Ngôn ngữ chợ búa, vỉa hè

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban (Trang 29 - 31)

7. Bố cục khóa luận

2.2.2. Ngôn ngữ chợ búa, vỉa hè

Y Ban không chỉ đưa vào tác phẩm của mình thứ ngôn ngữ đậm chất đời thường mà chị còn tỏ ra linh hoạt khi đưa cả thứ ngôn ngữ chợ búa vào văn chương. Điều này khiến các sáng tác của chị trở nên gần gũi, thông tục và dễ hiểu. Qua đó cũng cho thấy Y Ban là người có sức sáng tạo dồi dào, luôn tìm tòi đổi mới trong văn chương.

Ngôn ngữ chợ búa này ta bắt gặp trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều.

Cuộc sống không tốt đẹp như những gì con người muốn khiến Từ phải gia nhập “công chức vỉa hè”. Tại đây, chị được tiếp xúc với đủ những loại người trong xã hội, ở đó thứ ngôn ngữ chợ búa được vận dụng một cách tối đa.

Trước hết là trong cuộc đối thoại với hai ông khách hàng râu ria xồm xoàm ngồi ăn. Khi nghe thấy cuộc đối thoại của hai chị em, “Ông khách đang ăn dằn mạnh cái bát xuống bàn cất giọng cục súc, học hành là cái đếch gì, bạn bè là cái cứt gì. Thời buổi này đứa chó nào chả hai tay dày lỗ miệng” [3; 101]. Thậm chí là: “Bà lớn này oai nhỉ, oai thế sao không xin việc được cho cô em. Đây nói thế không nghe được thì thôi chứ việc gì phải quát” [3; 101]. Khi trả

tiền, “ông khách quẳng năm nghìn lên bàn rồi phủi đít đứng dậy” [3; 101]. Từ lấy lại hai nghìn trả cho khách. Từ đưa bằng hai tay. Khách bảo, “việc đéo gì phải đưa bằng hai tay, đây đéo cần lịch sự”[3; 101 - 102]. Hành động ấy là hành động của loại người mạt hạng trong xã hội, họ nói chuyện với nhau bằng thứ ngôn ngữ đầu đường xó chợ, không biết trên dưới phải trái. Họ nói ra như một sự giải tỏa những bức bí trong lòng. Phải chăng chính họ cũng đang bị đè nén?

Gia nhập “công chức vỉa hè” con người buộc phải tôn trọng những quy định của pháp luật. Khi chính phủ ban hành nghị định 36/CP về việc cấm lấn chiếm vỉa hè thì những người dân sống trên vỉa hè bước vào thời kì khó khăn. Quen dần với việc nộp phạt giờ đây Từ như một cái máy tuôn ra thứ ngôn ngữ vỉa hè. Như mọi ngày, khi đang bàn hàng, “thấy một bàn tay chìa ra trước mặt Từ kèm theo một giọng nói, nộp phạt đi, tội lấm chiếm vỉa hè…. Từ nói, câu nói cửa miệng của các công chức vỉa hè… Anh tha cho em, em phải nuôi chồng nuôi con… Anh cứ cầm cả đi, rồi hôm sau anh tha cho em nhé”[3; 123 - 124]. Đồng tiền đã chi phối mọi mối quan hệ trong xã hội. Mọi việc đều được giải quyết bằng tiền. Nhà văn đứng ở ngoài câu chuyện quan sát và kể lại với ngôn ngữ tỉnh táo, sắc lạnh khiến cái nhìn trở nên tỉnh táo và khách quan.

Ngôn ngữ chợ búa còn là sự lộn xộn, nhốn nháo khi có đoàn kiểm tra đến “dọn hàng đi, xít đờ ca đến” [3; 125] thế là nhộn nhịp hẳn lên, người tháo bạt, người dọn ghế, người chạy bát… Trong hoàn cảnh ấy con người buộc phải giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn ngữ chợ búa đời thường, ở đó mọi chuẩn mực đều bị mất đi. Khi hai người ở trên xít đờ ca nhảy xuống thu ghế của nhà anh chị Điệp. Chị Điệp bỏ vị trí bán hàng ra hỗ chiến cho chồng “chị vừa giằng lại ghế vừa hò hét: định ăn cướp à, định cướp ngày à, có biết là dân khổ quá rồi không, ai là người muốn ra đầu đường xó chợ thế này chứ… Lại còn nay phạt mai phạt” [3; 125]. Câu nói ấy chất chứa bao uất ức của người dân. Họ hi sinh cho Tổ quốc, cống hiến thân mình cho đất nước nhưng chính

đất nước ấy đã lãng quên họ khiến họ phải vật lộn nơi vỉa hè kiếm sống với bao sự nhọc nhằn vất vả.

Trong xã hội hiện đại, con người sống vì cá nhân, vì lợi ích của bản thân mà không chút tình nghĩa. Tiêu biểu là cô Quế - người bán hàng nước cùng Từ và vợ chồng chị Điệp. Khi Từ rủ Cô Quế đến nhà anh chị Điệp vì “Từ nghĩ cùng là công chức vỉa hè với nhau, hỏi thăm nhau lúc hoạn nạn là đúng phép. Nào ngờ cô Quế nói thẳng vào mặt Từ, đây chẳng quan hệ với cái hạng côn đồ ấy, xấu cả người đi” [3; 138].

Ngay cả bản thân Từ cũng vậy. Từ khi gia nhập công chức vỉa hè, bản thân chị cũng đã thay đổi. Chị chỉ nghĩ đến tiền. Chị học cách đường chợ về ứng xử với chồng con. Từ trở nên ích kỉ với chồng, chị chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không hề chú ý đến tâm tư nguyện vọng của chồng. Mọi cố gắng nỗ lực muốn xin việc giờ đay đều bị dập tắt. Khi Xuân hỏi Từ “em định cứ bán xôi mãi hay sao? Không kiếm việc làm à? Việc nào kiếm ra tiền chẳng được hả chị, sao cứ phải kiếm việc nhà nước mới gọi là việc nhỉ? Vậy em định bỏ phí cái bằng đại học của em à? Em không định bỏ, khi nào có ai mời đi làm thì em đi, chứ em ngán cái sự phải đi xin việc lắm rồi” [3; 142].

Như vậy, với việc đưa vào trong tác phẩm của mình những từ ngữ, câu văn chợ búa thông tục, vỉa hè nhà văn phê phán những con người không có văn hóa trong ứng xử, bộc lộ cái nhìn đầy phê phán của mình về xã hội Việt Nam thời bao cấp.

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)