7. Bố cục khóa luận
2.2.1. Ngôn ngữ đời thường
Tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 đổi mới khiến ngôn ngữ cũng phải có những đổi mới cho phù hợp. Một trong những xu hướng đổi mới ấy là việc sử dụng ngôn ngữ đời thường. Để đưa tác phẩm đến gần với bạn đọc, Y Ban đã sử dụng tiếng nói của đời sống hàng ngày với sự dung nạp nhiều khẩu ngữ vào tác phẩm.
Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ có thể hiểu là thứ ngôn ngữ dung hợp nhiều yếu tố của ngôn ngữ đời thường, bao gồm: những lời nói thông tục, tiếng lóng, từ ngữ mang tính chất suồng sã, không câu nệ. Điều đó gắn liền với khuynh hướng “giải thiêng” trong văn học hiện đại: mọi sự vật hiện tượng đều được đưa lên cùng một mặt giá trị, xóa bỏ khoảng cách xa vời, thành kính. Và ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện khuynh hướng đó. Y Ban không phải là người đầu tiên, hiển nhiên cũng không phải là người cuối cùng đưa lớp từ ngữ khẩu ngữ vào văn học. Lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ đã đem đến cho văn chương đương đại hơi thở của cuộc sống đương đại. Với Y Ban, điều này mang một ý nghĩa riêng. Là một nhà văn nữ, Y Ban có phần tinh tế và kín đáo hơn trong khi khai thác lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ. Đôi khi, Y Ban khiến người đọc “giật mình” vì cái cách dùng
từ ngữ táo bạo của chị. Nhà văn đặc biệt hay sử dụng những từ thông tục, tiếng lóng, những câu chửi thề nói tục trong tiểu thuyết của mình. Khi mà văn chương hiện nay chú ý diễn đạt cái thô nhám, xù xì, góc cạnh của cuộc đời thì lớp ngôn ngữ bên lề được đặc biệt quan tâm. Những lớp ngôn ngữ đời thường trong tác phẩm của Y Ban chính là một minh chứng về sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn chương hiện đại và trong văn chương truyền thống.
Trong cái phòng làm việc của Nấm, họ nói chuyện trên trời dưới biển. Chuyện nhân tình thế thái. Chuyện từ cổ chí kim. Rồi quay về những chuyện con người. Ngôn ngữ đời thường được vận dụng một cách tối đa. Chuyện về ba cô gái chưa chồng, kể cả Nấm là đối tượng cho họ trêu đùa:
“- Này Mai, gầy quá mặc quần bò mất đẹp. Đóng thêm cái bỉm cho mu nó
dày.
- Bố mày hâm. Tiêu chuẩn xưa quá rồi. Máy cao gầm thoáng mới đáng đồng tiền” [2; 12].
Thậm chí là: “Này lại đây mà xem này. Bự quá! Năm, sáu cái đầu cùng chụm lại ồ à.
- Sao mà lại có cái to quá thể vậy.
- Đây mới khiếp chứ. Gã trai nào mà yếu bóng vía chết lăn quay” [2; 12]. Những từ ngữ thông tục góp phần thể hiện chân thực cuộc sống đời thường của nhân vật. Ngôn ngữ như vậy phù hợp với những người làm việc
trong văn phòng như Nấm và những người đồng nghiệp. Ngôn ngữ mang tính
khẩu ngữ ở đây tạo nên cho người đọc cảm giác như đang được tiếp xúc trực tiếp với những con người nhàn rỗi, vô công rồi nghề và thấy một thế giới tiểu thuyết gần gũi với đời thường hơn.
Y Ban thẳng thắn trong cuộc sống, mạnh mẽ và sòng phẳng trong các mối quan hệ. Thế nên không khó để ta bắt gặp trong tác phẩm của chị giọng suồng sã, bỗ bã. Ngay cả với đối tượng có chức sắc, chị cũng sẵn sàng đánh đồng “cá mè một lứa”. Lúc này trong tác phẩm tạm lắng đi những câu văn có
chơi hủy diệt cảm xúc là một tác phẩm mới của Y Ban. Nhân vật chính được
giới thiệu là một Tiến sĩ môi trường khá chủ động trong gia đình, thành đạt
trong công việc. Chồng là một Tiến sĩ khảo cổ. Nhưng lại xưng hô là “mày”,
“tao”, “con này”, thậm chí gọi chồng là “giời, giời của tao”. Bao nhiêu
chuyện cơm áo, gạo tiền, giường chiếu vợ chồng, đến chợ búa, công việc cơ quan, cả buồng vệ sinh, sinh hoạt nhếch nhác của gia đình trí thức đều được phơi bày một cách hồn nhiên với giọng bi hài. Giọng kể tự nhiên như lời ăn tiếng nói hàng ngày:
“Đêm qua không có con thì con này hôm nay đã ò í e rồi. Nó bị ngất trong nhà tắm. Con lôi mãi mới đặt được nó lên giường. Con ôm nó cả đêm mà người nó vẫn lạnh như thây ma.
Mẹ chồng bảo:
- Mày ngu quá. Sao không gọi tao. Phúc con này dày. May lôi được nó lên giường mày tưởng đã cứu sống được nó à. Mày ngu không biết thì phải gọi mẹ chứ. Phúc con này dày nên mới không chết… Non này không phải để diễn tả cái ngon chảy nước dãi của gái một con cải ngồng non, cũng không
phải chỉ sự non nớt của cuộc sống”[4; 14]. Thậm chí Y Ban còn sử dụng cả những tiếng chửi thô tục và bỗ bã “Cái đồ đãi cứt sáo lấy hạt đa” [4; 32], rồi là chuyện “Tiên sư đứa nào ỉa vào nón mê của ông ấy”[4; 36]; “Love love love cái cục cứt. Cái cục cứt thối”[4; 81]; thậm chí là “bùn đất cứt đái đang đổ đầy miệng”[4; 85]. Qua đó cho ta thấy con người đang sống trong một xã
hội chìm ngập trong lối sống ô trọc và bệnh hoạn, những con người bất hạnh trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn một cách vội vàng vì vụ lợi của một nhóm người có chức quyền.
Dường như tác phẩm nào Y Ban cũng sử dụng giọng suồng sã. Sau một thời gian dài gia nhập “công chức vỉa hè”, giờ đây Từ đã xin được một công việc tại trung tâm nghiên cứu xã hội học. Dù trong môi trường trí thức nhưng họ vẫn giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ suồng sã, thông tục. Họ xoay quanh câu chuyện về việc đánh rắm. Đó là câu chuyện về ông Long. Một
người đàn ông nói: “Đúng ông ấy rồi, hồi ấy tôi làm đề tài cùng ông ấy, cứ đến chín giờ sáng là bụng ông ấy lại kêu ọp ọp, rồi một hôm ông ấy bảo với tôi, tớ xin lỗi cậu chứ, đói quá không đánh rắm được nữa, mà có đánh thì cũng không còn thối tí nào” [3; 182]. Hay: “Ông đánh rắm đi, giờ là chín rưỡi rồi đấy, ông đánh rắm đi, đánh cho cả lũ xem ông có đánh được không, mà có
đánh được thì xem có còn thối không” [3; 183].
Như vậy, với việc đưa lớp từ mang tính khẩu ngữ vào trong tác phẩm, Y Ban đã làm sinh động thêm ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người trần thuật, mở rộng thêm chiều sâu đời sống trong tiểu thuyết, nơi mà những biến động của thời đại in hằn rõ nét. Khi đưa lớp từ vựng này vào trong tác phẩm, Y Ban không cực đoan hóa vai trò của chúng, tránh được phản cảm cho người đọc. Thứ ngôn ngữ thông tục, đời thường có vai trò quan trọng trong tác phẩm và là cầu nối giữa tác phẩm và bạn đọc.