1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan hệ thương mại việt nam- trung quốc trong giai đoạn từ 1975 đến nay

13 545 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 185,56 KB

Nội dung

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Bài tập lớn QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN NAY Sinh viên thực hiện: Nguyễn Liên Hương Lớp/ Khóa: H33 Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2008 2 MỤC LỤC Trang I. MỞ ĐẦU 3 II. TÌNH HÌNH MẬU DỊCH VIỆT TRUNG 4 TRƯỚC NĂM 1991 III. TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI VIỆT TRUNG 5 TỪ SAU THÁNG 11/1991 III.1. THÀNH TỰU 5 III.2. KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI 7 IV. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM- 10 TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI V. KẾT LUẬN 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 3 I. MỞ ĐẦU Bình thường hoá quan hệ hai nước Việt Nam- Trung Quốc đã đi được một chặng đường dài. Từ năm 1991 đến nay, cùng với sự phát triển và nâng cấp của quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, các mối quan hệ khác giữa hai nước cũng được khôi phục và phát triển toàn diện cả về bề rộng lẫn bề sâu. Về hợp tác thương mại, đầu tư, những năm gần đây, Trung Quốc luôn là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trong giao dịch ngoại thương. Năm 2000, kim ngạch trao đổi buôn bán 2 chiều giữa 2 nước đạt khoảng 2 tỷ USD. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2001, kim ngạch buôn bán 2 chiều giữa 2 nước đạt gần 1,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt giá trị 794 triệu USD, tăng 85% và nhập khẩu đạt 705 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2000. Các mặt hàng công nghiệp có giá trị lớn mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là dầu thô ( trên 2 triệu tấn, trị giá gần 419 triệu USD), tiếp đến là hàng hải sản (trên 126 triệu USD), hàng rau quả (trên 78 triệu USD), cao su (40 triệu tấn, trị giá 22 triệu USD), hạt điều (4.300 tấn, trị giá gần 14 triệu USD). Đồng thời, Việt Nam xuất khẩu 774.300 xe gắn máy trị giá hơn 179 triệu USD, xăng dầu các loại (408.000 tấn, trị giá 96,5 triêu USD), máy móc, thiết bị, phụ tùng (trên 90 triệu USD), nguyên phụ liệu da, dệt may (trên 34 triêu USD), phân bón các loại (221.000 tấn, trị giá 32 triệu USD), sắt thép các loại (122.000 tấn, trị giá trên 25 triệu USD. Năm 2000, chính phủ Trung Quốc đã dành cho Việt Nam khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trị giá 55,2 triệu USD để cải tạo và nâng cấp Nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy phân đạm và hoá chất Hà Bắc. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc còn dùng một ngân khoản khoảng 300 triệu USD cho Việt Nam vay không lấy lãi để xây dựng một số công trình 4 khác như nhà máy điện Cao Ngạn, nhà máy dệt Đà Nẵng, nhà máy thuỷ điện, thuỷ lợi Rào Quán. Hiện nay, tại Việt Nam, Trung Quốc có khoảng 110 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 221 triệu USD, đứng hàng thứ 22 trong số 60 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam, 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã có thêm 26 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký trên 41,7 triệu USD, đứng hàng thứ 8 trong số 30 nước và vùng lãnh thổ có dự án được cấp giấy phép và lớn gấp 2 lần so với năm 2000. II. TÌNH HÌNH MẬU DỊCH VIỆT TRUNG TRƯỚC NĂM 1991 Năm 1952, quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc chính thức được xác lập. Năm 1960, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam- Trung Quốc đạt 5,4 triệu USD, tăng gấp 34 lần so với năm 1954. Nhìn chung, kim ngạch buôn bán song phương Việt Nam- Trung Quốc trong thời kỳ này chưa nhiều và cán cân thương mại thường nghiêng về phía Trung Quốc. Trong những năm từ 1960 đến 1975, là thời kỳ nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước. Trong thời kỳ lịch sử này, mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn được duy trì và phát triển bình thường. Bên cạnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc cũng đã dành cho nhân dân Việt Nam nguồn viện trợ to lớn và có hiệu quả, góp phần đưa đến thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam vào tháng 4/1975. 5 Thời kỳ từ năm 1978 đến 1990, mối quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước hầu như bị gián đoạn. Cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc thấy rằng bình thường hóa về chính trị, khôi phục và phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước là có lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của mỗi nước. Do sự cố gắng chung của hai nước, mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc xuất hiện những nét hòa dịu vào nửa sau những năm 80. Mậu dịch tiểu ngạch qua biên giới ban đầu chỉ giới hạn trong cư dân vùng biên giới, nhưng từ cuối năm 1989 sang 1990 trở đi, mậu dịch qua biên giới đã thu hút sự tham gia của nhiều nơi trong nước. Kim ngạch mậu dịch biên giới hai chiều năm 1988 là 5 triệu USD; năm 1989 tăng gấp 10 lần năm 1988, đạt 50,85 triệu USD; năm 1990 tăng gấp khoảng 3 lần so với năm 1989, đạt 152,24 triệu USD; năm 1991 con số đó lên đến 290,48 triệu USD. Trước tháng 11/1991, mậu dịch qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc là mậu dịch phi chính phủ, diễn ra theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường, mang tính tự phát, vượt qua cả sự khống chế và kiểm soát của chính quyền, cán cân thương mại thường nghiêng về phía Trung Quốc, phía Việt Nam bị thua thiệt nhiều. Hàng hóa tiêu dùng, nhất là hàng giả, hàng chất lượng kém, của Trung Quốc ồ ạt nhập vào Việt Nam, đã gây ra một số hậu quả không tốt đối với đời sống và sản xuất của Việt Nam. Chính vì vậy, tháng 6/1991, Chính phủ Việt Nam đã ra chỉ thị nhấn mạnh những việc cần làm để quản lý việc qua lại và buôn bán qua biên giới Việt- Trung. III. TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC TỪ SAU THÁNG 11/ 1991 III.1. Thành tựu. 6 Kể từ khi bình thường hoá, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển theo chiều hướng toàn diện hơn, tích cực hơn và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cơ cấu xuất nhập khẩu (XNK) cũng phát triển theo hướng ngày càng đa dạng hoá về mặt hàng và chủng loại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cả hai bên. Bảng: Kim ngạch XNK hàng hoá Việt Nam- Trung Quốc thời kỳ 1991- 2000. Năm Tổng kim ngạch Việt Nam xuất Việt Nam nhập 1991 37,7 19,3 18,4 1992 127,4 95,6 31,8 1993 221,3 135,8 85,5 1994 439,9 295,7 144,2 1995 691,6 361,9 329,7 1996 669,2 340,2 329,0 1997 878,5 471,1 404,4 1998 989,4 478,9 510,5 1999 1.542,3 858,9 683,4 2000 2.957,0 1.534,0 1.423,0 Nguồn : Hải quan Việt Nam (Trung tâm tin học và thống kê) Những mặt hàng mà phía Trung Quốc bán sang Việt Nam gồm có: thuốc bắc, bông, vải sợi, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, paraphin, pin các loại, thuốc lá, xà phòng giặt, nước giải khát, dầu ăn thực vật, đường 7 sữa, đồ dùng gia đình, gốm sứ, thủy tinh, giấy, xe đạp, đồ điện dân dụng, thiết bị thủy điện nhỏ, máy nông cụ cỡ nhỏ, thiết bị xi măng lò đứng cỡ nhỏ, thiết bị gia công gỗ, vật liệu xây dựng, một số phụ tùng ô tô Liên Xô trước kia sản xuất và phụ tùng ô tô giải phóng do Trung Quốc sản xuất, một số hóa chất, khung cửa nhôm, Trong khi đó phía Trung Quốc nhập các mặt hàng sau đây của Việt Nam: lâm thổ sản, hương liệu, chuối xanh, dừa quả, gỗ, cà phê, chè cao su, than đá, gạo, hải sản, (trong hoạt động buôn lậu của thương nhân trước và sau khi quan hệ hai nước Việt Nam- Trung Quốc được bình thường hóa, nhiều sản phẩm quý hiếm của Việt Nam như đồng, Niken, thiếc, nhôm, vàng bạc, đá quý, gỗ quý, một số động vật quý hiếm, đã được buôn lậu sang Trung Quốc, gây nhiều thiệt hại cho phía Việt Nam). Một số mặt hàng cao cấp của nước ngoài, như xe ô tô du lịch và xe gắn máy của Nhật Bản cũng đã được chuyển khẩu từ Việt Nam sang các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông. Trong số các mặt hàng nêu trên, nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã khẳng định được thị phần và sức cạnh tranh của mình như dầu thô, hàng hải sản, hoa quả, cao su, hạt điều,… Trong 7 tháng đầu năm 2001, Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc 153 triệu USD hàng hải sản, 126 triệu USD hàng rau quả, 11 triệu USD hàng dệt may và 3,2 triệu USD hàng giày dép. Đặc biệt, đối với cao su, Trung Quốc hiện đang nhập khẩu 60% sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam (gần 80.000 tấn). Trao đổi thương mại giữa hai nước có tác dụng bổ sung cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân hai nước và cũng phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế của hai nước trong những năm vừa qua. III.2. Khó khăn và tồn tại. III.2.1. Quan hệ ngoại thương giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. 8 - Tổng kim ngạch XNK chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch XNK của mỗi nước: Kim ngạch XNK của Việt Nam với Trung Quốc chỉ chiếm 5% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam nói chung và chỉ bằng 0,4% tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc. - Là hai nước láng giềng, có truyền thống trao đổi buôn bán từ lâu đời nhưng Việt Nam mới chỉ là nước xuất khẩu thứ 29 trong tổng số 220 nước xuất khẩu vào Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng chỉ là nước xuất khẩu lớn thứ 6 vào Việt Nam. III.2.2. Quan hệ ngoại thương giữa 2 nước trong 10 năm qua phát triển dựa trên sự chênh lệch rất rõ về trình độ. - Trung Quốc chuyển đổi sang cơ chế thị trường trước Việt Nam 10 năm, là nước lớn, đông dân, có tiềm lực kinh tế mạnh và có kinh nghiệm tiến hành các hoạt động ngoại thương với nhiều nước khác trên thế giới. - Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh mạnh do có ưu thế về chất lượng và chủng loại, có giá thành thấp hơn giá thành của Việt Nam vì các doanh nghiệp Trung Quốc đủ lực và có chính sách công nghệ tích cực. - Chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách mạnh mẽ để đẩy mạnh hoạt ngoại thương, đặc biệt là những chính sách phù hợp với thực tế của từng nước đối tác. Ví dụ, đối với Việt Nam, Trung Quốc có chính sách đặc biệt khuyến khích các hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới (như chính sách "tiểu ngạch hoá", "phi thương mại hoá", giảm 50% thuế đối với hàng nhập khẩu, chính sách thoái thuế đối với hàng xuất khẩu,…) Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị thấp và thường bị tác động của giá thị trường thế giới theo xu hướng giảm, trong khi đó, hàng 9 khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc lại thường là những mặt hàng có giá trị cao hơn trên thương trường quốc tế. Do hạn chế trong quy định về hạn ngạch nhập khẩu dẫn đến việc hạn chế Trung Quốc nhập khẩu một số mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế như gạo,… III.2.3. Nạn hàng giả, hàng kém phẩm chất và buôn lậu qua biên giới đang rất phổ biến. - Trốn lậu thuế là hiện tượng phổ biến trong XNK tiểu ngạch, dẫn đến thất thu cho Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng (thông qua các thủ đoạn như nhập nhiều khai ít, nhập những hàng có mức thuế cao như xe đạp 75%, phụ tùng xe máy khai thành những loại hàng có mức thuế thấp như đồ chơi trẻ em 10%, vật liệu xây dựng 18%,…). - Gian lận thương mại, chạy theo lợi ích cá nhân, cục bộ đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm cách xuất khẩu (qua biên giới) những mặt hàng bị cấm, những mặt hàng quý hiếm gây xáo trộn thị trường, mất lòng tin, ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích quốc gia. III.2.4. Quản lý hoạt động ngoại thương của cả hai nước, đặc biệt là của Việt Nam còn nhiều yếu kém. - Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa đầy đủ, chưa phù hợp. - Quản lý cửa khẩu, hoạt động hải quan ở biên giới còn nhiều khó khăn và tiêu cực. III.2.5. - Khả năng đáp ứng cũng như năng lực cạnh tranh của hàng hoá và của bản thân các doanh nghiệp XNK Việt Nam còn hạn chế. 10 - Lượng hàng hoá Việt Nam sang Trung Quốc còn nhỏ bé, thậm chí có mặt hàng cung không đủ cầu. - Một số mặt hàng từng độc chiếm thị trường Trung Quốc nay đang phải cạnh tranh với một số đối thủ đáng gờm mới xuất hiện như hạt điều Ấn Độ. - Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược xuất khẩu cụ thể theo mặt hàng, theo thị trường sang Trung Quốc. - Các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin, từ đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu hiểu biết cụ thể về thị hiếu người tiêu dùng, về thị trường và về các doanh nghiệp XNK của Trung Quốc. IV. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VIỆT NAM- TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI Thứ nhất, cùng với nhân loại, Việt Nam và Trung Quốc đã ở vào thế kỷ XXI- thế kỷ của nền kinh tế tri thức, của xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh tế tri thức, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá sẽ đem đến nhiều cơ hội cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Thứ hai, Việt Nam và Trung Quốc đã ký "Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa" ngày 29/12/2000 và nhiều văn kiện khác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ ngoại thương giữa hai nước phát triển trong thế kỷ XXI. Hiện nay, cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của tổ chức kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC). Thứ ba, đối với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng : - Trung Quốc đã là thành viên chính thức của WTO. [...]... xứng với quan hệ chính trị giữa Việt Nam- Trung Quốc Cơ sở phát triển quan hệ thương mại Việt- Trung là vững chắc, trong đó có cả những nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan Trong số các nhân 11 tố chủ quan, nhân tố ý chí chính trị của cả hai bên là nhân tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với việc phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới vọng Ngày 11/6/2007... triển vọng quan hệ thương mại ViệtTrung đang mở ra một tương lai tươi sáng, chứng tỏ mối quan hệ ViệtTrung ngày càng phát triển 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Giáo trình Bài giảng Chính sách đối ngoại của Học viện Quan hệ quốc tế, xuất bản năm 2007 2 Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế của Học viện Quan hệ quốc tế, xuất bản năm 2006 3 Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,... với cạnh tranh mạnh mẽ trong thế kỷ XXI là động lực thúc đẩy quan hệ thương mại Việt NamTrung Quốc phát triển theo hướng lâu dài, bền vững toàn diện và sâu sắc hơn Thứ năm, đối với Trung Quốc, Hiệp định thương mại Việt NamHoa Kỳ sắp có hiệu lực cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội, nhiều thuận lợi và nhiều triển vọng mới V KẾT LUẬN Trong thời gian qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển mạnh... triển đó, quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển vượt bậc với tổng kim ngạch thương mại hai chiều ngày càng tăng Nhưng bên cạnh đó, còn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết trong quan hệ thương mại: trốn thuế, lậu thuế, cán cân thương mại không cân bằng,… Nhìn chung, tỷ trọng giá trị thương mại Việt- Trung còn thấp, chưa thể hiện hết tiềm năng của cả hai nước, chưa tương xứng với quan hệ chính... giữa các tỉnh phía Bắc Việt Nam với tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai bên tổ chức tại thành phố Quảng Châu, thứ trưởng ngoại giao Vũ Dũng đã đề cập các điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó đặc biệt nhấn mạnh quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước Trao đổi thương mại hai chiều tăng trung bình 20%/ năm và...- Trung Quốc là thị trường có sức mua đa dạng, dễ tính với 1,3 tỷ dân, có nơi thu nhập rất cao (18.000- 20.000 USD/ người/ năm), có nơi chỉ thu nhập từ 250- 300 USD/người/ năm Đây là thuận lợi rất cơ bản cho hoạt động XNK của Việt Nam vì có thể xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều loại hàng hóa và nhập khẩu từ Trung Quốc về - Trung Quốc có thị trường nội tệ ổn định trong 10 năm qua Thứ . NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI Bài tập lớn QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN NAY . trị thương mại Việt- Trung còn thấp, chưa thể hiện hết tiềm năng của cả hai nước, chưa tương xứng với quan hệ chính trị giữa Việt Nam- Trung Quốc. Cơ sở phát triển quan hệ thương mại Việt- . bán song phương Việt Nam- Trung Quốc trong thời kỳ này chưa nhiều và cán cân thương mại thường nghiêng về phía Trung Quốc. Trong những năm từ 1960 đến 1975, là thời kỳ nhân dân Việt Nam thực

Ngày đăng: 28/08/2014, 01:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w