6. Câu trúc của luận văn
2.1.2. Không gian chợ búa
Nếu như không gian sông rạch trong truyện ngắn của Sơn Nam là thể ứng xử của con người Nam Bộ trước môi trường tự nhiên thì không gian chợ búa là thể ứng xử của con người với môi trường xã hội. Mặc dù không gian chợ búa xuất hiện rất ít trong truyện ngắn của Sơn Nam nhưng nó thể hiện được điểm nhìn của ông về thời cuộc, về con người qua sự biến thiên của thời gian. Không gian chợ búa trong truyện ngắn của Sơn Nam ít có cảnh buôn bán tấp nập, với hàng hóa phong phú, mà qua việc miêu tả cảnh chợ búa, Sơn Nam chủ yếu thể hiện tình cảm của con người, mối quan hệ của con người ưong không gian đó.
41
Trong truyện Xuất quỷ nhập thần, ta thấy Sơn Nam thể hiện rất đặc trưng khung cảnh của chợ quê Nam Bộ. ở đó, mọi sự bán mua, những thông tin về chuyện làng chuyện xóm, đến chuyện dựng vợ gả chồng đều được thông tin một cách tương đối đầy đủ: "Muốn truy nã thử
phạm, thầy hương quản Sum liền ra quán hủ tiếu của chẹt Kỵ, tại chợ Sóc Xoài, cách nhà thầy
chừng ngàn thước. "Nhứt bến đò, nhì lò rèn". Hơn mười năm trong nghề, thầy hương quản đã
suy ngẫm câu nói chí lí ấy. Bến đò là nơi tập trung bao nhiêu tin tức. Trong lúc chờ đò qua
sông, người ta gặp nhau, loan báo nhiều tin động trời, từ thôn xổm xa xuôi. Và tại lò rèn, lúc
chăm sóc món hàng do mình đặt ra, người ta sẩn sàng trút ra bao nhiêu tâm sự: anh Giáp làm
giàu quá mau, anh Át sợ vợ, chị B. chồng chết chưa kịp mãn tang mà đã chưng diện phê phơn,
ông Tý suốt ngày ở không mà tại sao có tiền xài hoài...
Chợ Sóc Xoài nhóm vào buổi sáng. Nó ngẫu nhiên đóng vai trò tập trung tin tức, như cái
bến đò, cái lò rèn" [34,74].
Chợ búa là nơi diễn ra cảnh trao đổi, mua bán nên rất đông người. Ở đó có đủ mọi thành phần, đủ mọi giai cấp và cũng là nơi người ta hay lừa gạt lẫn nhau. Ở Bức tranh con heo, Sơn Nam cho ta thấy một cảnh lừa gạt táo tợn ở một nơi chợ quê, bằng cách miêu tả vợ chồng ông hương trưởng Neo là người giàu có nhưng vô cùng hà tiện. Để tránh cho thiên hạ chê cười "vợ chồng hương trưởng Neo khờ khạo quá. Có tiền mà sống như người nhà quê" nên hai vợ chồng quyết tâm ra chợ một phen cho thiên hạ "biết mặt". Nào ngờ, lần đầu tiên ra chợ, hai vợ chồng ông bị kẻ lừa gạt lừa ăn hết một con gà, một con vịt và mấy miếng thịt ba rọi heo. Bù lại, anh chàng nọ đưa cho vợ chồng ông bức tranh con heo bảo là về dán ngay cửa nhà để làm ăn phát đạt: "Bà hương trường ngắm nghía bức tranh, gật đầu. Trong khi đó, ông hương trưởng nghĩ
ngợi xa xôi hơn. Anh nọ lạnh lùng gói mớ thịt heo, thịt gà... để làm của riêng, đặt trong góc
vách" [27,169].
Cũng với cảnh lừa gạt nhau ở chợ búa ồn ào, trong Thằng điếm vô danh, Sơn Nam miêu tả nhân vật Hai Kim là người rỗi nghề, học vấn thấp, lợi dụng thời buổi loạn ly của chiến tranh mà dùng ghe tam bản làm chợ để buôn bán: "Tiệm tạp hóa cũng được tổ chức theo chiến thuật lưu động, gọi là ghe "trà vải". Dưới ghe ngoài hai món trà tàu vải bô, còn đã thứ đường đậu, tương chao, kim chỉ, đèn cầy, hộp quẹt, củ hành, đậu phông, kẹo, bánh in. Ai muốn mua thì cứ
42
gọi to. Ghe "trà vải" liền cặp bến để phục vụ thân chủ. Và khi tạm biệt, chèo lênh đênh trên sông nước, chủ ghe "trà vải" lại rao hàng bằng một hồi tù và nghe não nuột" [34,156].
Đó là cảnh chợ trên sông. Hai Kim cũng là một trong số những người buôn bán như thế. Nhưng Hai Kim không bán tạp hóa, mà trương bảng hiệu là: "Tấn Lợi" để sửa đồng hồ, chụp ảnh và trị bệnh. Nhưng thật sự Hai Kim không biết gì về ba nghề đó. Tất cả chỉ là lừa gạt, gạt tiền mọi người để nuôi sống bản thân mình.
Có lẽ như Sơn Nam không mấy thích cảnh chợ búa ồn ào, Chợ búa trong truyện ngắn của Sơn Nam thường không gắn với chức năng mua bán, trao đổi hàng hóa, mà gắn với phẩm chất, đạo đức, văn hóa và cách ứng xử của con người với nhau ở các chợ quê Nam Bộ.
Khác với Sơn Nam, không gian chợ búa trong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi lại thể hiện rõ chức năng buôn bán của nó. Đoàn Giỏi miêu tả một cảnh chợ quê với đầy đủ các sản vật của miền quê Nam Bộ: " (...) Chợ gì mà lạ lùng thế này? Bộ Tây sắp đánh tới nơi, nên người ta đem vườn bách thú ra phát mãi hay sau! Một con ba ba to gần bằng cái nong, đặt lật
ngửa, cứ ngọ nguậy bơi bơi bốn chân trước ông cụ già ngồi lim dim đôi mắt. Những con rùa
vàng to gần bằng cái tô, đều tăm tấp, như đổ ở cùng một khuôn ra, nằm rụt cổ trong mấy chiếc
giỏ cần xé. Đây là một con nai người ta vừa xẻ thịt ra bán, cái thủ còn nguyên chưa lột da bày
giữa đổng thịt đỏ hỏn trên một tấm lá chầm. Cua biển cũng có. Còn cá tôm thì nhiều lắm, đủ
các loại tôm, không kể xiết. Tôi bước thêm mấy bước, qua những đống trái khóm chín vàng tỏa
thơm mùi mật, thấy hai con trút nằm khoanh, vảy xếp lại như những đồng hào lấp lánh" [11,
8].
Chợ vừa là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa, vừa là nơi giao lưu, gặp gỡ, chứa đựng các yếu tố của một vùng đất. Do đó, mỗi nhà văn, tùy theo cách nhìn của mình mà thể hiện cảnh chợ búa ở các khía cạnh khác nhau. Nếu như không gian chợ búa ương Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi chủ yếu thể hiện sự phong phú của các sản vật địa phương thì không gian chợ búa trong truyện ngắn của Sơn Nam là cách ứng xử của con người với môi trường xã hội. Thể hiện dạng không gian này, Sơn Nam như muốn nhấn mạnh rằng: những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng bị xói mòn. Điều này, ta có thể tìm thấy trong các truyện ngắn Ăn to xài lớn, Mây trời và rong biển.
43