(Tiếng Việt 3, tập 1 trang 83, 84), giáo viên có thể cho học sinh quan sát quả cầu giấy, chỉ các bộ phận của quả cầu giấy.
+ Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh: giáo viên đặt từ, cụm từ vào ngữ cảnh phù hợp để giải thích.
+ Giải nghĩa từ bằng cách phân tích từ tố
+ Dựa vào định nghĩa giải thích nghĩa của từ, giải thích từ dưa vào điểm là biện pháp hữu hiệu nhất.
Trong giờ tập đọc, giáo viên phải sử dụng linh hoạt các cách giải nghĩa để học sinh hiểu nghĩa của từ. Từ đó, học sinh hiểu được nội dung bài, biện pháp, giá trị của bài, mở rộng vốn từ, cảm thụ văn học.
3.3.2. Đối với văn bản bài thơ
a) Quy trình dạy học chung
Quy trình dạy các bài thơ cũng tương tự như quy trình dạy kiểu bài văn xuôi. Tuy nhiên ở hoạt động sau khi học sinh tìm hiểu bài, giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ bằng các hình thức:
- Học sinh đọc bài thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ - Học sinh tự nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ
- Học sinh thi đọc thuộc từng khổ, cả bài thơ
b) Vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực khi dạy từng bước giờ tập đọc lớp 3.
b1) Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng có thể lựa chọn hình thức tổ chức dạy học thích hợp sau:
- Luyện đọc thành tiếng
Về cơ bản có các hình thức tổ chức: đọc cá nhân, đọc đồng thanh, đọc theo vai
Giáo viên cần “biết nghe” học sinh đọc để có cách rèn luyện thích hợp, gợi ý, khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét lẫn nhau nhằm rút kinh nghiệm.