giáo dục trong quan hệ

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay (Trang 31)

nƣớc

Hoa Kỳ ngày càng nổi lên là một cƣờng quốc về giáo dục. Một minh chứng cụ thể là trong 20 trƣờng đại học danh tiếng nhất thế giới, chỉ có Oxford, Cambridge và Đại học London của Anh, mƣời bảy trƣờng còn lại đều là các trƣờng đại học của Hoa Kỳ. Trong vòng 50 năm trở lại đây, ngƣời Mỹ đã 66 lần đoạt giải Nobel về các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý học, 68 lần trong lĩnh vực y học và 42 lần trong lĩnh vực hoá học. Lớp ngƣời tinh hoa của thế giới đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học của Hoa Kỳ, nơi đang có nhiều ngàn ngƣời theo học. Ở Hoa Kỳ hiện đang có khoảng 450 ngàn sinh viên nƣớc ngoài du học. Trong đó, cũng có khoảng 13.000 là sinh viên Việt Nam. Khi trở về nƣớc, nhiều ngƣời trong số họ sẽ chiếm giữ những vị trí có ảnh hƣởng lớn trong các hệ thống chính trị của nƣớc mình và điều này khiến cho khả năng phổ biến ảnh hƣởng của Hoa Kỳ dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, giáo dục không còn chỉ dừng lại ở việc giao lƣu hay giúp các nƣớc khác học hỏi kinh nghiệm của Hoa Kỳ, mà ngƣợc lại, ở một mức độ nhất định, nó còn đóng vai trò là một công cụ chính trị hữu hiệu.

Tuy nhiên, không phải lúc nào các yếu tố chính trị cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Một điều không thể phủ nhận là thông qua các hoạt động trao đổi giáo dục quốc tế, Hoa Kỳ và Việt Nam đều thể hiện đƣợc bản sắc và đặc trƣng văn hóa của nƣớc mình. Với một nền giáo dục hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ luôn thể hiện sự nồng nhiệt đón tiếp các chuyên gia và các du học sinh

đến từ tất cả các nƣớc trên thế giới. Điều này vừa thể hiện đƣợc vai trò của Hoa Kỳ trong nền giáo dục thế giới lại vừa là một hình thức quảng bá hữu hiệu sự thân thiện của ngƣời dân Mỹ, cũng nhƣ sự phong phú và phóng khoáng của nền văn hoá Mỹ tới bạn bè thế giới. Các chƣơng trình trao đổi chuyên gia, học giả, sinh viên, chẳng hạn nhƣ những chƣơng trình do Phòng Văn hóa và Giáo dục của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ, là những hoạt động quan trọng trong chiến lƣợc an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Các chƣơng trình này là cơ hội để nhân dân thế giới có điều kiện tiếp xúc sâu hơn và toàn diện hơn với nền văn hoá Hoa Kỳ. Thậm chí, sau khi tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và nền văn hoá Mỹ, nhiều ngƣời cho biết rằng họ đã thay đổi hẳn những quan niệm tiêu cực và chủ quan của mình về Hoa Kỳ.

Về phía Việt Nam, từ trƣớc đến nay, giáo dục luôn đƣợc coi là quyết sách hàng đầu trong chính sách đối nội cũng nhƣ đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc. Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2012 là: “đƣa đất nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại hoá”. “Con đƣờng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nƣớc ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nƣớc đi trƣớc, vừa có những bƣớc tuần tự, vừa có những bƣớc nhảy vọt...” [8]. Để đạt đƣợc các mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Hơn nữa, đối với Việt Nam, để đi tắt đón đầu từ một đất nƣớc kém phát triển, vai trò của giáo dục và khoa học công nghệ lại càng có tính quyết định. Giáo dục đi trƣớc một bƣớc, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, việc hợp tác quốc tế sẽ góp phần tăng cƣờng sức

mạnh cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam có bƣớc chuyển biến mới, từng bƣớc hội nhập xu thế phát triển của giáo dục khu vực và thế giới. Đồng thời tăng cƣờng đào tạo cán bộ, tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trao đổi chuyên gia và kinh nghiệm với các nƣớc có nền giáo dục khoa học và công nghệ tiên tiến và phát triển của thế giới trong đó có Hoa Kỳ. Trong chính sách của mình, Việt Nam cũng rất coi trọng việc thu hút các nhà khoa học ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài về đóng góp xây dựng đất nƣớc. Trong quan hệ với Hoa Kỳ, chính phủ Việt Nam nhận thức đƣợc rằng, Hoa Kỳ là một trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo của thế giới với nhiều nguồn lực mà Việt Nam có thể hợp tác cùng có lợi. Vì vậy, việc mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển nền giáo dục đồng thời khai thác các nguồn tài trợ từ các dự án của chính phủ cũng nhƣ hợp tác song phƣơng giữa các trƣờng đại học Việt Nam và Hoa Kỳ.

Ngoài những yếu tố chính trị trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và Hoa Kỳ, việc tăng cƣờng trao đổi và hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia cũng là một cách để hai nƣớc tăng cƣờng tình hữu nghị, hợp tác nhằm hóa giải những hiểu lầm trong quá khứ, giúp hai nƣớc ngày càng có sự hợp tác nhiều hơn trong tƣơng lai. Ở mức độ nhất định, sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam sẽ là một yếu tố tạo thành công cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ bởi “trong thế giới phụ thuộc này, thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi” [88], nhƣ cựu Tổng thống Bill Clinton đã nhận xét.

Một phần của tài liệu Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục và xã hội từ 1995 đến nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)