Không gian tâm tưởng

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn sơn nam (Trang 43 - 46)

6. Câu trúc của luận văn

2.1.3.Không gian tâm tưởng

Ngoài hai hình tượng không gian vừa kể trên, trong truyện ngắn Sơn Nam còn xuất hiện một loại hình không gian nữa, đó là không gian tâm tưởng. Không gian tâm tưởng xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn Sơn Nam. Nó chuyển tải được những nỗi niềm của tác giả, những băn khoăn, trăn trở từ trong sâu thẳm cõi lòng của ông. Đó là những hoài mong về một ngày đất nước sạch bóng quân thù, những day dứt, nhói đau khi quê hương rơi vào tay giặc. Những đay nghiến, dằn vặt, căm hận khi kẻ thù đến xâm lược, vơ vét của cải, tài nguyên thiên nhiên. Điều này thể hiện rất nhất quán đối với cảm hứng yêu nước của ông- yêu nước theo một dạng khác: chỉ đau đớn ngậm ngùi mà rất ít xông pha nơi trận mạc. Trong Hòn cổ Tron, Sơn Nam cho ta thấy tâm trạng đau buồn của ông Từ Thông khi vô đến chợ Rạch Giá. Mọi thứ dường như đảo lộn trước mắt ông khi Pháp đến chợ Rạch Giá. Ông dường như không tin vào mắt mình khi bỗng dưng mình trở thành con người mất tự do trên quê hương bản quán mình: "Chưa

vô tới bờ chợ Rạch Giá là ông Từ Thống cảm thấy cuộc đời đảo ngược, từ địa vị hoàn toàn tự

do đến chỗ mất tự do. Ông trung thành với đất nước nhưng cớ sao đất nước đối xử với ông quá bạc bẽo, ghẻ lạnh?" [26,16]. Cùng tâm trạng với ông Từ Thông là lục cụ Tăng Liên. Nhưng lục cụ Tăng Liên lại ở vào một trường hợp khác, rất khó xử. Ông không thể nào chịu được khi buộc đem ghe của nhà chùa để đua ăn mừng một ngày lễ của Tây. Nhưng không đua thì không được, tâm trạng ông rối bời bời, cuối cùng phải đành chấp nhận mặc dù ông không muốn: "Lục

cụ Tăng Liên nghiêm mặt lại. Đem ghe ngó cửa nhà chùa để đua ăn mừng một ngày lễ chẳng

liên quan gì đến dân mình nghĩ cũng khó xử thật. Không tham dự là chống lại với nhà nước

Lang Sa, còn tham dự thì mất cả ý nghĩa thiêng liêng" [26,78]. Ở đây, nỗi lòng của ông Từ

Thông, của lục cụ Tăng Liên cũng chính là nỗi lòng của tác giả. Tác giả đã mượn hình ảnh của hai nhân vật này để nói lên tâm tư tình cảm của mình- một tình cảm dạt dào đối với đất nước quê hương. Sơn Nam là một người rất ý thức với thân phận của người dân mất nước nên trong hầu hết truyện ngắn của ông, cảm hứng yêu nước cũng luôn hiện diện với nhiều dạng thức khác nhau. Có khi là một nỗi đau ngậm ngùi, có khi là một nỗi buồn man mác, có lúc cũng sục sôi căm hờn. Hầu hết các truyện ngắn của ông dù viết về đề tài gì, dù diễn ra ở đâu cũng ẩn chứa một tấm lòng yêu nước dạt dào. Mặc dù đôi lúc ông cố tình giấu nó đi, để tránh sự kiểm duyệt của kẻ thù, nhưng người đọc vẫn nhận ra và từ đó mà có sự đồng cảm với ông. Nhưng đôi khi quá bức xúc ông cũng không ngại ngần gì mà không bộc lộ nỗi lòng mình: "Vào cuối năm

44

1945, thực dân Pháp đem bỉnh ròng tướng mạnh qua xứ "Nam kỳ thuộc địa" để tái lập trật tự an ninh. Đầu năm 1946, dân chúng ở rạch Cái Càu ăn một cái tết không ra tết vì các tỉnh lỵ miền Hậu Giang đã lọt vào tay quân Pháp cả rồi" [34,9]. Trong truyện ngắn Hai ông già cũng vậy, Sơn Nam miêu tả sự trăn trở của thầy giáo Trích khi được giới thiệu làm thông ngôn cho Pháp. Vì sinh kế nên ông phải nhận lời. Nhiứig nhận lời rồi ông lại bâng khuâng, vì ông cho rằng làm thông ngôn cho Tây thì cũng chính là đã theo Tây, nhưng theo Tây một cách "sạch sẽ". Trong hoàn cảnh khó khăn như thế, sự đấu tranh tư tưởng ở thầy giáo Trích đã diễn ra. Cuối cùng ông đã nhận lời, dù đó chỉ là sự miễn cưỡng: "Trên đường đi ra chợ T.B, trong một

thoáng, thầy ta hơi chạnh lòng, làm sao lừa dối lương tâm được. Như vậy là... theo Tây rồi!

Một kiểu theo Tây hơi sạch sẽ" [34,105]. Mặc dù là người không trực tiếp tham gia cầm súng chiến đấu, nhưng Sơn Nam theo dõi rất sát tình hình của đất nước, nhất là đối với vùng đất Nam Bộ. Những diễn biến về chính trị, quân sự, những đổi thay về văn hoa đều được ông theo dõi một cách sát sao. Chính vì lẽ đó mà ông thấy được sự đổi thay của đất nước, có niềm tin tất thắng vào cách mạng. Cho nên trong các truyện ngắn của ông đâu chỉ có những ngậm ngùi khi đất nước tang thương, đâu chỉ có những đắng cay của người dân nô lệ, mà nó còn có cả một niềm tự hào về lịch sử, truyền thống văn hoa dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự đổi thay của đất nước, tin rằng quê hương sẽ sớm sạch bóng quân thù, tương lai đất nước ngày càng xán lạn. Ở truyện ngắn Miếu Bà Chúa Xứ, Sơn Nam cho ta thấy được tội ác man rợ của những tên thực dân xâm lược và niềm tin tưởng vào tương lai của đất nước. Sơn Nam để cho nhân vật ông Tư Đạt trở về hồi ức của mình để kể lại tội ác dã man của kẻ thù. Lúc ấy, ông Tư Đạt là một đứa bé chăn trâu đã chứng kiến cảnh những tên xâm lược đến xóm Đìa Gừa, Gò Mã Lạn giết chết hết cả xóm. Đến nỗi, người chết nhiều hơn người sống nên chôn không xuể, khiêng không nổi, phải để võng khiêng một lần hai người. Ông Tư Đạt vô cùng ngậm ngùi và hờn căm, cảm thấy bất lực trước tội ác của kẻ thù, nhiữig ông còn có một niềm tin mãnh kiệt vào truyền thống văn hoa, lịch sử của dân tộc và ông tin rằng vận nước sẽ đổi thay: "Hay là họ buồn rầu khi nhìn

cậu bé chăn trâu còn sống sót thuở nọ giờ đây sống hẩm hiu. Từng vệt sao rơi, phải chăng đó

là những niềm tin tưởng soi bóng quyển sử trường cửu của đất nước, một quyển sử không có số

trương mà mỗi luống cày là một tở giấy bao la, mõi bụi lúa là một nét chữ khống nhòa, muôn

năm linh động?" [26,99]. Cùng một niềm tin vào sự đổi thay của đất nước ngày càng tốt hơn,

45

tin vào kiếp luân hồi, tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Ông đã lấy chuyện đạo để nói chuyện đời, lấy chuyện cõi phật để soi vào chốn trần thế, mượn nụ cười của đức Quan Âm để nhắn nhủ mọi người: hãy lạc quan yêu đời và hãy tin vào vận hội mới của đất nước, vì đất nước chắc chắn sẽ đổi thay: "Vạn vật đều biến đổi. Duy có nụ cười của đức Quan Ẩm bốn mặt...Bốn

mặt của Ngài nhìn bốn phía để cứu khổ chúng sinh, khuyên ai nấy trầm tĩnh vì sự đời mãi đổi

thay, thay đổi" [26,83].

Trong truyện ngắn Sơn Nam còn xuất hiện một dạng không gian khác nữa, mà chúng tôi tạm gọi là không gian huyền sử. Đây là dạng không gian do tác giả tưởng tượng ra, nhằm biểu đạt những ý tưởng mà không gian cụ thể không thể dung chứa: biểu đạt tình cảm, tư tưởng, tinh thần của con người. Trong truyện ngắn cửa Sơn Nam, không gian này giúp tác giả thể hiện tư tưởng của mình về phương diện văn hóa, lịch sử của vùng đất Nam Bộ, gắn liền với những huyền sử thời Nam Bộ khẩn hoang, gắn liền với việc tìm kiếm các di tích lịch sử, các dấu tích về những ngôi mộ cổ xưa. Trong Giấc mơ ngoài bãi tha ma, Sơn Nam xây dựng lên nhân vật Năm Kiểu bị ma giàu để cuối cùng Năm Kiểu phát giác đầu đuôi về cái chết của bà phủ ngọc. Và dân làng trong xóm cũng xác nhận "bà phủ ấy ở làng bên cạnh chết vào năm 1946". Năm

Kiểu sung sướng khi được ôm gói vàng và nằm cạnh người đẹp. Nào ngờ khi tình dậy thì thấy

mình đang nằm ở bãi tha ma, miệng thì đầy đất sét: "Bấy giờ anh ta mới hiểu rằng mình đã bị "ma bắt". Quả thật vậy! Chung quanh anh toàn là những gò mả, mới có, cũ có. Miệng anh bị

nhét đầy nào cỏ, nào đất sét. Tay anh cầm một khúc mía lau. Trong túi anh, nào đá sỏi, nào vỏ

chai dầu gió, nào vỏ chuối" [34,292]. Hay ở truyện Hai con cá, tác giả đã dựng lên một không gian huyền sử trong khung cảnh hang động vào đêm tối. Tác giả để cho nhân vật xưng tôi nửa mê nửa tỉnh, những sự việc xảy ra không biết là thực hay mơ khi mà ông già Từ Thông câu được hai con cá mà nhân vật xưng tôi lại thấy là một thiếu nữ và một kép hát bội nam. Rồi đêm khuya có ông già đẩy cửa vào nói chuyện với mọi người, hai con cá đang nướng trên lửa mà mắt cứ mở, mình vẫn giãy đành đạch. Khung cảnh diễn ra vừa thực vừa ảo, vừa huyễn hoặc. Và hiện tượng đó được ông già Từ Thông giải thích là do ông đi câu ở vùng thiêng liêng của ông hoàng tử Cảnh. Hai con cá và ông già đó là linh tướng, là gia nhân của ông hoàng. Những sự kiện đó nhằm tồn vinh thêm sự yêu mến của người dân đối với ngôi mộ của hoàng tử Cảnh ở Phú Quốc: "Mả ông hoàng tử Cảnh hiện giờ ở ngoài Phú Quốc, dì tích hãy còn, gọi là cây

46

quét lại, tư niên mãn mùa, trên nấm mộ chẳng thấy lá da nào hết, thiệt là... trời quét mộ cho

hoàng tử... Bao nhiêu cá tôm ở gần Hòn Tre là bấy nhiêu quân sĩ của ổng..." [34,279]. Tâm

trạng của nhân vật ở đây cũng chính là tâm trạng của tác giả, thể hiện sự yêu kính của mình đối với tổ tiên trong thời khai hoang mở cõi: "Và tôi bắt đầu tin rằng ở đầu gánh cuối bãi... có thể có ma nhát! Nhưng loại ma đó hiền hậu, nên thơ lắm. Đồng bào địa phương giữ mãi dấu ấn xưa, mơ màng vì nó gắn bó với việc mở nước đầy gian lao" [34,280].

Mặc dù không gian huyền sử không xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của Sơn Nam nhưng nó cũng góp phần cùng các loại hình không gian khác thể hiện được tư tưởng, tình cảm của ông đối với mảnh đất Nam Bộ. Đặc biệt là ở dạng không huyền sử, nó cho phép tác giả góp phần lí giải các hiện tượng tự nhiên, thể hiện được tình cảm của mình đối với cha ông thời mở đất, tìm về cội nguồn xưa. Điều này cũng góp phần khẳng định thêm cảm hứng yêu nước trong truyện ngắn của Sơn Nam là một trong những nguồn cảm hứng chính.

Nhìn chung, phần lớn không gian trong truyện ngắn Sơn Nam là không gian sông rạch, không gian chợ búa của vùng đất Nam Bộ. Do đó, không gian thiên nhiên xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn của ông. Chính cái không gian bao la rộng lớn này đã tạo cho con người ở đây có những tính cách đặc trưng, đó là trọng nghĩa khinh tài, nghĩa khí hào hiệp, yêu quê hương đất nước.

Ngoài ra, trong truyện ngắn Sơn Nam ta còn thấy không gian huyền sử, không gian hồi ức giúp ông bộc lộ được nỗi lòng mình đối những giá trị truyền thống của dân tộc, đối với tổ tiên đã dày công mở mang bờ cõi, từ đó giúp ông cảm thấy yêu mảnh đất mình đang sống, yêu quê hương làng xóm, yêu đất nước mình hơn. Chọn các hình tượng không gian này để thể hiện cho hết nỗi lòng mình đối với mảnh đất mình yêu mình quý cũng là một trong những nét đặc sắc ương truyện ngắn của Sơn Nam, và đó cũng là một trong những đặc trưng riêng của ông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn sơn nam (Trang 43 - 46)