1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban

69 696 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 674,61 KB

Nội dung

Như vậy, không có ngôn từ thì không có tác phẩm văn học, bởi ngôn từ đã vật chất hóa, cụ thể hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, cốt truyện … Với tiểu thuyết, một thể loại tiêu biểu c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

===***===

NGUYỄN THỊ THANH THÙY

NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT

Y BAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

===***===

NGUYỄN THỊ THANH THÙY

NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT

Y BAN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

ThS NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI – 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian cố gắng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với

đề tài Ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và

sâu sắc nhất tới cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh - người đã hướng dẫn tận tình

để tôi hoàn thành khóa luận này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình để tôi hoàn thành khóa luận này

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh Tôi xin cam đoan:

Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi

Những gì được triển khai trong khóa luận không trùng khớp với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Thùy

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của khóa luận 8

7 Bố cục khóa luận 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975 9

1.1 Ngôn ngữ văn học và vai trò của ngôn ngữ trong sáng tạo và tiếp nhận văn học 9 1.2 Một số đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 12

1.2.1 Ngôn ngữ mang nhãn quan hiện thực đời thường 13

1.2.2 Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin và tính triết luận 14

1.2.3 Ngôn ngữ mang tính đa dạng về giọng điệu 15

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN 17

2.1 Ngôn từ trong ý thức sáng tạo của Y Ban 17

2.2 Một số đặc điểm cơ bản của ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban 19

2.2.1 Ngôn ngữ đời thường 20

2.2.2 Ngôn ngữ chợ búa, vỉa hè 23

2.2.3 Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn y học 25

2.3 Ngôn ngữ trần thuật đa giọng điệu 28

2.3.1 Ngôn ngữ trần thuật mang giọng bi hài, mỉa mai 29

2.3.2 Ngôn ngữ trần thuật mang giọng sắc lạnh, tỉnh táo, gai góc 35

2.3.3 Ngôn ngữ trần thuật mang giọng chiêm nghiệm triết lí 41

2.3.4 Ngôn ngữ trần thuật mang giọng tâm tình, xót thương 44

Trang 6

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ THỦ PHÁP SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG TIỂU

THUYẾT CỦA Y BAN 50

3.1 Sử dụng lớp ngôn ngữ báo chí ngắn gọn mang đậm lượng thông tin 50

3.2 Sử dụng kết hợp lớp từ cổ, từ địa phương 52

3.3 Sử dụng linh hoạt các kiểu câu 52

3.4 Câu văn liền mạch, không xuống dòng 55

3.5 Ngôn ngữ mạng, sử dụng hình thức viết thư 56

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất của văn học Nói như

M Gorki: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó

và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - là chất của văn học” Như vậy, không có ngôn từ thì không có tác phẩm văn học, bởi ngôn từ đã vật chất hóa, cụ thể hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, cốt truyện …

Với tiểu thuyết, một thể loại tiêu biểu của văn xuôi nghệ thuật thì ngôn

từ lại càng đóng vai trò quan trọng Trong tiểu thuyết, ngôn ngữ được xem là một trong những phương diện quan trọng nhất để khu biệt nó với các thể loại văn học khác Qua đây, tiểu thuyết thực sự tạo thành một trung tâm hoàn toàn mới mẻ, năng động và sáng tạo Những cách tân độc đáo của thể loại này có thể được tìm thấy trên các khía cạnh khai thác ngôn từ như: tổ chức lời văn nghệ thuật, đặc điểm từ ngữ, câu văn, các thủ pháp sáng tạo về ngôn ngữ,… Trong việc nghiên cứu một tác phẩm văn học nói chung, một tiểu thuyết nói riêng thì tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng hàng đầu

1.2 Văn học là bức tranh chân thực phản ánh đời sống Theo dòng chảy

của thời gian, văn học cũng có những thay đổi cho phù hợp với cuộc sống mới, với nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ mới Đổi mới, sáng tạo là quy luật phát triển của văn học mọi thời Văn học sau năm 1975 là một cuộc chuyển dòng ngoạn mục của tiến trình văn học dân tộc Sau năm 1975 đặc biệt là từ thời kì đổi mới (1986) nền văn học nước nhà có nhiều biến chuyển và khởi sắc Sự đổi mới diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau: từ cảm hứng chủ đạo, quan niệm nghệ thuật về con người đến các phương thức thể hiện Trong dòng chảy

ấy thấy nổi lên một số tên tuổi tiêu biểu mà khởi sắc là sáng tác của đông đảo các cây bút nữ vừa trẻ về tuổi đời, vừa giàu nội lực sáng tạo Đây là thời kì

mà người ta thường gọi là thời kì “văn học mang gương mặt nữ” Y Ban là một trong những gương mặt nổi bật ấy Cùng với Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan

Trang 8

Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Việt Hà, chị là người có nhiều đóng góp trong việc tạo nên diện mạo của đời sống văn học đương đại

Y Ban là một trong những nhà văn có những tìm tòi sáng tạo lối viết, cây bút nữ quen thuộc trong làng văn học hiện đại những năm đổi mới Chị xuất hiện nổi bật từ giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ

Quân đội (1989- 1990) với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và Chuyện một

người đàn bà Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực truyện ngắn, Y Ban còn sáng tác

cả tiểu thuyết Lần đầu tiên nhà văn cho ra mắt cuốn tiểu thuyết Đàn bà xấu

thì không có quà (2004) đã thu hút sự quan tâm của độc giả và giới phê bình,

kích thích được cảm hứng tranh luận trên văn đàn Lần lượt sau đó là các tiểu

thuyết: Xuân Từ Chiều (2008) - Giải C cuộc thi viết tiểu thuyết lần thứ ba (2006- 2010) của Hội Nhà văn Việt Nam, Trò chơi hủy diệt cảm xúc (2012)

Đã có không ít những cuộc phỏng vấn, những bài báo, tạp chí, không ít những cuộc trao đổi trên các diễn đàn về tiểu thuyết của Y Ban, trong đó có cả những trang diễn đàn đăng tải trên mạng internet của người Việt ở nước ngoài

Càng viết, độ chín ngòi bút Y Ban càng đậm đà Chị đi vào các ngõ ngách cuộc sống với những trang viết chân thật, dung dị, có lúc bạo liệt Sáng tác của chị được nhiều người đón đọc Nhiều tác phẩm có những dư vang, ám ảnh day dứt Với những tác phẩm táo bạo đổi mới trong nghệ thuật, tư tưởng, đến nay, Y Ban đã có những đóng góp nhất định cho văn học nước nhà thời kì đổi mới Hơn nữa, việc nghiên cứu tiểu thuyết của một cây bút tiêu biểu của văn học đương đại như Y Ban là cần thiết Đây cũng là lí do thôi thúc tác giả khóa luận lựa chọn đề tài kể trên

1.3 Một điều đặc biệt quan trọng với tác giả khóa luận – một giáo viên

Ngữ văn ở ngưỡng cửa tương lai, thông qua tìm hiểu ngôn từ trong tiểu thuyết

Y Ban, người viết sẽ có cơ hội tốt để nâng cao trình độ tư duy và thao tác tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật – một phương diện, một chất liệu đặc thù của văn học nghệ thuật Đây được xem là phần việc quan trọng hàng đầu với người dạy văn Bởi chỉ khi có một năng lực tư duy nhạy bén và thành thục với các thao

Trang 9

tác giảng dạy tác phẩm, người giáo viên mới có thể giúp học sinh đến được với cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương

Xuất phát từ những lí do đã trình bày ở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài

Ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban Qua đó, người viết, một mặt, tìm hiểu những cách tân mới mẻ của Y Ban trên góc độ ngôn ngữ nghệ thuật, mặt khác, nhằm ghi nhận những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam đương đại về phương diện này

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Các bài viết về tác phẩm của Y Ban in trên các báo và tạp chí

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, văn học xuất hiện nhiều cây bút trẻ, đây là một sự kiện mới được nhiều người chú ý trong đó nhiều tác giả đã quan tâm tới những sáng tác của Y Ban

Nhận định về sáng tác của Y Ban, nhà nghiên cứu phê bình văn học Bùi Việt Thắng trong bài “Một giọng nữ trầm trong văn chương” đã chỉ ra những cái được và những cái chưa được trong truyện của Y Ban: “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống tiêu biểu”, cũng trong bài viết này ông khái quát:

“Truyện của Y Ban có thể được xếp vào dạng tâm tình - không đặc sắc về cốt

truyện và tình tiết song lại có khả năng lắng đọng trong người đọc bởi chiều sâu tâm tư của tính cách da diết của tình đời, tình người” [31] Vẫn là của tác

giả Bùi Việt Thắng, bài viết “Khi người ta trẻ” in trên báo Văn nghệ số

43/1993, Y Ban cũng là một nhà văn nhận được nhiều lời ngợi khen từ tác giả: “Y Ban quan tâm đến yếu tố thời gian nghệ thuật nên truyện của chị đậm

chất chiêm nghiêm, triết lí” [30]

Báo Văn nghệ số 25/2003, đăng bài “Y Ban và những thân phận đàn

bà” của Xuân Cang Trong đây, tác giả đã phân tích và lí giải về cách xây dựng nhân vật nữ của Y Ban Ông đánh giá: “Y Ban là một người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm và chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người” [9]

Trang 10

Trong “Báo cáo kết quả cuộc thi văn xuôi về đề tài Hà Nội”, giám đốc Nhà xuất bản Hoàng Ngọc Hà đánh giá cao tác phẩm của chị: “Y Ban (giải B) lại có một lối kể chuyện thật thản nhiên, không bình phẩm mà dẫn người đọc vào những suy tư và tự xem lại cách sống của mình”

Nhìn chung những bài viết về sáng tác của Y Ban in trên các báo và các tạp chí chưa thực sự phong phú về số lượng và chưa sâu về mức độ khảo sát

Đa số các tác giả chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu, nhận diện tác giả mà chưa có những nghiên cứu cụ thể các bình diện của tác phẩm

2.2 Các bài viết, trao đổi về tác phẩm của Y Ban trên các trang diễn đàn và báo mạng

Các bài viết và đánh giá về những tác phẩm của Y Ban trên mạng internet chủ yếu là quan điểm và cảm nhận của độc giả nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp Số lượng rất phong phú, dưới đây xin được hệ thống một số bài viết của các nhà báo và một số cuộc trao đổi của độc giả là thành viên của những diễn đàn có uy tín trên mạng

Trên trang www.phunucali.com một trang tạp chí của người Việt Nam ở nước ngoài có đưa bài viết khá công phu về “Tình dục và văn

chương nữ giới trong nước” của Nguyễn Mạnh Trinh Bài viết thể hiện một

cái nhìn khá cởi mở về vấn đề tình dục trong văn chương Nguyễn Mạnh Trinh đã tìm hiểu tương đối kỹ lưỡng về phản ứng của dư luận trong nước đối

với một số tác phẩm mang yếu tố sex mà tác giả là các nhà văn nữ: Bóng

đè (Đỗ Hoàng Diệu), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Tre rừng (Năm

con Ngựa Trời), I am Đàn bà (Y Ban)

Cũng trên diễn đàn này, thống kê cho thấy có tới hơn hai mươi bài viết của các thành viên trao đổi xung quanh chủ đề “Yếu tố tình dục trong văn Y Ban từ góc nhìn văn hóa” Đa số các ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm có chứa sex của Y Ban trong đó có nhiều bài viết sắc sảo, thú vị tỏ ra người viết

là độc giả có trình độ

Trang 11

Mới gần đây khi Nhà xuất bản Phụ nữ cho phát hành tiểu thuyết Xuân

Từ Chiều (6/2008), trên báo mạng cũng liên tục có những bài viết về tác phẩm

này Chưa có nhiều bài viết đi sâu mà chủ yếu là những tóm tắt về số phận của ba nhân vật và đều thống nhất ở những nhận định chung về nội dung cũng như lối viết của nhà văn

Trang www.evan.vnxpress.net có bài viết “Xuân Từ Chiều” của Thanh

Huyền Tác giả nói về người đàn bà ẩn sau câu chuyện “Xuân Từ Chiều câu

chuyện về ba người đàn bà bị trêu ngươi Hình bóng thứ tư hoặc nhẹ lẫn vào

ba con người đó là dáng dấp của Y Ban – người viết có khuôn mặt cười nhưng đã không ít bận nuốt nước mắt vào trong những khi mải mốt đi tìm hạnh phúc” Cuối bài viết tác giả đã nhận định thêm về kết cấu của cuốn tiểu thuyết: “Truyện không có một cái cốt chặt chẽ mà như một ghi chép lộn xộn, ngẫu hứng những lời kể của người trần thuật Nhà văn dường như cũng chỉ kể một cách tự nhiên mà không quan tâm đến việc kiến tạo cho câu chuyện của mình một cấu trúc Lối kể đó phù hợp với những chuyện vặt vãnh trong nhà, ngoài phố, nhìn đến đâu kể đến đó Và vì thế mà tác phẩm cuốn hút” [18]

“Xuân Từ Chiều – chua xót với nỗi con người” là tên bài viết của Trần

Thanh Hà được đẩy trên trang báo www.antd.vn, tác giả không đi sâu vào phân tích tác phẩm mà có tính chất tóm tắt nội dung và nhận diện lối viết mới

mẻ của Y Ban: “Nhà văn Y Ban vốn chuyên viết về đàn bà, lần này chọn một cách viết rất đàn bà, là lối kể chuyện vô cùng ngồi lê đôi mách Chính bởi cách viết này mà tất cả những câu chuyện to nhỏ trong đời sống của người đàn bà đều được truyền tải một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn… Mới đọc tưởng đây chỉ là chuyện ngồi lê đôi mách của đàn bà, nhưng càng đọc càng

thấy chua xót với nỗi đàn bà, nỗi con người trong thời đại chúng ta” [14]

Cũng trên tinh thần của những bài viết trên, Nguyễn Đức Dương cũng

bị lay động và day dứt bởi “những câu chuyện rất thường” của Xuân Từ

Chiều: “Cũng ám ảnh và dữ dội không kém I am Đàn bà, Xuân Từ Chiều là

câu chuyện về cuộc đời của những người phụ nữ mà chúng ta có thể dễ dàng

Trang 12

bắt gặp khuôn mẫu trong xã hội… Hãy đọc tác phẩm để thấy được một phần của mình trong đó” [12]

Mở đầu cho bài phỏng vấn của mình với nhà văn Y Ban, nhà báo Hà Linh cũng có những cảm nhận riêng của mình về những tác phẩm: “Vẫn viết

về phụ nữ, cuốn tiểu thuyết mới của Y Ban là câu chuyện về ba người đàn bà

bị trêu ngươi Tác phẩm mở ra một không gian của một cái chợ đời, nơi nhân

vật buôn chuyện buồn số phận, những mong mua lấy chút nhân tình” [19] Bài viết “Xuân Từ Chiều – một lát cắt mới về cuộc sống người phụ nữ”

của Minh Văn Chất cũng là lời giới thiệu về nội dung của cuốn sách kèm theo

những cảm nhận rất riêng: “Đọc Xuân Từ Chiều độc giả dường như nín thở,

hồi hộp lo lắng cho những nhân vật của tác phẩm, mạch tiểu thuyết diễn tiến nhanh, liên tục như cuốn hút độc giả từ trang đầu đến trang cuối của tác phẩm Với kết cấu liền mạch (không chia đoạn) có vẻ như Y Ban đã lấy một hơi dài

để kìm nén cảm xúc lòng mình, để viết và chỉ thở hắt ra khi đã tuôn trào hết Chính điều đó đã tạo nên sự hụt hẫng, lắng đọng trong lòng độc giả khi đọc hết tác phẩm” [10]

Mới gần đây khi nhà văn cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Trò chơi hủy

diệt cảm xúc cũng đã gây được nhiều tranh luận trên văn đàn văn học đương

đại Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận xét: “Cuốn sách này bày ra một trò chơi? Hay là một sự thật… Trò chơi đã cuốn các nhân vật tham gia vào những cười khóc, những lú lẫn và những bừng tỉnh… Khi Y Ban chọn trò chơi này thì chị đã chọn được một cách thể hiện rất đặc biệt và vô cùng hiệu quả cho cuốn tiểu thuyết mới của mình” [5]

Nhìn lại chặng đường đã qua, ta thấy có nhiều ý kiến bình luận khác nhau về các tiểu thuyết của Y Ban và hầu hết đều khẳng định vị trí quan trọng của tác phẩm trong loại hình tiểu thuyết đương đại Những công trình nghiên cứu tuy nhiều nhưng chưa tập trung đi sâu vào tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật một cách toàn diện, sâu sắc Tìm hiểu sâu ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết

Y Ban, tác giả luận văn muốn góp phần tạo thêm cơ sở vững chắc vào việc

Trang 13

khẳng định tài năng của Y Ban, đồng thời qua đó thấy được sự cách tân của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của khóa luận là tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo về ngôn

từ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Y Ban; chỉ ra những thủ pháp tiêu biểu trong sáng tạo ngôn từ của nhà văn, tất nhiên không tách rời nó với việc thể hiện, làm sáng tỏ giá trị nội dung của các tiểu thuyết

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1 Xuất phát từ việc nắm vững những kiến thức về ngôn từ văn học

nói chung và ngôn từ trong tiểu thuyết đương đại nói riêng, khóa luận có nhiệm

vụ chỉ ra những đặc điểm cơ bản về ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Y Ban

3.2.2 Khóa luận đi sâu phát hiện những sáng tạo độc đáo về ngôn từ

của nhà văn và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó trong khi thể hiện nội dung tác phẩm

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Y Ban

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát các tiểu thuyết của Y Ban:

1 Đàn bà xấu thì không có quà (Nhà xuất bản Hội Nhà văn - 2004)

2 Xuân Từ Chiều (Nhà xuất bản Phụ nữ - 2008)

3 Trò chơi hủy diệt cảm xúc (Nhà xuất bản Trẻ - 2012)

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận sử dụng chủ yếu những

phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống

- Phương pháp phát sinh lịch sử

Trang 14

- Phương pháp thống kê, so sánh

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

6 Đóng góp của khóa luận

Trên cơ sở những kiến thức lí luận cơ sở, khóa luận chỉ ra những nét độc đáo về tổ chức ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Y Ban Phát hiện và phân tích những thủ pháp sáng tạo ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban Với những phát hiện này, khóa luận khẳng định đóng góp to lớn của Y Ban trong hành trình cách tân thể loại tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đặc biệt là về mặt ngôn từ

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung chính của khóa luận sẽ được triển khai thành các chương sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

Chương 2: Đặc điểm ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban

Chương 3: Một số thủ pháp sáng tạo ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban

Trang 15

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ

NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975

1.1 Ngôn ngữ văn học và vai trò của ngôn ngữ trong sáng tạo và tiếp nhận văn học

1.1.1 Từ trước tới nay, ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp

trọng yếu và quan trọng nhất của con người Nhờ có ngôn ngữ mà con người

truyền đạt được những tư tưởng, ý định, mục đích với nhau Trong Từ điển

tiếng Việt có định nghĩa: “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ và

những quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện để giao tiếp chung trong một cộng đồng” [24; 688]

Cuốn Bàn về ngôn ngữ thì nhận định: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại,

thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy cùng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là

do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác nữa” [22; 14]

Xét ở lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ

trong tác phẩm văn học Theo Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông: “Ngôn

ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt bao gồm những dấu hiệu, kí hiệu được sử dụng với mục đích trao đổi hoặc truyền tải thông tin Trong nghệ thuật, mỗi chuyên ngành đều có ngôn ngữ riêng để diễn đạt loại hình nghệ thuật của mình” [23; 116]

1.1.2 Trong văn học, ngôn ngữ mang những giá trị đặc biệt, vừa truyền

tải dung lượng thông tin nhất định vừa mang tính thẩm mĩ cao Ngôn ngữ ở vị trí trung tâm của văn học thể hiện phông văn hóa, cá tính sáng tạo của nhà văn

và xu thế ngôn ngữ chung của thời đại Phân biệt ngôn ngữ văn học và ngôn

ngữ nói chung, Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ văn học là ngôn

ngữ có tính chất nghệ thuật của tác phẩm văn học Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có tính chất rộng hơn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được

Trang 16

dùng một cách chuẩn mực trong các biên bản nhà nước, trên báo chí, trên đài phát thanh, trong văn học và khoa học” [15; 183]

Ngôn ngữ văn học không vì thế mà từ bỏ cội nguồn tự nhiên của nó Từ cội nguồn này nhà văn đã lựa chọn, chắt lọc để tạo nên vốn ngôn ngữ của

riêng mình Giải thích về cội nguồn của ngôn ngữ văn học Từ điển thuật ngữ

văn học nhận xét: “Ngôn ngữ văn học chính là dạng ngôn ngữ đời thường

được lựa chọn đưa vào trong tác phẩm văn học Cội nguồn của nó bắt đầu từ kho ngôn ngữ của nhân dân Ngôn ngữ nhân dân càng phong phú thì ngôn ngữ văn học càng tiếp thu và sáng tạo được nhiều hơn” [12; 183] Bắt nguồn

từ nhu cầu trao đổi thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn từ nhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời Ngôn ngữ văn học đã đem lại bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên nét khu biệt giữa ngôn ngữ văn học với ngôn ngữ nói chung

1.1.3 M Gorki từng nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”

Nếu tác phẩm văn học là tổng hòa của nhiều yếu tố thì ngôn ngữ chính là yếu

tố căn cốt, yếu tố đầu tiên để kiến tạo nên tác phẩm văn học Vai trò của ngôn ngữ đối với văn học được thể hiện ở một số điểm sau:

Ngôn ngữ là chất liệu của văn học Khác với các loại hình nghệ thuật khác như: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, hình tượng nghệ thuật trong văn học được xây dựng bằng ngôn từ, vì thế không tác động trực tiếp vào thị giác, thính giác công chúng mà tác động đến trí tưởng tượng, cảm xúc của người đọc, làm lay động tâm hồn người đọc Đó là tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ

Ngôn ngữ có tính chất bắc cầu: ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc khai thác và khám phá của văn học Ngôn ngữ giúp cho văn học mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh theo không gian, thời gian, giúp cho người đọc sống với nhiều cuộc đời, nhiều cảm xúc, sống với chiều trôi chảy của thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai Như vậy, ngôn ngữ văn học đã giúp người đọc mở rộng tầm hiểu biết của mình

Trang 17

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong thể hiện cá tính của nhà văn

Nó cũng là sự biểu hiện phong cách, tâm lí, quan điểm, lập trường, ý thức sáng tạo, tâm huyết của nhà văn gửi gắm trong đó Tác giả có phong cách ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo phải là người có quan niệm nghệ thuật riêng, cái nhìn riêng đối với đời sống con người và phải được biểu đạt bằng một giọng điệu riêng, tiếng nói riêng của mình Chẳng hạn như Nguyễn Huy Thiệp đã dùng giọng nói châm biếm, mỉa mai hài hước cay độc để phơi bày những cái xấu xa, đồi bại, tha hóa, lố bịch của con người trên trang giấy của mình Phạm Thị Hoài lại dùng lối văn phê phán phủ định, trào phúng, bắt người đọc phải suy nghĩ, trăn trở, day dứt và luôn cảm thấy không yên ổn Nhưng dù nói thế nào đi nữa một khi đã gắn với người nghệ sĩ thì ngôn ngữ cũng là thứ đã được

ý thức sáng tạo một cách sâu sắc Bởi vì “Người hạ bút làm thơ mà không am

hiểu ngôn ngữ chẳng khác gì anh chàng mất trí lao xuống sông cuồn cuộn mà không biết bơi” [23; 71]

1.1.4 Ngôn ngữ có vai trò quan trọng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu tác

phẩm Theo góc nhìn của thi pháp học hiện đại thì ý nghĩa tác phẩm là một thuộc tính hàm ẩn, nó phải được khám phá qua nhiều lần cảm thụ Cách tiếp cận theo lối ấn tượng chủ nghĩa không còn thuyết phục nữa Do vậy, khi đọc tác phẩm phải nắm được ngữ cảnh, trong đó, ngữ cảnh đầu tiên là các quy tắc ngôn ngữ Tiếp cận văn học từ góc độ ngôn ngữ giúp cho người đọc tránh được lối đọc thụ động, tránh được lối suy diễn tài tử được đâu trúng đó Điều kiện để đến với tác phẩm bằng con đường chân chính là phải nắm được toàn bộ yếu tố tác phẩm, một cách trực diện là nắm được ngôn ngữ tác phẩm Có như vậy mới là đối xử công bằng với tác phẩm văn học Ngôn ngữ văn học là cầu nối giữa tác phẩm với người đọc, giữa nhà văn với độc giả Đọc có nghĩa là đồng sáng tạo cùng với nhà văn

Như vậy ngôn ngữ văn học là yếu tố đầu tiên cần xem xét khi tiếp cận tác phẩm văn học Giải thích văn học bằng ngôn ngữ đã và đang là một xu thế

Trang 18

của tiếp cận văn học hôm nay Văn học chân chính là văn học sử dụng hệ ngôn ngữ có ý thức

1.2 Một số đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975

Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang chuyển biến và chưa định hình Ra đời và đang trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch nhật của lịch sử, nó trở thành thể loại khác biệt, không tham gia vào sự tác dụng hữu cơ của thể loại khác Nó có sức mạnh để đứng riêng độc lập, lấn lướt các thể loại khác, thu hút các thể loại vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại và sắp xếp lại trọng tâm cho chúng

Ngôn ngữ tiểu thuyết là ngôn ngữ của thời hiện tại năng động và đa dạng, có sự ý thức, cá tính hóa phong cách nhà văn, bởi nhà văn vừa tổ chức

hệ lời sống động, vừa không triệt tiêu tính chất của văn bản, vừa bảo đảm xây dựng một trung tâm ngôn ngữ trong cuốn tiểu thuyết của mình

Sau năm 1975, nền văn học Việt Nam có những đổi mới và biến chuyển sâu sắc cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện để phù hợp với đời sống mới Gác lại cảm hứng sử thi, hùng tâm tráng trí, văn học hướng đến cuộc sống thường nhật với bao lo toan, bộn bề, phức tạp Sự đổi mới trong văn chương diễn ra theo nhiều phương diện: từ quan niệm về hiện thực phản ánh, quan niệm nghệ thuật về con người đến các phương thức biểu hiện phong phú Cảm hứng chủ yếu của văn học thời kì này cũng thay đổi: từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự, đời tư Ngay trong bản thân các thể loại văn học đã và đang diễn ra quá trình hoài thai, co thắt tự làm mới mình Trong số các thể loại văn học, văn xuôi là thể loại ghi nhận nhiều đổi mới nhất cả về số lượng và chất lượng, cả chiều rộng và chiều sâu Tiểu thuyết giống như người khổng lồ của nền văn xuôi hiện đại, nơi tập trung nhiều thành tựu rực rỡ nhất,

đã ghi nhận những thử nghiệm đổi mới và thành công bước đầu Nhận diện về ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 ít nhiều cũng chính là nhận diện ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 Ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 có một số đặc điểm cơ bản sau:

Trang 19

1.2.1 Ngôn ngữ mang nhãn quan hiện thực đời thường

Nói về ngôn ngữ văn chương sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị

Bình nhận xét: “Chưa bao giờ ngôn ngữ văn chương gần với ngôn ngữ sinh

hoạt - thế sự đến thế Chưa bao giờ trong văn chương (kể cả thơ, kịch, phim) những câu chửi thề, chửi tục, lối nói trần tục, bụi bặm, dân dã xuất hiện nhiều đến thế” [5; 173] Thực vậy, các nhà văn thời kì này có khát vọng diễn đạt cái thô nhám, đời thường, phức tạp của đời sống, nơi con người là cá nhân đa đoan, đa sự của kiếp người Ngôn ngữ văn xuôi không còn trang trọng mà suồng sã và mang nặng tính khẩu ngữ để có thể ôm trọn được mảng hiện thực phức tạp Câu văn linh hoạt về cú pháp, thoải mái trong cách diễn đạt, đậm tính phê phán và tươi rói sự sống

Trong văn xuôi thời kì đổi mới xuất hiện những lớp từ đi liền với đời sống - sinh hoạt Chưa bao giờ trong văn chương những câu chửi thề, chửi tục, lời nói trần tục lại xuất hiện nhiều như vậy Nó làm cho nhân vật sống thật hơn với tính người phức tạp, nhân vật không được bao bọc trong một bầu không khí sạch sẽ vô trùng nữa Cái đẹp của nhân vật chính là độ chân thật cao mà nó đạt được Chính ngôn ngữ đã góp phần tạo nên độ chân thật ấy của nhân vật, của văn chương mang cảm quan hiện thực - đời thường Cách sử dụng ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thường đã góp phần thể hiện dấu ấn tác giả rõ nét Nhà văn không yên vị là người rao giảng đạo đức, mà quan tâm đến nhu cầu gọi đúng tên, chỉ ra đúng bản chất của sự vật Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Thị Hoài bày tỏ quan niệm: “Tôi chán văn chương cùng giọng trước kia, tôi quan tâm tới bút pháp hơn là phản ánh” [23; 356]

Trong văn chương cái để lại dấu ấn lâu dài đối với bạn đọc chính là cách nhà văn sử dụng vốn ngôn ngữ của mình thế nào Cho nên, không ai bắt chước được cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân, của Thạch Lam,… Văn học Việt Nam thời kì đổi mới in đậm dấu ấn cá nhân trong cách ứng xử với ngôn ngữ Chúng ta thấy Nguyễn Huy Thiệp nhại rất tài tình thứ văn chương lãng mạn, cải lương, đồng thời thổi sức sống vào lớp ngôn từ bụi bặm,

Trang 20

chợ búa Ở nhà văn này những lớp ngôn ngữ gân guốc của cuộc đời như chửi thề, nói tục cứ đầy vơi, cứ đi về không đệm đậy, không né tránh Ngôn ngữ này tạo nên linh hồn cho câu chuyện, khiến người ta thấy mình trong từng trạng huống tâm lí, từng lời ăn tiếng nói của nhân vật Văn chương thực sự đã trở thành cuộc trình diễn của cá tính người nghệ sĩ Với tất cả sự sắc sảo của mình, nhà văn đã đưa lớp ngôn ngữ bụi bặm vào văn học, theo cách này hay cách khác, bằng sự trỗi dậy cao độ của ý thức cá nhân

1.2.2 Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin và tính triết luận

Chiến tranh qua đi, cuộc sống lại trở về với muôn mặt đời thường của

nó Văn chương lại trở về với nhiệm vụ soi tỏa từng ngõ nghách nhỏ trong tâm hồn con người Từ đó, nhu cầu tăng cường tốc độ và lượng thông tin trong văn học được đặt ra như một đòi hỏi chính đáng và tất yếu ở thời đại

“bùng nổ thông tin”, thời đại công nghệ kĩ thuật cao và chuyển động “siêu tốc”, phù hợp với nhịp độ của cuộc sống hiện đại, với guồng quay của cơ chế thị trường

Ngôn ngữ văn xuôi sau năm 1975 có sự tăng cường đáng kể tính tốc độ

Ta bắt gặp trong văn xuôi thời kì này những mạch chuyện dồn dập, lối vào truyện nhanh, đặc biệt là vai trò của đối thoại trong việc mở rộng cốt truyện, dẫn dắt liên tưởng Bạn đọc có lúc bị choáng ngợp trong dòng thác ngôn từ của tác phẩm Những câu văn co duỗi linh hoạt mà nội dung chính lại nằm ở thành phần mở rộng, những kết cấu trần thuật trùng điệp tăng độ nén của văn bản Tất cả đã góp phần vào việc tái hiện cuộc sống với những hối hả gấp gáp, nơi ấy tình yêu, hạnh phúc, thù hận, nhục nhã, ê chề chỉ gói gọn trong một không gian, thời gian chật chội Ưu thế tốc độ này thuộc về lớp trẻ như Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ,… Văn chương trở thành một “trò chơi ngôn ngữ” để độc giả tự tìm lời giải mã

Tăng cường tốc độ đi đôi với nhu cầu gia tăng lượng thông tin Làm sao để có thể truyền tải được dung lượng thông tin vừa đủ trong một khuôn khổ cú pháp có nhiều thay đổi? Điều đó làm nảy sinh lối nói giản lược, nói tắt

Trang 21

mang tính xã hội hóa cao Không cần rào trước đón sau, nhà văn cứ tự nhiên

đi thẳng vào mạch truyện bằng những tổ hợp ngôn ngữ mới mẻ “hôn một

cách chuyên nghiệp”; “vóc dáng vi vu” hay cách viết của Phạm Thị Hoài

trong “Thiên Sứ” với hàng loạt thuật ngữ mới lạ Kiểu dung hợp ngôn ngữ lạ

như vậy đặt ra yêu cầu lựa chọn bạn đọc của tác giả Tăng khả năng thông tin cũng có nghĩa là vừa sử dụng sáng tạo những thành phần cú pháp truyền thống, vừa gia thêm lượng ngôn từ hiện đại vào tác phẩm, xóa bỏ sự cách biệt

về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học và trong cuộc sống thường nhật

Trong cuộc sống đầy bộn bề và phức tạp, phần lớn các tác giả đều có thiên hướng tìm kiếm những ý nghĩa triết học nhân sinh qua diễn tả một hiện tượng đời sống cụ thể Đáp ứng nhu cầu này, ngôn ngữ văn xuôi cũng bớt đi phần kể, phần tả để tăng phần triết luận, khái quát, phần trữ tình ngoại đề Đó

là những dòng trữ tình về số phận, chiến tranh trong văn của Nguyễn Minh Châu, là sự nhất quán của một phong cách đi từ chính luận thời sự đến triết luận về đạo đức nhân sinh ở Nguyễn Khải, là cái triết lí của cô bé Hoài không thể lớn được nhưng nhìn đời với cái nhìn già dặn… Thế hệ các cây bút trẻ muốn trình bày đời sống qua chiều sâu trải nghiệm cá nhân mà họ sẵn lòng tin vào giá trị của nó nên họ cũng rất ưa triết luận Có thể nhận thấy tính triết luận là khuynh hướng nổi bật của văn xuôi thời kì đổi mới, kế thừa và phát huy tính triết luận trong văn học từ sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,…

1.2.3 Ngôn ngữ mang tính đa dạng về giọng điệu

Văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng đặc biệt nhạy cảm với giọng điệu Làn gió đổi mới đã thổi vào văn xuôi Việt Nam làm thay đổi giọng điệu của văn học Không còn thời kì mà các nhà văn hào hứng bơi theo

dòng chung của văn học để “lại vừa thoải mái lại vừa an toàn” Nhà văn thời

kì này tự do bơi theo những dòng riêng biệt Điều đó tạo nên những khác biệt trong văn học, đặc biệt là về giọng điệu Quan sát đại thể, mười năm đầu sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, ngôn ngữ văn xuôi nước ta mang

Trang 22

giọng trần thuật chủ đạo là trầm tĩnh khách quan Từ khoảng giữa thập kỷ tám mươi nổi lên giọng phê phán, phân tích xã hội và sự phát triển ồ ạt của dòng văn học chống tiêu cực Giọng điệu này chứa đựng sự nhiệt tình sôi nổi, nhu cầu đối thoại ráo riết về các vấn đề xã hội mà ý thức công dân vừa thức tỉnh theo tinh thần dân chủ mới Nói một cách khác, nếu như văn xuôi nước ta từ

1945 đến 1975 tương đối nhất quán về giọng điệu ngợi ca, khẳng định với niềm lạc quan tin tưởng thì trước hiện thực cuộc sống mới, văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã có sự đa dạng về giọng điệu Đó là giọng giễu nhại, hoài nghi, chất vấn, từng trải, chiêm nghiệm với nhiều sắc thái, biên độ khác nhau Ngay trong một tác phẩm cũng xuất hiện những giọng nói, ngữ điệu khác nhau: khi thì hoài nghi, chất vấn, đay đả, lúc lại bỡn cợt, giễu nhại, vạch trần, coi thường mọi chuẩn mực Cuộc sống đã có tác động nhiều tới giọng điệu của nhà văn Nhà văn hồ nghi, muốn lật ngược vấn đề, nhà văn cười cợt tất cả những cái sáo mòn, hay nhà văn từng trải trước những bộn bề, hỗn tạp của cuộc sống

Ngôn ngữ văn xuôi sau năm 1975 mang logic của một thể loại đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với quy luật tất yếu của đời sống và văn học Những đặc điểm trên chỉ là những thuyết minh sơ bộ Vì văn xuôi nói chung

và tiểu thuyết nói riêng đang được coi như là một cấu trúc ngôn ngữ động, luôn có sự thay đổi, không chấp nhận sự hoàn bị Bất kì thể loại văn học chân chính nào đều có xu hướng tự phá vỡ cấu trúc của chính mình Tiểu thuyết lại

là nơi cái mới được thể hiện nhiều nhất trên hành trình văn học nhân loại

Trang 23

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN

2.1 Ngôn từ trong ý thức sáng tạo của Y Ban

Y Ban tên thật là Trần Thị Xuân Ban, sinh ngày 01 tháng 07 năm 1961 tại Ninh Bình Chị tốt nghiệp trường Đại học Y và đã từng giảng dạy tại trường Cao đẳng Y Nam Định Nhưng theo Y Ban, nghề văn đã chọn chị, cô giáo bỏ nghề y đi viết văn và trở thành Y Ban (tức Ban trường Y) Hiện nay chị là Phó ban biên tập báo Giáo dục và Thời đại Y Ban được bạn đọc biết đến bởi nhiều tác phẩm của chị đã đạt giải cao Nhiều tác phẩm của chị khi mới ra đời đã thu hút được sự quan tâm của cả độc giả và giới phê bình văn học thậm chí tạo nên một làn sóng dư luận văn học trong nước và nước ngoài

Trong dòng chảy của văn xuôi thời kì đổi mới, Y Ban là người có lối viết riêng và tạo ra phong cách cho mình Người đọc dễ dàng nhận thấy một lối viết

táo bạo và khắc khoải, thậm chí còn mang nhiều vẻ gai góc, thô nhám, tạo ấn

tượng về một cá tính mạnh, biết đùa giỡn, cười cợt, nếu cần, có thể dùng cả thứ ngôn từ “cực thực”, “trần trụi” Là người đàn bà từng trải, chị sống sâu sắc, mạnh bạo và dám thách thức Chị là nhà văn giàu nội lực với vốn sống phong phú Thế nên khi đọc các tác phẩm của chị người ta thấy gần gũi, quen thuộc nhưng cũng không kém phần thấm thía, sâu sắc

Trong văn chương, ý thức sử dụng ngôn ngữ được nhà văn chú trọng hơn, đã trở thành quan niệm văn chương chân chính của riêng nhà văn Phần nhiều, các quan niệm đều được chị nhắc đến trong các cuộc phỏng vấn, qua những kiến giải, phân tích tác phẩm của người trong cuộc và qua nhận xét của các nhà nghiên cứu

Đối với quá trình sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo bao giờ cũng là sự trăn trở của người cầm bút, từ khi bắt đầu ngồi vào bàn viết đến khi tổ chức, xây

dựng kết cấu của tác phẩm Trên Vietbao.vn, trong “Nhà văn Y Ban và quan

niệm sáng tác”, Y Ban tâm sự: “Truyện của tôi, lúc đọc người ta có thể tức giận, khóc, cười… Nhưng đọc xong thì chẳng cần suy tư tìm hiểu thêm những

Trang 24

ẩn ý phía sau vì có gì tôi đã viết ra hết rồi Tôi gieo chữ như cầm một nắm thóc trên tay rồi tung ra Quan điểm sáng tác của tôi là trăm bó đuốc bắt được

con ếch chứ không mơ con gà để trứng vàng” Nhà văn cũng nhấn mạnh: “Tôi

viết văn cho độc giả, không viết văn cho các nhà phê bình, tôi không thích loại văn chương cầu kì, hình thức”

Chính từ những quan niệm đó, văn chương của Y Ban luôn có sự tìm

tòi và sáng tạo Nhà văn Y Ban cho ra mắt tiểu thuyết Xuân Từ Chiều với

tuyên ngôn “đốt lửa trong văn” Tuy nhiên không phải chỉ đến cuốn tiểu thuyết này Y Ban mới đốt lửa trong văn mà rất nhiều truyện ngắn trước đó Y Ban đã có ý thức thổi vào văn của mình một tia lửa Chị luôn ý thức được vai trò to lớn và sự đồng sáng tạo của độc giả Trong một lần trả lời phỏng vấn TT&VH số ra ngày 16/05/2012, chị cho biết: “Làm người đọc vui, dù là trong một vài phút, về những con chữ của mình - tôi nghĩ đó là điều không dễ chút nào”

Là nhà văn đồng thời là nhà báo, phải đi nhiều nên Y Ban hiểu giá trị của những lần đi ấy không chỉ là lấy tin viết bài mà nó còn có nhiều ý nghĩa đối với tác phẩm của chị Chính vì thế, trong bài phỏng vấn “Y Ban chấp nhận dấn thân

để sáng tác” trên trang www.baomoi.com chị nhấn mạnh là nhà văn cần chấp

nhận dấn thân để sáng tạo Dấn thân để có thực tế, để được tận mắt thấy “tôi

cũng rúc vào những quán vườn và mở to mắt ra để nhìn” Dấn thân cũng có nghĩa là “đặt mình vào nhân vật và đẩy đến tận cũng những tình huống của nhân vật” Không chỉ biết dấn thân mà còn phải biết chấp nhận Là nhà văn nữ thì sẽ phải chấp nhận nhiều hơn bình thường bởi lẽ “bên cạnh người phụ nữ là một gia đình mà văn chương thường đỏng đảnh như một ông chồng khó tính Nó đòi hỏi

sự dâng hiến hết mình” Nghĩa là đến với văn chương chị cũng phải chấp nhận đứng bên bờ chênh vênh giữa một bên là gia đình và một bên là đam mê nghệ thuật

Cũng trong bài phỏng vấn “Y Ban chấp nhận dấn thân để sáng tác” trên trang www.baomoi.com, Y Ban đề cao yếu tố hư cấu Chị quan niệm: “Cái

Trang 25

hay của nhà văn chính là ở sự hư cấu” Chị dùng ngôi kể thứ ba với những tác phẩm cần cái nhìn tỉnh táo, khác quan Còn những truyện nghiêng về tâm lí thì chị chọn ngôi kể thứ nhất để đặt mình vào vị trí của nhân vật và khai thác nội tâm nhân vật triệt để và sâu sắc: “Tôi thích những cốt truyện logic, những hành động có thể lý giải được một cách biện chứng Chính vì vậy tôi hay đặt mình vào nhân vật để dự đoán xem nhân vật sẽ suy nghĩ ra sao, sẽ làm điều gì trong từng hoàn cảnh nhất định Bởi vậy các nhân vật của tôi được đánh giá là rất thực, có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống”

Thông qua những quan niệm trên đây, có thể thấy rằng ngôn ngữ là yếu

tố được Y Ban quan tâm đặc biệt Từ khi ý tưởng nung nấu trong quá trình sáng tạo, đến khi tác phẩm đến được với bạn đọc, ý thức sử dụng ngôn ngữ đó lúc nào cũng triệt để Qua đó cho ta thấy Y Ban là người có ý thức và trách nhiệm sâu sắc với nghề nghiệp

2.2 Một số đặc điểm cơ bản của ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban

Nghiên cứu về ngôn ngữ trên cấp độ hình thức nghệ thuật tức là khám phá thi pháp riêng trong các đơn vị hình thức Ngôn ngữ học có các kiểu câu: trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán,… thì ngôn từ nghệ thuật có các kiểu câu gắn liền với chức năng tái hiện nghệ thuật: câu trần thuật, miêu tả (tự sự), nghị luận (tiểu thuyết), câu miêu tả (trữ tình) Xét một cách đại thể, có thể nghiên cứu ngôn từ trên hai phạm trù: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người trần thuật Vêxêlôpxki cho rằng: có thể nói lịch sử ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người trần thuật cũng thể hiện lịch sử văn học dưới dạng rút gọn

Nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật tất phải nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật

trong tác phẩm văn học Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Ngôn ngữ nhân

vật trong tác phẩm văn học là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc các loại hình tự sự và kịch Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật” [12;

214]

Trang 26

Ngôn ngữ nhân vật thường tồn tại dưới nhiều dạng thức, bằng nhiều con đường khác nhau thông qua việc nhà văn nhấn mạnh cách diễn đạt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu

mà nhân vật thích nói Bằng cách nào đi chăng nữa thì ngôn ngữ nhân vật cũng đảm bảo có sự kết hợp giữa tính cá thể và tính khái quát Nghĩa là ngôn ngữ nhân vật vừa là lời ăn tiếng nói riêng mang dấu ấn cá thể, vừa phản ánh đặc điểm tâm lí, trình độ của một tầng lớp người nhất định trong xã hội

Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của Y Ban có nhiều điểm độc đáo,

họ đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho người đọc bởi thứ ngôn ngữ đời thường, bốp chát Phân tích tiểu thuyết của Y Ban chúng tôi thấy, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm của chị cơ bản có những đặc điểm sau:

2.2.1 Ngôn ngữ đời thường

Tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 đổi mới khiến ngôn ngữ cũng phải có những đổi mới cho phù hợp Một trong những xu hướng đổi mới ấy là việc sử dụng ngôn ngữ đời thường Để đưa tác phẩm đến gần với bạn đọc, Y Ban đã sử dụng tiếng nói của đời sống hàng ngày với sự dung nạp nhiều khẩu ngữ vào tác phẩm

Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ có thể hiểu là thứ ngôn ngữ dung hợp nhiều yếu tố của ngôn ngữ đời thường, bao gồm: những lời nói thông tục, tiếng lóng, từ ngữ mang tính chất suồng sã, không câu nệ Điều đó gắn liền với khuynh hướng “giải thiêng” trong văn học hiện đại: mọi sự vật hiện tượng đều được đưa lên cùng một mặt giá trị, xóa bỏ khoảng cách xa vời, thành kính

Và ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện khuynh hướng đó

Y Ban không phải là người đầu tiên, hiển nhiên cũng không phải là người cuối cùng đưa lớp từ ngữ khẩu ngữ vào văn học Lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ đã đem đến cho văn chương đương đại hơi thở của cuộc sống đương đại Với Y Ban, điều này mang một ý nghĩa riêng Là một nhà văn nữ,

Y Ban có phần tinh tế và kín đáo hơn trong khi khai thác lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ Đôi khi, Y Ban khiến người đọc “giật mình” vì cái cách dùng

Trang 27

từ ngữ táo bạo của chị Nhà văn đặc biệt hay sử dụng những từ thông tục, tiếng lóng, những câu chửi thề nói tục trong tiểu thuyết của mình Khi mà văn chương hiện nay chú ý diễn đạt cái thô nhám, xù xì, góc cạnh của cuộc đời thì lớp ngôn ngữ bên lề được đặc biệt quan tâm Những lớp ngôn ngữ đời thường trong tác phẩm của Y Ban chính là một minh chứng về sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn chương hiện đại và trong văn chương truyền thống

Trong cái phòng làm việc của Nấm, họ nói chuyện trên trời dưới biển Chuyện nhân tình thế thái Chuyện từ cổ chí kim Rồi quay về những chuyện con người Ngôn ngữ đời thường được vận dụng một cách tối đa Chuyện về

ba cô gái chưa chồng, kể cả Nấm là đối tượng cho họ trêu đùa:

“- Này Mai, gầy quá mặc quần bò mất đẹp Đóng thêm cái bỉm cho mu nó

dày

- Bố mày hâm Tiêu chuẩn xưa quá rồi Máy cao gầm thoáng mới đáng đồng tiền” [2; 12]

Thậm chí là: “Này lại đây mà xem này Bự quá!

Năm, sáu cái đầu cùng chụm lại ồ à

- Sao mà lại có cái to quá thể vậy

- Đây mới khiếp chứ Gã trai nào mà yếu bóng vía chết lăn quay” [2; 12] Những từ ngữ thông tục góp phần thể hiện chân thực cuộc sống đời thường của nhân vật Ngôn ngữ như vậy phù hợp với những người làm việc

trong văn phòng như Nấm và những người đồng nghiệp Ngôn ngữ mang tính

khẩu ngữ ở đây tạo nên cho người đọc cảm giác như đang được tiếp xúc trực tiếp với những con người nhàn rỗi, vô công rồi nghề và thấy một thế giới tiểu thuyết gần gũi với đời thường hơn

Y Ban thẳng thắn trong cuộc sống, mạnh mẽ và sòng phẳng trong các mối quan hệ Thế nên không khó để ta bắt gặp trong tác phẩm của chị giọng suồng sã, bỗ bã Ngay cả với đối tượng có chức sắc, chị cũng sẵn sàng đánh đồng “cá mè một lứa” Lúc này trong tác phẩm tạm lắng đi những câu văn có

giọng điệu trau chuốt, lãng mạn Nhà văn hiện thực trần trụi cuộc sống Trò

Trang 28

chơi hủy diệt cảm xúc là một tác phẩm mới của Y Ban Nhân vật chính được

giới thiệu là một Tiến sĩ môi trường khá chủ động trong gia đình, thành đạt

trong công việc Chồng là một Tiến sĩ khảo cổ Nhưng lại xưng hô là “mày”,

“tao”, “con này”, thậm chí gọi chồng là “giời, giời của tao” Bao nhiêu

chuyện cơm áo, gạo tiền, giường chiếu vợ chồng, đến chợ búa, công việc cơ quan, cả buồng vệ sinh, sinh hoạt nhếch nhác của gia đình trí thức đều được phơi bày một cách hồn nhiên với giọng bi hài Giọng kể tự nhiên như lời ăn tiếng nói hàng ngày:

“Đêm qua không có con thì con này hôm nay đã ò í e rồi Nó bị ngất trong nhà tắm Con lôi mãi mới đặt được nó lên giường Con ôm nó cả đêm

mà người nó vẫn lạnh như thây ma

Mẹ chồng bảo:

- Mày ngu quá Sao không gọi tao Phúc con này dày May lôi được nó lên giường mày tưởng đã cứu sống được nó à Mày ngu không biết thì phải gọi mẹ chứ Phúc con này dày nên mới không chết… Non này không phải để diễn tả cái ngon chảy nước dãi của gái một con cải ngồng non, cũng không

phải chỉ sự non nớt của cuộc sống”[4; 14] Thậm chí Y Ban còn sử dụng cả những tiếng chửi thô tục và bỗ bã “Cái đồ đãi cứt sáo lấy hạt đa” [4; 32], rồi

là chuyện “Tiên sư đứa nào ỉa vào nón mê của ông ấy”[4; 36]; “Love love love cái cục cứt Cái cục cứt thối”[4; 81]; thậm chí là “bùn đất cứt đái đang

đổ đầy miệng”[4; 85] Qua đó cho ta thấy con người đang sống trong một xã

hội chìm ngập trong lối sống ô trọc và bệnh hoạn, những con người bất hạnh trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn một cách vội vàng vì vụ lợi của một nhóm người có chức quyền

Dường như tác phẩm nào Y Ban cũng sử dụng giọng suồng sã Sau một thời gian dài gia nhập “công chức vỉa hè”, giờ đây Từ đã xin được một công việc tại trung tâm nghiên cứu xã hội học Dù trong môi trường trí thức nhưng

họ vẫn giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ suồng sã, thông tục Họ xoay quanh câu chuyện về việc đánh rắm Đó là câu chuyện về ông Long Một

Trang 29

người đàn ông nói: “Đúng ông ấy rồi, hồi ấy tôi làm đề tài cùng ông ấy, cứ đến chín giờ sáng là bụng ông ấy lại kêu ọp ọp, rồi một hôm ông ấy bảo với tôi, tớ xin lỗi cậu chứ, đói quá không đánh rắm được nữa, mà có đánh thì cũng không còn thối tí nào” [3; 182] Hay: “Ông đánh rắm đi, giờ là chín rưỡi rồi đấy, ông đánh rắm đi, đánh cho cả lũ xem ông có đánh được không, mà có

đánh được thì xem có còn thối không” [3; 183]

Như vậy, với việc đưa lớp từ mang tính khẩu ngữ vào trong tác phẩm,

Y Ban đã làm sinh động thêm ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người trần thuật, mở rộng thêm chiều sâu đời sống trong tiểu thuyết, nơi mà những biến động của thời đại in hằn rõ nét Khi đưa lớp từ vựng này vào trong tác phẩm,

Y Ban không cực đoan hóa vai trò của chúng, tránh được phản cảm cho người đọc Thứ ngôn ngữ thông tục, đời thường có vai trò quan trọng trong tác phẩm

và là cầu nối giữa tác phẩm và bạn đọc

2.2.2 Ngôn ngữ chợ búa, vỉa hè

Y Ban không chỉ đưa vào tác phẩm của mình thứ ngôn ngữ đậm chất đời thường mà chị còn tỏ ra linh hoạt khi đưa cả thứ ngôn ngữ chợ búa vào văn chương Điều này khiến các sáng tác của chị trở nên gần gũi, thông tục và

dễ hiểu Qua đó cũng cho thấy Y Ban là người có sức sáng tạo dồi dào, luôn tìm tòi đổi mới trong văn chương

Ngôn ngữ chợ búa này ta bắt gặp trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều

Cuộc sống không tốt đẹp như những gì con người muốn khiến Từ phải gia nhập “công chức vỉa hè” Tại đây, chị được tiếp xúc với đủ những loại người trong xã hội, ở đó thứ ngôn ngữ chợ búa được vận dụng một cách tối đa Trước hết là trong cuộc đối thoại với hai ông khách hàng râu ria xồm xoàm ngồi ăn Khi nghe thấy cuộc đối thoại của hai chị em, “Ông khách đang

ăn dằn mạnh cái bát xuống bàn cất giọng cục súc, học hành là cái đếch gì, bạn

bè là cái cứt gì Thời buổi này đứa chó nào chả hai tay dày lỗ miệng” [3; 101] Thậm chí là: “Bà lớn này oai nhỉ, oai thế sao không xin việc được cho cô em Đây nói thế không nghe được thì thôi chứ việc gì phải quát” [3; 101] Khi trả

Trang 30

tiền, “ông khách quẳng năm nghìn lên bàn rồi phủi đít đứng dậy” [3; 101] Từ lấy lại hai nghìn trả cho khách Từ đưa bằng hai tay Khách bảo, “việc đéo gì phải đưa bằng hai tay, đây đéo cần lịch sự”[3; 101 - 102] Hành động ấy là hành động của loại người mạt hạng trong xã hội, họ nói chuyện với nhau bằng thứ ngôn ngữ đầu đường xó chợ, không biết trên dưới phải trái Họ nói ra như một sự giải tỏa những bức bí trong lòng Phải chăng chính họ cũng đang bị đè nén?

Gia nhập “công chức vỉa hè” con người buộc phải tôn trọng những quy định của pháp luật Khi chính phủ ban hành nghị định 36/CP về việc cấm lấn chiếm vỉa hè thì những người dân sống trên vỉa hè bước vào thời kì khó khăn Quen dần với việc nộp phạt giờ đây Từ như một cái máy tuôn ra thứ ngôn ngữ vỉa hè Như mọi ngày, khi đang bàn hàng, “thấy một bàn tay chìa ra trước mặt

Từ kèm theo một giọng nói, nộp phạt đi, tội lấm chiếm vỉa hè… Từ nói, câu nói cửa miệng của các công chức vỉa hè… Anh tha cho em, em phải nuôi chồng nuôi con… Anh cứ cầm cả đi, rồi hôm sau anh tha cho em nhé”[3; 123

- 124] Đồng tiền đã chi phối mọi mối quan hệ trong xã hội Mọi việc đều được giải quyết bằng tiền Nhà văn đứng ở ngoài câu chuyện quan sát và kể lại với ngôn ngữ tỉnh táo, sắc lạnh khiến cái nhìn trở nên tỉnh táo và khách quan

Ngôn ngữ chợ búa còn là sự lộn xộn, nhốn nháo khi có đoàn kiểm tra đến “dọn hàng đi, xít đờ ca đến” [3; 125] thế là nhộn nhịp hẳn lên, người tháo bạt, người dọn ghế, người chạy bát… Trong hoàn cảnh ấy con người buộc phải giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ chợ búa đời thường, ở đó mọi chuẩn mực đều bị mất đi Khi hai người ở trên xít đờ ca nhảy xuống thu ghế của nhà anh chị Điệp Chị Điệp bỏ vị trí bán hàng ra hỗ chiến cho chồng “chị vừa giằng lại ghế vừa hò hét: định ăn cướp à, định cướp ngày à, có biết là dân khổ quá rồi không, ai là người muốn ra đầu đường xó chợ thế này chứ… Lại còn nay phạt mai phạt” [3; 125] Câu nói ấy chất chứa bao uất ức của người dân Họ hi sinh cho Tổ quốc, cống hiến thân mình cho đất nước nhưng chính

Trang 31

đất nước ấy đã lãng quên họ khiến họ phải vật lộn nơi vỉa hè kiếm sống với bao sự nhọc nhằn vất vả

Trong xã hội hiện đại, con người sống vì cá nhân, vì lợi ích của bản thân mà không chút tình nghĩa Tiêu biểu là cô Quế - người bán hàng nước cùng Từ và vợ chồng chị Điệp Khi Từ rủ Cô Quế đến nhà anh chị Điệp vì

“Từ nghĩ cùng là công chức vỉa hè với nhau, hỏi thăm nhau lúc hoạn nạn là đúng phép Nào ngờ cô Quế nói thẳng vào mặt Từ, đây chẳng quan hệ với cái hạng côn đồ ấy, xấu cả người đi” [3; 138]

Ngay cả bản thân Từ cũng vậy Từ khi gia nhập công chức vỉa hè, bản thân chị cũng đã thay đổi Chị chỉ nghĩ đến tiền Chị học cách đường chợ về ứng xử với chồng con Từ trở nên ích kỉ với chồng, chị chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không hề chú ý đến tâm tư nguyện vọng của chồng Mọi cố gắng nỗ lực muốn xin việc giờ đay đều bị dập tắt Khi Xuân hỏi Từ “em định cứ bán xôi mãi hay sao? Không kiếm việc làm à? Việc nào kiếm ra tiền chẳng được

hả chị, sao cứ phải kiếm việc nhà nước mới gọi là việc nhỉ? Vậy em định bỏ phí cái bằng đại học của em à? Em không định bỏ, khi nào có ai mời đi làm thì em đi, chứ em ngán cái sự phải đi xin việc lắm rồi” [3; 142]

Như vậy, với việc đưa vào trong tác phẩm của mình những từ ngữ, câu văn chợ búa thông tục, vỉa hè nhà văn phê phán những con người không có văn hóa trong ứng xử, bộc lộ cái nhìn đầy phê phán của mình về xã hội Việt Nam thời bao cấp

2.2.3 Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn y học

Y Ban từng là giảng viên trường Cao đẳng Y Nam Định Do thế, những kiến thức y khoa cũng được chị khai thác và vận dụng sáng tạo trong sáng tác của mình

Trước hết, Y Ban đã rất thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn y học để diễn tả chính xác nội tâm con người, những ham muốn bản năng tồn tại trong cơ thể con người Đó là thứ ngôn ngữ diễn tả rất chính xác, táo bạo, trần trụi những ân ái của vợ chồng Xuân: “Tuấn quặp chặt lấy

Trang 32

Xuân, ấn cô vào một bức tường Tuấn hôn cô… Môi anh sao ấm vậy và sao sung sướng vậy… Phía dưới, có một sự cứng nhắc đang chạm vào rất mạnh”[3; 28 - 29] Đó là khi Xuân lên đơn vị thăm chồng, Xuân nhớ lại nụ hôn của chồng khi tiễn chồng ra ga, “cô sán đến chồng nhưng không dám đề nghị chồng hôn” [3; 33] Những khao khát đang cháy bỏng trong tâm hồn người phụ nữ nhưng Xuân không dám đòi hỏi chồng Cô chưa thể thoát ra khỏi những chuẩn mực đạo đức phong kiến Xuân là một người phụ nữ truyền thống Xuân chỉ chờ chồng cuồng nhiệt hối hả Hàng loạt những câu văn diễn

tả những cảm xúc mới lạ trong con người Xuân “anh đã làm bừng tỉnh con sói cái trong em Anh đã làm thức dậy cái bản năng nòi giống của em” [3; 35] Dường như vợ chồng Xuân rất viên mãn trong chuyện vợ chồng, họ luôn biết cách làm thỏa mãn nhau Sau khi đi bộ đội về, Tuấn thi Đại học và học trường Địa chất Anh được ở cùng vợ và họ khao khát có một đứa con Họ trao đổi với nhau về chuyện này rất thoải mái “Xuân nói với chồng, mình có con nhé

Ừ, mình có con đi, Tuấn bảo, ngay bây giờ nhé Xuân đang nấu cơm giở kêu lên, cơm khe mất Tại em nhé, em xem này Khiếp quá, anh cất đi đã, chờ em…” [3; 38] Sau kì nghỉ giữa học kì bốn ngày nhà Xuân luôn đóng cửa im

ỉm “Hết bốn ngày mặt Xuân đầy no nê thỏa mãn còn mặt Tuấn lõ lại, hai đầu

gối run run” [3; 39]

Đó còn là những trao đổi thẳng thắn của vợ chồng Từ về vấn đề phòng the Đó không phải là thứ ngôn ngữ thô giáp khiến người đọc “rợn tóc gáy”

mà bằng thứ ngôn ngữ của môn tâm hồn phụ nữ nhạy cảm đã giúp nhà văn diễn tả một cách tế nhị những vấn đề sâu kín nhưng không kém phần táo bạo, quyết liệt

Thứ hai, sử dụng kiểu ngôn ngữ ngành y, tác giả còn mang lại cho người đọc những tri thức thú vị, bổ ích về lĩnh vực này Chẳng hạn như khi miêu tả việc đỡ đẻ, một công việc tưởng chừng là dễ nhưng không dễ, nó đòi hỏi người đỡ phải có kiến thức: “Cái ca đỡ này cũng là phức tạp, cũng chẳng phức tạp Nó là ngôi chân, chân nó ra trước mà nó sổ cả ra được cả người như

Trang 33

vậy là dễ rồi, còn cái đầu nó không sổ ra được là do cái cằm nó vướng vào xương vệ chỉ cần người đỡ luồn tay vào mồm nó ấn cái cằm nó xuống là nó

sổ ra ngay” [3; 19] Ngôn ngữ trần thuật cụ thể, táo bạo đã cho ta thấy những kiến thức về việc đỡ đẻ mà chỉ có những người thuộc ngành y mới hiểu được

Là một cô gái từng học trường y nên Từ rất am hiểu kiến thức về y học Ngay từ khi còn nhỏ Từ đã đi theo bà Nuôi chôn những đứa bé chưa thành hình Do bố là bác sĩ, mẹ là y sĩ, ở viện có việc gì bố mẹ cũng đem về nhà kể khiến Từ ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với kiến thức về y học Từ nắm rất rõ cách hoa thụ phấn, Từ còn chỉ cho Xuân “cả cái trong cóng bơ” Sự giảng giải của Từ giống như người làm trong ngành y thực thụ: “Đây, chị đã nhìn rõ chưa Thai này được khoảng hơn ba tháng rồi, tay đã đủ năm ngón nhưng vẫn còn màng… Đây nhé, đây gọi là phôi, là các tế bào đang phân chia Còn giai đoạn này gọi là thai nhi nhớ vì nó đã có hình hài nhớ Chị nhìn rõ chưa Nhớ,

lí thuyết thì phải chín tháng mười ngày mới đẻ ra em bé hoàn chỉnh nhưng thực tế thì có người đẻ non hơn sáu tháng vẫn nuôi được thành người nhớ” [3;

22 - 23] Khi phải ra đường kiếm sống bằng việc bán xôi chim thì Từ hiểu

“không thể gói xôi cho khách bằng báo được Một mặt tờ báo rất bẩn, mặt khác mực in báo có chì, rất độc Lá dong lá chuối thì không gói xôi nóng được Từ nghĩ chỉ có lá sen” [3; 100] Bởi lẽ gói bằng lá sen vừa đảm bảo sức khỏe, vừa giữ được hương vị của xôi Thậm chí là khi Từ đi phá thai, rau thai hơi to nên chưa bong ra được, bác sĩ yêu cầu Từ mua rau ngót giã nhỏ lọc lấy nước uống, đồng thời mua thêm thuốc kháng sinh về uống Từ đã làm theo như lời bác sĩ dặn “Từ đã mua rau ngót Về nhà rửa sạch, Từ còn cẩn thận rửa bằng nước đun sôi để nguội” [3; 109] Những kiến thức về y học đã giúp Từ rất nhiều trong cuộc sống

Như vậy, bằng việc sử dụng ngôn ngữ trần thuật mang đậm nét y học,

Y Ban đã cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức về y học Ngoài những kiến thức về cách thụ phấn, về việc đỡ đẻ, gói xôi bằng lá sen thì nhà văn còn chỉ ra phương pháp tính vòng kinh để tránh thai Tức là “ngày không an toàn

Trang 34

thì phải xuất ra ngoài, đó là thuật ngữ khoa học, còn thuật ngữ dân gian gọi là nhảy tàu Nhảy tàu nói nôm na thế này, tàu đến ga Hàng Cỏ là hết bến, thì trước đó một ga, là ga Giáp Bát anh chồng phải nhảy xuống rồi” [3; 219] Đó

là thứ ngôn ngữ kín đáo đầy ẩn ý, sử dụng các thuật ngữ khoa học khiến người đọc đọc lên mà không có cảm giác ngại ngùng Không dừng lại ở đó,

Từ còn đề cập đến khớp N và điểm G - nơi cần thiết để người phụ nữ cảm thấy thỏa mãn Sau vài lần thử, Từ rút ra kết luận “nếu vừa đi tiểu xong mà ngủ với chồng thì không hưng phấn được… Có một chút nước tiểu trong bụng thì không phải lần nào cũng đạt cực khoái nhưng cũng đều tạo được sung điện

để dẫn mình và đương sự không bị rơi vào trạng thái trơ, chán” [3; 219]

Y Ban đã rất thành công trong việc đưa vào tác phẩm của mình nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau với những giọng điệu khác nhau Trong số đó không thể không kể đến ngôn ngữ trần thuật mang đậm nét y học Ngôn ngữ này có vai trò quan trọng trong việc làm nên sự hấp dẫn độc đáo cho tác phẩm Nhà văn đã vận dụng một cách linh hoạt và thành công thứ ngôn ngữ mới mẻ này tạo nên dáng dấp riêng, độc đáo của ngòi bút Y Ban

2.3 Ngôn ngữ trần thuật đa giọng điệu

Giọng điệu trần thuật là phương diện quan trọng trong nghệ thuật trần thuật, tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố hiện thực khác làm cho tác phẩm có

cùng một âm hưởng Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Giọng điệu phản

ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [12; 134] Có thể thấy, sức mạnh của tác phẩm văn chương là ở hình tượng nghệ thuật, sức mạnh của hình tượng kết tụ ở trong lời văn và

giọng điệu chính là “linh hồn của lời văn ấy” Không phải ngẫu nhiên mà M.Bakhtin gọi giọng điệu nghệ thuật là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ” Từ

điển thuật ngữ văn học nhận định : “Ngôn ngữ người trần thuật có thể có một

giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật) hoặc có hai giọng (như lời nhại, mỉa mai, lời nửa trực tiếp…) thể hiện sự đối thoại với ý thức khác về cùng một đối tượng

Ngày đăng: 30/11/2015, 21:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w