Những yêu cầu chung của việc đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học “Những câu hát than thân” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.... Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
PHẠM THỊ HẢI YẾN
DẠY HỌC NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
(NGỮ VĂN) THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Gia Cầu trong suốt thời gian qua đã vô cùng nhiệt tình, chu đáo chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo đã tận tâm giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xin cám ơn khoa Ngữ Văn, Phòng sau Đại học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các cấp lãnh đạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo, các thầy cô trường THCS Nguyễn Văn Linh, bạn bè, gia đình…đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hải Yến
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hải Yến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Giả thuyết khoa học 9
8 Bố cục của luận văn 9
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10
1.1 Cơ sở lí luận 10
1.1 1 Năng lực và dạy học phát triển năng lực 10
1.1.1.1 Năng lực 10
1.1.1.2 Dạy học phát triển năng lực 19
1.1.2 Ca dao than thân 23
1.1.2.1 Khái niệm 23
1.1.2.2 Đặc trưng về nội dung của ca dao than thân 26
1.1.2.3 Đặc trưng về nghệ thuật của ca dao than thân 31
1.2 Cở sở thực tiễn 31
Trang 5THCS của giáo viên và học sinh 31 1.2.1.1 Khảo sát thực trạng học văn bản “Những câu hát than thân” của học sinh theo định hướng phát triển năng lực 32
1.2.1.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên THCS khi dạy học văn bản
“Những câu hát than thân” theo định hướng phát triển năng lực 36
1.2.2 Nhận xét kết quả khảo sát 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC NHỮNG CÂU HÁTTHAN THÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH 412.1 Những yêu cầu chung của việc đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học
“Những câu hát than thân” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh 412.2 Một số biện pháp tổ chức dạy học “Những câu hát than thân” ở Trunghọc cơ sở theo định hướng phát triển năng lực của học sinh 47
2.2.1 Hướng dẫn học sinh cách tiếp cận ca dao 47
2.2.2 Hướng dẫn học sinh tự đọc hiểu văn bản “Những câu hát than thân” 55
2.2.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi khơi gợi suy nghĩ, tìm tòi của học sinh trongdạy học “Những câu hát than thân” 59
2.2.3.1 Câu hỏi định hướng 62 2.2.3.2 Câu hỏi phát hiện 63
2.2.3.3 Câu hỏi phát huy tính sáng tạo 63
2.2.3.4 Loại câu hỏi tổng hợp nâng cao 64
Trang 6tượng của học sinh trong dạy học “Những câu hát than thân” theo định hướng phát triển năng lực 65
Trang 72.2.6 Tổ chức dạy học văn bản “Những câu hát than thân” ở Trung học cơ
sở theo định hướng phát triển năng lực của học sinh 76
2.2.6.1 Quy trình thiết kế 77
2.2.6.2 Kiểm tra đánh giá 79
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 83
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm 84
Để đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu, đánh giá sơ bộ chất lượng và hiệu quả của quan điểm dạy học nhằm phát huy vai trò chủ thể - học sinh, kiểm tra khả năng thích ứng của học sinh với phương pháp dạy này nên chúng ta sử dụng thực nghiệm sư phạm Trong điều kiện thực tế của nước ta thì thực nghiệm cũng sẽ giúp ta nhận xét tính khả thi của đề tài
84 3.2 Đối tượng của thực nghiệm 84
3.3 Kế hoạch thực nghiệm 84
3.3.1 Thời gian 84
3.3.2 Dự kiến công việc .
84 3.4 Giáo án thực nghiệm 85
3.5 Kết quả thực nghiệm 92
3.5.1 Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau giờ dạy thực nghiệm 92 3.5.2.1 Ra đề kiểm tra 92
3.5.2.2 Kết quả kiểm tra thực nghiệm .
93 3.5.2 Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệm
94 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 8GV Giáo viên
CH Câu hỏi
HS Học sinh
KTDH Kĩ thuật dạy họcNXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy họcSGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở XHPK Xã hội phong kiến
Trang 91 Lý do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Kể từ khi con người vươn mình khỏi bóng tối nguyên thủy, mở rộngtâm hồn để đón nhận những vang vọng của đất trời, để trái tim mình cất lênnhững xúc cảm buồn vui yêu ghét, thì ca dao dân ca, những câu thơ khúc nhạcđầu tiên của nhân loại, đã nảy sinh và bầu bạn với con người như tri âm, tri kỉ.Văn học dân gian Việt Nam đã chiếm một phần quan trọng không thể thay thếtrong đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người Việt, trởthành một mảnh ghép của hồn Việt, một mảnh ghép cổ xưa, chân thành, mộcmạc mà sâu sắc, dạt dào…
Cũng chính vì vậy mà Văn học dân gian đã được đưa vào đầu chương
trình mỗi cấp học và trở thành một bộ phận rất quan trọng trong môn Ngữvăn Học sinh tìm hiểu văn học dân gian không chỉ khám phá được cái hay,cái đẹp của sáng tác nghệ thuật ngôn từ, mà còn thu thập được vốn hiểu biết
về văn hóa xã hội, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt dân gian của dân tộc
Tuy nhiên, với đặc thù riêng của bộ phận văn học dân gian – nhữngsáng tác có khoảng cách xa so với thực tại, chứa đựng những tư duy, nhữngquan niệm thẩm mỹ của người xưa,…là những khó khăn lớn đối với ngườihọc nhóm TPVH này Từ thực tế này đòi hỏi giáo viên Ngữ văn cần phải đổimới những phương pháp dạy học giúp cho học sinh thu thập thông tin, chinhphục kho tàng tri thức một cách hiệu quả, nắm bắt được những giá trị tinhthần quý giá nhất trong đời sống tinh thần của con người
1.1 Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn là yêu cầu cấp thiết và có ýnghĩa chiến lược trong việc đào tạo con người mới ở nhà trường hiện nay.Trong việc đổi mới phương pháp dạy văn thì vấn đề dạy tác phẩm văn họctheo định hướng phát triển năng lực của học sinh là một vấn đề đang đượcmọi người quan tâm Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển
Trang 10học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm
HS vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thựchiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạycách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực vàphẩm chất
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiềucông việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạtđược những thành công bước đầu Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng
để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo địnhhướng phát triển năng lực của người học Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy củabản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường chúng tôi thấy rằng
sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực,
tự lực của học sinh… chưa nhiều Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức.Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm Điều đó dẫn tới việc học sinhlúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn
1.2 Nhận thức được việc đổi mới PP giảng dạy và học là một trongnhững vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng như Bộ
GD & ĐT đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm thúc đẩy việc đổi mới PPdạy học ở tất cả các cấp học, bậc học Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều
28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.[tr.9]
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục đã có thêm nhiều văn bản triểnkhai nhằm đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đểphù hợp với yêu cầu của xã hội Quyết định 4763 QĐ-BGDĐT ngày
Trang 111/11/2012 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn 2012-2015” trong đó tập trung vào kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật
và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học…”
Có thể thấy những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở vàmôi trường pháp lí thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung,đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướngnăng lực người học
1.3 Văn học dân gian Việt Nam gồm có các thể loại: Thần thoại,truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ, câu đố…Trong đó ca dao
là một hấp dẫn đối với học sinh Trong chương trình Ngữ văn ở THCS thì cadao là một phần văn học quan trọng, có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc giáodục học sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên Nhưng thực tế nhiều giáo viên chỉkhai thác những giá trị nội dung, nghệ thuật cơ bản của tác phẩm một cáchđơn thuần mà chưa tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm theo định hướngphát huy những năng lực của học sinh Học sinh vẫn thụ động trong việc tiếpnhận kiến thức từ phía thầy cô giáo mà không có sự tìm tòi, sáng tạo
Trang 12Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Dạy học Những câu hát than thân (Ngữ văn7) theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” nghiên cứu với hi vọng góp thêm một tiếng nói cho vấn đề giảng
dạy tác phẩm văn học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong số những tài liệu chúng tôi có được vấn đề phân tích, bình giảng
ca dao và phương pháp dạy học ca dao đã được đặt ra và giải quyết ở nhữngcông trình sau:
Lịch sử vấn đề về nghiên cứu dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Trong quá trình khảo sát tôi nhận thấy có những bài viết nói về vấn đềdạy học theo định hướng phát triển năng lực tuy nhiên các bài viết chưa mangtính chất nghiên cứu khoa học hoặc chỉ là những sáng kiến kinh nghiệm chủyếu về chương trình Ngữ văn THPT, hầu như không có bài nghiên cứu nàoviết về dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở thể loại cadao than thân trong chương trình Ngữ văn ở trường THCS Ví dụ như sáng
kiến kinh nghiệm“Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua một số tác phẩm truyện lớp 12 chương trình chuẩn”của tác giả Nguyễn Hữu
Đinh, trường THPT Pác Luông, tỉnh Lạng Sơn Hay như sáng kiến kinh
nghiệm“Một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua cụm văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 9” của tác
giả Cao Đình Cường, trường THCS Lê Văn Tám
Lịch sử vấn đề về nghiên cứu ca dao
* Cuốn“Bình giảng ca dao”của nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học dân gian Hoàng Tiến Tựu, NXB Giáo dục 1992, đã nói về “Công việc bình giảng
ca dao” như sau: “Mục đích của việc bình giảng ca dao nói riêng cũng như việc nghiên cứu văn học dân gian nói chung, không phải chủ yếu là chứng minh cho cái chung và sự giống nhau Càng không phải chỉ là như thế (mặc
Trang 13dù điều này cũng cần thiết), mà chủ yếu là tìm tòi, phát hiện và lí giải những cái riêng, những nét đặc thù, độc đáo, trong sáng tác dân gian của từng dân tộc, từng địa phương, từng thời kỳ lịch sử, cũng như cái riêng của từng tác phẩm cụ thể” [tr.9]
“Trong ca dao, ngoài mối quan hệ giữa ý và tứ, còn mối quan hệ giữa tình và tứ, sự và tình, đều là mối quan hệ quan trọng mà người bình giảng không thể quan tâm chú ý” [tr.30]
“Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dao phải bám sát vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình
ở trong đó Và sau khi nắm được ý, tứ, sự, tình của toàn bài mới có điều kiện đầy đủ và chắc chắn để nhận rõ ý nghĩa đích thực (nghĩa trong bài) của các từ ngữ đã được tác giả sử dụng Hiện tượng “ý tại ngôn ngoại” ở trong
ca dao không phải là hiếm” [tr.34]
* Cuốn sách “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian” của GS Đỗ Bình Trị, NXB Giáo dục, 1999, đề cập tới mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu thi pháp thể loại: “Thể loại được gọi là đơn vị cơ
sở của văn học dân gian và là điểm xuất phát tất yếu của công việc nghiên cứu văn học dân gian Và mỗi thể loại văn học dân gian có cách nói riêng của
nó Thi pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy Có nắm được thi pháp thể loại mới có khả năng “giải mã” các tác phẩm thuộc các “thể loại” khác nhau Tác giả cũng chỉ rõ, trong nhà trường “việc nghiên cứu thi pháp thể loại giúp người giáo viên không những có khả năng tự mình hiểu đúng, hiểu sâu hơn các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình, mà có khả năng hoàn thiện hệ thống thao tác phân tích tác phẩm nhằm luyện tập cho học sinh cách đọc - hiểu tác phẩm ngay chính trong quá trình các em được hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm”.
Trang 14Như vậy ở đây một lần nữa tác giả lại nhấn mạnh tới vai trò của thipháp thể loại, coi nó là chìa khoá giúp cho người giáo viên mở cánh của vănhọc dân gian trong nhà trường.
* Cuốn“Văn học Việt Nam - Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu”, NXB Giáo dục - tái bản năm 2000, của nhiều tác giả, do Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) đã chọn lọc, tổng hợp những công trình tiêu biểu trong
rất nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân gian Trong đó phải kể đếnnghiên cứu của tác giả Đặng Văn Lung, ông đã đi sâu vào tìm hiểu yếu tố
trùng lặp trong ca dao và cho rằng: “ Ca dao có nội dung và hình thức rất phong phú, phản ánh cuộc sống nhiều màu nhiều vẻ của nhân dân trên khắp đất nước, trải qua nhiều thế hệ Ca dao là sáng tác của tập thể, tất cả mọi người đều đem tài năng của mình làm ca dao đẹp đẽ, trong sáng, đa dạng Nhưng cũng vì thế mà nó lại mang yếu tố trùng lặp nhau không thể nào cưỡng được…”.[tr.306]
Lịch sử vấn đề phương pháp dạy học ca dao
* “Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian”của Hoàng Tiến Tựu, NXB Giáo dục 1993, đã khẳng định sự cần thiết
xây dựng những quy phạm riêng cho việc dạy học văn học dân gian ở trườngphổ thông Tác giả đã đề cập đến các phương pháp nghiên cứu văn học dângian, làm sáng tỏ vấn đề giảng dạy văn học dân gian theo đặc trưng thể loạinhư: dạy truyện dân gian, tục ngữ, ca dao…
Trong chương IV “Mấy vấn đề cụ thể nghiên cứu và giảng dạy ca dao”
(35 trang), tác giả đã chỉ ra một số cách dạy ca dao phổ biến hiện nay và nêu
lên những khó khăn đối với việc tìm hiểu một bài ca dao cổ Theo ông “Quá trình lĩnh hội và phân tích, lý giải một bài ca dao cổ gồm nhiều khâu, nhiều bước cụ thể khác nhau”.
Trang 15* Luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Lạc“Quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy học ca dao ở phổ thông trung học” (1996), đã đề xuất quan điểm tiếp cận ca dao:
- Dạy ca dao là một loại hình nghệ thuật đặc thù: Vừa là nghệ thuậtngôn từ như văn học viết, lại vừa mang bản sắc chung của một sáng tácfolklore,với những nét riêng về thi pháp
- Định hướng học sinh tích hợp cả ba mặt nghệ thuật ngôn từ - bản sắcfolklore - đặc trưng thi pháp trong quá trình chiếm lĩnh một tác phẩm ca dao
- Hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh chiếm lĩnh từng bài ca dao trong hệthống chuỗi của nó một cách hợp lý
- Hướng dẫn học sinh khai thác cả hai mặt văn bản ngôn từ và các yếu
tố ngoài văn bản bài ca dao, chú ý tái hiện không khí đồng quê, gợi công thứctiếp nhận folklore để các em chiếm lĩnh tốt tác phẩm
Tất cả những công trình trên đã bàn về việc nghiên cứu và giảng dạy cadao, trên cơ sở khoa học và mang tính khả thi Nhưng toàn bộ những côngtrình đó đều đề cập đến việc nghiên cứu và giảng dạy ca dao nói chung, chưa
có một công trình nào nghiên cứu cụ thể ca dao than thân trong chương trìnhNgữ văn 7 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
3 Mục đích nghiên cứu
3.1.Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực của học sinh
3.2.Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
trong dạy học văn bản “Những câu hát than thân”.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học những câuhát than thân trong chương trình Ngữ văn 7 theo định hướng phát triển nănglực của học sinh
Trang 16- Khảo sát điều tra, đánh giá thực trạng dạy học “Những câu hát than thân” trong chương trình Ngữ văn 7 ở trường THCS.
- Đề xuất biện pháp tổ chức dạy học “Những câu hát than thân” trong
chương trình Ngữ văn 7 ở THCS theo định hướng phát triển năng lực của họcsinh
- Thực nghiệm sư phạm để chứng minh tính khả thi của các nghiên cứu
lí luận
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Vấn đề dạy học ca daothan thân theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và đề xuất các
biện pháp trong quá trình dạy học văn bản “Những câu hát than thân”.
5.2 Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu vấn đề dạy học “Những câu hát than thân” trong SGK Ngữ văn lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực
của học sinh
Đối tượng khảo sát: học sinh lớp 7 trường THCS Nguyễn Văn Linh(tỉnh Hưng Yên)
Thời gian- không gian: thực hiện trong tuần học thứ 6 năm học
2017-2018, tại trường THCS Nguyễn Văn Linh (tỉnh Hưng Yên)
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp lý luận
Đọc và nghiên cứu những công trình về lí luận dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực, những chuyên luận, giáo trình về đổi mới phươngpháp dạy học tác phẩm văn chương Tham khảo những tài liệu về đổi mớicách tiếp cận ca dao để tổng hợp, phát hiện ra những vấn đề làm cơ sở choviệc dạy học ca dao than thân ở trường THCS theo định hướng phát triểnnăng lực của học sinh
6.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Trang 17Điều tra khảo sát: Khảo sát thực trạng dạy ca dao than thân trong SGKNgữ văn lớp 7 ở một trường THCS (tỉnh Hưng Yên), tìm ra những vấn đề cầngiải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học ca dao than thân trong SGKNgữ văn lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Xây dựng các giáo án thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm khả năng ứngdụng của phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của họcsinh vào việc giảng dạy ca dao Từ kết quả thực nghiệm góp phần khẳng địnhhướng đi đúng đắn, khẳng định tính khả thi của luận văn này
6.4 Phương pháp thống kê
Phương pháp này dùng để thống kê kết quả khảo sát và kết quả thựcnghiệm
7 Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu và các đề xuất được triển khai trong thực tế sẽ nângcao chất lượng dạy học ca dao than thân ở trường THCS
Đề tài cũng giúp các giáo viên có thêm cơ sở khoa học để vận dụng cácphương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh vàoviệc giảng dạy các thể loại văn học khác
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, và phần tài liệu tham khảo thì luậnvăn của tôi gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Biện pháp tổ chức dạy học Những câu hát than thân ở
trường trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 18PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận
1.1 1 Năng lực và dạy học phát triển năng lực
1.1.1.1 Năng lực
a Khái niệm năng lực
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sựquan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu
Theo cách hiểu thông thường “năng lực là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ” (DeSeCo, 2002) Hay nói một cách khác năng lực là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Quesbec- Ministere
de l’Education, 2004) Trong một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu châu Âu
về việc làm và lao động năm 2005, các tác giả đã phân tích rõ mối liên quangiữa các khái niệm năng lực (competence), kĩ năng (skills) và kiến thức(knowledge) Báo cáo này đã tổng hợp các định nghĩa chính về năng lực trong
đó nêu rõ năng lực là tổ hợp những phẩm chất về thể chất và trí tuệ giúp íchcho việc hoàn thành một công việc với mức độ chính xác nào đó
Ở Việt Nam, khái niệm năng lực cũng thu hút sự quan tâm của các nhànghiên cứu khi giáo dục đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàndiện, chuyển từ giáo dục kiến thức sang giáo dục năng lực Khái niệm nàycũng được định nghĩa khá tương đồng với các định nghĩa mà các nhà nghiêncứu trên thế giới đưa ra
Trang 19Các nhà tâm lí học thì lại cho rằng năng lực là tổng hợp các đặc điểm,thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạtđộng, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
Tương tự như các định nghĩa về năng lực trong tâm lí hoặc kinh doanh,trong giáo dục các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các định nghĩa có nội hàm
tương đương Chẳng hạn, Trần Khánh Đức, trong “Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mô hình đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục” đã nêu rõ năng lực là “khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kĩ năng, thái độ, thể lực, niềm tin…) để thực hiện công việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp” Ở một nghiên cứu khác về phương pháp dạy
học tích hợp, Nguyễn Anh Tuấn (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ
Chí Minh) đã nêu một cách khá khái quát rằng “Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm” Như vậy, cho dù là khó
định nghĩa năng lực một cách chính xác nhất nhưng các nhà nghiên cứu củaViệt Nam và thế giới đã có cách hiểu tương tự nhau về khái niệm này
Tựu chung lại, năng lực được coi là sự kết hợp của các khả năng, phẩmchất, thái độ của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệuquả
b Các năng lực trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung
và dạy học Ngữ văn nói riêng
Các nhà tâm lí học chia năng lực thành năng lực chung và năng lựcchuyên môn, trong đó năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết làm nềntảng để phát triển năng lực chuyên môn
Năng lực chung
Trang 20Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làmnền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghềnghiệp.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm bồi dưỡng và pháthuy cho học sinh 9 năng lực chung sau đây:
Các năng lực chung Biểu hiện
1 Năng lực
tự học
a) Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tậptrước
đây và định hướng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chitiết, cụ thể, đặc biệt tập trung nâng cao hơn những khía cạnhcòn yếu kém
b) Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thànhcách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phùhợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thànhthạo sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phùhợp với từng chủ đề học tập của các bài tập khác nhau; ghichép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuậnlợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết; tự đặtđược vấn đề học tập
c) Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bảnthân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình,đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng vào các tìnhhuống khác; trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kếhoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập
Năng lực
giải quyết vấn đề
a) Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống;phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống
b) Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề;
Trang 21đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề;lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
c) Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suyngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điềuchỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới
b) Xem xét sự vật với những góc nhìn khác nhau; hình thành
và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước
sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng
c) Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạotrong các quan điểm trái chiều; phát hiện được các điểm hạnchế trong quan điểm của mình; áp dụng điều đã biết tronghoàn cảnh mới
d) Say mê; nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộcsống; không sợ sai; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tốmới dựa trên những ý tưởng khác nhau
Trang 22c) Nhận ra và tự điều chỉnh được một số hạn chế của bản thântrong học tập, lao động và sinh hoạt, ở nhà, ở trường.
d) Diễn tả được một số biểu hiện bất thường trong cơ thể; thựchiện được một số hành động vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bảnthân; nhận ra được và không tiếp cận với những yếu tố ảnhhưởng xấu tới sức khoẻ, tinh thần trong trong gia đình và ởtrường
5 Năng lực giao
tiếp
a) Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng,bối cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để đạt được mục đích trong giao tiếp
b) Chủ động trong giao tiếp; tôn trọng, lắng nghe có phản ứngtích cực trong giao tiếp
c) Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh và đốitượng giao tiếp; biết kiềm chế; tự tin khi nói trước đông người
6 Năng lực hợp tác
a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn
đề do bản thân và những người khác đề xuất; lựa chọn hìnhthức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu vànhiệm vụ
b) Tự nhận trách nhiệm và vai trò của mình trong hoạtđộng
chung của nhóm; phân tích được các công việc cần thực hiện đểhoàn thành nhiệm vụ đáp ứng được mục đích chung, đánh giákhả năng của mình có thể đóng góp thúc đẩy hoạt động củanhóm
c) Phân tích được khả năng của từng thành viên để tham gia
đề xuất phương án phân công công việc; dự kiến phương án phân công, tổ chức hoạt động hợp tác
Trang 23d) Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên
và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác.e) Căn cứ vào mục đích hoạt động của nhóm để tổng kết kếtquả đạt được; đánh giá mức độ đạt mục đích của cá nhân vàcủa nhóm và rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý cho từngngười trong nhóm
kết nối, điều khiển và khai thác các dịch vụ trên mạng; tổchức và lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật trên các bộ nhớkhác nhau và với những định dạng khác nhau
b) Xác định được thông tin cần thiết và xây dựng được tiêuchílựa chọn; sử dụng kỹ thuật để tìm kiếm, tổ chức, lưu trữ để
hỗ trợ nghiên cứu kiến thức mới; đánh giá được độ tin cậy củacác thông tin, dữ liệu đã tìm được; xử lý thông tin hỗ trợ giảiquyết vấn đề; sử dụng ICT để hỗ trợ quá trình tư duy, hìnhthành ý tưởng mới cũng như lập kế hoạch giải quyết vấn đề;
sử dụng công cụ ICT để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tácvới người khác một cách an toàn, hiệu quả
Năng lực
sử dụng ngôn ngữ
a) Nghe hiểu và chắt lọc được thông tin bổ ích từ các bài đốithoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói với cấutrúc logic, biết cách lập luận chặt chẽ và có dẫn chứng xácthực, thuyết trình được nội dung chủ đề thuộc chương trìnhhọc tập; đọc và lựa chọn được các thông tin quan trọng từ cácvăn bản, tài liệu; viết đúng các dạng văn bản với cấu trúc hợp
Trang 24lý, lôgíc, thuật ngữ đa dạng, đúng chính tả, đúng cấu trúc câu,
rõ ý
b) Sử dụng hợp lý từ vựng và mẫu câu trong hai lĩnh vực khẩungữ và bút ngữ; có từ vựng dùng cho các kỹ năng đối thoại vàđộc thoại; phát triển kĩ năng phân tích của mình; làm quenvới các cấu trúc ngôn ngữ khác nhau thông qua các cụm từ cónghĩa trong các bối cảnh tựnhiên trên cơ sở hệ thống ngữpháp
b) Sử dụng hiệu quả các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chấtcác số và tính chất của các hình trong hình học; sử dụng đượcthống kê toán để giải quyết vấn đề nảy sinh trong bối cảnhthực; hình dung và vẽ được hình dạng các đối tượng trongmôi trường xung quanh, hiểu tính chất cơ bản của chúng
c) Mô hình hoá toán học được một số vấn đề thường gặp; vậndụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộcsống; sử dụng được một số yếu tố của lôgic hình thức tronghọc tập và trong cuộc sống
d) Sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay với chức năng tính toántương đối phức tạp; sử dụng được một số phần mềm tính toán
và thống kê trong học tập và trong cuộc sống…
Năng lực chuyên biệt trong môn Ngữ văn
Trang 25Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các nănglực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạtđộng, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho nhữnghoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động nhưToán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,…
Trong định hướng phát triển CT GDPT sau năm 2015, môn Ngữ vănđược coi là môn học công cụ, theo đó, năng lực giao tiếp tiếng Việt và nănglực cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực mang tính đặc thù của môn học
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Trong môn học Ngữ văn, việc hình thành và phát triển cho HS năng lựcgiao tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục tiêu thế mạnhmang tính đặc thù của môn học Thông qua những bài học sử dụng tiếng Việt,
HS được hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp,hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể, HS được luyện tập những tìnhhuống hội thoại theo nghi thức và không nghi thức, các phương châm hộithoại, từng bước làm chủ tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp
Các bài đọc hiểu văn bản cũng tạo môi trường, bối cảnh để HS giaotiếp cùng tác giả và môi trường sống xung quanh, được hiểu và nâng cao khảnăng sử dụng tiếng Việt, văn hoá, văn học Đây cũng là mục tiêu chi phốitrong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học theo quan điểmgiao tiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng những kiến thức tiếng Việttrong những bối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống
Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện
ở 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức
và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp trong cuộc sống
Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
Trang 26Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn,gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học Quá trìnhtiếp xúc với tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giớihình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửatâm hồn của mình, năng lực cảm xúc được thể hiện ở những phương diện sau:
- Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước nhữnghình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người,cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật
- Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm vănhọc: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,… từ đó cảmnhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn đượcthể hiện qua tác phẩm
- Cảm hiểu được giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm vănhọc; hình thành và nâng cao nhận thức, xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biếtcảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống;
có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thànhthế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn chương
Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trướccái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán nhữnghình tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước chocuộc sống tốt đẹp hơn
Trong quá trình hướng dẫn HS tiếp xúc với văn bản, môn Ngữ văn giúp
HS từng bước hình thành và nâng cao các năng lực học tập của môn học, cụthể là năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạolập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết) Năng lực đọc hiểu văn bản của HS thểhiện ở khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức về tiếng Việt, về các loạihình văn bản và kĩ năng, phương pháp đọc, khả năng thu thập các thông tin,
Trang 27cảm thụ cái đẹp và các giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật Năng lựctạo lập văn bản của HS thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức vềcác kiểu văn bản, với ý thức và tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá cùng kĩnăng thực hành tạo lập văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau theohình thức trình bày miệng hoặc viết Thông qua các năng lực học tập của bộmôn để hướng tới các năng lực chung và những năng lực đặc thù của môn họcnhư đã nêu trên.
Ngoài năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lựchợp tác, năng lực tự quản bản thân (là các năng lực chung) cũng đóng vai tròquan trọng trong việc xác định nội dung dạy học của môn học
1.1.1.2 Dạy học phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực nằm trong chương trình giáo dục địnhhướng năng lực (dạy học định hướng kết quả đầu ra) được bàn đến nhiều từnhững năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay trở thành xu hướng giáo dục quốc
tế Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực ngườihọc
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học địnhhướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thểcoi là sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học Việc quản lý chất lượng dạyhọc chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kếtquả học tập của HS
Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nộidung và chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưuđiểm của chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực:
Trang 28Chương trình định hướng nội
Mục tiêu dạy học được mô tả
không chi tiết và không nhất
thiết phải quan sát, đánh giá
được
Kết quả học tập cần đạt được mô tảchi tiết và có thể quan sát, đánh giáđược; thể hiện được mức độ tiến bộcủa HS một cách liên tục
Nội dung
giáo dục
Việc lựa chọn nội dung dựa
vào các khoa học chuyên môn,
không gắn với các tình huống
thực tiễn Nội dung được quy
định chi tiết trong chương
trình
Lựa chọn những nội dung nhằm đạtđược kết quả đầu ra đã quy định, gắnvới các tình huống thực tiễn.Chương trình chỉ quy định nhữngnội dung chính, không quy định chitiết
Phương
pháp dạy
học
Giáo viên là người truyền thụ
tri thức, là trung tâm của quá
trình dạy học HS tiếp thu thụ
động những tri thức được quy
định sẵn
– Giáo viên chủ yếu là người tổchức, hỗ trợ HS tự lực và tích cựclĩnh hội tri thức Chú trọng sự pháttriển khả năng giải quyết vấn đề, khảnăng giao tiếp,…;
– Chú trọng sử dụng các quan điểm,phương pháp và kỹ thuật dạy họctích cực; các phương pháp dạy họcthí nghiệm, thực hành
Trang 29nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin và truyềnthông trong dạy và học
học
Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lựcđầu ra, có tính đến sự tiến bộ trongquá trình học tập, chú trọng khảnăng vận dụng trong các tình huốngthực tiễn
Trong đó, phương pháp dạy học theo quan điểm ph át t r i ển n ă n g
l ự c không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú
ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộcsống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành,thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HStheo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn họcchuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển nănglực giải quyết các vấn đề phức hợp
Những định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học các mônhọc thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
- Phải phát huy tí n h tí c h c ự c, t ự g i á c, c h ủ độ n g c ủ a n g ư ờ i h ọ c , hìnhthành và phát triển n ă n g l ự c t ự h ọ c (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghichép, tìm kiếm thông tin, ) trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt,độc lập, sáng tạo của tư duy
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các ph ư ơ n g p h áp c h un g v àphương pháp đặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ
phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.
Trang 30- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với h ì n h thcác ứ c t ổ c h ứ c
d ạy học Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà cónhững hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,học ở ngoài lớp Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành
để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vàothực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đãqui định Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiếtvới nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh Tích cực vận dụng côngnghệ thông tin trong dạy học
Việc đổi mới phương pháp dạy học của GV được thể hiện qua bốn đặctrưng cơ bản sau:
Thứ nhất, dạy học thông qua các hoạt động của học sinh
Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp
HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thunhững tri thức được sắp đặt sẵn Theo tinh thần này, giáo viên không cungcấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành cáchoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụngsáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thựctiễn,
Thứ hai, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biếtcách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại nhữngkiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới, Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thứchành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dựđoán, giả định (ví dụ: phương pháp giải bài tập vật lí, các bước cân bằng
Trang 31phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học, ) Cầnrèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá,khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen để dần hình thành và phát triển tiềmnăng sáng tạo của họ.
Thứ ba, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phươngchâm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiềuhơn” Điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừahợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiếnthức mới Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằmvận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giảiquyết các nhiệm vụ học tập trung
Thứ tư, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốttiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chútrọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiềuhình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác địnhtiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữacác sai sót
1.1.2 Ca dao than thân
1.1.2.1 Khái niệm
Khái niệm ca dao
Rất nhiều nhà nghiên cứu về văn học nói chung và văn học dân giannói riêng đã đưa ra một số khái niệm về ca dao Sau đây tôi xin điểm quaquan niệm của một số nhà nghiên cứu về khái niệm của ca dao:
Trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã giải thích khái niệm ca dao: “Ca dao (ca: hát; dao: bài hát không có chương khúc) là
Trang 32những bài hát ngắn, được lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người dân …” [ tr.20]
Cũng bàn về khái niệm ca dao, trong quyển Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 của tập thể tác giả, Bùi Văn Nguyên (chủ biên) đã nêu: “Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc (thường là thể lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm”.
[ tr.38]
Vũ Ngọc Phan, khi phân biệt giữa ca dao và dân ca cũng đã giải thích:
“Ca dao là một loại thơ dân gian, có thể ngâm được như các loại thơ khác”.
- Việt Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca
đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ
có thể “bẻ”thành những làn điệu dân ca…”[tr.436]
SGK Ngữ văn 7, Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) đã đưa ra quan
niệm: “Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Hiện nay người ta có phân biệt hai khái niệm dân ca và ca dao Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng Ca dao là lời thơ của dân ca Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao” [tr.35]
Như vậy, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất về kháiniệm của ca dao Nguyên do của việc chưa thống nhất trên là khi nghiên cứuthể loại ca dao, các nhà nghiên cứu đứng trên nhiều góc độ khác nhau Tuy
Trang 33nhiên, những công trình nghiên cứu đó đã nêu ra chi tiết các biểu hiện của cadao trên các mặt nội dung và hình thức nghệ thuật.
Khái nệm ca dao than thân
Từ xa xưa cha ông ta đã biết gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mìnhvào trong những câu thơ, những bài văn, những câu hát Và chính những tâm
sự đó mới giúp cho những người trẻ như chúng ta đang được sống trong một
xã hội thanh bình, mới có thể cảm nhận một phần nào đó những đau khổ trong
xã hội phong kiến mà người dân thời bấy giờ phải chịu đựng
Có thể nói giai cấp nông dân là giai cấp được hình thành từ khá sớm.Thế nhưng đây là một giai cấp chịu nhiều khó khăn, bất hạnh nhất, bị coithường nhất Những người nông dân ấy chỉ biết cam chịu một nắng hai sươngbán mặt cho đất bán lưng cho trời, họ không có quyền định đoạt số phận củamình Họ chỉ biết làm lụng không biết mệt mỏi, họ chỉ biết chịu đựng, họchân chất thật thà thế nhưng họ vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bầnhàn, chính giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người nông dânvào bước đường cùng
Những người nông dân chân lấm tay bùn ấy đã mượn những câu ca dao
để cất lên tiếng hát về cuộc đời mình, những câu hát than thân đã từ đó mà rađời
Theo Từ điển mở Wiktionary, động từ “Than”có nghĩa là thốt ra
lời cảm th ư ơ n g cho n ỗ i đ a u k h ổ ,b ấ t h ạ n h “Thân” trong từ “than thân” có nghĩa là mình, là thân thể Khi bàn về chữ “thân” Trần Đình Sử có đưa ra quan niệm: “…thân là “hình nhi hạ” là cái phần vật chất duy nhất của con người, là phần hữu hạn, bé nhỏ, dễ hư nát và đau đớn nhất của bất cứ ai Thân cũng là phần của vô thức, bản năng của con người Thân là bản thân sự sống Thân là phần riêng tư nhất mà người ta có thể liều… có thể đem cho hay mua bán Thân là phần quý giá nhất, duy nhất, mỗi người chỉ sống có một
Trang 34lần Thân là tình cảm, xúc động Có thân mới có con người, có vui sướng, có phúc phận, do đó thân phận đi liền với nhau Thân gắn liền với sung sướng, đau khổ, buồn vui… nên cũng gắn liền với tâm ” [52]
Vậy từ đó có thể hiểu “Những câu hát than thân” là những tiếng hát
thở than về những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay trong cuộc đời
“Những câu hát than thân” có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho
tàng ca dao, dân ca Việt Nam Những câu hát đó thường dùng các sự vật, convật gần gũi làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thânphận con người và còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất côngcủa xã hội phong kiến đương thời
“Dù là chàng trai, cô gái (…) hay người phụ nữ làm vợ, làm mẹ (…) mỗi khi cất tiếng ca hướng về cuộc đời mình chỉ thấy buồn, thấy khổ, thấy tủi.
Và khi đó tiếng ca cất lên bằng tiếng hát than thân, phản kháng tràn ngập thứ tâm lý, cảm xúc buồn bã, đau thương, oán trách” [33;tr 230- 231].
1.1.2.2 Đặc trưng về nội dung của ca dao than thân
Than thân là một trong những chủ đề quan trọng trong ca dao ViệtNam Chùm ca dao này có số lượng bài khá lớn, đó là những câu ca dao đượccất lên từ những kiếp người đau khổ lầm than trong xã hội cũ Những conngười ấy phải chịu trăm đắng ngàn cay, những đè nén, áp bức, những uất ức,tủi nhục, hờn giận Họ gửi tất cả những nỗi niềm ấy vào ca dao, mượn ca dao
để thổ lộ giãi bày những nỗi niềm đau khổ, cực nhọc của quần chúng lao độngngày xưa Nội dung của ca dao than thân rất phong phú như than thân khi bị
ép duyên, bị phụ bạc trong tình yêu, bị áp bức bóc lột, khi phải làm lụng vấtvả
Họ mượn câu chuyện về con kiến, con tằm, con lợn… để nói lên thânphận người lao động nghèo khó cả cuộc đời cực nhọc vì miếng cơm manh áo.Bao điều bất trắc luôn rình rập
Trang 35“Mèo tha miếng thịt xôn xao Kễnh tha con lợn thì nào thấy chi
Mèo tha miếng thịt thì đòi Kễnh tha con lợn mắt coi trừng trừng”
( Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, 1978, tr.339)
“Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
(SGK Ngữ văn 7, tập 1, Nguyễn Khắc Phi, tr.48)Việc kiếm ăn vất vả, nhẫn nại và bấp bênh của loài cò thật gần với thânphận lam lũ của người nông dân Bài ca dao này bao đời nay đã trở thànhkhúc hát ru quen thuộc bởi cái âm điệu tình cảm tha thiết, vừa đau đớn, vừakiêu hãnh, vừa lấp lánh vẻ đẹp của đức hi sinh và phẩm giá cao đẹp của mộtthân cò:
“Cái cò cái vạc cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò, Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!”
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, 1978, tr.63)
Trang 36Cái cò, cái vạc, cái nông tiêu biểu cho nông dân lao động ở nông thôn,
đối với giai cấp phong kiến thống trị thì cò, vạc, nông đều là “béo”, đều có thể
bóc lột đến tận xương tủy Trong hệ thống bóc lột của giai cấp thống trị, thì
lần này vạc bị giết, nhưng rồi lần khác sẽ đến lượt cò, nông Bọn chúng giết
người mà không cần một lí do chính đáng:
“Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào Vặt lông con vạc cho tao Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!”
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, 1978, tr.63)
Bị phụ bạc trong tình yêu:
“Bạc tình chi lắm hỡi ai Lên non cao trở mặt, xuống dốc dài quay lưng”
“Hôm qua anh đến chơi nhà, Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.
Thấy em nằm đất anh thương, Anh ra Kẻ Chợ đóng giường tám thang
Bốn góc thời anh bịt vàng, Bốn chân bịt bạc, tám thang chạm rồng.
Bây giờ phải bỏ giường không,
Em đi lấy chồng phí cả công anh”
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, 1978, tr.211)
Đáng thương nhất trong số đó là những người phụ nữ Những con ngườiyếu mềm ấy đáng lẽ được nâng niu, che chở lại là những người chịu nhiềuđắng cay thiệt thòi nhất trong xã hội Họ là nạn nhân của những tư tưởng, quanniệm trong gia đình phụ quyền Người con gái lúc ở nhà với bố mẹ thì bịcấm đoán, bị ép duyên, gả bán:
Trang 37Mẹ em tham thúng xôi rền Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào Bây giờ chồng thấp vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng (Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, 1978, tr.288)
Khi người con gái phải làm vợ lẽ, bị chồng đánh đập:
“Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Ði cấy, đi cày chị chẳng kể công Ðến tối chị giữ lấy chồng Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài
Canh Tư chị gọi: Bớ Hai!
Trở dậy nấu cám, thái khoai, băm bèo
Vì chưng bác mẹ tôi nghèo Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai”
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, 1978, tr.310)
“Trách duyên lại giận trăng già
Xe tơ lầm lỗi hóa ra chỉ mành Biết ai than thở sự tình Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi
Lấy chồng gặp phải kẻ tồi Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay
Cả ngày chỉ rượu sưa say Khi nay thuốc phiện khi nay tài bàn Nói ra mang tiếng phũ phàng Nín đi thì não can tràng xiết bao
Trang 38Cũng thì phận gái má đào Người thì gặp được anh hào đảm đang Mình thì cũng dự phấn hương Gặp nơi lêu lổng chẳng thương chút nà”
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, 1978, tr.291)
“Cái cò là cái cò quăm Mày hay đánh vợ mày nằm với ai
Có đánh thì đánh sớm mai Chứ đánh chập tối chẳng ai cho nằm"
( Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, 1978, tr.289)
Lời than về tình yêu dang dở:
“Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi ! Mặt trăng sánh với mặt trời, Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, 1978, tr.200)
“ Hai ta đang nhớ đang thương,
Ai về phân quếrẽ hương cho đành.
Hai ta đang nối dây dài,
Ai cầm dao sắc cắt hai dây lìa!”
(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, 1978, tr.237)
Mỗi người một tình cảm, một tâm trạng, một nỗi niềm, những điểm chung lớn nhất của họ là thân phận thấp hèn, phải chịu những đắng cay, khổ cực
Không chỉ trong ca dao dân gian Việt Nam, những vấn đề và câu hỏi vềthân phận của những kiếp người nghèo khổ vẫn được tiếp tục trong các tác
Trang 39phẩm truyện thơ và thơ ca trung đại như tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào
Nguyễn Du, hoặc trong các bài thơ của các tác giả Bà Huyện Thanh Quan, TúXương,…Đâu đó trong dòng chảy của văn học dân tộc, thân phận người laođộng luôn được đề cập tới, để thương xót, để trân trọng, để đồng cảm, đồngthời cũng để tố cáo, vạch trần xã hội xưa cũ, nơi họ bị đày đọa, dìm xuốngdưới đáy của bùn lầy xã hội, bởi những định kiến cổ hủ, và đôi khi còn bởichính những người ruột thịt, những người thân yêu bị ảnh hưởng bởi quanniệm xưa cũ
Những câu hát than thân chiếm một dung lượng không hề nhỏ trongkho tàng ca dao Việt Nam ta Bởi văn chương luôn được bắt nguồn từ dòngsuối vô tận là đời sống con người, ca dao cũng không nằm ngoài quy luật ấy -phản chiếu chân thực tâm tư, tình cảm của con người xưa, mà ý thức về sốphận con người và sự phản kháng, đấu tranh vì một cuộc sống tốt đẹp hơnluôn được thể hiện rõ nét qua ca dao mà đặc biệt là ca dao than thân
1.1.2.3 Đặc trưng về nghệ thuật của ca dao than thân
1.2 Cở sở thực tiễn
1.2.1 Khảo sát thực trạng dạy học văn bản “Những câu hát than thân” ở THCS của giáo viên và học sinh
- Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học văn bản “Những câu hát than thân”
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, cụ thể là việc hướng dẫn củagiáo viên và việc tiếp nhận cũng như quá trình tự học của học sinh với văn
bản “Những câu hát than thân” Từ đó tìm ra các biện pháp để phát huy được
những điều đã đạt được đồng thời khắc phục nhưng hạn chế còn vướng mắc
trong quá trình dạy học văn bản “ Những câu hát than thân” trong SGK Ngữ
văn 7
- Nội dung khảo sát
Trang 40Luận văn tập trung khảo sát hai yếu tố:
+ Thực tế việc dạy học văn bản “Những câu hát than thân” theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh
+ Việc tiếp nhận văn bản “Những câu hát than thân” theo hướng định
phát triển năng lực của học sinh
- Địa bàn, thời gian khảo sát
+ Một số tiết dạy học văn bản “Những câu hát than thân” (Ngữ văn 7) ở
trường THCS Nguyễn văn Linh, thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng yên
+ Thời gian khảo sát từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017
Để xem học sinh có chuẩn bị tốt bài học hay có hứng thú trong giờ học
văn bản “Những câu hát than thân” hay không? Chúng tôi đã sử dụng hệ
thống Ankets đóng và Ankets mở để tìm hiểu (có tổng số 145 học sinh đượchỏi và thu về 145 phiếu) chúng tôi đặt câu hỏi:
Về việc đọc văn bản “Những câu hát than thân”của học sinh khi soạn
bài, trong giờ học và khi về nhà
Bảng 1: Số lần đọc văn bản “Những câu hát than thân” của học sinh:
Đọckĩ
Khôngđọc
Có đọc Không
đọc
Đọcqua
Đọcthuộc