1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học tác gia nguyễn trãi trong chương trình ngữ văn 10 theo định hướng tích hợp liên môn

135 291 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 4,21 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 LÊ THỊ HÒA DẠY HỌC TÁC GIA NGUYỄN TRÃI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ HÒA

DẠY HỌC TÁC GIA NGUYỄN TRÃI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO ĐỊNH

HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS Trịnh Thị Lan, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và

hoàn thiện luận văn này.

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt đã tham gia giảng dạy cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dù tác giả đã rất cố gắng thực hiện hoàn chỉnh luận văn, nhưng

do hạn chế về khả năng nghiên cứu khoa học của bản thân cũng như có những điều kiện khách quan không cho phép, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của thầy cô

và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, tháng 10 năm 2017

Tác giả

Lê Thị Hòa

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tàikhác Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Thị Hòa

Trang 4

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

: Trung học phổ thông: Trung học cơ sở: Tình huống có vấn đề: Thực nghiệm sư phạm

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Đóng góp của luận văn 10

7 Kết cấu của luận văn 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC “TÁC GIA NGUYỄN TRÃI” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN 11

1.1 Quan điểm dạy học tích hợp và việc dạy học tích hợp liên môn trong nhà trường phổ thông 11

1.1.1 Tích hợp 11

1.1.2 Dạy học tích hợp 11

1.1.3 Dạy học tích hợp liên môn 13

1.2 Tác gia Nguyễn Trãi và việc dạy học kiểu bài tác gia trong nhà trường THPT 19

1.2.1 Tác gia Nguyễn Trãi 19

1.2.2 Cách dạy kiểu bài tác gia trong nhà trường THPT .

21 1.2.3 Khảo sát thực trạng dạy tác gia Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp liên môn 25

Tiểu kết chương 1 35

Trang 6

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÁC GIA NGUYỄN TRÃI

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TÍCH HỢP

LIÊN MÔN 37

2.1 Một số định hướng cho việc dạy học tác gia Nguyễn Trãi ở trường THPT theo hướng tích hợp liên môn 37

2.1.1 Đảm bảo tốt mục tiêu dạy học của bài học tác gia trong chương trình37 2.1.2 Lựa chọn PPDH phù hợp 38

2.1.3 Đảm bảo huy động được các nguồn lực, điều kiện từ địa phương, nhà trường, gia đình và xã hội ở Hải Dương 39

2.1.4 Đảm bảo phát triển năng lực HS 40

2.2 Kiến thức 46

2.2.1 Phần cuộc đời 46

2.2.2 Phần sự nghiệp thơ văn 48

2.3 Vận dụng nguyên tắc về tích hợp trong dạy- học bài tác gia Nguyễn Trãi

52 2.5 Tổ chức DH tác gia Nguyễn Trãi cho HS lớp 10 bằng PPDH dự án 61

2.5.1 Lí thuyết về dạy học dự án 61

2.5.2 Xây dựng dự án học tập tác gia nguyễn Trãi 62

2.5.3 Triển khai dự án học tập tác gia Nguyễn Trãi 71

Tiểu kết chương 2 81

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 82

3.1 Mục đích, đối tượng, nội dung và địa bàn thực nghiệm 82

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 82

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 82

3.1.3 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 82

3.1.4 Nội dung của thực nghiệm 83

3.1.5 Số lượng tham gia, địa điểm, thời gian thực nghiệm 83

3.2 Phương pháp và quy trình thực nghiệm 83

3.2.1 Phương pháp thực nghiệm 83

Trang 7

3.2.2 Quy trình thực nghiệm 84

3.3 Những công việc cụ thể và kết quả của thực nghiệm 84

3.3.1 Những công việc cụ thể của thực nghiệm 84

3.3.2 Kết quả của thực nghiệm 99

Tiểu kết chương 3 103

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 110

Trang 8

1 Lí do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

1.1 Yêu cầu đổi mới của môn Ngữ văn trong trường THPT hiện nay

Đất nước ta đang trên đường phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị

và xã hội Giáo dục trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầucủa mỗi quốc gia Tại Nghị quyết TW 8 khóa XI, Đảng đã đưa ra vấn đề “đổimới căn bản và toàn diện giáo dục”

Môn Ngữ văn trong chương trình THPT là một trong hai môn họcchính, có vai trò quan trọng trong chiến lược đào tạo con người Môn Ngữvăn không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy mà còn gópphần vào việc hình thành nhân cách, năng lực cho các em Chính vì vậy màđịnh hướng đổi mới giáo dục hiện nay là phát triển năng lực học sinh MônNgữ văn đang chú trọng vào việc phát triển năng lực cho học sinh nhằm gópphần thực hiện mục tiêu của giáo dục

Trong thực tế, nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn vì dàidòng thậm chí khó hiểu Học sinh ra trường ít có cơ hội việc làm hơn là họccác môn học và ngành học khác Đặc biệt, GV dạy Ngữ văn vẫn sử dụng cácphương pháp dạy học truyền thống Đó là lí do quan trọng khiến học sinhkhông thích học Ngữ văn Chương trình và phương pháp giáo dục nước ta cònchậm đổi mới, còn nặng tính hàn lâm, nặng nề thi cử, chưa chú trọng đến tínhsáng tạo, phát triển năng lực của học sinh, chưa gắn lý thuyết với thực hành.Chính vì vậy mà chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêucầu thực tế Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra đánh giá kết quả còn lạchậu và thiếu thực chất

Định hướng đổi phương pháp dạy học (PPDH) Ngữ văn là chuyểnnhững kết quả về đổi mới PPDH của CT Ngữ văn hiện hành từ “mặt bênngoài” vào “mặt bên trong” để phát huy hiệu quả đổi mới PPDH, đáp ứng

Trang 9

mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh Các lý thuyết dạy họchiện đại thường được nhắc tới: lý thuyết đa trí tuệ (Howard Gardner), lýthuyết hoạt động (Leonchiev), lý thuyết kiến tạo (đại diện là Piagie, Vưgốtki)

… và quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” chính là cơ sở để xácđịnh các nội dung đổi mới PPDH Đối với môn Ngữ văn, khi vận dụng cácphương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo củahọc sinh như giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy học dự án…Việc vậndụng các phương pháp dạy học theo đặc thù của môn học và các PPDH chungmột cách phù hợp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ

văn

Xuất phát từ cơ sở trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định:

“Cần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chu n hóa, hiện đạihóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nhanh nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mớicăn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”

Như vậy, có thể thấy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sẽ tạo ra bướcchuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càngtốt hơn yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như nhu cầu học tập củangười dân Đây vừa là mục tiêu, vừa là chiến lược hàng đầu trong phát triểnnền giáo dục bền vững

1.2 Dạy học tích hợp liên môn là định hướng có ý nghĩa, khả dụng trong dạy học môn Ngữ văn.

Trong trường THPT, môn Ngữ văn là một môn học quan trọng Môn họcnày cung cấp cho HS những hiểu biết khác nhau về nhiều lĩnh vực của đờisống như lịch sử, địa lí, giáo dục, văn hóa, mĩ thuật …Để dạy tốt môn Ngữvăn, GV phải có những hiểu biết nhất định về nội dung, kiến thức các môn

Trang 10

học liên quan Như vậy đặc điểm của môn Ngữ văn là một môn học tổng hợpnhiều mảng kiến thức khác nhau và mang tính tích hợp.

Văn học phản ánh hiện thực một cách sinh động HS muốn học tốt mônhọc này phải có kiến thức về xã hội và lịch sử bởi “Văn sử triết bất phân”.Điều đó có nghĩa môn Ngữ văn có khả năng kết nối với thực tiễn rất cao

Như vậy, rõ ràng đòi hỏi đặt ra đối với bộ môn không hề đơn giản DạyNgữ văn thực sự cần tới những phương pháp giải quyết được những yêu cầu

đó, đặc biệt là tạo được mối liên hệ giữa những kiến thức giáo khoa, sách vởvới những biểu hiện khác nhau của đời sống Học văn không chỉ là học nhữngvăn bản văn học một cách sáo rỗng viển vông, mà là học làm người, học đểkhám phá lịch sử, địa lý, văn hóa - xã hội giúp cho nhân cách hoàn thiện hơn.Đúng như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói tại Lễ kỷ niệm 35 nămthành lập ngành Sư phạm (08/10/1981): “Nghề dạy học là nghề cao quý nhấttrong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo Các thầy

cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trênsườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sứclực cho đời[ ] mỗi thầy, cô giáo phải trả lời cho được các câu hỏi: Dạy cái gì?Dạy để làm gì? Nhà trường phải coi trọng giáo dục toàn diện cho học sinh, cảđức dục và trí dục, thể dục và mỹ dục Phải làm và làm tốt giáo dục đạo đứccách mạng Phải xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò,dạy ra dạy, học ra học”

Dạy học tích hợp liên môn là một phương pháp mới mẻ có khả nănggiải quyết hiệu quả yêu cầu trên Đây là xu thế được các quốc gia phát triểntrên thế giới ưa chuộng và đang bước đầu được triển khai thực hiện ở ViệtNam Bản chất của dạy học tích hợp liên môn là quá trình xích lại gần và liênkết các ngành khoa học lại với nhau trên cơ sở những nhân tố, những quyđịnh giống nhau chung cho các bộ môn Phương pháp này đảm bảo rất tốt

Trang 11

nhiệm vụ định hướng hình thành năng lực cho người học, có tính kết nối vàgợi mở sáng tạo, tăng sự hấp dẫn trong quá trình học của học sinh Tuynhiên, vì là một cách giảng dạy mới thoát ly khỏi phương pháp dạy họctruyền thống, nên dạy học tích hợp liên môn chưa được nhiều giáo viênnghiên cứu kỹ lưỡng và sử dụng phổ biến trong nhà trường phổ thông Năm

2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra những định hướng cụ thể xây dựngchủ đề dạy học tích hợp liên môn nhưng đối với bộ môn Ngữ văn nói riêngthì việc này vẫn chưa được bàn luận nhiều

Tác gia Nguyễn Trãi là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam vàcũng là tác gia đầu tiên được dạy trong chương trình với tư cách là một tácgia Nhưng trong thực tế dạy học với phương pháp cũ, tôi thấy giáo viên chưatruyền đạt hết được tất cả nội dung, vấn đề mà chúng ta mới chỉ truyền đạtđược một lượng kiến thức nhất định về tác giả và tác ph m.Với đề tài nghiêncứu này, tôi mong muốn học sinh được học, được tìm hiểu nhiều hơn, đầy đủhơn về tác gia Nguyễn Trãi cho xứng tầm với tên tuổi của ông trong nền vănhọc dân tộc và thế giới

Với mong muốn tìm ra được những cách thức đổi mới phương pháp đểviệc dạy học Ngữ văn ngày một đạt hiệu quả hơn và để thể hiện tình yêu vớidanh nhân của quê hương Hải Dương Tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:

“Dạy học tác gia Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn 10 theo định hướng tích hợp liên môn” làm đề tài luận văn của mình.

Trang 12

nhà trường” của tác giả Xavier Roegiers (NXB Giáo dục, 1996) cho rằng: cần

phải tích hợp các môn học Những nhu cầu của xã hội đòi hỏi chúng ta phảihướng tới một qua điểm liên môn và xuyên môn [38,tr48] Tiếp đến là cuốn

sách “Lý luận dạy học hiện đại”– Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp, NXB Đại học Sư phạm, 2014 và “Lý luận dạy học hiện đại” -

Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm,

2012, của tác giả Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường đã góp phần cung cấpnhững cơ sở lý thuyết và những gợi ý cho việc đổi mới mục tiêu, nội dung,phương pháp và đánh giá trong đổi mới giáo dục Đồng thời cũng chỉ rõ các

kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong đó có phương phápdạy học dự án

2.1.2 Ở Việt Nam

Dạy học tích hợp liên môn được Bộ giáo dục và Đào tạo nghiên cứu vàtriển khai thực hiện trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi có Nghịquyết số 29 của TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Quan tâm tới vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã tìm tòi vàkhông ngừng đưa ra những cách hiểu, những quan điểm dễ tiếp thu về địnhhướng dạy học tích hợp liên môn Một số cuốn sách và tài liệu tham khảo rađời đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp một hệ thống lý luận vàdẫn chứng thực tiễn cho giáo viên, giúp việc áp dụng và triển khai dạy họctheo định hướng tích hợp liên môn trở nên thuận tiện

Đầu tiên phải kể tới cuốn “Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở

- Trung học phổ thông” (2014) của NXB Đại học Sư Phạm Cuốn sách được

xuất bản theo chỉ đạo biên soạn của Bộ giáo dục và đào tạo, dùng làm tài liệutập huấn dành cho các cán bộ quản lý và giáo viên trung học cơ sở, trung họcphổ thông hè năm 2014 Tài liệu này đã xây dựng chi tiết ba nội dung vềnhững vấn đề chung, cách tổ chức và cách quản lý hiệu quả dạy học tích hợp

Trang 13

Tiếp đến là cuốn sách “Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn”

lĩnh vực khoa học xã hội của Bộ giáo dục và đào tạo, xuất bản 2015 Cuốnsách này đã đưa ra khái niệm, ưu điểm, cách xây dựng các chủ đề, tổ chức dạyhọc các chủ đề tích hợp liên môn Đầu năm 2016, các nhà nghiên cứu đầu

ngành về giáo dục tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã xuất bản bộ sách “ Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh” gồm 2 tập đáp ứng mục tiêu đổi

mới giáo dục của Bộ GD&ĐT theo hướng tích hợp liên môn Nội dung chínhcủa cuốn sách là xây dựng các chủ đề dạy học có tích hợp kiến thức ở lĩnhvực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên vào giảng dạy các môn học ở bậcTHPT

Công văn số: 4188/BGDDT - GDTrH - GDTX ngày 07 tháng 08 năm

2014 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn: Tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liênmôn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đềtích hợp Nội dung của cuộc thi: Xây dựng chủ đề dạy học có nội dung kiếnthức liên quan trực tiếp đến hai hay nhiều môn học

Bên cạnh đó còn có nhiều bài báo, luận văn, sáng kiến của các chuyên

gia đầu ngành và giáo viên như bài báo “Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn; những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học” tác giả Đỗ Hương Trà Bài báo trình bày các nguyên tắc của việc

dạy học tích hợp liên môn cũng như việc xây dựng và lựa chọn chủ đề dạyhọc để đưa người học vào hoạt động tìm tòi nghiên cứu nhằm đảm bảo chongười học có được kiến thức sâu sắc nhất, bền vững và có thể chuyển đổi

được Chuyên đề “Vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường THCS” do các GV tổ Lịch sử - GDCD trường THCS

Giới Phiên (Yên Bái) thực hiện

Nghiên cứu về dạy học theo hướng tích hợp liên môn sử dụng phươngpháp dạy học dự án còn có một số tài liệu liên quan đến việc “Dùng công

Trang 14

nghệ thông tin để cải tiến việc dạy và học”, trong các dự án giáo dục củaInternet và Microsoft triển khai ở Việt Nam từ năm 2000 - 2010.

Có thể thấy rằng trong hệ thống tài liệu giáo dục được phát hành, đãxuất hiện những cuốn sách và những công trình nghiên cứu có giá trị về lýthuyết cũng như hướng dẫn ứng dụng quan niệm dạy học tích hợp vào giảngdạy Tuy nhiên những tài liệu đó chỉ cung cấp dữ liệu và thông tin chung chotoàn ngành giáo dục chứ chưa có cuốn sách nào nghiên cứu chuyên sâu vềdạy học tích hợp đối với bộ môn Ngữ văn, đặc biệt với các nội dung bài học

cụ thể trong chương trình lại càng hiếm thấy

Ghi nhận những ưu thế vượt trội và tính khả dụng của định hướngdạy học tích hợp liên môn (sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin và kế

hoạch dạy học dự án), đề tài “Dạy học tác gia Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn 10 theo định hướng tích hợp liên môn” sẽ là một thử

nghiệm mới mẻ, góp phần hiện thực hóa những lý thuyết dạy học hiện đại,tìm ra một hướng đi mới trong phương pháp giảng dạy tác ph m vănchương trong nhà trường

2.2 Những nghiên cứu về Nguyễn Trãi và dạy học tác gia Nguyễn Trãi.

Tác gia Nguyễn Trãi là một cây đại thụ trong nền văn học dân tộc vớinhiều thể loại sáng tác Người mở đường cho sáng tác văn học chữ Nôm ởthế kỉ XV Trong chương trình Ngữ văn, số lượng tác ph m học sin h đượchọc khá nhiều và có nhiều công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Trãi và

tác ph m của ông Đầu tiên phải kể tới cuốn “ Nguyễn Trãi toàn tập” của

Hoàng Khôi, tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn tất cả các sángsáng của Nguyễn Trãi để người đọc có cái nhìn toàn diện về thơ văn cùng

những sáng tác của ông Tiếp đó là cuốn “Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm” do Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu, nội dung của cuốn

sách đề cập nhiều vấn đề: quan điểm nghệ thuật, tác ph m và con người

Trang 15

Nguyễn Trãi Luận văn “Nghệ thuật văn chính luận trong Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi” của Phạm Thị Xuân Thủy Luận văn “ Thơ Quốc âm của Nguyễn Trãi từ góc nhìn văn hóa” của Trần Đình Quang Sáng kiến “Dạy học tích hợp liên môn theo hướng phát triển năng lực và rèn

kĩ năng sống cho học sinh qua văn bản Nước Đại Việt ta”của Phạm Thị

Huyền - Trường THCS Đồng Giao

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Thể nghiệm một định hướng dạy học tích hợp liên môn trong nhàtrường theo phương pháp DHDA

- Xây dựng giáo án và kế hoạch dạy học dự án chi tiết về tác giaNguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn 10 một cách hợp lý, sáng tạo vềhình thức và nội dung Công trình nghiên cứu nhằm đưa ra một gợi ý thiếtthực trong việc áp dụng dạy học theo hướng tích hợp liên môn; đồng thời pháthuy triệt để tính chủ thể tích cực trong học tập môn Ngữ văn của học sinh ởtrường Trung học phổ thông

- Để học sinh hiểu rõ và đầy đủ hơn về con người và sự nghiệp sáng tác

và tác ph m của ông cho xứng tầm tác gia lớn của nền văn học dân tộc Đồngthời đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tôn danh người anh hùngdân tộc của quê hương

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 16

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học tích hợp về tác gia NguyễnTrãi theo định hướng tích hợp liên môn.

- Nghiên cứu thực tiễn dạy học tác gia Nguyễn Trãi ở trường THPT vàthực tiễn dạy học bài tác gia theo hướng tích hợp

- Đề xuất một cách thức tổ chức DH tác gia Nguyễn Trãi theo hướngtích hợp liên môn (theo DH dự án)

- Tổ chức thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của mô hình dạy học dự

án đối với bài học tác gia Nguyễn Trãi trên địa bàn tỉnh hải Dương

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cách thức dạy học về tác gia Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữvăn 10 theo định hướng tích hợp liên môn

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Tác gia Nguyễn Trãi trong SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 ( Chương trình

chu n và chương trình nâng cao)

Các tư liệu liên quan đến nội dung bài học về tác gia Nguyễn Trãi, về

di tích Côn Sơn và đề thờ Nguyễn Trãi trên địa bàn tỉnh Hải Dương

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sử dụng các PP nghiên cứu chính sau:

- PP điều tra, khảo sát: Trên cơ sở thực tế, chúng tôi tiến hành điều tra,khảo sát thực trạng DH tích hợp liên môn trong môn Ngữ văn ở THPT hiệnnay và tình hình DH tác gia Nguyễn Trãi ở trường THPT để bước đầu đánhgiá thực trạng vận dụng PPDH tích cực trong việc nâng cao chất lượng DHnhằm hướng đến sự phát triển NL ở HS THPT và đề xuất những giải pháp sưphạm cụ thể, thiết thực

- PP phân tích, so sánh, đánh giá: Dựa trên kết quả kháo sát, chúng tôitiến hành phân tích, so sánh, đánh giá yêu cầu phát triển NL người học trong

Trang 17

DH Ngữ văn ở trường THPT; những nét chính cuộc đời và sự nghiệp tác giaNguyễn Trãi Từ đó phân tích, định hướng tổ chức DH tích hợp liên môn bàitác gia Nguyễn Trãi ở chương trình Ngữ văn 10 THPT.

- PP TNSP: Để thể nghiệm kết quả nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiếnhành TNSP PP này sẽ kiểm tra tính khả thi của các vấn đề nêu ra trong luậnvăn đồng thời kiểm nghiệm, đánh giá kết quả của giả thuyết khoa học do đềtài đề xuất

- PP tổng hợp - hệ thống hóa: Từ các kết quả khảo sát, chúng tôi tiếnhành phân tích, so sánh - đối chiếu tư liệu rồi tổng hợp và sắp xếp, hệ thốnghóa một cách lô-gic, mạch lạc và khoa học

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, hệ thống hóa lí luận về vai trò của DHtích hợp liên môn đối với bài học tác gia văn học nói chung và tác gia NguyễnTrãi nói riêng Đồng thời mở ra khả năng nghiên cứu phương pháp giảng dạymới cho bài tác gia trong nền văn học Việt Nam nói chung và ở Hải Dươngnói riêng

Trên phương diện thực tiễn DH, luận văn đáp ứng yêu cầu đổi mới DH,chu n bị cho quá trình đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông saunăm 2015, góp một phần vào cách thức tổ chức DH nhằm phát triển NLHSlớp 10 ở trường THPT, phù hợp với xu thế chung của thời đại

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận văn gồm ba chương sau:

* Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học “ tác giaNguyễn Trãi” ở trường THPT theo định hướng tích hợp liên môn

* Chương 2: Tổ chức dạy học tác gia Nguyễn Trãi ở trường THPT theohướng tích hợp liên môn

Trang 18

* Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC

“TÁC GIA NGUYỄN TRÃI” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN 1.1 Quan điểm dạy học tích hợp và việc dạy học tích hợp liên môn trong nhà trường phổ thông

1.1.1 Tích hợp

Tích hợp có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Integeration với nghĩa: xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.[3, tr8]

Theo Từ điển Tiếng Anh (Oxford Advanced Learned’s Dictionary),

“Tích hợp” (Intergration) có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với

nhau trong một tổng thể Những phần, những bộ phận có thể khác nhau nhưngtích hợp với nhau.[3,tr8]

1.1.2 Dạy học tích hợp

Theo Từ điển Giáo dục, Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đốitượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc một vài lĩnhvực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.[3,tr 8]

1.1.2.1 Theo quan điểm của Susan M Drake, dạy học tích hợp được chia ra thành những loại sau

Tích hợp nội môn: Quan điểm này ưu tiên các nội dung môn học, nhằm

duy trì các môn học riêng rẽ, độc lập

Tích hợp đa môn: Quan điểm này đề nghị những tình huống, những đề

tài có thể nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau, những môn học khácnhau Theo quan điểm này, các môn học sẽ tiếp tục tiếp cận một cách riêng rẽ

và chúng chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu là một

đề tài, một vấn đề nào đó mà thôi

Trang 19

Tích hợp liên môn: Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng

có những chủ đề, vấn đề, chu n liên môn, những khái niệm lớn và những ýtưởng lớn là chung

Tích hợp xuyên môn: Cách tiếp cận từ cuộc sống thực và sự phù hợp

đối với học sinh mà không xuất phát từ môn học bằng những khái niệmchung Đặc điểm khác với liên môn là: Ngữ cảnh cuộc sống thực, dựa vào vấn

đề, học sinh là người đưa ra vấn đề, học sinh là nhà nghiên cứu [3, tr18]

1.1.2.2 Quan điểm của Xavier Roegier - Phó giám đốc Văn phòng Công nghệ

Giáo dục và Đào tạo (BIEF), tác giả cuốn sách “ Khoa sư phạm Tích hợp haylàm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường” Ông cho rằng: “Có thểtích hợp các kiến thức được lĩnh hội ở nhà trường bằng nhiều cách:

- Tích hợp trong phạm vi một môn học bằng cách theo đuổi các mụctiêu tích hợp

- Quan điểm xuyên môn mà nội dung là phát triển các năng lực chungcho nhiều môn học, gọi là các năng lực xuyên môn

- Quan điểm liên môn hay tích hợp giữa các môn mà nội dung là vậndụng các thông tin lấy từ nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề”[ 37,tr232]

Quan điểm của ông đã giúp chúng ta xác định được nội dung của tíchhợp Trong ba cách mà ông nêu ra thì cách thứ ba là cách được giáo dục nhiềunước trên thế giới lựa chọn Ông nhấn mạnh “quan điểm liên môn được thểhiện bằng những ứng dụng chung cho nhiều môn hoặc bằng sự phối hợp cácquá trình học tập của nhiều bộ môn, sự phối hợp này thực hiện bằng cách theođuổi một mục tiêu tích hợp duy nhất” và “mọi năng lực phải được đề cậptrong quan điểm tích hợp”

Dạy học tích hợp là khái niệm xuất hiện trong rất nhiều công trìnhnghiên cứu về giáo dục trên thế giới Cơ sở của việc tổ chức dạy học tích hợp

Trang 20

xuất phát từ yêu cầu phát triển thái độ và kỹ năng phức hợp, trí tuệ cũng nhưtình cảm của học sinh Lượng kiến thức mà các em tiếp nhận qua quá trình họctập nếu được diễn ra đồng bộ và tích hợp đúng cách sẽ có sức ghi nhớ và táitạo bền vững Tất cả những yêu cầu trên đều hướng tới mục đích giáo dục lâudài - giáo dục định hướng phát triển năng lực Ưu điểm của con đường giáodục này là không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy địnhnhững kết quả đầu ra mong muốn và nhấn mạnh năng lực vận dụng của họcsinh, hướng các em tới một thái độ học tập tích cực, đa chiều và gắn liền vớithực tiễn.

Đích đến cao nhất của dạy học các môn học là dạy cho học sinh cáchtìm tòi, dạy cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau Tức làdạy cho học sinh biết cách vận dụng sáng tạo các kiến thức và kỹ năng củamình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hìnhthành và phát triển năng lực Đồng thời, cần lưu ý xác lập mối liên hệ giữacác kiến thức, kỹ năng khác nhau của môn học này với môn học khác, để đảmbảo cho học sinh khả năng có thể huy động và sử dụng hiệu quả tối đa nănglực của mình vào việc giải quyết những tình huống có tính chất tích hợp Do

đó, dạy học tích hợp đồng nghĩa với việc giáo viên áp dụng phương pháp dạyhọc tiến bộ hiện đại, đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động học đểliên kết nội dung kiến thức một cách toàn vẹn

1.1.3 Dạy học tích hợp liên môn

Là phương pháp dạy học có sự liên kết, phối hợp, tương tác chặt chẽ vềnội dung kiến thức và kế hoạch bài giảng của các môn học khác nhau trongchương trình nhằm đạt được mục đích dạy học Có ba nguyên tắc cơ bản củadạy học theo hướng tích hợp liên môn

Thứ nhất, liên môn chỉ sự tích hợp khái niệm, lý thuyết và phương phápcủa các môn học Tất cả các dự án liên môn đều xuất phát từ giả thiết có sự cómặt của ít nhất hai môn học để bổ sung cho nhau, nhằm tạo ra một hình ảnh

Trang 21

đầy đủ của thực tế, hoặc để giải quyết một vấn đề phức hợp mà nó không thểgiải quyết, hoặc chỉ có thể giải quyết được một phần bởi duy nhất kiến thức,phương pháp của một môn học.

Thứ hai, để việc tích hợp có thể diễn ra hiệu quả, cần sự cộng tác hoặctham vấn của đại diện các môn học nhằm thảo luận để giải quyết các vấn đề,đồng thời xác định những quy chiếu của môn học trong nội dung tích hợp

Thứ ba, kết quả đạt được của sự tích hợp và sự hợp tác phải được thểhiện dưới dạng tổng hợp Đó là sự hội tụ của những kiến thức và phương phápcủa các môn học dựa trên những nguyên tắc nội dung và hình thức

Như vậy, khái niệm dạy học tích hợp liên môn có thể hiểu như một sựtương tác tổng hợp giữa các môn học Công cụ hữu hiệu có thể tạo nên sự tiếpcận liên môn là những đòi hỏi của tiến trình giải quyết vấn đề xung quanh mộtvấn đề mang tính chất phức hợp

1.1.3.1.Vai trò của dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp là một phương pháp dạy học tích cực, khắc phụcđược những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống và hướng đếngiải quyết được những vấn đề cấp bách của nền giáo dục nước ta hiện nay.Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “ Dạy học tích hợp sẽmang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nềntảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khíchviệc học sâu và rộng, thúc đ y thái độ học tập tích cực đối với học sinh Thayđổi các dạy này không gây ra sự xáo trộn về số lượng và cơ cấu giáo viên ,không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề dạyhọc tích hợp Không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất vàthiết bị dạy học” Chính vì vậy mà dạy học tích hợp đáp ứng được nhiều vấn

đề trước mắt và lâu dài của ngành giáo dục:

Trang 22

Thứ nhất là đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đặc

biệt là chú trọng đổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo hướng pháthuy tính tích cực của học sinh

Thứ hai là khắc phục tính giới hạn về nội dung kiến thức trong sách

giáo khoa và phù hợp với nhu cầu mở rộng phạm vi tìm hiểu và đào sâunghiên cứu vấn đề của người học, đáp ứng nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạntrong bối cảnh thời đại bùng nổ thông tin, tri thức hiện nay

Thứ ba là hiện thực hóa được các mục tiêu dạy học tích cực mà cách

tiếp cận giảng dạy truyền thống không đủ khả năng thực hiện như: tăng cườngtích hợp kiến thức các môn học khác vào trong bài giảng, bài học của họcsinh, tăng cường vận dụng kiến thức của học sinh trong quá trình học vào giảiquyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho người học

Thứ tư là ngoài việc quá trình dạy học hướng tới nội dung học thì công

cuộc đổi mới dạy học hiện đại còn hướng tới hình thành các năng lực cho họcsinh.Từ đó, chúng ta hướng tới quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọngtăng cường tính vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn củangười học và nhờ vào quá trình đó các năng lực của học sinh được hình thành

Do vậy, dạy học tích hợp liên môn sẽ có nhiều lợi thế so với cách dạy họctruyền thống, đặc biệt là nó có thể giải quyết được bốn yêu cầu đã nêu trên,chính là bước chu n bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình và sáchgiáo khoa

Trong thực tế cho thấy, giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, học sinhcần vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn liên quan đến nhiều môn học.Chính vì vậy mà dạy học cần chú trọng đến vấn đề tích hợp liên môn, nghĩa làngười dạy phải có sự kết hợp những phần, những bộ phận, những kiến thứcriêng lẻ ở những môn học khác nhau trong một tổng thể Tất nhiên việc dạyhọc tích hợp liên môn không tham vọng là đưa được tất cả các kiến thức của

Trang 23

nhiều môn học khác nhau trong một bài học Chúng ta phải biết lựa chọn, tinhlọc những kiến thức cho phù hợp với bài học, với bộ môn nghĩa là chúng tabiết cách vận dụng kiến tức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn Dựavào đó, chúng ta xác định các năng lực cần phát triển cũng như những mụctiêu về chu n nội dung kiến thức trong chương trình.

1.1.3.2 So sánh điểm khác biệt giữa dạy học liên môn và dạy học từng môn

Mục tiêu là phục vụ cho mục tiêu

chung của một số nội dung thuộc các

môn học khác nhau

Mục tiêu là xử lí riêng rẽ của từngmôn học

Mục tiêu rộng, ưu tiên các mục tiêu

chung Các mục tiêu trung gian đóng

góp vào việc đạt được mục tiêu chung

Mục tiêu hạn chế hơn, chuyên biệthơn (Thường là các kiến thức kĩnăng)

Kết nối với lợi ích và sự quan tâm của

học sinh, của cộng đồng

Xuất phát từ tình huống có liên quantới nội dung của môn học

Xuất phát từ vấn đề cần giải quyết

hoặc một dự án cần thực hiện, việc tự

giải quyết vấn đề cầu viện vào các

kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học

khác nhau

Hoạt động học được cấu trúc chặt chẽtheo tiến trình dự kiến (trước khi thựchiện hoạt động) hoặc diễn tự phát

Nhấn mạnh đặc điểm đến sự phát

triển và làm chủ mục tiêu lâu dài như

các phương pháp, kĩ năng và thái độ

của người học

Đặc biệt nhằm tới việc làm chủ mụctiêu ngắn hạn như kiến thức

Dẫn đến việc phát triển thái độ và kĩ

năng phức hợp, trí tuệ cũng như tình

cảm (đánh giá, phân tích, phê phán,

Dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức và

kĩ năng phần lớn thông qua các thaotác tư duy như nhớ lại, tái tạo, sắp

Trang 24

sáng tạo, làm việc nhóm) Hoạt động

Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã họctrong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau Đồng thời dạy họctích hợp giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng trùng lặp khinghiên cứu riêng rẽ từng môn học, nhưng lại có những nội dung, kĩ năng mànếu theo môn học riêng rẽ sẽ không có được Do đó vừa tiết kiệm được thờigian, vừa có thể phát triển kĩ năng (năng lực) xuyên môn cho học sinh thôngqua giải quyết các vấn đề phức hợp

Thực hiện dạy học tích hợp giúp xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốtyếu và cái ít quan trọng hơn khi lựa chọn nội dung Tránh được việc đặt cácnội dung ngang bằng nhau, bởi vì có một số nội dung học tập quan trọng hơn

vì chúng thiết thực cho cuộc sống hằng ngày bởi vì chúng là cơ sở cho quátrình học tập tiếp theo Từ đó có thể dành thời gian cho việc nâng cao kiếnthức cho học sinh khi cần thiết

Việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học giúp pháttriển những năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp và làm cho việc học tậptrở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáodục được thực hiện riêng rẽ

Trang 25

Có thể khẳng định rằng, dạy học tích hợp là một trong những quanđiểm giáo dục nhằn nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra nhữngcon người có đủ ph m chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộcsống hiện đại dạy học theo hướng tích hợp còn phát huy được tính tích cựccủa học sinh góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

1.1.4 Các phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn

1.1.4.1 Dạy học giải quyết vấn đề

Là phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo vànăng lực giải quyết vấn đề của học sinh Học sinh được đặt trong một tìnhhuống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó sẽ lĩnh hội được tri thức,

kỹ năng và phương pháp nhận thức hiệu quả Đây là một trong những quanđiểm dạy học hiệu quả đã và đang được áp dụng phổ biển

Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở của lý thuyết nhận thức Theoquan điểm của tâm lý học nhận thức, giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệtquan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người “Tư duychỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” (Rubinstein) [3,tr49]

1.1.4.2 Dạy học Webquest - Khám phá trên mạng

Là một phương pháp dạy học được xây dựng trên cơ sở phương tiện dạyhọc mới là công nghệ thông tin và Internet, trong đó học sinh tự lực thực hiệntrong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thựctiễn Những kênh thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trangliên kết (Internetlinks) do giáo viên chọn lọc từ trước Đây là một dạng đặcbiệt của dạy học sử dụng truy cập mạng Internet

Học tập với Webquest, chủ đề dạy học được gắn liền với tình huốngthực tiễn và mang tính phức hợp, sử dụng linh hoạt công nghệ thông tin Quátình học tập là quá trình tích cực và kiến tạo mang tính chất xã hội và tươngtác, đồng thời có tác động định hướng nghiên cứu và khám phá Webquest

Trang 26

hình thành tính tích cực, tự lực cao cho người học và tạo được sự mới mẻ,hứng thú cho học sinh.[3,tr38]

1.1.4.3 Dạy học dự án

Là phương pháp dạy học mà trong đó người học thực hiện một nhiệm vụhọc tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo racác sản ph m có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học trực tiếp thựchiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mụcđích, lập kế hoạch, cho đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánhgiá và trình bày kết quả thực hiện [3,tr29]

Mục tiêu của một dự án học tập là để học sinh học được sâu, được nhiềuhơn về một chủ đề chứ không phải là tìm ra những câu trả lời đúng cho nhữngcâu hỏi mà giáo viên đưa ra Trong các giờ học sử dụng cách học dựa trên dự

án, học sinh cộng tác với vác bạn cùng lớp (theo nhóm phân công) trong mộtkhoảng thời gian nhất định để giải quyết những vấn đề, và cuối cùng trình bàyvấn đề của mình đã làm trước tập thể Các em phải thực sự trở thành nhữngngười chủ động tìm tòi và lĩnh hội kiến thức, giáo viên trong hoạt động dạyhọc chỉ là người điều khiển, hướng dẫn, gợi mở kiến thức và định hướngphương pháp hoạt động cho các em

1.2 Tác gia Nguyễn Trãi và việc dạy học kiểu bài tác gia trong nhà trường THPT

1.2.1 Tác gia Nguyễn Trãi

Tác gia Nguyễn Trãi là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam Têntuổi của ông tỏa sáng trên bầu trời văn học dân tộc Theo Phan Trọng Luận

“Muốn trở thành một tác gia văn học, nhà văn phải có vị trí và vai trò quantrọng trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc Thành tựu của mộttác gia văn học không phải chỉ là số lượng tác ph m và sự phong phú của cácthể loại mà còn là chất lượng tác ph m, trong đó có những tác ph m tốt góp

Trang 27

phần khẳng định một khuynh hướng, trào lưu, định mốc cho sự hình thành vàphát triển nền văn học” [21, tr261].

Tác gia văn học có vị trí, vai trò và có ảnh hưởng lớn đối với tiến trìnhvăn học dân tộc không phải chỉ ở thành tựu sáng tác mà còn ở công lao gópphần nâng cao, phát triển hoàn thiện thể loại vào kho tàng lý luận văn học “Nói về tác gia tức là nói đến sự nghiệp văn học đã ổn định, chứng tỏ một tàinăng và nói đến cuộc đời nghệ sĩ đẹp đẽ về nhân cách Một tác gia văn học tàinăng bao giờ cũng nổi trội lên như một nhà văn có bản sắc riêng, có phongcách nghệ thuật Không có cái riêng thì nhà văn cũng chẳng có gì hết Để cócái riêng về phong cách nghệ thuật, nhà văn cần phải có tư tưởng nghệ thuật,tiêu chu n hàng đầu đối với một tác gia Tư tưởng nghệ thuật của tác gia liênquan đến quan điểm sống” (21, tr262)

Tác gia Nguyễn Trãi là một trong những tác gia lớn của nền văn họcViệt Nam Ông không chỉ có vị trí, vai trò và ảnh hưởng lớn đối với nền vănhọc dân tộc mà còn có những thành tựu to lớn góp phần là phong phú nền vănhọc dân tộc, khai sáng tiếng Việt văn học Đặc biệt ông còn bộc lộ tư tưởngnghệ thuật của mình qua các sáng tác Quan điểm sáng tác của Nguyễn Trãi,văn chương phải tham gia vào việc hành đạo cứu đời:

“Văn chương chép lấy đôi câu thánh,

Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.

Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,

Có nhân, có trí, có anh hùng.”

(Bảo kính cảnh giới số 5) Lời thơ có tính chất như một bản Tuyên ngôn văn học, Nguyễn Trãi đã

gắn văn chương với sự nghiệp, gắn nhiệm vụ làm văn với bổn phận làmngười Văn chương gắn liền với hành động “Trừ độc, trừ tham, trừ bạongược”, văn chương gắn liền với ph m chất “ Có nhân, có trí, có anh hùng”

Trang 28

Nhưng ở nước ta, muốn “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược; Có nhân, có trí, cóanh hùng”, muốn bảo vệ cuộc sống và khẳng định giá trị ủa con người thìtrước hết phải bảo vệ tổ quốc, khẳng định dan tộc Trong hang nghìn năm,nhiều tác gia lớn đã thể hiện điều ấy và Nguyễn Trãi là tác gia lớn nhất đã thểnghiệm một cách sâu sắc nhất điều ấy.

Bên cạnh tư tưởng nghệ thuật gắn liền với tài năng và nhân cách củacác nhà văn, chúng ta phải nói tới tiêu chu n khác đặc trưng cho tác gia vănhọc Đó là chất lượng những tác ph m lớn do nhà văn sáng tạo Dĩ nhiên tiêuchu n này là hệ luận của những tiêu chu n đã nêu Tác ph m đó phải chứađựng giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật nổi bật của một giaiđoạn lịch sử và có ý nghĩa lâu dài về nghệ thuật xây dựng con người và cuộcsống Đây là tiêu chu n đảm bảo sự hiện diện lâu dài của tác giả trong lịch sửvăn học dân tộc Chính tác ph m ưu tiên của mỗi tác gia sẽ bồi đắp sinh độngcho bản sắc văn học dân tộc [21, tr263]

1.2.2 Cách dạy kiểu bài tác gia trong nhà trường THPT.

1.2.2.1 Mục đích yêu cầu bài dạy tác gia văn học

Cũng như tất cả các bài dạy về tác ph m văn học hay về tiếng Việt vàlàm văn Mỗi bài học đều có mục đích yêu cầu riêng Đối với bài học về tácgia văn học cần cung cấp cho học sinh những kiến thức về qui luật lịch sử vănhọc, về các chặng đường sáng tác, về sự hình thành tác gia Từ đó phân tích

và đánh giá những đóng góp về sáng tác và lý luận văn học của tác gia đó đốivới nền văn học dân tộc, nhất là đối với giai đoạn văn học mà nhà văn sống vàsáng tạo

Dạy bài về tác gia cần góp phần hình thành, củng cố kiến thức về lýluận văn học cho học sinh Đây là một yêu cầu cần phải đạt được dưới hìnhthức dạy học trực tiếp trong giờ dành riêng cho học môn học này và dạy kết

Trang 29

hợp trong bài khái quát lịch sử văn học, các bài về tác gia tác ph m vănchương Việt Nam và thế giới có ghi trong chương trình.

Những kiến thức về lý luận quan trọng nhất trong bài học về tác gia là

sự giải thích điều kiện xã hội khách quan, những tiền đề văn học tác động đếnchặng đường sáng tác văn học của tác gia Người dạy phải phải làm rõ vấn đềcảm thụ th m mỹ và kinh nghiệm th m mỹ của nhà văn trong lĩnh hội hiệnthực và phản ánh năng động hiện thực khách quan của chủ thể sáng tạo cảthời đại vào trong tác ph m văn học Đồng thời khắc họa phong cách nghệthuật và cá tính sáng tạo của mỗi tác giai để cho học sinh nhận ra sự phongphú đa dạng mà độc đáo của sự phát triển nền văn học Nền văn học đó vừa

kế thừa truyền thống quá khứ vừa nâng cao bản sắc dân tộc Từ đó, học sinh

có thể rút ra những bài học về nhân cách nhà văn và tấm gương lao động sángtạo của họ Qua đó xây dựng niềm tự hào về dân tộc và lòng yêu thích vănchương của mình

1.2.2.2 Những kiến thức về tác gia và phương pháp giảng dạy cơ bản

a Về kiến thức

Bài dạy về tác giai văn học là một bộ phận của văn học Vì vậy khi dạytác gia văn học không được tách rời với đặc điểm văn học Việt Nam, đó là sựnhất quán của nội dung văn học trên hai tư tưởng lớn tư tưởng yêu nước và tưtưởng nhân đạo Hai tư tưởng này góp phần tạo nên dòng văn học chủ lực tiến

bộ, có giá trị nghệ thuật cao, chạy suốt chiều dài lịch sử

Bài học về tác gia văn học là loại bài đề cập trực tiếp đến nhân cách đặcbiệt của nghệ sỹ Mỗi tác gia văn học đều là một cá tính sáng tạo Chính vìvậy bài học về tác gia văn học đem đến cho học sinh những bài học về nhâncách Nhân cách của nhà văn bao gồm thái độ ứng xử của nhà văn trong nhiềumối quan hệ với con người, với cuộc đời, với dân tộc, với nhân dân và trướcdanh lợi Một trong những nét nổi bật và phổ biến của nhân cách tác gia là

Trang 30

thái độ đúng mực trước danh lợi Các tác gia văn học Việt Nam sống và sángtạo theo tiếng gọi cao cả hơi danh lợi nhiều.

Bài dạy về tác gia nhằm nhìn lại và đánh giá sự nghiệp văn học của nhàvăn tiêu biểu về nhiều phương diện văn học Chúng ta phải phân tích mốiquan hệ giữa nhà văn với thời đại, với môi trường văn học, với chặng đườngsáng tác, với các tác ph m khác Bên cạnh đó cũng cần nhìn thấy ảnh hưởngcủa giáo dục gia đình, sự đào tạo học vấn cũng như các biến cố trong đườngđời quyết định đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm lý, chí hướng tác gia.Chính vì vậy khi tìm hiểu về tác gia văn học chúng ta nhất thiết phải phân tích

và lý giải sự xuất hiện của tác gia, thành tựu văn học và những cống hiếnquan trọng của tác gia đối với tiến trình văn học Bài học về tác gia văn học làkiểu bài phân tích một cách tự giác theo quan điểm lịch sử văn học, theo chứcnăng xã hội của văn học và lý luận văn học

b Về phương pháp

Theo tác giả Phan Trọng Luận “Bài dạy tác gia văn học là loại bài cóthể vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu văn học và giảng dạy vănhọc một cách rộng rãi Trước hết đó là phương pháp kết hợp tri thức khái quát(nhận định, quan điểm…) với những tri thức cụ thể đó là tư liệu về đời sống

và sáng tác tác ph m để hình thành tri thức lý luận văn học đó là những quiluật văn học sử, qui luật sáng tác và qui luật tiếp nhận văn học”

Dạy bài về tác gia cũng như bài về tác ph m, về giai đoạn hay bài tổngkết văn học đều phải vận dụng phối hợp phương pháp lịch đại và đồngđại.Phương pháp dạy học bài tác gia cũng vận dụng sáng tạo những phươngpháp giảng dạy văn nói chung, phương pháp làm việc với SGK là một dạngcủa phương pháp nghiên cứu từng bộ phận văn bản thiên về nghị luận…

1.2.2.3 Cấu tạo bài học tác gia văn học và những biện pháp thực hiện

Bài học về tác gia văn học có đặc trưng riêng bao gồm hai phần cuộcđời và sự nghiệp văn học Hai nội dung này có mối quan hệ mật thiết với

Trang 31

nhau, minh giải lẫn nhau để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nhà văn và người,văn là người, người thế nào văn thế ấy.

a Cuộc đời tác giả

Trong bài tác gia văn học, bao gồm nội dung và cuộc đời nhà văn baogiờ cũng được trình bày trước sự nghiệp văn học Trong cuộc đời tác gia cóthể đề cập tới tiểu sử, có thể khắc họa những nét đặc biệt về chân dung vàcuối cùng có thể nêu số phận nhà văn để thấy sức sống của một tác gia tronglao động nghệ thuật, trong sự khắc phục những khó khăn và giới hạn của bảnthân để đạt tới sự nghiệp to lớn Nói cuộc đời tác gia lớn là nói tới sự trả giácho một khát vọng tốt đẹp Có nhiều cách trình bày nội dung cuộc đời nhà văntrong khi dạy bài tác gia Cũng nội dung đó có thể khi thì dùng hình thức conngười và tác ph m, khi thì trình bày thân thế và sự nghiệp hay đường đời và

sự nghiệp hoặc có thể nhấn mạnh hành trình cuộc sống và những đỉnh caosáng tác

Nội dung cuộc đời càng phong phú trên cơ sở cân nhắc nêu bật mộtnhân cách cao đẹp, một lối sống giản dị lão thực, một tấm lòng nhân ái, mộtniềm căm uất không nguôi, một tấm gương đạo đức, một nỗi đau đời hay mộttấm lòng yêu nước nồng cháy Những yếu tố đó trong nhân cách nhà văn cóảnh hưởng rõ rệt tới tác ph m, tới sự nghiệp của tác gia sau này

b Sự nghiệp văn học

Yếu tố đầu tiên làm nên vị trí, vai trò của một tác gia trong lịch sử vănhọc đó là sự nghiệp văn học Sự nghiệp văn học giữ vai trò quan trọng trongbài tác gia Phần sự nghiệp văn học giữ vai trò quan trọng trong bài dạy tácgia Xét tác gia như một chỉnh thể văn học sử thì phải chú ý đầy đủ mối quan

hệ cuộc đời và sự nghiệp văn chương với tuổi thọ của những trang sách vàhoạt động của nhà văn để lại Nhà văn chỉ chở thành tác gia khi đằng sau cómột sự nghiệp sáng tác văn học phong phú, đa dạng, kết tụ trong tác ph m lớn

Trang 32

Khi dạy bài tác gia văn học, GV có thể lần lượt trình bày bước đầu tiênvào nghề bao gồm ảnh hưởng văn học, quá trình viết và các tác ph m đầu tay,nghề nghiệp của tác giả trước khi vào làng văn Tiếp theo, GV trình bày cácchặng đường sáng tác Chặng đường sáng tác thường phản ánh các bướcđường tư tưởng của các gia.

Ví dụ: Khi dạy bài tác gia Nguyễn Trãi, phần sự nghiệp thơ văn GVtrình bày lần lượt: Những tác ph m chính; Nguyễn Trãi - nhà văn chính luậnkiệt xuất; Nguyễn Trãi - nhà thơ trữ tình sâu sắc

Trình bày thành tựu văn học không nên chỉ liệt kê tác ph m mà nêndừng lại phân tích các tác ph m chính để soi sáng những nhận định văn học

sử và lý luận văn học có liên quan Ngoài những tác ph m văn học chính có ýnghĩa lớn đối với tác gia, với tiến trình văn học, nên điểm qua những thànhtựu văn học khác như lý luận phê bình, các thể loại sáng tác khác của tác gia.Song cống hiến quan trọng của tác gai vẫn là những tác ph m văn học có giátrị sâu sắc, đủ sức làm rõ nét một phong cách nghệ thuật đã định hình và đemđến cho văn học dân tộc một cá tính sáng tạo độc đáo một tiếng nói riêngkhông ai thay thế được

Như vậy, bài tác gia văn học tạo nên một cách nhìn tổng thể về tiếntrình văn học và tránh được sự khôn khan, phiến diện vì nó kết hợp được cáichung và cái riêng, tri thức khái quát và tri thức cụ thể, con người và tác

ph m, nhân cách và tài năng, lý luận văn học và thực tiễn sáng tác.Vì vậy bàihọc tác gia văn học có khả năng tạo nên sự sinh động về tri thức và giáo dục

1.2.3 Khảo sát thực trạng dạy tác gia Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp liên môn

1.2.3.1 Mục đích, đối tượng khảo sát

a Mục đích khảo sát

Trang 33

Thông qua việc khảo sát để hiểu rõ thực tế tiếp nhận tác gia NguyễnTrãi nói chung và các tác tác ph m của ông nói riêng Tình hình sử dụngphương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, nhu cầu của giáo viên và họcsinh về việc đổi mới phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượngdạy học môn Ngữ văn nói chung và bài học “Tác gia Nguyễn Trãi” nóiriêng.

b Đối tượng khảo sát

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát các giáo viên và học sinh trựctiếp tham gia dạy - học bài Tác gia Nguyễn Trãi ở các trường THPT trênđịa bàn tỉnh Hải Dương cụ thể như sau:

+ 40 GV của các trường THPT Nam Sách 1, THPT Nam Sách 2,THPT Mạc Đĩnh Chi và THPT Chí Linh - 2 huyện Nam Sách và Chí Linh

- Hải Dương

+ 163 học sinh của 2 trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Nam Sách vàTHPT Chí Linh - Chí Linh - Hải Dương

1.2.3.2 Nội dung, phương pháp khảo sát và quá trình khảo sát

a Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng dạy học tác gia Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp liên môn.

- Khảo sát hứng thú học tập của học sinh theo hướng tích hợp liên môn.

Trang 34

- Trao đổi với giáo viên để tìm hiểu thêm về tình hình dạy học tácgia Nguyễn Trãi ở trường THPT theo PPDH truyền thống và tích hợp liênmôn bằng phương pháp ghi chép và phát vấn.

- Tìm hiểu một số bài làm của học sinh về tác gia Nguyễn Trãi

- Tổng hợp các tài liệu lí luận có liên quan

c Quá trình khảo sát

* Khảo sát SGK Ban cơ bản và sách Nâng cao

+SGK ban cơ bản: Tác gia Nguyễn Trãi được học trong chương trình THPT ở kỳ 1 lớp 10, học văn bản “Cảnh ngày hè”; kỳ 2 học “Đại cáo bình Ngô” phần I: Tác giả và phần II: Tác ph m.

Nhận xét: Sau phần văn bản là phần chú thích giải thích những từkhó và phần Hướng dẫn học bài nên những câu hỏi chỉ mang tính chấtkhái quát những vấn đề chính trong văn bản Mỗi bài có từ 4, 5 đến 6 câuhỏi hướng dẫn Các câu chủ yếu xoay quanh, bó hẹp trong phạm vi vănbản văn học Rất ít khi có câu hỏi hướng dẫn học sinh mở rộng liên hệ,liên kết với phân môn và bộ môn khác Có chăng cũng chỉ dừng lại ở kiếnthức văn học Trong hướng dẫn học bài của các bài trên chỉ có vài câu hỏithể hiện sự liên hệ mở rộng với các môn học khác Chẳng hạn trong

hướng dẫn học bài: “Đại cáo bình Ngô” phần I - Tác giả ( trang 13) có

câu hỏi số 1 như sau: “ Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?” Hoặc câu hỏi 2 trong bài “Đại cáo bình Ngô” phần 2:

Tìm hiểu đoạn mở đầu (Từng nghe …chứng cớ còn ghi”):

Có những chân lí nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xácđáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo?

Vì sao đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?

Câu hỏi 4: Tìm hiểu đoạn 3 (“Ta đây… Cũng là chưa thấy xưa

nay”):

Trang 35

Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện nhưthế nào ? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểucho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúpquân ta chiến thắng ?)

Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranhtoàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

Cho biết có những trận đánh nào, mỗi trận có những đặc điểm gì nổibật ?

Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả chiến thắng của ta và sựthất bại của giặc

Phân tích tính chất hung tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ,hình ảnh, nhịp điệu câu văn

Tuy cũng có những câu hỏi hướng dẫn học bài có sự liên hệ với thờiđại, với hoàn cảnh lịch sử nhưng rất hạn chế không mang tính thườngxuyên

+ SGK nâng cao: Về tác gia Nguyễn Trãi được học Cảnh ngày hè kỳ I, Thư dụ Vương Thông lần nữa, Đại cáo bình Ngô và Nguyễn Trãi kỳ II.

Là một tác gia lớn, tiêu biểu cho văn học trung đại Việt Nam NguyễnTrãi có rất nhiều tác ph m hay xứng đáng được lựa chọn để dạy trong chươngtrình phổ thông Các nhà biên soạn chương trình SGK đã có sự lựa chọn kĩcàng, hợp lí trong việc đưa các tác ph m vào chương trình và phân bố dạy cho

phù hợp Việc lựa chọn bài Cảnh ngày hè thể hiện sự lựa chọn tinh tế sáng suốt Bài thơ Cảnh ngày hè là một bài thơ hay trong tập thơ Quốc âm thi tập

của Nguyễn Trãi Bài thơ là bức tranh nhiên nhiên cảnh ngày hè có đầy đủhình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh ở một vùng quê thôn dã gần gũi, bình

dị đồng thời bài thơ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đấtnước và bộc lộ tấm lòng của nhà thơ đối với nhân dân Ông mong ước cho

Trang 36

nhân dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc Bài thơ này được học ở kì 1lớp 10, trước khi học bài tác gia Nguyễn Trãi Ở lớp 7 THCS, các em cũng đã

được học bài thơ Bài ca Côn Sơn Bài thơ này cũng miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên Côn Sơn Vì vậy việc tiếp cận bài thơ Cảnh ngày hè đối với học

sinh lớp 10 là không khó và rất phù hợp với nhận thức của các em Bài thơbồi đắp cho tâm hồn các em tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và

ý thức xây dựng đất nước giàu đẹp, cuộc sống ấm no hạnh phúc

Sách Ngữ văn 10 nâng cao, có sự hướng dẫn HS học tập cụ thể, kĩ cànghơn Sau mỗi tên bài là các mục : Kết quả cần đạt (Ghi những điều cơ bản họcsinh cần nắm trong bài học), mục Tiểu dẫn (Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh

ra đời của tác ph m), mục Văn bản (Ghi văn bản mà học sinh sẽ được học),mục Chú thích (Giải thích những từ khó trong văn bản), mục hướng dẫn bàihọc ( Đưa ra những câu hỏi hướng dẫn, định hướng HS tìm hiểu văn bản),sách nâng cao không có mục ghi nhớ như sách Ban cơ bản, mục bài tập nângcao ( Sách đưa ra 1 bài tập nâng cao để các em làm nhằm củng cố kiến thức

và khắc sâu bài học), cuối cùng là mục tri thức đọc - hiểu sách bổ sung một sốkiến thức liên quan đến bài học để các em dễ dàng tiếp cận tác ph m một cáchtốt nhất

Mặc dù số lượng kiến thức về tác gia Nguyễn Trãi được đưa vàochương trình học cho HS lớp 10 THPT ở Ban cơ bản ít hơn Ban nâng cao là 1tiết và SGK nâng cao có sự hướng dẫn HS học tập cụ thể và kĩ càng hơn.Nhưng rất ít trường THPT hiện nay sử dụng SGK nâng cao, chủ yếu coi bàihọc trong SGK nâng cao là một loại tài liệu tham khảo khi dạy chươngtrình chu n

* Khảo sát việc dạy của giáo viên

+ Dự giờ và hỏi bằng phiếu

Trang 37

Dạy học là một công việc rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi ở người thầykhông chỉ có kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, phươngpháp giảng dạy mà cần phải tâm huyết với nghề nghiệp Trên lớp, người thầynhư một diễn viên vào vai Với phương pháp dạy học truyền thống người thầyđóng vai trò trung tâm trong hoạt động dạy và học Thầy là người truyền đạtkiến thức, học trò là người lĩnh hội kiến thức Những năm gần đây, nền giáodục nước ta đang trên đường đổi mới căn bản và toàn diện để nâng cao hiệuquả việc dạy và học đồng thời để tiến kịp với các nước trên trên thế giới.Chính vì vậy mà đòi hỏi GV phải nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực đổimới phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho HS có như vậy mới phù hợp

và theo kịp nền giáo dục trên thế giới

Để có cơ sở thực tiễn chắc chắn cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiếnhành khảo sát bằng hình thức trực tiếp dự giờ, gặp gỡ và trao đổi với các giáoviên dạy học Ngữ văn lớp 10 và học sinh ở một số lớp thuộc các trườngTHPT qua phỏng vấn và phiếu hỏi

Phiếu khảo sát dành cho Giáo viên

Số lượng: 40 giáo viên

Vấn đề

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Thầy (cô) có thường xuyên đi tập

huấn về đổi mới phương pháp dạy

học không?

Trong quá trình dạy học bài tác

gia Nguyễn Trãi các thầy (cô) có

áp dụng đổi mới phương pháp

Trang 38

Trong quá trình giảng dạy, thầy

(cô) có dạy theo hướng tích hợp

liên môn không?

Dạy học tác gia Nguyễn Trãi có

kết hợp với hoạt động ngoại khóa

không?

GV có thường xuyên giao nhiệm

+ Khảo sát giáo án

Ban cơ bản (Xem phụ lục 3 - Giáo án số 1)

Chúng tôi đã tham khảo giáo án của GV ở một số trường trên địabàn tỉnh Hải Dương Qua khảo sát, tôi nhận thấy rằng: Phần lớn các giáo

án soạn còn sơ sài, vẫn còn tồn tại nhiều câu hỏi tái hiện, số câu hỏi nêuvấn đề, câu hỏi liên hệ, mở rộng rất ít được sử dụng, thậm chí một số giáo

án không có loại câu hỏi này Nhìn chung hệ thống câu hỏi chưa đượcquan tâm chú ý đúng mức nên chất lượng bài soạn và tiết dạ y chưa cao Giáo án của giáo viên đôi khi giống như một bản đề cương để thầy thuyếtgiảng, truyền thụ kiến thức của bài học cho học sinh Giáo án, bài dạychưa chưa có sự kết hợp giữa các bộ môn như yêu cầu đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn Vì vậy vẫn chưa khắc phụcđược tình trạng thầy diễn giảng, thầy truyền thụ kiến thức còn HS nghe vàchép theo Học sinh chưa có được những hoạt động một cách tích cực và

sự tự ý, tìm tòi, chiếm lĩnh đơn vị kiến thức của các em còn hạn chế, sựsáng tạo của HS hầu như rất hiếm Những kiến thức các em lĩnh hội đượcphần lớn cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi bài học, tiết học mà thiếu đi sự sosánh, liên hệ, mở rộng sang những vấn đề, những khía cạnh có liên quan

Trang 39

Có một số giáo án soạn rất dài và kĩ lưỡn g nhưng chủ yếu vẫn làphụ thuộc và trung thành một cách tuyệt đối vào SGV, sách bài soạn chứchưa có ý tưởng riêng của nản thân Cũng có những giáo án thể hiện sựchu n bị công phu, những ý tưởng sáng tạo của GV và có những câu hỏiliên hệ, gắn kết với các vấn đề có liên quan đến đơn vị kiến thức bài học,nhưng số lượng giáo án này chiến rất ít.

Để minh chứng cho những điều nói trên, chúng tôi xin đưa ra haigiáo án của các GV Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Nam Sách và TrườngTHPT Chí Linh - Chí Linh - Hải Dương

Các bài soạn theo hướng tích hợp liên môn (Xem phụ lục 3 - Giáo

án số 2)

Qua việc khảo sát giáo án của một số GV các trường THPT trên địabàn Hải Dương dạy học theo hướng tích hợp liên môn Chúng tôi nhậnthấy rằng phần lớn các GV vẫn dạy theo phương pháp truyền thống vẫn làdạy tác ph m chỉ bó hẹp trong kiến thức bài học, ít hướng dẫn cho HSthói quen, kĩ năng liên hệ, mở rộng sang những vấn đề có liên quan Cónhững tiết dạy GV vẫn còn thuyết giảng nhiều, dẫn đến tình trạng HS ítđược làm việc, ít có cơ hội được bày tỏ chính kiến của bản thân cũng nhưnăng khiếu của mình Những kiến thức ngoài văn bản, những cách hiểuriêng của cá nhân ít được GV quan tâm tới

Trên thực tế, HS rất thích GV dạy học theo PPDH mới để các em cónhiều cơ hội thể hiện tài năng, năng khiếu của mình

Chúng tôi có phỏng vấn một số GV và nhận được những câu trả lờinhư sau: “Tích hợp liên môn là vấn đề không mới, cách dạy học theohướng tích hợp liên môn sẽ mang lại kết quả tốt hơn nhưng cũng khó hơn.Chúng tôi nghĩ để dạy tích hợp liên môn tốt cho GV cũng như HS cần

Trang 40

phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và cả kinh phí”…Chính vì vậy mà dạy học tích hợp liên môn chưa được sử dụng phổ biến, rộng rãi.

Một số GV đã ý thức được việc dạy học soạn bài theo hướng tíchhợp liên môn nhưng cũng chỉ dừng lại ở chỗ chủ yếu soạn theo những gìSGV đã gợi ý chứ chưa có sự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo của bản thân

và nhiều khi sự tích hợp liên môn mà họ thể hiện trong giáo án của mìnhcũng có chỗ chưa được rõ ràng, sâu sắc, đang còn gượng ép hoặ c chungchung hời hợt Hơn nữa hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, khơi gợi, định hướngcho HS chưa được quan tâm nhiều Nhưng đó cũng chính là những biểuhiện của sự đổi mới phương pháp dạy học Bởi vì phương pháp này cònnhiều bỡ ngỡ đối với GV và HS THPT.Chúng ta cần phải cho họ tìm hiểumột cách kĩ lưỡng hơn và dần dần họ sẽ thích nghi với phương pháp dạyhọc này

Nhìn chung, chúng tôi đã khảo sát rất nhiều giáo án và dự giờ củacác GV Nhưng trong khuôn khổ đề tài một luận văn, chúng tôi không thểđưa vào tất cả các giáo án đó Chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân loại cácgiáo án và đưa vào luận văn những giáo án tiêu biểu nhằm đem tới mộtcách nhìn chung nhất, tiện cho việc đánh giá và kiến giải vấn đề

* Khảo sát việc học của học sinh.

Để có cơ sở đề xuất nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hànhtìm hiểu thực tiễn việc dạy và học ở 2 trường THPT Mạc Đĩnh Chi - NamSách - Hải Dương và THPT Chí Linh - Chí Linh - Hải Dương

Phiếu khảo sát dành cho học sinh

Tổng số: 163 học sinh

Nội dung

Rấtkhôngthích

Khôngthích

Thích Rất

thích

Ngày đăng: 18/01/2019, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Văn Ân (1997), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thếkỉ XIX
Tác giả: Lại Văn Ân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông mônNgữ văn
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ởtrường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2014
6. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hiện đại - Cơsở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học
Tác giả: Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường
Nhà XB: NXB Đại học Sưphạm Hà Nội
Năm: 2014
7. Mai Văn Bính (2007), Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục công dân 10
Tác giả: Mai Văn Bính
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
8. Nguyễn Gia Cầu (2010), Tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 231 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học văn ởtrường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Gia Cầu
Năm: 2010
9. Nguyễn Viết Chữ (2013), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2013
10. Bùi Minh Đức (2008), Xác lập cơ chế dạy học tác phẩm văn chương theo quan điểm học sinh là bạn đọc sáng tạo. Tạp chí dạy và học ngày nay số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác lập cơ chế dạy học tác phẩm văn chương theoquan điểm học sinh là bạn đọc sáng tạo
Tác giả: Bùi Minh Đức
Năm: 2008
11. Phó Đức Hòa (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tíchcực
Tác giả: Phó Đức Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
12. Lê Thị Hòa (2017), Thiết kế dự án học tập cho bài học về tác gia Nguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn 10, Tạp chí Giáo dục, số 415 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế dự án học tập cho bài học về tác giaNguyễn Trãi trong chương trình Ngữ văn 10
Tác giả: Lê Thị Hòa
Năm: 2017
13. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tácphẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
14. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại lí luận, biện pháp, kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại lí luận, biện pháp, kỹ thuật
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
15. Nguyễn Thúy Hồng (1998), Đổi mới phương pháp dạy học văn và những yêu cầu đối với giáo viên, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học văn và nhữngyêu cầu đối với giáo viên
Tác giả: Nguyễn Thúy Hồng
Năm: 1998
16. Nguyễn Thanh Hùng, (1996), Cơ chế “chuyển vào trong” và “tư duy đồng tai” trong dạy học tác phẩm văn chương, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế “chuyển vào trong” và “tư duyđồng tai” trong dạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Năm: 1996
17. Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXB ĐHSP Hà Nội 18. Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bảntrong nhà trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản"trong nhà trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng (2014), Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXB ĐHSP Hà Nội 18. Phạm Thị Thu Hương
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội18. Phạm Thị Thu Hương (2012)
Năm: 2012
19. Hoàng Khôi (2001), Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi toàn tập
Tác giả: Hoàng Khôi
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
21. Phan Ngọc Liên (2007), Lịch sử 10, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 10
Tác giả: Phan Ngọc Liên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
22. Phan Trọng Luận (1996), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 1996
23. Phan Trọng Luận (2007), Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
24. Phan Trọng Luận (2007), Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w