Ngôn ngữ trần thuật mang giọng tâm tình, xót thương

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban (Trang 50 - 56)

7. Bố cục khóa luận

2.3.4. Ngôn ngữ trần thuật mang giọng tâm tình, xót thương

Viết về thói đời, thói người giả dối, bạc bẽo, Y Ban thường có cái nhìn khinh miệt, sắc lạnh, gai góc. Nhưng, với nhân cách cao đẹp hoặc hoàn cảnh thiệt thòi, số phận cay đắng… tác giả lại bộc lộ sự cảm thông sâu sắc và nâng niu trân trọng. Y Ban dành giọng điệu tâm tình, xót thương đối với những cảnh ngộ éo le, bất hạnh (chủ yếu là hình ảnh người phụ nữ).

Giọng điệu cảm thông sẻ chia thường được chị bộc lộ qua việc lựa chọn ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ của cảm giác, suy tưởng. Đó là ngôn ngữ được lọc qua tâm trí nhân vật nên mang đậm màu sắc chủ quan. Nó như trải đều và tan vào nỗi đau, thiệt thòi của số phận nhân vật. Người kể hòa vào cảm xúc, tiếng lòng của nhân vật để sẻ chia.

Với sự dịch chuyển điểm nhìn của người kể chuyện khiến tác phẩm luôn luôn được cắt nghĩa ở những chiều sâu mới. Ở cùng một nhân vật nhưng xuất hiện nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nhân vật Xuân hiện lên là một người phụ nữ tương đối hoàn hảo, là niềm mơ ước thậm chí ghen tỵ của Từ nhưng chị lại hiếm muộn đường con cái. Ở những trang viết đầu tiên của tác phẩm đó là thứ ngôn ngữ xót xa, thương cảm mang đậm tính nhân văn sâu sắc của Xuân khi nói với Từ: “Lần sau mẹ nó mang cái cóng bơ đựng thứ nát bét về cho lợn ăn ấy thì đừng cho lợn ăn nữa, tội lắm. Giấu đi một chỗ rồi tối mang đi chôn. Cũng không phải nói với bà Nuôi nữa đâu. Bà Nuôi già rồi, hai chị

người dù đó chỉ là một linh hồn nhỏ, một hòn máu chưa thành hình. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc khiến người đọc phải xót xa, thương cảm. Xuân còn là người phụ nữ biết cảm thông, thương xót với những số phận bất hạnh, đó là người đàn bà điên. Mỗi lần đi chợ Xuân thường mang theo bát cơm nguội mà cô xới lúc bắc cơm lên ăn để mang cho người đàn bà điên đó.

Xuân Từ Chiều là câu chuyện về cuộc đời của ba người phụ nữ, mỗi

người một số phận, một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều toát lên vẻ nhẫn nại, chịu thương chịu khó, hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Trong ba người phụ nữ ấy, Từ là nơi tác giả gửi gắm nhiều ước vọng hơn cả. Và người đọc cũng nhận thấy phần nào đó hiện thân của chính tác giả. Ở Từ, đó là người phụ nữ không những thấu hiểu về tài năng của mình mà còn cả một khát vọng lớn lao đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Cô sinh viên y khoa đã từ chối con đường bằng phẳng dành cho mình để đến với văn chương bởi “Từ bỗng ngộ ra rằng, nếu học y thì cô chỉ có thể cứu chữa cho một số người thôi. Còn cả một xã hội thì chẳng có bác sĩ nào cứu được cả” [3; 56]. Trong chuyện tình cảm, cô đã dũng cảm yêu và dũng cảm hi sinh mọi ước mơ sự nghiệp bảo vệ cho tình yêu, cho gia đình của mình. Ở Từ còn là một sự khao khát được quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu trong cuộc sống gia đình của một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm. Dù hi sinh cho gia đình đến quên mình nhưng người phụ nữ ấy vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với đàn ông. Đó là cái lý muôn đời ăn sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ của con người. Khi bố mẹ chồng Xuân có ý nghĩ giục Tuấn đi lấy vợ hai chỉ vì không có con, trong khi đó, cả hai người đi khám bác sĩ đều bảo hai người vẫn bình thường. Họ đâu biết rằng lỗi là do anh Tuấn đã bị mất cái vật linh thiêng từ khi đi bộ đội phải dùng đồ giả thì làm sao có con được. Câu nói “đời nào thì phụ nữ cũng phải chịu thiệt thòi em ơi” đã nói lên thân phận bất hạnh, tủi cực và tấm lòng nhân văn của tác giả đối với người phụ nữ. Tưởng rằng trong cái xã hội hiện đại văn minh này sẽ không còn bất công nữa nhưng cho dù ở thời nào đi nữa thì người phụ nữ vẫn phải chịu thiệt thòi so với nam giới. Câu nói ngắn gọn như đang thủ thỉ tâm tình nhưng đậm chất triết lí, suy tư

khiến chúng ta phải suy nghĩ về thân phận đàn bà. Đúng như Xuân đã từng nói với Từ: “Nhà nghèo cũng tại mình, chồng hư cũng tại mình, không con không cái cũng tại mình” [3; 75].

Đàn bà xấu thì không có quà là thiên truyện vừa có dung lượng trang

viết tựa như một cuốn tiểu thuyết nhỏ với một kết cấu chuyện không phức tạp, không quá nhiều tình tiết và sự kiện. Câu chuyện xoay quanh nhân vật Nấm - một cô gái tạo hóa trớ trêu khi nàng có gương mặt “không đến nỗi” nhưng đôi chân quá ngắn. Bù lại, ông trời thương nàng cho nàng tính cách nhẹ nhàng, cam chịu và một tâm hồn nhạy cảm, trong sáng. Nấm dường như sinh ra để gánh chịu những thiệt thòi nhưng nàng cũng kịp nhận ra sự xoay vần nhịp sống muôn màu và lẽ đời khắc nghiệt. Sau sự cố ở nhà chị gái, Nấm đi làm, ở riêng và trở thành biên tập viên của một tờ báo. Sau khi đi làm, ở hoàn cảnh khác, Nấm được các bà chị từng trải trao đổi kinh nghiệm và những va đập khác trong cuộc sống, khao khát lớn dần. Đêm là lúc lắng sâu những kí ức trong sáng với bao dự định tương lai tốt đẹp, không bị xen vào bởi những bụi bặm đời thường. Qua giọng điệu tâm tình, xót thương nàng Nấm hiện lên với khát khao của một con người đang khao khát yêu và khao khát được yêu: “Khi màn đêm buông xuống nàng Nấm sống trong thứ ánh sáng chói lòa của những ước vọng… Bao nhiêu ước vọng về bản thân cháy bỏng trong đầu nàng Nấm. Những ước mơ thật tuyệt vời. Nàng Nấm ước mình là một người đàn bà tuyệt sắc giai nhân… Nàng muốn mình đẹp để có một tình yêu đẹp. Bởi chưa có sách nào viết rằng đàn bà xấu xí đó có một tình yêu đẹp bao giờ” [2; 41 - 42]. Những cảm xúc miên man của Nấm thường diễn ra vào ban đêm, khi chỉ có một mình, lúc những xô bồ cuộc sống lắng xuống: “Những ước mơ trong bóng tối đã đắp lên diện mạo người đàn ông của Nấm. Nó có gương mặt sáng sủa của nam diễn viên Hàn Quốc… Một thân hình tựa tựa anh rể, một cặp đùi rắn chắc thò ra dưới lớp quần đùi. Người đàn ông của nàng là một người lương thiện, có một nghề nghiệp trung bình và là một người đàn ông chưa có gia đình” [2; 45]. Có lúc, tâm sự của nàng được gửi gắm qua những

mẩu thư điện tử nhỏ gửi cho người tâm tưởng những nỗi niềm khó giãi bày (quê mẹ, về cảnh ngộ của mình, của gia đình), đặc biệt là những khao khát yêu đương “Nấm cũng khao khát những điều mà một người đàn bà bình thường khao khát. Một tình yêu. Một tình dục. Một chồng vợ. Một mái ấm gia đình và những đứa con. Nhưng Nấm đã nhận ra chân dung đích thực của mình. Vì thế Nấm biết những khao khát kia là một sự sa sỉ” [2; 53]. Chỉ trong bóng đêm Nấm mới thực sự là mình, thực sự được sống trong những khát khao tầm thường của bản thân: “Nấm khát khao. Khao khát một cách cuồng nhiệt. Nếu bây giờ người đàn ông đã từng đề nghị cho Nấm thử một lần mà có mặt Nấm sẽ không ngần ngại mà thử với ông ta một lần tới bờ bến. Nấm nhận thức rõ ràng cơ thể Nấm đang chuyển động. Hai má Nấm nóng bừng. Ngực Nấm co hơn trong lớp áo lót. Và hai đầu vú Nấm săn lại chọc thẳng vào lớp áo vải. Lớp áo nịt như làm Nấm nghẹt thở. Nấm cởi bỏ áo sống rồi nhìn xuống ngực mình xem nó đang thay đổi như thế nào. Hai núm vú săn cứng màu hồng nhô ra. Nấm lấy hai lòng bàn tay xoa nhẹ vào hai núm vú ấy. Một cảm giác đê mê lan tỏa khắp cơ thể Nấm… Nấm xoa mạnh hơn. Cảm giác lan tỏa khắp cơ thể rồi dồn xuống chân Nấm. Nấm chìm đắm trong cảm giác mới mẻ” [2; 54- 55]. Nấm trở thành nhà văn, Nấm làm quen với “người đàn bà làm thơ”. Những chia sẻ của chị khiến Nấm nhận ra nhiều điều trong cuộc sống. Khi màn đêm buông xuống, khi chỉ có một mình Nấm trong căn phòng vắng, nỗi nhớ người yêu dâng trào “chiều ba mươi Tết trong cái lạnh đìu hiu của vùng sơn cước…Anh yêu em đi. Trời ơi anh yêu em đi. Em rất muốn và em khao khát… Ngây ngất và không tồn tại…Phải một lúc lâu sau nhận thức mới quay trở lại. Nấm nhận thấy mình đang trần trụi giữa đàm chăn gối nhàu nát. Và khoảng giữa hai đùi nấm ẩm ướt. Nấm vơ tay lấy chăn chùm lên người. Chỉ một mình Nấm đã tự thỏa mãn tình yêu cho mình” [2; 105]. Với việc hóa thân vào nhân vật cùng giọng tâm tình, xót thương, Y Ban đã thể hiện những xúc cảm đang giằng co trong tâm hồn cô gái mới lớn. Những rạo rực bản năng rất người ấy được diễn tả cụ thể, chi tiết. Chị không có ý dùng những trang viết

ấy, dòng chữ ấy để “câu khách” mà để thể hiện cái nhìn đầy cảm thông cởi mở với nhu cầu rất đỗi bình thường, khao khát rất xứng đáng ở tâm lí cô gái mới lớn.

Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, xót thương còn được thể hiện qua những bức thư của Nấm gửi cho người tình, qua câu chuyện Nấm viết: Chú Ngoẹo hay Nàng Thơ. Người đọc dễ dàng nhận ra hình ảnh của Nấm trong đó. Hình ảnh một nàng Nấm thông minh, hồn nhiên, trong sáng đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc.

Ngôn ngữ trần thuật như dòng suối tuôn trào theo mạch cảm xúc của nhân vật. Những bức thư nhỏ hoặc tâm tưởng trỗi dậy thành lời trong suy nghĩ góp phần làm nổi bật diễn biến tâm lí nhân vật với bao xúc cảm cuộc sống, xúc cảm khát vọng yêu đương nhân ái, nồng hậu với con người. Thế nhưng ước muốn chỉ là ước muốn. Tất cả đều bị dập tắt khi người tình của Nấm gặp Nấm “anh cũng rất buồn. Nhưng biết làm sao được. Em hiểu rất rõ điều đó… Câu chuyện đã kết thúc như vậy đấy. Một câu chuyện cổ tích kết thúc không có hậu” [2; 171]. Tất cả chỉ còn lại kí ức. Một cảm xúc thật mặn nồng và những giọt nước mắt. Nấm đã khóc vì thương cho bản thân mình đồng thời cũng khóc vì thương xót cho người đàn ông của mình. Nấm nhận ra rằng “Đàn bà xấu thì không có quà”. Những lời chân thành, cảm xúc trong sáng của Nấm luôn bị hiện thực phũ phàng chà đạp. Để còn lại sau bao khát vọng xây dựng lâu đài tình yêu mộng mơ là tan hoang hi vọng ngọt ngào. Một kết thúc không có hậu trong lới thổn thức con tim đau đớn của Nấm có sức ám ảnh mãi nơi bạn đọc.

Trong tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc cũng xuất hiện hình ảnh

người phụ nữ kém may mắn. Đó là bà chị song sinh của ả: “Bà chị song sinh ra đời trước ả mười phút. Bị ngạt nước ối vì thế mà trí tuệ không phát triển được. Nhưng hiền lành như đất” [4; 24]. Chị song sinh giúp đỡ ả việc dọn dẹp nhà cửa. Chị không chỉ lên mạng đọc báo, chơi game, chát chít mà còn khao khát yêu đương, khao khát hạnh phúc gia đình “Chị muốn lấy chồng”, “Sao mẹ không

cho chị lấy chồng” [4; 27]. Câu hỏi ấy như xoáy sâu vào lòng người đọc. Con người ai cũng có khao khát được sống hạnh phúc, được lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình. Tại sao tạo hóa đã sinh ra họ nhưng lại không cho họ những quyền ấy? Với giọng cảm thông thương xót Y Ban đã khơi dậy ở bạn đọc nhưng rung động, cảm thông cùng tác giả về số phận con người.

Tóm lại, Y Ban rất thành công trong việc đưa vào tác phẩm của mình nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau với những giọng điệu khác nhau. Nhà văn đã vận dụng một cách linh hoạt và thành công thứ ngôn ngữ mang giọng cảm thông thương xót tạo nên sự độc đáo trong ngòi bút của Y Ban. Đằng sau những câu văn ấy ta thấy thấp thoáng ẩn hiện hình ảnh tác giả đầy ưu tư, đang đặt ra cho mình và bạn đọc nhiều câu hỏi lớn. Qua ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm, nhà văn không phải là một người phán truyền chân lí nữa mà đã trở thành người đối thoại bình đẳng với bạn đọc.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ THỦ PHÁP SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT Y BAN

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)