Ngôn ngữ trần thuật đa giọng điệu

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban (Trang 34 - 41)

7. Bố cục khóa luận

2.3. Ngôn ngữ trần thuật đa giọng điệu

Giọng điệu trần thuật là phương diện quan trọng trong nghệ thuật trần thuật, tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố hiện thực khác làm cho tác phẩm có

cùng một âm hưởng. Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Giọng điệu phản

ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [12; 134]. Có thể thấy, sức mạnh của tác phẩm văn chương là ở hình tượng nghệ thuật, sức mạnh của hình tượng kết tụ ở trong lời văn và

giọng điệu chính là “linh hồn của lời văn ấy”. Không phải ngẫu nhiên mà M.Bakhtin gọi giọng điệu nghệ thuật là một hiện tượng “siêu ngôn ngữ”. Từ

điển thuật ngữ văn học nhận định : “Ngôn ngữ người trần thuật có thể có một

giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật) hoặc có hai giọng (như lời nhại, mỉa mai, lời nửa trực tiếp…) thể hiện sự đối thoại với ý thức khác về cùng một đối tượng

miêu tả” [12; 213]. Trên cơ sở hình thức của ngôn ngữ, sáng tác của Y Ban đã sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau làm cho lời văn trần thuật thêm đa dạng, độc đáo, sắc thái thẩm mĩ thêm phong phú và tác động một cách đa chiều đến tư duy người đọc.

2.3.1.Ngôn ngữ trần thuật mang giọng bi hài, mỉa mai

Nếu Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài mang đến cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới tiếng cười giễu nhại, mỉa mai cay độc, tạo nên một giọng điệu hả hê trước những thói hư tật xấu của con người thì Y Ban lại mang đến cho độc giả một cái gì đó vừa chua xót vừa bi hài hay nói đúng hơn là Y Ban thích dùng giọng điệu bóc trần, bi hài, nửa cười nửa khóc. Theo quan điểm của chị, lúc đáng khóc hãy nên cười, dù rằng cười có ngấn nước mắt. Giọng bi hài là giọng gợi hài hước nhưng cái hài hước trong mỉa mai, bi kịch, chua chát.

Trong Đàn bà xấu thì không có quà, Nấm là nhân vật dễ mến. Gương

mặt nàng xinh, da nàng trắng, nàng hiền lành, nhu mì, nàng yêu và khao khát được yêu. Tâm hồn giàu cảm xúc khiến nàng trở thành cây viết trẻ. Nhưng tiếc thay, nàng có cặp chân quá ngắn. Câu chuyện dở khóc, dở cười của đồng nghiệp H và Nấm được kể với giọng bi hài đậm đặc: “Nấm cứng đờ không biết phải làm gì nữa. Mặc cho H lần lượt cởi bỏ xống áo trên người. Khi trên người Nấm chẳng còn thứ y phục nào H bỏ Nấm ra rồi nhìn. Rồi H lấy chiếc chăn trên giường phủ lên người Nấm. H lấy tay bưng mặt khóc nức nở. Một chập dường như đã tỉnh rượu H chắp hai tay vía Nấm hai lần rồi về”[2; 126 - 127]. Tình huống hài hước nhưng ẩn trong đó là nỗi đau của người trong cuộc, đau bởi sự thiệt thòi, tạo hóa quá bất công “đến một kẻ say rượu cũng nhận ra

sự tật nguyền của Nấm mà tỉnh rượu” [2; 127].

Đó còn là câu chuyện Nấm nghe được ở văn phòng. Câu chuyện về cụ rùa nổi lên mặt nước “mỗi lần rùa thiêng Hồ Gươm nổi lên đều bào hiệu thời

kì thịnh vượng của đất nước”[2; 22]. Câu chuyện của người đàn bà dân tộc:

- Thưa tòa, tại tối nào nó cũng bảo nó đi họp ạ - Đi họp thì cũng là tội à?

- Nó đi họp hàng năm í rồi nó về nó đánh miềng đau lắm. Nó còn không ngủ với miềng nữa.

- Thế rồi sao?

- Miềng mới đi theo nó. Nó đến nhà một người đàn bà. Đầu tiên hai cái phát nương gặp nhau, rồi đến hai cái ăn cơm nó gặp nhau, rồi đến hai cái đi đái nó gặp nhau. Miềng tức không chịu được miềng lấy dao quắm chém nó. Nó chết rồi.

-… Tôi giết người thì tôi phải đi tù thôi. Nhưng tôi chỉ ân hận là cứ noi gương cô Tấm. Giết người rồi, lại còn làm mắm mà vẫn được làm hoàng hậu.

- … Vâng, bà tôi đã kể cho mẹ tôi, mẹ tôi lại kể cho tôi nghe câu chuyện về cô Tấm, cô Cám. Tôi cứ ước được như cô Tấm ạ” [2; 33 - 34]. Đó chỉ là một câu chuyện hài kể tán ngẫu của đồng nghiệp nhưng ẩn sâu trong đó là sự chua chát về sự kém hiểu biết của những đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều trong xã hội Việt Nam.

Họ nói chuyện trên trời dưới bể. Dường như mọi vấn đề của cuộc sống đều được họ đưa lên “bàn mổ”. Đó còn là câu chuyện của hai người đồng nghiệp về văn chương nghệ thuật với giọng bi hài, mỉa mai:

“ Không khéo các ông lại sắp lên tầng bốn để ở rồi. Sao lại lên tầng bốn.

Vậy chứ các ông chưa biết ngôi nhà bốn tầng vừa giật giải thiết kế đặc biệt à. Đó là một ngôi nhà không có hố xí. Tầng một để cho các cháu mẫu giáo, bọn chúng ỉa vào bô. Tầng hai để cho sinh viên ở, chúng có gì ăn đâu mà ỉa. Tầng ba để cho quan ở, họ quen ỉa vài đầu dân. Tầng bốn để cho văn nghệ sĩ ở, họ ỉa vào mồm nhau” [2; 36]. Đằng sau tiếng cười sau mỗi câu chuyện ấy là một thái độ nghiêm khắc của tác giả, là sự suy tư của chính bản thân nhà văn về hiện thực cuộc sống đang diễn ra từng ngày, từng giờ.

Hay câu chuyện về chương trình “Nối vòng tay lớn” để lại ấn tượng khá sâu sắc cho khán giả bằng “một trò hề”. Khán giả xem xong không biết nên cười hay nên cảm động cho hành động của em bé tật nguyền. Nhưng rồi “sau một tuần phát động chương trình quỹ vì người nghèo đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia ủng hộ” [2; 30]. Câu chuyện được kể lại bằng một giọng điệu hài hước gây cười cho độc giả, nhưng bản thân người đọc cũng không xác định được mình nên vui hay nên buồn trong hoàn cảnh ấy.

Các câu chuyện nửa bi nửa hài được kể lại bởi các đồng nghiệp trong văn phòng của Nấm khiến cho người đọc không khỏi ngỡ ngàng mà cười trong nước mắt. Y Ban để cho các nhân vật trong chính câu chuyện thuật lại đầy chân thật bằng giọng điệu đầy chất hài kịch. Đó là một trong những tấm bi hài xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hiện đại đã được nhà văn khéo léo đan cài vào câu chuyện của cuộc đời Nấm.

Ngay cả câu chuyện đi tìm chồng của “người đàn bà làm thơ” cũng gây nên tiếng cười cho độc giả bằng một giọng kể hài hước. Người đọc ngỡ ngàng, rồi cười, rồi khóc cho hoàn cảnh trớ trêu mà “người đàn bà làm thơ” gặp phải.

Xuân Từ Chiều có nhiều đoạn viết với giọng bi hài. Đó là câu chuyện

xoay quanh cái nhà vệ sinh công cộng, xoay quanh khu tập thể, những câu chuyện ở bệnh viện. Ở đó xuất hiện những con người bi hài với cảnh ngộ bi hài trong giọng kể bi hài. Chẳng hạn, chuyện những cái nhà vệ sinh công cộng thời bao cấp: “Ai đời cả trai cả gái cả già cả trẻ cứ gặp nhau chan chát ở cái khu vệ sinh công cộng. Đã thế lối vào khu vệ sinh bé tẹo, chỉ một người đi vừa. Buổi sáng một dãy người đứng chờ với một nắm giấy vo trong tay” [3; 5 - 6]. Rồi đến chuyện mấy cô y tá vừa giặt quần áo vừa kể chuyện chồng con. “Tuần trước mất nước mấy ngày, nhà không con giọt nước nào dùng mà thằng bé con ru mãi nó không ngủ, thế là tương cho nó thìa sirô e phê nát gan, nó ngủ tít luôn”; thậm chí “cái lão nhà tao, con chưa kịp ngủ say đã lột quần vợ ra, rồi cứ chem chép chem chép. Thằng con ngỏng đầu dậy hỏi: Bố ơi, ai

ăn cái gì mà cứ chem chép bố ạ” hay chuyện “bố mẹ mải làm việc quá không biết là con nó ngồi dậy nó xem từ lúc nào. Đến lúc nó bảo: mẹ Đào ơi mẹ mặc quần vào đi kẻo đau bụng đấy, thì mới tá hỏa, hai vợ chồng tranh nhau cái chiếu đắp lên người” [3; 6]. Thậm chí “những cái cống quanh nhà tắm đều là cống lộ thiên. Những ngày chủ nhật người ta giặt giũ nhiều thì ở cống nổi lên những cái bao trăng trắng. Lũ trẻ con lấy que kều lên rồi múc nước rửa sạch, thổi bong bóng tung tẩy chơi” [3; 7]. Đó còn là việc cô Chiều giải hộ chồng bài toán. “Có bận Xuân cũng ra múc nước, thấy một người đàn ông ra bảo cô Chiều, này để tớ bế con cho về giải hộ tớ bài toán, tối đi học rồi mà giải mãi không được” [3; 25]. Câu chuyện nghe có vẻ hài hước, ngược đời nhưng lại hoàn toàn có thật. Qua đó, nó thể hiện sự dốt nát của người chồng. Tình huống bi hài nhưng lại chất chứa bao chua xót. Đó còn là câu chuyện của Từ khi cô đang là sinh viên năm cuối đi lấy tài liệu làm luận văn ở Bắc Ninh, Từ gặp một anh chàng kiến trúc sư trẻ. “Ai đời mới quen nhau ba tháng mà em bé trong bụng Từ đã hai tháng rưỡi” [3; 57]. Nhân vật cô Chiều - một người phụ nữ sống trong ngôi biệt thự sang trọng, đầy đủ tiện nghi và một người chồng chức cao vọng trọng nhờ vào những bài toán mà vợ giải hộ nhưng khi cô có ý muốn đi làm, đi học thêm thì chồng không cho đi vì nuôi người làm việc nhà bây giờ tốn kém hơn nuôi bà. Và còn đáng buồn hơn, chua xót hơn khi: “Cô Chiều mở tủ lạnh moi một cái gói ở trên ngăn đá. Cô giở ra, trong đó có những tờ tiền lẻ. Cô đếm rồi xếp vào thành hai mươi ngàn đưa cho Từ. Từ ái ngại không muốn cầm vì Từ đã nhìn thấy trong cái gói cô Chiều để trên bàn chỉ còn lại có vài nghìn đồng lẻ” [3; 78]. Đọc lên những dòng chữ ấy người đọc không thể giấu nổi nỗi xót xa, cảm thương cho thân phận Chiều và qua đó gián tiếp lên án, phê phán những người đàn ông vì dục vọng cá nhân chạy theo danh vọng mà quên đi những người thân yêu bên cạnh mình. Đó còn là Cương - chồng của Từ, một người đàn ông không thể lo cho gia đình lúc khó khăn đã để vợ vật lộn với cuộc sống mưu sinh.

Giọng điệu bi hài là giọng điệu gợi lên sự hài hước nhưng là cái hài hước trong mỉa mai, bi kịch, chua chát. Đó là câu chuyện đèn xanh đèn đỏ ở viện nghiên cứu: “Chuyện thế này, có một ông từ quê ra phố thấy đèn xanh đèn đỏ lạ quá mới níu một thanh niên lại hỏi, cái đèn xanh đèn đỏ kia là thế nào? Tay thanh niên là một tay hóm hỉnh thích đùa bèn giải thích, đèn xanh là những người tân tiến, thích làm kinh tế, bác có thấy chỉ số tăng trưởng kinh tế năm nay là rất cao không, đến thế giới cũng phải ngạc nhiên nhé, nước ta sắp thành con rồng mới của Châu Á rồi, bác biết. Đúng đúng quá, tối nào tôi cũng xem ti vi mà. Đèn vàng là dành cho những người lừng khừng, còn đèn đỏ là dành cho những người có đạo đức bác ạ. Ông già đứng quan sát một lúc, thấy đèn xanh bật lên thì người ào ào đi lên. Ông già chép miệng, giờ nhiều người làm kinh tế quá, chả trách là tăng trưởng kinh tế nước ta tăng cao, phấn khởi, phấn khởi. Đèn vàng bật lên chỉ lác đác vài người đi. Ông già chép miệng, kẻ lừng khừng không còn mấy. Đèn đỏ bật lên, ông già vội lao đi. Ông già liền bị công an bắt vì vượt đèn đỏ. Ông già kêu lên, tôi là người đạo đức, sao ở thủ đô không còn người đạo đức nào vậy” [3; 226 - 227]. Một câu chuyện bi hài có thật diễn ra ở thời bao cấp khi mà người nông dân chưa tiếp cận với cái mới, cái tiên tiến. Đằng sau câu chuyện bi hài ấy là sự chua xót, đáng chê trách của một bộ phận người nông dân còn thiếu hiểu biết. Ở nơi làm việc của Từ đúng là nơi mà chúng ta có thể chứng kiến nhiều câu chuyện bi hài cười ra nước mắt với một giọng văn phê phán chua cay. Đó là câu chuyện phiếm của chị Ph vừa thương xót vừa xấu hổ cho chàng sinh viên rủ cô bạn gái vào quán nước. Trong túi chàng sinh viên chỉ có năm nghìn đồng nhưng cô bạn gái lại gọi nước cam giá những tám ngàn đồng nên chàng bèn bảo nàng ngồi uống nước cam chờ chàng chạy ra ngoài một chút. Thì ra chàng đi đến chỗ thằng bạn cùng quê để vay thêm năm nghìn nữa. Nhưng đến khi thanh toán thì thật bi hài, chủ quán mang hóa đơn ra, những mười sáu ngàn đồng. Thật ra trong lúc chờ chàng trai quay lại cô gái ấy đã uống thêm một cốc nước cam nữa. “Chàng sinh viên gào lên, về đi, về quê đầy cam sao không uống, vay mãi

mới được có năm nghìn thôi” [3; 254]. Câu chuyện đọc lên khiến người đọc

vừa buồn cười lại vừa ái ngại, xấu hổ cho anh chàng sinh viên.

Trò chơi hủy diệt cảm xúc cũng được viết với giọng bi hài, mỉa mai.

Tất cả những vấn đề trong cuộc sống đều được nhà văn đưa lên “bàn mổ” để xem xét, tìm hiểu. Đó là câu chuyện về cách xưng hô của hai vợ chồng Tiến sĩ tân tiến “nhà ả học ở Tây về nên xưng hô với nhau là I và You sau thấy lố quá giữa đám người ta nên mày tao cho giản dị” [4; 18]. Chuyện vợ chồng, chuyện phòng the cũng được Y Ban nói thẳng thừng không giấu giếm với giọng điệu bi hài.

Trước hết là việc ả ngủ với chồng ả nhưng không bao giờ gọi tên chồng mà ả gọi “giời”. Thế nhưng “hôm ấy đang trên một đỉnh ả rên rỉ giời ơi, chồng ả cho lên tiếp đỉnh thứ hai… Bỗng lên cơn thương chồng ả gọi anh ơi. Chồng ả đang hăng hái bỗng nhiên chùng xuống, kết thúc” [4; 19]. Đó còn là việc chồng ả là một Tiến sĩ khảo cổ, say mê công việc thế nhưng có trưa ả có việc tạt qua nhà. Chồng vẫn dổng mông lên với đám mẫu vật. Ả thấy có mùi thối nồng nặc. Thế là hai vợ chồng tranh luận với nhau:

“ - Chả đi đâu. Đây chân tao đây mày soi đi. Không khéo lại từ chân mày.

- Tao đi giầy, giầy tao ngoài hành lang cơ mà.

Nhìn thấy đôi bàn chân trắng hồng của ả, hắn bỗng lên cơn hứng tình. Hắn lột quần áo của vợ. Rồi hắn cởi quần áo của hắn. Cái quần bò bảo hộ vừa được lột ra khỏi người chồng ả ngồi phắt dậy. Ả nhìn thấy một mảng đen đen ở phía trong quần, không phải phần đũng mà phần áp vào lưng…. Ả rũ ra cười như phát dại. Một mảng phân đã khô dính đét vào quần” [4; 34 - 35]. Rồi đó còn là câu chuyện đứa con trai kể cho ả nghe về bố của nó: “Bố ngủ ở phòng mẹ một lúc rồi bố ra võng. Bố ngủ ở võng khoảng một lúc nữa rồi bố lên phòng con. Bố đi chân đất lên phòng con nhớ. Bố ngủ một lúc nữa rồi bố lại đi chân đất xuống phòng mẹ. Sáng ra bố vào nhà vệ sinh. Rồi bố đi dép trong nhà vệ sinh ra vì bố sợ mẹ nhìn thấy bố đi chân đất. Mẹ vào nhà vệ sinh.

Mẹ không thấy dép đâu. Mẹ gào lên. Bố mang dép vào nhà vệ sinh giả mẹ. Bố lại đi chân đất. Mẹ đi khỏi nhà vệ sinh thấy bố đi chân đất. Mẹ gào lên: Dép đâu. Con đi xuống ăn sáng đi học. Bố nhìn thấy con bố hỏi: Dép tao đâu? Mẹ ra võng mà xem. Ở đó có năm đôi dép. Dép đi trong nhà của con bố cũng đi xuống đấy”[4; 39]. Tiếng cười bật lên giòn tan. Nhưng đằng sau tiếng cười hài hước ấy chính là thái độc của Y Ban với cuộc sống. Là một người đàn ông, một người chồng, một người cha, là trụ cột trong gia đình nhưng người đàn ông ấy không hề gương mẫu. Sinh hoạt hằng ngày không gọn gàng, nhăn nắp.

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)