Con người nghĩa khí, hào hiệp

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn sơn nam (Trang 26 - 29)

6. Câu trúc của luận văn

1.2.1.Con người nghĩa khí, hào hiệp

Sơn Nam là người đi nhiều nên ông hiểu rộng, nắm khá rõ về tính cách của con người Nam Bộ. Do đó, con người Nam Bộ trong truyện ngắn của ông là một sự phản ánh sinh động và chân thật về con người Nam Bộ trong cuộc đời thực. Đó là những con người nghĩa khí, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, sống rất là " điệu nghệ ", sẩn sàng cưu mang những người thất cơ lỡ vận. Chẳng màng gian khổ hiểm nguy để hành hiệp trượng nghĩa, thậm chí sấn sàng chấp nhận hy sinh tính mạng của mình để làm tròn đạo nghĩa:

Dấn mình vô chốn chông gai,

Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân.

Lao xao sóng bủa dưới lùm,

Thò tay vớt bạn chết chìm cũng ưng.

Đó là tính cách của con người Nam Bộ mà đặc tính của một vùng đất qui định nên. Vùng đất Nam Bộ thời khẩn hoang với bao thú dữ tràn đầy, thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo nên tính cách hào hiệp của con ngươi ở đây. Vùng đất Nam Bộ thời khẩn hoang thì đất rộng người thưa cho nên họ sẩn sàng cưu mang những người thất cơ lỡ vận, những người từ xa đến đây. Thứ nhất là để cho có bạn. Thứ hai là cùng hợp lực để khai khẩn đất hoang, chống lại thú dữ đang hoành hành. Cho nên trong Vọc nước giỡn trăng, ta thấy ông Năm Lượng sẩn sàng CƯU mang anh Điệu vì cảm thương anh Điệu bơ vơ: "Điệu mới đến ngọn rạch này từ sáu ngày rày.

Anh chưa có nghề gì sanh sống, khống ai quen thuộc để dạy bảo những bước đẩu tiên trên đường đời. Cha mẹ anh nghe đâu mát sớm. Ông Năm Lượng nghĩ vậy mà thương gọi về ở

27

bọc chở che, nhưng Điệu không gì thế mà tỏ ra ỷ lại hay lười biếng, mà trái lại anh rất buồn, buồn vì phải ngồi không ăn bám, buồn vì không có công ăn chuyện làm. Điều này cũng thể hiện được cái nghĩa khí trong anh. Cho nên khi ông Năm Lượng hỏi tại sao anh buồn thì anh đáp ngay: "Dạ, ở không hoài sinh buồn bực, phải có công chuyện gì làm ăn như thiên hạ thì

mới vui". [33,55]. Rõ ràng đó là tính cách của con người Nam Bộ, họ không bao giờ sống bám

vào người khác, nếu được cưu mang thì họ sẩn sàng làm lụng để đáp trả lại sự cưu mang đó. Đây là đặc điểm chung của người Việt, nhưng nó được thể hiện rõ nét ở người Việt phương Nam thời khẩn hoang.

Sự tương trợ lẫn nhau giữa những con người mới đến vùng đất Nam Bộ này sinh sống còn được thể hiện trong truyện Bác vật xà bông, khi ông bác vật X. đến vùng Xeo Bần ở, mọi người sẩn sàng chào đón ông mà không hề thây quyền lợi của mình bị xâm phạm. Và cũng chính bản thân ông bác vật này cũng không hề coi mình là chủ của một vùng đất bao la rộng lớn, tham lợi một mình, đuổi những người khác ra đi. Mà trái lại, ông còn khuyến khích mọi người đến cất nhà ở xung quanh mình cho vui: "Ai lỡ cất nhà nơi đâu, cứ yên lòng ở đó. Tôi

không bao giờ có ý đuổi bà con. Tôi còn muốn kêu gọi bà con đến thêm, ở đông chừng nào vui

chừng nấy. Thỉnh thoảng mời bà con vô nhà tôi chơi. Lúc nào tôi cũng ở nhà để lo việc khoa

học. Tánh tôi bình dân lắm, ai có chuyện gì khó hiểu tối sẩn sàng giải thích" [26,45].

Tinh thần tương trợ còn được thể hiện trong Một cuộc biển dâu, khi cha con thằng Kìm bơ vơ nơi xứ lạ quê người, và không may cho nó khi ba nó chết bất thình lình giữa đồng nước mênh mông. Trong lúc tâm trí rối bời như thế, ông bà Hai Tích đã sẩn lòng giúp nó chu toàn chuyện chôn cất: "Nghe thằng Kìm thuật lại hoàn cảnh cửa cha nó, ông Hai Tích thở dài, gợi

bà Hai nấu cơm thêm để thằng Kìm cùng ấn (...) Bà Hai nói:

- Tội nghiệp. Thân nó đơn chiếc mà gặp cảnh này...

Ông Hai càu mày:

- Biết vậy thì tại sao hồi nãy bà tiếc cái cối xay lúa? Bộ bà muốn cho ba nó nổi sình lềnh

bềnh trên mặt nước hay sao?

- Đừng nối nữa ông ơi. Tới mùa nước giựt, bề nào ông cũng ráng nhớ hốt xương, chôn

28

Sự nghĩa khí của con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam còn thể hiện ở chỗ họ sẽ rất mang ơn và sẵn sàng trả ơn cho những người đã cưu mang hay giúp đỡ mình. Cũng trong

Bác vật xà bông, khi bà con ở vùng Xeo Bần học được nghề làm xà bông của ông bác vật X , họ đem ra chợ bán, có tiền họ cũng không quên rằng nhờ có khoa học của ông nên họ mới được như vậy. Cho nên : "Mỗi khi đi bán từ xa trở về, họ không quên mua tặng cho dượng vài gói trà

Kỳ Chưởng" [26,52]. Hay ữong Bắt sấu rừng U Minh Hạ, khi ông Năm Hên giúp dân làng bắt

hết những con sấu thì dân làng mang ơn ông vô cùng, họ vừa đổ xô ra xem sấu bị bắt - chiến tích của ông, họ vừa hỏi tư Hoạch ông ở đâu để đền ơn cho ông : “Xóm mình nhất định đền ơn ổng một số tiền, nuôi ổng cho tới già" [26,172]. Và ông Năm Hên không hề có ý chờ cho dân

chúng Cái Tàu này đền ơn mình, nên đã lặng lẽ ra đi. Con người Nam Bộ là vậy đó, khi được giúp đỡ, chở che thì canh cánh trong lòng một món nợ đối với người làm ơn cho mình, còn kẻ làm ơn thì tâm niệm : "Làm ơn há dễ trông người trả ơn".

Sự hào hiệp của con người Nam Bộ còn được thể hiện ở chỗ gặp việc nghĩa phải làm, làm vì bổn phận chứ không phải để cầu vinh. Cho nên khi chú Tư Đức giết xong con sấu, kiểm lâm Rốp kêu "chú làm chức " bếp" ăn lương mỗi tháng mười lăm đồng bạc" thì chú Tư Đức cười:

"Vì đất nước chứ đâu phải vì danh vì lợi. Sách có chữ: "Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng"." [26,197]. Bởi vì, chú Tư Đức giết con sấu đâu phải để được khen thưởng, mà là để trừ họa cho dân làng, để mọi người được yên ổn mà lo làm ăn. Cũng chính vì con người Nam Bộ nghĩa khí như thế nên họ không thể nào chấp nhận được sự lừa lọc, giả dối. Bởi vậy, lúc đầu khi thầy Hai rắn loan tin là mình có bùa bắt rắn của Phật Thầy Tây An ỏ núi Sam truyền lại thì bà con ở rạch Thuồng Luồng phản đối: "Nói dóc! Chân ướt chân ráo

mới tới xứ này mà không để cho người ta thương!" [26,34]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, cuộc sống của con người Nam Bộ thời khẩn hoang trong truyện ngắn của Sơn Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc chống lại thiên tai địch họa, cho nên họ phải sống tương trợ lẫn nhau, cùng nhau chung sức đánh đuổi thú dữ, tạo lập cho cuộc sống ngày càng thêm ổn định và sung túc. Chính điều đó đã hình thành nên tính cách của họ. Một trong những tính cách đó là, sự nghĩa khí và tinh thần hào hiệp.

29

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn sơn nam (Trang 26 - 29)