1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc trưng truyện ngắn sơn nam

96 473 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 836,06 KB

Nội dung

Do đó, nhiều truyện ngắn của ông gom lại tạo thành một bức tranh chung về vùng đất và con người Nam Bộ, như Hoàng Phủ Ngọc Phan gọi là "nửa mảnh dư đồ" của đất nước.. Để giải quyết tốt y

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

MỤC LỤC

M ỤC LỤC 3

D ẪN LUẬN 5

1 M ục đích và ý nghĩa của luận văn 5

2 L ịch sử vấn đề 6

3 Gi ới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Đóng góp của luận văn 12

6 Câu trúc c ủa luận văn 12

Chương 1: CẢM HỨNG VỀ THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGAN SƠN NAM 14

1.1 C ảm hứng về thiên nhiên 14

1.1.1 Thiên nhiên đầy cam go, bất trắc 14

1.1.2 Thiên nhiên trù phú, ưu đãi con người 18

1.2 C ảm hứng về con người 24

1.2.1 Con người nghĩa khí, hào hiệp 26

1.2.2 Con người yêu quê hương, đất nước 29

Chương 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUY ỆN NGAN SƠN NAM 35

2.1 Không gian ngh ệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam 35

2.1.1 Không gian sông rạch Nam Bộ 35

2.1.2 Không gian chợ búa 40

2.1.3 Không gian tâm tưởng 43

2.2 Th ời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam 46

Trang 4

2.2.1 Thời gian lịch sử 47

2.2.2 Thời gian tâm lý 51

2.2.3 Thời gian sự kiện 53

Chương 3: NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM 60 3.1 Ngôn ng ữ nhân vật 61

3.2 Ngôn ng ữ người kể chuyện 68

3.3 Gi ọng điệu 77

K ẾT LUẬN 87

PH Ụ LỤC 89

PH Ụ LỤC 1 89

PH Ụ LỤC 2 90

PH Ụ LỤC 3 91

THƯ MỤC THAM KHẢO 92

Trang 5

D ẪN LUẬN

1 Mục đích và ý nghĩa của luận văn

Sơn Nam là nhà văn chuyên viết về Nam Bộ Ông lấy bối cảnh và con người Nam Bộ làm nguồn cảm hứng cho sáng tác của mình Vì vậy, trong từng trang viết của ông luôn mang đậm nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ Nhưng Sơn Nam được bạn đọc biết nhiều hơn là ở các công trình biên khảo về vùng đất phía Nam của tổ quốc Cho nên, ông mới được mệnh danh là nhà Nam Bộ học Chính vì bạn đọc biết nhiều về ông ở mảng biên khảo mà mảng sáng tác của ông ít được nhắc đến ,và có nhắc đến đi nữa thì cũng chưa xứng với cái tầm của ông, dù nó có

một số lượng không nhỏ

Sơn Nam là nhà văn đa tài Ông viết thành công ỏ nhiều thể loại khác nhau ở mỗi thể

loại, ông đều để lại một dấu ấn riêng cho phong cách của mình Sơn Nam cũng thuộc loại nhà văn viết nhiều, viết bền và dẻo dai Riêng ở mảng truyện ngắn, Sơn Nam đã viết khoảng 300 truyện - một số lượng không phải là nhỏ đối với người viết dưới sự kiểm duyệt gắt gao của kẻ thù

Hầu hết truyện ngắn của Sơn Nam đều đề cập đến thiên nhiên và con người Nam Bộ thời

khẩn hoang Mỗi truyện ngắn của Sơn Nam là một bức tranh về thiên nhiên và con người Nam

Bộ Do đó, nhiều truyện ngắn của ông gom lại tạo thành một bức tranh chung về vùng đất và con người Nam Bộ, như Hoàng Phủ Ngọc Phan gọi là "nửa mảnh dư đồ" của đất nước Gần như không có nơi nào trên vùng đất Nam Bộ này mà không có dấu chân ông đi qua Cứ thế, qua bao năm tháng thăng trầm, ông vừa đi vừa viết, miệt mài, cặm cụi, gom góp vẽ lại những giá trị truyền thống của dân tộc : lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, đặc điểm của vùng đất,

của thiên nhiên, tính cách con người Cho nên, dù qua bao lớp bụi thời gian, truyện ngắn Sơn Nam cho đến nay vẫn còn là mảnh đất hấp dẫn và có ý nghĩa nhất định đối với những người thích tìm tòi, nghiên cứu mảng văn học Nam Bộ, đặc biệt là mảng văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975

Với đề tài: Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam, chúng tôi tập trung khảo sát, hệ thống và phân tích một số nét được xem là đặc trưng truyện ngắn của ông, từ đó chúng tôi thử tìm cách

lý giải những vấn đề mà thực tế đang nghiên cứu về ông đặt ra

Trang 6

Công trình này không những giúp cho chúng tôi nâng cao một bước khả năng nghiên cứu,

mà còn giúp chúng tôi hiểu thêm về một mảng văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975

2 Lịch sử vấn đề

Sơn Nam là một nhà văn gần gũi, quen thuộc với công chúng trong mấy chục năm qua

Sự nghiệp cầm bút của ông cho đến nay đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đóng góp không nhỏ cho kho tàng văn hóa, văn học nước nhà Vì vậy, cho đến nay, có hàng chục bài viết

về Sơn Nam Nhưng phần lớn đó là giới thiệu cho một tập truyện, các bài phỏng vấn, viết về kỉ

niệm với Sơn Nam Ngay từ các tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh-1986; 26 truy ện ngắn Sơn Nam NXB Mũi Cà Mau- 1987, Viễn Phương và Lê Minh

Đức đã có lời giới thiệu cho hai tập truyện ngắn này Từ đó cho đến nay, rải rác trên các báo và

tạp chí cũng có viết về Sơn Nam Nhưng phần lớn các bài viết trên báo và tạp chí cũng chỉ đề

cập đến một Sơn Nam với tư cách là nhà biên khảo hơn là một Sơn Nam với tư cách là nhà

văn Vì vậy, tìm hiểu Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam cũng là một cách tiếp cận ở mảng

sáng tác của ông để có một cái nhìn về ông toàn diện hơn và cũng là để thấy được phần đóng góp của ông vào nền văn học hiện đại Việt Nam

Với yêu cầu của đề tài đặt ra, chúng tôi đi vào nghiên cứu truyện ngắn Sơn Nam ở các phương diện: cảm hứng về thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Sơn Nam; không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam; ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam

Về phần thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn Nam, năm 1986, trong lời giới thiệu cho tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, Viễn Phương đã nhấn mạnh sức sống và giá trị các truyện

ngắn trong tập truyện này Viễn Phương cho rằng: "Đọc Hương rừng Cà Mau đồng bào hiểu

được thêm về thiên nhiên, về lịch sử, về đời sống, về con người của vùng đất xa xôi huyền bí này

Đọc Hương rừng Cà Mau đồng bào sẽ hiểu thêm về Hòn Cổ Tron, về sông Gánh Hào, về

đàn ong mật, về đàn rắn, đàn sấu u Minh, về mùa len trâu, về những đêm hát bội giữa rừng, về

nh ững cuộc đua ghe ngó, về điệu hò trên sông nước " [26,6]

Trang 7

Năm 1987, Lê Minh Đức có lời giới thiệu cho tập truyện ngắn 26 truyện ngắn Sơn Nam

cũng đánh giá rất cao tập truyện ngắn này Ông viết: "Đối với các bạn trẻ hôm nay, truyện

"xưa" của Sơn Nam giúp anh chị em sống lại cảnh đời của cha ông đì khai phá thời trước,

s ống lại cái không khí hoang sơ mà hào hứng của buổi đầu lập nghiệp, dõi theo cách sống mộc

m ạc mà "điệu nghệ " cửa ông cha

Đối với các bạn đọc ở khắp các miền của đất nước, những trang khảo cứu và truyện ngắn

c ủa Sơn Nam là những chìa khóa mở cửa vào tâm hồn của người Việt ở Nam Bộ" [27,11]

Tuy nhiên, hai ý kiến trên chủ yếu đi vào đánh giá, nhận xét sơ lược cho một tập truyện

ngắn của Sơn Nam, chứ chưa phải là những đánh giá mang tính khái quát về toàn bộ truyện

ngắn của Sơn Nam

Tiêu biểu cho những công trình nghiên cứu về thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn Nam có

thể kể đến các công trình: Thiên nhiên và con người Nam Bộ qua truyện ngắn Sơn Nam -

luận văn cử nhân Đại học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh của

Đoàn Trần Ái Thy, năm 1996 và Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954-1975- luận

văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh của Lê Thị Thùy Trang, năm 2003 Tác giả Đoàn Trần Ái Thy khảo sát thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam ở ba phương diện: Thiên nhiên hoang sơ, hùng tráng; Thiên nhiên ưu ái, gần gũi với con người; Thiên nhiên đa dạng sắc màu Mặc dù chia thiên nhiên ra thành ba dạng khác nhau để khảo sát, nhưng cuối cùng tác giả đi đến nhận định chung về đặc điểm thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn

Nam: "Thiên nhiên trong các t ập truyện ngắn Sơn Nam muôn màu muôn vẻ với nét nguyên thủy

c ủa buổi đầu con người đặt chân đến Con người phải đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại nhưng cũng nhờ vào thiên nhiên mà con người mới duy trì và tiến lên được Từ sự đấu tranh và tương trợ lẫn nhau đó, giữa thiên nhiên và con người đã trở nên gắn bó thân thiện và gần gũi Hai y ếu tố hợp thành một thể thống nhất trong vũ trụ dựa vào nhau cùng phát triển Thiên nhiên hào phóng ban t ặng cho con người nhiều thứ cần thiết và quý hiếm Đáp lại sự hào hiệp

đó, con người luôn nâng niu, trân trọng giữ gìn những sản vật của thiên nhiên Hình như ở đây thiên nhiên v ới con người là một" [63,35]

Trang 8

Còn tác giả Lê Thị Thùy Trang thì tiếp cận thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam ở hai mảng: Một thiên nhiên hoang sơ, dữ dội và hoành tráng; Một thiên nhiên gần gũi,

hiền hòa, gắn bó với cuộc sống con người

Trong đó, tác giả có đoạn viết: "Gần gũi, gắn bó với thiên nhiên nên Sơn Nam đã thấy

được rằng mặc dù rừng là nơi đe dọa tính mạng con người nhưng đó cũng là nơi nuôi sống con người Những rừng tràm, rừng đước, rừng mắm mọc đầy bãi biển là nguồn lợi lớn giúp cho con người cổ thể khai thác gỗ quí làm nhà, làm xuồng phục vụ đời sống Rừng còn cung cấp cho con người bao nhiêu lâm sản quí giá, bao nhiêu loại thượng cầm hạ thú khác Đó là thế

gi ới của những rắn, rùa, ong mật ông đã dựng lại nhiều hình ảnh của những buổi ăn ong, bắt rùa, r ắn rất thú vị" [65,43]

Mặc dù xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau về thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam, nhưng hai tác giả trên đã có một điểm chung Đó là thiên nhiên Nam Bộ trong truyện

ngắn Sơn Nam trong buổi đầu khai phá có phần khó khăn, luôn đe dọa tính mạng con người với bao muỗi mòng, rắn, rết, cọp, sấu và khí hậu khắc nghiệt Nhưng thiên nhiên ở đây cũng ban

tặng cho con người nhiều nguồn lợi từ rừng, từ sông Tuy nhiên, hai tác giả trên chỉ đừng lại ở

việc chỉ ra các đặc điểm thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam, chứ chưa có sự lý

giải vì sao Sơn Nam lại chọn thiên nhiên làm cảm hứng cho sáng tác của mình Hai tác giả trên cũng chưa có sự so sánh, đối chiếu giữa thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam với thiên nhiên trong truyện ngắn của các nhà văn Nam Bộ khác

Kế thừa thành tựu của hai công trình trên, chúng tôi xác định thiên nhiên là nguồn cảm

hứng chính trong truyện ngắn của Sơn Nam, đồng thời chúng tôi cũng cố gắng phân tích, lý

giải tại sao Sơn Nam lại chọn thiên nhiên làm nguồn cảm hứng cho mình Ngoài ra, chúng tôi cũng so sánh thiên nhiên ương truyện ngắn của Sơn Nam với thiên nhiên trong truyện ngắn của

một số nhà văn Nam Bộ khác để chỉ ra sự giống nhau cũng như khác nhau, từ đó đi tìm đặc trưng trong truyện ngắn của Sơn Nam

Về phương diện con người trong truyện ngắn Sơn Nam, ngoài hai công trình kể trên còn

có công trình của Đinh Thị Thanh Thủy: Văn hóa và con người Nam Bộ trong truyện của Sơn Nam - luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh,

năm 2004 Trong số công trình của các tác giả kể trên, tác giả Đoàn Trần Ái Thy tập trung

Trang 9

nghiên cứu con người trong truyện ngắn Sơn Nam ở ba dạng: Con người bộc trực, giàu tình

cảm và trọng nghĩa khinh tài; Con người yêu nước, có lòng tự hào dân tộc; Con người thông minh, có óc sáng tạo, chịu khó học hỏi tìm tòi Trong luận văn của mình, tác giả có phần nhận

định: "Con người trong truyện ngắn Sơn Nam mang đậm bản sắc Nam Bộ Họ cũng là người

có lòng yêu nước sâu sắc, cũng hào hiệp phóng khoáng và trọng nghĩa khinh tài Những nét cốt cách này không ph ải chỉ thể hiện lẻ tẻ ở một vài người mà nó hiện hữu ở hầu hết mọi con người Khi ta đọc đến những trang viết về họ, dù Sơn Nam không nói rõ ràng, giải thích tỉ mỉ ta

v ẫn cảm thấy được, nhận ra được những phẩm chất quý giá ấy Con người trong truyện ngắn Sơn Nam vừa mang tính cách chung của người dân Nam Bộ vừa có cái rất riêng mà cuộc đời

m ở rừng lập ấp đã tạo nên cho họ" [63,38]

Tác giả Lê Thị Thùy Trang thì xem xét con người trong truyện ngắn Sơn Nam ở các khía

cạnh: Những phẩm chất tốt đẹp của con người Nam Bộ; Tinh thần gan dạ dũng cảm, thông

minh và đầy sáng tạo; Tinh thần trọng nghĩa khinh tài.Trong đó tác giả có đoạn viết: "Sơn Nam

đã đề cập trực tiếp đến cuộc sống của con người trước những thử thách nghiệt ngã cửa rừng

r ậm hoang vu, của đồng bằng dậy sóng Không phải một ngày, một nơi nào riêng biệt mà qua tác ph ẩm của ông chúng ta có thể hình dung được toàn bộ quá trình lập nghiệp của con người

ở vùng đất mới Trong cuộc hành trình đầy gian lao của những người đi mở đất, dường như ông đã đặt họ trong tứ bề gian khổ như cái vốn dĩ hiện có của cuộc sống mà không bỏ sót một

ch ỉ tiết nào Tác giả đã đề cập đến cuộc đấu tranh không cân sức giữa con người với các thế

l ực của tự nhiên, qua đổ ông đã hết lời ca ngợi sự dũng cảm, gan dạ, thông minh và đầy sáng

t ạo của họ" [65,47]

Tác giả Đinh Thị Thanh Thủy lại có cách nhìn nhận con người trong truyện ngắn Sơn Nam ở các phương diện: Con người chất phác, bộc trực; Con người nhân ái, nghĩa khí; Con người thực tế, linh hoạt, thông minh, sáng tạo Trong luận văn của mình, tác giả có những nhận

định như sau: "Song song với tính chất phác là sự bộc trực, thẳng thắn Tâm lý và tình cảm của

người Nam Bộ ví như những dòng sông miền Nam êm đềm và tháng thuật, cứ từ mương rạch ra sông r ồi về biển, không có lắm ghềnh thác Trong cuộc sống, gặp điều không vừa lòng là nói

th ẳng, đúng cũng thẳng mà sai cũng thẳng, không quanh co, che đậy Yêu thì nói yêu, ghét thì nói ghét, người Nam Bộ cởi mở tấm lòng, bộc bạch ước mơ, đồng thời cũng rất cộc tính"

[62,84] Và: "Người dân đặc biệt trọng nghĩa khỉnh tài Sống hành xử theo "Nghĩa" là phẩm

Trang 10

cách c ủa người Việt Đến người Việt phương Nam , bên cạnh trọng nghĩa là một thái độ khinh tài, xem ti ền tài là vật ngoài thân Người quân tử, anh hào phải là người sống có nghĩa khí,

th ấy chuyện bất bình rút đao tương trợ mà không yêu cầu người ta phải đáp lại"[62,88]

Nhìn chung, các công trình trên đều thống nhất ở chỗ: Con người trong truyện ngắn Sơn Nam là những con người trọng nghĩa khinh tài; có lòng yêu quê hương đất nước và thông minh sáng tạo Tuy nhiên các công trình trên cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những đặc điểm về con người trong truyện ngắn Sơn Nam, chứ chưa có sự lý giải quá trình hình thành nên những đặc điểm đó

Tất cả những công trình trên là những gợi ý quý báu và là những nguồn tư liệu vô cùng quý giá giúp chúng tôi kế thừa, để hoàn thành tốt luận văn của mình

Về phần không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam; Ngôn

từ và giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam, từ trước đến nay ít thấy công trình nào nghiên

cứu một cách thấu đáo Có chăng chỉ là những nhận định mang tính chất chung chung, như:

"Ngôn ng ữ trong truyện ngắn Sơn Nam mang sắc thái phương ngôn Nam Bộ đậm nét Đọc truy ện của ông ta thấy nhiều từ đặc biệt riêng có ở Nam Bộ được Sơn Nam sử dụng nhiều như: cúm núm, ô rô, cóc kèn " [63,68] Và: "Ngôn ng ữ Nam Bộ được Sơn Nam đưa vào truyện

ng ắn của ông là những câu văn giản dị, dễ hiểu nhưng đó là sự lựa chọn, tinh lọc, đặt đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với những hoàn cảnh, sự kiện, vì vậy mà có sức biểu đạt, chuyển tải ý nghĩa rất mạnh và sâu sắc" [63,69]

"V ăn của Sơn Nam không ào ào như gió chướng, lại không trong veo như nước cất trong phòng thí nghi ệm, mà nó là thứ chất lỏng hồng hào có tên là phù sa, chỉ cần vốc lên đã thấy

m ỡ màu cả bàn tay ( ) Những cảnh, những đời, những tâm sự của ông dù với tính cách hảo

h ớn, hào hùng nhất, sảng khoái và chịu chơi nhất bao giờ cũng pha một giọng kể trầm buồn, u hoài, xa v ắng." [14]

Việc nghiên cứu không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật; Ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam một cách hệ thống, thiết nghĩ là một công việc hết sức cần thiết,

nhằm chỉ rõ những giá trị đích thực trong truyện ngắn của ông, và cũng là góp phần khẳng định

vị trí của ông ương nền văn học Việt Nam hiện đại

Trang 11

3 Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu

Luận văn chủ yếu tập trung tìm hiểu những đặc trưng chủ yếu trong truyện ngắn của Sơn Nam Nhưng tựu chung vẫn là tìm hiểu đặc trưng về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn

của ông Để thực hiện công việc này, người viết bắt đầu khảo sát các truyện ngắn của Sơn Nam, sau đó phân tích lý giải, hệ thống, nhằm chỉ ra những nét đặc trưng riêng trong truyện

ngắn của ông ở phương diện nội dung cũng như ở phương diện nghệ thuật

Truyện ngắn của Sơn Nam phần lớn được sáng tác trong giai đoạn từ 1954- 1975 và được

đăng rải rác trên các tờ tuần báo lúc bấy giờ, như: Nhân Loại, Tiếng Chuông Qua một thời

gian dài, tác giả cũng như các nhà xuất bản chưa làm đầy đủ công tác sưu tầm, tập hợp để giới thiệu cho người đọc, cho nên truyện ngắn của ông hiện nay còn nằm rải rác khắp nơi, vì vậy rất khó khăn cho công việc sưu tầm, nghiên cứu Một khó khăn nữa trong việc nghiên cứu truyện

ngắn của Sơn Nam là, việc trùng lập tên của các tập truyện Chẳng hạn: tập truyện ngắn: Tục lệ

ăn trộm do NXB Tổng hợp Kiên Giang in năm 1988 thì đến năm 1995, NXB Văn học in lại

lấy tên là: Biển cỏ miền Tây

Để giải quyết tốt yêu cầu của luận văn, đáng lẽ ra, người viết phải khảo sát toàn bộ truyện

ngắn của Sơn Nam, nhưng do khó khăn trong việc sưu tập tư liệu, hạn chế về thời gian, hạn chế

về khả năng nghiên cứu nên người viết chỉ tập trung khảo sát 84 truyện ngắn của ông ở các tập truyện ngắn như sau:

- Hương rừng Cà Mau 1

- 26 truyện ngắn của Sơn Nam (tương đương với Hương rừng Cà Mau 2)

- Hương rừng Cà Mau 3

- Biển cỏ miền Tây

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau đây:

a Phương pháp phân tích

Trang 12

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi có sử dụng một số dẫn chứng để minh họa cho lập luận của mình Do đó, phương pháp phân tích được sử dụng rất nhiều ương tất cả các chương, nhằm để tình bày cặn kẽ các vấn đề, hoặc bình giá các vấn đề cụ thể trong luận văn

b Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh truyện ngắn của Sơn Nam và truyện ngắn của các nhà văn Nam Bộ khác để chỉ ra những khác biệt về mặt nội dung cũng như nghệ thuật, từ

đó mà khẳng định nét đặc trưng trong truyện ngắn của ông

c Phương pháp thông kê

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2, chương 3 và phần phụ lục, nhằm chỉ

ra một số từ ngữ cứ trở đi trở lại nhiều lần trong truyện ngắn của Sơn Nam, và thông qua việc chuộng sử dụng lớp từ ngữ này mà đi tìm tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện qua tác phẩm Cũng như chỉ ra sự tài tình trong việc sử dụng từ ngữ địa phương Nam Bộ thể hiện trong tác

phẩm, làm cho tác phẩm gần gũi với người đọc, nhất là người đọc ở Nam Bộ

d Phương pháp phỏng vân trực tiếp

Ngoài việc nghiên cứu trên tự liệu, chúng tôi còn thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp nhà văn Sơn Nam để tìm hiểu thêm về cuộc đời, tư tưởng và quan niệm sáng tác của ông

5 Đóng góp của luận văn

Chúng tôi hoàn toàn không có tham vọng gì lớn lao ở luận văn này, mà chỉ mong muốn góp chút sức mình trong việc nghiên cứu về truyện ngắn của Sơn Nam, để từ đó hiểu ông nhiều hơn và cũng là để thấy được những đóng góp của ông đối với nền văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975

Đồng thời qua đó, bản thân cũng như người đọc hiểu thêm về con người và vùng đất Nam

Bộ được thể hiện qua từng trang viết của ông

6 Câu trúc của luận văn

Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm ba chương chính:

C hương 1: Cảm hứng về thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Sơn Nam

Trang 13

Chương 2: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam Chương 3: Ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Sơn Nam

Trang 14

Chương 1: CẢM HỨNG VỀ THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG

TRUYỆN NGAN SƠN NAM

với cảnh sắc hoang sơ nhưng đầy vẻ trù phú Ông lại là người đi nhiều, ham hiểu biết, ông tìm

hiểu cặn kẽ từng sự vật, hiện tượng của cuộc sống quanh mình Chính những bức tranh thiên nhiên Nam Bộ từ buổi đầu tiếp xúc này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong ông Chúng ta cũng không lấy làm ngạc nhiên khi mà hầu hết trong các truyện ngắn của ông đều đầy ắp khung cảnh

của thiên nhiên Nam Bộ Thiên nhiên Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam thường đa dạng sắc màu với cảnh trời nước mênh mông, cảnh trăng sáng vằng vặc, có màu xanh của tràm, màu vàng của lúa chín, có mùi hương của tràm, mùi hương mật ong, mùi rơm rạ của cánh đồng lúa chín Mỗi một câu chuyện trong sáng tác của ông là một bức tranh tả thực về cuộc sống của con người và làng quê Nam Bộ Có khi đó là một vùng đất hoang sơ hùng tráng; cũng có khi là

một vùng đất đai trù phú; có lúc là một mảng thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt Nhưng tựu chung, có thể chia thiên nhiên Nam Bộ ương truyện ngắn Sơn Nam ở hai nét lớn như sau: Thiên nhiên đầy cam go, bất trắc và thiên nhiên trù phú, ưu đãi con người

1.1.1 Thiên nhiên đầy cam go, bất trắc

Thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn Nam là thiên nhiên thời khẩn hoang Nam Bộ, chưa qua nhiều bàn tay khai phá của con người, nến vùng đất Nam Bộ được xem là vùng đất mới

Mới còn vì một lẽ, cho đến nay thì lịch sử vùng đất Nam Bộ chỉ trên dưới ba trăm năm, mà ba trăm năm thì không phải quá dài đối với lịch sử hình thành một vùng đất Kể từ những bước chân đầu tiên của lưu dân miền Trung vào khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ thì vùng đất này lúc bấy giờ còn hoang hóa, thiên nhiên còn lắm khắc nghiệt, thú dữ hoành hành:

Cà Mau kh ỉ khọt trên bưng,

Trang 15

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um

Hay:

T ới đây xứ sở lạ lùng, Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê

Và biết bao người ra đi mở đất tìm kế sinh nhai đã chết vì sấu bắt, hùm tha:

H ồn ở đâu đây

H ồn ơi hồn hỡi

Xa cây xa c ối

Xa c ội xa nhành Đầu bãi cuối gánh Hùm tha s ấu bắt

B ởi vì thắt ngặt Manh áo chén cơm

Trong cảnh ngộ đó, để sống được con người phải biết liên kết với nhau, sống dựa vào nhau để chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt, bắt thiên nhiên phải phục vụ con người Nhưng thiên nhiên thì biến đổi muôn hình vạn trạng mà sức người thì có hạn Cho nên, không

phải lúc nào con người cũng chiến thắng được thiên nhiên Trong Bác vật xà bông, Sơn Nam

cho ta thấy một bức tranh chung của cuộc sống cư dân thời mở đất: "Đôi mươi mái nhà lá, vài

ba g ốc dừa không trái, ngọn Xeo Bần xơ rơ như vậy đó Chung quanh là cánh đồng cò bay

th ẳng cánh nhưng đầy năn kim, ô rô, cỏ ống Cò lông bông, trích, cúm núm bay lượn tối ngày"

[26,44] Rõ ràng là một khung cảnh vô cùng hoang vắng, có phần âm u, tĩnh mịch Đặc điểm

của địa hình vùng đất Nam Bộ là có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nước giăng tứ bề Có nơi, người ta sống giữa bốn bề sóng nước Mặc dù mỗi con nước lớn, nước ròng không phải là không đem đến cho con người ở đây nhiều nguồn lợi về thủy hải sản, tưới tiêu ruộng đồng, phù

sa bồi đắp Nhưng cũng chính cảnh sông nước bao la này mà con người có khi cũng phải điêu

đứng, nhất là những khi con nước quá lớn: "Núi Ba Thê bên này, núi Cấm trước mặt, hòn Sóc,

hòn Đất bên kia bình thường xem hùng vĩ, thơ mộng thì nay trở thành lè tè, bé bóng trong cảnh

Trang 16

bao la tr ời nước ( ) Sau hè nhà, nước dậy đùng đùng, sóng gọn từng lượn lớn, vỗ lát chát vào vách ( ) Đồi trâu bước lên nền chuồng trâu lúc trước, tuy đã đắp cao thêm gần một thước vậy

mà nước leo lên lé đè" [26,100-101] Do nước nhiều như vậy, nên khi lão Bích chết, xác không

được chôn đàng hoàng, tử tế mà phải bó xác lại, dằn đá, neo ở đáy ruộng: "Nói chôn cho đúng

t ục lệ chớ đất ở đâu mà chôn? Tứ bề là nước Có hai cách: mội là xóc cây tréo ở giữa đồng rồi treo lên m ặt nước, chờ khi nước giựt mới đem chôn lại dưới đất Như vậy mất công lắm, diều

qu ạ hoành hành Chi bằng bó xác lại rồi dằn cây dằn đá mà neo dưới đáy ruộng " [26,117]

Thiên nhiên Nam Bộ ương truyện ngắn Sơn Nam đâu chỉ có thời tiết thất thường, khí hậu

không chiu lòng người mà còn có thú dữ tràn đầy, lúc nào cũng trực chờ đe dọa con người: "Kỳ

dư, ven sông Cái Lớn này toàn là rừng Trên bờ có cọp, dưới sông có sấu Mình chèo ghe ban ngày, ch ừng vài trăm thước là thấy sấu nổi trước mũi ghe Trời chạng vạng, nghe cọp rống,

m ấy ổng úp mặt xuống đất nên có tiếng dội " [27,15] Quả là một khung cảnh rợn người,

"dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um" Chính vì sống giữa cảnh mà tính mệnh mình luôn bị các loài thú dữ đe dọa nên con người Nam Bộ tự bản thân mỗi người phải biết đề phòng, đồng thời

phải có sự liên kết với cộng đồng làng xóm để đánh đuổi các loài ác thú, bảo toàn cho tính

mạng của mình Trong Hết thời oanh liệt, ta thấy Sơn Nam miêu tả một buổi đánh cọp vô

cùng thú vị, mang tính chất hào hùng nhưng cũng đầy bi ai Đánh đuổi thú dữ là nhiệm vụ chung của mỗi người để giữ gìn an ninh cho làng xóm chứ đâu chỉ cho bản thân mình Nhưng đôi khi gặp cọp quá hung dữ, con người phải tiêu hao nhiều sức lực, nhiều lúc dẫn đến thất bại,

có khi bỏ mạng như chơi: "Gặp cọp đánh trống lên, ai nấy xách gậy tầm vong chạy tới Cọp ỉm

l ặng, trụ mình một chỗ Thinh không ổng thét lên Tức thì ai nấy chạy tán loạn Có người thiếu điều đỗ ruột vì chạy càn đụng nhầm ngọn tầm vong của bạn mình về sau, có người gài bẫy được một ông cọp Họ đút mũi tầm vong vô miệng cọp để đâm Dè đâu cọp nhai nát như mình ăn mía" [27,16]

Đó là chuyện về cọp, còn chuyện về sấu cũng không kém phần rùng rợn và ghê người

Sơn Nam miêu tả con sấu đang nổi trên mặt nước: "Đằng xa một vật gì từ từ nổi lên, đi ngược

gióng nước đang chảy xiết ( ) Nhưng dường như vật đổ không phải là chiếc xuồng: khi thì nó

th ối lui, cập vào bờ, khỉ thì tiến tới, day ngang qua, chậm chạp ( ) và chiếc mũi của chiếc xuông quái d ị nọ, hai tia sáng xanh ngời rọi tới như hai cái đèn ''bin" " [26,185-186] Chỉ cần

đọc qua đoạn văn ngắn ngủi này, người đọc không cần thấy hình thù của con sấu ở ngoài thực

Trang 17

tế cũng đủ tái mặt vì run sợ Và con sấu to chừng ấy, ghê rơn chừng ấy lúc nào cũng là tai họa

của con người: "Sấu cỡ này lộng quá rồi Hôm kia nó đập đuôi nhận chiếc xuồng trên đó có hai

m ẹ con Mẹ mất xác, đứa con gái bị táp cụt chân" [26,187] Thật là một cảnh đau thương, đầy

tang tóc Nhưng tang thương hơn là cảnh rước dâu nhà ông cai tổng Hy, sâu cản mũi ghe, làm

lật ghe, để rồi cô dâu phải nằm trọn trong miệng sấu Đám rước dâu mà lại không có cô đâu,

mọi người ai cũng ngậm ngùi đau xót: "Một tai họa vừa xảy đến cho gia đình ông cai tổng Hy

Hôm ngày cưới vợ của đứa con trai út, đoàn ghe rước dâu bị sấu cản mũi, bà con hai họ kêu la

ỏm tỏi, sấu lặn xuống rồi trồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể

Ai n ấy trở về bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu Nàng mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược lên trời, lần cuối cùng, đầu và mình đều khuất dưới mặt nước xao động, trong

mi ệng sấu" [27,106] Giữa thiên nhiên bạt ngàn này, cuộc sống của con người sao mỏng manh

quá Vùng đất Nam Bộ xưa quả là đầy bất trắc, cuộc sống của con người ở đây chủ yếu dựa vào nguồn lợi của rừng và nguồn lợi từ các dòng sông Mà lên rừng thì đầy cọp, xuống sông thì sấu

nằm chi chít nên cuộc sống con người mỏng manh là phải:

"S ấu ở giữa rừng nhiều như trái mù lí chín rụng!

So sánh như vậy khống phải là quá đáng ! Dân làng xúm nhau lên rừng để nhìn tận nơi Cái ao l ớn ước chừng một công đất, bên bờ dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn sấu nổi lên, chen vào b ức tranh màu xám ấy những vệt đen chi chít: Con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác" [26,167] Và cũng có một câu chuyện nực cười về sấu là, diễn viên hát bội đang

diễn giữa rừng bỗng gặp sấu nổi lên, hoảng hốt bỏ chạy vào buồng: "Cũng chuyến nọ, con Tỳ

Bà t ỉnh đang hát bỗng nhiên mặt mày xanh lét, tay run run chỉ xuống sông rồi chạy trở vào

bu ồng Rõ ràng là Tỳ Bà tinh thấy hai con sấu đang ngóng mỏ vô hàng rào" [26,145] Qua câu

chuyện này cũng cho ta thấy rằng, vùng đất Nam Bộ xưa sâu nhiều vô kể Ngoài sấu và cọp ra,

con người Nam Bộ xưa còn phải chịu sự tàn phá của heo rừng và rùa biển Trong truyện Con

Bà Tám, ta thấy Hai Nhiệm phải lao đao, khốn khổ khi vay nợ 40 ngàn đồng để xây nò nhưng

lại bị con rùa biển phá tan tành cái nò đó: "Dường như con Bà Tám biết nghe Đột nhiên nó cựa

qu ậy vòng vo, quậy nước ầm ầm rồi nhắm vào hông nò mà xắn tới Hàng chục cây nọc gãy rôm

Trang 18

r ốp, dây mây đứt tiện Như một giấc chiêm bao! Con Bà Tám đã đi rồi, to bằng hai cái lu thứ

l ớn, sau khi đập phá

Cái nò còn vài di tích mơ hồ trên mặt biển Hàng rào vô dụng dài cỡ cây số còn đó, bụng

nò b ị bể Mấy cây nọc còn sót lại đu đưa, rồi biến mất khi sóng ngoài khơi bỏ vòi báo hiệu trận giông Nam" [33,162] Cuộc sống của người Nam Bộ thuở xưa quả là cơ cực, dưới sông thì sấu

và rùa biển, trên bờ thì cọp và heo rừng heo rừng thì tàn phá mùa màng, làm cho bao công

sức của con người bỏ ra đều mất trắng: "Phải! Tôi có nghe danh nó từ lâu Chú vợ của tôi ở

R ạch Ruộng có nói lại: nội một đêm, nó ủi phá gần hai chục công rẫy khoai mì Củ lớn ăn đã đành, củ nhỏ cũng không chừa" [27,96]

Thiên nhiên Nam Bộ thời khẩn hoang là vậy Khí hậu, thời tiết thất thường, đất rừng hoang hóa, khung cảnh vắng tanh, thú dữ tràn đầy, lúc nào cũng đe dọa cuộc sống của con người Và thực tế, con người cũng đã bỏ lại máu xương mình trong hoàn cảnh thiên nhiên Nam

Bộ như vậy: "Nhưng có tiếng khóc sụt sùi đâu đây Đó là vài cụ già, bà lão chạnh nhớ đến tổ

tiên, đến bạn bè của mình, biết đâu trên bước đường sanh nhai giữa chốn nước đỏ rừng xanh,

có thân nhân c ủa họ đã bỏ thân vì đàn sấu này Bó nhang đang cháy kia có giải oan được cái

ch ết của họ không chớ?" [26,173] Nhưng thiên nhiên Nam Bộ đâu chỉ toàn là bất trắc, rủi ro

đối với con người, mà thiên nhiên Nam Bộ cũng ưu ái, ban tặng cho con người nhiều đặc ân, quyền lợi về các sản vật đặc trưng của một vùng đất ,nhất là thiên nhiên đó đã qua bàn tay khai phá của con người

1.1.2 Thiên nhiên trù phú, ưu đãi con người

Thực tế ở Nam Bộ cho thấy rằng, không phải lúc nào thiên nhiên cũng bất lợi đối với con người, mà nhiều khi thiên nhiên cũng ưu ái đối với con người, ban tặng cho con người nhiều đặc ân, ngay cả khi ương hoàn cảnh bất lợi nhất Như mùa nước nổi ở Nam Bộ đã làm úng

ngập ruộng đồng, phá hoại hoa màu, cướp đi nhiều sinh mạng con người Nhưng cũng chính mùa nước nổi này đã đem lại phù sa cho ruộng đồng, đem lại nhiều nguồn lợi về thủy hải sản Chính vì hiểu rất rõ về đặc tính của thiên nhiên mà hầu hết trong các truyện ngắn của mình, khi

đề cập đến thiên nhiên Nam Bộ Sơn Nam cũng đều đề cập đến hai yếu tố có lợi và bất lợi này Thiên nhiên Nam Bộ có thời tiết thất thường, có thú dữ hoành hành, nhưng thiên nhiên Nam Bộ

cũng có cảnh sắc thanh bình, có mật ong đầy rừng, tôm cá đầy sông: "Loài cá nhỏ bu lại nhởn

Trang 19

nhơ mỗi con khoe một vẻ riêng Tận dưới đáy biển, loại sò, loại ốc, loại nhúm đang há miệng,

le lưỡi bò chậm chạp trên nền đá tím nổi gân vàng, trên nền đá vàng nổi gân trắng Hoàng hôn tràn t ới chính là cảnh vật dưới nước ngời lên, bóng mây phản chiếu lấp lánh như gấm Đêm về, trăng mọc Nơi thủy cung rộn rịp nào kém chốn trần gian! Từng đợi rong chìm lững lờ mơn

tr ớn, khoác thêm lớp xiêm lụa mỏng cho bầy cá hường Và muôn vì sao trên dải Ngân Hà sa

xu ống đậu lấm tấm khắp nhánh san hô trắng bạc." [26,12] Quả là một bức tranh thiên nhiên

vô cùng tươi đẹp, một cảnh sắc rất đổi thanh bình, hiện lên một khung trời êm ả của một làng quê miền sông nước Làng quê Nam Bộ không chỉ có cảnh sắc thanh bình, mà còn có mật ong,

có cá, có chim "Muôn ngàn h ữ mật của trời ban xuống cho trần gian còn treo lủng lẳng như

mù sương trên nửa lừng đó " [26,157] Hay trong Tháng chạp chim về, Sơn Nam miêu tả về

sân chim nơi vùng Rạch Giá quê ông cũng đủ cho thấy nguồn chim trời, cá nước nhiều vô kể:

"Vùng R ạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập hợp nhiều sân chim của trời đất dành riêng cho

T ừ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: Sân Cái Nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ

Nh ất Đó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn" [27,36-37] Mỗi sân chim tụ hợp hàng

vạn con, với hàng chục chủng loại Ngần ấy sân chim đủ thấy "trời cho" con người xứ này biết bao đặc ân Chim nhiều đến nỗi, thịt ăn không hết chất thành đống, người ta chỉ vặt lông chim

để bán cho các thương lái Hoa kiều Cho nên nguồn lợi từ chim đem lại không phải là nhỏ Ngoài nguồn lợi về chim, con người Nam Bộ còn được tận hưởng rất nhiều nguồn lợi

thủy hải sản khác: cá, tôm, cua, rùa, rắn, Như trên đã nói, đặc điểm của địa hình Nam Bộ là

có hệ thống sông ngòi chằng chịt, chính các hệ thống sông ngòi này là nơi trú ngụ và sản sinh

của các loài thủy hải sản Cho nên, trong các truyện ngắn của Sơn Nam, ta thấy ông miêu tả ở

một địa phương nào đó của làng quê Nam Bộ có quá nhiều cá tôm cũng không phải là điều lạ

Cá nhiều đến nỗi khi người ta ăn chỉ ria thịt sơ sơ rồi bỏ, mặc dù trong đó còn thịt : "Sau khi

dùng đũa xẻ một lằn dưới bụng cá, chúng tôi trải con cá ra, gắp chừng ba bốn đũa là quăng bỏ cái xương sống cá, mặc dầu trong xương còn dính khá nhiều thịt" [27,139] Và cá nhiều đến

nỗi, khi đánh bắt xong, ghe chạy ngang nhà những người quen, người ta liệng lên trước cửa nhà

họ vài ba con cá to tướng để ăn lấy thảo Đôi khi chủ nhà đi vắng, về đến nhà thấy có vài ba con cá bự ở trước sân nhà mình cũng không lấy làm ngạc nhiên, biết rằng ai đó đã thảy lên cho mình Và người ta đánh bắt cá đến nỗi hiểu cả đặc tính của cá, của sông, con nước nào thì có cá

Trang 20

nhiều, có loại cá nào, cá sinh sản từ mùa nào, ở đâu đổ về "Ở Rộc Lá này, cá tôm quá nhiều

so v ới mấy nơi khác trong ấp Từ tháng mười đến tháng giêng, cá lội từng bầy trở về sông cái,

su ốt ngày suốt đêm không ngừng Ban ngày, cá đi đớp bọt, trắng bờ rạch Ban đêm thức giấc vào b ất cứ lúc nào ta cũng nghe cá lóc táp mồi, cá trê chép miệng kế bên nhà Nguồn lợi to tát

vô cùng" [26,174-175] Ngay chính tác giả cũng khẳng định đây là một nguồn lợi vô cùng to

lớn Và có lẽ cũng chính vì nhiều nguồn lợi này mà thiên nhiên Nam Bộ đã tạo cho con người ở đây có tâm lí "làm chơi ăn thiệt"

Trong truyện Cấm bắt rùa, ta thấy nhân vật ông Bảy Đặng nói có vẻ cà chớn nhưng đó là

sự thật Rùa nhiều đến nỗi ông phải ăn trừ cơm: "Ở đây, nhiều bữa tôi ăn rùa trừ cơm, ăn độn

v ới cơm như người ta ăn khoai lang Ăn thét rồi ngán quá Rùa nướng, rùa rang, rùa nấu cháo, rùa xào lá cách, lá l ốt Riết rồi ăn gan, ăn trứng, bỏ thịt" [33,22] Qua đoạn văn này, ta có thể

tưởng tượng rùa nhiều đến nỗi vớ tay ra là bắt được Ăn rùa riết rồi ngán, nên ông Bảy Đặng

mới đem rùa chế biến ra thành nhiều món khác nhau, hầu cho bớt ngán, thế mà vẫn ngán Cuối cùng ông đành ăn trứng, ăn gan mà bỏ thịt Do xứ này quá nhiều rùa nên ông Bảy phải dựng bồ

mà rộng lại: "Trong chòi, chú Bảy đã xây cái hồ to lớn, chứa chấp biết bao là rùa Đôi ba trăm

con rùa đủ cỡ, đủ loại, đang cỡi đè lên nhau, chen lấn nghe lộp cộp Con thì ngả ngửa, khoe cái y ếm vàng lườm, bốn cẳng ngoe nguẩy ben trong không khí Con khác cố gắng quào vào vách b ồ bằng sậy, lú cổ dài nhằng " [33,21] Rùa đã nhiều như thế, rắn cũng không kém gì,

trong truyện Con rắn ri voi, Sơn Nam cho ta thấy một số lượng rắn nhiều vô kể ở xứ sở Nam

Bộ này: "Loại rắn rí voi, hàng hà sa số Nó lội dưới sông rạch, trong rừng vào tháng ngập

nước như vầy" [27,57] Rắn ri voi khổng chỉ có ở vùng sông rạch mà ngay ở trong rừng những

tháng ngập nước cũng có Do rắn quá nhiều nên ông Bảy Đặng chỉ cần câu trong một ngày được hơn ba chục con Nếu rắn không nhiều thì tại sao mỗi đợt Xin Phóc xuống mua da rắn đến cả ngàn tấn da

Rõ ràng, thiên nhiên trong truyện ngắn của Sơn Nam là thiên nhiên thời khẩn hoang Nam

Bộ Tuy buổi đầu có phần khó khăn, trắc trở do thiên tai địch họa, thú dữ hoành hành nhưng không phải lúc nào thiên nhiên cũng gây khó khăn cho con người, mà trái lại nó như một kho tàng luôn ưu ái, ban phát cho con người những đặc sản về rừng, về sông nước, như: mật ong,

gỗ, cá, tôm, rùa, rắn, Đặc biệt là thiên nhiên đã qua bàn tay khai phá của con người thì thiên nhiên cũng ngày càng gần gũi với con người, bớt gây khó khăn cho con người hơn, ban tặng

Trang 21

cho con người nhiều sản vật hơn Và chính bàn tay của con người cải tạo thiên nhiên mà thiên nhiên đã hứa hẹn một tương lai xán lạn cho cư dân ở đây bằng chính mồ hôi và công sức của mình Rừng rậm đã khai thác thành rẫy, không còn sợ cọp, sợ sấu như trước nữa, tâm hồn con người trở nên thanh thản và cởi mở hơn Thay vì câu hát xưa:

U Minh R ạch Giá thị quá sơn trường Dưới sông sấu lội trên rừng cọp tha

Được đổi sang:

Đến đây thì ở lại đây Bao gi ở bén rễ xanh cây hãy về

Nam Bộ đã trở thành nơi "đất lành chim đậu", nhờ có mưa thuận gió hòa mà nơi đây ngày càng trù phú, phồn thịnh:

Ru ộng đồng mặc sức chim bay

Bi ển hồ lai láng mặc bầy cá đua

Có thể nói, thiên nhiên Nam Bộ tuy mang đầy tính khắc nghiệt nhưng đồng thời cũng ưu

ái, ban phát cho con người nhiều nguồn lợi từ rừng và từ sông mà Sơn Nam gọi là của "trời cho", là một trong những đặc trưng trong truyện ngắn của Sơn Nam

Nhưng thiên nhiên Nam Bộ đâu chỉ có xuất hiện trong các sáng tác của Sơn Nam mà còn

xuất hiện ở một số nhà văn khác viết về Nam Bộ nữa Trong Đất rừng phương Nam, Đoàn

Giỏi cũng miêu tả về thiên nhiên Nam Bộ ở các góc nhìn khác nhau Thiên nhiên Nam Bộ trong Đất rừng phương Nam phần lớn là thiên nhiên đã qua bàn tay khai phá của con người

Trang 22

Nguồn lợi do thiên nhiên mang lại rất lớn, nào cá, tôm, rùa, rắn, chim, cò, đủ cả Đoàn Giỏi miêu tả các sản vật do thiên nhiên mang lại qua một buổi chợ quê: "Một con ba ba to gần bằng

cái nong, đặt lật ngửa, cứ ngọ nguậy bơi bơi bốn chân trước ông cụ già ngồi lim dim đôi mắt

Nh ững con rùa vàng to gần bằng cái tô, đều tăm tấp, như đổ ở cùng một khuôn ra, nằm rụt cổ trong m ấy chiếc giỏ cần xé Đây là một con nai người ta vừa xẻ thịt ra bán, cái thủ còn nguyên chưa lột da bày giữa đống thịt đỏ hỏn trên một tấm lá chầm Cua biển cũng cổ, ếch cũng có, nghêu sò cũng có Còn cá tôm thì nhiều lắm, đủ các loại tôm, không kể xiết Tôi bước thêm mấy bước, qua những đống trái khóm chín vàng tỏa thơm mùi mật, thấy hai con trút nằm khoanh,

v ảy xếp lại như những đồng hào lấp lánh Cổ tiếng chim gì mổ nhau kêu quang quác trong chi ếc lồng kẽm chỗ tối tối" [11,8-9] Chỉ một đoạn văn ngạn mà tác giả nói lên được rất nhiều

điều về thiên nhiên Nam Bộ Thiên nhiên ưu đãi con người, ban phát cho con người những nguồn lợi tự nhiên Nhiửig những nguồn lợi này không chỉ là do sự ưu ái của thiên nhiên mà còn do bàn tay của con người nữa Con người đã không quản ngại khó khăn, gian khổ đi vào khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ Thiên nhiên Nam Bộ thời khẩn hoang khi chưa qua nhiều bàn tay khai phá của con người chỉ là một vùng đầm lầy, nê địa Để tồn tại được, con người

phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt của mình, thậm chí cả tính mạng để chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ hoành hành Và để chiến thắng được thiên nhiên, con người không phải chỉ cần có sức mạnh là đủ mà còn phải có sự gan dạ và mưu trí nữa Nhận thấy được điều này cho nên cũng như Sơn Nam, khi miêu tả về thiên nhiên Nam Bộ, Đoàn Giỏi cũng chú ý đến quá trình chinh phục thiên nhiên của những con người ở vùng đất Nam Bộ này Trong quá trình chinh phục đó con người Nam Bộ thể hiện được sự khôn ngoan và mưu trí của

mình: "Th ả bổi xuống rồi, mình ném lửa đốt cháy Khỉ lửa tắt thì mặt bàu đã bị phủ kín dưới

m ột lớp tro dày chừng hai ba đốt ngón tay Cá sấu trừng lên thở thì bị tro cay mắt, trầm lâu thì

ng ạt, mà hễ bị tro cay là y như trự ra đập đuôi chạy lên bờ tức khắc Mà không phải chạy lung tung đâu Chúng nối nhau trườn theo con đường mương đào sẵn, bò lên rừng Thấy người, con nào cũng há họng ra, toan đớp Ông nội tôi bèn đút vô họng nó một khúc gỗ móp, dài chừng ba

t ấc Nó liền táp phập một cái, hai hàm răng dính chặt lại như ngậm cục kẹo mạch nha, không

há ra được Tôi lập tức cầm mác xắn lên sống lưng, chỗ giáp chân sau, để cắt gân đuôi Cái đuôi chỉ còn có nước đập qua đập lại nhè nhẹ như đuổi ruồi chứ còn quật nổi ai? Ông cháu tôi bèn l ấy dây lạt dừa trói thúc ké hai chân sau lên lưng, còn hai chân trước thả tự do Khớp mỏ

Trang 23

r ồi, bỏ đấy, bắt con khác " [11, 200] Đọc qua đoạn văn này, ta thấy tác giả là người có vốn

sống thực tế vô cùng phong phú Nếu chưa từng sống và trải nghiệm ở vùng đất Nam Bộ này thì tác giả không thể nào có được những trang viết vừa sâu sắc vừa tinh tế như thế được Và

đọc xong đoạn văn này, người đọc cảm thấy có sự gần gũi với truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh H ạ của Sơn Nam Nếu như ở Tháng chạp chim về Sơn Nam miêu tả nhiều sân chim với

mỗi lần tụ hợp hàng vạn con thì ở Đất rừng phương Nam Đoàn Giỏi cũng có cái nhìn tương

tự về sự đa dạng của các loài chim ở Nam Bộ: "Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu

cây m ắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng

nh ững người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa Chim già đây, đầu hói như những ông

th ầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân Nhiều con chim rất lạ, to như ngỗng đậu đến quằn nhánh cây" [11,226] Và: "Những con chàng bè đồ sộ như con ngỗng, mỏ to bằng cổ tay c ứ gõ vào nhau lộp cộp, làm rung rung mảnh da mềm thòng xuống tận cổ như cái diều lụa

m ỡ gà Những con giang sen cổ cẳng cao lêu nghêu, nặng hàng nấm bảy cân thịt, bị khớp mỏ, tréo cánh đứng giữa đám sếu đen, sếu xám màu đỏ, đầu không ngớt nghiêng qua nghiêng lại

ng ổ theo mấy con ó biển đang lượn vòng trên kênh Cò thì không biết bao nhiêu mà kể Cò ngà,

cò tr ắng, cò xanh, cò ma buộc từng xâu, chất nằm hàng đống ( ) Chỗ này mươi giỏ le đặt bên c ạnh một đống lồng nhốt đầy chim trích Những con trích lông xanh, mỏ đỏ như quả ớt

ng ắn cặp chân hồng như đôi đũa son, coi bộ tốt mã nhất Con nào con nấy lộng lẫy như con gà tre, c ứ ngước cổ kêu trích trích., ché, nghe đến nhức màng tai Chỗ kia lổn ngổn hàng sọt chim c ồng cộc lông đen như nhọ chảo, không ngớt cựa quậy, mổ vào nhau kêu léc chéc " [11,

222]

Thiên nhiên Nam Bộ cũng là nguồn cảm hứng để Đoàn Giỏi viết nên tác phẩm Đất rừng phương Nam Nhưng thiên nhiên Nam Bộ trong Đất rừng phương Nam khác với thiên nhiên

Nam Bộ trong các truyện ngắn của Sơn Nam ở chỗ: Thiên nhiên trong Đất rừng phương Nam

phần lớn là đã qua bàn tay khai phá của con người, chứ không mấy xuất hiện thiên nhiên thời

còn hoang sơ Hơn nữa, ở Đất rừng phương Nam thiên nhiên chỉ là cái nền để làm tô đậm

thêm những vấn đề khác mà nhà văn muốn thể hiện, chứ không phải là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm này Cảm hứng chủ đạo của Đất rừng phương Nam là những người con Nam Bộ có

tấm lòng yêu nước nồng nàn và căm thù giặc sâu sắc Thiên nhiên Nam Bộ xuất hiện nhiều trong Đất rừng phương Nam nhưng đó không phải là đối tượng chính để nhà văn miêu tả Nó

Trang 24

chỉ là những nét chấm phá để tô điểm thêm cho chủ đề chính của câu chuyện mà thôi Đó là nhân đan Nam Bộ trong không khí của buổi đầu kháng chiến chống Pháp Cảm hứng về thiên nhiên là một ương những cảm hứng trong quá trình sáng tác của Sơn Nam Cảm hứng này bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà ông đã trải qua Ông sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ cho nên ông thuộc lòng từ con sông, dòng nước, cánh rừng những mảng thiên nhiên này đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong ông Có những truyện ta thấy ông miêu tả vừa là cảnh sắc thiên nhiên

vừa là những chuyện về con người, như: Hương rừng, Tháng chạp chim về Nhưng cũng có

những truyện, ông lấy thiên nhiên làm cảm hứng chính cho tác phẩm của mình Cho nên thiên nhiên là đối tượng miêu tả chính, các chi tiết khác chỉ là phụ trợ mà thôi Có khi là những sản

vật do thiên nhiên mang đến cho con người, có lúc lại là thiên nhiên khắc nghiệt, lại có khi là

một cảnh con người đang chinh phục thiên nhiên, như: Con rắn ri voi, Một cuộc biển dâu,

B ắt sâu rừng u Minh Hạ Ở Con rắn ri voi, tác giả cho ta thấy một số lượng rắn rất lớn mà

thiên nhiên ban tặng cho con người, nó là nguồn lợi vô cùng to lớn cho những người buổi đầu

đi mở đất; ở Một cuộc biển dâu thì tác giả cho ta thấy một cảnh thiên nhiên vô cùng khắc

nghiệt đối với con người, gây bao trở ngại cho con người Khó khăn đến mức ba thằng Kìm

chết không có chỗ chôn vì nước ngập lênh láng, đành treo trên cây vậy Còn ở Bắt sấu rừng U Minh H ạ thì là cảnh con người chinh phục thiên nhiên- cảnh ông năm Hên dùng mưu bắt sấu,

thể hiện được quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên của con người, và đồng thời cũng là

thể hiện được tài năng và mưu trí của những người con Nam Bộ

Có thể nói, thiên nhiên Nam Bộ là một trong những đặc trưng trong truyện ngắn của Sơn Nam Và cũng chính yếu tố thiến nhiên này đã định hình được phong cách của ông

1.2 Cảm hứng về con người

Con người là sản phẩm tuyệt vời của tạo hóa, là trung tâm của cuộc sống xã hội Từ xưa đến nay, văn học thường lấy con người làm đối tượng để phản ánh cuộc sống xã hội Duy có điều, ở mỗi thời đại, con người trong văn học được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau Hơn nữa, một trong những chức năng của văn học là phản ánh cuộc sống, mà trung tâm của

bức tranh cuộc sống là con người Con người vừa là đối tượng vừa là mục tiêu mà văn học hướng đến Văn học với những đặc trưng riêng của mình cho phép nó đi sâu vào việc nhận

thức, khám phá những giá tri của con người bằng hình ảnh, âm thanh làm cho con người được

Trang 25

nhìn nhận một cách ngày càng hoàn hảo hơn, về những nỗi đau, những niềm hạnh phúc và các khía cạnh khác trong mối quan hệ với cuộc sống Nền văn học nào mà quan tâm đến những số

phận của con người, có sự cảm thông, chia sẻ với con người phần lớn đều thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc

Cũng như những vấn đề khác trong văn học, con người được thể hiện trong văn học không bao giờ là bản sao của con người trong cuộc sống, mà con người trong văn học là dạng con người đã qua lăng kính chủ quan của nhà văn, được nhà văn nhìn nhận với những dạng

thức khác nhau Do đó, cảm hứng về con người cũng là một cách cảm nhận chủ quan của nhà văn về con người trong cuộc sống, nhìn nhận con người theo quan niệm riêng của mình thông

qua phương tiện nghệ thuật Thực chất của vấn đề này là việc thể hiện "tính năng động của

ngh ệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lí giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật,

là v ấn đề về giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm nh ập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời." [57,117-118] Sơn Nam là nhà văn

sinh ra và lổn lên ở Nam Bộ, cho nên dấu ấn về con người Nam Bộ đã để lại một ấn tượng

mạnh mẽ trong ông Điều này lí giải tại sao ông lại khắc họa rất thành công về tính cách của con người Nam Bộ Con người trong truyện ngắn Sơn Nam có thể được nhìn nhận ở nhiều phương diện khác nhau, nhưng do hạn chế về năng lực, luận văn chủ yếu khảo sát con người trong truyện ngắn Sơn Nam ở hai phương diện: Đó là con người nghĩa khí hào hiệp và con người yêu quê hương đất nước.Con người trong truyện ngắn Sơn Nam có thể có nhiều tính cách khác nhau, nhưng đây là hai tính cách cơ bản, xuyên suốt ương quá trình sáng tác của ông

Sở dĩ xây dựng được những nhân vật có tính cách này là do quá trình ông thâm nhập thực tế,

lấy chất liệu từ thực tế cuộc sống mà xây dựng nên Bởi:"( ) Trí tượng của nhà văn dù có

phong phú đến đâu, cũng không thể phong phú bằng chính bản thân thực tế Cho nên không thể không bi ết cách quan sát những sắc thái và diễn biến tỉnh vi trong cuộc sống Bản chất con người và cuộc sống khổng phải lúc nào cũng bộc lộ rõ ràng qua những hiện tượng dễ thấy Chỉ

có quan sát kĩ lưỡng, nhà văn mới có thể phát hiện được những ý nghĩa sâu xa trong từng chi

ti ết cùng những diễn biến đa dạng của nó" [22,202] Như vậy, nhà văn không chỉ là người biết

quan sát thực tế mà còn phải biết quan sát một cách thật kĩ lưỡng mới mong tìm được những ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống Và chính trong hồi ký của mình, Sơn Nam có một đoạn ông viết

về quá trình quan sát của ông như sau: "Rời sân vận động, về nhà, dọc đường gặp một ông lão

Trang 26

qu ắc thước đang thao diễn để tập võ nghệ cho đám thanh niên Vừa tập vừa xướng lên những câu thi ệu để giữ nguyên tắc Tôi nhớ mãi đại khái hai câu: " Bái tổ song âm, bái tầm long thế", hai bàn tay v ỗ vào nhau để lấy khí thế Đâu cũng hơn 50 năm sau, tra cứu bộ Minh Mạng chính y ếu, bản dịch của Sài Gòn, thấy ghi lại và chú thích ở mục Thi võ Nghĩa là bái tổ với hai

ti ếng vỗ tay, rồi quỳ xuống theo tư thế con rồng sắp dấy lên Như kiểu tập quân sự ngày nay, lúc đi mấy bước đầu phải đếm " một, hai" Hình ảnh xa xưa ấy giúp tôi sau này sáng tạo ra truy ện ngắn " Đảng cánh buồm đen" trong Hương rừng Cà Mau" [37,50]

1.2.1 Con người nghĩa khí, hào hiệp

Sơn Nam là người đi nhiều nên ông hiểu rộng, nắm khá rõ về tính cách của con người Nam Bộ Do đó, con người Nam Bộ trong truyện ngắn của ông là một sự phản ánh sinh động

và chân thật về con người Nam Bộ trong cuộc đời thực Đó là những con người nghĩa khí, hào

hiệp, trọng nghĩa khinh tài, sống rất là " điệu nghệ ", sẩn sàng cưu mang những người thất cơ lỡ

vận Chẳng màng gian khổ hiểm nguy để hành hiệp trượng nghĩa, thậm chí sấn sàng chấp nhận

hy sinh tính mạng của mình để làm tròn đạo nghĩa:

D ấn mình vô chốn chông gai,

K ề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân

Lao xao sóng b ủa dưới lùm, Thò tay v ớt bạn chết chìm cũng ưng

Đó là tính cách của con người Nam Bộ mà đặc tính của một vùng đất qui định nên Vùng đất Nam Bộ thời khẩn hoang với bao thú dữ tràn đầy, thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo nên tính cách hào hiệp của con ngươi ở đây Vùng đất Nam Bộ thời khẩn hoang thì đất rộng người thưa cho nên họ sẩn sàng cưu mang những người thất cơ lỡ vận, những người từ xa đến đây Thứ

nhất là để cho có bạn Thứ hai là cùng hợp lực để khai khẩn đất hoang, chống lại thú dữ đang

hoành hành Cho nên trong V ọc nước giỡn trăng, ta thấy ông Năm Lượng sẩn sàng CƯU

mang anh Điệu vì cảm thương anh Điệu bơ vơ: "Điệu mới đến ngọn rạch này từ sáu ngày rày

Anh chưa có nghề gì sanh sống, khống ai quen thuộc để dạy bảo những bước đẩu tiên trên đường đời Cha mẹ anh nghe đâu mát sớm Ông Năm Lượng nghĩ vậy mà thương gọi về ở chung nhà, cho ng ủ trên cái vạt tre, phía trước" [33,54] Mặc dù được ông Năm Lượng đùm

Trang 27

bọc chở che, nhưng Điệu không gì thế mà tỏ ra ỷ lại hay lười biếng, mà trái lại anh rất buồn,

buồn vì phải ngồi không ăn bám, buồn vì không có công ăn chuyện làm Điều này cũng thể

hiện được cái nghĩa khí trong anh Cho nên khi ông Năm Lượng hỏi tại sao anh buồn thì anh

đáp ngay: "Dạ, ở không hoài sinh buồn bực, phải có công chuyện gì làm ăn như thiên hạ thì

m ới vui" [33,55] Rõ ràng đó là tính cách của con người Nam Bộ, họ không bao giờ sống bám

vào người khác, nếu được cưu mang thì họ sẩn sàng làm lụng để đáp trả lại sự cưu mang đó Đây là đặc điểm chung của người Việt, nhưng nó được thể hiện rõ nét ở người Việt phương Nam thời khẩn hoang

Sự tương trợ lẫn nhau giữa những con người mới đến vùng đất Nam Bộ này sinh sống còn

được thể hiện trong truyện Bác vật xà bông, khi ông bác vật X đến vùng Xeo Bần ở, mọi

người sẩn sàng chào đón ông mà không hề thây quyền lợi của mình bị xâm phạm Và cũng chính bản thân ông bác vật này cũng không hề coi mình là chủ của một vùng đất bao la rộng

lớn, tham lợi một mình, đuổi những người khác ra đi Mà trái lại, ông còn khuyến khích mọi

người đến cất nhà ở xung quanh mình cho vui: "Ai lỡ cất nhà nơi đâu, cứ yên lòng ở đó Tôi

không bao gi ờ có ý đuổi bà con Tôi còn muốn kêu gọi bà con đến thêm, ở đông chừng nào vui

ch ừng nấy Thỉnh thoảng mời bà con vô nhà tôi chơi Lúc nào tôi cũng ở nhà để lo việc khoa

h ọc Tánh tôi bình dân lắm, ai có chuyện gì khó hiểu tối sẩn sàng giải thích" [26,45]

Tinh thần tương trợ còn được thể hiện trong Một cuộc biển dâu, khi cha con thằng Kìm

bơ vơ nơi xứ lạ quê người, và không may cho nó khi ba nó chết bất thình lình giữa đồng nước mênh mông Trong lúc tâm trí rối bời như thế, ông bà Hai Tích đã sẩn lòng giúp nó chu toàn chuyện chôn cất: "Nghe thằng Kìm thuật lại hoàn cảnh cửa cha nó, ông Hai Tích thở dài, gợi

bà Hai n ấu cơm thêm để thằng Kìm cùng ấn ( ) Bà Hai nói:

- T ội nghiệp Thân nó đơn chiếc mà gặp cảnh này

Ông Hai càu mày:

- Bi ết vậy thì tại sao hồi nãy bà tiếc cái cối xay lúa? Bộ bà muốn cho ba nó nổi sình lềnh

b ềnh trên mặt nước hay sao?

- Đừng nối nữa ông ơi Tới mùa nước giựt, bề nào ông cũng ráng nhớ hốt xương, chôn

c ất kĩ lưỡng đùm nó" [26,116-119]

Trang 28

Sự nghĩa khí của con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam còn thể hiện ở chỗ họ sẽ

rất mang ơn và sẵn sàng trả ơn cho những người đã cưu mang hay giúp đỡ mình Cũng trong

Bác v ật xà bông, khi bà con ở vùng Xeo Bần học được nghề làm xà bông của ông bác vật X ,

họ đem ra chợ bán, có tiền họ cũng không quên rằng nhờ có khoa học của ông nên họ mới được

như vậy Cho nên : "Mỗi khi đi bán từ xa trở về, họ không quên mua tặng cho dượng vài gói trà

K ỳ Chưởng" [26,52] Hay ữong Bắt sấu rừng U Minh Hạ, khi ông Năm Hên giúp dân làng bắt

hết những con sấu thì dân làng mang ơn ông vô cùng, họ vừa đổ xô ra xem sấu bị bắt - chiến tích của ông, họ vừa hỏi tư Hoạch ông ở đâu để đền ơn cho ông : “Xóm mình nhất định đền ơn

ổng một số tiền, nuôi ổng cho tới già" [26,172] Và ông Năm Hên không hề có ý chờ cho dân

chúng Cái Tàu này đền ơn mình, nên đã lặng lẽ ra đi Con người Nam Bộ là vậy đó, khi được giúp đỡ, chở che thì canh cánh trong lòng một món nợ đối với người làm ơn cho mình, còn kẻ làm ơn thì tâm niệm : "Làm ơn há dễ trông người trả ơn"

Sự hào hiệp của con người Nam Bộ còn được thể hiện ở chỗ gặp việc nghĩa phải làm, làm

vì bổn phận chứ không phải để cầu vinh Cho nên khi chú Tư Đức giết xong con sấu, kiểm lâm

Rốp kêu "chú làm chức " bếp" ăn lương mỗi tháng mười lăm đồng bạc" thì chú Tư Đức cười:

"Vì đất nước chứ đâu phải vì danh vì lợi Sách có chữ: "Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, lâm nguy b ất cứu mạc anh hùng"." [26,197] Bởi vì, chú Tư Đức giết con sấu đâu phải để được

khen thưởng, mà là để trừ họa cho dân làng, để mọi người được yên ổn mà lo làm ăn Cũng chính vì con người Nam Bộ nghĩa khí như thế nên họ không thể nào chấp nhận được sự lừa lọc,

giả dối Bởi vậy, lúc đầu khi thầy Hai rắn loan tin là mình có bùa bắt rắn của Phật Thầy Tây An

ỏ núi Sam truyền lại thì bà con ở rạch Thuồng Luồng phản đối: "Nói dóc! Chân ướt chân ráo

m ới tới xứ này mà không để cho người ta thương!" [26,34]

Nhìn chung, cuộc sống của con người Nam Bộ thời khẩn hoang trong truyện ngắn của Sơn Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc chống lại thiên tai địch họa, cho nên họ phải sống tương trợ lẫn nhau, cùng nhau chung sức đánh đuổi thú dữ, tạo lập cho cuộc sống ngày càng thêm ổn định và sung túc Chính điều đó đã hình thành nên tính cách của họ Một trong những tính cách đó là, sự nghĩa khí và tinh thần hào hiệp

Trang 29

1.2.2 Con người yêu quê hương, đất nước

Con người trong truyện ngắn Sơn Nam ngoài tình thần nghĩa khí hào hiệp, họ còn có một

tấm lòng yêu quế hương đất nước Nhưng con người yêu quê hương đất nước trong truyện ngắn Sơn Nam không phải lúc nào cũng trực tiếp cầm súng chiến đấu, mà có khi ở họ bàng bạc một

tấm lòng nhớ quế, khắc khoải khi quê hương rơi vào tay giặc Khác với các nhà văn viết về Nam Bộ khác, như: Nguyễn Quang Sáng, Đoàn Giỏi Con người yêu nước trong các sáng tác

của họ là những người trực tiếp tham gia chiến đấu Còn lòng yêu nước của con người trong truyện ngắn Sơn Nam thì có khi là một nét ngậm ngùi của Lục cụ Tăng Liên ương Chiếc ghe ngo khi ghe của chùa ông đua về nhất mà phần thưởng là lá cờ tam sắc Có khi là một nỗi buồn len lói của ông già Từ Thông trong Hòn cổ tron khi nghĩ về quê hương làng xóm mình Nói

con người yêu nước trong truyện ngắn Sơn Nam ít trực tiếp tham gia cầm súng chiến đấu

không có nghĩa là lòng yêu nước của Sơn Nam kém hơn các nhà văn khác, mà "mỗi người yêu

nước trong một hoàn cảnh riêng" [37,129] Tùy hoàn cảnh, tùy thời điểm, tùy điều kiện mà

mỗi người bộc lộ lòng yêu nước của mình khác nhau về vấn đề này, Sơn Nam đã tự bạch qua quyển hồi ký tập 2 của mình như sau : "Về vấn đề văn nghệ, mãi về sau này - tôi chưa nói đến

th ời chống Mỹ, tôi thấy vài nhà phê bình, nghiên cứu mãi chê trách rằng giới văn nghệ không làm tròn nhi ệm vụ, chưa mô tả được những phong trào lớn Theo ý tôi, sự chê trách ấy không công bình Người làm công tác nghiên cứu họa chăng đúc kết được, với lí trí, tư liệu trong nước ngoài nước, nhưng làm văn nghệ - hiểu theo nghĩa hư cấu, sáng tác -là người làm việc cá nhân, không sáng tác v ới một ban sáng tác tập thể Sáng tác phẩm là một tiểu vũ trụ, khi hoàn

ch ỉnh thì có thể hòa hợp với vũ trụ lớn Không ai sáng tác về Thái Bình Dương cho trọn vẹn, nhưng chỉ cần mô tả một con cá ở đáy biển sâu với sức sống của nó là đủ, cũng như chỉ cần làm được một tác phẩm ngắn như Ngư Ông và Biển Cả của Hémingway Chỉ cần tác phẩm văn ngh ệ mang đầy đủ thần lực, thần lực của con người và thần lực của xã hội phải chan hòa nhau M ọi người chỉ thông cảm, hấp thụ phong trào lớn qua công việc khiêm tốn của mình" [37,48] Qua đoạn trích vừa dẫn trên, ta thấy Sơn Nam có cách yêu nước riêng của mình Điều này cũng có thể lí giải được, là do ông sáng tác dưới sự kiểm duyệt gắt gao của kẻ thù, cho nên

có nh ững lúc ông không thể bộc lộ một cách thẳng thắn tấm lòng của mình đối với đất nước, quê hương, mà ông chuyển lòng yêu nước của mình sang một dạng thức khác, tức là tránh đối đầu trực tiếp với kẻ thù, hòng che mắt chúng, nhưng người đọc vẫn nhận ra tấm lòng của ông

Trang 30

Có th ể ông chỉ cần đôi nét miêu tả tâm lí nhân vật ông già Tư Thông sống đơn độc ở hòn cổ

T ron cũng đủ cho người đọc nhận ra tấm lòng yêu quê hương, đất nước của nhân vật này.Và

đó cũng chính là nỗi lòng của tác giả Ông già Từ Thông cảm thấy đau xót, ngậm ngùi như có

l ỗi với quê hương, đất nước khi mà ông sống một mình ở hòn cổ Tron mà không có thông tin gì

v ề đất liền : " Một nỗi buồn len vào tâm não ông Từ Thông Ông nghe gió thổi bốn bề, lạnh lùng Lương tri như rực sáng nhắc nhở ông món nợ gì đối với đồng bào, giang sơn Không giúp nước được thì ít ra ông cũng cần biết những gì xảy ra đau buồn trong nước Cây có cội Nước có nguồn Chim có tổ Cá có hang Đôi mắt già của ông Từ Thông ngẩn ngơ nhìn muôn

l ớp sóng cồn Chân trời u ám, mấy đám mây tang bay thấp là đà Ông hổ thẹn, tủi bấy phận mình không b ằng con đỗ quyên đêm hè kêu khắc khoải"[ 26,15] Nhưng khi ông vô đến đất liền

rồi thì ông còn thất vọng hơn nữa Cuộc sống của người dân thuộc địa nào có sung sướng gì, nó

khổ hơn cuộc sống đơn độc của ông ở hòn cổ Tron Cho nên, ông quay về hòn cổ Tron sống

còn hơn: "Chưa vô tới bờ Rạch giá là ông Từ Thông cảm thấy cuộc đời đảo ngược, từ địa vị

hoàn toàn t ự do đến chỗ mất tự do Ông trung thành với đất nước nhưng cớ sao đất nước đối

x ử với ông quá bạc bẽo, ghẻ lạnh?" [26,16] Đó cũng là nỗi đau nhân thế của Lục cụ Tăng Liên

khi bị buộc phải đem ghe của chùa mình đi đua mừng ngày lễ không liên quan gì đến đất nước

mình Nhưng vì áp lực của bọn Phú Lang Sa ông không thể nào từ chối được: "Lục cụ Tăng

Liên nghiêm m ặt lại Đem ghe ngó của nhà chùa để đua ăn mừng ngày lễ chẳng liên quan gì đến dân mình nghĩ cũng khó xử thật Không tham dự là chống lại nhà nước Lang Sa, còn tham

d ự là mất cả ý nghĩa thiêng liêng" [26,78] Không phải chỉ có một mình Lục cụ Tăng Liên bất

bình mà phó hương quản Hem cũng ngậm ngùi khi nhận phần thưởng từ tay Đốc phủ tặng cho chiếc ghe chùa mình về nhất chỉ là lá cờ tam sắc Tất cả họ đều là những người yếu nước, nhưng họ ở vào thế chẳng đặng đừng nên đành phải cam chịu Có phản ứng, có chống đối cũng chì là trong thâm tâm mình mà thôi: "( ) Nhưng phó hương quản Hem bước vào lạy cụ

Gương mặt của chú lạnh như đồng, gạn chút gì buồn bã

L ục cụ hỏi:

- Sao v ậy? Mình thua người ta à?

Chú đáp:

- Dạ, mình thắng Nhưng mà

Trang 31

Chú phó hương quản Hem im lặng, chập sau mới bước ra ngòai, đem vào một gói giấy

l ớn, từ từ mở ra thì ô hô! Đó là một lá cờ tam sắc to tướng Chú nói:

- Cái này c ủa ông Đốc phủ tặng chùa mình, phần thưởng hạng nhất" [26,81-82]

Nhưng đôi khi tấm lòng yêu nước của con người trong truyện ngắn Sơn Nam không phải

chỉ là sự ngậm ngùi, đau xót, mà họ cũng nuôi ý chí đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước mình,

nhất là khi họ hiểu được cuộc sống khó khăn, đau khổ của mình là do những kẻ xâm lược gây

ra Chừng ấy, họ tụ nghĩa, tập hợp thành băng đảng để cùng nhau đánh đuổi kẻ thù Cuộc đối thoại giữa Sáu Bộ và người đạo sĩ ương Đảng cánh buồm đen cho ta thấy rõ điều đó: "Con

chưa hiểu rõ Bạch đạo sĩ, mạt Pháp nghĩa là thế nào? Phải chăng mạt Pháp là người Phấp tàn m ạt?

Đạo sĩ gật đầu:

Khá khen cho con Hi ềm vì con có chí mà thiếu tài Nghe con nói, bần đạo vui vẻ biết mấy như giữa trưa nắng mà uống được nước cam lồ Mạt Pháp có nghĩa là thời kì giáo pháp suy đồi, đạo đức của tiền nhân không còn được thịnh Tại vì nhân tâm rối loạn ư? Cũng phải Tại vì

b ọn Phú Lang Sa ư? Thậm phải con hiểu sai nhưng mà nói đúng" [26,54] Nói đúng ở đây

phải chăng là đúng với ý đạo sĩ? Là đạo đức tiền nhân không còn dược thịnh là do bọn Phú Lang Sa? Vì Vậy, để cho đất nước được thái bình thịnh tri thì phải đánh đuổi bọn Phú Lang Sa

đi Có lẽ vì thế khi mà Tây trở lại chiếm đóng Rạch Giá thì mọi người tập trung lại, bày mưu đánh đuổi chúng đi Mặc dù buổi đầu kháng chiến còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt nhưng

với tấm lòng yêu quê hương đất nước họ sẩn sàng ra đi, chống chọi lại với kẻ thù xâm lược:

"Tháng hai năm 1946 có tin: Tây trở lại chiếm gần tới Rạch Giá Chúng đã nhảy dù xuống biên gi ới Việt Miên gần núi Sam, Châu Đốc Dân chúng sục sôi căm hờn tập trung tại ngọn Cái Bác để bày mưu kế Có đến trên ba mươi thanh niên tình nguyện đi bắt sống bọn Tây nhảy

Trang 32

d ừ ở cách xa quê nhà hằng hai trăm cây số Họ thiết lập một bàn thờ tổ quốc giữa rừng, lấy củi tràm đốt thế cho trầm hương và mượn mặt đất để làm đỉnh đồng Y phục của họ khác nhau, nhưng giống nhau ở chất vải màu luốc luốc, chứa chấp bao nhiêu rận" [26,60]

Tấm lòng yêu nước của họ là như vậy đó, đứng trước những biến động lớn lao của thời

cuộc, mỗi người có một cách ứng xử khác nhau Dù đó chỉ là một nỗi ngậm ngùi khi đất nước tang thương, hay một lòng đau đáu mong cho đất nước sạch bóng quân thù Con người yêu

nước ương truyện ngắn Sơn Nam phần lớn thuộc dạng này: "Nhưng Sơn Nam vốn là người

kháng chi ến cữ thời chống Pháp Tác giả không cần giấu điếm lòng yêu nước của mình, cả khi đang sống và sáng tác dưới chế độ thù nghịch với kháng chiến:

" Năm 1945, cả xóm ngọn Xeo Bần không nấu xà bông nữa Họ phải lo những truyện khác cao c ả hơn Nhưng ý nghĩa của cuộc chiến đấu mới nào có gì lạ hơn là làm cho dân giàu nước mạnh (truyện Bác vật xà bông)" " [45] Mặc dù vậy, phần lớn con người trong truyện

ngắn Sơn Nam hầu như không có cảnh đối đầu trực tiếp với kẻ thù Có chăng cũng chỉ là mức

độ mà thôi Cũng lấy chất liệu từ thực tế cuộc sống ở Nam Bộ, nhưng Nguyễn Quang Sáng lại nhìn nhận con người ở góc độ lịch sử- chính trị Cho nên ta thấy, con người trong truyện ngắn

của Nguyễn Quang Sáng phần lớn là con người gắn liền với cuộc chiến đấu của dân tộc Đây

cũng là một trong những cảm hứng sáng tác của ông: "( )Người dân đồng bằng sông Cửu

Long v ừa chống nước vừa đánh giặc Có những hình ảnh, những con người tôi không thể nào quên được Những bà mẹ có con nhỏ, mỗi lần trực thăng giặc kéo tới bắn, người mẹ phải bỏ con vào b ọc ni lông, ôm con lặn sâu xuống nước, tránh đạn Ngày tháng ấy, ngươi chết cũng không có đất để chôn ( ) Trong cái mùa nước đầy khó khăn này tôi được nghe một anh nông dân m ột mình một xuồng một cây súng đi đánh máy bay giặc "Một chuyện vui" của tôi ra đời trong nh ững ngày tháng đó." [51,26-27] Đọc Nguyễn Quang Sáng ta dễ dàng nhận thấy những

con người Nam Bộ sục sôi lửa căm thù bọn giặc xâm lược, hăng hái tham gia vào cuộc kháng chiến với quyết tâm quét sạch bóng quân thù, để giành lại sự độc lập cho tổ quốc Trong truyện

Người con đi xa ta thấy người cha không muốn cho con đi bộ đội vì thương nhớ con, nhưng

khi con trốn cha đi rồi mà lại bỏ về thì người cha lại càng nổi giận hơn Mặc dù vậy, ông vẫn tự

hào để người con ra đi vì chính nghĩa: " Giữa trận mạc, nếu vì làn tên mũi đạn mà con tôi có

ngã g ục tôi sẽ tự hào có được đứa con vì tổ quốc mà hi sinh" [52,107] Hay trong Người đàn

bà Tháp Mười ta thấy tác giả miêu tả cách đối đầu rất hào hùng của chị Bảy với máy bay địch

Trang 33

đang quần thảo ở trước nhà mình: "Chị Bảy thấy ba chiếc trực thăng đang quây quần bắn vùng

cây ráo, xóm nhà c ủa chị Ba chiếc nó thay phiên nhau rà sát và mỗi lúc một siết chặt Nghĩ đến con, lòng chị như lửa cháy và mặt chị thì tái lại Môi chị tím bầm hai tay chị nắm chặt và run lên Ch ẳng biết cách nào chị hét lên:

- Lành b ắn nó!

Lành lên đạn bắn liền hai phát, nhưng xa quá Bọn trực thăng vẫn quần đảo bắn vào xóm

ch ị như chỗ không người

Ch ị quay qua quay lại nhìn qua xung quanh đưa hai tay lên và gào thét:

- B ắn nó! Bắn nó! Bà con ơi!

Ch ị Cầm nọc cấy đánh phập xuống bờ công sự mà nức nở: - Trời! Chết hết con tôi rồi!

Ch ị như mất hết bình tĩnh, chị lột khăn ném đi, đưa tay vò đầu bức tóc, rồi bất thình lình chị quay l ại Lành giật lấy cây súng nhẩy lên công sự chạy về nhà Chị không chạy len lỏi qua các hàng cây như những người khác, chị chạy băng qua giữa đồng, chạy tát cả nước Chị vừa chạy

v ừa bắn, chị bắn không cần ngắm súng, chị cứ hướng về phía trực thăng mà nổ Bắn một phát

ch ị lại hét lên:

- B ắn nó! Bắn nó! Bà con ơi!

B ọn trực thăng Mĩ bị tấn công bất ngờ, nó liền dựng lên và bay thẳng Đang đà tấn công dân làng đuổi theo Tiếng thét xung phong vang đậy cả khu vườn :” [52,52-53]

Cùng cảm hứng với Nguyễn Quang Sáng ở cách nhìn nhận về con người Nam Bộ có thể

kể thêm Đoàn Giỏi Bàn bạc trong khắp các sáng tác của Đoàn Giỏi là hình ảnh những con người giàu lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng tham gia chiến đấu để giữ yên bờ cõi Ngay

từ những sáng tác đầu tiên của mình, Đoàn Giỏi đã có ý thức hướng ngòi bút của mình về việc

phản ánh cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Tiêu biểu là những người con Nam Bộ hăng

hái lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của non sông, "cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, mà quê hương

ông là điểm nóng, là sự kiện lớn lao góp phần giúp Đoàn Giỏi sớm xác định hướng đi cho cuộc

đời mình" [68,114] Đặc biệt là ở Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi đã khẳng định được

hướng đi của mình một cách vững chắc Đó là con người Nam Bộ với cuộc kháng chiến của dân tộc Họ có thể xuất thân từ các thành phần khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là

Trang 34

đánh đuổi kẻ thù xâm lược ra khỏi mảnh đất quê hương Cho nên từ ông Hai, Võ Tòng, nhân

vật cậu bé xưng tôi đều một lòng tìm cách giết giặc, mong muốn tham gia cách mạng để được

cầm súng chiến đấu: "Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam! Thề chiến đấu đến giọt máu cuối

cùng, dù đầu rơi máu chảy vẫn không lùi bước!" [11,266] Ngay cả cậu bé nhân vật xưng tôi

chỉ có ngần ấy tuổi đầu- mười lăm tuổi mà được kết nạp vào trung đội du kích địa phương cũng

cảm thấy tự hào và vinh dự: "Bao nhiêu lo buồn, tủi cực, bao nhiêu căm thù, nhớ thương và hy

v ọng càng dồn dập nén cả trong tôi trong giờ phút này Tôi chớp chớp mi mắt nhìn lên lá cờ,

để cho những giọt nước mắt vui sướng và nóng hôi hổi tự do lăn rơi trên đôi gò má nóng bừng"

[11, 268]

Trong những buổi đầu cầm bút, với Tây đầu đỏ và Bên rừng cù lao Dung, Sơn Nam đã

thể hiện một cách rõ nét về tinh thần yêu nước của con người Nam Bộ, nhất là từ khi họ giác

ngộ lí tưởng cách mạng Nhưng kể từ Hương rừng Cà Mau về sau, lòng yêu nước của con

người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam đã chuyển sang một dạng thức khác Chủ yếu là tâm trạng của họ đối với quê hương đất nước khi đất nước rơi vào tay kẻ thù Thi thoảng cũng

có những cuộc "tụ nghĩa" để dấy lên một phong trào kháng Pháp Nhưng ông cũng chỉ dừng lại

ỏ đó chứ không đi sâu vào miêu tả chi tiết Dù thể hiện dưới dạng thức nào, con người trong truyện ngắn của Sơn Nam cũng là những con người có tấm lòng yêu quê hương, đất nước: "Tác

gi ả đã không tách những nỗ lực chinh phục thiên nhiên của người dân miền Nam khỏi tỉnh thần chi ến đấu anh dũng để bảo vệ quê hương, đất nước của họ " Hương rừng Cà Mau" tỏa ra lòng căm thù giặc ngoại xâm sâu sắc" [58,72-73] Sở dĩ Sơn Nam phải giấu bớt đi sự đấu tranh trực

diện với kẻ thù trong truyện ngắn của mình là vì ông sống và sáng tác dưới lưỡi kéo kiểm duyệt

của kẻ thù Cho nên ta thấy có những truyện chủ đề tư tưởng ông giấu rất kĩ mà không phải

người đọc nào cũng dễ dàng nhận ra Như truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ chẳng hạn, vừa là

nỗ lực của con người chống lại thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là thể hiện sự chiến thắng kẻ thù của những người nông dân Nam Bộ

Tóm lại, con người trong ừuyện ngắn Sơn Nam là con người nghĩa khí hào hiệp; giàu lòng yêu quê hương, đất nước Đây là đặc tính chung của con người Việt Nam, nhưng cũng có

phần do đặc điểm của vùng đất Nam Bộ tạo nên

Trang 35

Chương 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ

THUẬT TRONG TRUYỆN NGAN SƠN NAM

2.1 Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam

Sơn Nam là một nhà văn Nam Bộ, ông hiểu vùng đất Nam Bộ như người ta hiểu lòng bàn tay mình Có thể nói, cả sự nghiệp cầm bút của ông là cả cuộc đời ông gắn bó máu thịt với vùng đất Nam Bộ Qua khảo sát các tập truyện ngắn của ông, luận văn đề cập đến các dạng: Không gian sông rạch Nam Bộ; Không gian chợ búa; không gian tâm tưởng

2.1.1 Không gian sông rạch Nam Bộ

Nam Bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông Nơi có khoảng 54.000 kin sông

rạch Vì vậy, dấu ấn "văn minh sông nước" đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây Quê hương của Sơn Nam cũng là quê hương của những con kinh, con rạch chằng chịt Do đó, không gian sông rạch Nam Bộ là một hình tượng không thể thiếu trong truyện ngắn của ông Hình tượng không gian này thường gắn liền với không gian địa lý Các sự kiện trong truyện ngắn của Sơn Nam xảy ra trong một thời gian, không gian nào đó luôn kèm theo những địa danh cụ thể Nào là Hòn cổ Tron, rạch Thuồng Luồng, vùng Xeo Bần, hòn Tre, hòn Sơn Rái, rạch Cái Càu, kinh xáng Lái Hiếu Chỉ thống kê trong ba tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau tập 1, tập 2,

tập 3, tầng số các nhóm từ miêu tả sự vận động của dòng nước và nhóm từ định danh cho các dòng nước lên đến 45 lần Đặc biệt, hình tượng sông rạch trong truyện ngắn của Sơn Nam xuất

hiện như là một cách ứng xử của con người trước tự nhiên Đó là khi sông rạch mang đến cho con người những nguồn lợi thủy hải sản thì con người tận dụng thiên nhiên để làm phong phú thêm cho đời sống của mình; Và khi sông rạch gây khó khăn cho con người thì con người ở đây cũng có cách ứng xử linh hoạt trước những khó khăn do thiên nhiên gây ra Yếu tố sông

rạch trong truyện ngắn Sơn Nam còn gắn liền với nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của những

tiền nhân thời mở đất

Tận dụng những nguồn lợi từ sông rạch là một thể ứng xử trước thiên nhiên của con người rất tiêu biểu trong truyện ngắn Sơn Nam Trong truyện ngắn Sơn Nam, hình ảnh sông

rạch xuất hiện rất nhiều, nó mang đến cho con người ở đây những nguồn lợi về thủy hải sản rất

lớn, nhất là khi con người nắm bắt được quy luật của thiên nhiên, tận dụng thiên nhiên làm

Trang 36

nguồn sống cho mình thì lúc ấy con người sống rất thoải mái, không cần phải làm lụng nhiều,

nhưng vẫn có cái ăn, cái mặc Ở Con cá chết dại, Sơn Nam cho ta thấy một con rạch nhỏ ở

miệt Rạch Giá có cá nhiều vô kể: "Dưới rạch Nước gần cạn Cá lóc táp mồi nghe đùng đùng

X ứ này nhiều cá hơn mức tưởng tượng của nàng Nếu siêng năng, có thể câu hoặc tát mấy

v ững cạn, khỏi tốn tiền Dưới ánh trăng, cá đua nhau đớp bọt như nồi cơm đang sôi" [33,128]

Cá quả là nhiều vô kể Nhưng đôi khi không cần phải siêng năng, mà chỉ cần nắm được qui luật

của thiên nhiên, tận dụng được quy luật đó thì con người không phải hao tốn nhiều công sức

mà vẫn có nguồn lợi lớn Điều này đã được Hai Tỵ chứng minh cho Hồng thấy trong truyện

ngắn vừa kể trên Đó là Hồng và Huệ- con Hồng, cứ việc bơi xuồng cập hai bên bờ thấy cá nổi

là cứ vớt lên Bởi Hai Tỵ nắm được quy luật của thiên nhiên và tận dụng tốt quy luật ấy Đó là lúc cá nước ngọt gặp luồng nước mặn từ ngoài biển chảy tràn vào xối xả, chúng chạy không

kịp, cay mắt nên nổi lờ đờ trên mặt nước

Tận dụng môi trường thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là môi trường sông nước, Tư Cồ trong truyện ngắn Ruộng lò bom đã nghĩ ra cách làm Ruộng lò bom và trồng loại lúa Xom Mà Ca

Làm lúa kiểu này đỡ phải tốn thời gian Từ ngày gieo mạ đến lúc thu hoạch chỉ tốn có một ngày rưỡi: phát cỏ một buổi, gieo giống một buổi rồi bỏ đó, bốn tháng sau đến thu hoạch, tốn thêm một buổi nữa, thế là có lúa ăn: "Tư Cồ đứng trên mặt đất- tức là đáy nước Nước cao

ngang c ổ Hai tay Tư cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc dưới nước cỏ nổi lên từng giề ( ) cỏ bị

ch ặt đứt gốc trôi lều bều Hai tháng nữa, nước giựt xuống, cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt,

r ải đầy trên mặt đất Hai tháng nữa, tức là tháng Hai tháng Ba âm lịch, trời nắng cháy Vợ

ch ồng Tư cồ sẽ trở lại đó, đốt cỏ Rồi gieo lúa giống, loại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc

tr ổ bông là bốn tháng" [27,51] Rõ ràng Tư cồ đã làm được những chuyện mà người Pháp phải

chịu thua, vì Tư Cồ đã tận dụng được môi trường sông nước ở đây Còn Pháp thì cho rằng vùng này ngập lụt, khó khăn, thiếu kinh rạch, muỗi mòng

Con người trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ biết tận dụng điều kiện thiên nhiên để làm phong phú thêm cho đời sống của mình, mà trên hết còn là sự hòa mình với thiên nhiên,

hiểu rõ thiên nhiên để tận dụng thiên nhiên một cách có hiệu quả nhất Nam Bộ có hệ thống sông rạch chằng chịt là điều kiện lý tưởng cho các loài cá tôm trú ngụ và sinh sản Song, để khai thác các loài cá tôm này cho hiệu quả, con người ở đây bằng kinh nghiệm của mình, họ

nắm được đặc tính của thiên nhiên, quy luật của dòng chảy nên họ thường đánh bắt cá tôm đạt

Trang 37

năng suất cao Ở Người mù giăng câu, Sơn Nam cho ta thấy rõ, một ông già tuy mắt bị mù

nhưng câu vẫn được nhiều cá Ây là bởi ông nắm được đặc tính của thiên nhiên, qui luật của

dòng sông, đặc điểm của các loài cá: "Rạch nào lắm ghe xuồng qua lại, cá ăn ở sát bờ Rạch

nào im l ặng, cá lội ngay giữa dòng Trước khi giăng cá trê, phải quậy cho nước đục Mỗi chỗ

cá ch ỉ ăn một lần" [26,176]

Do nắm được quy luật như vậy nên ông già này tuy mù nhưng giăng câu vẫn có cá Không những thế, ông còn biết cả đặc tính của từng loài cá Cá đi ăn vào lúc nào, đối với từng loài cá đều có cách đánh bắt khác nhau Đó là cách tận dụng môi trường thiên nhiên một cách khéo léo của người dân Nam Bộ

Không gian sông rạch trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ là môi trường thiên nhiên thuận lợi cho con người mà đôi khi nó cũng gây trở ngại, khó khăn cho cuộc sống người dân nơi đây, nhất là lúc nước lên, ngập lụt cánh đồng Lúc ấy, con người Nam Bộ muốn có cuộc

sống yên ổn đòi hỏi họ phải có bản lĩnh, chinh phục tự nhiên, hoặc nương vào tự nhiên để sống

Đó là cách ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên Nhưng trước những khó khăn do

thủy triều mang đến, con người Nam Bộ đều có những cách ứng xử khác nhau để đảm bảo cho

cuộc sống của mình, đồng thời để mình đỡ vất vả hơn

Trong M ột cuộc biển dâu, Sơn Nam miêu tả một cánh đồng ngập tràn nước Nước mênh

mông, nước dậy đùng đùng, nước ngập lênh láng Đến nỗi, con người chết không có chỗ chôn Trong cảnh ngộ đó, con người Nam Bộ ứng xử với sông nước bằng cách bó xác người chết lại, neo ở đáy ruộng Đợi nước giựt mới hốt xương đem chôn: "Vùng ruộng sạ này có khác! Bờ bến

ở tận chan trời, nước tuy cạn nhưng có thể giết người, nạn nhân dầu lội giỏi, vượt năm bảy ngàn thước cũng không tìm được một căn nhà sàn, một ngọn tre mà nương tựa" [26,112] Đó là

cách ứng xử của con người trong hoàn cảnh nước ngập lụt

Mỗi khó khăn do sông rạch mang lại, con người lại có một cách đối phó khác nhau Nếu

như ở Một cuộc biến dâu xác người chết được bó lại mà neo ở đáy ruộng thì ở Tình nghĩa giáo khoa thư, khi chèo ghe, gặp đường nước hẹp, con người lại có cách ứng xử khác Đó là

chèo trên đất khô chứ không chèo dưới nước, để xuồng lướt đi nhanh hơn: "Con rạch thâu hẹp

l ại Chiếc tam bản lắc nghiêng như trái dừa khô trên mặt nước đầy sóng gió Anh chèo một chèo, nghiêng mình bên h ữu Rồi bỗng nhiên anh chụp mỗi tay một cây chèo mà chèo trên đất

Trang 38

khô bên b ờ rạch Chiếc tam bản lại lướt nhanh trong lòng nước quá hẹp vừa đủ lọt bề ngang"

[26,133] ở đây, Sơn Nam lại cho ta thấy một cách ứng xử khôn ngoan nữa của con người Nam

Bộ trước môi trường sông nước Sông rạch hẹp thì khó chèo, cho nên con người mới nghĩ ra cách chèo trên đất Cũng trong truyện ngắn này, Sơn Nam còn cho ta thấy, khi nước cạn queo, không chèo được, con người đã nghĩ ra cách, buộc ghe vào trâu cho trâu kéo Lúc ấy, ghe đi nhanh như cộ kéo lúa

Và có những lúc, chèo xuồng gặp cơn gió ngược, để hạn chế sức lực, con người lại có

một cách ứng xử khác Trong truyện ngắn Vẹt lục bình, ta thấy Điệu và Lão Ngượt chèo xuồng

gặp cơn gió ngược Điệu cố gắng chèo nhiùig xuồng dường như chỉ dừng lại một chỗ, do sức gió cản lại: "Gió thổi mỗi lúc càng mạnh, nước chảy xuôi nhưng gió ngược Trên sông Cái Lớn,

sóng d ấy lên, bỏ vòi, bọt trắng xóa, như ngoài biển khơi ( ) Mỗi mái chèo có thể đưa chiếc

xu ồng lướt tới năm bảy thước, nhở nước xuôi, nhưng sức gió cản lại quá mạnh, mặt nước ghồ

gh ề, đôi khỉ sóng đập mạnh vào mũi xuồng ( ) chiếc xuồng như dừng một chỗ" [33,198]

Trong hoàn cảnh này, Lão Ngượt đã nghĩ ra cách: chặt cây bần to, rồi cột mũi xuồng vào gốc

bần, bần trôi đi thì kéo theo chiếc xuồng, khỏi phải chèo chống, chỉ cần cầm lái thôi: " ( ) gặp

nước xuôi mà gió ngược thì ta "chạy buồm dưới nước" Cây bần này trôi, kéo chiếc xuồng, nó

là m ột cánh buồm" [33,199] Rõ ràng đây là một cách ứng xử hết sức linh hoạt của con người

trước môi trường sông nước

Khổng gian sông rạch Nam Bộ ngoài việc thể hiện cách ứng xử của con người trước môi trường tự nhiên, nó còn là yếu tố truyền tải nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nơi đây Chính điều kiện sông rạch chằng chịt như thế mà nó nảy sinh ra các điệu hò đối đáp, hò chèo ghe, hò cấy lúa Trong Con Bảy đưa đò, Sơn Nam cho ta thấy một cảnh hò đối đáp trên

sông nước Nam Bộ thật thú vị, tạo nên nét đặc trưng của vùng sông nước mênh mông: “Tức thì

khách quày xu ồng đi trước, rủ con Bảy tranh tài với khách Nào chịu thua, con Bảy liền bơi theo sau

Mái chèo phía trước nhịp nhàng:

- Đêm khuya anh thức dậy xem trời;

Anh th ấy sao Nguyệt Bạch, ngó xuống lòng rạch, anh thấy con cá chạch nó lội đỏ đuôi

Trang 39

Nước chảy xuôi, con cá buổi nó lội ngược

Nước chảy ngược, con cá nược nó lội theo

Anh than v ới em rằng số phận anh nghèo,

Đũa tre đâu dám đánh đèo với đũa mun

Gi ọng con Bảy lảnh lót đuổi theo:

- Canh khuya em th ức dậy, em lau nĩa rửa dĩa, dọn bàn,

Tay em san rượu chát, miệng em hát một đôi câu

Trên l ầu kia tiếng chuông đánh rộ,

Dưới nhà việc trống đổ tàn canh

Em đây lịch sự chi đó mà đi đâu năm bảy người giành?

Gi ả như con cá kia ở chợ, dạ ai đành nấy mua" [26,69]

Hò đối đáp trên sông nước là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Nam Bộ thuở xưa Thể hiện điều này ương truyện ngắn của mình, Sơn Nam cũng nhằm tái hiện cái hồn văn hóa tinh thần của cha ông thời mở đất Họ lao động mệt nhọc để biến vùng đất hoang vu thành tài nguyên trù phú phục vụ cho cuộc sống của mình Đồng thời họ cũng nghỉ ngơi, đàn ca hò hát để tái tạo sức lao động của mình Và đôi khi, những buổi hò đối đáp đó đã giúp họ nên duyên với nhau

Nét sinh hoạt văn hóa tinh thần này ta còn bắt gặp ở các truyện ngắn: Hát bội giữa rừng,

y ọc nước giỡn trăng, ngó lên sở thượng

Có thể nói, không gian sông rạch Nam Bộ là một dạng không gian mang tính đặc trưng trong truyện ngắn của Sơn Nam Nó như gắn bó máu thịt với ông từ thuở lọt lòng Tuổi thơ của Sơn Nam ngoài việc gắn với cánh rừng bạt ngàn của vùng u Minh, còn gắn với sông rạch chằng

chịt của vùng đất phía Nam tổ quốc Chính hoàn cảnh đó, yếu tố sông rạch xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn của ông

Thông thường, hoàn cảnh sống có tác động không nhỏ đến quá trình sáng tác của nhà văn Sơn Nam sống giữa vùng sông nước mênh mông nên yếu tố sông rạch trong truyện ngắn của

Trang 40

ông xuất hiện nhiều Lý Văn Sâm thì gắn liền với cánh rừng bạt ngàn của vùng miền Đông Nam Bộ, nên truyện ngắn của Lý Văn Sâm phần lớn cũng xoay quanh những hoang sơ, hùng vĩ

và kỳ bí của khu rừng Đông Nam Bộ: “( ) Từ xa đến gần rồi từ cao xuống thấp, những tiếng

chim l ạ cứ rên lên từng hồi áo não khiến những kẻ gan dạ nhất cũng thấy lòng mình xao xuyến

L ắng nghe như có tiếng người nổi chuyện và bẻ cành cây khô Trên con đường ra giếng, thấp thoáng như có một bóng người lù khù hết tới lại lui Không biết ông thầy tới hồi nào, mà nghe đánh chác một cái, một con gà đã biến mất, hoặc con chó trung thành đã hóa kiếp

B ọn người ở xóm này lẳng lặng trông cho hừng đông mau đến với họ để cho họ lại nhang đèn cúng vái cầu sự yên lành Nhưng đêm đêm, những trò khiếp đảm ấy cứ diễn ra mãi”

[54,82-83]

Mặc dù xuất phát từ hoàn cảnh giống nhau, nhưng tùy theo cách quan sát, góc độ nhìn

nhận cuộc sống khác nhau thì mỗi nhà văn đều có cách thể hiện khác nhau Ví như, cùng sinh

ra ở mảnh đất Nam Bộ, nhưng yếu tố sông rạch trong truyện của Nguyễn Quang Sáng, Đoàn

Giỏi không phải là những ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên, mà nó chỉ là không gian của sự sinh hoạt, của cuộc sống con người Còn yếu tố sông rạch trong Đồng Quê

của Phi Vân thì gắn liền với những khó khăn, trở ngại của tự nhiên đối với con người, nên nó mang đặt điểm của một vùng đất chứ không phải là thể ứng xử của con người trước tự nhiên Như vậy, không gian sông rạch xuất hiện hầu hết trong các sáng tác của các nhà văn Nam

Bộ Nhưng đo điểm nhìn của mỗi nhà văn khác nhau nên không gian sông rạch ương các truyện

của họ cũng có ý nghĩa khác nhau

2.1.2 Không gian chợ búa

Nếu như không gian sông rạch trong truyện ngắn của Sơn Nam là thể ứng xử của con người Nam Bộ trước môi trường tự nhiên thì không gian chợ búa là thể ứng xử của con người

với môi trường xã hội Mặc dù không gian chợ búa xuất hiện rất ít trong truyện ngắn của Sơn Nam nhưng nó thể hiện được điểm nhìn của ông về thời cuộc, về con người qua sự biến thiên

của thời gian Không gian chợ búa trong truyện ngắn của Sơn Nam ít có cảnh buôn bán tấp nập,

với hàng hóa phong phú, mà qua việc miêu tả cảnh chợ búa, Sơn Nam chủ yếu thể hiện tình

cảm của con người, mối quan hệ của con người ưong không gian đó

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w