Tập đọc góp phần thực hiện mục tiêu chung của Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học là: “Cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự n
Trang 1Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện khoá luận Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – Th.S Vũ Ngọc Doanh đã chỉ bảo và giúp đỡ tận tình cho em hoàn thành kháo luận này
Do thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức hạn chế, hơn nữa đây là bước
đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn sinh viên để khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên
Bùi Thị Thuỳ Linh
Trang 2Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài “Dạy học tập đọc lớp 3 theo quan điểm
tích hợp và tích cực” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – Th.s Vũ Ngọc Doanh Trong quá
trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng tài liệu của một số tác giả Tuy
nhiên, đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở
đề tài của mình
Khoá luận này là kết quả của cá nhân tôi, không trùng hợp với
kết quả của tác giả khác Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Bùi Thị Thuỳ Linh
Trang 41.3 Dạy học theo quan điểm tích cực 9
2 Những đặc điểm chung của kiểu bài tập đọc 11 2.1 Thể loại và sự phân chia thể loại tác phẩm văn học 12
2.3 Đặc điểm chung của các kiểu bài tập đọc 14
3 Thực tế dạy học Tập đọc ở tiểu học trước năm 2000 và yêu cầu
dạy học sau năm 2000
16
Chương 2: Dạy tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích hợp và tích cực 18
1 Vị trí, nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học 18 1.1 Vị trí của dạy đọc ở Tiểu học 18 1.2 Nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học 19
2 Chương trình phân môn Tập đọc lớp 3 20 2.1 Thời lượng, nội dung chương trình 20 2.2 Cấu trúc bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 22
3 Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong dạy học tập đọc
lớp 3
25
3.1 Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học tập đọc lớp 3 25
Trang 53.2 Dạy học tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích cực 30
3.3 Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực đối với dạy học từng
dạng bài tập đọc lớp 3
32
3.4 Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong dạy học phần
tìm hiểu bài giờ tập đọc lớp 3
Trang 6Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt là một môn học trọng tâm và chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình Tiểu học Tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng của con người Việt Nam trong thời đại mới Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt vì không chỉ hình thành và rèn
kỹ năng đọc cho học sinh mà còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, những hiểu biết về cả những mối quan hệ
tự nhiên, xã hội và con người Tập đọc góp phần thực hiện mục tiêu chung của Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học là:
“Cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
(Chương trình Tiểu học hành theo Quyết dịnh số 43/2001/ QĐ - BGD &
ĐT ngày 9/11/2001-NXB Giáo dục, Hà Nội,2002, trang 9)
Với tiến trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá hiện nay thì nền giáo dục cũng được hiện đại hoá Trong đó quan điểm dạy học tích hợp và tích cực ra
đời là điều tất yếu của nền giáo dục hiện đại Đây là hai quan điểm dạy học
đang được sử dụng phổ biến ở tất cả các quốc gia; tuy nhiên thực tế dạy và học phân môn Tập đọc ở nhà trường Tiểu học còn nhiều hạn chế Người giáo viên do đã quen với phương pháp và cách dạy truyền thống nên việc liên hệ với các môn học khác trong quá trình giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn Trong khi đó, lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh nhiều mà thời lượng lại hạn chế
Trang 7Bản thân tôi với mong muốn được tìm hiểu, góp phần tìm ra một phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học Tập đọc nói riêng và Tiếng
Việt nói chung Bởi vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Dạy học Tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích hợp và tích cực”
- “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới” -
PGS.TS Nguyễn Trí - NXB Giáo dục
- “Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, 2” PGS.TS Lê Phương Nga,
điểm tích hợp và tích cực chưa thực sự quan tâm và việc vận dụng hai quan
điểm đó đạt hiệu quả chưa cao
3 Mục đích nghiên cứu
3.1 Tìm hiểu nội dung quan điểm tích hợp và tích hợp
3.2 Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong dạy học tập đọc nói chung và chương trình Tập đọc lớp 3 nói riêng
3.3 Làm quen với việc nghiên cứu khoa học và vận dung vào thực tiễn
Trang 84 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Tìm hiểu nội dung của quan điểm dạy học tích hợp và tích cực, phương pháp vận dụng trong dạy học Tiếng Việt
4.2 Chương trình Tập đọc ở Tiểu học, chương trình Tập đọc lớp 3
4.3 Phương pháp dạy Tập đọc theo quan điểm tích cực và tích hợp để đạt hiệu quả cao
5 Đối tượng nghiên cứu
5.1 Lý thuyết về quan điểm tích hợp và tích cực
Trang 9Phần nội dung Chương 1 Những vấn đề chung về dạy học theo quan điểm tích
hợp và tích cực
1 Cơ sở lí luận về dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học theo quan điểm tích hợp và tích cực
1.1 Vị trí của dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Con người giao tiếp và tư duy nhờ ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện
biểu hiện tâm trạng, tình cảm Theo Lênin: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của loài người” Còn theo Mác thì “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”
Theo K A Usinxki: “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này”
Tiếng mẹ đẻ đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân Nắm ngôn ngữ, lời nói là điều kiện thiết yếu của việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách Tiếng mẹ đẻ là môn học trung tâm ở trường Tiểu học
Đặc trưng cơ bản của tiếng mẹ đẻ với tư cách một môn học ở trường phổ thong là ở chỗ nó vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện cần thiết của lao động học tập của học sinh
ở Tiểu học, hầu như các nước đều coi trọng việc dạy học tiếng mẹ đẻ và dành cho nó vị trí ưu tiên xứng đáng Có thể nhận thấy điều này qua tỉ lệ số giờ học dành cho tiếng mẹ đẻ ở một số nước như:
Trang 10ở Pháp: 45/135 tiết trong 5 lớp (33%); Đức: 33,5 tiết/72 tiết trong 3 lớp (46%); Nhật Bản 44 tiết/163 tiết trong 6 lớp (27%); còn ở Việt Nam chương trình CCGD (ban hành từ năm 1981) 49 tiết/140 tiết trong 5 lớp Chương trình 2000: 46 tiết/118 tiết (39%)
Như vậy, Tiếng Việt thể hiện rõ tư cách là một môn học chính ở Tiểu học nước ta
1.2 Dạy học theo quan điểm tích hợp
1.2.1 Quan điểm tích hợp
Tích hợp là quan điểm dạy học hiện đại nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức ngày càng lớn trong khi thời gian học tập lại có hạn Quan điểm tích hợp được áp dụng ở nhiều môn học với nhiều mức độ khác nhau: lồng ghép (Infusion) là đưa thêm một nội dung cần học vào nội dung tương tự của môn học chính
Theo nghĩa hẹp, tích hợp (Integration) là việc đưa ra những vấn đề thuộc nội dung của nhiều môn học vào một giáo trình chung nhất, trong đó các kĩ năng được đề cập theo một tinh thần và phương pháp thống nhất
Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng chương trình Tiểu học tyheo hướng tichs hợp nên số lượng các môn học giảm đi Ơ nước ta , quan điẻm tích hợp mới được tiếp nhận về mặt lí luận , việc áp dụng chỉ ở mức độ thấp , lồng ghép một số tri thức về môi trường , dân số… vào nội dung các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội…
Theo Nguyễn Khắc Phi: “Tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học khác nhau theo các mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và những yêu cầu cụ thể khác nhau”
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn cho rằng: “Tích hợp là thuật ngữ mà nội hàm của nó chỉ hướng tiếp cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri
Trang 11thức công cụ thuộc từng phân môn trên cơ sở một văn bản có vai trò là kiến thức nguồn”
Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học
Chẳng hạn, trong tuần 22 sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập 2 với chủ
điểm Sáng tạo (nói về công việc sáng chế, phát minh và người trí thức) thì:
- Các bài tập đọc đều nói về trí thức: “Nhà bác học và bà cụ” (Truyện về nhà bác học Ê - đi - xơn); “Cái cầu” (Thơ của Phạm Tiến Duật, nói về công việc sáng tạo của các kĩ sư và công nhân làm cầu Hàm Rồng); “Chiếc máy bơm” (Truyện về nhà bác học ác - si - mét)
- Bài kể chuyện yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện “Nhà bác học và bà cụ”
- Các bài chính tả cũng tập trung cho chủ điểm: Ê - đi - xơn, một nhà thông thái (Nói về nhà bác học Trương Vĩnh Ký)
- Bài Luyện từ và câu có 3 bài tập thì có hai bài tập phù hợp với chủ
Trang 12+ Bài tập mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trí thức (Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21, 22, em hãy tìm các từ ngữ:
a) Chỉ trí thức M: bác sĩ
b) Chỉ hoạt động của trí thức M: nghiên cứu)
+ Bài tập về dấu câu, dẫn một truyện vui nói về tác dụng của điện
- Trong bài tập viết, học sinh viết tên cụ Phan Bội Châu - nhà yêu nước vĩ
đại, nhà trí thức lớn của nước ta ở thế kỷ XX
b Tích hợp dọc
Tích hợp dọc nghĩa là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới Những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục hay vòng xoáy trôn ốc), cụ thể là: Kiến thức và kĩ năng ở lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới
Ví dụ trong cuốn sách Tiếng Việt Tiểu học, thì:
- Trong bộ sách giáo khoa, chủ điểm được chọn làm khung cho cả cuốn sách Mỗi chủ điểm ứng với 1 đơn vị học
+ ở lớp 1: Thời gian dành cho mỗi đơn vị học là 1 tuần; các chủ điểm lần lượt trở đi trở lại theo kiểu đồng tâm xoáy trôn ốc; mỗi lần trở lại là một lần khai thác sâu hơn
+ ở lớp 2 và lớp 3: Mỗi chủ điểm được dạy trong 2 tuần; vòng đồng tâm xoáy trôn ốc thưa hơn - sau một năm, học sinh mới trở lại với chủ điểm đã học
+ Lớp 4 và lớp 5: Mỗi chủ điểm được dạy trong 3 tuần và chỉ xuất hiện 1 lần
- Về nội dung:
+ Lớp 1: học sinh được học theo các chủ điểm khá rộng: Nhà trường - gia đình, thiên nhiên - đất nước (phần luyện tập tổng hợp, SGK Tiếng Việt 1,
tập 2)
Trang 13+ Lớp 2: Các chủ điểm được chia nhỏ Ví dụ: Nội dung 8 chủ điểm - Em
là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà ở lớp 2 là sự chia nhỏ hai chủ điểm Nhà trường và Gia đình ở lớp 1 + Lớp 3: Từ tuần 1 đến tuần 6, các chủ điểm - Măng non, Mái ấm, Tới trường được mở rộng, nâng cao một bậc so với lớp 2 Các chủ điểm từ tuần 7
đến tuần 22 - Cộng đồng, Quê hương, Bắc - Trung - Nam, Anh em một nhà, Thành thị - nông thôn, Bảo vệ tổ quốc, Sáng tạo, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất thể hiện những nội dung hoàn toàn mới so với lớp
Lạc quan, yêu đời (Tình yêu cuộc sống)
Năng lực (Người ta là hoa đất)
Trang 14- Bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim hoà bình)
- Sống hài hoà với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên (Con người với thiên nhiên)
- Bảo vệ môi trường (Giữ lấy màu xanh)
- Chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu (Vì hạnh phúc con người)
- Sống làm việc theo pháp luật, xây dựng xã hội văn minh (Người công dân)
- Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội (Vì cuộc sống thanh bình)
- Giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc (Nhớ nguồn)
- Thực hiện bình đẳng nam nữ (Nam và nữ)
- Thực hiện quyền trẻ em (Những chủ nhân tương lai)
Các kĩ năng giao tiếp dạy ở các lớp cũng được đòi hỏi cao về mức độ, chẳng hạn: từ yêu cầu đọc trơn, nâng lên đọc thầm rồi đọc lướt nắm ý, từ yêu cầu giao tiếp đơn giản (tập nói lời chào hỏi, xin lỗi, gọi điện thoại ở lớp 1, lớp 2) nâng lên yêu cầu giao tiếp chính thức (điều khiển cuộc họp, làm đơn ở lớp 3 )
1.3 Dạy học theo quan điểm tích cực
1.3.1 Bản chất của phương pháp dạy học mới
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp dạy học thích hợp Hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp cho học sinh bằng cách sáng tạo ra môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, tư nhiên và xã hội, học sinh tiếp thu qua lời giảng và chỉ khi các em hành động
có ý thức thì học sinh mới làm chủ được tri thức Bằng rèn luyện thực tế mà những tư tưởng, tình cảm, nhân cách tốt đẹp của học sinh được hình thành vững chắc Theo hướng đó, phương pháp dạy học mới ra đời, phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học
Trang 15Tinh thần cơ bản của phương pháp dạy học mới là hướng tới xác lập một quy trình dạy học để tổ chức, điều khiển và kiểm soát nó Tích cực hoá hoạt
động của người học là phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, trong đó thầy giáo đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh Học sinh được hoạt động, bộc lộ và phát triển khả năng của mình
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, tích cực được hiểu là: + Có ý nghĩa, tác dụng thúc đẩy sự phát triển
+ Tỏ ra chủ động, có những hành động nhằm tạo ra sự thay đổi theo hướng phát triển
+ Hăng hái, tỏ ra nhiệt tình với công việc
Theo Kharlamor: “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể, nghĩa là người hoạt động Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”
1.3.2 Tiêu chuẩn của phương pháp dạy học tích cực
Dạy học theo quan điểm tích cực thật sự có ý nghĩa khi người học tự nguyện, tích cực, ý thức về sự học hành, giáo dục của chính mình Tiêu chuẩn của việc dạy học theo quan điểm tích cực bao gồm: tính tích cực, tính tự do và tính tự giáo dục
Tính tích cực được bộc lộ qua hoạt động của mỗi cá nhân Tính tích cực của trẻ biểu hiện qua các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí và biểu hiện sự
cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập của trẻ
Tính tự do biểu hiện: Khi có tự do sáng kiến, tự nguyện lựa chọn khi đó mới có phương pháp dạy học tích cực
Tính tự giáo dục: bao gồm tự quyết định, tư hoạt động và phát triển tính
tự quản, xúc tiến việc hình thành nhân cách
1.3.3 Các yếu tố tác động đến phương pháp dạy học tích cực
Trang 16Giáo viên là người tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh Giáo viên
là chất xúc tác quan trọng, không thực hiện một hành động trực tiếp nào, kích thích hoạt động của học sinh Đây là điểm khác biệt giữa phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học truyền thống
Yếu tố rất cần thiết là các phương tiện vật chất Các trang thiết bị dạy học
được sử dụng đúng mức, đúng lúc, đúng chỗ, thích hợp với hứng thú học tập của học sinh và mục tiêu dạy học
Khi dạy học cần căn cứ vào những gì đã hiểu, đã biết về học sinh nhằm
đạt những mục tiêu đối với học sinh Cần chú ý từng đối tượng học sinh và khả năng của từng em, đánh giá bằng chính năng lực của các em Đây cũng chính là đảm bảo nguyên tắc tính đến đối tượng học sinh trong dạy học
1.3.4 Sự thể hiện quan điểm tích cực hoạt động học tập của học sinh trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học
Đổi mới chương trình và sách giáo khoa, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Bằng các hình thức luyện tập trong sách giáo khoa Tiếng Việt và hướng dẫn hoạt động dạy học tronấmchs giáo viên Tiếng Việt, giáo viên và học sinh thực hiện tích cực hoá hoạt động dạy và học Trong đó, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và phát triển
Thực hiện quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, sách giáo khoa Tiếng Việt không dạy kiến thức lí thuyết như là cái có sẵn mà tổ chức hoạt động để học sinh nắm được kiến thức sơ giản và có kĩ năng sử dụng Tiếng Việt tốt Sách giáo viên Tiếng Việt hướng dẫn thầy, cô cách thức cụ thể
tổ chức các hoạt động này Khi bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học mới
được đưa vào dạy, phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của học sinh bước đầu đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong nhà trường Tiểu học ở Việt Nam
2 Những đặc điểm chung của kiểu bài tập đọc
Trang 172.1 Thể loại và sự phân chia thể loại tác phẩm văn học
2.1.1 Khái niệm thể loại tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn các yếu tố: đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn được thực hiện theo những quy luật nhất định
Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình tác phẩm,
có sự thống nhất, quy định lẫn nhau của các yếu tố thuộc tác phẩm văn học Thể loại tác phẩm văn học là một hình tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp văn học , hình thành trên cơ sở sự lặp lại có qui luật của các yếu tố tác phẩm- đó chính là cơ sở để phân loại các tác phẩm văn học
2.1.2 Sự phân chia thể loại tác phẩm văn học
Sự xuất hiện các thể loại văn học là một quá trình lâu dài Quá trình hình thành và phát triển các thể loại văn học cũng chính là quá trình hình thành và phát triển các giai đoạn của văn học
Xuất phát từ phương thức phản ánh hiện thực, ở phương tây chia tác phẩm thành ba loại: Tự sự, trữ tình, kịch
ở Trung Quốc, ban đầu chia thành hai loại: Thơ và văn xuôi: Do cuối đời Thanh, sự du nhập văn hoá phương Tây nên việc dịch nhiều kịch, tiểu thuyết nước ngoài khá nhiều, từ đó kịch và tiểu thuyết trong nước được coi trọng Sách vở, báo chí Trung Quốc thừa nhận văn học gồm: thơ ca, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch
Thể loại thông thường được xem là thể hay kiểu, dạng của văn học Thực chất của sự phân chia thể loại tác phẩm là sự phân chia nội dung và hình thức thể loại
Phân biệt thể loại văn học bởi hình thức lời văn: thơ (văn vần) và văn xuôI, như: truyện thơ và truyện văn xuôi, thơ và thơ văn xuôi, thơ ngụ ngôn và truyện ngụ ngôn…
Trang 18Trong văn học Việt Nam còn có thể biến ngẫu và thể văn xuôi, Văn xuôi với nhiều thể khác nhau: nhật ký, cáo, chiếu đòi hỏi khác nhau về bố cục, phong cách ngôn từ
Còn nhiều căn cứ khác để phân chia thể loại tác phẩm văn học, như căn
cứ và dung lượng tác phẩm có: thơ, trường ca, khúc ngâm, truyện dài, truyện ngắn, truyện vừa Hay căn cứ vào cảm hứng, tình điệu để phân biệt: kịch và hài kịch, truyện ngụ ngôn và truyện cười
Sự phân chia các thể loại văn học là rất quan trọng để nhận ra các hình thức thể loại, tạo hình thức chỉnh thể, quy định sự thống nhất giữa nội dung và hình thức ở Tiểu học, sự phân chia thể loại văn học chỉ đơn giản và chỉ có ở lớp 4 và lớp 5 bao gồm: thơ, văn xuôi, kịch
Cụ thể như sau:
- Lớp 2, lớp 3 đều gồm 93 văn bản bài tập đọc, trong đó 78 văn bản nghệ thuật, 15 văn bản phi nghệ thuật Lớp 2 có 15 bài thơ và 63 truyện thuộc văn bản nghệ thuật Lớp 3 có 31 bài thơ và 27 truyện thuộc văn bản nghệ thuật
- Lớp 4, lớp 5 đều gồm có 62 văn bản bài tập đọc Lớp 4 có 46 bài văn xuôi, 17 bài văn vần và thơ gồm 2 bài thơ ngắn dạy trong 1 tiết, 11 văn bản ngoài văn học Lớp 5 có 53 văn bản nghệ thuật và 9 văn bản phi nghệ thuật Số lượng thơ ở hai lớp đều là 17 bài, kịch đều có hai vở kịch
Các văn bản tập đọc được biên soạn chủ yếu là các văn bản nghệ thuật dạy học tập đọc hai kiểu bài: thơ và văn xuôi
Trang 192.3 Đặc điểm chung của các kiểu bài tập đọc
2.3.1 Các kiểu bài tập đọc được biên soạn theo hướng tích hợp
Mỗi văn bản đều được chọn lựa đảm bảo các yêu cầu tích hợp dọc và tích hợp ngang Trên tuyến tích hợp ngang, ngoài mục đích rèn luyện kĩ năng đọc
và trang bị một số kiến thức về chủ điểm, bài tập đọc còn đáp ứng yêu cầu làm vật liệu mẫu để mở rộng vốn từ, rèn luyện kĩ năng viết chính tả hoặc làm văn
Để tích hợp dọc, mỗi văn bản được chọn đều là sự kế thừa kiến thức, kỹ năng
đã học trước đó và là bước chuẩn bị cho kiến thức, kĩ năng xuất hiện về sau
Ví dụ, Tập đọc lớp 4 - Theo quan điểm tích hợp ngang, bài báo “Vẽ về cuộc sống an toàn” - Tuần 24, chủ điểm “Vẻ đẹp muôn màu” (Tiếng Việt 4, tập 2): vừa giới thiệu với học sinh một hoạt động trong lĩnh vực hội hoạ, phù
hợp với chủ điểm vừa có tác dụng giáo dục ý thức giữ gìn an toàn giao thông
và làm vật liệu mẫu để học cách tóm tắt tin tức
Theo quan điểm tích hợp dọc, nội dung bài báo này là sự tiếp nối chủ
điểm “Nghệ thuật” ở sách giáo khoa Tiếng Việt 3 và hình thức đã được làm quen qua các bài tập đọc: “Tin thể thao và Alô”, “Đô - rê - mon thần thông
đấy!” Yêu cầu tóm tắt các bài báo với độ dài lớn hơn những văn bản đã học ở
lớp 3 thể hiện sự phát triển kĩ năng làm văn phù hợp với năng lực của học sinh lớp 4, cũng là một bước chuẩn bị cho những bài tập làm văn tóm tắt tin tức phức tạp hơn sau đó
2.3.2 Các bài tập đọc đều nhằm thực hiện nhiệm vụ của giờ tập đọc
Mỗi giờ tập đọc có nhiệm vụ nhất định về kiến thức, kĩ năng và thái độ
- Về kĩ năng: Giờ tập đọc nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực đọc và nghe Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc” đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (đọc thông hiểu nội dung hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm
Trang 20- Về kiến thức: Cung cấp cho học sinh vốn Tiếng Việt, văn học, phát triển tư duy, mở rộng hiểu biết về thiên nhiên, cuộc sống, con người
- Về thái độ: Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện, ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú
đọc sách, có thói quen đọc sách, yêu thích Tiếng Việt
khác nhau của lòng dũng cảm: những bài viết ca ngợi lòng dũng cảm trong
chiến đấu (“Bài thơ và tiểu đội xe không kính”, “Ga-vrốt ngoài chiến luỹ”), trong lao động (Thắng biển), trong đấu tranh bảo vệ lẽ phải (“Khuất phục tên cướp biển”, “Dù sao trái đất vẫn quay”) Những câu chuyện mang màu sắc
ngụ ngôn về lòng dũng cảm của một con chim sẻ nhỏ đã làm con chó săn
hung dữ phải lùi bước (“Con sẻ”)
2.3.4 Các văn bản bài tập đọc đáp ứng yêu cầu cao về tính tư tưởng, tính nghệ thuật và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
Mặc dù sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học không đặt yêu cầu giới thiệu những tác phẩm, tác giả tiêu biểu cho các thể loại hay và các thời kỳ văn học như sách giáo khoa bậc trung học nhưng để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy, trang bị kiến thức và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh thì các văn bản được chọn trong sách giáo khoa phải
đáp ứng yêu cầu cao về tính tư tưởng và tính nghệ thuật
Ví dụ, Tiếng Việt 4: Có khác nhiều bài tập đọc là tục ngữ, truyện dân gian các dân tộc Việt Nam, tác phẩm của những tác giả quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Nam Cao, Tô Hoài, Võ Quảng, Đoàn Giỏi, Thép Mới, Xuân Quỳnh, Trần
Trang 21Đăng Khoa Qua các bài tập đọc, học sinh được làm quen với thần thoại Hi Lạp, truyện dân gian Nga, truyện dân gian ả - Rập, thơ ngụ ngôn La - Phông - Ten, Truyện của Huygô Các sáng tác văn học này là những áng văn giàu hình tượng và cảm xúc, diễn đạt trong sáng chuẩn mực phù hợp với nhận thức của học sinh và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc Những bài tập đọc ngoài văn học, tiêu chuẩn về tính tư tưởng và cách diễn đạt cũng được hết sức chú ý
3 Thực tế dạy học tập đọc ở tiểu học trước năm 2000 và yêu cầu dạy học sau năm 2000
Trước năm 2000, phân môn Tập đọc thuộc môn Văn học cùng với các phân môn Học thuộc lòng, Kể chuyện, Tập đọc được xác định có ba nhiệm vụ
cụ thể là: rèn kĩ năng đọc (đọc đúng, đọc lưu loát); trau dồi kiến thức ngôn ngữ, văn học, đời sống; Nhiệm vụ giáo dục tình cảm và mỹ cảm Hai nhiệm vụ trau dồi kiến thức ngôn ngữ, văn học, đời sống; nhiệm vụ giáo dục tình cảm,
mỹ cảm và nhiệm vụ trau đồi kiến thức ngôn ngữ, văn học, đời sống là nhiệm
vụ của môn Văn học ở Tiểu học, nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc chiến vai trò quan trọng Tập đọc là phân môn thực hành rèn kĩ năng học môn Tiếng Việt Học sinh được rèn bốn kĩ năng đọc: đọc đúng, đọc lưu loát, đọc thầm; đọc hiểu,
đọc diễn cảm Tuy nhiên, nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ thông qua nội dung các bài tập đọc có giá trị nghệ thuật cao, phù hợp với trình độ của học sinh
Sau một thời gian mang tên Tiếng Việt và Văn học (dạy và học hai đối tượng là Tiếng Việt và Văn học), môn học được xác định lại đối tượng dạy học là Tiếng Việt và đọc đặt lại tên là môn Tiếng Việt Từ đó, Tập đọc được xác định là môn học dạy kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh và là phần nội dung quan trọng của môn Tiếng Việt nhằm: Dạy kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh, các kĩ năng đặc biệt là kĩ năng đọc, bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ, đạo đức cho học sinh cung cấp kiến thức văn học, tự nhiên, xã hội Các văn bản bài tập
đọc là ngữ liệu quan trọng để học các phân môn khác của Tiếng Việt như:
Trang 22Bài Luyện từ và câu hệ thống hoá các từ ngữ , các kiểu câc từ, các bài tập
đọc để tập giải nghĩa, phân tích và sử dụng hàng loạt bài tập đọc được dùng làm mẫu để tạo lập văn bản Tiết Chính tả, có thể trích nguyên một đoạn trong bài tập đọc mới học làm chính tả nghe- viết, nhớ - viết … Tiết Kể chuyện , yêu cầu kể lại câu chuyện bằng lời nhân vật vừa học trong tiết Tập đọc
Ví dụ, tiết kể chuyện ( lớp 3, tập 2, trang 82) : Dựa vào các tranh sau, kể
lại toàn bộ câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng bằng lời của Ngựa con Đây
là câu chuyện được học trong 1,5 tiết Tập đọc (đầu tuần), 0,5 tiết còn lại dành cho kể chuyện
Tiết Luyện từ và câu (Tiếng Việt lớp 2, tập 2, trang 27) - Bài tập 2: Dựa vào những bài tập đọc đã học, trả lời các câu hỏi sau:
a)Bông cúc trắng mọc ở đâu?
b)Chim sơn ca bị nhốt ở đâu?
Trang 23Chương 2
Dạy tập đọc lớp 3 theo quan điểm tích hợp và tích cực
1 Vị trí, nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học
1.1 Vị trí của dạy đọc ở Tiểu học
1.1.1 Đọc là gì?
Theo M.R.Lơvôp - Cẩm nang dạy học tiếng Nga thì “đọc” được hiểu: Môn
Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thah và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)
1.1.2 ý nghĩa của việc đọc
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết Không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường,
có hạnh phúc đúng với nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại
Biết đọc, con người biết nhân khả năng tiếp nhận của mình lên nhiều lần, từ
đây biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của họ
Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy
Trang 24năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo, bồi dưỡng tâm hồn Không biết đọc, con người không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện Đọc chính là học nữa học mãi, đọc để tự học, học cả đời
Vì vậy, dạy đọc ở Tiểu học có ý nghĩa to lớn Đọc là một đòi hỏi cơ bản,
đầu tiên đối với mỗi người học sinh Trước hết trẻ học đọc, sau đó đọc để học
Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, là công cụ để học tập các môn học khác Nó tạo hứng thú, động cơ học tập Tạo
điều kiện để học sinh tự học, có tinh thần học cả đời
Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ, tư duy của người học Việc dạy đọc giúp trẻ hiểu biết hơn, bồi dưỡng lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ logic, biết tư duy có hình ảnh Đọc vì vậy thực hiện cả nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển
1.2 Nhiệm vụ của dạy đọc ở Tiểu học
Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh Phân môn Học vần cũng thực hiện nhiệm vụ dạy đọc nhưng ở mức sơ bộ, thông hiểu văn bản ở mức độ thấp Tập đọc tiếp tục những thành tựu dạy học
mà Học vần đạt được những đầy đủ, hoàn chỉnh hơn
1.2.1 Tập đọc là một phân môn thực hành Nhiệm vụ quan trọng nhất của
nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên từ bốn
kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm Bốn kĩ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm, được rèn luyện
đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác
Trang 251.2.2 Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình
thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh Thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy
được khả năng đọc có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ
đầy đủ và phát triển
1.2.3 Những nhiệm vụ khác
Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ:
- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh
đầu tiên chỉ được đọc và tìm hiểu trong 1, 5 tiết còn 0,5 tiết còn lại được dành
để tập kể lại câu chuyện ấy Do đó, Tập đọc được dạy và học trong 2,5 tiết/tuần Cả năm dạy và học 77,5 tiết Tập đọc
Trang 262.1.2 Nội dung chương trình
Văn bản sử dụng trong tiết Tập đọc chủ yếu là hai kiểu: văn xuôi và văn vần (bài thơ) Trong 93 bài tập đọc có 30 bài thơ (từ thơ 4, 5 tiếng đến thơ 7 tiếng, thơ lục bát, thơ tự do), 63 bài văn xuôi (truyện, văn miêu tả, văn bản khoa học, nghị luận, văn bản thông thường)
Cụ thể như sau:
Về kiểu bài văn xuôi chủ yếu gồm truyện và văn miêu tả
- Truyện: gồm các câu chuyện ngắn gọn, nội dung đơn giản, dễ hiểu, phù
hợp với nhận thức của học sinh như: “Các em nhỏ và cụ già” thuộc chủ điểm Cộng đồng (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 62, 63; “Mặt trời mọc ở đằng Tây” thuộc chủ điểm Nghệ thuật Tiếng Việt 3, tập 2, trang 52 - 53)
- Văn miêu tả: Miêu tả thiên nhiên như “Cửa Tùng” thuộc chủ điểm Bắc - Trung - Nam (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 109), “Trên con tàu vũ trụ” thuộc chủ
điểm Bầu trời và mặt đất (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 132)
Về kiểu bài thơ:
- Thơ 4 tiếng “Một mái nhà chung” thuộc chủ điểm Mái nhà chung (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 100 - 102) “Mưa” thuộc chủ điểm Bầu trời và mặt đất
(Tiếng Việt 3, tập 2, trang 134)
- Thơ 5 tiếng: “Cùng vui chơi” thuộc chủ điểm Thể thao (Tiếng Việt 3, tập
2 ,trang 83 - 84), “Ngày khai trường” chủ điểm Tới trường (Tiếng Việt 3, tập
1, trang 49)
- Thơ 6 tiếng: “Quê hương” chủ điểm Quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang
79)
- Thơ lục bát: ‘Tiếng ru” chủ điểm Cộng đồng (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 64
- 65), “Nhớ Việt Bắc” chủ điểm Anh em một nhà (Tiếng Việt 3, tập 1, trang
115 - 116)
Trang 27- Thơ tự do “Bộ đội về làng” - chủ điểm Bảo vệ tổ quốc (Tiếng Việt 3, tập 2,trang 8 , 9), “Khi mẹ vắng nhà” - chủ điểm Măng non (Tiếng Việt 3, tập 1,
trang 15)
Các văn bản bài tập đọc thuộc loại phong cách khác nhau như: “Đơn xin vào Đội” - chủ điểm Măng non (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 9) - thuộc văn bản hành chính; “Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” - Chủ
điểm Bảo vệ tổ quốc (Tiếng Việt 3, tập 2 ,trang 10) - văn bản hành chính;
“Chương trình xiếc đặc biệt” - chủ điểm Nghệ thuật ((Tiếng Việt 3, tập 2,
trang 46) - Văn bản quảng cáo; Các văn bản này dù là thơ hay truyện kể, văn bản miêu tả hay văn bản khoa học, văn bản hành chính hay thư từ đều có nội dung phù hợp chủ điểm trong tuần Thông qua các văn bản này, học sinh được làm quen với nhiều loại văn bản khác nhau, biết cách tạo ra văn bản tương tự,
đọc văn bản theo đặc trưng của nó
2.2 Cấu trúc bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3
Đối với lớp 3, mỗi tuần học 2,5 tiết tập đọc mỗi tiết học khai thác một loại hình văn bản tập đọc Mở đầu tuần học thường là truyện kể, giữa tuần là thơ,
văn bản khoa học, văn miêu tả Ví dụ tuần 25 - chủ điểm Lễ hội - mở đầu là truyện kể “Hội vật”, giữa tuần là văn bản miêu tả “Hội đua voi ở Tây Nguyên”
Một tuần học 8 tiết Tiếng Việt, trong đó có 2,5 tiết Tập đọc, 0,5 tiết Kể chuyện, 1 tiết Luyện từ và câu, 1 tiết Tập viết,2 tiết Chính tả, 1 tiết Tập làm văn mở đầu tuần học là văn bản tập đọc, sau đó là các phân môn khác - sách giáo khoa Tiếng Việt 3 được cấu trúc như sau (Xét trong tuần học)
Tập đọc
Kể chuyện
Chính tả
Tập đọc
Trang 28Kể chuyện: Giọng quê hương
Chính tả: nghe - viết; Quê hương ruột thịt
Phân biệt oai/oay, l/n, dấu hỏi/ dẫu ngã
Tập đọc: Quê hương
Luyện từ và câu: So sánh, dấu chấm
Tập viết: ôn chữ hoa G (tiếp theo)
Tập đọc: Thư gửi bà
Chính tả: Nghe - viết : Quê hương
Phân biệt et/oct, l/n, dấu hỏi/dấu ngã
Tập làm văn: Tập viết thư và phong bì thư
Toàn bộ kiến thức phần tập đọc được trình bày trong mối quan hệ liên môn với các phân môn khác - đó là biểu hiện cụ thể của quan điểm tích hợp Phần lớn văn bản bài tập đọc được dùng làm ngữ liệu cho phần Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu
Một bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 được biên soạn theo cấu trúc sau:
Tên bài tập đọc
Tranh minh hoạ bài tập đọc
Văn bản bài tập đọc
Chú giải
Trang 29Câu hỏi tìm hiểu bài
Ví dụ, bài tập đọc “Cuộc chạy đua trong rừng” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang
80 - 81, tuần 28 chủ điểm Thể thao)
- Tên bài tập đọc
- Tranh minh hoạ: hình ảnh một chú ngựa, hươu nai, thỏ, chó sói, hổ, gấu
và khu rừng
- Văn bản bài tập đọc “Cuộc chạy đua trong rừng”
- Chú giải: giải nghĩa các từ: nguyệt quế, móng đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
1 Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
2 Ngựa cha khuyên con như thế nào?
3 Vì sao Ngựa con không đạt kết quả trong hội thi?
4 Ngựa con rút ra bài học gì?
Tuy nhiên, cũng có sự thay đổi về cấu trúc bài đọc Chẳng hạn bài “Cùng vui chơi”- Tuần 28 chủ điểm Thể thao (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 83 - 84):
- Tên bài tập đọc
- Văn bản bài tập đọc: Cùng vui chơi
- Tranh minh hoạ: hình ảnh các bạn học sinh nam đang đá cầu, bạn nữ nhảy dây
- Phần chú giải: Giải thích từ ngữ quả cầu giấy: đồ chơi gồm một đế nhỏ hình tròn, trên mặt cắm lông chim hoặc túm giấy mỏng, dùng để đá chuyền qua chuyền lại cho nhau
- Câu hỏi tìm hiểu bài
1) Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh?
2) Học sinh chơi vui và khéo léo như thế nào?
3) Vì sao nói: “Chơi vui học càng vui”?
Trang 303 Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong dạy học tập đọc lớp
3
3.1 Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy tập đọc lớp 3
3.1.1 Tích hợp ngang
a Tích hợp ngang kiến thức tập làm văn thông qua tập đọc lớp 3
Tập đọc và Tập làm văn là hai phân môn có mối quan hệ mật thiết với nhau Tập làm văn có nhiệm vụ rèn kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh thông qua kiểu bài tập: nghe - nói, nói - viết Văn bản bài tập đọc là cơ sở để bài Tập làm văn phân tích Khi học Tập đọc, học sinh thấy được dạng bài Tập làm văn
1) Dựa theo bài tập đọc báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ
đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tuần qua
2) Hãy viết lại nội dung báo cáo trên gửi cô giáo (hoặc thầy giáo) theo mẫu:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
……., ngày … tháng…….năm…… Báo cáo hoạt động
Của Tổ… Lớp…… Trường tiểu học…………
Kính gửi: Cô giáo (Thầy giáo) lớp…………
Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ ……… trong tuần qua như sau:
1 Về học tập
2 Về lao động:
Tổ trưởng
Trang 31Thông qua bài tập đọc, học sinh được làm quen với cách báo cáo, trình tự báo cáo Học sinh chỉ cần nhắc lại, thực hành viết báo cáo
Với những bài tập đọc kiểu bài văn, đoạn văn miêu tả như “Trên đường mòn Hồ Chí Minh” (Tuần 20 chủ điểm Bảo vệ tổ quốc, Tiếng Việt 3, tập 2,
trang 18,19) học sinh được làm quen với văn tả cảnh, có những hiểu biết sơ giản về văn tả cảnh
Những bài tập đọc là văn bản thư từ như “Thư gửi bà” (Tiếng Việt 3, tập 1 ,trang 81), “Một trường Tiểu học vùng cao” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 118 - 119), “Cuốn sổ” (Tiếng Việt 3, tập 2 ,trang 118 , 119) là những bài đọc trang
bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu, trên cơ sở đó rèn cho các em có kĩ năng điền vào giấy tờ in sẵn, viết thư, viết báo cáo, thông báo, ghi chép sổ tay, giới thiệu hoạt động
Nhờ mối quan hệ hai chiều giữa Tập đọc và Tập làm văn, giáo viên chú ý cung cấp cho học sinh những kiến thức Tập làm văn trong một giờ Tập đọc
Từ đó, khai thác hết kiến thức bài tập đọc, tạo hứng thú học tập cho học sinh
b Tích hợp ngang kiến thức Luyện từ và câu thông qua bài tập đọc lớp 3 Văn bản bài tập đọc thuộc nhiều phong cách khác nhau nên số lượng từ ngữ
đa dạng hơn, phong phú hơn Tiếng Việt là loại hình đơn lập âm tiết tính không biến hình từ, từ ngữ mang nhiều ý nghĩa Mỗi văn bản tập đọc sắp xếp theo các chủ điểm nên phần chú giải cũng sắp xếp theo chủ điểm để học sinh
dễ hiểu hơn
Từ ngữ đưa vào phần chú giải là các từ khoá, được tác giả sử dụng biện pháp tu từ làm nổi bật câu văn, câu thơ, làm rõ nội dung bài thể hiện tâm trạng tác giả Phần chú giải trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 gồm tất cả 364 từ Mỗi bài có từ 3 đến 6 từ; có 8 bài không có phần chú giải
Bằng số lượng từ ngữ phần chú giải, học sinh được mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa của từ theo chủ điểm, hay ngữ cảnh nhất định Giáo viên cần cung cấp