Thời gian sự kiện

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn sơn nam (Trang 53 - 68)

6. Câu trúc của luận văn

2.2.3.Thời gian sự kiện

Bên cạnh hai loại hình thời gian trên, trong truyện ngắn Sơn Nam còn xuất hiện loại hình thời gian sự kiện. Đây là loại hình thời gian xuất hiện nhiều và xuyến suốt trong các truyện ngắn của ông. Nó thể hiện được sự vận động, phát triển của các sự kiện trong tác phẩm với các nhịp điệu thời gian khác nhau: có khi rề rà, chậm chạp, có khi nhanh tùy tính chất miêu tả của các sự kiện trong tác phẩm. Và sự trần thuật trong dạng thời gian này thường là sự đảo trình tự, không đều đặn, có khi bị gián đoạn, hoặc gấp khúc, có khi các sự kiện, các nhân vật được trần thuật trùng trong cùng một thời gian. Điều này tùy thuộc vào điểm nhìn của mỗi nhà văn, thể hiện được sự khéo léo, tài năng của họ trong việc sắp xếp các sự kiện theo một trình tự nhất định, đúng với ý đồ nghệ thuật của mình: "Sự gia công, sáng tạo của nhà văn chính là ở chỗ sắp xếp các kiện theo một trình tự cho có vẻ giống như tự nhiên, như không hề cổ sự "gia công"

54

sắp xếp. Mà mấu chốt quyết định tính chất tự nhiên của trình tự các sự kiện ở đây là sự nối tiếp

một cách hợp lí mang tính chất nhân quả giữa các sự kiện" [12,103]. Như vậy, thời gian trần

thuật ở đây thường được kể lại theo sự sắp xếp các sự kiện theo một trình tự thời gian nhất định.

Trở lại truyện ngắn của Sơn Nam, ta thấy thời gian sự kiện xuất hiện rất đa dạng và phong phú ương các truyện ngắn của ông. Có thể nói, hầu như truyện ngắn nào của ông cũng đều xuất hiện loại hình thời gian này. Đặc biệt, trong quá trình trần thuật, Sơn Nam thường bắt đầu từ hiện tại quay về quá khứ để kể lại các sự việc xảy ra trong quá khứ rồi kéo dài tới hiện tại. Do đó, ông thường sử dụng các trạng ngữ chỉ thời gian ở dạng quá khứ để bắt đầu câu chuyện kể: hồi xưa kia, năm mươi năm trước, thời Pháp thuộc... rồi sau đó ông mới đi vào kể các sự kiện tiếp nối nhau. Sơn Nam cũng thường sử dụng các từ ngữ để chỉ trình tự các sự kiện nối tiếp nhau: chập sau, sáng hôm đó, kế đó, trước tiên, kể từ đó, thế là vài ngày sau, từ nửa tháng qua, thế là năm năm sau, tức thời, sáng hôm sau, lúc ban đầu, sau rốt.. Qua việc sử dụng các từ ngữ này, Sơn Nam giúp cho người đọc nắm bắt được tình tiết câu chuyện một cách trọn vẹn, từ đó mà hiểu được ý đồ của ông muốn thể hiện trong câu chuyện. Nhịp độ thời gian trong các truyện ngắn của ông thường trôi đi một cách rất chậm rải, không bị câu thúc bởi một động cơ nào. Tác giả chỉ là người đóng vai trò kể lại một câu chuyện nào đó, xảy ra lâu lắm nên nhịp thời gian cứ đều đều theo từng nhịp kể. Đồng thời qua đó cũng bộc lộ được nỗi lòng của tác giả: những yêu ghét, vui buồn, đồng cảm, sẻ chia cùng câu chuyện mà mình đang kể. Dạng thời gian sự kiện này được Sơn Nam thể hiện rõ ở truyện Cây huê xà. Trong truyện này, tác giả đóng vai là người kể chuyện, kể lại câu chuyện thương tâm của hai thầy thuốc rắn vì ganh tị nhau mà chuốc họa vào thân. Qua đó, nó cũng cho ta thây cuộc sống còn hoang sơ của vùng đất Nam Bộ xửa, với biết bao muỗi mòng, rắn rít. Bắt đầu câu chuyện kể, tác giả đặt vấn đề: "Cây huê xà là thứ cây gì? Hình dáng ra sao?", rồi tiếp đó tác giả mới đi vào trình tự của các sự kiện: thầy Hai rắn khoe là mình có bùa bắt rắn, bà con không tin, thầy Hai rắn biểu diễn cho mọi người xem, Năm Điền ganh tị, bày mưu cho con mình dụ dỗ để lấy toa thuốc của thầy Hai rắn; sau đó hai cha con làm thử và cả hai cùng chết. Các sự kiện này đều tương ứng với các trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ sự diễn biến của của câu chuyện: "Hồi mới xuống rạch Thuồng Luồng này", "Sáng hôm đó, đúng giờ Thìn, thầy Hai rắn lại gốc cây thị với mọi người", "Kế đó vẽ vòng tròn tức là tôi dùng thần lực", và đến khi cha con Năm Điền chết thì câu chuyện cũng coi như kết thúc.

55

Còn lại chỉ là sự phẩm bình của tác giả. Đặc biệt ở sự kiện sau cùng khi cha con Năm Điền chết, tác giả thể hiện được nỗi lòng của thầy Hai rắn khi người đồng nghiệp của mình vì chút tị hiềm mà chết oan uổng. Đó cũng chính là tâm trạng, là mối đồng cảm của tác giả: "Chờ cho thưa khách thầy Hai rắn tới, cầm bàn tay của hai nạn nhân nọ mà ngửi. Nước mắt của thầy bỗng dưng tuôn xuống. Chợt nhìn chai thuốc "rắn giao đầu" trên bàn thờ, thầy lắc đầu, thở dài" [26,42]. Như trên đã nói, thời gian sự kiện trong truyện ngắn Sơn Nam được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Việc trần thuật các sự kiện xảy ra khổng phải chỉ có người kể chuyện mà nhiều lúc tác giả chuyển điểm nhìn của mình sang nhân vật, làm cho lời nhân vật và lời tác giả đan xen vào nhau, tạo nên sự sinh động trong lời kể, đồng thời cũng bộc lộ được tính khách quan trong việc tường thuật các sự kiện, và cũng chính vì thế mà quan niệm nghệ thuật của nhà văn, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện kín đáo hơn, rộng rãi và sâu sắc hơn. Ở

Hết thời oanh liệt cũng là một dạng thức thời gian sự kiện đảo tuyến nhưng điểm nhìn được tác giả lồng một phần vào nhân vật. Có lúc tác giả đóng vai người kể chuyện, lúc tác giả để cho nhân vật hồi tưởng về quá khứ hoặc biết về chuyện quá khứ mà kể lại. Điều này góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động và hấp dẫn, bộc lộ được một cách khách quan tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Cụ thể ở truyện ngắn vừa nêu, lúc đầu thể hiện sự bâng khuâng của người viết không biết cha ông thuở xưa dùng những tài trí gì để chống lại những hoàn cảnh khắc nghiệt của buổi đầu khai phá vùng đất Nam Bộ. Sau đó tác giả dẫn dắt câu chuyện bằng cách đem những thắc mắc đó đến hỏi những kỳ lão trong làng. Và đến lược các kỳ lão này kể lại chuyện ngày xưa rồi trở về hiện tại, có sự so sánh giữa quá khứ và hiện tại. Cụ thể trong truyện:

Sự kiện 1: " Non năm trăm về trước, làn sóng người Việt Nam từ cần Thơ, Vĩnh Long đổ

xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở ngại thiên nhiên nào?

Tài trí, sự dũng cảm của họ ra sao? Lòng chúng ta không khỏi phập phồng âu lo khi ngày nay

đọc lại quyển Truyện đời xưa của cụ Trương Vĩnh Ký" [27,13].

Sự kiện 2: " Hồi Tây đánh nước mình, miệt Rạch Giá, Cà Mau còn hoang vu" [27,14]. _ "Kỳ dư ven sông Cái Lớn này toàn là rừng. Trên bờ có cọp, dưới sông có sấu. Mình

chèo ghe ban ngày, chừng vài trăm thước là thấy sấu nổi trước mũi ghe. Trời chạng vạng, nghe

56

_ "Buổi sáng đó người ta thấy ông vện nằm dài trên bờ rẫy, sát mí rừng. Ban đầu ngỡ là

ông ngủ trưa. Chừng mặt trời lên cao ngạc nhiên làm sao, ông vẫn nằm ì không nhúc nhích.

Thiên hạ xúm lại gần, lấy đất chọi thử rồi lấy cây dài đem chọc, chừng đó mới biết ông chết" [27,19].

Sự kiện 3: “Rạch Cái Bần không còn cọp nữa. Các rạch khác cũng nổ lực như vậy. Lần

hồi, ghe xuồng đi thông thương ngày đêm từ ngọn Cái Càu đến vàm sông Cái Lớn” [27,20].

Rõ ràng, qua việc sắp xếp các sự kiện như trên, người đọc dễ dàng nắm bắt được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Ở câu chuyện này, Sơn Nam cho ta thấy vùng đất Nam Bộ thuở xưa thật hoang vu và khắc nghiệt, bởi thú dữ tràn đầy. Vượt qua bao trở ngại, gian nguy đó, các bậc tiền nhân đã dày công khai phá để tạo lập được một mảnh đất Nam Bộ trù phú, bình an như sau này. Và qua đó, cũng thể hiện được lòng tri ân của tác giả đối với các bậc tiền nhân đó.

Nhứt phá sơn lâmcũng có kết cấu tương tự như vậy. Lúc đầu là lời kể của tác giả, tác giả kể một cảnh khai thác rừng vào buổi sáng: "Trời vừa hừng sáng là khu rừng bắt đầu huyên náo. Từ sáu tháng nay, trước sự xâm chiếm của lớp người "tay rìu" bao nhiêu chim, cò, rắn, rít, khỉ, chồn, heo rừng phải nhượng bộ rút lui" [27,27]. Và sau đó là cảnh khai phá rừng của

các "tay rìu". Trong việc miêu tả cảnh khai phá rừng của các "tay rìu" đó, tác giả chuyển điểm nhìn của mình sang nhân vật. Tác giả đã để cho nhân vật Hai Cờ Đỏ lí giải khu rừng mà họ đang khai thác có gốc là của ông Gia Long chứ không phải của những tên thực dân xâm lược: "Rừng này gốc của ông Gia Long (...)Số là xưa kia... Gia Long bị Tây Sơn rượt, ngài phải dùng

ghe biển mà chạy từ Cà Mau ra Phú Quốc. Chiếc ghe của ngài gọi là long thuyền... Ngài đứng

trước mũi ghe, ngóng vào bờ mến tiếc lắm, vì ngài muốn làm vua ở đất liền chớ nào cổ mộng làm chúa ở cù lao..." [27,29]. Xen vào lời kể của nhân vật là lời kể của tác giả, tác giả cho người đọc thấy cô Mịn và Tư Bình Thúy có ý với nhau, rồi sau đó là lời của nhân vật Tư Châu Xương kể về trận đánh ở bến Long Hồ giữa binh của An Nam và lính Tây. Tiếp đến là lời của tác giả kể về cảnh sinh hoạt của các "tay rìu" cho đến khi cặp rằng Be xuất hiện và nói: "Xứ này, xứ của Tầy mầy biết chưa?". Và tiếp đến là nỗi lòng của nhân vật Tư Châu Xương: "Chập sau, ông Tư Châu Xương nói ôn tồn:

_ Mình dốt nát không biết tích Gia Long tẩu quốc, tích Tây đánh thành Long Hồ, nhưng chắc chắn mình không bao giờ nói một câu quá trật lất như thằng cặp rằng đó" [27,34].

57

Đoạn này cũng là đoạn thể hiện rõ nét tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Thời gian sự kiện còn được thể hiện trong nhiều truyện ngắn khác của Sơn Nam như: Bác vật xà bông, Chiếc ghe ngó, Chuyện rừng tràm, sông Gánh Hào...

Có thể nói, hầu hết các dạng thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Sơn Nam thường diễn tiến khá chậm chạp. Ông ít khi dồn nén các sự kiện lại, mà thường kéo dãn nó ra như trải lòng mình ra với nó. Bởi vì phần lớn các truyện của ông đều nói về "chuyện đời xưa", lấy xưa để nhắc nhở nay- nhắc nhở người nay phải tri ân người trước, nhắc nhở người nay về những giá trị đạo đức tốt đẹp ngày xưa có thể sẽ mất đi nếu không biết giữ gìn. Sơn Nam thường thể hiện thời gian ở dạng phân cắt theo giai đoạn, thời kỳ, các mùa hoặc tổ chức thời gian theo tuyến tính nên giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được câu chuyện. Tuy nhiên, đôi khi ông cũng pha trộn hoặc đảo lộn các thời gian lại với nhau, đan xen các sự kiện, trộn các thời trong kí ức, trong hồi ức. Chính vì vậy mà câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn, không gây sự nhàm chán cho người đọc, đồng thời cũng giúp cho người đọc nắm được quan niệm nghệ thuật của ông.

Đặc biệt, trong việc sử dụng dạng thời gian này, Sơn Nam rất chú ý đến việc sử dụng các từ ngữ chỉ buổi chiều, tối, khuya. Hầu như ông chỉ chú ý miêu tả câu chuyện từ buổi chiều cho đến gần sáng. Còn thời gian từ buổi sáng đến trưa được ông miêu tả ít hơn. Qua việc khảo sát bôn tập truyện trên, cho ta một cái nhìn đầy thuyết phục. Các từ ngữ chỉ: buổi chiều, tối nay, khuya, gà gáy canh ba,...được ông sử dụng đến 81 lần. Trong khi đó, các từ chỉ: trưa, buổi hừng sáng, sáng hổm sau,... chỉ có 30 lần. Việc sử dụng nhiều từ ngữ chỉ thời gian lúc từ chiều về sáng cũng cho ta thấy một cách biện chứng về điểm nhìn của Sơn Nam trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Phần lớn các truyện ngắn của Sơn Nam là vẽ lại mảnh đất Nam Bộ xưa cho nên những gian lao, vất vả của con người thời khai hoang thường gặp phải là lúc ban đêm. Vì ban đêm thú dữ, muỗi mồng mới nhiều; rồi sương xuống, cọp rống, chim kêu, sấu lội,... chính là những nỗi e ngại của con người thời khẩn hoang: "Trời chạng vạng, nghe cọp rống, mây ổng úp mặt xuống đất nên có tiếng dội" [27,15]; "Trời đã quá chạng vạng. Ánh nắng thoi thóp, đỏ kể, trong giây phút trở sang màu tím bầm. Muỗi dậy ổ, kêu vo ve khắp gần xa. Loài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ếch nhái, côn trùng bắt đầu lên tiếng, chào mừng bóng tối đang tràn ngập qua nhanh chóng"

[26,93]. Và ban đêm cũng là thời gian để những "tay rìu" phá rừng, trộm cá; cũng là lúc bọn thực dân xâm lược bố ráp, bao vây để giết hại bao người dân vô tội: "Đêm ấy cả xóm đều bị

58

bao vây... Người chết quá nhiều. Người còn sống quá ít. Làm sao mà chôn? Ban đầu còn bó

thây bằng chiếu, mỗi hầm chôn một người. Sau cùng, cứ chôn chung một hầm, đủ già trẻ bé

lớn. Khiêng nhiều chuyến quá sanh ra mệt mỏi! Họ không đặt xác chết lên tấm ván để khiêng.

Họ khiêng bằng võng, đặt hai xác chết trên một võng, người trờ đầu phía trước, người trở đầu

phía sau" [26,97].

Nhìn chung, ương truyện ngắn của Sơn Nam, các yếu tố chỉ thời gian, như: đêm, khuya, gà gáy văng vẳng... không chỉ để miêu tả cái hoang vắng của khung cảnh Nam Bộ thuở xưa mà còn để nói lên cái buồn, cái lắng đọng suy tư, nó như là cảm quan nghệ thuật của tác giả về vùng đất và con người Nam Bộ. Đó là nỗi vất vả của những tiền nhân buổi đầu khai phá, đó là nỗi đau của những con người khai thác sản vật trên quê hương mình lại bị bắt vì cho rằng "xứ này của Tây". Vì vậy, ẩn chứa trong chiều sâu của tác phẩm là một nỗi niềm da diết khôn nguôi của tác giả về mảnh đất và con người mà mình yêu quý.

Không gian và thời gian là những mặt khách quan của cuộc sống, mà văn học lấy cuộc sống làm chất liệu thì không gian và thời gian nhất định phải được phản ánh trong văn học. Nhưng thời gian trong văn học không phải lúc nào cũng trùng khít với thời gian ngoài đời. Không gian và thời gian trong tác phẩm được thể hiện rộng hơn, với nhiều chiều kích khác nhau. Đó là không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là cách sắp xếp, tổ chức của tác giả về các loại hình thời gian, không gian nhằm thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống và con người. "Thời gian và không gian trong văn học không phải chỉ là vấn đề thuần túy nghệ thuật mà còn là vấn đề thế giới quan, vấn đề tư tưởng" [64,146].

Qua việc khảo sát không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Sơn Nam, người đọc có thể hiểu được quan niệm nghệ thuật của ông. Bởi không gian và thời gian không chỉ là cái khung cho kết cấu của một tác phẩm mà nó còn vừa là nội dung, vừa là tư tưởng của tác phẩm. Nó biểu đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm, thể hiện cái nhìn của nhà văn đối với cuộc đời. Và đồng thời cũng thể hiện cảm hứng của nhà văn trong việc chọn lựa dạng thời gian và không gian đó. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn sơn nam (Trang 53 - 68)