Con người yêu quê hương, đất nước

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn sơn nam (Trang 29 - 35)

6. Câu trúc của luận văn

1.2.2. Con người yêu quê hương, đất nước

Con người trong truyện ngắn Sơn Nam ngoài tình thần nghĩa khí hào hiệp, họ còn có một tấm lòng yêu quế hương đất nước. Nhưng con người yêu quê hương đất nước trong truyện ngắn Sơn Nam không phải lúc nào cũng trực tiếp cầm súng chiến đấu, mà có khi ở họ bàng bạc một tấm lòng nhớ quế, khắc khoải khi quê hương rơi vào tay giặc. Khác với các nhà văn viết về Nam Bộ khác, như: Nguyễn Quang Sáng, Đoàn Giỏi... Con người yêu nước trong các sáng tác của họ là những người trực tiếp tham gia chiến đấu. Còn lòng yêu nước của con người trong truyện ngắn Sơn Nam thì có khi là một nét ngậm ngùi của Lục cụ Tăng Liên ương Chiếc ghe ngo khi ghe của chùa ông đua về nhất mà phần thưởng là lá cờ tam sắc. Có khi là một nỗi buồn len lói của ông già Từ Thông trong Hòn cổ tron khi nghĩ về quê hương làng xóm mình. Nói con người yêu nước trong truyện ngắn Sơn Nam ít trực tiếp tham gia cầm súng chiến đấu không có nghĩa là lòng yêu nước của Sơn Nam kém hơn các nhà văn khác, mà "mỗi người yêu

nước trong một hoàn cảnh riêng" [37,129]. Tùy hoàn cảnh, tùy thời điểm, tùy điều kiện mà

mỗi người bộc lộ lòng yêu nước của mình khác nhau. về vấn đề này, Sơn Nam đã tự bạch qua quyển hồi ký tập 2 của mình như sau : "Về vấn đề văn nghệ, mãi về sau này - tôi chưa nói đến

thời chống Mỹ, tôi thấy vài nhà phê bình, nghiên cứu mãi chê trách rằng giới văn nghệ không

làm tròn nhiệm vụ, chưa mô tả được những phong trào lớn. Theo ý tôi, sự chê trách ấy không

công bình. Người làm công tác nghiên cứu họa chăng đúc kết được, với lí trí, tư liệu trong nước ngoài nước, nhưng làm văn nghệ - hiểu theo nghĩa hư cấu, sáng tác -là người làm việc cá

nhân, không sáng tác với một ban sáng tác tập thể. Sáng tác phẩm là một tiểu vũ trụ, khi hoàn

chỉnh thì có thể hòa hợp với vũ trụ lớn. Không ai sáng tác về Thái Bình Dương cho trọn vẹn,

nhưng chỉ cần mô tả một con cá ở đáy biển sâu với sức sống của nó là đủ, cũng như chỉ cần làm được một tác phẩm ngắn như Ngư Ông và Biển Cả của Hémingway. Chỉ cần tác phẩm văn

nghệ mang đầy đủ thần lực, thần lực của con người và thần lực của xã hội phải chan hòa

nhau... Mọi người chỉ thông cảm, hấp thụ phong trào lớn qua công việc khiêm tốn của mình"

[37,48]. Qua đoạn trích vừa dẫn trên, ta thấy Sơn Nam có cách yêu nước riêng của mình. Điều này cũng có thể lí giải được, là do ông sáng tác dưới sự kiểm duyệt gắt gao của kẻ thù, cho nên

có những lúc ông không thể bộc lộ một cách thẳng thắn tấm lòng của mình đối với đất nước,

quê hương, mà ông chuyển lòng yêu nước của mình sang một dạng thức khác, tức là tránh đối đầu trực tiếp với kẻ thù, hòng che mắt chúng, nhưng người đọc vẫn nhận ra tấm lòng của ông.

30

Có thể ông chỉ cần đôi nét miêu tả tâm lí nhân vật ông già Tư Thông sống đơn độc ở hòn cổ

Tron cũng đủ cho người đọc nhận ra tấm lòng yêu quê hương, đất nước của nhân vật này.Và

đó cũng chính là nỗi lòng của tác giả. Ông già Từ Thông cảm thấy đau xót, ngậm ngùi như có

lỗi với quê hương, đất nước khi mà ông sống một mình ở hòn cổ Tron mà không có thông tin gì

về đất liền : " Một nỗi buồn len vào tâm não ông Từ Thông. Ông nghe gió thổi bốn bề, lạnh

lùng. Lương tri như rực sáng nhắc nhở ông món nợ gì đối với đồng bào, giang sơn. Không giúp nước được thì ít ra ông cũng cần biết những gì xảy ra đau buồn trong nước. Cây có cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Cá có hang. Đôi mắt già của ông Từ Thông ngẩn ngơ nhìn muôn

lớp sóng cồn. Chân trời u ám, mấy đám mây tang bay thấp là đà... Ông hổ thẹn, tủi bấy phận

mình không bằng con đỗ quyên đêm hè kêu khắc khoải"[ 26,15]. Nhưng khi ông vô đến đất liền rồi thì ông còn thất vọng hơn nữa. Cuộc sống của người dân thuộc địa nào có sung sướng gì, nó khổ hơn cuộc sống đơn độc của ông ở hòn cổ Tron. Cho nên, ông quay về hòn cổ Tron sống còn hơn: "Chưa vô tới bờ Rạch giá là ông Từ Thông cảm thấy cuộc đời đảo ngược, từ địa vị

hoàn toàn tự do đến chỗ mất tự do. Ông trung thành với đất nước nhưng cớ sao đất nước đối

xử với ông quá bạc bẽo, ghẻ lạnh?" [26,16]. Đó cũng là nỗi đau nhân thế của Lục cụ Tăng Liên

khi bị buộc phải đem ghe của chùa mình đi đua mừng ngày lễ không liên quan gì đến đất nước mình. Nhưng vì áp lực của bọn Phú Lang Sa ông không thể nào từ chối được: "Lục cụ Tăng

Liên nghiêm mặt lại. Đem ghe ngó của nhà chùa để đua ăn mừng ngày lễ chẳng liên quan gì

đến dân mình nghĩ cũng khó xử thật. Không tham dự là chống lại nhà nước Lang Sa, còn tham dự là mất cả ý nghĩa thiêng liêng" [26,78]. Không phải chỉ có một mình Lục cụ Tăng Liên bất bình mà phó hương quản Hem cũng ngậm ngùi khi nhận phần thưởng từ tay Đốc phủ tặng cho chiếc ghe chùa mình về nhất chỉ là lá cờ tam sắc. Tất cả họ đều là những người yếu nước, nhưng họ ở vào thế chẳng đặng đừng nên đành phải cam chịu. Có phản ứng, có chống đối cũng chì là trong thâm tâm mình mà thôi: "(...) Nhưng phó hương quản Hem bước vào lạy cụ.

Gương mặt của chú lạnh như đồng, gạn chút gì buồn bã. Lục cụ hỏi:

- Sao vậy? Mình thua người ta à?

Chú đáp:

31

- Sao?

- Nhưng mà được giải thưởng...

Lục cụ trố mắt:

- Được giải thưởng, có gì chứ ngại. Tiền bạc hả? Vải bô hả? Nhang đèn hả? Năm nay,

nhà nước cho vật gì?

Chú phó hương quản Hem im lặng, chập sau mới bước ra ngòai, đem vào một gói giấy lớn, từ từ mở ra thì ô hô! Đó là một lá cờ tam sắc to tướng. Chú nói:

- Cái này của ông Đốc phủ tặng chùa mình, phần thưởng hạng nhất" [26,81-82].

Nhưng đôi khi tấm lòng yêu nước của con người trong truyện ngắn Sơn Nam không phải chỉ là sự ngậm ngùi, đau xót, mà họ cũng nuôi ý chí đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước mình, nhất là khi họ hiểu được cuộc sống khó khăn, đau khổ của mình là do những kẻ xâm lược gây ra. Chừng ấy, họ tụ nghĩa, tập hợp thành băng đảng để cùng nhau đánh đuổi kẻ thù. Cuộc đối thoại giữa Sáu Bộ và người đạo sĩ ương Đảng cánh buồm đen cho ta thấy rõ điều đó: "Con chưa hiểu rõ. Bạch đạo sĩ, mạt Pháp nghĩa là thế nào? Phải chăng mạt Pháp là người Phấp tàn mạt?

Đạo sĩ gật đầu:

Khá khen cho con. Hiềm vì con có chí mà thiếu tài. Nghe con nói, bần đạo vui vẻ biết mấy

như giữa trưa nắng mà uống được nước cam lồ. Mạt Pháp có nghĩa là thời kì giáo pháp suy đồi, đạo đức của tiền nhân không còn được thịnh. Tại vì nhân tâm rối loạn ư? Cũng phải Tại vì

bọn Phú Lang Sa ư? Thậm phải... con hiểu sai nhưng mà nói đúng" [26,54]. Nói đúng ở đây

phải chăng là đúng với ý đạo sĩ? Là đạo đức tiền nhân không còn dược thịnh là do bọn Phú Lang Sa? Vì Vậy, để cho đất nước được thái bình thịnh tri thì phải đánh đuổi bọn Phú Lang Sa đi. Có lẽ vì thế khi mà Tây trở lại chiếm đóng Rạch Giá thì mọi người tập trung lại, bày mưu đánh đuổi chúng đi. Mặc dù buổi đầu kháng chiến còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt nhưng với tấm lòng yêu quê hương đất nước họ sẩn sàng ra đi, chống chọi lại với kẻ thù xâm lược: "Tháng hai năm 1946 có tin: Tây trở lại chiếm gần tới Rạch Giá. Chúng đã nhảy dù xuống

biên giới Việt Miên gần núi Sam, Châu Đốc. Dân chúng sục sôi căm hờn tập trung tại ngọn

32

dừ ở cách xa quê nhà hằng hai trăm cây số. Họ thiết lập một bàn thờ tổ quốc giữa rừng, lấy củi

tràm đốt thế cho trầm hương và mượn mặt đất để làm đỉnh đồng. Y phục của họ khác nhau, nhưng giống nhau ở chất vải màu luốc luốc, chứa chấp bao nhiêu rận" [26,60].

Tấm lòng yêu nước của họ là như vậy đó, đứng trước những biến động lớn lao của thời cuộc, mỗi người có một cách ứng xử khác nhau. Dù đó chỉ là một nỗi ngậm ngùi khi đất nước tang thương, hay một lòng đau đáu mong cho đất nước sạch bóng quân thù. Con người yêu nước ương truyện ngắn Sơn Nam phần lớn thuộc dạng này: "Nhưng Sơn Nam vốn là người

kháng chiến cữ thời chống Pháp. Tác giả không cần giấu điếm lòng yêu nước của mình, cả khi

đang sống và sáng tác dưới chế độ thù nghịch với kháng chiến:

" ...Năm 1945, cả xóm ngọn Xeo Bần không nấu xà bông nữa. Họ phải lo những truyện

khác cao cả hơn. Nhưng ý nghĩa của cuộc chiến đấu mới nào có gì lạ hơn là làm cho dân giàu

nước mạnh (truyện Bác vật xà bông)" " [45]. Mặc dù vậy, phần lớn con người trong truyện ngắn Sơn Nam hầu như không có cảnh đối đầu trực tiếp với kẻ thù. Có chăng cũng chỉ là mức độ mà thôi. Cũng lấy chất liệu từ thực tế cuộc sống ở Nam Bộ, nhưng Nguyễn Quang Sáng lại nhìn nhận con người ở góc độ lịch sử- chính trị. Cho nên ta thấy, con người trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng phần lớn là con người gắn liền với cuộc chiến đấu của dân tộc. Đây cũng là một trong những cảm hứng sáng tác của ông: "(...)Người dân đồng bằng sông Cửu

Long vừa chống nước vừa đánh giặc. Có những hình ảnh, những con người tôi không thể nào

quên được. Những bà mẹ có con nhỏ, mỗi lần trực thăng giặc kéo tới bắn, người mẹ phải bỏ

con vào bọc ni lông, ôm con lặn sâu xuống nước, tránh đạn. Ngày tháng ấy, ngươi chết cũng

không có đất để chôn (...) Trong cái mùa nước đầy khó khăn này tôi được nghe một anh nông dân một mình một xuồng một cây súng đi đánh máy bay giặc. "Một chuyện vui" của tôi ra đời

trong những ngày tháng đó." [51,26-27]. Đọc Nguyễn Quang Sáng ta dễ dàng nhận thấy những

con người Nam Bộ sục sôi lửa căm thù bọn giặc xâm lược, hăng hái tham gia vào cuộc kháng chiến với quyết tâm quét sạch bóng quân thù, để giành lại sự độc lập cho tổ quốc. Trong truyện

Người con đi xa ta thấy người cha không muốn cho con đi bộ đội vì thương nhớ con, nhưng khi con trốn cha đi rồi mà lại bỏ về thì người cha lại càng nổi giận hơn. Mặc dù vậy, ông vẫn tự hào để người con ra đi vì chính nghĩa: "... Giữa trận mạc, nếu vì làn tên mũi đạn mà con tôi có ngã gục tôi sẽ tự hào có được đứa con vì tổ quốc mà hi sinh" [52,107]. Hay trong Người đàn bà Tháp Mười ta thấy tác giả miêu tả cách đối đầu rất hào hùng của chị Bảy với máy bay địch

33

đang quần thảo ở trước nhà mình: "Chị Bảy thấy ba chiếc trực thăng đang quây quần bắn vùng

cây ráo, xóm nhà của chị. Ba chiếc nó thay phiên nhau rà sát và mỗi lúc một siết chặt. Nghĩ

đến con, lòng chị như lửa cháy và mặt chị thì tái lại. Môi chị tím bầm hai tay chị nắm chặt và run lên. Chẳng biết cách nào chị hét lên:

- Lành bắn nó!

Lành lên đạn bắn liền hai phát, nhưng xa quá. Bọn trực thăng vẫn quần đảo bắn vào xóm

chị như chỗ không người.

Chị quay qua quay lại nhìn qua xung quanh đưa hai tay lên và gào thét:

- Bắn nó! Bắn nó! Bà con ơi!

Chị Cầm nọc cấy đánh phập xuống bờ công sự mà nức nở: - Trời! Chết hết con tôi rồi!

Chị như mất hết bình tĩnh, chị lột khăn ném đi, đưa tay vò đầu bức tóc, rồi bất thình lình chị

quay lại Lành giật lấy cây súng nhẩy lên công sự chạy về nhà. Chị không chạy len lỏi qua các

hàng cây như những người khác, chị chạy băng qua giữa đồng, chạy tát cả nước. Chị vừa chạy

vừa bắn, chị bắn không cần ngắm súng, chị cứ hướng về phía trực thăng mà nổ. Bắn một phát

chị lại hét lên:

- Bắn nó! Bắn nó! Bà con ơi!

... Bọn trực thăng Mĩ bị tấn công bất ngờ, nó liền dựng lên và bay thẳng. Đang đà tấn

công dân làng đuổi theo. Tiếng thét xung phong vang đậy cả khu vườn..:” [52,52-53].

Cùng cảm hứng với Nguyễn Quang Sáng ở cách nhìn nhận về con người Nam Bộ có thể kể thêm Đoàn Giỏi. Bàn bạc trong khắp các sáng tác của Đoàn Giỏi là hình ảnh những con người giàu lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng tham gia chiến đấu để giữ yên bờ cõi. Ngay từ những sáng tác đầu tiên của mình, Đoàn Giỏi đã có ý thức hướng ngòi bút của mình về việc phản ánh cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Tiêu biểu là những người con Nam Bộ hăng hái lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của non sông, "cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, mà quê hương ông là điểm nóng, là sự kiện lớn lao góp phần giúp Đoàn Giỏi sớm xác định hướng đi cho cuộc đời mình" [68,114]. Đặc biệt là ở Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi đã khẳng định được hướng đi của mình một cách vững chắc. Đó là con người Nam Bộ với cuộc kháng chiến của dân tộc. Họ có thể xuất thân từ các thành phần khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là

34

đánh đuổi kẻ thù xâm lược ra khỏi mảnh đất quê hương. Cho nên từ ông Hai, Võ Tòng, nhân vật cậu bé xưng tôi đều một lòng tìm cách giết giặc, mong muốn tham gia cách mạng để được cầm súng chiến đấu: "Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam! Thề chiến đấu đến giọt máu cuối

cùng, dù đầu rơi máu chảy vẫn không lùi bước!" [11,266]. Ngay cả cậu bé nhân vật xưng tôi

chỉ có ngần ấy tuổi đầu- mười lăm tuổi mà được kết nạp vào trung đội du kích địa phương cũng cảm thấy tự hào và vinh dự: "Bao nhiêu lo buồn, tủi cực, bao nhiêu căm thù, nhớ thương và hy

vọng càng dồn dập nén cả trong tôi trong giờ phút này. Tôi chớp chớp mi mắt nhìn lên lá cờ,

để cho những giọt nước mắt vui sướng và nóng hôi hổi tự do lăn rơi trên đôi gò má nóng bừng" [11, 268].

Trong những buổi đầu cầm bút, với Tây đầu đỏBên rừng cù lao Dung, Sơn Nam đã thể hiện một cách rõ nét về tinh thần yêu nước của con người Nam Bộ, nhất là từ khi họ giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nhưng kể từ Hương rừng Cà Mau về sau, lòng yêu nước của con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam đã chuyển sang một dạng thức khác. Chủ yếu là tâm trạng của họ đối với quê hương đất nước khi đất nước rơi vào tay kẻ thù. Thi thoảng cũng có những cuộc "tụ nghĩa" để dấy lên một phong trào kháng Pháp. Nhưng ông cũng chỉ dừng lại ỏ đó chứ không đi sâu vào miêu tả chi tiết. Dù thể hiện dưới dạng thức nào, con người trong truyện ngắn của Sơn Nam cũng là những con người có tấm lòng yêu quê hương, đất nước: "Tác

giả đã không tách những nỗ lực chinh phục thiên nhiên của người dân miền Nam khỏi tỉnh thần

chiến đấu anh dũng để bảo vệ quê hương, đất nước của họ. " Hương rừng Cà Mau" tỏa ra lòng

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn sơn nam (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)