Sử dụng lớp ngôn ngữ báo chí ngắn gọn mang đậm lượng thông tin

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban (Trang 56 - 58)

7. Bố cục khóa luận

3.1. Sử dụng lớp ngôn ngữ báo chí ngắn gọn mang đậm lượng thông tin

Tiểu thuyết là thể loại năng động, có khả năng hấp thụ, thu hút vào bên trong tất cả những tinh túy của các thể loại khác. Đối với lớp từ ngữ cấu tạo nên hình thức vật chất của tác phẩm, tiểu thuyết đặc biệt thu lượm, không ngừng tích cóp làm cho chúng ngày càng phong phú hơn. Phân tích tiểu thuyết của Y Ban có thể thấy rằng nhà văn đã dụng công tạo nên trong tác phẩm của mình một lớp từ vựng phong phú và hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng lớp ngôn từ đời thường, Y Ban còn sử dụng lớp từ ngữ mang tính thuật

ngữ của ngành y học và báo chí. Trong tiểu thuyết Đàn bà xấu thì không có

quà, Y Ban đã đan cài vào đó rất nhiều những mẩu thông tin của ngành báo

chí, ngành truyền thông… khiến nhân vật và người đọc không ngừng suy nghĩ và trăn trở với những gì đang diễn ra.

“Hôm nay có gì mới?

Mười một nghìn tỉ đồng đã bị thất thoát trong xây dựng cơ bản” [2; 25]. “Một cậu ấm con một quan chức trong buổi sinh nhật của mình đã lấy tiền của bố mua mười chiếc xe máy a còng để tặng cho bạn” [2; 27].

“Tổng kết nhiệm kì năm năm của Thủ đô Hà Nội còn 15700 lá đơn khiếu kiện. Có những lá đơn nặng hàng kg” [2;n28].

Đó còn là phản ứng của đồng nghiệp về “những trò hề truyền hình” khi họ kể về việc nhà đài đang phát lại chương trình “Nối vòng tay lớn”:

“Speaker họ Lại điêu luyện quá nhỉ. Nhà đài không cần khen.

Trên màn hình vô tuyến không khí bỗng nghiêm trang. Speaker họ Lại rời khỏi sân khấu xuống hàng ghế khán giả đến bên một chiếc xe lăn. Ống kính chỉ lướt qua có vài giây nhưng cũng để người xem nhận thấy trên xe lăn

là một em bé bị bại não, không tự làm chủ được hành vi của mình, không tự làm được bất cứ điều gì cho bản thân kể cả việc đi lại. Speaker hỏi em bé: - Em nghĩ gì mà em lại ủng hộ quỹ vì người nghèo một trăm ngàn đồng?

- Ớ ớ ớ, , ú ú ú…

- Tôi nghiêng mình trước em!

Sao lại thế này? Nhà đài nó coi người xem là ngu hết cả rồi hay sao mà nó đi dựng một kịch bản hề hãm đến thế. Một thằng bé tật nguyền đến thế. Nó nghèo hơn mọi cái nghèo ở trên đời này. Nó chẳng còn nghĩ được là nó đang tồn tại kia mà…

… Còn tôi, tôi nghiêng mình trước những trò hề…” [2; 28 - 29].

Tiểu thuyết Xuân Từ Chiều với dung lượng hơn hai trăm trang sách

nhưng cuốn tiểu thuyết đã đem đến cho bạn đọc nhiều vấn đề của cuộc sống. Lượng ngôn ngữ dồn dập, đầy ắp thông tin mang đậm nét ngôn ngữ báo chí rất riêng của Y Ban: “Vậy những cái đang tồn tại kia có giải quyết được không? Không có gì là không giải quyết được nếu tìm ra ngọn nguồn và quy luật phát triển của xã hội. Người nông dân cùng con trâu với cái cày trên đồng ruộng, chỉ vắt họ mà đường cày thẳng băng kia thôi. Vắt, họ là gì nhỉ? Là pháp luật, pháp luật và pháp luật. Đúng thế. Từ viết giải pháp của mình lên giấy xong tắt đèn đi ngủ. Hà Nội mới vào hồi rét nếm. Sự háo hức nếm cái rét đầu đông của chén rượu đầu ngõ. Sáng thứ bảy Từ đưa Bống đi chơi, qua hồ Thiền Quang đông nghịt người. Cảnh sát giao thông phải điều thêm người, còi tuýt liên mồm để giải tán đám đông khỏi kẹt đường. Hàng nghìn người đổ xô đến đây làm gì vậy? À, có gì đâu, đêm qua, uống rượu rồi thách nhau nhảy xuống hồ bơi, rồi chết” [3; 238]. Như vậy, chỉ bằng một đoạn câu chữ ngắn gọn mà gói gọn được bao nhiêu chuyện từ giải pháp cho đến đề tài nghiên cứu của Từ, thời tiết Hà Nội, một vụ chết đuối. Đó là cách sử dụng ngôn ngữ rất riêng của Y Ban.

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban (Trang 56 - 58)