6. Câu trúc của luận văn
3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện
Khác với tác phẩm trữ tình, lời văn chủ yếu là lời bộc lộ cảm xúc trực tiếp của nhân vật trữ tình. Trong tác phẩm tự sự, lời văn chủ yếu là lời kể của người kể chuyện. Thông qua lời kể này mà hình tượng người kể chuyện xuất hiện. Tùy vào tình tiết của câu chuyện, tùy vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn mà ngôn ngữ người kể chuyện được thể hiện ở mỗi tác phẩm có khác nhau. Và trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện cũng bộc lộ dưới nhiều hình dạng khác nhau. Có khi người kể chuyện xưng tôi với tư cách tác giả; cũng có khi xưng tôi với tư cách một nhân vật trong tác phẩm. Nhưng phổ biến nhất là dạng người kể chuyện từ ngôi thứ ba để kể lại một câu chuyện nào đó. Hình tượng tác giả và người kể chuyện hòa làm một và tác giả là người kể chuyện vô nhân xưng đứng ngoài tác phẩm của mình. Nhưng người đọc vẫn nhận ra thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả. Và cũng nhờ đó mà, những bức tranh về sinh hoạt, những bức tranh về phong cảnh, các mối quan hệ xã hội vừa được tái hiện vừa được bình phẩm, đánh giá. Vì vậy, nghiên cứu ngôn ngữ người kể chuyện có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nắm bắt chủ đề, tư tưởng tác phẩm, ý đồ sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Bởi, nhờ có ngôn ngữ người kể chuyện mà "tác giả có thể trực tiếp phát biểu những cảm nghĩ, nhận xét của mình về nhân vật, về các sự kiện được mô tả và về cuộc đời nói chung" [64,151]. về vấn đề này, M.Gorki có một ý kiến phát biểu rất xác đáng: "Trong tiểu thuyết, trong truyện, những con người được tác giả thề hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả. Tác giả luôn luôn ở
bên họ, mách cho người đọc biết rõ cần phải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc
hiểu những ý nghĩ thầm kín, những động cơ bí ẩn ờ phía sau hành động của các nhân vật, tô
đậm thêm cho tâm trạng của họ bằng các đoạn mô tả thiên nhiên, trình bày hoàn cảnh, và nói
chung là luôn luôn điều khiển họ theo mục đích của mình, chỉ huy một cách tự do và khéo léo...
Mặc dù người đọc không nhận thấy những hành động, những lời lẽ, những việc làm, những mối
tương quan của họ" [43,278].
Trong truyện ngắn của Sơn Nam, nhân vật xưng tôi rất ít xuất hiện. Người đọc nhận ra nội dung câu chuyện chủ yếu là do lời người kể. Hình tượng người kể chuyện trong truyện
69
ngắn Sơn Nam thường vô nhân xưng, ẩn giấu. Nhưng người đọc vẫn nhận ra phía sau từng câu chuyện là phảng phất bóng dáng của tác giả. Tác giả luôn dõi theo câu chuyện, thuật lại câu chuyện một cách khách quan nhưng ẩn chứa trong chiều sâu của câu chuyện có vẻ như khách quan đó là cả một sự nhận xét, đánh giá, tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống. Điều đặc biệt là, khi kể về vùng đất nào, Sơn Nam thường lấy những kiến thức về lịch sử của mình lồng vào câu chuyện để cho người đọc thấy rõ được đặc điểm của vùng đất đó về địa lí cũng như về địa giới hành chánh. Đọc truyện ngắn của Sơn Nam, người đọc bắt gặp không ít các đoạn mang tính chất biên khảo của ông về đặc điểm của một vùng đất: "So với các
rạch khác ở ven vịnh Xiêm La, vùng Xeo Bần thuộc vào hàng tương đối sung túc. Dân ở đây
sanh sống bằng hai nghề: phá rừng lấy củi và khỉ tiết trời thuận tiện, họ ra biển đánh lưới tôm.
Tiền bán củi vừa đủ cho họ mua gạo ăn, thuốc hút; nghề đi lưới thì chỉ đem lợi riêng cho một
số người có ghe, có lưới. Người đi bạn thường lãnh tiền buổi, tùy theo lưới trúng hoặc thất- tay làm hàm nhai" [26,44].
Tương tự vậy, ở Đồng thanh tương ứng, Sơn Nam miêu tả một sự đồng thanh thật buồn cười xảy ra tại xóm Tà Lốc. Đó là sự đồng âm của chú Huê kiều bán kéo, rao là "kéo tàu" với lời kêu gọi "kéo tàu" của Hương ấp Thum. số là để ăn khánh thành con kinh quản hạt Rạch Giá- Hà Tiên, quan Toàn quyền Đông Pháp sẽ đích thân ngồi trên tàu để chạy ngang con kinh này, nhưng giữa chừng tàu trục trặc nên phải lịnh cho dân xóm Tà Lốc ra kéo tàu về chợ Rạch Giá. Nhưng trước khi đi vào câu chuyện, Sơn Nam miêu tả đôi dòng về đặc điểm của xóm Tà Lốc để cho người đọc dễ dàng hình dung: "Xóm Tà Lốc nằm trơ vơ gần khu rừng tràm, trên
khoảnh đất hoang dài gần 50 cây số ngàn, giữa chợ Rạch Giá và Hà Tiên, theo vịnh Xiêm La.
Thời Pháp thuộc, dân chúng xóm ây sống biệt lập: bắt cá, đốn củi đủ ăn ngày nào hay
ngày ấy. Nếu cần mua sắm vài vật dụng cẩn thiết, họ ngồi tại nhà mà chờ đợi một chú Huê
kiều. Chú ta quảy gánh gióng, bán nào kim chỉ, lưỡi búa, đường thẻ, thuốc rê. Đặc biệt nhất là
loại kéo tàu, rèn tại chợ Rạch Giá. Ai không tin thì cứ mua thử một cây kéo đó, để dành trong
rổ may. Kéo sống dai hơn kiếp người, và từ thuở cô gái mới về nhà chồng, đến khỉ cổ con cổ
cháu, chết vô hòm mà kéo vẫn chưa lụt- nếu cây kéo không bị đánh mất" [27,75-76].
Hay, đôi lúc ông lại giải thích về một địa danh nào đó: "Thật vậy, Sở Thượng là con sông
70
" đồng ruộng mà từ hồi đời vua Tự Đức nhà cầm quyền cho đấu thầu khai thác nguồn lợi cá tôm. Mấy người lái rủ nhau lên Sở mà mua cá về, bán tận Sài Gòn" [33,41]. Ta còn bắt gặp các đoạn mang tính chất biên khảo ở các truyện: Con Bảy đưa đò, Hòn cổ Tron, Tháng chạp chim về, Hương rừng,...
Ngoài việc lí giải về các địa giới hành chánh, thông qua ngôn ngữ người kể chuyện, bức tranh thiên nhiên Nam Bộ thời khẩn hoang trong truyện ngắn Sơn Nam hiện lên với đầy đủ các đặc tính của nó. Có khi đó là một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ, thanh bình và tĩnh lặng: "Khách đi đường ngỡ mình lạc lối trong hang, thứ hang thiên nhiên, bất tận. Có tiếng
vượn hú. Từ bên này, con vượn bồng con, nắm sợi dây rau câu, lấy trớn đu mình sang nhánh ở
bờ bên kia để hái trái vừng. Trái quá chát, vỏ quá dày, vượn nhăn mặt, bực tức ném mạnh. Trái
vừng sa vào giữa lưới nhện giăng hờ, lơ lửng. Lưới rung rinh không đứt hẳn; con nhện hoảng
hốt, thả sợi tơ dài, sa xuống. Chợt thây mặt nước, nó toan rút trở lên. Nhưng trễ quá rồi! Con
cá bông phổng mỏ theo, táp mạnh. Thằng Kim ngỡ đó là con trăn. Cá lớn bằng cây cột nhà,
vảy xanh vảy trắng thêu từng vòng ngời lên khắp thân mình. No mồi, cá lặn sát đáy, lội nhanh.
Bầy cá con hối hả di chuyển theo mẹ, hàng trăm con lấm tấm như rắc cườm đầy mặt nước, mất
dạng trong bống mát đằng kia. Bờ sậy im lìm, mặt nước thẩn thờ trả lại bóng dáng hiền hòa
của cây chồi mọc sát mé bãi: bông vừng buông thõng xuống từng xâu chuỗi hường, chen lấn,
nối tiếp nhau như bức mành mành. Nhánh vừng khô cằn, lá vàng rụng mất hẳn. Đôi đợi non
nhú lên, mỏng mịn, chưa nhuốm được màu xanh vì thiếu nắng; ở xa, trông như những cánh
bướm khổng lồ đang phập phồng, ngứa ngáy, chưa đậu yên chỗ là đã chớm bay" [26,153].
Cũng có khi cảnh vật đó, gắn với tâm trạng của con người, người kể chuyện chỉ miêu tả lại khung cảnh xung quanh, nhưng qua đó nói lên nhiều điều. Ở Mùa len trâu, người kể chuyện chỉ miêu tả cảnh rừng tràm và cách sinh hoạt của những tay rìu mà ta thấy tâm trạng chú Tư bời bời lo lắng, khi chú cho thằng Nhi con chú đi len trâu: "Chú Tư bỗng hình dung trước mặt một cảnh tượng oai hùng, khỉ mặt trời vừa ló dạng, đàn trâu phải rút vô rừng tìm nơi ăn nằm. Nhà nước đắp lộ xe nào đâu phải để cho trâu đứng, phá hoại... Trâu chạy ầm ầm.
Không mấy chút, tràm gãy rôm rốp ngã liệt xuống, lốm rừng trở thành một cái đầm rộng lớn.
Người len trâu tạm nghỉ ngơi vài ngày. Mấy "tay riếu" đốn củi gần đó tụ họp lại làm quen, đánh bài cào, uống rượu, đốt lửa lên bàn chuyện tiếu lâm. Lắm khi họ sắp đặt công việc đi ăn cướp, ăn cướp kẻ khác và ăn cướp lẫn nhau. Mấy tay len trâu giựt tiền của tay riêu; mấy tay
71
riêu xúm nhau giựt trâu của mấy tay len. Rừng lại đẫm máu... Trong cuộc xô xát dao búa đó,
sanh mạng của con người như con kiến, hà huống chi đứa trẻ bé bỏng như thằng Nhi, con trai
của chú!
Chú Tư giựt mình, e ngại" [26,106].
Đôi lúc thông qua lời kể, tác giả cho người đọc thấy được những khó khăn, trắc trở của con người Nam Bộ xưa. Đó là một cảnh thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt: "Sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng!
So sánh như vậy không phải là quá đáng! Dân làng xúm nhau lên rừng để nhìn tận nơi.
Cái ao lớn ước chừng một công đất, bên bờ, dưới nước toàn là lau sậy, dây cóc kèn. sấu nổi
lên, chen vào bức tranh màu xanh ấy những vệt đen chi chít: con thì nằm dài như chiếc xuồng
lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác" [26,167].
Ở nhiều truyện như Tháng chạp chim về, Người mù giăng câu, người đọc vô cùng thích thú và lấy làm ngạc nhiên trước vốn sống vô cùng phong phú của tác giả. Ở đây, người kể chuyện như là người trong cuộc. Người kể chuyện như làm cùng một công việc với nhận vật, hoặc bám sát, theo dôi nhân vật ương nhiều ngày, tháng nên mới kể lại một cách tỉ mỉ công việc của người làm. Người kể chuyện còn biết cả đặc tính của từng loài cá, từng loài chim. Loại chim nào thường làm tổ ở đâu, tháng nào thì chim về... đều được người kể chuyện kể lại một cách tỉ mỉ: "Làm tổ trên cây thì có chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng. Làm tổ dưới đất thì có chim bồ nông là đáng kể" [27,37].
Trong truyện ngắn Sơn Nam, miêu tả thiên nhiên, cảnh vật đôi khi không nhằm để tái hiện lại cảnh vật đó, mà đằng sau đó là cả một nỗi lòng của tác giả đối với quê hương, làng xóm mình. Sơn Nam yêu tha thiết mảnh đất và con người Nam Bộ nên xuyên suốt trong các tác phẩm của ông, hình ảnh thiên nhiên và con người Nam Bộ lúc nào cũng hiển hiện trên từng trang viết của ông. Sơn Nam thường đi sâu vào khắc họa hình tượng nhân vật nông dân Nam Bộ, cho nên qua lời kể của ông, người đọc có thể nhận biết được thái độ, tình cảm của ông đối với loại hình nhân vật này. Đặc biệt là cuộc sống của người nông dân Nam Bộ dưới sự cai trị của thực dân Pháp, ông luôn bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận của họ - những con người yêu nước nhưng do một điều kiện nào đó mà không thể ra giúp nước được. Đối với loại nhân
72
vật này, ông luôn trân trọng, yêu thương và bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc: "Đoàn quân ra đi
gấp. Làm sao họ có thời giờ để hỏi han ông về một đôi danh từ xa lạ đó. Họ tản ra bốn hướng
trời, ít người được trở về xóm cữ. Sau đó vài tháng, giặc vào đốt xóm. Ông lão nọ chết vì không
chịu tản cư, lưu lại một tình cảm lạ làng, khó dứt khoát đối với ai chưa hiểu rõ hoàn cảnh đặc
biệt của phần đất Cà Mau tận cùng này" [26,62]. Sự cảm thông, chia sẻ đó còn được tác giả thể hiện trong truyện ngắn Chiếc ghe ngó. Lục cụ Tăng Liên không muốn đem chiếc ghe ngó của nhà chùa đem đi đua để ăn mừng một ngày lễ của Tây, nhưng vì áp lực của bọn Phú Lang Sa mà Lục cụ đành cho đem chiếc ghe đi đua. Ghe của chùa Lục cụ được giải nhất, mà phần thưởng lại là lá cờ tam sắc. Lục cụ đau lòng, nhưng đám thanh niên trai tráng đâu hiểu được nỗi lòng của Lục cụ. Họ uống rượu ăn mừng, reo hò vang vội, mà trong lòng Lục cụ ngổn ngang trăm mối tơ vò. Đọc qua truyện này, ta thấy tác giả như là người đồng hành với Lục cụ Tăng Liên, chứng kiến toàn bộ sự việc diễn ra, thấu hiểu được nỗi lòng của Lục cụ mà kể lại: "Lục cụ Tăng Liên nghiêm mặt lại. Đem ghe ngó của nhà chùa để đua, ăn mừng một ngày lễ chẳng liên quan gì đến dân mình nghĩ cũng khó xử thật. Không tham dự là chống lại nhà nước Lang Sa, còn tham dự thì mất cả ý nghĩa thiêng liêng" [26,78].
Cảm thông với số phận những người nông dân yêu nước, nhưiig vì sức yếu thế cô mà không ra giúp nước được cũng là cách tác giả bày tỏ lòng yêu nước của mình. Ở Con ngựa đất, người kể chuyện ở đây là nhân vật xưng "tôi". Nhân vật "tôi" ở đây cũng chính là tác giả. Hình tượng tác giả ở đây là người tham gia vào câu chuyện. Tác giả thấy ông hương Cả bị Tây bắn chết vì viết trên tường dòng chữ "Việt Nam độc lập", tác giả kể lại với cả một tấm lòng thương yêu và đầy cảm phục: "Ông đứng dậy, mở chốt. Tôi không cần chú ý đến cách mở cửa
nhà, kiểu xưa. Bỗng nhiên, tôi thấy ông hương Cả đưa một tay lên trời! Một phát súng nổ. Và
bọn lính Pháp quát to, cách chừng vài chục thước.
Nhanh như chớp, tôi chạy đến ông hương Cả. Ông ôm ngực mà nói:
- Con ngựa bằng đất bùn...Thôi cháu chạy lẹ đi. Nổ bắn bác bởi vì.../ Chạy đi!
Tôi liếc ra ngoài hàng ba. Trên vách tường, mấy hàng chữ khá to, viết bằng than bếp:
"Việt Nam độc lập", nét chữ nghệch ngoạc. Có lẽ bọn lính Pháp thấy mấy chữ khó thương ấy
nên bắn lập tức, khỉ cánh cửa vừa mở. Chúng cho rằng quân thù đang trú đống trong nhà"
73
Có khi giọng kể có vẻ như bàng quan , vô cảm nhưng ẩn chứa trong đó là cả một tấm lòng của người kể đối với sự việc được kể: "Từ đây, oai danh Đơn Hùng Tín nổi như cồn. Bọn đệ tử vững bụng rằng "đại ca" của mình thuộc vào hàng "súng bắn khống chết". Đơn Hùng Tín trở
thành vị hung thần của đất Nam Kỳ thuộc địa, gây nhiều sự bận rộn cho nhà cầm quyền Pháp"
[27,243]. Xét về mặt nào đó thì Đơn Hùng Tín là kẻ lưu manh, lừa gạt. Nhưng đây không phải là tâm điểm mà tác giả muốn nói đến. Điều tác giả muốn nói là thông qua sự lừa gạt đó, Đơn Hùng Tín đã làm một việc có nghĩa. Đó là cướp của nhà giàu chia cho người nghèo. Và đặc biệt là, Đơn Hùng Tín đã "gây nhiều sự bận rận cho nhà cầm quyền Pháp". Đó mới là vấn đề
trọng tâm mà tác giả - người kể chuyện ở đây muốn chuyển tải đến người đọc. Cách kể có vẻ như bàng quan nhưng đằng sau đó chính là sự đồng tình của tác giả. Càng gây nhiều phiền hà cho Pháp thì tác giả càng vui lòng. Chính vì lẽ đó mà tác giả rất quý trọng những người tham gia chiến đấu. Có những lúc, tác giả không cần giấu diêm lòng yêu nước của mình. Tác giả kể về những người nông dân lao động lên đường chiến đấu với một tấm lòng thương yêu và cảm phục: "...Năm 1945, cả xóm ngọn xẻo Bần không nấu xà bông nữa. Họ phải lo những chuyện
khác cao cả hơn. Nhưng ý nghĩa cửa cuộc chiến đấu mới nào có gì lạ hơn là làm cho dân giàu