Câu văn liền mạch, không xuống dòng

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban (Trang 61)

7. Bố cục khóa luận

3.4. Câu văn liền mạch, không xuống dòng

Xuân Từ Chiều là câu chuyện về cuộc đời của những người phụ nữ mà

chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trong xã hội. Ba mảnh đời, ba số phận, ba bi kịch của người phụ nữ được đan cài trong cách viết liền mạch không chương hồi, không xuống dòng cùng với sự sắc sảo trong cách dẫn dắt để lồng chuyện nhân sinh lớn lao vào những câu chuyện vụn vặt kiểu “ngồi lê đôi mách” của đàn bà. Truyện không có một cái cốt chặt chẽ mà như một ghi chép lộn xộn, ngẫu hứng những lời kể của người trần thuật. Nhà văn dường như cũng chỉ kể một cách tự nhiên mà không quan tâm đến việc kiến câu tạo chuyện của mình một cấu trúc. Lối kể đó phù hợp với những sự việc vặt vãnh, trong nhà ngoài phố, nhìn đến đâu, kể đến đó.

Nhận xét về tiểu thuyết Xuân Từ Chiều, nhà văn Võ Thị Xuân Hà trên

báo Phongđiệp.net có nói: “Đây là một cuốn tiểu thuyết mở… Từ đầu đến gần cuối truyện, chỉ cách vài dòng là chấm hết, tác giả mới cho chữ của mình xuống dòng… Lối viết của Y Ban như là tác giả đang ngồi phệt xuống nền nhà để kể lại cho bạn bè nghe những câu chuyện đời thường từ trong nhà ra hè phố, mộc và có thể hơi thô, nhưng đầy bi hài và thực đến độ rơi nước mắt”. Người đọc biết đến Y Ban với lối viết tưng tửng, nhưng với cuốn tiểu thuyết này, Y Ban còn đẩy lối viết riêng ấy trở nên khác biệt hơn bằng cách kết cấu tiểu thuyết không xuống dòng. Lối viết này của Y Ban khiến người đọc bị cuốn hút theo từng câu chuyện, từng phận người, từng sự kiện bằng nhịp đọc nhanh. Chính Y Ban cũng tâm sự: “Viết ra là được, là mình đã chiến thắng chính mình. Hay dở bây giờ phụ thuộc vào người đọc”.

Với việc sử dụng ngôn ngữ bình dân, mộc mạc, không trau chuốt, gọt đẽo nhưng được đặt đúng chỗ nên nó có sức mạnh làm nên bão giông, khuấy lên sóng gió và có sức công phá lớn để rồi “chân lí được khám phá, những cạm bẫy được cảnh tỉnh, từ đó người đọc sẽ tự suy nghĩ, cảm nhận cuộc sống”. Sự mới lạ đến táo bạo trong cách viết cứ ngỡ như vớ đâu viết đấy, thấy gì kể nấy, triền miên trong những con chữ nhưng thực chất tác giả đã rất chủ động bày đặt một trận đồ bát quái rất tài tình đã thực sự chinh phục người đọc. 3.5. Ngôn ngữ mạng, sử dụng hình thức viết thư

Gần đây, Y Ban cho ra đời cuốn tiểu thuyết Trò chơi hủy diệt cảm xúc.

Đây là một cuốn tiểu thuyết đặc biệt - tiểu thuyết viết bằng thư. Tiểu thuyết bằng thư là một hình thức không mới. Nhưng cái độc đáo và riêng biệt ở đây chính là việc nhà văn đã sử dụng hình thức viết thư và trả lời thư online. Đó là một phương tiện diễn đạt phổ biến và trẻ trung trên ngôn ngữ mạng ngày nay. Nhân vật chính được giới thiệu là một Tiến sĩ môi trường chủ động trong gia đình, thành đạt trong công việc. Có chồng là một Tiến sĩ khảo cổ và hai đứa con ở cùng với một bà chị song sinh bị hạn chế về trí tuệ. Mặc dù đã có một công việc mình yêu thích, một đời sống vật chất đầy đủ, một gia đình căn cơ nhưng người đàn bà luôn cảm thấy trống trải về tinh thần, tình cảm. Cái khao khát rất con người khiến người đàn bà phải bung ra đi tìm những chân trời mới. Chị đã vô tình tham gia vào “Trò chơi hủy diệt cảm xúc trực tuyến”. Người đàn bà tham gia trò chơi chỉ mới mục đích chiếm lĩnh số tiền thưởng 100.000 USD. Người đàn bà cũng khẳng định “Tôi tham gia trò chơi đó như một sự giải trí, như những buổi chiều người dân đánh con lô con đề vậy” [4; 194] nhưng mỗi ngày nhu cầu “chơi” lại lớn dần lên và nó trở thành một thói quen không thể thiếu. Cuốn tiểu thuyết trải dài trong hai trăm trang sách với mười chương như những mảnh ghép rời rạc đứng cạnh nhau trong một quan hệ khá lỏng. Tuy nhiên chỉ có chương một và chương mười liên quan trực tiếp đến trò chơi.

Mạng là một thế giới ảo. Ở đó con người có thể tự do bày tỏ ước muốn của bản thân. Họ được sống là chính mình. Họ tìm đến thế giới mạng như một sự chạy trốn những bộn bề lo toan của cuộc sống thường ngày. Và người đàn bà ở đây cũng vậy. Tất cả những buồn khổ, uất ức, sự nén nhịn, chịu đựng trong đời sống lo toan, bon chen của người đàn bà đều được giải tỏa. Thậm chí, chị còn nhận được sự thấu hiểu và cảm thông từ đối phương. Chị có thể yên tâm khóc, cười, chia sẻ trọn vẹn với một đối tượng hoàn toàn không biết mặt và bản thân mình cũng không cần biết họ là ai.

Những lá thư ngập tràn cảm xúc yêu đương, những lời lẽ ngọt ngào mà có lẽ chồng chị không bao giờ nói với chị: Mylove, mật ong của tôi, tình yêu của anh, em yêu, thân yêu ơi, trái tim ngọt ngào của anh,… Mỗi dòng chữ là một dòng nước trong veo thấm sâu vào từng ngõ ngách bí mật của tâm hồn, xoa dịu những vết xước trong trái tim người đàn bà. Những dòng thư ngập tràn cảm xúc “Vợ anh là sự lựa chọn của anh còn em là sự lựa chọn của trái tim anh. Vợ là trách nhiệm đạo đức của anh còn em là niềm vui thực sự của anh” [4; 135]. Đó còn là “Đôi môi đã bị sấy khô của anh gửi cho em những nụ hôn và cánh tay anh mở rộng để ôm cái ôm rất chặt, những nụ hôn đặt lên cổ và má sữa xinh đẹp của em” [4; 135]. Thậm chí là “Em yêu, hãy vào tấm chăn của anh. Anh sẽ làm cho em ấm áp bằng cánh tay mạnh mẽ và đôi môi mềm của anh” [4; 178]. Càng ngày chị càng lún sâu vào trò chơi ấy. Chị không còn nghĩ về số tiền thưởng hay nghĩ rằng mình đang tham gia vào một trò chơi “Tôi đã chơi trò chơi online trong tám tháng ròng rã. Tôi đã viết cả thảy hai trăm bốn mươi bức thư. Tôi đã nhận lại hai trăm năm mươi bức thư. Tôi đã nhận được một nghìn từ Love, hai trăm hai mươi từ Kiss, năm mươi từ Honey, hai mươi từ có đuôi est… Một nghìn từ yêu, hai trăm hai mươi từ hôn, năm mươi từ mật ong ngọt ngào và hai mươi từ nhất” [4; 195].

Đến một ngày chị nhận được tin chiến thắng trong trò chơi ấy cùng với đó là những bí mật của cuộc chơi được giải mã. Và khi ấy cảm xúc của chị “Trống rỗng…Một cảm xúc tê tái xâm nhập vào cảm xúc. Tôi không hiểu tại

sao có nỗi buồn đó xâm nhập vào cảm xúc. Những bức thư tôi viết chỉ trong một trò chơi online, không phải cảm xúc thực. Tình cảm trong những bức thư đó lại càng không phải tình cảm thực” [4; 199] và “từng ngày từng ngày nỗi buồn làm trái tim tôi tan nát” [4; 201].

Tinh tế và có phần tinh quái, Y Ban đã dẫn người đọc đi vào một cuộc khám phá nội tâm bằng những phương tiện kĩ thuật đang ngập tràn và ngày càng trở nên thiết yếu trong cuộc sống con người: đó chính là computer và internet. Và người đọc bỗng chốc cũng nhận ra thế giới bắt đầu được dàn phẳng ra với sự hỗ trợ tuyệt vời của công nghệ, nhưng thế giới cũng bị tàn phá bởi những lệ thuộc của con người vào thứ công nghệ đó.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu Ngôn từ trong tiểu thuyết Y Ban, tác giả khóa luận đã triển

khai làm rõ những đặc điểm và một số phương diện độc đáo về ngôn từ trong tiểu thuyết của Y Ban. Từ kết quả nghiên cứu ban đầu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Văn học Việt Nam trong khuynh hướng đổi mới đang vận động vào chiều sâu của nó, trong đó, đổi mới về hình thức thể hiện là một biểu hiện quan trọng và rõ nét nhất. Tiểu thuyết là nơi ghi dấu những thử nghiệm và thành công bước đầu trong quá trình đổi mới đó. Trong dòng chảy chung của văn học đương đại, Y Ban lặng lẽ say mê như con tằm âm thầm rút ruột nhả tơ. Vậy nên, tác phẩm nghệ thuật của chị thực sự mang dấu ấn của sự miệt mài tìm tòi và sáng tạo. Không theo lối mòn xưa cũ, chị luôn tìm cách bứt phá, bùng nổ những dấu ấn riêng cá tính bằng cả tài và tâm trải trên từng trang viết. Có những lúc, Y Ban mạo hiểm trong trò chơi nghệ thuật với lối viết táo bạo, dữ dội đầy nhạy cảm. Với những cách tân về mặt ngôn từ, Y Ban đang góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam trở thành thể loại trung tâm trong đời sống văn học đương đại.

2. Y Ban thuộc một trong số những nhà văn không chịu gò bó, khuôn sáo trong lối viết. Với chị, mọi thứ đều phải sòng phẳng, rõ ràng: “Yêu thì mê đắm, ghét thì đến độ căm thù”. Những cảm xúc cuộc sống thường được chị đẩy đến đỉnh điểm. Thế nên, trong tác phẩm của chị luôn có sự bạo liệt phá cách trong lối viết để tự khẳng định mình. Đó là những đóng góp quan trọng của nhà văn về việc sử dụng ngôn ngữ trần thuật vào trong tác phẩm của mình một cách thành công.

3. Quan tâm đến ngôn từ trong tiểu thuyết của Y Ban, có thể thấy nhà văn có sự chăm chút đặc biệt đến ngôn ngữ. Qua ngôn ngữ, Y Ban đã thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng con người đặc biệt là người phụ nữ. Đó là một trái tim ấp áp lẽ đời, lẽ người. Đi từ ý thức sáng tạo đến thực tiễn sáng tạo, qua phân tích một số đặc điểm về ngôn từ và ngôn ngữ trần thuật đa giọng

điệu, có thể thấy ngôn từ trong tiểu thuyết của Y Ban có những điểm đáng lưu ý. Nổi bật nhất là thứ ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu. Thông qua hệ ngôn từ ấy, người đọc tiếp nhận tác phẩm của chị một cách tự nhiên, chủ động. Y Ban đã đem văn học đến gần với cuộc sống hơn.

4. Trong hành trình làm mới thể loại tiểu thuyết, Y Ban đã tạo nên những đột phá trên cấp độ ngôn từ. Nhìn chung, những sáng tạo ngôn từ trong tiểu thuyết của Y Ban được biểu hiện ở những cấp độ sau:

Trên cấp độ từ vựng, nhà văn đã tạo nên một hệ thống từ vựng phong phú và đa dạng, sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ chân thực và sinh động; lớp từ thuật ngữ mang tính chuyên môn; khai thác triệt để các từ cổ, từ địa phương… Y Ban không chỉ giữ gìn mà còn góp phần đáng kể vào việc phát triển kho tàng ngôn ngữ phong phú của dân tộc.

Trên cấp độ câu văn, Y Ban đã sử dụng linh hoạt, đa dạng các kiểu câu. Trong cùng một đoạn văn, các câu văn ngắn, dài đan xen, hòa quyện nhịp nhàng, uyển chuyển. Điều này có vai trò tích cực trong việc thể hiện nội dung tác phẩm, đồng thời tạo nên tính đối thoại và sức sâu lắng tình cảm cho cuốn tiểu thuyết.

Sáng tạo nổi bật của Y Ban được ghi nhận chính là việc sử dụng lối viết liền mạch, không xuống dòng; nhà văn đã đưa ngôn ngữ mạng vào tiểu thuyết của mình và sử dụng hình thức viết thư và trả lời thư onlines… Chính điều đó đã tạo nên sức ám ảnh lớn trong lòng bạn đọc. Từ đó dư vị cuốn tiểu thuyết để lại trong lòng bạn đọc sâu sắc hơn, đậm nét hơn.

Ghi nhận những đóng góp, sáng tạo của Y Ban không đồng nghĩa với việc khẳng định tính hoàn mĩ trong tác phẩm của chị. Tuy nhiên với những nỗ lực không mệt mỏi trong hành trình đi tìm cái riêng cho mình, Y Ban đã xây dựng được một vị trí xứng đáng trong nền văn học đương đại. Sức hấp dẫn độc giả qua từng trang viết chị nhận được trước và gần đây là những ghi nhận xứng đáng với những nỗ lực không mệt mỏi suốt nửa đời cầm bút. Còn giải thưởng đặc biệt khác trao chị là sự đón nhận trân trọng của độc giả với những

đứa con tinh thần do chị vắt sức nặn chúng lên từ máu não. Hi vọng, nhà văn luôn có những bứt phá xuất sắc đóng góp quan trọng cho văn học đương đại nước nhà đang thời kì chuyển mình khởi sắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristôt (2005), Nghệ thuật thi ca, Nxb Giáo dục.

2. Xuân Anh, “Buồn ơi! Y Ban chào mi!”, www.viettimes.vietnamnet.vn. 3. Y Ban (2004), Đàn bà xấu thì không có quà, Nxb Hội Nhà văn.

4. Y Ban (2008), Xuân Từ Chiều, Nxb Phụ nữ.

5. Y Ban (2012), Trò chơi hủy diệt cảm xúc, Nxb Trẻ.

6. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1945 - 1975, những đổi

mới cơ bản, Nxb Giáo dục.

7. M. Bakhtin (1992), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử,

Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, H.

8. M.B. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư

dịch), Nxb Hội Nhà văn (tái bản).

9. Xuân Cang (2003), “Y Ban và những thân phận đàn bà”, báo Văn nghệ,

(số 25).

10. Minh Văn Chất, “Xuân Từ Chiều - một lát cắt mới về cuộc sống người phụ nữ”, www.moingaymotcuonsach.com.vn.

11. Đỗ Hữu Châu (chủ biên) (2001), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo

dục.

12. Nguyễn Đức Dương, “3 số phận Xuân Từ Chiều”, www.e – thuvien.com. 13. Hà Minh Đức(chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

14. Trần Thanh Hà, “Xuân Từ Chiều - chua xót với nỗi con người”, www.antd.vn

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (2000), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

16. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp học hiện đại, Nxb Hội Nhà văn.

17. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề lí luận về thi pháp của truyện,

Nxb Giáo dục.

19. Hà Linh, “Nhà văn Y Ban tâm sự về cuốn tiểu thuyết Xuân Từ Chiều”, www.baomoi.com.

20. Dương Kiều Linh (1996), “Vùng sáng kí ức của Y Ban”, báo Phụ nữ

Việt Nam, (số 46).

21. Nguyễn Văn Long (2006), Văn học Việt Nam - Những vấn đề nghiên cứu

và giảng dạy, Nxb Giáo dục.

22. Mác, Ăng - ghen, Lê-nin (1962), Bàn về ngôn ngữ, Nxb Sự thật.

23. Đặng Bích Ngân (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ

thông, Nxb Giáo dục.

24. Hoàng Phê (chủ biên) (2011), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đã Nẵng.

25. G. N. Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (2 tập), Nxb Giáo

dục.

26. Trần Đình Sử (chủ biên) (1988), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.

27. Trần Đình Sử (chủ biên) (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội

Nhà văn.

28. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003), Tự sự học, một số vấn đề lý thuyết và

lịch sử, Nxb Giáo dục.

29. Bùi Văn Thắng (1993), “Khi người ta trẻ”, báo Văn nghệ, (số 43).

30. Bùi Văn Thắng (1997), “Một giọng nữ trầm trong văn chương”, tạp chí

Văn học, s(số 397).

31. Tzvetan Todorov (2000), Thi pháp văn xuôi (Đặng Anh Đào, Lê Hồng

Sâm dịch), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

32. Nguyễn Mạnh Trinh, “Tình dục trong văn chương nữ giới trong nước”, www.phunucali.net.

Một phần của tài liệu Ngôn từ trong tiểu thuyết y ban (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)