Tuy Việt Nam bị cấm vận nhưng hàng hóa của Việt Nam vẫn len lỏi vàođược thị trường Hoa Kỳ qua con đường trung gian, cùng với đó hàng hóa củaHoa Kỳ vẫn vào Việt Nam thông qua các công ty
Trang 1Lớp : Kinh Tế Quốc Tế 51E
Thời gian thực tập : 03/09/2012 =>14/12/2012
Hà Nội, tháng 12/ 2012
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Hợp, tôi xin cam đoan chuyên đề “Quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ” được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Như Bình và các thầy cô giáo trong Viện Kinh Tế và Chính Trị thế giới Tôi xin cam đoan chuyên đề được thực hiện mà không có sự sao chép của tài liệu nào khác
Hà Nội, ngày 14/12/2012
Nguyễn Thị Hợp
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lần đầu tiên em xin trân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường cùng cácthầy cô của Viện Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế trường Đại học Kinh TếQuốc Dân đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em những kiến thức bổ íchtrong suốt 4 năm qua Đặc biệt là các thầy cô Viện Thương Mại và Kinh TếQuốc Tế đang mang tới cho em kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, giúp em cóthể nhận thức và đánh giá tổng quan vấn đề mang lại cái nhìn sâu sắc hơn, toàndiện hơn những kiến thức đã học
Em xin trân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Như Bình và các thầy cô giáoViện Kinh Tế Chính Trị thế giới đã giúp đỡ, dạy bảo tận tình để em có thể hoànthành tốt chuyên đề thực tập đúng thời hạn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI 3
VIỆT NAM – HOA KỲ 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 3
1.2 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 5
1.2.1 Một số nội dung cơ bản của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 5
1.2.1.1 Chương Thương mại hàng hóa 6
1.2.1.2 Chương Thương mại dịch vụ 7
1.2.1.3 Chương Quyền sở hữu trí tuệ 8
1.2.1.4 Chương Phát triển các quan hệ đầu tư 8
1.2.1.5 Chương tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh 9
1.2.1.6 Chương các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai và quyền khiếu nại 9
1.2.1.7 Chương những điều khoản chung 10
1.2.2 Ý nghĩa của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 10
1.3 ĐÀM PHÁN CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ VỀ VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 11
1.3.1 Khái quát quá trình đàm phán gia nhập WTO 11
1.3.1.1 Việt Nam tiến hành đàm phán đa phương 12
1.3.1.2 Việt Nam tiến hành đàm phán song phương 12
1.3.1.3 Đàm phán với Hoa Kỳ 13
1.3.2 Ý nghĩa của việc gia nhập WTO với thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 16
2.1 TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 16
2.1.1 Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trước năm 2002 16
2.1.2.Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 2002 – 2006 18
2.1.3 Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ từ 2007 tới nay 19
2.1.4 Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam 20
Trang 52.1.4.1 Giai đoạn trước khi Hiệp định thương mại có hiệu lực 20
2.1.4.2 Giai đoạn sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực 22
2.2 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA HOA KỲ 27
2.2.1 Rào cản thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam 31
2.2.2 Nhận xét tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 35
3.1 HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 35
3.1.1 Nội dung của hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương 35
3.1.2 Việt Nam với hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương 36
3.1.3 Ý nghĩa của TPP đối với quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 37
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ 38
3.2.1 Nhóm giải pháp có tính vĩ mô 38
3.2.2 Nhóm giải pháp có tính Vi mô 40
3.3 NHÓM GIẢI PHÁP VÀO MỘT SỐ MẶT HÀNG CỤ THỂ 42
3.3.1 Đối với mặt hàng dệt may 42
3.3.2 Đối với mặt hàng thủy sản 43
3.3.3 Đối với hàng nông sản 44
KẾT LUẬN 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NTR Normal Trade Relations (NTR) – Quan hệ buôn bán bình thườngUSAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
MFN Cơ chế tối huệ quốc
UPOV Công ước quốc tế về bảo vệ giống thực vật
NT Nation Treatment – Nguyên tắc đối xử quốc gia
TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
BTA Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂUBẢNG
Bảng 1.1: Tổng quan về các chương và điều khoản trong hiệp định 6
Bảng 2.1: Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 17
Bảng 2.2: Xuất – nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn từ
năm 2002-2006 18
Bảng 2.3: Xuất – nhập khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ từ năm 2007 tới 2012
19
Bảng 2.4: FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn từ 1994 tới 2001 20
Bảng 2.5: FDI nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn từ 1994 tới 2001 21
Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài của Hoa Kỳ vào khu vực Châu Á-Thái
Bình Duơng từ năm 2005-2009 24
Bảng 2.7: Danh sách các quốc gia đầu tư vào Việt Nam năm 2012 25
Bảng 2.8: Mức thuế MFN và thuế suất phổ thông của Hoa Kỳ đối với các
nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam 29
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với tốc độ phát triển không ngừng khoa học kĩ thuật và kinh tế,quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi các quốc gia phải tăng cườngmối quan hệ thương mại nhằm tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học
kĩ thuật, kĩ năng quản lí tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hóa dântộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại
Nắm bắt và tân dụng những cơ hội của quá trình toàn cầu hóa, Đảng vàNhà nước ta chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ đối ngoại và kinh tế đốingoại với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tạo cơ hội phát triển tốtnhất cho đất nước và tăng cường tình hữu nghị, hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng
có lợi
Với chủ trương mở rộng và phát triển quan hệ thương mại với các nướctrên thế giới, chúng ta tích cực chủ động gia nhập tổ chức thương mại quốc tế vàđàm phán kí kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm thúc đẩythương mại đưa đất nước ngày càng phát triển Hiệp định thương mại Việt nam– Hoa Kỳ được kí vào tháng 07/2000 tại Washington là một hiệp đinh đánh dấumối quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa 2 nước trong lĩnh vực kinh tế
Nhìn lại giai đoạn lịch sử chiến tranh giữa 2 nước Việt Nam và Hoa Kì, sựhợp tác bình đẳng cùng có lợi trong lĩnh vực thương mại sẽ giúp 2 nước mauchóng khép lại quá khứ, nhìn về tương lai và cùng tạo điều kiện cho sự pháttriển kinh tế của hai nước.Tiềm năng hợp tác của hai nước Việt Nam – Hoa Kì làrất lớn, cần tạo điều kiện và môi trương thuận lợi để mối quan hệ thương mạigiữa hai nước là động lực cho phát triển kinh tế của hai quốc gia
Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ thương mại của hainước Việt Nam-Hoa Kỳ, trong quá trình thực tập tại viện kinh tế thế giới và
dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Như Bình, em xin chọn đề tài “Quan hệ thương mại và một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Nội dung của đề tài thực tập tốt nghiệp này gồm 3 phần:
Chương 1:Tổng quan quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của bài luận văn là mối
quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt độngđầu tư của hai quốc gia và biện pháp tăng cương mối quan hệ thương mại
Trang 9- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn có sử dụng phương pháp nghiên
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – HOA KỲ
1.1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
Mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trải qua nhiều biến động trong lịch sử,cũng vì vậy mà mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia cũng trải qua nhữngthăng trầm vì những bất ổn chính trị trong một thời gian dài Trong lịch sử mốiquan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đã có từ thế kỷ thứ 19, trong giai đoạn này cáctàu buôn bán của Hoa Kỳ đã đưa hàng xuất khẩu vào Việt Nam như dầu hỏa vàđèn thắp sáng thay cho đèn dầu lạc của Việt Nam bên cạnh việc xuất khẩu nhiềuloại hàng hóa vào Việt Nam, Hoa Kỳ cũng nhập một số nguyên liệu thụ cónguồn gốc từ tự nhiên của Việt Nam.Trong thời kỳ pháp thuộc, Hoa Kỳ cũngcung ứng cho thực dân Pháp thông qua con đường viện trợ với mục đích nhằmduy trì cuộc chiến tranh xâm lược với Việt Nam và buôn bán vũ khí, các mặthàng của Hoa Kỳ trong giai đoạn này gồm hàng quân dụng, dân dụng, hàng tiêudùng, và mặt hàng xuất khẩu số 1 của Hoa Kỳ giai đoạn này là vũ khí cùng cácphương tiện chiến tranh
Nói tới mối quan hệ nói chung và quan hệ thương mại nói riêng giữa ViệtNam và Hoa Kỳ là một chuỗi dài liên tục các sự kiện, tuy nhiên để tổng quátmối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia em xin đưa ra những giai đoạn và sựkiện có tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa nhất đối với mối quan hệ của hai quốcgia
Giai đoạn 1954 – 1975
Sau chiến thằng Điện Biên Phủ và các mặt trận(1954), hiệp định Genèveđược ký kết, miền Bắc được giải phóng từ vĩ tuyến 17 trở ra, quân Pháp đã rútvào Nam, và Hoa Kỳ đã trực tiếp tham chiến cho quân Pháp tại miền Nam bằngviệc viện trợ hàng hóa cho Ngụy Quyền Sài Gòn, hàng của Hoa Kỳ tràn ngập thịtrường miền Nam và chiếm tới 90% hàng lưu thông Đồng thời giai đoạn nàycũng chứng kiến việc các công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam để thực hiện sản xuất
và buôn bán, khai thác tài nguyên khoáng sản, chế biến nông sản, các công tythực hiên đầu tư và khai thác trên thị trường Việt Nam từ đầu những năm 70mới giảm dần và chấm dứt khi chính quyền Hoa Kỳ rút hoàn toàn khỏi miềnNam Việt Nam
Giai đoạn từ 1975 – 2001
Ngày 30/4/1975 đánh dấu một mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam,nước nhà hoàn toàn thống nhất, Mỹ trở thành nước thua trận và tiến hành cấm
Trang 11vận nền kinh tế Việt Nam về các mặt, Mỹ chấm dứt hoàn toàn buôn bán với ViệtNam đồng thời trong giai đoạn này Việt Nam được xếp vào nhóm nước bị coi là
kẻ thù, thương mại giữa hai quốc gia gần như không có tiếng nói chung trên conđường cùng hợp tác của hai quốc gia
Tuy Việt Nam bị cấm vận nhưng hàng hóa của Việt Nam vẫn len lỏi vàođược thị trường Hoa Kỳ qua con đường trung gian, cùng với đó hàng hóa củaHoa Kỳ vẫn vào Việt Nam thông qua các công ty nước ngoài với mục tiêu lợinhuận của nhóm cá nhân và công ty nước ngoài, kim ngạch xuất nhập khẩu tuykhông lớn so với tiềm năng, tuy nhiên vì theo con đường trung gian không đượctạo điều kiện trong chính sách thương mại của hai quốc gia, nên có thể coi đó làmột con số ấn tượng, theo tổng cục thống kê năm 1990 cả xuất nhập khẩu đạt0,61 triệu USD, tới năm 1992 tăng lên gần 3 lần đạt xấp xỉ 2,1 triệu USD và tớinăm 1993 đã đạt gần 4 triệu USD
Ngày 03/02/1994 đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong quan hệthương mại giữa hai quốc gia, khi chiến tranh khép lại , hai quốc gia cùng tạođiều kiện để phát triển mối quan hệ trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, chínhphủ Hoa Kỳ công bố hủy bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, hànghóa của Việt Nam được xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ mà không phải quacon đường trung gian như trước kia
Ngày 11/07/1995 tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố công nhận ngoại giao vàbình thường hóa quan hệ với Việt Nam Điều này có ý nghĩa quan trọng khôngchỉ trên chính trị mà còn có ý nghĩa lớn đối với quan hệ thương mại của haiquốc gia, đặc biệt là tạo thuận lợi lớn cho Việt Nam vì khi Hoa Kỳ bình thườnghóa quan hệ với Việt Nam cũng là cơ sở quan trọng để hàng hóa xuất khẩu củaViệt Nam sang Hoa Kỳ được hưởng mức thuế suất và hạn ngạch như các quốcgia dành được ưu ái của Hoa Kỳ
Tháng 5/1996: Hoa Kỳ chính thức trao cho Việt Nam tài liệu pháp thảohiệp định thương mại song phương (BTA) tạo cơ hội lớn trong quan hệ thươngmại, thiết lập các quy tắc có tính pháp lý đối với quan hệ thương mại và đầu tưgiữa hai quốc gia
Ngày 10/12/2001: hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam vàHoa Kỳ chính thức có hiệu lực, hiệp định được ký kết tại Washington, D.C Hoa Kỳ, giữa bộ trưởng bộ thương mại Hoa Kỳ và phó thủ tướng Việt Nam , bộtrưởng bộ thương mại Việt Nam Hiệp định có ý nghĩa quan trọng tạo đà cho sựphát triển, thay đổi khung pháp lý về đầu tư, thương mại phù hợp với tình hìnhmới, và tiến tới hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam
Giai đoạn từ 2002 – nay
Với việc ký kết hiệp định thương mại song phương BTA với Hoa Kỳ vớinhững điều khoản tương tự với WTO, đã tạo ra bước tập rượt cho thương mại
Trang 12Việt Nam quen với sân chơi toàn cầu trong giai đoạn mới, không chỉ có Hoa Kỳ
là đối tác chính mà còn hơn 100 quốc gia thành viên của WTO , tất cả đều tuântheo hệ thống luật pháp và nguyên tắc mà WTO đã đặt ra
Tháng 5/2006: Việt Nam kết thúc phiên đàm phán song phương với Hoa
Kỳ, đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương, saukhi trả lời các câu hỏi liên quan tới môi trường đầu tư, triển vọng thương mại…Việt Nam đạt được nhiều nhất trí chung của các đối tác, đặc biệt là Hoa Kỳ
Tháng 12/2006: Hoa Kỳ chính thức trao quy chế thương mại bình thườngvĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, quy chế này cho phép Việt Nam được hưởngcác ưu đãi thuế quan và thương mại với Hoa Kỳ, cùng với đó cũng phải dànhnhững ưu đãi cho xuất khẩu của Hoa Kỳ, Việt Nam được hưởng quy chế thươngmại bình thường vĩnh viễn của Hoa Kỳ dài hạn, mang lại tác động to lớn để trởthành thành viên chính thức của WTO
Ngày 11/01/2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
tổ chức thương mại thế giới (WTO), kết thúc 11 năm kiên trì đàm phán và tăngcường quan hệ bình thường hóa với Hoa Kỳ, và cũng từ đây mối quan hệ thươngmại, đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gặt hái được nhiều thành công.Kinh tế Việt Nam tạo đà tăng trưởng rõ rệt kể từ sau khi trở thành thành viêncủa WTO
Tháng 12/2010: Việt Nam chính thức tham gia đàm phán thượng đỉnh đốitác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đây là hiệp định thương mại tự do khu vựctoàn diện có thể đem tới những tác động lớn tới Việt Nam kết nối với Hoa Kỳ
và những thành viên khác
1.2 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
Tất cả các hiệp định thương mại và đầu tư giữa các nước, bất kể là songphương hay đa phương đều phục vụ cho mục đích thiết lập các nguyên tắc ápdụng cho thương mại và đầu tư giữa các đối tác và tạo ra sự ràng buộc pháp lýcho những nguyên tắc ấy, đây có thể coi là điểm đặc biệt quan trọng Và cáchiệp định thương mại là một công cụ tự do hóa thương mại vì trong quá trìnhđàm phán một hiệp định thương mại, hiệp định thương mại song phương giữaViệt Nam với Hoa Kỳ cũng vậy, hai bên cũng thông qua những tiêu chí chung
và phải đạt được nhất trí trong ký kết hiệp định
1.2.1 Một số nội dung cơ bản của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Bản hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ liên quan tới 7 chươnggồm có chương thương mại hàng hóa, chương thương mại dịch vụ, chương cácquyền sở hữu trí tuệ, chương phát triển các quan hệ đầu tư, chương tạo điều kiệnthuận lợi cho kinh doanh, chương các quy định liên quan tới tính minh bạch,
Trang 13công khai và quyền khiếu nại, chương những điều khoản chung Phụ lục gồm 7chương, 9 phụ lục, 2 thư trao đổi.
Bảng 1.1: Tổng quan về các chương và điều khoản trong hiệp định
điều khoản
Phụ lục kèm theo
9 phụ lục:
A, B, C,
D, E, F,
G, H
Chương 4 Phát triển quan hệ đầu tư 15 điều
Chương 5 Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh
doanh
3 điều
Chương 6 Quy định liên quan tới tính minh
bạch, công khai và quyền khiếu nại
8 điều
Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ
1.2.1.1 Chương Thương mại hàng hóa
Nội dung của chương này gồm 9 điều, trong đó các nguyên tắc thiết lậpthương mại được hiểu tại điều 1 và điều 2 gồm các nguyên tắc quan hệ buônbán bình thường và nguyên tắc đối xử quốc gia và các phụ lục A, B, C, D, E, F
là điều cốt lõi để có thể nắm bắt chính xác cụ thể các nội dung của chương này
1.2.1.1.1 Nguyên tắc quan hệ buôn bán bình thường – Normal Trade Relations (NTR) hay còn gọi là cơ chế tối huệ quốc (MFN)
Nguyên tắc này được hiểu là các bên dành ngay lập tức và vô điều kiệnhàng hóa có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bên kia sự đối xửkhông kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hóa tương tự có xuất xứ tạihoặc được xuất khẩu tử lãnh thổ của bất cứ nước thứ ba nào khác trong tất cảcác vấn đề có liên quan
A Mọi thuế quan và phí đánh vào hoặc có liên quan tới việc xuất khẩuhay nhập khẩu
B Phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu
Trang 14C Những quy định và thủ tục liên quan tới việc xuất nhập khẩu.
D Mọi loại thuế và phí khác trong nước đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vàomặt hàng nhập khẩu
E Quy định, Luật và các yêu cầu khác có ảnh hưởng tới việc mua, bán,chào bán…
F Việc áp dụng các hạn chế về cấp giấy phép và định lượng
1.2.1.1.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia
Nguyên tắc đối xử quốc gia –Nation Treatment là một nguyên tắc tạo ramôi trường kinh doanh bình đẳng cho hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa đượcsản xuất trong nước, nguyên tắc này được giải thích kỹ tại điều 2 của chươngthương mại hàng hóa trong hiệp định thương mại Việt –Mỹ
Nội dung cơ bản của chương thương mại hàng hóa được hiểu tóm lượcnhư sau:
+ Ngay lập tức và vô điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam được tổ chứcphân phối hàng hóa trên thị trường Mỹ và hàng hóa có xuất xứ hợp pháp tại ViệtNam khi đưa vào thị trường Mỹ được hưởng quy chế tối huệ quốc
+ Chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế được hưởng quyền tự do kinh doanh xuấtnhập khẩu
+ Theo lộ trình thời gian, chính phủ Việt Nam cam kết bãi bỏ các rào cảnphi thuế quan gây trở ngại cho hoạt động xuất khẩu như giấy phép, hạn ngạch
+ Trừ một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các ngành phi lợinhuận thì các doanh nghiệp nhà nước khác phải hoạt động theo cơ chế thịtrường Nhà nước Việt Nam áp dụng các biện pháp giảm bớt sự độc quyền kinhdoanh xuất nhập khẩu của khu vực thương mại
1.2.1.2 Chương Thương mại dịch vụ
Chương thương mại dịch vụ của hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳchứa đựng 11 điều khoản kèm theo hai phụ lục F và G để giải thích cụ thể hóa lộtrình mở cửa của thương mại dịch vụ giữa hai nước
Nội dung chính của chương thương mại dịch vụ được hiểu tóm lược nhưsau:
+ Ngay lập tức và vô điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếnhành kinh doanh dịch vụ trên thị trường Mỹ
+ Chính phủ Việt Nam sẽ mở cửa thị trường dịch vụ của mình cho cáchoạt động dịch vụ của các công dân và công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam hoạt độngtrên nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT
Trang 151.2.1.3 Chương Quyền sở hữu trí tuệ
Đây là hiệp định thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam đưaquyền sở hữu trí tuệ thành một chương riêng với 18 điều khoản giải thích Ngoài nội dung được nêu ở chương 2 của hiệp đinh thương mại Việt Nam –Hoa
Kỳ thì bản hiệp định này còn nêu rõ phải nắm vững các nội dung kinh tế của cáccông việc sau:
+ Công ước viên(công ước Geneva 1971) về bảo hộ người sản xuất bảnghi âm, chống sự sao chép trái phép;
+ Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới (UP0V) năm 1978 vànăm 1991;
+ Công nước Berne (năm 1971) về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật;+ Công ước Paris (năm 1967) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
+ Công ước về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh(năm 1974)
Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đặt trên nguyên tắc đối xử quốc gia tức
là mỗi bên dành cho công dân bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn màbên đó dành cho công dân của mình trong việc xác lập bảo hộ cùng với việchưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ
1.2.1.4 Chương Phát triển các quan hệ đầu tư
Chương phát triển quan hệ đầu tư gồm 15 điều, ngoài ra nội dung củachương này còn được trình bày ở phụ lục H, các thư trao đổi của đại diện haiphía tham gia ký kết hiệp định thương mại về chế độ cấp giấy phép đầu tư Cácnguyên tắc xác định quan hệ đầu tư của Việt Nam- Hoa Kỳ được thiết lập dựatrên 2 nguyên tắc là đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc
- Đối xử quốc gia:
Trong hoạt động đầu tư được hiểu là các khoản đầu tư như: mua lại, mởrộng, quản lý, điều hành, vận hành, bán hoặc định đoạt đầu tư bằng các cáchkhác nhau, hai bên dành cho đối tác của mình sự đối xử không kém thuận lợihơn sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công dân hoặc công ty của nướcmình
- Đối xử tối huệ quốc:
Trong hoạt động đầu tư được hiểu là các khoản đầu tư như: việc thành lập,mua lại,điều hành, quản lý, vận hành, bán hoặc định đoạt đầu tư bằng các cáchkhác, mỗi bên dành cho bên kia khi họ đầu tư trên đất nước của mình sự đối xửkhông kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công ty hoặccông ty của nước thứ ba trên lãnh thổ của mình
Trang 16Ngoài ra hiệp định cũng cho phép mỗi bên có thể ban hành hoặc duy trìnhững ngoại lệ đối với một số lĩnh vực, vấn đề được nêu rõ trong phụ lục H.
1.2.1.5 Chương tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh
Những điều khoản được nêu trong hiệp định thương mại song phươngViệt Nam-Hoa Kỳ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để thực hiện hiệp định
và tính minh bạch cùng với quyền khiếu nại của mỗi bên Chương này được tómtắt như sau:
+ Hiệp định nêu rõ cho phép các công dân và công ty bên kia được nhậpkhẩu và sử dụng phù hợp với những thực tiễn thương mại thông thường nhưthiết bị văn phòng, máy móc, máy photo… Đồng thời cho phép được tiếp cận và
sử dụng nơi làm việc, nơi ở trên cơ sở không phân biệt đối xử và theo giá thịtrường phụ thuộc vào thủ tục và luật lệ của nước sở tại
+ Tùy thuộc vào các thủ tục, luật quy định, cho phép các công ty, côngdân của nước bên kia thuê đại lý, nhà tư vấn, phân phối của một trong hai bêncho hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư theo hiệp định này của họ theo giá cả vàđiều kiện thỏa thuận giữa các bên
+ Hiệp định nêu rõ cho phép các công ty và công dân bên kia quảng cáocác sản phẩm và sử dụng dịch vụ của họ Đồng thời cho phép tiến hành nghiêncứu thông tin và được dự trữ đầy đủ hàng mẫu, phụ tùng thay thế, tiếp cận sảnphẩm dịch vụ do chính phủ cung cấp gồm có các tiện ích trên cơ sở không phânbiệt đối xử, theo giá cả công bằng và hợp lý
+ Khuyến khích liên hệ, cho phép bán trực tiếp những hàng hóa và dịch vụgiữa các công dân và công ty bên kia
1.2.1.6 Chương các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai
và quyền khiếu nại
Chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã cam kết trong việc đảm bảotính công khai và minh bạch Nội dung của chương này có thể tóm tắt như sau:
+ Mỗi bên công bố kịp thời và định kỳ tất cả các luật, quy định về thủ tụchành chính có tính áp dụng chung và liên quan tới bất kỳ vấn đề vấn đề nàođược xem là được quy định trong hiệp định
+ Công bố thông tin cần bao gồm thông tin về ngày có hiệu lực theo dòngthuế hoặc dịch vụ bị tác động bởi biện pháp đó
+ Thông tin cơ bản về các cơ quan xét duyệt phải được tham vấn trongmột quy trình thực thi các biện pháp đó
+ Hiệp định nêu rõ cho phép công ty và công dân bên kia được phép tiếpcận dữ liệu về nền kinh tế quốc dân, từng khu vực và đóng góp ý kiến
Trang 171.2.1.7 Chương những điều khoản chung
Trong chương này được nêu ra về cơ bản đều liên quan tới các chươngkhác về thương mại và hoạt động đầu tư ở các phụ lục G, H và thư trao đổi Nộidung của chương này có thế tóm tắt như sau:
+ Giao dịch và chuyển tiền quan biên giới;
+ Bảo vệ an ninh quốc gia;
+Các ngoại lệ chung;
+Thuế;
+ Tham vấn;
+ Quan hệ giữa chương 4, phụ lục H, phụ lục G và thư trao đổi;
+ Sự không tách rời của hiệp định với các phụ lục, bản cam kết và thư traođổi
1.2.2 Ý nghĩa của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ mở đường cho mối quan hệ lâudài của hai nước trên lĩnh vực kinh tế nói chung, tạo ra một mối quan hệ bìnhđẳng và phát triển toàn diện cho hai quốc gia.Việc ký kết hiệp định thương maisong phương sẽ làm tăng cường mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế củahai quốc gia Đối với Việt Nam hiệp định là bước đệm quan trọng giúp pháttriển các lĩnh vực kinh tế, giúp doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được phươngpháp hay kinh nghiệm quản lý của Hoa Kỳ đồng thời khuyến khích doanhnghiệp Việt Nam không ngừng đổi mới và phát triển kỹ thuật trong quá trìnhcạnh tranh Đối với Hoa Kỳ, hiệp định thương mai song phương này mang lạimột trang sử mới cho quan hệ hai nước, trước đây khi Mỹ xâm lược Việt Nammang tới một dòng lịch sử đẫm máu, giờ đây khi hòa bình lập lại tạo cơ hội bìnhđẳng quan hệ giữa hai nước
Hiệp định là một công cụ tự do hóa thương mại, trong quá trình đàm phánhiệp định thương mại, mỗi quốc gia cam kết các nhượng bộ tạo ra một điều kiệnthuận lợi cho kinh doanh, như cam kết giảm bớt hay bãi bỏ các hàng rào hạnngạch và thương mại, hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ đượchưởng quy chế tối huệ quốc và được hưởng thuế suất ưu đãi so với các quốc giakhông thuộc nhóm này, và Việt Nam phải mở rộng thị trường cho hàng hóaxuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Bên cạnh đó việc minh bạch hóa trong pháp luật, dựatrên điều kiện công bằng mà hai nước dành cho nhau, như việc Việt Nam bêncạnh việc được hưởng quy chế tối huệ quốc phải có trách nhiệm thực hiện cácquy định của Hoa Kỳ về hàng xuất khẩu, nếu vi phạm, hàng hóa của Việt Nam
sẽ bị phạt hoặc tiêu hủy hoặc giữ tại hải quan Bên cạnh đó, các quy định về bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp thương mại, tiếp cận thị trường
Trang 18cũng là điều kiện quan trọng để minh bạch hóa thị trường, giải quyết tranh chấptrong kinh doanh.
Với các quy định cam kết trong hiệp định hoàn toàn phù hợp với thịtrường thế giới, đòi hỏi Việt Nam phải không ngừng cải tiến nguồn nội lực trongnước, mở cửa thị trường, làm quen với các yêu cầu ngày càng cao của thị trườngđòi hỏi Việt Nam càng phải nỗ lực hơn nữa để trở thành quốc gia có nền kinh tếthị trường, hiệp định là bước tổng duyệt cho việc Việt Nam thực hiện các quytắc của WTO, và trở thành thành viên vào tổ chức thương mại thế giới (WTO)năm 2007
Hiệp định thương mại giúp minh bạch hóa mối quan hệ thương mại giữahai quốc gia, với 4 chương trong hiệp định đã bao trùm toàn bộ những điều kiệncông bằng bình đẳng trong mối quan hệ thương mại, với hiệp định thương mạithị trường Việt Nam được mở cửa, tăng cường xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàngxuất khẩu, mức thế và phí thấp hơn trước khi ký hiệp định thương mại songphương với Hoa Kỳ, đồng thời tạo môi trường đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu
tư đặc biệt là nhà đầu tư tới từ Hoa Kỳ
1.3 ĐÀM PHÁN CỦA VIỆT NAM VỚI HOA KỲ VỀ VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
Trải qua 11 năm kiên trì và nỗ lực với tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam
đã đạt được thành công cùng với mốc lịch sử đáng nhớ là ngày 11 tháng 01 năm
2007 khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO Tuy nhiên để đạtđược thành công đó là việc Việt Nam phải thực hiện các cam kết khi gia nhậpWTO, các cam kết đó thể hiện 3 văn kiện là cam kết về hàng hóa, cam kết vềthương mại dịch vụ, báo cáo của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO
Và thành công từ việc kí hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ là bướcđệm thành công nhất để Việt Nam trở thành thành viên của WTO
1.3.1 Khái quát quá trình đàm phán gia nhập WTO
Tiến trình gia nhập WTO của tất cả các quốc gia muốn gia nhập WTO đềuphải trải qua 3 bước là: Nộp đơn gia nhập, đàm phán, kết nạp Việt Nam cũngvậy, để tham gia trở thành thành viên của WTO Việt Nam cũng phải thực hiệnđầy đủ quy trình như vậy và chỉ khác là thời gian thực hiện trình tự
Thời điểm đầu tiên khi Việt Nam viết đơn xin gia nhập WTO vào tháng01/1995, trong khoảng thời gian 1 năm sau đó, Việt Nam đã giới thiệu tổng quan
về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở hoạch đinh và thực thi chínhsách, và cung cấp thông tin chi tiết về chính sách liên quan tới thương mại hànghóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ
Trong suốt quá trình xin gia nhập, Việt Nam thực hiện minh bạch hóachính sách tức là mô tả bức tranh chung về cơ chế, chính sách thương mại và
Trang 19kinh tế của nước mình có liên quan đến các hiệp định của WTO Minh bạch hóachính sách được Việt Nam thực hiện thông qua việc Việt Nam gửi bản “bị vonglục” về cơ chế ngoại thương của Việt Nam, trình bày về hệ thống chính sáchthương mại –kinh tế của Việt Nam tới nhóm công tác về việc Việt Nam gianhập WTO để nhóm công tác xem xét Việt Nam có đủ điều kiện trở thành thànhviên của WTO hay không, tất cả các thành viên của WTO đều có thể tham giavào nhóm công tác này và nhóm này là các tổ chức chịu trách nhiệm thụ lý đơnxin gia nhập.Việt Nam phải giải đáp những câu hỏi từ phía những thành viêncủa WTO và hội đồng WTO về những vấn đề liên quan tới kinh tế và thị trườngtiềm năng của Việt Nam.
1.3.1.1 Việt Nam tiến hành đàm phán đa phương
Việt Nam tiến hành đàm phán đa phương với WTO, thực hiện các cam kếtvới WTO khi trở thành thành viên, trong giai đoạn này Việt Nam trải qua 14phiên họp và thực hiện các cam kết với WTO đồng thời thay đổi một số luật vềthương mại và đầu tư để phù hợp với tình hình mới, Việt Nam đã cam kết:
+ Thực hiện ngay nghĩa vụ MFN ngay sau khi gia nhập WTO đối vớihàng hóa và dịch vụ;
+ Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nướcvới hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình cụ thể;
+ Bói bỏ trợ cấp xuất khẩu cà phê ngay sau khi gia nhập WTO, và đối vớinông sản khác thời gian sẽ là 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO;
+ Liên quan tới hàng công nghiệp, Việt Nam tuyên bố trợ cấp gắn liền với
tỷ lệ nội địa hóa sẽ xóa ngay từ thời điểm gia nhập WTO;
+ Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng cụ thể.Ngày 26/10/2006 kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng và lúcnày ban công tác đã thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam
1.3.1.2 Việt Nam tiến hành đàm phán song phương
Tháng 8/1996, chúng ta hoàn thành “bị vong lục” về vấn đề ngoại thươngcủa Việt Nam và gửi tới ban thư ký của WTO để luân chuyển tới các thành viêncủa ban công tác, ban công tác là tổ chức chịu thụ lý đơn xin gia nhập và tất cảcác thành viên của WTO đều có thế tham gia ban công tác này
“Bị vong lục” không chỉ giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chínhsách kinh tế vĩ mô, thực thi và cơ sở hoạch định chính sách mà còn cung cấpthông tin chi tiết về các chính sách liên quan tới hàng hóa, dịch vụ, quyền sởhữu trí tuệ
Ngay sau khi nghiên cứu “bị vong lục”, các thành viên tham gia chất vấnvới Việt Nam, đặt ra các câu hỏi yêu cầu Việt Nam trả lời nhằm hiểu rõ chính
Trang 20sách, bộ máy quản lý, thực thi chính sách Tiến hành đàm phán song phươngViệt Nam đã trả lời khoảng 2600 câu hỏi do những thành viên của WTO đưa rađồng thời Việt Nam phải cung cấp thông tin khác do WTO quy định về hệ thốngnông nghiệp, trợ cấp trong công nghiệp, đầu tư… với những thông báo hàngchục ngàn trang Cuộc đàm phán song phương của Việt Nam với 28 các quốcgia thành viên WTO, và đã kết thúc tốt đẹp.
1.3.1.3 Đàm phán với Hoa Kỳ
Tất cả những nước khi muốn trở thành thành viên của WTO đều tham giavòng đàm phán với Hoa Kỳ, đàm phán với Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO củaViệt Nam là khó khăn nhất, vì đối tác này có yêu cầu cao và có tiếng nói trong
tổ chức thương mại thế giới, đầu năm 1996 Việt Nam tiến hành đàm phán songphương với Hoa Kỳ, đây được coi là mở đầu cho các cuộc đàm phán songphương với Hoa Kỳ đầy khó khăn cho Việt Nam khi ta phải chấp nhận đánh đổi
và nhượng bộ Hoa Kỳ vỡ đất nước này có tiếng nói trên trường quốc tế
Đàm phán với Hoa Kỳ, Việt Nam chấp nhận nhượng bộ theo một số nộidung thỏa thuận giữa hai bên được văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ-USTR thông qua, một số thỏa thuận đó liên quan tới các ngành, lĩnh vực màViệt Nam ký kết nhượng bộ với Hoa Kỳ như sau:
- Đối với ngành nông nghiệp:
Việt Nam đồng ý cơ chế kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm của Hoa Kỳvới một số sản phẩm như thịt bị, thịt lợn, thịt gia cầm, một số mặt hàng đượcgiảm thuế như thịt lợn, thịt bò, nho, táo, đậu, bụng… Khoảng ¾ sản phẩm nôngnghiệp của Hoa Kỳ khi xuất khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 15%hoặc thấp hơn
- Đối với ngành công nghiệp:
Việt Nam cam kết áp dụng ngay lập tức mức thuế thấp đối với hầu hết cácsản phẩm thiết bị y tế,một số sản phẩm quan trọng trong các lĩnh vực thiết bị y
tế , dược phẩm, máy bay sẽ có mức thuế thấp từ 0 tới 5% Khoảng 94% sảnphẩm Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ sẽ được hưởng mức thuế từ 15% trởxuống Đồng thời, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ những trợ cấp theo thỏa thuận trongmột số lĩnh vực như dệt may
- Đối với ngành dịch vụ:
Việt Nam cam kết cho phép các công ty bảo hiểm (phi nhân thọ) và cáccông ty chứng khoán nước ngoài thành lập chi nhánh Việt Nam như đã làm đốivới lĩnh vực ngân hàng, đồng thời, Việt nam cam kết bền vững về việc mở cửamột số lĩnh vực quan trọng như viễn thông bao gồm cả dịch vụ vệ tinh ,phânphối, tài chính và năng lực cho doanh nghiệp nước ngoài
Trang 21Một số vấn đề khác về quyền thương mại và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệcũng được thỏa thuận rõ trong vòng đàm phán với Hoa Kỳ của Việt Nam.Vớivấn đề quyền thương mại, Việt Nam sẽ xóa bỏ những hạn chế trong hoạt độngnhập khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Về vấn đề quyền sở hữu trítuệ, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời cũng như một số cam kết nhượng bộ trong đàm phán songphương với Hoa Kỳ,Việt Nam sẽ giảm vai trò của các doanh nghiệp nhà nướctrong hoạt động thương mại gồm xóa bỏ vai trò độc quyền của nhà nước trongviệc nhập khẩu một số hàng hóa, đồng thời các công ty của Hoa Kỳ sẽ đượctham gia cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các doanh nghiệp nhà nước của ViệtNam
Trong cuộc đàm phán với đối tác Hoa Kỳ để xin gia nhập WTO của ViệtNam là cuộc đàm phán gay go, khi hai bên chấp nhận và không chấp nhậnnhững điều khoản mà bên kia đưa ra, tuy chưa hoàn toàn đạt được những điềukiện mà hai bên mong muốn nhưng có thể nhận xét rằng vòng đàm phán vớiHoa Kỳ năm 2006 đã đạt được nhiều tiêu chí chung
Tháng 5/2006 kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ, đối tác cuốicùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam
Sau 11 năm kiên trì trong các cuộc đàm phán song phương và đa phương,thực hiện các cam kết và nhượng bộ đối tác trong việc đàm phán xin gia nhậpWTO, thành công lớn nhất là ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thànhthành viên thứ 150 của WTO
1.3.2 Ý nghĩa của việc gia nhập WTO với thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Như chúng ta đã biết để trở thành thành viên của WTO, Việt Nam thựchiện 21 cam kết về các ngành, các lĩnh vực, những cam kết này có giá trị quantrọng với Việt Nam trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng vàcùng phát triển
Với hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam trở thành quốc gia
có quan hệ bình thường (NTR) với Hoa Kỳ, và khi trở thành thành viên củaWTO, Việt Nam được hưởng thuế suất tối huệ quốc là một điều tất nhiên, đượchưởng thuế suất tối huệ quốc sẽ tạo đà cho mối quan hệ thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ, tăng cường khả năng xuất khẩu nhiều mặt hàng có lợi thế của ViệtNam sang Hoa Kỳ, thuế suất tối huệ quốc được Hoa Kỳ dành ưu đãi với nhữngquốc gia xuất khẩu sang Hoa Kỳ, mức thuế suất tối huệ quốc thấp hơn so vớimức thuế khác, ví dụ: mức thuế cá khô, ướp muối, sông khói có mức thuế suất
từ 25-30% đối với các nước không có thỏa thuận tối huệ quốc và GSP với Hoa
Kỳ, và 4 - 7% đối với các nước có tối huệ quốc Gia nhập WTO, giúp tăngcường khả năng xuất khẩu ra các thị trường đặc biệt là Hoa Kỳ, tăng khả năng
Trang 22cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, giảm các hàng rào thuế quan, phithuế quan của Hoa Kỳ với doanh nghiệp Việt Nam.
Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện cam kết bãi bỏ trợ cấp xuấtkhẩu 1 số mặt hàng nông sản trong đó có mặt hàng dệt may, hiện nay ngành dệtmay đang là ngành có lợi thế trong xuất khẩu của Việt Nam , với những cam kếtkhi tham gia WTO, Việt Nam đã chứng tỏ cho các quốc gia khác, đặc biệt làHoa Kỳ về hệ thống luật thương mại của mình, và thành công quan trọng trongmột số mặt hàng trong đó có mặt hàng dệt may của Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ
bỏ hạn ngạch vào năm 2007, tuy trong tiến trình đó Hoa kỳ vẫn quan sát ngànhdệt may của Việt Nam nếu vi phạm cam kết về trợ cấp với WTO thì sẽ tái ápdụng mức hạn ngạch
Gia nhập WTO,Việt Nam tuân thủ các cam kết, bình đẳng trên thị trườngquốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp củamình tốt trên thị trường Hoa Kỳ, đồng thời quyền sở hữu trí tuệ được coi trọng
và bảo vệ Chi phí kinh doanh nghiệp có điều kiện giảm với giá nguyên vật liệuđầu vào, máy móc sẽ rẻ hơn, đồng thời, trong quá trình xâm nhập thị trường Hoa
Kỳ sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường quản lý, thay đổi máy móc…
Trang 23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – HOA KỲ
2.1 TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
Mốc đánh dấu quan trọng là từ khi Việt Nam ký được hiệp định thươngmại song phương với Hoa Kỳ năm 2001, quay lại giai đoạn trước khi hiệp đinhnày được ký kết, khi đó Việt Nam chưa được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc củaHoa Kỳ dẫn tới rào cản lớn trong thương mại hai nước, khi giá trị xuất khẩu củaViệt Nam vào thị trường Hoa Kỳ và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Namcòn chưa tương xứng với tiềm lực của hai nước, trong giai đoạn 1997 tới năm
2000 là giai đoạn Việt Nam luôn trong tình trạng xuất siêu, trong giai đoạn nàyViệt Nam nhập khẩu ít từ Hoa Kỳ là do lĩnh vực có trị giá cao, nước ta chưa đủtiềm lực nhập khẩu như thiết bị công nghệ cao, dàn khoan, dầu khí và cả máybay Boeing Về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Namtrong giai đoạn trước khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực, có thểthấy lĩnh vực đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam khá đa dạng, cùng với đó là tốc
độ đầu tư không tăng, có xu hướng giảm và thua xa so với tiềm lực tài chính củaHoa Kỳ
Giai đoạn từ năm 2001 tới nay, quan hệ thương mại giữa Việt Nam vàHoa Kỳ trên cơ sở phát triển bình đẳng, Việt Nam đã phát triển trở thành quốcgia có thu nhập trung bình trên thế giới, tạo điêu kiện gặt hái thành công cho nềnkinh tế Việt Nam, dự không thể tránh khỏi những đợt suy thoái kinh tế ảnhhưởng tới thương mại của hai quốc gia nhưng tác động khách quan đó vẫn chưathể tác động xấu hoàn toàn tới thương mại
2.1.1 Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ trước năm 2002
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từtháng 12 năm 2001, từ trước năm 2002 quan hệ thương mại giữa hai nước chưagặt hỏi được nhiều thành công so với tiềm lực chung, từ khi hiệp định có hiệulực, Hoa Kỳ mới cho Việt Nam được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc, do hiệu lựccủa hiệp định thương mai có giá trị vào tháng 12/2001 nên em xin phép nghiêncứu và trích số liệu từ năm 2001 trở về trước để phù hợp với nội dung
Tháng 2 năm 1994 chính phủ Mỹ tuyên bố xóa lệnh cấm vận thương mạivới Việt Nam, và giai đoạn khi Việt Nam chưa được hưởng quy chế Tối HuệQuốc của Hoa Kỳ do hiệp định song phương chưa được ký kết, nhưng hoạt độngthương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên tục tăng
Trang 24Bảng 2.1: Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
(Đơn vị:triệu USD)
Nguồn:Hải quan Hoa Kỳ
Qua số liệu trong bảng ta thấy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trườngHoa Kỳ liên tục tăng , giai đoạn ít nhất là 1994 tới 1997, đây là giai đoạn nềnkinh tế Việt Nam chậm phát triển do vừa thoát khỏi thời kỳ kinh tế tập trung baocấp, các mặt hàng xuất khẩu thường là mặt hàng có sẵn trong tự nhiên của ViệtNam , trong giai đoạn từ 1994 tới 1999 mức tăng của hàng xuất khẩu Việt Namkhoảng 85,14% , trong giai đoạn từ năm 1997 tới năm 2001 có giảm so với năm
1996 và luôn trong tình trạng xuất siêu Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hoa
Kỳ còn thấp và biến động qua nhiều giai đoạn
Trong giai đoạn trên có nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất khẩu của ViệtNam ngày càng tăng mặc dù Việt Nam chưa được hưởng quy chế Tối Huệ Quốccủa Hoa Kỳ, ta có thế thấy trong giai đoạn này doanh nghiệp Việt Nam luôn tìmkiếm những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và chịu mức thuế thấp nhất tiêu biểunhư cà phê, đồ gia vị… Đồng thời những sản phẩm xuất khẩu chính nữa tronggiai đoạn này là các sản phẩm thuộc tài nguyên thiên nhiên như quặng, than…
Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ thấp do trong giai đoạn trênkinh tế Việt Nam còn chậm phát triển, tuy trong nước còn thiếu hụt nhiều nhưnggiá trị hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ cao và một số mặt hàng nhập của Hoa Kỳtrong giai đoạn này gồm một số sản phẩm công nghệ cao chịu tác động nhiềucủa chính phủ Hoa Kỳ
Trang 252.1.2.Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 2002 – 2006
Sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam –Hoa Kỳ được kýkết và có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001, đã mở ra bước ngoặt cho nền kinh tếViệt Nam và mở đường cho tiến trình gia nhập WT0 của Việt Nam được thànhcông vào cuối năm 2006 Hiệp định thương mại có tác động tích cực tới nềnkinh tế Việt Nam với tốc độ xuất khẩu của thị trường của Việt Nam sang thịtrường Hoa Kỳ gia tăng nhanh, từ chỗ tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ chỉ chiếm 14,5% năm 2002 lên tới 19,7 % năm 2006, Hoa Kỳ trở thành thịtrường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam
Bảng 2.2: Xuất – nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn từ
Nguồn:Bộ thương mại Hoa Kỳ
Biểu đồ 2.1: Xuất – nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn
từ năm 2002-2006
Trang 26Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng rõ qua các năm tuynhiên tốc độ tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ có xu hướng giảm do trong giai đoạnnày cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự biến động Nhập khẩu từHoa Kỳ giảm không hẳn nguyên nhân do Việt Nam đã đủ điều kiện sản xuấttrong nước, không cần nhập khẩu mà do bên cạnh một số thực phẩm , thuốc còn
có một số mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ thường là xa xỉ phẩm, ta ít có cơ hộitiếp cận được
2.1.3 Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ từ 2007 tới nay
Từ khi ký hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã tạođiểm nhấn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, và sau khi gia nhập được
tổ chức thương mại thế giới WTO làm nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậchơn, với GDP liên tục tăng đưa Việt Nam đứng trong top nước có thu nhậptrung bình thế giới, từ năm 2007 tới nay có thể nói là giai đoạn Việt Nam hoànthiện hơn về cơ sở vật chất và phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần vàlĩnh vực Nói về thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn này là hướngtới những thành tựu đạt được của hai quốc gia trong mối quan hệ thương mại
Trong giai đoạn 2007 tới nay, với sự phát triển đa dạng các thành phầnkinh tế và lĩnh vực, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiềuđiểm nhấn
Bảng 2.3: Xuất – nhập khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Trang 27Nhận xét chung giai đoạn từ năm 2007 tới cuối năm 2011, xuất khẩu ViệtNam sang Hoa Kỳ có nhiều biến động, tuy giai đoạn 2008 có ảnh hưởng củacuộc suy thoái nhưng không ảnh hưởng nhiều tới tình hình xuất khẩu của ViệtNam vào thị trường Hoa Kỳ.
2.1.4 Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam
So với tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng
có nhiều biến động từ giai đoạn trước khi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ được ký kết, trước khi hiệp định thương mại được ký kết, những chuyểnđộng về chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam rất phù hợp với định hướng mởcửa, thực hiện đa phương hóa và đa dạng hóa các nền kinh tế đối ngoại của ViệtNam Hơn nữa, đều là những nền kinh tế ở những trình độ khác nhau, có thể bổsung nhau
Nếu xét trong những giai đoạn khác nhau, ở bài luận này, em tạm chiathành hai giai đoạn chính là trước khi hiệp định thương mại có hiệu lực và saukhi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực
2.1.4.1 Giai đoạn trước khi Hiệp định thương mại có hiệu lực
Hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ có hiệu lực vào tháng 12-2001,giai đoạn tử trước năm 2001 hoạt động đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt Nam cònchậm và có xu hướng giảm, lĩnh vực đầu tư đa dạng, lượng vốn thấp
Bảng 2.4: FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam giai đoạn từ 1994 tới 2001