Báo cáo nghiên cứu khoa học " Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghịvà hợp tác trong thế kỷ XXI " pps

24 483 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghịvà hợp tác trong thế kỷ XXI " pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghịvà hợp tác trong thế kỷ XXI Toàn cầu hoá đã tạo lập nền tảng cho việc duy trì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, chuyển đổi cơ cấu và phát triển xã hội ở nhiều quốc gia đang phát triển (nhưng không phải tất cả). Điều đặc biệt là tiến trình toàn cầu hoá đã mở ra các cơ hội không hạn chế cho sự hợp tác và hội nhập hiệu quả về thương mại , đầu tư, dịch vụ giữa các quốc gia, các cộng đồng, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. ASEAN và Trung Quốc là những nước đang phát triển ở những thang bậc khác nhau trên quĩ đạo phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các nước này cũng đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức trong một thế giới biến đổi từng ngày, từng giờ. “Nếu không thể đánh bại, hãy hợp tác” điều này hoàn toàn phù hợp với quyết định của các nước Đông Nam á khi thiết lập một khu vực thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc- quốc gia mà họ từng xem là một đối thủ kinh tế đáng gờm trong những năm gần đây. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 tại Brunei (6-11-2001) ghi một dấu mốc quan trọng trong sự hợp tác khu vực giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam á. Các nhà lãnh đạo của ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý thành lập khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10 năm (gọi tắt theo tiếng Anh là ACFTA). Và nếu thành công thì ACFTA sẽ trở thành một hình mẫu mới trong việc hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển. Các nước thường “ thích ứng” với sự phát triển của Trung Quốc dưới 3 hình thức: (1) Đầu tư FDI để làm chủ cơ sở sản xuất ở Trung Quốc; (2) Xuất khẩu máy móc, thiết bị hiện đại và “ vật tư” đầu vào để tham gia tiến trình sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc; (3) Xuất khẩu nguyên nhiên liệu, khoáng sản, nông sản , thực phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Việt Nam chủ yếu giao lưu với Trung Quốc thông qua hình thức thứ 3. Việt Nam – Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông. Thực hiện đường lối đổi mới và chính sách mở cửa , biến biên giới Việt - Trung thành biên giới của hoà bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, trong đó phát triển thương mại, mở rộng giao lưu kinh tế được xem là một trong những “lối mở” hợp quy luật và xu hướng thời đại sau khi hai nước đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Điều đó có thể thấy rõ khi nhìn vào “bức tranh thống kê” phản ánh động thái quan hệ thương mại giữa hai nước trong thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI. 1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 1991-2009 Từ kim ngạch gần 3 tỷ USD vào năm 2000, hai nước đã đưa ra mục tiêu kim ngạch buôn bán hai chiều 5 tỷ USD vào năm 2005 (tăng bình quân hơn 11,1%/năm), nhưng mục tiêu này hầu như đã bị “đổ” ngay từ năm 2003 bởi kim ngạch lên tới 4,87 tỷ USD. Đến năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 8,739 tỷ USD (cao gấp 1,75 lần ) và đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 19,79%/năm. Năm 2006, với kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 10,421 tỷ USD, “ngưỡng” 10 tỷ USD cũng đã bị vượt qua. Năm 2007 và 2008, các con số tương ứng là 13,2 và 20,1 tỷ USD. Năm 2009, kim ngạch hai chiều dự ước đạt 22,5 tỷ USD, tạo đà cho việc thực hiện trước thời hạn mục tiêu 25 tỷ USD vào năm 2010 mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác lập. Dự báo mục tiêu này có nhiều khả năng cũng sẽ bị lạc hậu rất sớm. 2. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Hiện nay, Trung Quốc đang là bạn hàng nhập khẩu số 1 về cao su, than đá. Ngoài ra thuỷ sản, rau quả tươi cũng là mặt hàng có tỷ trọng đáng kể. Một số mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập và từng bước mở rộng thị phần trên thị trường Trung Quốc như : giày dép , hàng dệt may, linh kiện điện tử Trong 6 năm gần đây, nhìn chung cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã không ngừng được mở rộng. Cụ thể, ở thời điểm năm 2001, trong danh mục những mặt hàng chủ yếu của nước ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 triệu USD trở lên tuy gồm 15 mặt hàng, nhưng tổng cộng cũng chỉ đạt 1,156 tỷ USD và chiếm 81,52% tổng kim ngạch xuất khẩu của năm này. Năm 2006 , tuy danh mục này cũng chỉ tăng lên 18 mặt hàng, nhưng đã đạt 2,331 tỷ USD và chiếm 76,93% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Số mặt hàng đạt quy mô xuất khẩu 10 triệu USD trở lên năm 2001 chỉ gồm 8 mặt hàng, thì con số này trong năm 2008 đã là 11 mặt hàng. Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là vấn đề mang tính chiến lược của nước ta hiện nay do Trung Quốc - một nền kinh tế mang tính “công xưởng” của thế giới sẽ còn tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao trong những năm tới. Vấn đề đặt ra là: nếu như cơ cấu hàng hoá xuất khẩu không có những đột phá và bước chuyển mạnh mẽ, xu thế suy giảm tốc độ xuất khẩu sang thị trường này sẽ là điều không thể tránh khỏi. 3. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc - Giai đoạn 1991 – 1995: Những mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn này chủ yếu là: thuốc bắc, bông, vải sợi, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, pin các loại, thuốc lá, xà phòng giặt, nước giải khát, dầu thực vật, đường sữa, đồ dùng gia đình, xe đạp, giấy Hàng hóa nhập từ Trung Quốc với khối lượng lớn, chủng loại đa dạng, chất lượng thấp nhưng giá rẻ, phù hợp với thu nhập ở mức thấp nên chỉ sau một thời gian ngắn đã tràn ngập thị trường Việt Nam. Đặc biệt, trong thời kỳ này, hàng hóa nhập lậu qua biên giới với khối lượng lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số ngành sản xuất của Việt Nam như: dệt kim, may mặc, sành sứ, thuỷ tinh, sản xuất xe đạp - Giai đoạn 1996 – 2000: Đây là thời kỳ mà kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng tương đối ổn định, tăng 8 lần so với giai đoạn 1991 – 1995. Hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam rất phong phú và đa dạng (có đến 200 nhóm và mặt hàng, gấp đôi số nhóm và mặt hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc). Trong các mặt hàng và nhóm hàng nhập khẩu nêu trên, hàng hóa là máy móc thiết bị chiếm 27,95%, nguyên liệu chiếm 19,7%; hàng tiêu dùng chiếm 47% Những nhóm hàng có khối lượng nhập lớn trong thời kỳ này là: máy móc nông nghiệp và chế biến nông lâm sản, thiết bị sản xuất xi măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt, thiết bị sản xuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ. - Giai đoạn 2001- 2009: Các số liệu thống kê những năm gần đây cho thấy, nếu như kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường Trung Quốc năm 2000 chỉ mới là 1,4 tỷ USD, thì năm 2006 đã đạt 7,391 tỷ USD, tức là đã tăng 31,59%/ năm. Đây thực sự là một kỷ lục xét trên nhiều phương diện: tăng cao 1,64 lần nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu chung từ thị trường thế giới; tăng cao kỷ lục so với nhịp độ tăng nhập khẩu từ 9 thị trường chủ yếu của nước ta trong giai đoạn này. Năm 2007 và 2008 , nhập siêu từ Trung Quốc vẫn ở mức cao: 9,15 và 11,12 tỷ USD. Chính vì nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này liên tục tăng bùng nổ như vậy, cho nên ngay từ năm 2003 ,Trung Quốc đã vượt Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu hàng hoá lớn nhất cho nước ta trong bốn năm qua. Con số kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước ta từ thị trường Trung Quốc gấp 3,47 và 3,25 lần kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này các năm 2008 và 2009 cho thấy một thực tế là: dù thị trường nước ta còn rất nhỏ, nhưng các doanh nghiệp Trung quốc đã khai thác thị trường Việt Nam tốt hơn nhiều so với những gì các doanh nghiệp nước ta làm được từ thị trường này. Họ đã trở thành người “lập công đầu” trong việc liên tục hoàn thành rất sớm các mục tiêu mở rộng quy mô buôn bán hai chiều do lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai nước đã đặt ra. 4. Về cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc Giai đoạn 1991 – 1995, tổng xuất siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc là 298,5 triệu USD, chiếm 46,8% so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc. Giai đoạn 1996 - 2000, tổng xuất siêu đạt 204,3 triệu USD, chỉ chiếm 5,8%, thấp hơn cả về số tuyệt đối và số tương đối so với giai đoạn trước (tỷ lệ 5,8% này chỉ bằng 1/8 so với giai đoạn 1991 - 1995. Như vậy trong suốt thời kỳ 1991 - 2000, Việt Nam liên tục xuất siêu sang Trung Quốc (chỉ trừ năm 1998 Việt Nam nhập siêu là 74,9 triệu USD chiếm 17% so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc của năm này). Tổng xuất siêu của Việt Nam vào Trung Quốc cả thời kỳ 1991 - 2000 là 502,8 triệu USD, chiếm 12% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc và chiếm 0,7% so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước thời kỳ này. Đây là thời kỳ tốc độ tăng trưởng xuất siêu bình quân của Việt Nam đối với thị trường Trung Quốc là khá cao (79,5%/năm). Các kết qủa tính toán từ các số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Trung Quốc trong 7 năm gần đây cho thấy, từ xuất phát điểm xuất siêu 110,8 triệu USD, bằng 7,79% kim ngạch nhập khẩu năm 2000, chúng ta đã chuyển sang nhập siêu gần gấp đôi trong năm 2001 (211,0 triệu USD), bằng 14,48% kim ngạch xuất khẩu và đến nay vẫn hầu như liên tục tăng “phi mã”: năm 2002 tăng lên 663,3 triệu USD; năm 2003 tăng gần gấp ba lần (1.734,6 triệu USD); năm 2004 dừng ở mức 1.721,1 triệu USD; năm 2005 tăng gấp 1,64 lần (2.817,9 triệu USD); năm 2006 tiếp tục tăng 1,55 lần và đạt kỷ lục 4.360,9 triệu USD. Năm 2007 và 2008, con số nhập siêu tương ứng là 9,145 – 11,116 tỷ USD. Tính chung lại, trong những năm đầu thập kỷ này, nhịp độ tăng nhập siêu của nước ta từ thị trường Trung Quốc gia tăng khá nhanh. Đây thực sự là những mức nhập siêu rất cao, bởi chỉ riêng nhập siêu từ thị trường này đã chiếm tỷ trọng khá lớn trong “rổ hàng hoá nhập siêu” của nước ta: năm 2001: 18,58%; năm 2002: 21,91%; năm 2003: 34,34%; năm 2004: 31,58%; năm 2005: 62,12% ; năm 2006 đạt kỷ lục 81,10%. Năm 2007 và 2008 , các con số tương ứng là 65,3 và 61,6 %. Nếu kể cả thương mại dịch vụ, bao gồm ngân hàng, du lịch, viễn thông và mua điện thì chắc chắn thâm hụt thương mại của Việt Nam còn cao hơn số liệu đã được Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc công bố . Nếu như thâm hụt thương mại về số lượng đặt ra những vấn đề nghiêm túc về cân đối tài khoản vãng lai giữa hai nền kinh tế thì cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu lại cho thấy chất lượng của trao đổi thương mại giữa hai nước ngày càng bất lợi cho phía Việt Nam. Đánh giá chung có thể nói, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn một số tồn tại có thể kể tới là : - Khung khổ pháp lý cho trao đổi thương mại đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn một số vấn đề vướng mắc như trong việc thực hiện Hiệp định ACFTA, ký kết các văn bản quy định về kiểm dịch động thực vật, quản lý hàng hoá trao đổi qua biên giới - Tuy tốc độ tăng trưởng kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai nước tương đối nhanh, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước: khoảng 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và 0,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc. - Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội để khai thác tốt các cơ hội thâm nhập thị trường Trung Quốc trong bối cảnh phía Trung Quốc mở cửa thị trường, thực hiện cam kết chung trong Chương trình thu hoạch sớm, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam mà các tỉnh Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu lớn. - Thương mại chưa thật sự gắn với đầu tư và chuyển giao công nghệ. Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội đầu tư từ Trung Quốc để xuất khẩu sang thị trường này và các thị trường khác. - Mặc dầu có lợi thế về vị trí địa kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác triệt để yếu tố này để tăng kim ngạch xuất khẩu. Lượng hàng hoá của Trung Quốc quá cảnh qua Việt Nam vẫn còn nhỏ bé. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông để kết nối với hệ thống giao thông của Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Khả năng tiếp tục gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc trong những năm tới là rất lớn. Do vậy, vấn đề tìm kiếm những giải pháp để khắc phục quá trình tăng tốc nhập siêu mà lãnh đạo hai nước đã sớm khẳng định khi quyết định tăng tốc quan hệ thương mại hai chiều lên 25 tỷ USD vào cuối thập kỷ này đã trở thành vấn đề ngày càng bức xúc. Mặc dù có sự thâm hụt cao trong cán cân thương mại với Trung Quốc nhưng đó cũng là điều kiện cho phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Như vậy, dù có bị thâm hụt cao nhưng không phải là điều quá phải lo lắng khi thâm hụt này được bù đắp bằng thặng dư từ các thị trường khác. Tuy nhiên cũng phải nói rằng: Nhập siêu rất lớn ở một số quốc gia châu á, xuất siêu ở một số quốc gia ngoài khu vực châu á đã trở thành “căn bệnh cố hữu” của nền kinh tế nước ta. Cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho quan hệ Bắc - Nam (khái niệm trong kinh tế học được dùng để chỉ quan hệ thương mại giữa nước phát triển ở phia Bắc bán cầu và nước đang phát triển ở phía Nam), trong đó Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm thô có giá trị gia tăng thấp và nhập những sản phẩm chế tác, có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao hơn do Trung Quốc sản xuất Những nghịch lý này đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về sự phát triển kinh tế của chúng ta: thâm hụt thương mại này có thể tiếp diễn đến mức độ nào và tác động như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam (về cán cân thanh toán quốc tế, nhất là cán cân vãng lai, việc làm và thu nhập của lao động Việt Nam ). Có thể dự đoán rằng cuộc cạnh tranh này sắp tới sẽ còn gay gắt hơn, đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách và phương án thích hợp. Xét về phương thức giao dịch , thương mại Việt Nam - Trung Quốc chủ yếu thực hiện qua đường tiểu ngạch. Buôn bán tiểu ngạch tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm được thuế, tiết kiệm một số chi phí bao bì, chất lượng hàng hoá không đòi hỏi cao, thậm chí tránh được kiểm dịch về an toàn vệ sinh. Tuy nhiên, buôn bán tiểu ngạch có nhiều điểm yếu, điểm yếu nhất là bị động, không ổn định. Yếu tố không chắc chắn trong buôn bán tiểu ngạch khiến thương mại Việt - Trung rủi ro cao và cũng tác động vào các hợp đồng thương mại chính ngạch trong nước. Buôn bán tiểu ngạch diễn ra phụ thuộc chủ yếu vào giá cả, khi giá tăng dẫn tới hiện tượng tranh mua ở thị trường trong nước, việc tranh mua đối với nhiều loại nông sản gây phá vỡ các hợp đồng của các đối tác đã ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân. Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn tới: Vấn đề thứ nhất, Trung Quốc là một nước lớn, đang phát triển rất nhanh và có sức thu hút toàn cầu. Sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội phát triển cho Việt Nam. Việt Nam phải cải cách, phát triển nhanh mới tận dụng được cơ hội này. Chậm trễ thì nguy cơ tụt hậu càng cao và càng tụt hậu càng khó hợp tác, càng nhiều bất lợi. Trung Quốc phát triển nhanh, ổn định là một cơ hội lớn đối với Việt Nam. Vì rằng với một thị trường rộng lớn, nhu cầu về nhiều mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như khoáng sản, nông sản, vị trí địa lý thuận lợi, quan hệ hợp tác hai bên đang ở vào thời kỳ được đẩy mạnh, thị trường Trung Quốc trong tương lai là nơi tập trung của các công ty hàng đầu thế giới Các yếu tố này sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam với tư cách là nước láng giềng nhỏ hơn và trình độ phát triển thấp hơn. Tuy nhiên, thách thức cạnh tranh cũng sẽ rất lớn. Việt Nam phải thay đổi, phải nhanh chóng lớn mạnh mới tận dụng được cơ hội này. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao và ổn định như hiện nay, cùng một thị trường hơn 1,3 tỷ người tiêu dùng đang trong quá trình chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu tiêu dùng, thị trường Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục là thị trường trọng điểm, có tầm quan trọng to lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Với xu hướng tăng trưởng khá nóng như hiện nay, trong vòng 10 năm tới, nhu cầu về năng lượng, về nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, tiêu dùng của Trung Quốc sẽ rất cao. Vì vậy, chúng ta cần phát huy những ưu thế về địa lý, về tính chất bổ sung trong cơ cấu hàng hoá giữa hai nước và các nhân tố có lợi khác để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc đang trong giai đoạn thay đổi mạnh về cơ cấu và xu hướng tiêu dùng, song với một số lượng dân số khổng lồ, với mức thu nhập ngày càng cao do kinh tế tăng trưởng liên tục, dự đoán nhu cầu của thị trường này đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, thuỷ, hải sản, rau quả, đồ gỗ, hạt điều và các loại hàng nông sản, trong giai đoạn 2007-2015 vẫn là rất lớn. Đặc biệt, nhu cầu đối với nhóm hàng năng lượng như dầu thô, than đá, cao su sẽ ngày càng tăng mạnh. Trong tương lai, từ năm 2015 trở đi, ngoài nhu cầu về cao su, Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu Boxit Alumi, các loại quặng, hàng điện tử và nhiều loại hàng tiêu dùng khác. Đây hầu hết là những nhóm hàng hoá mà Việt Nam rất có tiềm năng. Do đó, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng các mặt hàng này để khai thác tối đa lợi thế xuất khẩu. Tận dụng cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc, Việt Nam phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để cải thiện cán cân thương mại, duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Hiện nay, gần 90% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là hàng nguyên liệu thô trong đó có những mặt hàng đang hạn chế về số lượng và khả năng khai thác như dầu thô, than đá, thuỷ sản, cao su Hàng chế biến của Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng quá nhỏ bé và đang chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ các nước ASEAN và ấn Độ. Trong điều kiện gia tăng nhập siêu từ Trung Quốc, nếu không cải thiện sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, Việt Nam sẽ khó khăn trong việc cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc trong thời gian tới. Quan hệ thương mại hai nước muốn phát triển trên [...]... tại Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu là quan hệ thương mại Việt Nam với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc Đây không phải là thị trường phát triển đòi hỏi hàng hoá chất lượng cao, do đó không phải là hướng để ta đầu tư phát triển xuất khẩu trong tương lai Trước tình hình đó cần tranh thủ để phát triển các lĩnh vực khác như làm nơi trung chuyển cho hàng hoá của Trung Quốc, phát triển thương. .. tốt thương mại biên mậu, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, trao đổi thương mại trên cơ sở quan hệ kinh doanh thương mại bình đẳng theo đúng khuôn khổ WTO, những định hướng lớn phát triển thương mại Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn đến năm 2015 là: a) Định hướng xuất khẩu Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 200 9-2 015 phải phù hợp với định hướng phát triển. .. thông thương, tăng cường hợp tác kỹ thuật và đầu tư, du lịch, hợp tác xây dựng “Hai hành lang một vành đai kinh tế”, kết hợp phát triển mậu dịch biên giới với hợp tác kinh tế, tăng cường hợp tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực, - Đổi mới phương thức hoạt động thương mại, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại, ... cảnh cụ thể của mình… tăng cưòng quan hệ kinh tế, thương mại Việt- Trung – một định hướng chiến lược trong thế kỷ XXI, có thể nói đó chính là “kim chỉ nam để Việt Nam có thể rút ngắn con đường phát triển của mình mà lịch sử thế giới phải trải qua hàng trăm năm mới có Đây cũng có thể xem là “lối mở ” hợp quy luật đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Doãn Công Khánh Viện Nghiên cứu Thương mại ... Do đó phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc phải tính đến quan hệ với các thị trường khác Vấn đề này ta chưa quan tâm đúng mức Thực tế là, hoạt động nghiên cứu dự báo của ta về các thị trường và mối quan hệ của chúng còn rất hạn chế, chính vì vậy ta thường bị động, chạy theo lợi ích ngắn hạn Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế đối ngoại với Trung Quốc và các nước lớn trên thế. .. tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Quốc của Việt Nam cần phải được xây dựng trên tinh thần làm cho Việt Nam khác với Trung Quốc chứ không phải làm thế nào để Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc Khai thác những ưu thế của Việt Nam với tư cách là một nước nhỏ và linh hoạt Nhiều nước và vùng lãnh thổ nhỏ bên cạnh Trung Quốc đã thành công khi làm khác với Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng... kinh tế Nam Ninh- Xinhgapo được Trung Quốc gọi tắt là chiến lược Một trục hai cánh – theo mô hình chữ M – viết theo tiếng Anh ( được hiểu là tổ hợp hợp tác kinh tế trên biển, hợp tác kinh tế trên đất liền và hợp tác Tiểu vùng sông Mê-kông) được xem là sự phát triển lôgíc, sự phát triển mở rộng của ý tưởng Hai hành lang một vành đai do Việt Nam khởi xướng Trong thời gian tới, Việt Nam và Trung Quốc cần... động của biên mậu Việt - Trung để góp phần phát triển kinh tế, thương mại của các tỉnh giáp biên giới Việt - Trung Phấn đấu xây dựng các trung tâm hàng hoá tại các tỉnh giáp biên giới Việt - Trung để phục vụ cho hoạt động xuất nhập của cả nước qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc Cần xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương Phát huy tối đa lợi thế về... lợi thế so sánh trong những ngành liên quan đến máy móc Phát huy lợi thế so sánh để khai thác khu vực thị trường mở ASEAN - Trung Quốc Củng cố, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực đang xuất khẩu và đã đứng chân được tại thị trường Trung Quốc, tiếp tục nghiên cứu mở rộng mặt hàng để có đầu tư dài hạn - Mở rộng các hình thức hợp tác thúc đẩy phát triển thương mại với Trung Quốc như đẩy mạnh hợp tác. .. ta Trong quan hệ với Trung Quốc, ta cũng cần tính đến vấn đề tranh chấp thương mại Với quy mô thương mại hiện nay, các tranh chấp thương mại sẽ gia tăng, đặc biệt là các biện pháp tự vệ (theo WTO) để hạn chế hàng nhập khẩu vào nước ta gây mất ổn định thị trường và thiệt hại cho Việt Nam Định hướng hợp tác trong lĩnh vực thương mại Với phương châm là tận dụng tối đa cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc . Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghịvà hợp tác trong thế kỷ XXI Toàn cầu hoá đã tạo lập nền tảng. nước ta hiện tại. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu là quan hệ thương mại Việt Nam với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Đây không phải là thị trường phát triển đòi hỏi hàng. hình cho quan hệ Bắc - Nam (khái niệm trong kinh tế học được dùng để chỉ quan hệ thương mại giữa nước phát triển ở phia Bắc bán cầu và nước đang phát triển ở phía Nam) , trong đó Việt Nam chủ

Ngày đăng: 10/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan