Không gian sông rạch Nam Bộ

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn sơn nam (Trang 35 - 40)

6. Câu trúc của luận văn

2.1.1.Không gian sông rạch Nam Bộ

Nam Bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông. Nơi có khoảng 54.000 kin sông rạch. Vì vậy, dấu ấn "văn minh sông nước" đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây. Quê hương của Sơn Nam cũng là quê hương của những con kinh, con rạch chằng chịt. Do đó, không gian sông rạch Nam Bộ là một hình tượng không thể thiếu trong truyện ngắn của ông. Hình tượng không gian này thường gắn liền với không gian địa lý. Các sự kiện trong truyện ngắn của Sơn Nam xảy ra trong một thời gian, không gian nào đó luôn kèm theo những địa danh cụ thể. Nào là Hòn cổ Tron, rạch Thuồng Luồng, vùng Xeo Bần, hòn Tre, hòn Sơn Rái, rạch Cái Càu, kinh xáng Lái Hiếu... Chỉ thống kê trong ba tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau tập 1, tập 2, tập 3, tầng số các nhóm từ miêu tả sự vận động của dòng nước và nhóm từ định danh cho các dòng nước lên đến 45 lần. Đặc biệt, hình tượng sông rạch trong truyện ngắn của Sơn Nam xuất hiện như là một cách ứng xử của con người trước tự nhiên. Đó là khi sông rạch mang đến cho con người những nguồn lợi thủy hải sản thì con người tận dụng thiên nhiên để làm phong phú thêm cho đời sống của mình; Và khi sông rạch gây khó khăn cho con người thì con người ở đây cũng có cách ứng xử linh hoạt trước những khó khăn do thiên nhiên gây ra. Yếu tố sông rạch trong truyện ngắn Sơn Nam còn gắn liền với nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của những tiền nhân thời mở đất.

Tận dụng những nguồn lợi từ sông rạch là một thể ứng xử trước thiên nhiên của con người rất tiêu biểu trong truyện ngắn Sơn Nam. Trong truyện ngắn Sơn Nam, hình ảnh sông rạch xuất hiện rất nhiều, nó mang đến cho con người ở đây những nguồn lợi về thủy hải sản rất lớn, nhất là khi con người nắm bắt được quy luật của thiên nhiên, tận dụng thiên nhiên làm

36

nguồn sống cho mình thì lúc ấy con người sống rất thoải mái, không cần phải làm lụng nhiều, nhưng vẫn có cái ăn, cái mặc. Ở Con cá chết dại, Sơn Nam cho ta thấy một con rạch nhỏ ở miệt Rạch Giá có cá nhiều vô kể: "Dưới rạch. Nước gần cạn. Cá lóc táp mồi nghe đùng đùng.

Xứ này nhiều cá hơn mức tưởng tượng của nàng. Nếu siêng năng, có thể câu hoặc tát mấy

vững cạn, khỏi tốn tiền. Dưới ánh trăng, cá đua nhau đớp bọt như nồi cơm đang sôi" [33,128]. Cá quả là nhiều vô kể. Nhưng đôi khi không cần phải siêng năng, mà chỉ cần nắm được qui luật của thiên nhiên, tận dụng được quy luật đó thì con người không phải hao tốn nhiều công sức mà vẫn có nguồn lợi lớn. Điều này đã được Hai Tỵ chứng minh cho Hồng thấy trong truyện ngắn vừa kể trên. Đó là Hồng và Huệ- con Hồng, cứ việc bơi xuồng cập hai bên bờ thấy cá nổi là cứ vớt lên. Bởi Hai Tỵ nắm được quy luật của thiên nhiên và tận dụng tốt quy luật ấy. Đó là lúc cá nước ngọt gặp luồng nước mặn từ ngoài biển chảy tràn vào xối xả, chúng chạy không kịp, cay mắt nên nổi lờ đờ trên mặt nước.

Tận dụng môi trường thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là môi trường sông nước, Tư Cồ trong truyện ngắn Ruộng lò bom đã nghĩ ra cách làm Ruộng lò bom và trồng loại lúa Xom Mà Ca. Làm lúa kiểu này đỡ phải tốn thời gian. Từ ngày gieo mạ đến lúc thu hoạch chỉ tốn có một ngày rưỡi: phát cỏ một buổi, gieo giống một buổi rồi bỏ đó, bốn tháng sau đến thu hoạch, tốn thêm một buổi nữa, thế là có lúa ăn: "Tư Cồ đứng trên mặt đất- tức là đáy nước. Nước cao

ngang cổ. Hai tay Tư cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc dưới nước. cỏ nổi lên từng giề (...) cỏ bị

chặt đứt gốc trôi lều bều. Hai tháng nữa, nước giựt xuống, cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt,

rải đầy trên mặt đất. Hai tháng nữa, tức là tháng Hai tháng Ba âm lịch, trời nắng cháy. Vợ

chồng Tư cồ sẽ trở lại đó, đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống, loại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc

trổ bông là bốn tháng" [27,51]. Rõ ràng Tư cồ đã làm được những chuyện mà người Pháp phải

chịu thua, vì Tư Cồ đã tận dụng được môi trường sông nước ở đây. Còn Pháp thì cho rằng vùng này ngập lụt, khó khăn, thiếu kinh rạch, muỗi mòng.

Con người trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ biết tận dụng điều kiện thiên nhiên để làm phong phú thêm cho đời sống của mình, mà trên hết còn là sự hòa mình với thiên nhiên, hiểu rõ thiên nhiên để tận dụng thiên nhiên một cách có hiệu quả nhất. Nam Bộ có hệ thống sông rạch chằng chịt là điều kiện lý tưởng cho các loài cá tôm trú ngụ và sinh sản. Song, để khai thác các loài cá tôm này cho hiệu quả, con người ở đây bằng kinh nghiệm của mình, họ nắm được đặc tính của thiên nhiên, quy luật của dòng chảy nên họ thường đánh bắt cá tôm đạt

37

năng suất cao. Ở Người mù giăng câu, Sơn Nam cho ta thấy rõ, một ông già tuy mắt bị mù nhưng câu vẫn được nhiều cá. Ây là bởi ông nắm được đặc tính của thiên nhiên, qui luật của dòng sông, đặc điểm của các loài cá: "Rạch nào lắm ghe xuồng qua lại, cá ăn ở sát bờ. Rạch

nào im lặng, cá lội ngay giữa dòng. Trước khi giăng cá trê, phải quậy cho nước đục. Mỗi chỗ

cá chỉ ăn một lần" [26,176].

Do nắm được quy luật như vậy nên ông già này tuy mù nhưng giăng câu vẫn có cá. Không những thế, ông còn biết cả đặc tính của từng loài cá. Cá đi ăn vào lúc nào, đối với từng loài cá đều có cách đánh bắt khác nhau. Đó là cách tận dụng môi trường thiên nhiên một cách khéo léo của người dân Nam Bộ.

Không gian sông rạch trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ là môi trường thiên nhiên thuận lợi cho con người mà đôi khi nó cũng gây trở ngại, khó khăn cho cuộc sống người dân nơi đây, nhất là lúc nước lên, ngập lụt cánh đồng. Lúc ấy, con người Nam Bộ muốn có cuộc sống yên ổn đòi hỏi họ phải có bản lĩnh, chinh phục tự nhiên, hoặc nương vào tự nhiên để sống. Đó là cách ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên. Nhưng trước những khó khăn do thủy triều mang đến, con người Nam Bộ đều có những cách ứng xử khác nhau để đảm bảo cho cuộc sống của mình, đồng thời để mình đỡ vất vả hơn.

Trong Một cuộc biển dâu, Sơn Nam miêu tả một cánh đồng ngập tràn nước. Nước mênh mông, nước dậy đùng đùng, nước ngập lênh láng. Đến nỗi, con người chết không có chỗ chôn. Trong cảnh ngộ đó, con người Nam Bộ ứng xử với sông nước bằng cách bó xác người chết lại, neo ở đáy ruộng. Đợi nước giựt mới hốt xương đem chôn: "Vùng ruộng sạ này có khác! Bờ bến ở tận chan trời, nước tuy cạn nhưng có thể giết người, nạn nhân dầu lội giỏi, vượt năm bảy ngàn thước cũng không tìm được một căn nhà sàn, một ngọn tre mà nương tựa" [26,112]. Đó là

cách ứng xử của con người trong hoàn cảnh nước ngập lụt.

Mỗi khó khăn do sông rạch mang lại, con người lại có một cách đối phó khác nhau. Nếu như ở Một cuộc biến dâu xác người chết được bó lại mà neo ở đáy ruộng thì ở Tình nghĩa giáo khoa thư, khi chèo ghe, gặp đường nước hẹp, con người lại có cách ứng xử khác. Đó là chèo trên đất khô chứ không chèo dưới nước, để xuồng lướt đi nhanh hơn: "Con rạch thâu hẹp

lại. Chiếc tam bản lắc nghiêng như trái dừa khô trên mặt nước đầy sóng gió. Anh chèo một

38

khô bên bờ rạch. Chiếc tam bản lại lướt nhanh trong lòng nước quá hẹp vừa đủ lọt bề ngang"

[26,133]. ở đây, Sơn Nam lại cho ta thấy một cách ứng xử khôn ngoan nữa của con người Nam Bộ trước môi trường sông nước. Sông rạch hẹp thì khó chèo, cho nên con người mới nghĩ ra cách chèo trên đất. Cũng trong truyện ngắn này, Sơn Nam còn cho ta thấy, khi nước cạn queo, không chèo được, con người đã nghĩ ra cách, buộc ghe vào trâu cho trâu kéo. Lúc ấy, ghe đi nhanh như cộ kéo lúa.

Và có những lúc, chèo xuồng gặp cơn gió ngược, để hạn chế sức lực, con người lại có một cách ứng xử khác. Trong truyện ngắn Vẹt lục bình, ta thấy Điệu và Lão Ngượt chèo xuồng gặp cơn gió ngược. Điệu cố gắng chèo nhiùig xuồng dường như chỉ dừng lại một chỗ, do sức gió cản lại: "Gió thổi mỗi lúc càng mạnh, nước chảy xuôi nhưng gió ngược. Trên sông Cái Lớn,

sóng dấy lên, bỏ vòi, bọt trắng xóa, như ngoài biển khơi (...) Mỗi mái chèo có thể đưa chiếc

xuồng lướt tới năm bảy thước, nhở nước xuôi, nhưng sức gió cản lại quá mạnh, mặt nước ghồ

ghề, đôi khỉ sóng đập mạnh vào mũi xuồng (...) chiếc xuồng như dừng một chỗ" [33,198]. Trong hoàn cảnh này, Lão Ngượt đã nghĩ ra cách: chặt cây bần to, rồi cột mũi xuồng vào gốc bần, bần trôi đi thì kéo theo chiếc xuồng, khỏi phải chèo chống, chỉ cần cầm lái thôi: " (...) gặp nước xuôi mà gió ngược thì ta "chạy buồm dưới nước". Cây bần này trôi, kéo chiếc xuồng, nó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là một cánh buồm" [33,199]. Rõ ràng đây là một cách ứng xử hết sức linh hoạt của con người

trước môi trường sông nước.

Khổng gian sông rạch Nam Bộ ngoài việc thể hiện cách ứng xử của con người trước môi trường tự nhiên, nó còn là yếu tố truyền tải nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Chính điều kiện sông rạch chằng chịt như thế mà nó nảy sinh ra các điệu hò đối đáp, hò chèo ghe, hò cấy lúa... Trong Con Bảy đưa đò, Sơn Nam cho ta thấy một cảnh hò đối đáp trên sông nước Nam Bộ thật thú vị, tạo nên nét đặc trưng của vùng sông nước mênh mông: “Tức thì

khách quày xuồng đi trước, rủ con Bảy tranh tài với khách. Nào chịu thua, con Bảy liền bơi

theo sau.

Mái chèo phía trước nhịp nhàng:

- Đêm khuya anh thức dậy xem trời;

39

Nước chảy xuôi, con cá buổi nó lội ngược. Nước chảy ngược, con cá nược nó lội theo.

Anh than với em rằng số phận anh nghèo,

Đũa tre đâu dám đánh đèo với đũa mun.

Giọng con Bảy lảnh lót đuổi theo:

- Canh khuya em thức dậy, em lau nĩa rửa dĩa, dọn bàn,

Tay em san rượu chát, miệng em hát một đôi câu. Trên lầu kia tiếng chuông đánh rộ,

Dưới nhà việc trống đổ tàn canh.

Em đây lịch sự chi đó mà đi đâu năm bảy người giành? Giả như con cá kia ở chợ, dạ ai đành nấy mua" [26,69].

Hò đối đáp trên sông nước là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Nam Bộ thuở xưa. Thể hiện điều này ương truyện ngắn của mình, Sơn Nam cũng nhằm tái hiện cái hồn văn hóa tinh thần của cha ông thời mở đất. Họ lao động mệt nhọc để biến vùng đất hoang vu thành tài nguyên trù phú phục vụ cho cuộc sống của mình. Đồng thời họ cũng nghỉ ngơi, đàn ca hò hát để tái tạo sức lao động của mình. Và đôi khi, những buổi hò đối đáp đó đã giúp họ nên duyên với nhau.

Nét sinh hoạt văn hóa tinh thần này ta còn bắt gặp ở các truyện ngắn: Hát bội giữa rừng, yọc nước giỡn trăng, ngó lên sở thượng.

Có thể nói, không gian sông rạch Nam Bộ là một dạng không gian mang tính đặc trưng trong truyện ngắn của Sơn Nam. Nó như gắn bó máu thịt với ông từ thuở lọt lòng. Tuổi thơ của Sơn Nam ngoài việc gắn với cánh rừng bạt ngàn của vùng u Minh, còn gắn với sông rạch chằng chịt của vùng đất phía Nam tổ quốc. Chính hoàn cảnh đó, yếu tố sông rạch xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn của ông.

Thông thường, hoàn cảnh sống có tác động không nhỏ đến quá trình sáng tác của nhà văn. Sơn Nam sống giữa vùng sông nước mênh mông nên yếu tố sông rạch trong truyện ngắn của

40

ông xuất hiện nhiều. Lý Văn Sâm thì gắn liền với cánh rừng bạt ngàn của vùng miền Đông Nam Bộ, nên truyện ngắn của Lý Văn Sâm phần lớn cũng xoay quanh những hoang sơ, hùng vĩ và kỳ bí của khu rừng Đông Nam Bộ: “(...) Từ xa đến gần rồi từ cao xuống thấp, những tiếng

chim lạ cứ rên lên từng hồi áo não khiến những kẻ gan dạ nhất cũng thấy lòng mình xao xuyến.

Lắng nghe như có tiếng người nổi chuyện và bẻ cành cây khô. Trên con đường ra giếng, thấp

thoáng như có một bóng người lù khù hết tới lại lui. Không biết ông thầy tới hồi nào, mà nghe đánh chác một cái, một con gà đã biến mất, hoặc con chó trung thành đã hóa kiếp...

Bọn người ở xóm này lẳng lặng trông cho hừng đông mau đến với họ để cho họ lại nhang

đèn cúng vái cầu sự yên lành. Nhưng đêm đêm, những trò khiếp đảm ấy cứ diễn ra mãi”. [54,82-83].

Mặc dù xuất phát từ hoàn cảnh giống nhau, nhưng tùy theo cách quan sát, góc độ nhìn nhận cuộc sống khác nhau thì mỗi nhà văn đều có cách thể hiện khác nhau. Ví như, cùng sinh ra ở mảnh đất Nam Bộ, nhưng yếu tố sông rạch trong truyện của Nguyễn Quang Sáng, Đoàn Giỏi không phải là những ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên, mà nó chỉ là không gian của sự sinh hoạt, của cuộc sống con người. Còn yếu tố sông rạch trong Đồng Quê

của Phi Vân thì gắn liền với những khó khăn, trở ngại của tự nhiên đối với con người, nên nó mang đặt điểm của một vùng đất chứ không phải là thể ứng xử của con người trước tự nhiên.

Như vậy, không gian sông rạch xuất hiện hầu hết trong các sáng tác của các nhà văn Nam Bộ. Nhưng đo điểm nhìn của mỗi nhà văn khác nhau nên không gian sông rạch ương các truyện của họ cũng có ý nghĩa khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn sơn nam (Trang 35 - 40)