1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học bài đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp

64 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 454,93 KB

Nội dung

Có thể nhắc tới một số công trình dưới đây: PGS,TS Nguyễn Quang Ninh trong cuốn Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và ngôn bản viết ở Tiểu học theo hướng giao tiếp đã chỉ ra tầm quan trọng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN

PHAN THỊ NHUNG

DẠY HỌC BÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ

NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT TRONG SÁCH

GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO

QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn

Người hướng dẫn khoa học:

ThS Phạm Kiều Anh

HÀ NỘI, 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Phạm Kiều Anh Cô

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và khuyến khích tôi thực hiện khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này

Hà nội, tháng 5 năm 2013

Tác giả khóa luận

Phan Thị Nhung

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Nó không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Nhung

Trang 5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

DẠY HỌC BÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ

1.2.2 Các dạng hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 10 1.3 Cơ sở lí thuyết về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 12

Trang 6

1.4.2 Điều tra giáo viên 18

1.4.4 Nhận xét chung về hoạt động dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ

Chương 2: DẠY HỌC BÀI “ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT” TRONG SGK NGỮ VĂN 10 THEO QUAN ĐIỂM

2.1 Những cơ sở vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài Đặc

2.1.1 Những kiến thức tiếng Việt có liên quan đến đặc điểm của ngôn

2.1.2 Những kiến thức đọc - hiểu có liên quan đến đặc điểm của ngôn

2.1.3 Những kiến thức Làm văn có liên quan đến đặc điểm của ngôn

2.3.5 Tích hợp thông qua bài tập thực hành 28

2.4 Quy trình dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Trang 7

trong SGK Ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp 29

3.5.2 Phát phiếu học tập để kiểm tra trình độ của học sinh 49

Trang 8

đã và đang tiến hành đổi mới nền giáo dục một cách toàn diện Đi sâu vào vấn

đề đổi mới giáo dục, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những phương pháp, những quan điểm mới Một trong những quan điểm giáo dục tiến bộ là quan điểm tích hợp Hòa nhập với xu thế của thế giới, nền giáo dục nước ta cũng đang từng bước đổi mới theo quan điểm tích hợp từ nội dung chương trình đến phương pháp tổ chức giáo dục Bởi vậy, khi xây dựng chương trình môn Ngữ

văn hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đó là: “Sự phối hợp các tri

thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ

và tác động vào nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp và vững chắc”[4; tr.27]

1.2 Dạy học môn Tiếng Việt ở THPT theo quan điểm tích hợp còn nhiều tồn tại

Tích hợp là một quan điểm mới mẻ đối với nền giáo dục nước ta Vận dụng quan điểm này vào đổi mới giáo dục được thể hiện rõ qua việc xây dựng chương trình SGK Cụ thể, chương trình Ngữ văn hiện hành đã hợp nhất ba

bộ phận: Tiếng Việt, Làm văn, Văn thành một thể thống nhất “Ngữ văn” nhằm mục đích tạo khả năng liên môn, phát huy hết năng lực sáng tạo của học sinh Tuy nhiên, thực tế dạy học ở trường THPT còn hạn chế Giáo viên gặp khó khăn trong việc thiết kế bài giảng và tổ chức những giờ học mang tính

Trang 9

tích hợp vừa phù hợp với nội dung bài học vừa phù hợp với năng lực của học sinh Học sinh chưa quen và chưa hứng thú với phương pháp dạy học mới, bởi vậy các em chưa biết cách liên hệ các kiến thức với nhau Vì thế, chất lượng giáo dục chưa thực sự đạt hiệu quả

1.3 Dạy học bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết chưa đáp ứng mục tiêu mà SGK đề ra

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là một bài tiếng Việt khá

mới mẻ so với trước đây Nó được triển khai nhằm giúp học sinh nắm rõ được những đặc điểm, các mặt thuận lợi và hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

viết Tuy nhiên, thực tế dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ

viết chưa thực sự đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra Học sinh chưa nắm

được những ưu và nhược điểm của từng loại ngôn ngữ, chưa biết cách phân biệt được hai loại ngôn ngữ này Vì thế, các em chưa có kỹ năng nói và viết tốt theo đặc điểm của từng loại ngôn ngữ

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Dạy học bài Đặc

điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong SGK Ngữ văn 10 theo quan

điểm tích hợp

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là một trong những nội dung quan trọng của ngôn ngữ học Bởi vậy, cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu

về vấn đề này Có thể nhắc tới một số công trình dưới đây:

PGS,TS Nguyễn Quang Ninh trong cuốn Một số vấn đề dạy ngôn bản

nói và ngôn bản viết ở Tiểu học theo hướng giao tiếp đã chỉ ra tầm quan trọng

của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đối với Làm văn và Tiếng Việt; mối quan

hệ và ảnh hưởng qua lại giữa ngôn bản với các nhân tố khi giao tiếp

Cuốn Phong cách học tiếng Việt của PGS, TS Đinh Trọng Lạc cũng

bàn về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Tác giả đã nêu ra những nội dung định

Trang 10

hướng, giúp người học có khả năng nói và viết đúng với đặc điểm của từng loại ngôn ngữ

2.2 Những công trình nghiên cứu đến vấn đề tích hợp trong dạy học

bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Từ năm 70 của thế kỷ XX, nước ta đã đưa ra vấn đề đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học Điều này đã được Cố Thủ tướng Phạm Văn

Đồng nhắc tới trong trong Tạp chí Nghiên cứu giáo dục 1973 “Dạy văn là quá trình rèn luyện toàn diện” Đây là tín hiệu đầu tiên cho việc vận dụng quan

điểm tích hợp vào đổi mới giáo dục Việt Nam Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình bàn về quan điểm giáo dục tiến bộ này

TS Nguyễn Hải Châu trong cuốn Một số vấn đề đổi mới phương pháp

dạy học và kiểm tra đánh giá Ngữ văn 10 (Nxb Hà Nội) đã đưa ra chương

trình đổi mới SGK và thiết kế giáo án dạy học theo quan điểm tích hợp

GS TS Nguyễn Thanh Hùng trong bài “Tích hợp trong dạy học Ngữ

văn” (Tạp chí Giáo dục, số 6- 2006) đã nhận định đối với môn Ngữ văn Tích

hợp là sự hợp nhất ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Văn Đó là một phương hướng tích cực, có hiệu quả trong dạy học Ngữ văn

Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK

môn Ngữ văn 10, GS Phan Trọng Luận và GS Trần Đình Sử đã đưa ra quan

điểm của mình về việc lấy quan điểm tích hợp làm tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng nội dung chương trình SGK là điều cần thiết Đó là những định hướng cho việc triển khai đề tài này Tuy nhiên, những công trình trên chỉ

mang tính khái quát, chưa đề cập nội dung này vào bài Đặc điểm của ngôn

ngữ nói và ngôn ngữ viết trong SGK Ngữ văn 10

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nói trên, chúng tôi nhằm hướng tới những mục đích

cụ thể sau:

Trang 11

- Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học tiếng Việt nói chung và

dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nói riêng nhằm tạo

ra những hiệu quả nhất định

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài này, khoá luận chúng tôi hướng tới những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá các tài liệu nghiên cứu để kế thừa và vận dụng vào giải quyết vấn đề

- Khảo sát cơ sở thực tiễn của đề tài

- Tổ chức thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của việc vận dụng quan

điểm tích hợp khi dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những tri thức về đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và quan điểm tích hợp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này được triển khai trong phạm vi bài Đặc điểm của ngôn ngữ

nói và ngôn ngữ viết trong SGK Ngữ văn 10

5 Phương pháp nghiên cứu

5.3 Phương pháp đối chiếu so sánh

Sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh để so sánh khi phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Trang 12

5.4 Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm được sử dụng trong quá trình tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi cho những nội dung đã giới thiệu ở chương 2

6 Đóng góp của khoá luận

Khoá luận đóng góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt hiện nay trong nhà trường phổ thông

7 Cấu trúc khoá luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chúng tôi triển khai khoá luận gồm ba chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học bài Đặc

điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong SGK Ngữ văn 10 theo quan

điểm tích hợp

- Chương 2: Dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

trong SGK Ngữ văn 10 theo quan điểm tích hợp

- Chương 3: Thực nghiệm Sư phạm

Trang 13

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC BÀI

ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

TRONG SGK NGỮ VĂN 10 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

1.1 Những vấn đề chung về tích hợp

1.1.1 Khái niệm tích hợp

Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại, tiên tiến đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới Tuy nhiên, khi bàn về quan điểm tích hợp lại xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau:

Trong SGV Ngữ văn 6, GS Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) có nêu:

“Tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ, các môn học khác nhau theo những hình thức mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau” [14; tr.32]

Còn TS Nguyễn Trọng Hoàn trong bài “Tích hợp và liên hội hướng tới

kết nối trong dạy học Ngữ văn”quan niệm rằng: Tích hợp là thuật ngữ mà nội hàm của nó chỉ hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác các giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn, trên cơ sở một văn bản có vai trò là kiến thức nguồn”

Tuy các ý kiến có những nhận định khác nhau, song đều có điểm chung khi nhìn nhận tích hợp là sự thống nhất của nhiều môn học Trong khoá luận

này chúng tôi sử dụng quan điểm của Nguyễn Hải Châu về tích hợp “Tích

hợp trong dạy học là sự hợp nhất liên kết giữa các môn học có liên quan, giữa các phân môn có quan hệ hỗ trợ nhau nhằm tạo thành một thể thống nhất tránh tình trạng dạy học tách biệt,… qua đó rèn luyện khả năng liên môn

để người học phát huy khả năng tư duy sáng tạo tổng hợp” [5; tr.16] Đây là

Trang 14

một quan điểm mang tính khái quát, chuẩn xác về tích hợp Bởi vậy, ta có thể vận dụng quan điểm này cho mọi môn học trong nhà trường THPT, đặc biệt

là môn Ngữ văn

1.1.2 Các hình thức tích hợp

1.1.2.1 Tích hợp ngang

Tích hợp ngang (tích hợp theo từng thời điểm) là “Sự tích hợp trong

một bài học, một tiết học” Đối với môn Ngữ văn, tích hợp là “Sự tích hợp ở

ba phần Văn, Làm văn, Tiếng Việt trong một đơn vị bài học để tận dụng kiến thức, kỹ năng của chúng giải quyết nhiệm vụ học tập Nghĩa là từ một văn bản văn học có thể khai thác, sử dụng các tri thức của Tiếng Việt và Làm văn phục vụ hiệu quả cho quá trình đọc - hiểu văn bản Ngược lại, khi dạy Tiếng Việt hoặc Làm văn giáo viên có thể chọn các ngữ liệu trong văn bản văn học cho phù hợp với nội dung bài học, cho sự liên kết giữa các phân môn để chúng có sự phối hợp và hỗ trợ nhau” [5; tr.75]

1.1.2.2 Tích hợp dọc

Tích hợp dọc (tích hợp theo vấn đề) là “sự tích hợp ở một đơn vị kiến

thức kỹ năng đã được học trước đó theo nguyên tắc đồng trục Tích hợp theo từng vấn đề còn tập trung khai thác sâu rộng về vấn đề nội dung đang dạy và nội dung đã dạy Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc đưa ra những vấn đề mang tính chất liên thông, tổng quát, đồng thời giúp học sinh biết liên hệ kiến thức, rèn luyện tư duy khái quát tổng hợp, có khả năng chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống từ cái cũ đến cái mới, từ cái đã biết đến cái sẽ biết”[5; tr.76]

1.1.3 Định hướng dạy học tiếng Việt theo quan điểm tích hợp

Chương trình THPT được xây dựng theo quan điểm tích hợp Không ngoại lệ, tiếng Việt - một hợp phần của Ngữ văn cũng được triển khai theo quan điểm này Bởi vậy, khi dạy học tiếng Việt, giáo viên cần xác định rõ những định hướng khái quát khi vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học tiếng Việt Cụ thể:

Trang 15

1.1.3.1 Tích hợp Văn trong dạy học tiếng Việt

Tiếng Việt và Văn có quan hệ mật thiết với nhau, chúng vừa hỗ trợ vừa tác động lẫn nhau nên việc tích hợp giữa hai phần này là điều tất yếu Nguyên tắc tích hợp Văn trong dạy học tiếng Việt thể hiện ở chỗ:

Khi cung cấp một đơn vị kiến thức tiếng Việt nào đó, ta lấy nguồn ngữ liệu trong các phần đọc - hiểu để phân tích và rút ra kiến thức tiếng Việt

VD: Trong bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khi giáo viên dạy về

các đặc trưng của phong cách nghệ thuật, giáo viên có thể lấy ngữ liệu trong

các tác phẩm văn chương nghệ thuật: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Từ ấy (Tố Hữu), Con cò (Chế Lan Viên), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) Hơn

nữa, việc giáo viên sử dụng tác phẩm văn học làm ngữ liệu sẽ là cơ sở giúp học sinh nhận ra được cách diễn đạt sáng tạo Qua đó, giúp học sinh thấy được sự giống và khác nhau trong văn phong của mỗi nghệ sỹ VD: Cách diễn

đạt táo bạo, mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương qua các bài thơ: Tự tình, Mời

trầu… Cách diễn đạt nhẹ nhàng, uyển chuyển của Thạch Lam qua truyện

ngắn Hai đứa trẻ

Như vậy, qua viêc phân tích từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm văn học ta rút ra được kiến thức bài học tiếng Việt, cũng qua kiến thức tiếng Việt ta hiểu sâu hơn về tác phẩm văn học

1.1.3.2 Tích hợp Làm văn trong dạy học tiếng Việt

Làm văn và tiếng Việt cũng có mối liên hệ với nhau Những kiến thức của tiếng Việt là cơ sở hình thành năng lực lập luận khi tạo lập văn bản cho học sinh Sự tích hợp hai phần này được thể hiện cụ thể như sau:

Làm văn có thể cung cấp kiến thức về ngữ pháp (từ ngữ, câu, dấu câu, ) cho tiếng Việt Từ đó, giúp học sinh hình thành, củng cố cách diễn đạt khi tạo lập văn bản và rèn luyện ý thức cẩn trọng cho học sinh khi sử dụng ngôn ngữ

Mặt khác, giáo viên có thể lấy chính những bài văn của học sinh để dạy học tiếng Việt Từ các bài văn của học sinh, giáo viên củng cố, rút kinh

Trang 16

nghiệm về cách diễn đạt và các kiến thức từ vựng, ngữ pháp, về tiếng Việt cho học sinh

Như vậy, qua các bài tiếng Việt, kiến thức Làm văn được hệ thống hóa

cụ thể, còn kiến thức tiếng Việt được vận dụng trong khi tạo lập văn bản thông qua phần Làm văn

1.1.3.3 Tích hợp tiếng Việt trong dạy học tiếng Việt

Tích hợp tiếng Việt với tiếng Việt được thể hiện rõ trong cách sắp xếp,

bố trí nội dung chương trình của từng lớp, từng cấp Theo đó, những tri thức của tiếng Việt được triển khai từ kiến thức, kỹ năng cũ, đến kiến thức kỹ năng mới Cách triển khai như vậy sẽ hạn chế sự lặp lại các nội dung tri thức, đồng thời tạo điều kiện để nâng năng lực tiếng Việt đó ở mức độ chuyên sâu hơn cho học sinh

Trong giờ tiếng Việt, giáo viên cần kết hợp quá trình cho học sinh phân tích ngữ liệu cùng việc khơi gợi những hiểu biết về tiếng Việt đã có của học

sinh VD: Khi cho học sinh làm bài tập trong bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ

và hoán dụ giáo viên cần khơi gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức về ẩn dụ và

hoán dụ đã được học ở THCS

Sự tích hợp tiếng Việt với tiếng Việt còn được thể hiện rõ qua bài thực hành và luyện tập, đặc biệt là bài tổng kết ôn tập cuối năm

1.1.4 Ý nghĩa của quan điểm tích hợp trong dạy học tiếng Việt

Tích hợp có ý nghĩa rất lớn trong việc dạy học tiếng Việt Vận dụng quan điểm này trong dạy học tiếng Việt nhằm phát huy tính tích cực, tự học của học sinh trong mọi khâu của quá trình học Hơn nữa, nó còn giúp học sinh

có khả năng liên hệ tốt với các phần Làm văn, Văn và các ngành khoa học khác, đặc biệt là liên hệ với đời sống xã hội Việc vận dụng quan điểm này trong dạy học còn nhằm hướng tới mục đích đào tạo ra những thế hệ học sinh

tự giác có năng lực, có ý thức tự lập và có khả năng tư duy, sáng tạo

Trang 17

1.2 Cơ sở lý thuyết về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

1.2.1 Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Giao tiếp là một trong những hoạt động cơ bản của con người Cùng với các hoạt động lao động, cải tạo thế giới, hoạt động giao tiếp là một trong những yếu tố tạo nên xã hội loài người

Theo Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991) định nghĩa “Sự giao

tiếp là sự tiếp xúc giữa cá thể này với cá thể khác trong một cộng đồng xã hội, cộng đồng không có giao tiếp chỉ là một quần thể không có tính chất xã hội” Từ quan niệm trên, ta có thể hiểu giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ

người này sang người khác, với mục đích nhất định nào đó Và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một dạng của hoạt động giao tiếp, hoạt động này dùng ngôn ngữ (nói, viết) để truyền đạt thông tin nhằm một mục đích nhất định

Theo GS Phan Trọng Luận (chủ biên) trong SGK Ngữ văn 10 cho

rằng: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của

con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động” Như vậy, hoạt động giao tiếp giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống của

con người, nó giúp con người liên kết, hợp tác và hiểu nhau hơn Xã hội loài

người không thể tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động giao tiếp

1.2.2 Các dạng của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Trong SGK Ngữ văn 10, các tác giả biên soạn cho rằng nếu căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm hai dạng: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết

VD: Bài thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết Còn khi A và B đối thoại trực tiếp với nhau về vấn đề thanh niên với tệ nạn xã hội, khi đó A và B giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói

Trang 18

1.2.2.1 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói là hoạt động giao tiếp mà người nói, người nghe giao tiếp với nhau bằng lời nói Do sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp nên cuộc giao tiếp diễn ra trực tiếp, trong khoảng thời gian ngắn và tuân theo quy tắc luân phiên lượt lời

VD Cho ngữ liệu:

Hoa: Nam ơi, đi về thôi!

Nam: Ừ…!

Hoa: Hôm nay mày được mấy điểm Văn?

Nam: Được chăn ngỗng đây này (mặt phụng phịu)

Hoa: Eo! Thế phải khao chè thôi

Nam: Còn lâu! (vung tay, mắt lườm Hoa)

Hoa: Thôi mà, chúng ta campuchia mà (đưa đẩy Nam)

Trong đoạn hội thoại trên, các nhân vật giao tiếp luân phiên lượt lời với

nhau Do giao tiếp trực tiếp nên ngôn ngữ của Hoa và Nam không được gọt

giũa (sử dụng cả những câu rút gọn, câu đặc biệt: Ừ; Còn lâu!; Eo!) Bởi vậy,

ta có thể khẳng định đây là hoạt động giao tiếp sử dụng ngôn ngữ nói

1.2.2.2 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là hoạt động giao tiếp mà người viết và người đọc giao tiếp với nhau bằng chữ viết Do sử dụng chữ viết

để giao tiếp nên người viết và người đọc có nhiều thời gian suy nghĩ và lựa chọn ngôn ngữ

VD: “Chiều, chiều rồi Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng

ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve Liên ngồi yên lặng bên quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm

Trang 19

hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.”

(Trích: Hai đứa trẻ - Thạch Lam - SGK 11 Tr.95)

Trong VD trên, ta có thể xác định người viết là tác giả Thạch Lam, người đọc là các độc giả Ngôn ngữ tác giả gửi đến độc giả được mã hóa bởi các ký tự, chữ viết Những từ ngữ đó, được tác giả gọt giũa, lựa chọn kỹ càng nên tạo ra những câu văn bóng bẩy, trau chuốt Dựa vào sự phân tích trên, ta

có thể xác định đây là hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ viết

1.3 Cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

1.3.1 Ngôn ngữ nói

1.3.1.1 Khái niệm

Tác giả Nguyễn Quang Ninh, trong cuốn: Một số vấn đề dạy ngôn bản

nói và ngôn bản viết ở Tiểu học theo hướng giao tiếp quan niệm:“Ngôn bản nói là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ được dùng nói miệng trong sinh hoạt hàng ngày, ở nhà trường, ở gia đình hoặc ở những nơi công cộng khác”[13; tr.21]

Như vậy, ngôn bản nói chính là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói Từ đây, ta có khái niệm về ngôn ngữ nói: Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày ở nhà trường, ở gia đình

hoặc những nơi công cộng khác

Hoa: Lan ơi, tối nay đi chơi nhé!

Lan: Không được, mai mình thi rồi, mình phải ôn bài

Trang 20

Hoa: Ừ, vậy Lan ôn bài đi, khi nào rảnh chúng ta đi chơi sau

Ngôn ngữ nói sử dụng ngữ điệu và những yếu tố phi ngôn ngữ làm phương tiện để giao tiếp Sử dụng ngữ điệu (lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, kéo dài, ngắt quãng ) trong hoạt động giao tiếp nhằm tạo ra những tác động lớn tới việc lý giải nội dung thông tin tiếp nhận được từ người nghe VD:

A: Mẹ ơi, hôm nay con bị điểm kém

B: Gớm, giỏi giang quá nhỉ! Lại còn phải khoe

Trong VD trên từ “giỏi giang” không thể hiện sự khen ngợi mà thể hiện

sự mỉa mai, cáu giận của người mẹ

Ngôn ngữ nói sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt,… để góp phần tạo ra nội dung thông tin cho cuộc giao tiếp VD:

“Chủ tâm hắn cũng chẳng muốn chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô lại

cứ đẩy cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ:

- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!

Thị cong cớn:

- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

Tràng ngoái cổ lại vuốt mặt trên mặt cười:

- Thật đấy có đẩy thì ra mau lên!

Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng

- Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ - Thị liếc mắt cười tít”

(Trích: Vợ nhặt - Kim Lân -SGK 12)

Trong giao tiếp bằng lời nói, ngữ điệu thường đi liền với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ Từ những yếu tố phi ngôn ngữ, ta có thể hiểu về ngôn bản một cách chính xác, tinh tế hơn

Trang 21

Ngôn ngữ nói thường sử dụng từ ngữ đa dạng, bao gồm lớp từ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, trợ từ, thán từ,

từ ngữ đưa đẩy, chêm xen,

VD: “Cháu là cháu dại lắm! Bác không biết cháu nghĩ thế nào? Chứ

ăn một cái kẹo nó khác, nó béo bổ vào người Đằng này, trời ơi! Đằng này cháu lại hút thuốc lá! Thì có lợi gì không? Hay là nó chỉ có hại”

(Theo SGK Tiếng Việt 11) Câu trong ngôn ngữ nói khá đa dạng, có thể là câu tỉnh lược, câu rút gọn, nhiều khi câu rườm rà có nhiều yếu tố dư thừa, trùng lặp

1.3.2 Ngôn ngữ viết

1.3.2.1 Khái niệm

Bàn về ngôn ngữ viết, tác giả Nguyễn Quang Ninh, quan niệm: “Ngôn

ngữ viết là chuỗi các yếu tố ngôn ngữ được dùng trong các bài viết tay hoặc

in ấn, ” [13; tr.2] Với quan niệm trên, có thể khẳng định ngôn ngữ viết cũng

là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, nó giúp con người tạo ra những văn bản viết Vì vậy, ngôn ngữ viết là chuỗi các ký tự, chữ viết được dùng trong những văn bản viết (kể cả in ấn và viết tay)

1.3.2.2 Đặc điểm

Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết, ký tự và tiếp nhận bằng thị giác Bởi vậy, để giao tiếp bằng ngôn ngữ viết thì người viết và người đọc phải biết chữ

Do giao tiếp gián tiếp nên người viết và người đọc có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa từ ngữ; phân tích thấu đáo nội dung giao tiếp Ngôn ngữ viết không có ngữ điệu và sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ nhưng được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các ký hiệu văn tự, các hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ

Trang 22

Trong ngôn ngữ viết, từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được tính chính xác Đồng thời, tuỳ thuộc vào phong cách ngôn ngữ của các văn bản mà người viết sử dụng tần số cao hay thấp các từ ngữ thuộc các phong cách khác nhau Trong văn bản viết, tránh dùng những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục VD Trong văn bản chính luận:

“ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu

Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều Chúng cướp không hầm mỏ nguyên liệu.”

(Trích: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - SGK 12)

Ngôn ngữ viết thường sử dụng câu dài, nhiều thành phần Các câu được

tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và các phép liên kết VD: Khi

đánh giá về các nhân vật trong Truyện Kiều, nhà nghiên cứu Vũ Hạnh viết:

“Nhưng nếu Kiều là người yếu đuối, thì Từ là một kẻ hùng mạnh Kiều là một người tủi nhục thì Từ là kẻ vinh quang Ở trong cuộc sống mỗi bước chân Kiều đều vấp bất trắc thì trên quãng đường ngang dọc Từ không hề bắt gặp những khó khăn”

(Vũ Hạnh)

1.3.3 Sự phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Nói và viết là hai dạng tồn tại của ngôn ngữ, trong đó các nhà ngôn ngữ học xác định nói là dạng nguyên cấp còn viết là dạng thứ cấp Bởi thế, giữa chúng có sự giống và khác nhau Điều đó được tường minh trong bảng dưới đây:

Trang 23

Loại

1 Về chất liệu

- Sử dụng chất liệu âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày

- Sử dụng ký tự, chữ viết (những yếu tố ngôn ngữ và quy tắc ngữ pháp)

2 Hoàn cảnh sử

dụng

- Tiếp xúc trực tiếp giữa người nói và người nghe nên không được dàn dựng trước, không có thời gian gọt giũa, kiểm tra

- Tiếp xúc trực tiếp giữa người nói và người nghe nên phạm vi giao tiếp hẹp trong cả thời gian và không gian

- Tiếp xúc gián tiếp giữa người viết và người đọc Bởi vậy, người viết và người đọc có điều kiện lựa chọn, kiểm tra, phân tích kỹ

- Do tiếp xúc gián tiếp qua chữ viết nên phạm vi giao tiếp rộng cả về không gian, thời gian

3 Về ngữ âm

chữ viết

- Sử dụng đúng và tốt hệ thống ngữ âm cụ thể

Tránh phát âm không chuẩn, sử dụng ngôn ngữ điệu và yếu tố phi ngôn ngữ tốt

- Viết đúng chính tả thống nhất toàn dân Tránh dùng biến từ,

từ địa phương Viết đúng quy cách con chữ, dùng tốt dấu câu, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định hình thức của những văn bản pháp quy

4 Về cách sử

dụng từ ngữ

- Từ ngữ sử dụng đa dạng,

có những lớp từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, các từ ngữ chêm xen, đưa đẩy

- Từ ngữ chính xác, được lựa chọn đúng phong cách với các kiểu văn bản

5 Về cách sử

dụng câu

- Sử dụng những câu ngắn gọn, tỉnh lược Cũng có khi

sử dụng câu rườm rà, có nhiều yếu tố thừa

- Thường là những câu dài, đầy đủ thành phần ngữ pháp được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ từ nối, quan hệ từ

Trang 24

1.3.4 Ý nghĩa của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong dạy học Ngữ văn

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là phần kiến thức khá trọng tâm của

tiếng Việt lớp 10 Nó là sự kế tiếp, đi sâu của bài Hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ và là cơ sở để học bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Nắm rõ các kiến thức về đặc điểm ngôn ngữ nói và

ngôn ngữ viết, học sinh sẽ biết cách dùng từ trong tiếng Việt, tạo lập văn bản trong Làm văn và rèn luyện cho học sinh ý thức cẩn trọng khi lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp

Ngoài cung cấp những kiến thức cho học sinh vận dụng vào làm bài tập, những kiến thức về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết còn giúp học sinh biết cách giao tiếp phù hợp trong mọi hoàn cảnh, hướng học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp trong thực tiễn

1.4 Cơ sở thực tiễn

1.4.1 Khảo sát SGK

1.4.1.1 Thời lượng bài học

Bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thuộc phần Tiếng

Việt được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 10 với thời lượng là một tiết trong tổng số 15 tiết tiếng Việt

1.4.1.2 Nội dung bài học

SGK chia bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thành hai

phần: đặc điểm ngôn ngữ nói; đặc điểm ngôn ngữ viết Khi triển khai về nội dung bài học, SGK Ngữ văn 10 đã bố trí kiến thức như sau:

* Đặc điểm của ngôn ngữ nói

- Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người nói và người nghe Các nhân vật giao tiếp ít có thời gian suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ

Trang 25

- Ngôn ngữ nói đa dạng về thanh điệu, có thể kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ

- Từ ngữ trong ngôn ngữ nói đa dạng, mang tính khẩu ngữ, tiếng lóng, tiếng địa phương, Câu thường là những câu tỉnh lược, câu đặc biệt nhưng cũng có khi là câu dài, rườm rà, chứa nhiều yếu tố dư thừa

* Đặc điểm của ngôn ngữ viết

- Ngôn ngữ viết thể hiện bằng chữ viết, tiếp nhận bằng thị giác nên người đọc và người viết đều phải biết chữ Do giao tiếp gián tiếp nên các nhân vật giao tiếp có thời gian suy nghĩ, lựa chọn từ ngữ Phạm vi giao tiếp rộng cả

về không gian và thời gian

- Ngôn ngữ viết được hỗ trợ bởi hệ thống dấu câu, bảng biểu, sơ đồ,

- Từ ngữ trong ngôn ngữ viết chuẩn mực, đúng phong cách Câu thường là những câu dài, đầy đủ thành phần, được tổ chức chặt chẽ, mạch lạc

* Luyện tập

1.4.2 Điều tra giáo viên

Để thấy rõ được cơ sở thực tiễn của khoá luận chúng tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò và dự giờ giáo viên Cụ thể như sau:

Phiếu thăm dò giáo viên (Phụ lục)

1.4.3 Điều tra học sinh

Đối tượng điều tra, khảo sát là học sinh lớp 10 Trường THPT Phả Lại - Hải Dương Phiếu điều tra gồm 50 phiếu, phát cho học sinh Trường THPT Phả Lại

Phiếu điều tra học sinh (Phụ lục)

1.4.4 Nhận xét chung về hoạt động dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong SGK Ngữ văn 10

Do hạn chế về thời gian nên trong quá trình dạy học giáo viên ít có điều kiện mở rộng kiến thức và luyện tập sử dụng kiến thức vào tạo lập văn bản

Trang 26

cho học sinh Khi giảng dạy, giáo viên cũng chưa thực sự chú trọng tới việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Mặc dù, giáo viên đã thực hiện phương pháp lấy học sinh làm trung tâm nhưng học sinh vẫn còn thụ động trong quá trình học, các em vẫn học theo lối cũ, chưa có thói quen tìm hiểu khám phá bài học

Từ thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh nói trên, ta thấy để dạy học tiếng Việt hiệu quả và đạt được nhiệm vụ GD đề ra còn rất nhiều khó khăn Để khắc phục điều đó cần có sự tận tình và sáng tạo trong khi giảng dạy của giáo viên cùng sự nỗ lực học tập của học sinh Đặc biệt, giáo viên phải có

cách tổ chức dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết khoa

học và hiệu quả hơn

Tuy nhiên, sự khảo sát trên chỉ mang tính tương đối, nó là cơ sở cho

việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ

nói và ngôn ngữ viết trong SGK Ngữ văn 10 đạt hiệu quả cao Đây cũng

chính là cơ sở để chúng tôi triển khai việc vận dụng quan điển tích hợp vào dạy học bài này ở chương sau

Trang 27

Chương 2

DẠY HỌC BÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ

VIẾT TRONG SGK NGỮ VĂN 10 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

2.1 Những cơ sở vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài Đặc điểm

của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong SGK Ngữ văn 10

2.1.1 Những kiến thức tiếng Việt có liên quan đến đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là kiến thức quen thuộc, gần gũi với học sinh Ở THCS, học sinh đã được học các bài tiếng Việt có liên quan đến

kiến thức này VD: Ở lớp 8 các em được học các bài: Hành động nói, Hội

thoại, Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại,

Tiếp đến, ở THPT, các em tiếp tục được học các bài liên quan đến kiến

thức này VD: Lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Đặc điểm ngôn

ngữ nói và ngôn ngữ viết, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt, Lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, Ngữ cảnh, Lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học, Nhân vật giao tiếp,

Như vậy, trong chương trình THCS và THPT có nhiều bài học có liên quan đến kiến thức ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Đây là những cơ sở quan

trọng để ta vận dụng quan điểm tích hợp (tích hợp dọc) vào dạy học bài Đặc

điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

2.1.2 Những kiến thức đọc - hiểu có liên quan đến đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Khi hướng dẫn học sinh tiếp cận với ngôn ngữ viết, giáo viên có thể sử dụng các tác phẩm văn chương có giá trị sâu sắc mà các em được học ở

THCS như: Làng (Kim Lân); Đồng chí (Chính Hữu), Sang thu (Hữu Thỉnh),

Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), hay Truyện Kiều (Nguyễn Du), Hai

Trang 28

đứa trẻ (Thạch Lam), Chí Phèo (Nam Cao), Vợ nhặt (Kim Lân), mà HS

được học ở THPT Qua những tác phẩm văn chương, học sinh học tập được cách sử dụng từ ngữ đúng phong cách của từng kiểu văn bản và biết cách diễn đạt sáng tạo hơn khi tạo lập văn bản

2.1.3 Những kiến thức Làm văn có liên quan đến đặc điểm ngôn ngữ nói

và ngôn ngữ viết

Đa số các tiết học Làm văn đều vận dụng kiến thức của ngôn ngữ viết

để tạo lập hoặc hình thành các kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh Đây cũng chính là cơ sở để giáo viên vận dụng quan điểm tích hợp (tích hợp ngang) khi dạy học

2.2 Xác định nội dung và mục đích tích hợp

2.2.1 Mục đích tích hợp

Muốn dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo

quan điểm tích hợp đạt hiệu quả, đầu tiên ta phải xác định mục đích của hoạt động tích hợp trong bài dạy Vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết không chỉ nhằm hệ thống lại

kiến thức học sinh đã được học có liên quan đến bài mà còn giúp học sinh thấy rõ sự liên quan, kế tiếp giữa các kiến thức của các cấp học, lớp học, bài

học với nhau VD: Bài Hành động nói, Xưng hô trong hội thoại ở THCS sẽ là

cơ sở để học học bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Đặc điểm của ngôn

ngữ nói và ngôn ngữ viết, ở THPT

Dạy học theo quan điểm tích hợp, nhằm giúp học sinh nhận rõ được sự khoa học, hệ thống của các kiến thức và thấy rõ mối quan hệ giữa ba phân môn: Văn, Làm văn, Tiếng Việt trong môn Ngữ văn

Ngoài ra, việc vận dụng quan điểm tích hợp vào bài học còn nhằm tạo

ra những cách tổ chức dạy học hấp dẫn, sinh động, thu hút học sinh VD: Giáo viên có thể vận dụng tích hợp ngang với Văn khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu

Trang 29

phần đặc điểm của ngôn ngữ viết Giáo viên có thể chọn ngữ liệu là một đoạn văn trong chương trình THPT, từ đó yêu cầu học sinh thảo luận để rút ra kiến thức Qua cách tổ chức hoạt động học cho học sinh, giáo viên sẽ tạo ra giờ học sôi nổi, sinh động, phát huy tính tối đa tính tích cực, chủ động của học sinh

2.2.2 Chọn nội dung tích hợp

Bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được giảng dạy trong

một tiết nên giáo viên cần tìm ra những nội dung tích hợp phù hợp đủ để làm

rõ vấn đề và tạo ra hiệu quả cho bài học

- Tích hợp với Văn: Giáo viên có thể xác định nội dung tích hợp ngang

như sau:

+ Chọn nội dung văn bản, đoạn trích văn học hoặc các văn bản nói trong hoạt động hàng ngày mà các em đã được học làm phần ngữ liệu cho phần tiếp nhận các kiến thức về các khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết VD: Khi phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ viết, giáo viên

có thể lấy ngữ liệu:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, khéo chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí là việc đầu tiên”

(Trích: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung - SGK 10)

Từ ngữ liệu, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích các khía cạnh: chất liệu, hoàn cảnh, phương tiện, ngôn ngữ để làm sáng rõ các đặc điểm của ngôn ngữ viết

+ Chọn nội dung luyện tập, thực hành về đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để tích hợp ngang với phần đọc - hiểu văn bản VD: Giáo viên

lấy đoạn trích mở đầu của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ

Ngọc Tường - SGK 12) yêu cầu học sinh phân tích đặc điểm ngôn ngữ viết (chất liệu, hoàn cảnh sử dụng, phương tiện cách sử dụng ngôn ngữ)

Trang 30

- Tích hợp với Làm văn: Giáo viên có thể lựa chọn nội dung tích hợp

ngang như sau:

Tận dụng những nội dung học sinh học ở phần Làm văn như: kỹ năng viết đoạn văn, kỹ năng lập dàn ý để yêu cầu học sinh tạo lập văn bản (nói, viết) trong phần luyện tập VD: Dựa vào kiến thức ngôn ngữ viết trong bài và các kiến thức Làm văn đã học, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 dòng theo chủ đề: văn học trong nhà trường

- Tích hợp với tiếng Việt: Giáo viên có thể lựa chọn nội dung tích hợp

dọc như sau:

+ Chọn những kiến thức cũ ở THCS làm nền tảng cho học sinh tiếp thu kiến thức mới VD: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các dạng hoạt động của nó phân theo phương tiện khi tiến hành kiểm tra bài cũ

+ Củng cố lại kiến thức tiếng Việt thông qua phần tiểu kết, tổng kết bài VD: Giáo viên có thể hệ thống hoá lại kiến thức về đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết qua phần tiểu kết ở mỗi phần hoặc qua phần ghi nhớ trong SGK

2.2.3 Mức độ tích hợp

Khi vận dụng quan điểm tích hợp vào bài dạy cụ thể, ta cần xác định mức độ tích hợp để tránh tình trạng lan man, nhồi nhét kiến thức, không đảm bảo đặc thù của giờ học Bởi vậy, khi vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy

bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ta có thể xác định mức độ

tích hợp như sau:

- Ở THCS, học sinh đã được học các kiến thức có liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Bởi vậy, khi giáo viên thực hiện tích hợp dọc trong bài dạy cần chú ý: không quá tập trung vào phân tích kiến thức học sinh đã có

mà phải đi sâu vào việc hình thành kiến thức mới của bài học

- Trong chương trình THPT, các tác phẩm văn chương và văn bản nói

là cơ sở cho việc lấy ngữ liệu vào bài học Tuy nhiên, khi dạy bài Đặc điểm

Trang 31

của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết giáo viên không nên phân tích kỹ nội dung

đoạn trích mà cần hướng học sinh khai thác các đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện qua ngữ liệu

- Trong phần thực hành, giáo viên có thể lấy các dạng bài tập phân tích ngữ liệu, tạo lập văn bản để thực hiện tích hợp ngang Trong phần này, giáo viên cần hướng học sinh vận dụng kiến thức của bài vào thực hành kỹ năng nói và viết

Như vậy, để dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

theo quan điểm tích hợp đạt hiệu quả cao ngoài việc xác định mục đích, nội dung tích hợp ta cũng cần xác định mức độ tích hợp Xác định chuẩn xác mức

độ tích hợp sẽ giúp bài học có sự cân đối hài hoà, giữ được đặc trưng của giờ dạy Từ đó, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo, của học sinh trong bài học

2.3 Các hoạt động dạy học sử dụng quan điểm tích hợp

Để dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo quan

điểm tích hợp ta cần phải xác định cách thức tích hợp cho bài học Ta có thể xác định cách thức tích hợp thông qua các hoạt động dạy học như sau:

2.3.1 Tích hợp thông qua kiểm tra bài cũ

Kiểm tra bài cũ là hoạt động chiếm khoảng thời gian không nhiều trong bài học Tuy nhiên, qua hoạt động này, giáo viên có thể kiểm tra việc học bài

cũ, thái độ, ý thức và mức độ hiểu bài của học sinh Bởi vậy, kiểm tra bài cũ

là một hoạt động dạy học có thể thực hiện tích hợp

Khi dạy học bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết giáo viên

có thể thực hiện tích hợp dọc qua bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, tích hợp ngang qua bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa Từ đó, giáo viên

giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã được học liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Trang 32

2.3.2 Tích hợp thông qua giới thiệu bài mới

Giới thiệu bài mới là hoạt động có vai trò quan trọng đối với một giờ dạy học Nó là bước tạo tâm thế cho học sinh, giúp các em có thể tập trung vào bài học Bởi vậy, giáo viên có thể sử dụng hoạt động này để tích hợp

Khi giới thiệu bài mới cho bài cho bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và

ngôn ngữ viết, giáo viên có thể thực hiện tích hợp ngang và tích hợp dọc với

Tiếng việt, Làm văn

VD: Tích hợp với Làm văn

Trong đời sống xã hội, con người luôn phải giao tiếp với nhau Thuở ban đầu con người giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói, sau này sáng tạo ra chữ viết, con người dùng cả chữ viết và tiếng nói để giao tiếp với nhau Gắn với quá trình học tập, khi ta thảo luận, trao đổi với nhau về một vấn đề bằng lời nói thì lúc đó ta sử dụng ngôn ngữ nói Còn khi ta viết một bài văn, bài thi,… khi đó ta sử dụng ngôn ngữ viết Như vậy, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là phương tiện để ta tạo lập văn bản viết và văn bản nói Để có thể nói và viết đúng với đặc điểm của từng loại ngôn ngữ, tiết học ngày hôm nay chúng

ta sẽ đi tìm hiểu bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

VD: Tích hợp với tiếng Việt

Giao tiếp là hoạt động thường xuyên, phổ biến của con người, từ đó con người có thể trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau Ở lớp dưới

và các tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về các vấn đề: Nhân tố giao

tiếp, Xưng hô trong giao tiếp, Các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Bài

học ngày hôm nay sẽ tiếp tục cung cấp kiến thức cho các em về một khía cạnh

khác của giao tiếp Đó là bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

2.2.3 Tích hợp thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài

Tìm hiểu bài là hoạt động quyết định sự thành công, thất bại của giờ dạy, bởi vậy, đây là hoạt động quan trọng nhất trong giờ học Hình thức vấn

Ngày đăng: 30/11/2015, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w